1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học vật lý ở trương THPT

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

- Một trong những lý do học sinh thường dùng để biện minh cho việc học kém của mình là do các em có trí nhớ kém. Thật vậy, nhiều học sinh hiểu bài cặn kẽ và có khả năng trả lời các câu hỏi trong bài thi, nhưng đầu óc trống rỗng mỗi khi các em phải làm bài trong một khoảng thời gian giới hạn. Kết quả là điểm số đạt được không phản ánh đúng khả năng thật sự. - Vật lý là một ngành khoa học rất quan trọng có tính thực tiễn gắn bó mật thiết với cuộc sống, tuy nhiên việc học bộ môn đối với nhiều học sinh cũng không phải là dễ, vì các bài tập Vật lý, ngoài việc yêu cầu học sinh thành thạo các công cụ Toán học còn phải hiểu bản chất hiện tượng và mối liên hệ giữa các hiện tượng đó. Nhiều học sinh có khả năng tiếp thu kiến thức trên lớp rất nhanh, nhưng sau một thời gian không thể tái hiện lại kiến thức cũ. Để lý giải về vấn đề này, theo tôi có mấy cách giải thích: + Trước tiên, do học sinh còn lười học bài cũ, cộng với việc các em học tập nhiều môn học, tiếp thu nhiều kiến thức nhưng chưa biết sắp xếp khoa học để ghi nhớ có hiệu quả, chính vì vậy mà học tập chưa đạt kết quả cao, không gây hứng thú trong quá trình học, coi việc học là khó khăn và nhàm chán. + Tiếp theo, phương pháp ghi nhớ truyền thống theo dòng bằng các từ ngữ, đường thẳng, con số, lập luận và thứ tự mang tới sự đơn điệu, buồn tẻ kém sáng tạo. Chúng ta ghi càng nhiều thì những điều tưởng như giản đơn lại càng trở nên phức tạp. + Sau cùng, các em ghi nhớ một cách máy móc mà không làm rõ được mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức trong một chủ đề, chuyên đề.

Trang 1

Tỷ lệ (%) đónggóp vào việc

tạo ra sángkiến

Nguyên Giáp

3 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến

Tên :Nguyễn Tú

Địa chỉ: Tổ 1 – KP Mỹ Thạch Tây – Phường Hoà Thuận – Thành phố Tam Kỳ - Tỉnh Quảng Nam.

4 Giấy chứng nhận/Quyết định công nhận sáng kiến số:

Quyết định số 1112/QĐ-SGDĐT, ngày 27 tháng 6 năm 2023 của Sở

Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam.

5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

Giáo dục.

6 Thời điểm sáng kiến được áp dụng lần đầu

Ngày 20 tháng 9 năm 2022

7 Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến (các vấn đề tồn tại trước

khi thực hiện sáng kiến, có thể là các khó khăn, bất cập…)

- Một trong những lý do học sinh thường dùng để biện minh cho việc học kém của mình là do các em có trí nhớ kém Thật vậy, nhiều học sinh hiểu bài cặn kẽ và có khả năng trả lời các câu hỏi trong bài thi, nhưng đầu óc trống rỗng mỗi khi các em phải làm bài trong một

Trang 2

khoảng thời gian giới hạn Kết quả là điểm số đạt được không phản ánh đúng khả năng thật sự.

- Vật lý là một ngành khoa học rất quan trọng có tính thực tiễn gắn bó mật thiết với cuộc sống, tuy nhiên việc học bộ môn đối với nhiều học sinh cũng không phải là dễ, vì các bài tập Vật lý, ngoài việc yêu cầu học sinh thành thạo các công cụ Toán học còn phải hiểu bản chất hiện tượng và mối liên hệ giữa các hiện tượng đó Nhiều học sinh có khả năng tiếp thu kiến thức trên lớp rất nhanh, nhưng sau một thời gian không thể tái hiện lại kiến thức cũ Để lý giải về vấn đề này, theo tôi có mấy cách giải thích:

+ Trước tiên, do học sinh còn lười học bài cũ, cộng với việc các em

học tập nhiều môn học, tiếp thu nhiều kiến thức nhưng chưa biết sắp xếp khoa học để ghi nhớ có hiệu quả, chính vì vậy mà học tập chưa đạtkết quả cao, không gây hứng thú trong quá trình học, coi việc học là khó khăn và nhàm chán

+ Tiếp theo, phương pháp ghi nhớ truyền thống theo dòng bằng các

từ ngữ, đường thẳng, con số, lập luận và thứ tự mang tới sự đơn điệu, buồn tẻ kém sáng tạo Chúng ta ghi càng nhiều thì những điều tưởng như giản đơn lại càng trở nên phức tạp.

+ Sau cùng, các em ghi nhớ một cách máy móc mà không làm rõ

được mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức trong một chủ đề, chuyên đề.

8 Nội dung sáng kiến (các giải pháp cụ thể để giải quyết thực trạng nêu

- Sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học đã là ý tưởng từ lâu, không

phải là một ý tưởng mới nhưng việc áp dụng nó cho từng môn học, nhất là môn Vật lý, một môn học có tính logic, tính thực tiễn thì tôi nhận thấy chưa nhiều, và việc hình thành thói quen xây dựng Sơ đồ tư duy thì ít khi được giáo viên và học sinh thực hiện

- Trong quá trình tìm hiểu về các khái niệm cơ bản và một số hình

ảnh của Sơ đồ tư duy, tôi nhận thấy rằng: Tất cả các Sơ đồ tư duy đều giống nhau ở một số điểm, đó là: chúng sử dụng màu sắc, có một cấu trúc cơ bản được phát triển rộng từ trung tâm, dùng các đường kẻ, từ ngữ, hìnhảnh theo một bộ các quy tắc cơ bản, tự nhiên và dễ hiểu Như vậy, có thể hiểu được đây là phương pháp dễ nhất để chuyển, lấy thông tin ở não, mộtphương tiện ghi chép sáng tạo, hiệu quả Do đó, trước hết tôi cung cấp cho học sinh các kiến thức cơ bản về Sơ đồ tư duy, giới thiệu và hướng dẫn cho học sinh sử dụng một số phần mềm vẽ Sơ đồ tư duy, có thể kể

đến đó là phần mềm: iMindMap Xmind, canvas, gitmind, Ibis Paint X trên app điện thoại, thậm chí có thể dùng power point… Các phần mềm

này đều có những tính năng chính, đó là: Sử dụng những hình ảnh cần

Trang 3

thiết, tạo hình ảnh trung tâm, nội dung tổng quát, sử dụng các màu sắc để làm nổi bật vấn đề quan tâm, vẽ sơ đồ nhanh chóng và dễ dàng Song song với việc sử dụng các phần mềm, tôi còn hướng dẫn cho các em thiết lập Sơ đồ tư duy bằng vẽ thủ công.

- Phương pháp này có thể được sử dụng linh hoạt cho các giai đoạn của tiến trình dạy học, có thể kể đến như sau:

+ Khi kiểm tra kiến thức cũ, giáo viên có thể dùng Sơ đồ tư duy

còn thiếu một số nội dung hoặc có vài chỗ chưa chính xác rồi yêu cầu các em tự bổ sung, sửa chữa

Ví dụ: Sau khi học bài “Tốc độ và vận tốc”, giáo viên đưa ra

Sơ đồ tư duy dưới đây rồi yêu cầu các em chỉnh lại cho chính xá

Hình 1 Tốc độ và vận tốc

+ Với chuẩn bị bài mới, giáo viên chuyển giao phiếu học tập

trước cho học sinh để chuẩn bị kiến thức bài mới Bằng cách ra nhiều câu hỏi gợi mở, đây cũng là một trong những hình thức hướng dẫn, định hướng cho học sinh việc chuẩn bị Sơ đồ tư duy cho bản thân

Ví dụ: Khi học Bài 10 SỰ RƠI TỰ DO

Ta có thể thiết kế PHIẾU HỌC TẬP gồm những câu hỏi như sau:

1 Sự rơi của các vật trong không khí có đặc điểm gì?

2 Nêu khái niệm, tính chất và các công thức của sự rơi tự do?Kết quả thu được:

- Với những em khá, giỏi thì có thể lập Sơ đồ tư duy cho cả bài Em

Nguyễn Thị Tây Thi, lớp 10/2 đã dùng phần mềm Canvas làm được sơ

Trang 4

+ Với tổng kết chủ đề, chuyên đề, giáo viên yêu cầu học sinh về

hoàn chỉnh lại toàn bộ kiến thức bằng Sơ đồ tư duy

- Sau khi hoàn thành Sơ đồ tư duy, các nhóm sẽ cử đại diện lên báo cáo kết quả Các em còn lại nhận xét và cùng giáo viên hoàn chỉnh nội dung.

Trang 5

- Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy việc tạo lập một Sơ đồ tưduy sử dụng phần mềm không quá khó với học sinh, học sinh lĩnh hội rất nhanh, nhưng nhiều em cũng thích sử dụng cách vẽ sơ đồ thủ công Các em vẽ với sự thích thú, được thể hiện cái tôi của mình trong việc trình bày kiến thức, coi việc học Vật lý không còn là một gánh nặng, hay áp lực Vì vậy giáo viên cũng cần linh hoạt, không nên gò ép học sinh là phải chuẩn bị Sơ đồ bằng phần mềm hay vẽ thủ công, để học sinh tự quyết định thực hiện nhiệm vụ theo cách của mình Tuy nhiên, nếu vẽ thủ công thì học sinh nên vẽ ra giấy bản to hoặc nếu cơ sở vật chất của nhà trường có máy chiếu vật thể thì rất thuận lợi khi học sinh báo cáo Hơn nữa, tôi cũng nhận thấy rằng, cùng một nhóm kiến thức, nhưng nhiều em đã thể hiện các Sơ đồ khác nhau Điều này đã phát huy được tính sáng tạo cũng như tình yêu đối với môn học rất nhiều

Ví dụ:

Bài 12 CHUYỂN ĐỘNG NÉM

- Các em có thể dùng phần mềm hoặc vẽ bằng tay.

