BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH ĐẶNG NGỌC TẢO PHÂN TÍCH TÌNH TRẠNG NGHÈO VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CHO HỘ NGHÈO CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN LU
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
ĐẶNG NGỌC TẢO
PHÂN TÍCH TÌNH TRẠNG NGHÈO VÀ CHÍNH SÁCH
HỖ TRỢ CHO HỘ NGHÈO CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
ĐẶNG NGỌC TẢO
PHÂN TÍCH TÌNH TRẠNG NGHÈO VÀ CHÍNH SÁCH
HỖ TRỢ CHO HỘ NGHÈO CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 60340402
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS Nguyễn Trọng Hoài
TP Hồ Chí Minh, năm 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi
Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 3 năm 2015
Tác giả luận văn
Đặng Ngọc Tảo
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Quý thầy, cô giáo Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm dạy dỗ,
truyền thụ cho em những kiến thức trong khóa học vừa qua
Đặc biệt, em bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Trọng Hoài đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong
suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Phân tích tình
trạng nghèo và chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo có công với
cách mạng trên địa bàn tỉnh Long An”
Đồng thời, em cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể cán
bộ công chức UBND tỉnh Long An, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam tỉnh Long An, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Long An và
Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Long An đã tận tình
giúp đỡ để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Mặc dù bản thân đã có sự cố gắng nỗ lực nhưng không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự góp ý của Quý thầy, cô
giáo để giúp em hoàn thiện hơn nữa
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 3 năm 2015
Tác giả luận văn
Đặng Ngọc Tảo
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1 BHYT: bảo hiểm y tế
2 GQVL-GN: giải quyết việc làm-giảm nghèo
3 LĐ-TB&XH: Lao động-Thương binh và Xã hội
4 UBND: Ủy ban Nhân dân
5 XĐGN: xóa đói giảm nghèo
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Số liệu giảm nghèo từ năm 2010 đến 2014 35
Bảng 3.2 Tổng hợp hộ nghèo và hộ nghèo người có công năm 2014 36
Bảng 4.1 Thống kê hộ nghèo người có công theo giới tính và trình độ học vấn 47
Bảng 4.2 Thống kê hộ nghèo người có công theo tiêu chí nghề nghiệp 50
Bảng 4.3 Thống kê hộ nghèo người có công theo quy mô hộ và số người sống phụ thuộc 51
Bảng 4.4 Thống kê hộ nghèo người có công được vay vốn từ định chế chính thức 54
Bảng 4.5 Thống kê hộ nghèo người có công theo tiêu chí khoảng cách từ nhà đến chợ và đường ô tô về đến nhà 56
Bảng 4.6 Thống kê hộ nghèo người có công theo tiêu chí nhà vệ sinh và nước sinh hoạt 58
Bảng 4.7 Thống kê hộ nghèo người có công theo tiêu chí nhà ở 60
Bảng 4.8 Thống kê hộ nghèo người có công theo tiêu chí tình hình kinh tế so với các năm trước và nhu cầu cần hỗ trợ 61
Bảng 4.9 Thống kê hộ nghèo người có công theo tiêu chí những khó khăn 63
Trang 6MỤC LỤC
* * *
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục từ viết tắt
Danh mục các bảng
Chương 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỘ NGHÈO NGƯỜI CÓ CÔNG 6
2.1 Khái niệm về người có công 6
2.2 Khái niệm về nghèo 7
2.3 Phân loại nghèo 9
2.4 Khái niệm hộ nghèo người có công 9
2.5 Một số lý thuyết về nghèo 10
2.6 Nhóm yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo 10
2.7 Kinh nghiệm giảm nghèo trên thế giới 16
2.8 Kinh nghiệm giảm nghèo của một số địa phương trong nước 20
2.9 Kết luận chương 2 29
Chương 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO CÁC HỘ NGƯỜI CÓ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN GIAI ĐOẠN 2010 – 2014 32
3.1 Giới thiệu khái quát về tỉnh Long An 32
