1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng dân tộc thiểu số khu vực tây bắc

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 227,41 KB

Nội dung

Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạch định và thực thi chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng DTTS .... Khung nghiên cứu đánh giá chính sách Hỗ trợ nhà ở đối vớ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện và không vi phạm sự trung thực trong học thuật

Hà Nội, ngày 3 tháng 3 năm 2021

Nghiên cứu sinh

Cầm Anh Tuấn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin được bày tỏ sự cám ơn sâu sắc đến PGS.TS Đỗ Thị Hải Hà, người hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu

Tác giả xin trân trọng cảm ơn tập thể lãnh đạo, các giảng viên Khoa Khoa học quản lý - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; các nhà khoa học, các thầy cô làm việc tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân, đã có những góp ý quý báu giúp tác giả hoàn thiện luận án

Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo và cán bộ Viện Sau đại học - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ nghiên cứu sinh trong suốt quá trình học tập Đồng thời tác giả xin chân thành cám ơn tập thể lãnh đạo và đồng nghiệp tại Khoa Khoa học quản lý đã động viên, khích lệ và tạo điều kiện để tác giả hoàn thành công trình nghiên cứu này

Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn các thành viên trong gia đình và bạn bè đã luôn ủng hộ, tạo điều kiện và đồng hành cùng tác giả trong quá trình nghiên cứu

Trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 3 tháng 3 năm 2021

Nghiên cứu sinh

Cầm Anh Tuấn

Trang 5

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 7

1.1 Tổng quan nghiên cứu về nhà ở và chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng DTTS 7

1.1.1 Tổng quan nghiên cứu về nhà ở 7

1.1.2 Tổng quan nghiên cứu về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân Vùng DTTS 8

1.1.3 Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạch định và thực thi chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng DTTS 13

1.2 Tổng quan nghiên cứu về đánh giá chính sách hỗ trợ nhà ở nói chung và đối với người dân vùng DTTS nói riêng 15

1.2.1 Nghiên cứu về đánh giá tác động của chính sách nhà ở 15

1.2.2 Nghiên cứu sự hài lòng của dân cư với chất lượng dịch vụ công và dịch vụ nhà ở 17

1.2.3 Một số nghiên cứu liên quan đến đánh giá chính sách cho vùng DTTS phía Bắc 20

1.3 Khoảng trống nghiên cứu 21

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 23

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NHÀ Ở ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ 24

2.1 Vùng dân tộc thiểu số và người dân vùng dân tộc thiểu số 24

2.1.1 Dân tộc thiểu số 24

2.1.2 Vùng dân tộc thiểu số 26

2.1.3 Người dân vùng dân tộc thiểu số 27

2.2 Chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng DTTS 29

Trang 6

2.2.1 Khái niệm, căn cứ hình thành chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân

vùng DTTS 29

2.2.2 Mục tiêu, và nguyên tắc của chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS 32 2.2.3 Chủ thể và đối tượng của chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS 33

2.2.5 Nhân tố ảnh hưởng tới chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc 35

2.3 Cơ sở phân tích, đánh giá chính sách 38

2.3.1 Các cách tiếp cận trong đánh giá chính sách công 38

2.3.2 Tiêu chí đánh giá chính sách 40

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 42

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43

3.1 Khung nghiên cứu 43

3.1.1 Khung nghiên cứu đánh giá chính sách Hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc 43

3.1.2 Mô hình, thang đo và giả thuyết nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người dân vùng DTTS với chính sách HTNO 44

3.2 Phương pháp nghiên cứu 50

3.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 50

3.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 53

3.3 Mô tả dữ liệu khảo sát 56

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 57

CHƯƠNG 4 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ THỰC TRẠNG NHÀ Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ KHU VỰC TÂY BẮC 58

4.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội vùng DTTS khu vực Tây Bắc 58

4.1.1 Đặc điểm tự nhiên khu vực Tây Bắc 58

4.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội vùng DTTS khu vực Tây Bắc 60

4.2 Thực trạng nhà ở, đất ở của người dân vùng DTTS khu vực Tây bắc 69

4.2.1 Quy mô nhà ở 69

4.2.2 Tình trạng nhà ở 69

4.2.3 Nhu cầu hỗ trợ nhà ở, đất ở 70

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 73

Trang 7

CHƯƠNG 5 CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NHÀ Ở ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN VÙNG

DÂN TỘC THIỂU SỐ KHU VỰC TÂY BẮC 74

5.2.1 Tổ chức phân công nhiệm vụ thực thi chính sách 80

5.2.2 Huy động nguồn lực cho thực hiện chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS 83 5.2.3 Đánh giá về công tác triển khai chính sách HTNO ở cấp địa phương 85

5.3 Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở giai đoạn 2011 - 2018 91

5.3.1 Kết quả hỗ trợ nhà ở, đất ở đối với người dân vùng DTTS 91

5.3.2 Kết quả hỗ trợ vốn cho nhu cầu nhà ở, đất ở 92

5.3.3 Kết quả công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chính sách HTNO 93

5.3.4 Đánh giá khả năng tiếp cận chính sách hỗ trợ nhà ở của người dân vùng

5.5.1 Tác động của chính sách tới sự cải thiện cuộc sống 106

5.5.2 Tác động của chính sách HTNO tới mức độ tiếp cận điều kiện vật chất cơ bản của cuộc sống 110

5.5.3 Tác động của chính sách đối với vấn đề giảm nghèo 112

5.6 Đánh giá chung 113

TÓM TẮT CHƯƠNG 5 115

CHƯƠNG 6 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NHÀ Ở ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ KHU VỰC TÂY BẮC 116

6.1 Căn cứ xây dựng giải pháp 116

6.1.1 Quan điểm, mục tiêu cho chính sách vùng DTTS 116

6.1.2 Kết quả nghiên cứu chính 119

Trang 8

6.2 Các giải pháp hoàn thiện chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS

Trang 9

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Diễn giải thang đo, căn cứ và giả thuyết tác động của các biến 47

Bảng 3.2 Mô tả dữ liệu trong mẫu nghiên cứu 56

Bảng 4.1 Tình trạng tiếp cận điện của các thôn thuộc các xã vùng DTTS năm 201960 Bảng 4.2 Hiện trạng đường giao thông của các thôn thuộc các xã vùng DTTS năm 2019 61

Bảng 4.3 Tỷ lệ xã có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia năm 2019 62

Bảng 4.4 Tỷ lệ xã vùng DTTS có nhà văn hóa của các vùng trong cả nước năm 2019 63

Bảng 4.5 Tỷ lệ trường học theo mức độ kiên cố năm 2019 64

Bảng 4.6 Dân số và lao động vùng DTTS khu vực Tây Bắc năm 2018 64

Bảng 4.7 Địa bàn thuộc vùng Dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc 2015-2019 65

Bảng 4.8 GRDP tính theo giá so sánh 2010 của khu vực Tây Bắc giai đoạn 2016-2018 66

Bảng 4.9 Thu nhập bình quân đầu người/tháng phân chia theo 5 nhóm thu nhập của người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc 2016-2018 67

Bảng 4.10 Tỷ lệ hộ DTTS nghèo và cận nghèo 2015-2019 68

Bảng 4 11 Mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo khu vực Tây Bắc 68

Bảng 4.12 Diện tích nhà ở bình quân đầu người theo vùng kinh tế 69

Bảng 4.13 Tình trạng nhà ở theo các vùng kinh tế Việt Nam 70

Bảng 4.14 Nhu cầu nhà ở, đất ở của các hộ dân vùng DTTS 71

Bảng 4.15 Nhu cầu đất ở, của người dân vùng DTTS khu vực Tây bắc 71

Bảng 5.1 Các Quyết định hỗ trợ nhà ở, đất ở đối với người dân vùng DTTS 75

Bảng 5.2 Ý kiến người dân về chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc 79

Bảng 5.3 Phân công nhiệm vụ cơ quan cấp Bộ 81

Bảng 5.4 Phân công nhiệm vụ cơ quan cấp địa phương 82

Bảng 5.5 Ý kiến người dân về năng lực, trình độ của cán bộ chính quyền phụ trách công tác triển khai chính sách HTNO 85 Bảng 5.6 Ý kiến người dân về thái độ, trách nhiệm của cán bộ chính quyền trong

triển khai thực hiện chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu

Trang 11

Bảng 5.7 Ý kiến người dân về quy trình, thủ tục làm việc của cơ quan chính quyền 87

Bảng 5.8 Ý kiến người dân về thời gian làm việc của cơ quan chính quyền 88

Bảng 5.9 Ý kiến người dân về vấn đề công khai, minh bạch trong triển khai chính sách HTNO của chính quyền địa phương 89

Bảng 5.10 Đánh giá của người dân về sự tham gia của người dân vào thực hiện triển khai chính sách 90

Bảng 5.11 Kết quả hỗ trợ nhà ở, đất ở đối với người dân vùng DTTS cả nước 91

Bảng 5.12 Kết quả hỗ trợ đất ở cho người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc 92

Bảng 5.13 Kết quả hỗ trợ vốn cho nhu cầu nhà ở, đất ở, chuyển đổi nghề nghiệp vùng DTTS cả nước 92

Bảng 5.14 Kết quả hỗ trợ vốn đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc 93

Bảng 5.15 Mức độ cải thiện khả năng tiếp cận nhà ở (đất ở) của người dân sau triển

Bảng 5.18 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo 98

Bảng 5.19 Kiểm định KMO and Bartlett's 99

Bảng 5.20 Ma trận xoay nhân tố 99

Bảng 5.21 Kết quả kiểm định ANOVAa 101

Bảng 5.22 Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân với chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc 102

Bảng 5.23 So sánh mức độ cải thiện giữa hai nhóm hộ được hỗ trợ và không được hỗ trợ 108 Bảng 5.24 Kết quả thu nhập bình quân đầu người theo tháng của người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc 109

Bảng 5.25 So sánh khác biệt trong khác biệt về thu nhập của các hộ dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc 110

Bảng 5.26 Mức độ tiếp cận điều kiện vật chất cơ bản khác của cuộc sống sau khi thực hiện chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc 111

Trang 12

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Chu trình chính sách 39 Hình 3.1 Khung nghiên cứu đánh giá chính sách Hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc 43 Hình 3.2 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người dân vùng DTTS khu

vực Tây Bắc với chính sách HTNO 46 Hình 4.1 Khu vực Tây Bắc Việt Nam 58 Hình 4.2 Hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giai đoạn 2016-2018 67 Hình 5.1 Kết quả đánh giá mức độ cải thiện đời sống của người dân vùng DTTS khu

vực Tây Bắc sau khi có chính sách HTNO 107 Hình 5.2 Kết quả tỷ lệ hộ nghèo khu vực Tây Bắc 2010 - 2019 112

Trang 13

MỞ ĐẦU 1 Sự cần thiết của nghiên cứu

Nước ta có 53 dân tộc thiểu số (DTTS), với 13,4 triệu người, chiếm 14,6% dân số cả nước; sinh sống thành cộng đồng ở 51 tỉnh, thành phố, 548 huyện, 5.266 đơn vị hành chính cấp xã; đồng bào dân tộc thiểu số cư trú chủ yếu ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Duyên hải Miền trung, chiếm 3/4 diện tích của cả nước; là vùng núi cao, biên giới, có địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt, nơi khó khăn nhất của nước ta; đồng thời cũng là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh và môi trường sinh thái

Do đó, trong nhiều năm qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm xoá đói, giảm nghèo, thu hẹp nhanh khoảng cách chênh lệch về đời sống vật chất và tinh thần giữa các vùng, các dân tộc, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách cho việc phát triển kinh tế -xã hội Vùng DTTS như: Chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, phát triển sản xuất và ổn định đời sống cho người DTTS nghèo, hộ nghèo vùng đặc biệt khó khăn; ổn định cuộc sống cho người DTTS di cư tự phát; phát triển kinh tế - xã hội cho các DTTS rất ít người…

Tuy nhiên, đến nay vùng DTTS vẫn là lõi nghèo của cả nước, chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, thu nhập bình quân của hộ DTTS chỉ bằng 2/5 mức thu nhập bình quân của cả nước nhất là khu vực DTTS phía Bắc và Tây Nguyên, còn gần 865 ngàn hộ nghèo DTTS, chiếm tới 52,66% tổng số hộ nghèo cả nước (Chính phủ, 2018)… đòi hỏi Nhà nước cần quan tâm giải quyết để phát triển kinh tế - xã hội Vùng DTTS tiến tới thu hẹp khoảng cách về kinh tế, xã hội so với các khu vực khác

Một trong những yếu tố then chốt, tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đó là việc giải quyết nhu cầu nhà ở cho người dân Đảng và Nhà nước luôn xác định nhu cầu nhà ở là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người, là một trong những yếu tố góp phần phát triển đất nước ta, coi đẩy mạnh phát triển nhà ở cho hộ nghèo, đặc biệt là người dân vùng DTTS là một trong những nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đó là chú trọng việc đẩy mạnh phát triển nhà ở cho hộ nghèo

Hiến pháp (1980) đã nêu “công dân có quyền có nhà ở” “Nhà nước mở rộng việc xây dựng nhà ở, đồng thời khuyến khích, giúp đỡ tập thể và công dân xây dựng nhà ở theo quy hoạch chung, nhằm thực hiện từng bước quyền đó Việc phân phối diện

Trang 14

“Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp”, “Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập

Nhà nước đã triển khai nhiều chương trình, đề án như Chương trình 134, Chương trình 135, Chương trình 167, Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số,… đến nay cũng đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận như: Chương trình 134 (giai đoạn 2004-2008) đã hỗ trợ 373.400 nhà ở cho hộ nghèo DTTS; Chương trình 167 (giai đoạn 2009-2012) có 224.000 hộ đồng bào DTTS được hỗ trợ, trong đó đã hoàn thành hỗ trợ nhà ở cho gần 89 nghìn hộ nghèo DTTS trên địa bàn 62 huyện nghèo…

Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt về nhà ở của người dân vùng DTTS vẫn chưa được giải quyết triệt để, theo kết quả tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ngày 22/6/2017, cho thấy trên phạm vi cả nước vẫn còn có hơn 1,98 triệu hộ nghèo chiếm 8,23% cả nước, trong đó điều đáng nói là còn hơn 740 nghìn hộ thiếu hụt về chỉ số chất lượng nhà ở và 571 nghìn hộ thiếu hụt về chỉ số diện tích ở chiếm lần lượt là 37,29% và 28,79% trong tổng số hộ nghèo trên cả nước và có tới gần 460 nghìn hộ nghèo thiếu hụt về nhà ở là người dân tộc thiểu số chiếm hơn 62% các hộ nghèo trong cả nước; mức tăng diện tích ở bình quân đầu người/m2 các Vùng DTTS vẫn thấp nhất cả nước chỉ gần 3m2/người

Tình trạng thiếu hụt nhà ở/đất ở là một trong những nguyên nhân khiến đời sống người dân không ổn định, tạo ra các hệ lụy tiêu cực trên nhiều phương diện Lợi dụng tình trạng kém phát triển, kém hiểu biết, không có nơi ăn chốn ở cố định của người dân, nhiều phần tử xấu đã lợi dụng, kích động, dụ dỗ người dân từ bỏ nơi sinh sống để đến nơi khác tốt đẹp hơn Điều này gây ra sự xáo trộn trong cộng đồng, khó khăn cho việc quản lý dân cư, đặc biệt là quản lý đường biên, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an ninh khu vực biên giới Ngoài ra, nguy cơ gây phá vỡ các quy hoạch phát triển KTXH và hủy hoại môi trường sinh thái bằng nạn phá rừng, đốt nương, làm rẫy

Tiểu vùng Tây Bắc là một trong hai tiểu vùng thuộc khu vực thuộc trung du miền núi phía Bắc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng cả về an ninh, chính trị, quốc phòng, kinh tế và môi trường sinh thái của cả nước Khu vực Tây Bắc cũng là nơi tập trung đông DTTS nhất trong 7 vùng của cả nước (trên 18%), nhưng thu nhập bình quân đầu người thấp nhất, tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước, tỷ lệ diện tích nhà ở bình quân đầu người thấp nhất cả nước, tỷ lệ nhà tạm cao thứ hai trong 7 vùng

Trang 15

Do vậy, hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng DTTS nói chung và khu vực Tây Bắc nói riêng là việc làm cấp thiết hiện nay Bên cạnh đó, mặc dù chính sách HTNO đã thực hiện ở khu vực Tây Bắc trong nhiều năm, nhưng kết quả thực hiện hỗ trợ là rất thấp, giai đoạn 2016-2018, không có hộ nào được hỗ trợ nhà ở/đất ở theo số liệu thống kê của UBDT (2019), đặt ra câu hỏi về sự thành công của chính sách Vì vậy, cần thiết phải thực hiện một nghiên cứu đánh giá chính sách HTNO cho người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc, qua đó cung cấp các sở cứ khoa học cho các cơ quan nhà nước và các tổ chức có liên quan về chính sách HTNO ở đối với vùng DTTS nói chung và vùng DTTS khu vực Tây Bắc nói riêng có các biện pháp điều chỉnh chính sách Từ đó, góp phần giúp người dân vùng cải thiện khả năng tiếp cận nhà ở, cải thiện chất lượng nhà ở, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và thoát nghèo Chính vì vậy, đề tài:

“Chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc” được lựa chọn để thực hiện cho nghiên cứu này

2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc, từ đó đề xuất hoàn thiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc

Câu hỏi nghiên cứu

Luận án nghiên cứu trả lời các câu hỏi:

(i) Công tác hoạch định và triển khai chính sách nhà ở và chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc hiện nay như thế nào?

(ii) Kết quả thực hiện chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực

Tây Bắc hiện nay ra sao?

(iii) Tác động của chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc như thế nào?

(iv) Những giải pháp nào có thể thực hiện để hoàn thiện chính sách hỗ trợ nhà

ở đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc?

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: (i) Chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc; (ii) Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc; (iii) Tác động của chính sách đến người dân

Ngày đăng: 01/05/2024, 08:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w