Trang 6

Hình 4 Sơ đồ tư duy bài “Chuyển động ném” do em Nguyễn Thị Yến Nhi thiếtkế

Trang 7

Hình 5 Sơ đồ tư duy bài “Chuyển động ném” do em Huỳnh Đinh Tùng, lớp10/2 dùng phần mềm Ibis Paint X trên app điện thoại để thiết kế.

Trang 8

Hình 6 Sơ đồ tư duy bài “Chuyển động ném” do em Trần Vươn Quốc, lớp 10/2dùng phần mềm powerpoint để thiết kế.

Bài 13 TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC – CÂN BẰNG LỰC

Trang 9

Hình 7 Sơ đồ tư duy bài 13 TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC CÂN BẰNGLỰC” do em Châu Lê Kiều Uyên, lớp 10/3 thiết kế.

Bài 23 NĂNG LƯỢNG - CÔNG Ơ HỌC

Trang 10

Hình 8 Sơ đồ tư duy bài “Năng lượng và công cơ học” do em Trương Minh

Quân, lớp 10/4 dùng phần mềm powerpoint để thiết kế.

Bài 28 ĐỘNG LƯỢNG

Trang 11

Hình 9 Sơ đồ tư duy bài “ĐỘNG LƯỢNG” do em Đỗ Thị Vi Ly, lớp 10/4 thiết kế

Trang 12

Hình 10 Sơ đồ tư duy bài “ĐỘNG LƯỢNG” do em Hồ Ngọc Quân, lớp 10/4 thiết kế

Trang 13

ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG

Trang 15

Hình 11 Sơ đồ tư duy bài 29 “Định luật bảo toàn động lượng”do em

Phan Thị Thu Hiếu lớp 10/4 vẽ

9 Hiệu quả mang lại (Sau khi áp dụng các giải pháp nên trên, đã

mang lại hiệu quả như sau …)

- Học sinh hứng thú hơn trong giờ học, tự tin hơn khi trình bày trước đám đông Các em nhớ được lâu hơn nhờ tự mình tái hiện lại kiến thức, tìm được mối liên hệ, liên kết giữa các đơn vị kiến thức Các em có thể trình bàylại các kiến thức của chủ đề, chuyên đề một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ.

- Phát huy được tính sáng tạo của học sinh trong khi thiết lập Sơ đồ tư duy: Cùng chung một đơn vị kiến thức nhưng mỗi cá nhân có thể trình bày theo những cách khác nhau sao cho mình nhìn vào dễ hiểu và dễ nhớ nhất - Cần nhận thức phương pháp Sơ đồ tư duy chỉ là một hình thức công cụ mang đến cho học sinh tính trực quan, có cái nhìn tổng quát của vấn đề, nhưng để đạt hiệu quả cao thì cần áp dụng nhuần nhuyễn các phương pháp khác bổ trợ như thảo luận nhóm, phương pháp nghiên cứu điển hình, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp đóng vai

- Qua việc khảo sát sự hứng thú, yêu thích môn học sau khi áp dụng các giảipháp trên tôi thấy sự hứng thú và yêu thích môn Vật lý cao hơn hẳn so với những tiết không áp dụng Cụ thể:

Lớp Sĩsố

Khá –Giỏi

Yếu Kém Khá –giỏi

TBtrởlên

Trang 16

10 Đánh giá phạm vi ảnh hưởng của Sáng kiến:

□ Đã được chuyển giao, nhân rộng việc áp dụng ra phạm vi huyện, thị xã, thànhphố/sở/ ngành/tập đoàn/tổng công ty… theo chứng cứ đính kèm

□ Đã phục vụ rộng rãi cho tổ chức hoặc cá nhân trên địa bàn tỉnh, hoặc đã đượcchuyển giao, nhân rộng việc áp dụng trên địa bàn tỉnh theo chứng cứ đính kèm

□ Đã phục vụ rộng rãi cho tổ chức hoặc cá nhân tại Việt Nam, hoặc đã đượcchuyển giao, nhân rộng việc áp dụng tại nhiều tỉnh, thành theo chứng cứ đính kèm

Tôi/Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu là trung thực, đúng sựthật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Xác nhận của cơ sở công nhận sáng kiến

Tam Kỳ, ngày 20 tháng 7 năm 2023

Tác giả/Nhóm tác giả nộp đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Tú

Ngày đăng: 27/07/2024, 10:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w