3.2 Phân tích thực trạng về công tác giảm nghèo các hộ người có công trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2010-2014 35
3.3 Kết luận chương 3 45
Trang 7Chương 4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TÌNH TRẠNG NGHÈO CỦA CÁC HỘ NGƯỜI CÓ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH LONG AN 47
4.1 Các yếu tố xã hội tác động chủ quan 47
4.2 Các yếu tố xã hội tác động khách quan 65
4.3 Kết luận chương 4 67
Chương 5 KẾT LUẬN, GỢI Ý CHÍNH SÁCH VÀ CÁC GIẢI PHÁP GIẢM GHÈO NGƯỜI CÓ CÔNG 71
5.1 Các kết luận chủ yếu từ nghiên cứu 71
5.1.1 Các kết luận từ phân tích thực trạng công tác giảm nghèo các hộ người có công trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2010-2014 71
5.1.2 Các kết luận từ phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tình trạng nghèo của các hộ người có công trên địa bàn tỉnh Long An 72
5.2 Gợi ý chính sách 74
5.2.1 Các chính sách nhằm cải thiện thực trạng công tác giảm nghèo các hộ người có công trên địa bàn tỉnh Long An 74
5.2.2 Các chính sách liên quan đến nhân tố ảnh hưởng tới tình trạng nghèo của các hộ người có công trên địa bàn tỉnh Long An 75
5.3 Các bài học chính sách từ các địa phương khác mà Long An cần học hỏi nhằm giảm hộ nghèo người có công bền vững 77
5.4 Gợi ý các giải pháp 78
KẾT LUẬN 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hình ảnh minh họa
Phụ lục bảng câu hỏi khảo sát
Trang 81
Chương 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề
Long An là một địa bàn chiến lược trên chiến trường miền Nam qua các thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và bảo vệ Tổ quốc Đảng
bộ và nhân dân Long An đã có nhiều đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp kháng
chiến cứu nước chung của dân tộc Xứng danh với 8 chữ vàng “Trung dũng
kiên cường, toàn dân đánh giặc” Trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc,
bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, đã có hàng chục ngàn người con của quê hương trực tiếp ra mặt trận Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng và Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” được cộng đồng xã hội quan tâm, từng bước góp phần nâng cao đời sống về vật chất và tinh thần cho các đối tượng chính sách
Đối tượng người có công ngày càng được mở rộng, chế độ ưu đãi tăng dần hàng năm, đảm bảo sự công bằng và đồng thuận của xã hội Đến nay, toàn tỉnh Long An đã xác nhận gần 30 ngàn liệt sĩ, trên 10 ngàn thương bệnh binh, gần
4 ngàn Bà mẹ Việt Nam anh hùng, trên 25 ngàn người và gia đình có công với cách mạng, trên 1 ngàn người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị phơi nhiễm chất độc hóa học, hơn 2 ngàn người tham gia hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày Hiện nay, tỉnh đang quản lý chi trả chế độ trợ cấp hàng tháng cho gần 22 ngàn đối tượng người có công với cách mạng, với số tiền trợ cấp hàng năm trên 300 tỷ đồng Những đối tượng người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng của Nhà nước với mức trợ cấp luôn được điều chỉnh phù hợp trên cơ sở mức tiêu dùng bình quân xã hội và sự phát triển của kinh
tế đất nước Bên cạnh chế độ trợ cấp ưu đãi của Nhà nước, các hoạt động chăm sóc đời sống người có công được duy trì thường xuyên, hầu hết người có công và thân nhân của họ đã được hưởng các chế độ ưu đãi về chăm sóc sức khỏe, cải
Trang 92
thiện nhà ở, ưu đãi trong giáo dục và đào tạo, dạy nghề, tạo việc làm… Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận người có công thuộc diện hộ nghèo Toàn tỉnh Long An có 384.958 hộ dân cư Số hộ nghèo là 11.480 hộ (tỷ lệ 2,98%) Trong đó hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách người có công là 130 hộ (tỷ lệ 0,034%) (Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, 2014)
Có sự khác biệt đặc biệt gì giữa hộ nghèo nói chung và hộ nghèo người có công với cách mạng khiến tác giả quan tâm đến đề tài?
