1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh

29 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

BÀI 1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA HỌC TẬP HỌC PHẦN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (2 tiết) 1.1 Khái niệm, đối tượng, phương pháp nghiên cứu 1.1.1 Khái niệm, đối tượng nghiên cứu a) Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh * Hiện nay, có nhiều cách hiểu về tư tưởng Hồ Chí Minh. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần IX (4/ 2001) khẳng định: Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo CN Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi. * Khái niêm tư tưởng Hồ Chí Minh cần chú ý 3 nội dung: - Thứ nhất: Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. - Thứ hai: Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kế thừa và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, giá trị văn hóa dân tộc Việt nam, tinh hoa văn hóa của nhân loại. - Thứ ba: Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc Việt Nam, định hướng cho sự nghiệp cách mạng của Việt Nam. b) Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: + Hệ thống các quan điểm lý luận của Hồ Chí Minh trên từng lĩnh vực; + Chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam trên cơ sở thực hiện hóa quan điểm của Hồ Chí Minh. - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Khẳng định sự ra đời của tư tưởng Hồ Chí Minh là khách quan, đáp ứng yêu cầu của lịch sự dân tộc. + Khẳng định giá trị khoa học và giá trị thời đại của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới. 1.1.2. Phương pháp nghiên cứu Cơ sở phương pháp luận: Phương pháp luận khoa học chủ nghĩa Mác - Lênin đóng vai trò chủ yếu trong việc nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh. Phương pháp cụ thể: Ngoài ra, kết hợp một số phương pháp liên ngành như logic, lịch sử phân tích, tổng hợp, thống kê, chứng minh…

Trang 1

BÀI 1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA HỌC TẬP HỌC PHẦN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (2 tiết)

1.1 Khái niệm, đối tượng, phương pháp nghiên cứu

1.1.1 Khái niệm, đối tượng nghiên cứu

a) Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh

* Hiện nay, có nhiều cách hiểu về tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đại biểu toàn quốclần IX (4/ 2001) khẳng định: Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàndiện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả củasự vận dụng và phát triển sáng tạo CN Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nướcta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoavăn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộcta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi.* Khái niêm tư tưởng Hồ Chí Minh cần chú ý 3 nội dung:

- Thứ nhất: Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc

về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam.

- Thứ hai: Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kế thừa và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin,

giá trị văn hóa dân tộc Việt nam, tinh hoa văn hóa của nhân loại.

- Thứ ba: Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc Việt

Nam, định hướng cho sự nghiệp cách mạng của Việt Nam.

b) Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu- Đối tượng nghiên cứu:

+ Hệ thống các quan điểm lý luận của Hồ Chí Minh trên từng lĩnh vực;

+ Chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam trên cơ sở thực hiện hóa quan điểm củaHồ Chí Minh.

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

+ Khẳng định sự ra đời của tư tưởng Hồ Chí Minh là khách quan, đáp ứng yêu cầu

của lịch sự dân tộc.

+ Khẳng định giá trị khoa học và giá trị thời đại của tư tưởng Hồ Chí Minh đối vớicách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.

1.1.2 Phương pháp nghiên cứu

Cơ sở phương pháp luận: Phương pháp luận khoa học chủ nghĩa Mác - Lênin đóngvai trò chủ yếu trong việc nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh.

Phương pháp cụ thể: Ngoài ra, kết hợp một số phương pháp liên ngành như logic,lịch sử phân tích, tổng hợp, thống kê, chứng minh…

1.2 Ý nghĩa của việc học tập học phần tư tưởng Hồ Chí Minh

Nâng cao năng lực tư duy lý luận và phương pháp công tác.

Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng và rèn luyện bản lĩnh chính trị.

Trang 2

BÀI 2 CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

2.1 Cơ sở hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh

2.1.1 Cơ sở khách quan

a) Bối cảnh lịch sử xã hội hình thành tưtưởng Hồ Chí Minh

* Bối cảnh lịch sử - xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

- Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước thuộc địa nửa phongkiến.

- Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến, tư sản đều thất bạichứng tỏ ý thức hệ PK lỗi thời, ý thức hệ tư sản thất bại chứng tỏ giai cấp tư sản VNbất lực.

-> Bối cảnh XH đó đặt VN vào sự khủng hoảng về con đường cứu nước.

b) Các tiền đề tư tưởng, lý luận

* Giá trị thuyền thống dân tộc

- Truyền thống yêu nước, kiên cường bất khuất

- Tinh thần tương thân, tương ái, lòng nhân nghĩa, ý thức cố kết cộng đồng- Ý chí vươn lên vượt qua mọi khó khăn, thử thách

- Trí thông minh, tài sáng tạo, quý trọng hiền tài, khiêm tốn, tiếp thu tinh hoa văn hóanhân loại để làm giàu cho văn hóa dân tộc…

* Tinh hoa văn hóa nhân loại

- Văn hóa phương Đông:

+ Nho giáo: Người tiếp thu những mặt tích cực của nho giáo: Triết lý nhành động, tưtưởng nhập thế hành đạo giúp đời, đó là ước vọng về một xã hội bình trị, hòa mục,hòa đồng, là triết lý nhân sinh; tu thân dưỡng tính; đề cao văn hóa lễ giáo, truyềnthống hiếu học.

+ Phật giáo:Hồ Chí Minh tiếp thu tư tưởng: Vị tha, từ bi bác ái, cứu khổ cứu nạn,thương người như thể thương thân; nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chămlo làm việc thiện; tinh thần bình đẳng, dân chủ, chống phân biệt đẳng cấp; việc đềcao lao động, chống lười biếng; chủ trương không xa lánh việc đời mà gắn bó vớidân, với nước, tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh của nhân dân chống kẻ thù dântộc…

+ Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn: Người tìm thấy những điều thích hợp vớiđiều kiện nước ta.

- Văn hóa phương Tây:

+ Người tiếp thu, chịu ảnh hưởng của nền văn hóa dân chủ và cách mạng phươngTây Người tiếp thu các tư tưởng về tự do, bình đẳng qua các tác phẩm của các nhàkhai sáng như Vôn te, Rút xô, Mông tecxkiơ

Trang 3

+ Người tiếp thu các giá trị của bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cáchmạng Pháp, các giá trị về quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc củatuyên ngôn độc lập ở Mỹ năm 1776.

* Chủ nghĩa Mác - Lênin: Là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng

Hồ Chí Minh.

- Người tiếp thu lý luận Mác - Lênin theo phương pháp mác - xít, nắm lấy cái tinhthần, cái bản chất Người vận dụng lập trường, quan điểm, phương pháp biện chứngcủa chủ nghĩa Mác - Lênin để giải quyết những vấn đề thực tiễn của cách mạng ViệtNam.

- > Thế giới quan, phương pháp luận Mác - Lênin đã giúp Hồ Chí Minh tổng kết kiếnthức và kinh nghiệm thực tiễn để tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc.

2.1.2 Nhân tố chủ quan

a) Khả năng tư duy và trí tuệ Hồ Chí Minh

- Trong những năm tháng hoạt động trong nước và bôn ba khắp thế giới để học tậpnghiên cứu, Người đã không ngừng quan sát, nhận xét thực tiễn, làm phong phúthêm sự hiểu biết của mình, đồng thời hình thành những cơ sở quan trọng để tạodựng nên những thành công trong nhiều lĩnh vực hoạt động của Người về sau.- Trong quá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã khám phá các quy luật vậnđộng xã hội, đời sống văn hóa và cuộc đấu tranh của các dân tộc trong hoàn cảnhcụ thể để khái quát thành lý luận, đem lý luận chỉ đạo hoạt động thực tiễn và đượckiểm nghiệm trong thực tiễn.

b) Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn.

- Tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, cộng với đầu óc phê phán tinh tường, sáng suốttrong việc nhận thức, đánh giá các sự vật, sự việc xung quanh.

- Bản lĩnh kiên định, luôn tin vào nhân dân; khiêm tốn, bình dị, ham học hỏi, nhạybén với cái mới, có phương pháp biện chứng, có đầu óc thực tiễn.

- Sự khổ công học tập để chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức nhân loại, là tâm hồn của mộtnhà yêu nước chân chính, là một chiến sỹ cộng sản nhiệt thành CM, một trái tim yêunước thương dân, sẵn sàng chịu đựng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, hạnhphúc của đồng bào.

2.2 Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh

2.2.1 Giai đoạn hình thành tư tưởng yêu nước của Hồ Chí Minh (trước năm1911)

- Hồ Chí Minh tiếp thu truyền thống của gia đình, quê hương, đất nước.- Những bài học thành, bại rút ra từ các cuộc đấu tranh chống Pháp.

- Người nung nấu ý chí yêu nước và quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước mới.

2.2.2.Giai đoạn tìm tòi, khảo nghiệm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc(1911 - 1920)

- Năm 1911, Người quyết định ra đi tìm đường cứu nước, Người tới Pháp và cácnước châu Âu, nơi sản sinh những tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái.

- Kiên trì chịu đựng gian khổ, ra sức học tập và khảo sát thực tiễn.- Tham gia vào các tổ chức chính trị, xã hội tiến bộ.

- Tìm hiểu các cuộc cách mạng trên thế giới.

Trang 4

- Năm 1920, sau khi đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộcvà vấn đề thuộc địa” của Lênin và tán thành tham gia đệ tam quốc tế, tìm thấy con

đường cứu nước đúng đắn.

Như vậy, đây là thời kỳ Hồ Chí Minh có sự chuyển biến vượt bậc về tư tưởng, từ chủ

nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giaicấp, từ người yêu nước trở thành người cộng sản.

2.2.3 Giai đoạn hình thành cơ bản tư tưởng về con đường cách mạng ViệtNam (1920 - 1930)

- Hồ Chí Minh tiếp tục hoạt động và tìm hiểu CN Mác - Lênin.- Kết hợp nghiên cứu với xây dựng lý luận.

- Hình thành hệ thống các quan điểm về cách mạng Việt Nam: viết nhiều bài báo,nhiều tác phẩm.

*Sự chuẩn bị để thành lập ĐCS- Sự chuẩn bị về tư tưởng- Sự chuẩn bị về lực lượng

2.2.4 Giai đoạn kiên trì con đường đã xác định cho cách mạng Việt Nam vàgiành thắng lợi (1930 - 1945)

- Tiếp tục giữ vững lập trường quan điểm trước khuynh hướng “tả khuynh” của Quốc

tế Cộng sản.

- Theo sát tình hình để chỉ đạo cách mạng trong nước.

- Xây dựng và hoàn thiện chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc, xác lập tư tưởng

độc lập, tự do dẫn tới thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám.

- Tư tưởng về các quyền dân tộc cơ bản (trong Tuyên ngôn độc lập)

2.2.5 Bảo vệ nền độc lập, thống nhất nước nhà và tiến lên CNXH trong tưtưởng Hồ Chí Minh (1945 - 1969)

Xuất phát từ thực tiễn, trong suốt quá trình lãnh đạo CM nước ta, tư tưởng Hồ ChíMinh về nhiều vấn đề đã tiếp tục được phát triển và hoàn thiện, hợp thành một hệthống những quan điểm lý luận về cách mạng Việt Nam Đó là:

- Tư tưởng kết hợp kháng chiến với kiến quốc.

- Tư tưởng về chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, kháng chiến lâu dài, dựavào sức mình là chính.

- Tư tưởng về CNXH và thời kỳ quá độ lên CNXH.- Xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân.

- Tư tưởng và chiến lược về con người của Hồ Chí Minh.- Xây dựng ĐCS với tư cách là một Đảng cầm quyền.- Về quan hệ quốc tế và đường lối đối ngoại…

2.3 Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh

2.3.1 Đối với Việt Nam:

- Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường giải phóng và phát triển của dân tộc.

- Tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam.

- Nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của cách mạng Việt Nam.

2.3.2 Đối với sự phát triển tiến bộ nhân loại

- Phản ánh khát vọng thời đại.

- Tìm ra các giải pháp đấu tranh giải phóng loài người.

Trang 5

- Cổ vũ các dân tộc đấu tranh vì những mục tiêu cao cả.

Trang 6

BÀI 3 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

3.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc

3.1.1 Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa

- Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập cho dân tộc- Lựa chọn con đường phát triển cho dân tộc ĐLDT gắn liền với CNXH

3.1.2 Độc lập dân tộc - nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa

a) Cách tiếp cận: từ quyền con người.

- Hồ Chí Minh đã tìm hiểu và tiếp nhận những nhân tố về quyền con người trongtuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mỹ, tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền 1791của CM Pháp như: quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do, quyền mưucầu hạnh phúc.

- Từ quyền con người, Hồ Chí Minh đã khái quát và nâng lên thành quyền dân tộc:“Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyềnsống, quyền sung sướng, quyền tự do”.

b) Nội dung của độc lập dân tộc.

- Thứ nhất, độc lập tự do là quyền tự nhiên, thiêng liêng, vô cùng quý giá và bất khả

xâm phạm của dân tộc.

- Thứ hai, Độc lập dân tộc phải gắn liền với sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ quốc

c) Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc

Bằng phương pháp lịch sử cụ thể, bám sát thực tiễn xã hội thuộc địa, Hồ Chí Minhnhận thấy sự phân hóa giai cấp ở các nước thuộc địa phương Đông không giốngnhư ở các nước tư bản phương Tây.

Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội thuộc địa phương Đông là mâu thuẫn giữa dân tộcbị áp bức với chủ nghĩa thực dân.

Đối tượng của cách mạng thuộc địa là chủ nghĩa thực dân và tay sai phản động.Yêu cầu bức thiết của nhân dân các nước thuộc địa là độc lập dân tộc.

Mâu thuẫn chủ yếu ở thuộc địa là mâu thuẫn dân tộc quy định tính chất và nhiệm vụhàng đầu của cách mạng ở thuộc địa là giải phóng dân tộc.

 Mục tiêu của CMGPDT:

+ Đánh đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc+ Thiết lập chính quyền của nhân dân

Trang 7

3.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc

3.2.1 Lựa chọn con đường cách mạng giải phóng dân tộc

- Nhiều phong trào đấu tranh theo các khuynh hướng chính trị khác nhau nhưng đềubị thực dân Pháp dìm trong bể máu Cách mạng Việt Nam lâm vào tình trạng khủnghoảng về đường lối cứu nước, tư đó, đặt ra yêu cầu bức thiết phải tìm một conđường cứu nước mới.

- Đoạn tuyệt với sự phát triển theo con đường của chủ nghĩa phong kiến, Hồ ChíMinh đã đi nhiều quốc gia và châu lục trên thế giới Từ thực tiễn Hồ Chí Minh khẳngđịnh: Cách mạng tư sản là không triệt để

Hồ Chí Minh tìm hiểu thực tiễn CM tư sản Mỹ và CM tư sản Pháp, Người nhận thấy:“cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnhchưa đến nơi Tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục côngnông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa” Bởi lẽ đó, Người không đi theo con đường CMtư sản.

- Con đường giải phóng dân tộc: Vượt qua sự hạn chế về tư tưởng của các sỹ phu

và các nhà cách mạng có xu hướng tư sản đương thời, Hồ Chí Minh đã đến với họcthuyết CM của CN Mác - Lênin và lựa chọn khuynh hướng chính trị vô sản.

3.2.2.Xây dựng tổ chức lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc

- Cách mạng trước hết phải có Đảng: Hồ Chí Minh cho rằng, muốn làm cách mệnh

trước hết phải làm cho dân giác ngộ, phải giảng giải lý luận và chủ nghĩa cho dânhiểu Cách mệnh phải hiểu phong triều thế giới, phải bày sách lược cho dân Vậynên, sức cách mạng phải tập trung, muốn tập trung phải có Đảng cách mệnh.

- Trong tác phẩm Đường kách mệnh, Người khẳng định: Trước hết phải có Đảngcách mệnh để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với các dântộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi Đảng có vững cách mạng mới thành công,cũng như nguời cầm lái có vững thuyền mới chạy.

- Theo Hồ Chí Minh, ĐCSVN là Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân laođộng và của dân tộc Việt Nam.

- Phát triển sáng tạo học thuyết Mác - Lênin về Đảng Cộng sản, Người cho rằng,ĐCSVN là Đảng của giai cấp vô sản, đồng thời là Đảng của dân tộc Việt Nam.

- Hồ Chí Minh đã xây dựng được một Đảng cách mệnh tiên phong, phù hợp với thựctiễn Việt Nam, gắn bó với nhân dân, với dân tộc, một lòng một dạ phụng sự Tổ quốc,phụng sự nhân dân, được nhân dân, được dân tộc thừa nhận là đội tiên phong củamình.

3.2.3 Xác định lực lượng cách mạng và phương châm xây dựng lực lượngcách mạng giải phóng dân tộc

* Cách mạng là sự nghiệp của dân chúng bị áp bức.

- Năm 1924, Hồ Chí Minh cho rằng: để có cơ thắng lợi, một cuộc khởi nghĩa vũ trangở Đông Dương phải có tính chất một cuộc khởi nghĩa quần chúng chứ không phảimột cuộc nổi loạn Cuộc khởi nghĩa phải được chuẩn bị trong quần chúng.

- Người khẳng định: Cách mệnh là việc của cả dân chúng chứ không phải việc mộthai người.

+ Trong Cách mạng tháng Tám, hai cuộc kháng chiến, Hồ Chí Minh lấy nhân dânlàm nguồn sức mạnh, quan điểm “lấy dân làm gốc" xuyên suốt quá trình chỉ đạochiến tranh của Người: Có dân là có tất cả.

Trang 8

+ Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của quần chúng nhân dân trong khởi nghĩa vũtrang.

* Lực lượng cách mạng phải là toàn dân

- Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Người xác định lực lượng cáchmạng bao gồm cả dân tộc: Đảng phải tập hợp đại bộ phận giai cấp công nhân, nôngdân, dựa vào hạng dân cày nghèo, lãnh đạo nông dân làm cách mạng ruộng đất ; lôikéo tiểu tư sản, tư sản, trung nông… đi vào phe vô sản giai cấp, đối với phú nông,trung tiểu địa chủ, tư bản Việt Nam mà chưa rõ mặtu phản cách mạng thì phải lợidụng ….bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ.

- Trong lực lượng toàn dân tộc, Người nhấn mạnh vai trò động lực của công nhân vànông dân.

- Trong khi hết sức nhấn mạnh vai trò của công nhân, nông dân, Hồ Chí Minh khôngcoi nhẹ khả năng tham gia sự nghiệp giải phóng dân tộc của các giai cấp, tầng lớpkhác.

* Phương châm xây dựng lực lượng nòng cốt của khối đại đoàn kết toàn dân tộc

- Công - nông là gốc cách mệnh, học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị tư sảnáp bức, song không cực khổ bằng công - nông, ba hạng ấy chỉ là bầu bạn của cáchmệnh, của công - nông.

- Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn rất quan tâm đến các lực lượng ủng hộ cách mạng ViệtNam trên thế giới - lực lượng cách mạng quốc tế, bởi đây là lực lượng tiến bộ vì mụctiêu chung của nhân loại phát triển.

3.2.4 Phương pháp đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc

3.3.4.1 Quan hệ giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc

- Quan điểm của Quốc tế cộng sản về quan hệ giữa cách mạng thuộc địa và cáchmạng vô sản ở chính quốc:

+ Cách mang thuộc địa phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc.

+ Cách mạng thuộc địa chỉ có thể giành thắng lợi nếu cách mạng vô sản ở chínhquốc giành thắng lợi và giúp đỡ cách mạng thuộc địa

- Quan điểm của Hồ Chí Minh về quan hệ giữa cách mạng thuộc địa và cách mạngvô sản ở chính quốc

+ Giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chínhquốc có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong cuộc đấutranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.

+ Đó là mối quan hệ bình đẳng chứ không phải quan hệ lệ thuộc hoặc quan hệ chínhphụ.

+ Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có thể giành thắng lợi trước cách mạngvô sản ở chính quốc.

- Đây là một luận điểm sáng tạo, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn; một cống hiếnquan trọng của Hồ Chí Minh vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin.

3.3.4.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng

* Tính tất yếu của bạo lực cách mạng

Quan điểm của Lênin về tính tất yêu của bạo lực cách mạng

Quan điểm của Hồ Chí Minh về tính tất yếu của bạo lực cách mạng

* Quan điểm của Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng

Quan điểm của Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng rất sâu sắc toàn diện, được thểhiện trong nhiều tác phẩm và có thể khái quát thành những nội dung cơ bản sau:

Trang 9

- Dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng

+ Hành động xâm lược của thực dân, đế quốc bản thân nó đã mang tính bạo lực,nhưng đó là bạo lực phản cách mạng

+ Phải dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng

+ Quan điểm này của Hồ Chí Minh được thể hiện trong những tác phẩm: Cương lĩnhchính trị đầu tiên của Đảng; Bản án chế độ thực dân…

- Bạo lực cách mạng là bạo lực của quần chúng nhân dân, phải do quần chúng nhândân tiến hành

+ Quan điểm của Lênin: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng

+ Hồ Chí Minh sớm động viên nhân dân đứng lên vũ đài đấu tranh chống thực dânPháp

+ Quan điểm này của Hồ Chí Minh được thể hiện trong những tác phẩm: Cương lĩnhchính trị đầu tiên của Đảng; Thư “Gửi đồng bào Nam Bộ” - Nxb Sự Thật, 1960,tr.937; Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến - 1946

- Tư tưởng bạo lực cách mạng gắn liền với tư tưởng hòa bình và nhân đạo

+ Tìm mọi cách để ngăn chặn chiến tranh

+ Chỉ tiến hành chiến tranh khi điều kiện thương lượng, đàm phán không thực hiệnđược.

+ Một khi không thể tránh khỏi chiến tranh thì phải kiên quyết tiến hành chiến tranh,kiên quyết dùng bạo lực cách mạng

+ Trong chiến tranh luôn tìm cách hạn chế tối đa sự hi sinh của binh lính

+ Chấp nhận phương án vừa đánh vừa đàm, sẵn sàng kết thúc chiến tranh nếu đốiphương công nhận Việt Nam độc lập

Các hình thức của bạo lực cách mạng

+ Đấu tranh chính trị+ Đấu tranh vũ trang

+ Theo Hồ Chí Minh, trong đấu tranh cách mạng phải kết hợp linh hoạt giữa đấutranh chính trị với đấu tranh vũ trang.

* Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng

- Kế thừa truyền thống đánh giặc của dân tộc

- Phù hợp với các nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin- Phát huy được sức mạnh của dân tộc Việt Nam

Trang 10

BÀI 4 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

4.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội

4.1.1 Tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội

- Chủ nghĩa xã hội là tất yếu của lịch sử - xã hội: Hồ Chí Minh đã tiếp thu, vận dụng

sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về sự phát triển tất yếu của xã hội loài ngườitheo các hình thái kinh tế xã hội.

- Chủ nghĩa xã hội là tất yếu của sự phát triển, tiến bộ: đó là xã hội đem lại cho con

người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoànkết, ấm no trên quả đất, làm việc cho mọi người, niềm vui, hoà bình, hạnh phúc.

- Chủ nghĩa xã hội là tất yếu của nhu cầu và khát vọng của nhân dân: Mục tiêu giải

phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản mà Hồ Chí Minh đã lựa chon chodân tộc Việt Nam là nước nhà được độc lập, nhân dân được hưởng cuộc sống ấmno, tự do, hạnh phúc, tức là sau khi giành độc lập dân tộc, nhân dân ta sẽ xây dựngmột xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa.

4.1.2 Một số đặc trưng của chủ nghĩa xã hội

- Là một chế độ chính trị do nhân dân lao động làm chủ.

- Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sựphát triển của khoa học kỹ thuật.

- Chủ nghĩa xã hội là một chế độ không còn người bóc lột người, một xã hội côngbằng, bình đẳng

- Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức.

4.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH ở Việt Nam

4.2.1 Mục tiêu chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

* Mục tiêu tổng quát:

- Mục tiêu chung của chủ nghãi xã hội là độc lập, tự do cho dân tộc, hạnh phúc chonhân dân, làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tựdo, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.

- Mục tiêu tổng quát là xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập,dân chủ, giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.

+ Về văn hóa - xã hội: Xóa nạn mù chữ, xây dựng và phát triển giáo dục, nâng cao

dân trí, xây dựng và phát triển văn hóa nghệ thuật, thực hiện nếp sống mới, thựchành vệ sinh phòng bệnh, giải trí lành mạnh, bài trừ mê tín dị đoan, khắc phục phongtục tập quán lạc hậu.

+ Về con người phát triển toàn diện: Người cho rằng, muốn có con người xã hội chủ

nghĩa phải có tư tưởng xã hội chủ nghĩa, tư tưởng xã hội chủ nghĩa ở mỗi con ngườilà kết quả của việc học tập, vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, nâng caolòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội.

4.2.2 Động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

- Động lực vật chất và động lực tinh thần:

Trang 11

+ Động lực quan trọng và quyết định nhất là con người, là nhân dân lao động, nòngcốt là công - nông - trí thức.

+ Con người là động lực của CNXH, Hồ Chí Minh thấy ở động lực này có sự kết hợpgiữa cá nhân (sức mạnh các thể) với xã hội (sức mạnh cộng đồng) Truyền thốngyêu nước của dân tộc, sự đoàn kết cộng đồng, sức lao động sáng tạo của nhân dân,đó là sức mạnh tổng hợp tạo nên động lực quan trọng của CNXH.

+ Động lực kinh tế: phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh, giải phóng mọi năng lựcsản xuất…

+Văn hóa, giáo dục khoa học là động lực tinh thần không thể thiếu của CNXH.

- Kết hợp sức mạnh thời đại, tăng cường đoàn kết quốc tế, CN yêu nước phải gắn

liền với CN quốc tế của GCCN, phải sử dụng tốt những thành quả khoa học kỹ thuậtthế giới.

- Bên cạnh các động lực, HCM còn lưu ý, cảnh báo và ngăn ngừa các yếu tố kìmhãm, triệt tiêu nguồn năng lượng vốn có của CNXH, làm cho CNXH trở nên trì trệ, xơcứng, không có sức hấp dẫn, đó là tham ô, lãng phí, quan liêu… mà Người gọi đó là“ giặc nội xâm”.

4.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở ViệtNam

4.3.1.Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

4.3.1.1 Loại hình và đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Namtheo tư tưởng Hồ Chí Minh

*Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin:

- Quan niệm về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng sâusắc toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm thực hiện chuyển biến từ xã hộicũ sang xã hội mới - xã hội chủ nghĩa

- Về loại hình quá độ lên chủ nghĩa xã hội: Có hai loại hình quá độ lên chủ nghĩa xã

hội mà các nước có thể trải qua:

+ Quá độ trực tiếp từ các nước tư bản có nền kinh tế phát triển cao tiến thẳng lênchủ nghĩa xã hội.

+ Quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội từ những nước tư bản còn thấp hoặc nhữngnước có nền kinh tế lạc hậu, chưa trải qua thời kỳ phát triển của chủ nghĩa tư bản,hoặc trong một điều kiện cụ thể nào đó.

4.3.1.2 Nhiệm vụ xây dựng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam theo tưtưởng Hồ Chí Minh

* Về nhiệm vụ tổng quát:

Thứ nhất, đây là một cuộc cách mạng làm đảo lộn mọi mặt của đời sống xã hội từ

lực lượng sản xuất đến quan hệ sản xuất, từ cơ sở hạ tầng đến kiến trúc thượngtầng.

Thứ hai, xây dựng chủ nghĩa xã hội là công việc hết sức mới.

Thứ ba, trong quá trình xây dựng xã hội mới, chúng ta luôn luôn gặp phải những cản

trở khó khăn từ các thế lực thù địch trong và ngoài nước.

Từ việc xác định những khó khăn đó, Hồ Chí Minh cho rằng nhiệm vụ lịch sử củathời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bao gồm hai nội dung chính:

Thứ nhất, xây dựng nền tảng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, xây dựng các tiền

đề về kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng cho chủ nghĩa xã hội.

Thứ hai, cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp giữa cải tạo và xây dựng,

trong đó lấy xây dựng làm trọng tâm, cốt lõi, chủ chốt và lâu dài.

Trang 12

* Về nội dung cụ thể:

- Về lĩnh vực chính trị: Xây dựng chế độ chính trị dân chủ, trong đó chú trọng pháthuy vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đảng phải luôn tự đổi mới và chỉnh đốn đểnâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.

- Về lĩnh vực kinh tế:

+ Hồ Chí Minh nhấn mạnh việc tăng năng suất lao động trên cơ sở tiến hành côngnghiệp hóa xã hội chủ nghĩa Quan tâm đến vấn đề đổi mới kinh tế, Người cho rằngcần phải đổi mới cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần và cơ cấu vùng lãnh thổ.

+ Đối với cơ cấu thành phần kinh tế, Hồ Chí Minh cho rằng cần phải xây dựng nềnkinh tế nhiều thành phần, trong đó thành phần kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủđạo.

+ Đối với cơ cấu ngành, Hồ Chí Minh đã có quan niệm hết sức độc đáo về cơ cấucông – nông nghiệp hiện đại, lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu.

- Về lĩnh vực văn hóa – xã hội:

Hồ Chí Minh đề cao vai trò của văn hóa, giáo dục và khoa học kỹ thuật trong xã hộichủ nghĩa Người rất coi trọng việc xây dựng con người có trình độ về văn hóa,chính trị và khoa học - kỹ thuật Xây dựng văn hóa - xã hội của chủ nghĩa xã hội làkhông ngừng nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực và đào tạo, sử dụng nhân tài mộtcách hiệu quả trong công cuộc kiến thiết nước nhà.

4.3.1.3 Biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam theotư tưởng Hồ Chí Minh

* Nguyên tắc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Một là, xây dựng chủ nghĩa xã hội là một hiện tượng phổ biến mang tính quốc tế,

nên cần quán triệt các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin

Hai là, xác định bước đi và biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội chủ yếu xuất phát

từ điều kiện thực tế, đặc điểm dân tộc, nhu cầu và khả năng thực tế của nhân dân.

* Phương châm thực hiện bước đi trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở ViệtNam.

- Hồ Chí Minh khảng định: “Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xãhội” không có nghĩa là làm bừa, làm ẩu, đốt cháy giai đoạn, mà phải vững chắc từngbước phù hợp với điều kiện thực tế Không chủ quan, duy ý chí, nôn nóng, cần phảidần dần, thận trọng từng bước một.

- Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh vai trò của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩatrong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

- Về cách làm, Hồ Chí Minh cho rằng, xây dựng chủ nghĩa xã hội là “làm cho ngườinghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người giàu thì giàu thêm” Người đã sửdụng một số cách làm cụ thể sau:

+ Phải kết hợp cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới trên tất cả các lĩnh vực, màxây dựng là chủ chốt và lâu dài.

+ Phải kết hợp xây dựng với bảo vệ, tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược khác nhautrong phạm vi một quốc gia và phù hợp với từng vùng miền.

- Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có kế hoạch, biện pháp và quyết tâm để thực hiệnthắng lợi kế hoạch, muốn kế hoạch thực hiện được tốt thì "chỉ tiêu một, biện phápmười, quyết tâm hai mươi."

- Chủ nghĩa xã hội là do nhân dân tự xây dựng đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, chonên phải “đem tài dân, sức dân, của dân để làm lợi cho dân”, Chính phủ chỉ giúp đỡ

Trang 13

kế hoạch chứ không thể làm thay dân Phải phát huy hết tiềm năng, nguồn lực cótrong dân để đem lại lợi ích cho dân.

BÀI 5 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

5.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam

5.1.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

*Sự ra đời của ĐCS VN:

- Quan điểm của các nhà kinh điển của CN Mác-Lênin

- HCM vận dụng CN Mác-Leenin về ĐCS vào điều kiện cụ thể nước ta - Sự sáng tạo của HCM trong quan điểm ra đời của ĐCS VN

* Theo Lênin, Đảng Cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin vớiphong trào công nhân.

Vận dụng nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam,Hồ Chí Minh xác định: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợpchủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

5.1.2 Bản chất và vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam

Bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam.

* Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân.

Mục tiêu, lý tưởng của Đảng: Hồ Chí Minh khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam làĐảng của giai cấp công nhân, đội tiên phong của giai cấp công nhân, mang bản chấtgiai cấp công nhân.

- 1951 Hồ Chí Minh nêu rõ: Trong giai đoạn này quyền lợi của giai cấp công nhân vànhân dân lao động là một, chính vì Đảng lao động Việt Nam là Đảng của giai cấpcông nhân và nhân dân lao động nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam.

- Mục tiêu của Đảng cần đạt tới là chủ nghĩa Cộng sản.

- Nền tảng tư tưởng - lý luận của Đảng: là Chủ nghĩa Mác - Lênin.

- Nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng: Đảng tuân thủ một cách nghiêm túc, chặtchẽ những nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản.

* Đảng Cộng sản Việt Namlà Đảng của nhân dân lao động, là Đảng của dân tộc.

- Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội II (2/1951), Hồ Chí Minh khi nêu lên Đảng ta còn

là Đảng của nhân dân lao động và của toàn dân tộc, Người nêu lên toàn bộ cơ sở lýluận và các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng mà những nguyên tắc này tuân thủmột cách chặt chẽ học thuyết về Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản của Lênin.

- Đảng đại diện cho lợi ích của toàn dân tộc cho nên nhân dân Việt Nam coi ĐảngCộng sản Việt Nam là Đảng của mình.

Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam

- Lựa chọn con đường, xây dựng dường lối chiến lược, sách lược cách mạng.+ Lựa chọn con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc.

+ Xác định chiến lược, sách lược cách mạng đúng đắn.+ Xác định phương pháp cách mạng đúng đắn.

- Tổ chức, đoàn kết, tập hợp lực lượng cách mạng

+ Tổ chức, đoàn kết, tập hợp lực lượng cách mạng trong nước.+ Đoàn kết các lực lượng cách mạng quốc tế.

- Vai trò tiên phong, gương mẫu của Đảng viên.

+ Tính tiên phong, gương mẫu của Đảng viên.

Trang 14

+ Khả năng thu hút, tập hợp quần chúng của cán bộ, Đảng viên.

5.1.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về đảng cầm quyền

Thứ nhất, Khái niệm “Đảng cầm quyền”: Có nhiều quan niệm khác nhau về Đảngcầm quyền như:

+ Đảng cầm quyền là khái niệm dùng trong khoa học chính trị, chỉ một đảng chính trịđại diện cho một giai cấp đang nắm giữ và lãnh đạo chính quyền để điều hành, quảnlý đất nước nhằm thực hiện lợi ích của giai cấp đó.

+ Cụm từ “Đảng cầm quyền” được Hồ Chí Minh sử dụng trong bản Di chúc củaNgười Theo Người, Đảng cầm quyền là Đảng tiếp tục lãnh đạo sự nghiệp cáchmạng trong điều kiện Đảng đã lãnh đạo quần chúng nhân dân giành được quyền lựcnhà nước và Đảng trực tiếp lãnh đạo bộ máy nhà nước đó để tiếp tục hoàn thành sựnghiệp độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

- Khi chưa có chính quyền: Đảng lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng dântộc dân chủ nhân dân lật đổ chính quyền thực dân và phong kiến để thiết lập chínhquyền nhân dân Thời kỳ này, phương thức lãnh đạo, vai trò chủ yếu của Đảng làgiáo dục, thuyết phục, vận động tổ chức quần chúng, đưa quần chúng vào các cuộcđấu tranh giành chính quyền.

- Khi có chính quyền: Đảng mang bản chất giai cấp công nhân, lãnh đạo đất nướcthực hiện đồng thời 2 nhiệm vụ chiến lược: Bảo vệ chính quyền và xây dựng xã hộimới Tuy nhiên, trong quá trình tồn tại và phát triển của Đảng qua các giai đoạn, mộtsố cán bộ, đảng viên đã bị thoái hóa biến chất trở thành “quan cách mạng” là vấn đềmới cực kỳ to lớn, thử thách hết sức nặng nề của Đảng.

+ Mục đích, lý tưởng của Đảng cầm quyền

Theo Hồ Chí Minh, Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của Tổ Quốc, củanhân dân: độc lập dân tộc gắn liền với CNXH; Đề ra đường lối xây dựng phát triểnđất nước; vì vậy cần coi trọng công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng…Đó là mục tiêu, lýtưởng cao cả không bao giờ thay đổi trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng ViệtNam.

Người khẳng định: “Người cộng sản chúng ta không một phút nào được quên lýtưởng cao cả của mình là phấn đấu cho Tổ Quốc hoàn toàn độc lập, cho chủ nghĩaxã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên toàn thế giới”.

Với Chủ tịch Hồ Chí Minh “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” là bản chất của chủ nghĩaxã hội Đó là điểm xuất phát để xây dựng Đảng ta thành “Đảng cầm quyền”.

Do vậy, Tổ chức Đảng phải “tận tâm”, “tận lực”, phụng sự” và “trung thành” mới cóthể đem lại độc lập cho dân tộc, tự do và hạnh phúc cho nhân dân và phồn vinh chođất nước.

+ Đảng cầm quyền vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhândân.

Đây là luận điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về đảng cầm quyền.

+ “Đảng lãnh đạo”: phải là người có đạo đức cách mạng tức là Đảng là tổ chức lãnhđạo duy nhất đối với toàn bộ xã hội Đối tượng lãnh đạo của Đảng là toàn thể nhândân Việt Nam nhằm đưa lại độc lập cho dân tộc, hạnh phúc ấm no cho nhân dân.Muốn vậy Đảng phải có tư cách, phẩm chất, năng lực cần thiết.

Đảng lãnh đạo nhân dân bằng cách tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, giác ngộquần chúng, “phải đi theo đường lối quần chúng, không được quan liêu, mệnh lệnhvà gò ép nhân dân” Đồng thời, Đảng phải tập hợp, đoàn kết nhân dân thành mộtkhối thống nhất, bày cách cho dân và hướng dẫn họ hành động.

Ngày đăng: 27/07/2024, 13:20

w