Thứ nhất, hộ nghèo người có công với cách mạng đã có ít nhất một thành viên trong hộ được hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng của Nhà nước, mức cao nhất khoảng 7.000.000 đồng/tháng, mức thấp nhất là 684.000 đồng/tháng Với mức thấp nhất thì cũng cao hơn mức chuẩn hộ nghèo hiện nay (nông thôn 400.000 đồng/người/tháng, thành thị 500.000 đồng/người/tháng) Vậy tại sao họ vẫn nghèo, đây là một câu hỏi lớn thôi thúc tác giả tìm lời giải đáp
Thứ hai, những người có công với cách mạng là những người đã hy sinh tuổi thanh xuân, xương máu hoặc một phần thân thể của mình để giành lấy cuộc sống độc lập, tự do, ấm no hạnh phúc cho chúng ta ngày hôm nay Máu đào của các Anh hùng liệt sĩ đã tô thắm trang sử vàng của dân tộc Việt Nam anh hùng Vậy mà đã 40 năm trôi qua, kể từ ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2015), nhưng vẫn còn những hộ người có công với cách mạng rơi vào diện hộ nghèo
Bản thân tác giả đang công tác tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Long An, để đề xuất các giải pháp giúp cho các hộ người có công với
cách mạng của tỉnh Long An thoát nghèo, tác giả chọn thực hiện đề tài “Phân
tích tình trạng nghèo và chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Long An”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
Trang 103
người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Long An Từ đó giúp cho việc đưa ra các chính sách nhằm thoát nghèo bền vững
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích thực trạng nhóm đối tượng hộ nghèo người có công cần được sự quan tâm, hỗ trợ của nhà nước tại Long An
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới tình trạng nghèo của các hộ người
có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Long An
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị đối với công tác giảm nghèo trong hộ người có công
1.3 Câu hỏi nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, luận văn phải làm sáng tỏ được các câu hỏi sau:
1.3.1 Thực trạng hộ nghèo có công tại tỉnh Long An đang diễn ra như thế nào?
1.3.2 Những yếu tố chính nào tác động đến tình trạng hộ nghèo người
có công tại tỉnh Long An?
1.3.3 Các giải pháp chủ yếu nhằm giảm nghèo đối tượng người có công tại tỉnh Long An?
1.4 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là những nhân tố chính ảnh hưởng đến đối tượng người có công nghèo ở tỉnh Long An
1.5 Phạm vi nghiên cứu:
1.5.1 Không gian: Phạm vi nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các hộ người có công sinh sống trên địa bàn tỉnh Long An
1.5.2 Thời gian:
Dữ liệu nghiên cứu thực trạng từ năm 2010 đến năm 2014
Dữ liệu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hộ nghèo có công được thu thập ở tỉnh Long An năm 2014
1.6 Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích, thống kê
Trang 114
1.6.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp được thu thập từ 2 nguồn:
+ Từ các sách, công trình nghiên cứu, các báo cáo khoa học về đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn và XĐGN
+ Từ các Nghị quyết đại hội tỉnh Đảng bộ Long An, các báo cáo tổng kết của UBND tỉnh Long An, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Long An
- Số liệu sơ cấp: thực hiện điều tra trực tiếp các hộ người có công nghèo, các hộ mới tái nghèo bằng bộ câu hỏi soạn thảo sẵn
1.6.2 Phương pháp xử lý số liệu thống kê
Việc xây dựng hệ thống bảng biểu, hệ thống chỉ tiêu, tính toán số liệu được thực hiện trên chương trình phần mềm Excel làm cơ sở cho những kết luận phục vụ mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.7 Cấu trúc đề tài
Nhằm đạt được tính chặt chẽ trong việc trình bày, kết nối các nội dung giúp cho người đọc có thể tham khảo các vấn đề và kết quả của quá trình nghiên cứu, nội dung của đề tài được trình bày trong các chương như sau:
Chương 1 Phần mở đầu
Giới thiệu các nội dung tổng quát của đề tài, đặt vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, cũng như giới thiệu sơ lược về phương pháp và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Chương 2 Tổng quan lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến hộ nghèo người có công
- Khái niệm người có công với cách mạng; khái niệm về nghèo; phân loại nghèo;
- Một số lý thuyết về nghèo: Lý thuyết về phát triển kinh tế; Lý thuyết tăng trưởng nông nghiệp và sự nghèo đói ở nông thôn; Lý thuyết về nông nghiệp với phát triển kinh tế
Trang 125
- Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo một số nước trên thế giới và của một số địa phương trong nước
Chương 3 Phân tích thực trạng công tác giảm nghèo các hộ người
có công trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2010-2014
- Giới thiệu khái quát về tỉnh Long An
- Phân tích thực trạng công tác giảm nghèo các hộ người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2010-2014
Chương 4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tình trạng nghèo của các hộ người có công trên địa bàn tỉnh Long An
- Các nhân tố chủ quan: giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, quy
mô hộ, số người sống phụ thuộc, quy mô vốn vay từ các định chế chính thức, khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng
- Các nhân tố khách quan: hậu quả của chiến tranh, khủng hoảng kinh
tế, sự tham gia của cộng đồng
Chương 5 Kết luận, gợi ý chính sách và các giải pháp giảm nghèo người có công
- Các kết luận chủ yếu từ nghiên cứu
- Gợi ý chính sách
- Gợi ý giải pháp
Kết luận chung
Trang 136
Chương 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN HỘ NGHÈO NGƯỜI CÓ CÔNG
Trong chương này, tác giả sẽ nêu lên một số khái khái niệm người có công với cách mạng, khái niệm về nghèo, phân loại nghèo; cũng như một số lý thuyết về nghèo như lý thuyết về phát triển kinh tế, lý thuyết tăng trưởng nông nghiệp và sự nghèo đói ở nông thôn, lý thuyết về nông nghiệp với phát triển kinh tế Sau đó nêu lên nhóm yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo từ các công trình nghiên cứu tại Việt Nam trước đây và từ đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến hộ nghèo người có công với cách mạng từ các chuyên gia ở tỉnh Long An Cuối chương
sẽ nêu kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của một số địa phương giáp ranh với
địa bàn tỉnh Long An
2.1 Khái niệm về người có công
Người có công là người có cống hiến đặc biệt hoặc hy sinh cao cả cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước, bảo vệ hạnh phúc cuộc sống bình yên của nhân dân Là người có đóng góp công lao hoặc hy sinh tính mạng, hy sinh một phần thân thể trong thời kỳ trước cách mạng tháng Tám năm 1945, trong các cuộc giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và nghĩa vụ quốc tế được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận
Theo Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH 11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì người có công với cách mạng bao gồm:
Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
Liệt sĩ;
Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
Trang 147
Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
Bệnh binh;
Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;
Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;
Người có công giúp đỡ cách mạng
Nhà nước có chế độ ưu đãi một lần hoặc hàng tháng đối với họ hoặc thân nhân gia đình họ kể từ năm 1947 (Sắc lệnh số 20/SL do Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ký ngày 16-2-1947, sau đó được bổ sung bằng Sắc lệnh
số 242/SL ngày 12-10-1948, quy định tiêu chuẩn xác nhận thương binh, truy tặng “tử sỹ”, thực hiện chế độ “lương hưu thương tật” đối với thương binh, chế
độ “tiền tuất” đối với gia đình liệt sỹ
2.2 Khái niệm về nghèo
2.2.1 Khái niệm chung
Đói nghèo là một hiện tượng kinh tế xã hội mang tính chất toàn cầu Nó không chỉ tồn tại ở các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển, mà nó còn tồn tại ngay tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển Tuy nhiên tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, thể chế chính trị xã hội và điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia mà tính chất, mức độ nghèo đói của từng quốc gia có khác nhau Nhìn chung mỗi quốc gia đều sử dụng một khái niệm để xác định mức độ nghèo khổ và đưa ra các chỉ số nghèo khổ để xác định giới hạn nghèo khổ Giới hạn nghèo khổ của các quốc gia được xác định bằng mức thu nhập tối thiểu để người dân có thể tồn tại được, đó là mức thu nhập mà một hộ gia đình có thể mua sắm được những vật dụng cơ bản phục vụ cho việc ăn, mặc, ở và các nhu cầu thiết yếu khác theo mức giá hiện hành
Tại hội nghị về chống nghèo đói do Ủy ban Kinh tế xã hội khu vực Châu á - Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Bangkok, Thái Lan vào tháng
9 năm 1993, các quốc gia trong khu vực đã thống nhất cao và cho rằng:
“Nghèo khổ là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn