1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

báo cáo thực tập tổng hợp đơn vị thực tập sở kế hoạch và đầu tư thành phố hà nội

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Giới thiệu chung về Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội1.1 Chức năng: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội là cơ quan chuyên môn thuộc UBNDthành phố Hà Nội thực hiện chức năng tham

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA KINH TẾ - LUẬT

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢPĐơn vị thực tập: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội

NGÀNH ĐÀO TẠO: KINH TẾ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực tập

- Họ và tên (ghi rõ cả học hàm, học vị): - Họ và tên: Trần Ngọc Quyên Th.S Đặng Hoàng Anh

- Bộ môn : Quản lý kinh tế - Lớp (Lớp hành chính): K54F5

HÀ NỘI, 2021

Trang 2

1 Giới thiệu chung về Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội1.1 Chức năng:

Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội là cơ quan chuyên môn thuộc UBNDthành phố Hà Nội thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND thành phố quản lý nhànước về quy hoạch, kế hoạch và đầu tư gồm: tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội; tổ chức thực hiện và đề xuất về cơ chế, chính sách quản lý kinhtế - xã hội trên địa bàn thành phố; đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài ở địa phương;quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn vốn vay ưu đãi của các nhàtài trợ, nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài; đấu thầu; đăng ký kinh doanh trongphạm vi Thành phố; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, kinhtế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân; tổ chức cung ứng các dịch vụ công thuộc phạmvi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật.

1.2 Nhiệm vụ

- Trình UBND thành phố: Dự thảo quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch dài hạn,05 năm và hàng năm trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư; Dự thảo quyết định việc phâncông, phân cấp quản lý cho các sở, Ban, ngành, UBND quận, huyện, thành phố trựcthuộc; đồng thời, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy định sau khiđược cấp có thẩm quyền quyết định;

- Trình Chủ tịch UBND thành phố: Dự thảo Quyết định, chỉ thị và các văn bản khácthuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND thành phố về lĩnh vực quản lý nhànước của Sở; Dự thảo quyết định thành lập các tổ chức, đơn vị thuộc Sở theo quy địnhcủa pháp luật; Cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư thuộc thẩm quyền củaUBND thành phố theo phân cấp;

- Giúp Chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thông tin, tuyêntruyền, phổ biến giáo dục pháp luật về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư Tổ chức thực hiệncác văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, kế hoạch thuộc phạm vi quản lý nhànước của Sở sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt

- Về quy hoạch và kế hoạch: Công bố và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quyhoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố sau khi đã được phê duyệt.Hướng dẫn và giám sát việc xây dựng, triển khai thực hiện phù hợp với quy hoạch, kếhoạch phát triển kinh tế - xã hội chung Phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán ngânsách và phân bổ ngân sách cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Thành phố.

- Về đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài: Phối hợp với Sở Tài chính xây dựngkế hoạch, đồng thời kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển của cácchương trình, dự án đầu tư trên địa bàn Quản lý hoạt động đầu tư trong nước và đầu tưtrực tiếp nước ngoài trên địa bàn Thành phố theo quy định của pháp luật Tổ chức hoạt

Trang 3

động xúc tiến đầu tư theo kế hoạch đã được UBND thành phố phê duyệt; hướng dẫnthủ tục đầu tư theo thẩm quyền.

- Về quản lý vốn (ODA): Vận động, thu hút, điều phối, quản lý nguồn vốn ODAcủa Thành phố Giám sát, đánh giá việc thực hiện các dự án sử dụng nguồn vốn ODA - Về quản lý đấu thầu: Thẩm định và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản vềkế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với các dự án do Chủ tịch UBND thành phố quyết địnhđầu tư; thẩm định các loại hồ sơ và kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầuthuộc dự án do UBND thành phố là chủ đầu tư Tổ chức giám sát, theo dõi hoạt độngđấu thầu và tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu theo quy định - Về doanh nghiệp, đăng ký doanh nghiệp: Thẩm định và chịu trách nhiệm về việcthành lập, tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước do Thành phố quản lý, doanh nghiệpthuộc các thành phần kinh tế khác Theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện và triển khaichính sách, chương trình, kế hoạch công tác hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Tổ chứcthực hiện và chịu trách nhiệm về thủ tục đăng ký, tạm ngừng hoạt động, cấp mới, bổsung,…cho doanh nghiệp; thu thập, lưu trữ thông tin, vận hành hệ thống thông tinđăng ký doanh nghiệp quốc gia trên địa bàn Thành phố Theo dõi, tổng hợp tình hìnhdoanh nghiệp sau đăng ký thành lập.

- Về kinh tế tập thể, hợp tác xã và kinh tế tư nhân: Đề xuất các mô hình và cơ chế,chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân Chủ trì,phối hợp với các cơ quan có liên quan giải quyết các vướng mắc về cơ chế, chính sáchphát triển Phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế nghiên cứu, xâydựng các chương trình, dự án hỗ giúp, thu hút vốn và các nguồn lực phục vụ phát triểnkinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân; Lập báo cáo định kỳ.

- Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch.

- Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư

- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; xây dựng hệ thốngthông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước.

- Thanh tra, kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của phápluật.

- Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của vănphòng, phòng chuyên môn, nghiệp vụ và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở.

- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và số lượng người làm việc trong các đơn vị sựnghiệp công lập.

- Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quy định củapháp luật và theo sự phân công của UBND thành phố.

Trang 4

- Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiệnnhiệm vụ được giao theo quy định của UBND thành phố và Bộ Kế hoạch và Đầu tư; - Thực hiện những nhiệm vụ khác khi được UBND thành phố giao.

1.3 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý

- Lãnh đạo sở:

+ Giám đốc Sở: Đỗ Anh Tuấn

+ Phó giám đốc Sở: Vũ Duy Tuấn, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Ngọc Tú, Lê Văn Quân.

- Cơ cấu tổ chức của Sở + Văn phòng;

+ Thanh tra;

+ Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Phòng Tổng hợp, Quy hoạch; Phòng Đấu thầu, Thẩm định và Giám sát đầu tư; Phòng Đăng ký kinh doanh; Phòng Quản lý đầu tư vốn ngân sách Nhà nước; Phòng Quản lý đầu tư ngoài ngân sách Nhà nước; Phòng Kinh tế đối ngoại; Phòng Quản lý đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).

+ Đơn vị sự nghiệp trực công lập trực thuộc: Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội.

2 Các công cụ và chính sách quản lý nhà nước đang được triển khai thực hiệnliên quan đến chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về kinh tế của Sở Kế hoạchvà Đầu tư thành phố Hà Nội.

2.1 Công cụ kế hoạch hoá:

2.1.1 Kế hoạch triển khai công tác chuẩn bị lập Quy hoạch thành phố Hà Nội thời

kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045

Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu với UBND thành phố về Kế hoạch triển khaicông tác chuẩn bị lập Quy hoạch thành phố Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đếnnăm 2045 với phương pháp tích hợp, đa ngành với nôi dung: Quy hoạch thành phố HàNội phải thể hiện các dự án cấp quốc gia đã được xác định ở quy hoạch cấp quốc gia;các dự án cấp vùng, liên tỉnh đã được xác định ở quy hoạch cấp vùng; định hướng pháttriển, sắp xếp không gian và phân bổ nguồn lực cho các hoạt động phát triển kinh tế-xãhội, an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường ở cấp tỉnh, liên huyện và định hướng bốtrí trên địa bàn cấp huyện.

2.1.2 Kế hoạch hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu với UBND thành phố về Kế hoạch hoàn thiệnthể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội với nội dung: Giai đoạn từ nay đến năm 2030, xây

Trang 5

dựng bộ tiêu chí để sàng lọc, thu hút doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) phù hợp với đặc thù Thủ đô về khả năng kinh tế, cơ sở hạ tầng hiện tại; tập trungthu hút các lĩnh vực công nghệ mới, công nghệ cao, đồng thời sàng lọc để bảo vệ anninh, quốc phòng và tiềm lực kinh tế quốc gia.

2.1.3 Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Nội dung của kế hoạch: Căn cứ mục tiêu, định hướng, nguyên tắc chung đã đượcnêu tại Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 10/9/2019, tình hình thực tế ở từng lĩnh vực, địaphương, đề xuất mục tiêu, định hướng và thứ tự ưu tiên đầu tư công của từng lĩnh vực,địa phương để thu hút tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư là cơ sở đểcấp có thẩm quyền lựa chọn dự án đầu tư.

Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp Sở Tài chính tổng hợp, lập kế hoạch đầutư công trung hạn (vòng 1) của Thành phố trên cơ sở báo cáo đề xuất của các sở, ban,ngành, quận, huyện, thị xã và số Trung ương thông báo tổng mức vốn đầu tư công(bao gồm cả vốn cân đối ngân sách địa phương) dự kiến của Thành phố cho giai đoạn2021-2025, báo cáo UBND Thành phố để gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (theo thời hạnyêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Tổ chức thẩm định kế hoạch đầu tư công cấpThành phố của các Sở, ban, ngành Sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch vàĐầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành, UBND các quận,huyện, thị xã hoàn chỉnh kế hoạch đầu tư công của Thành phố, báo cáo UBND Thànhphố trình HĐND Thành phố cho ý kiến Sau khi có ý kiến của HĐND Thành phố, SởKế hoạch và Đầu tư hoàn chỉnh kế hoạch đầu tư công trình UBND Thành phố để gửiBộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính

2.2 Công cụ luật pháp

Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội là cơ quan chuyên môn giúp cho địaphương quản lý các hoạt động và các văn bản pháp luật mà Sở sử dụng để tiến hànhquản lý là:

2.2.1 Văn bản do UBND Hà Nội ban hành:

- 06/2021/QĐ-UBND: Ban hành Quy chế phối hợp về việc báo cáo, cung cấp thông

tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản trên địa bàn thành phố Hà Nội Sở Kếhoạch và Đầu tư cung cấp thông tin số lượng doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vựcbất động sản về Sở Xây dựng địa phương để tổng hợp, lưu trữ và báo cáo Bộ Xâydựng theo Biểu mẫu.

- 85/QĐ-UBND: Quyết định thông qua phương án đơn giản hoá thủ tục hành chính

thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Thông qua Phươngán đơn giản hóa 26 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạchvà Đầu tư Hà Nội Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội chủ trì, phối hợp cơ quan liên

Trang 6

quan triển khai kết quả rà soát, đánh giá thủ tục hành chính đã được phê duyệt theoquy định của pháp luật.

2.2 Văn bản do Sở ban hành:

- 903/QĐ-KH&ĐT: Nhà nước năm 2021 của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố HàNội Tổng hợp các khoản thu, chi của Nhà nước giao và phân bổ cho các đơn vị trựcthuộc thực hiện các nghiệp vụ, sự nghiệp kinh tế, chương trình dự án, công tác hỗ trợ,… để lập báo cáo đánh giá tình hình thực thu, thực chi NSNN theo nội dung, chỉ tiêudự toán ngân sách trong một năm và được cấp có thẩm quyền phê chuẩn.

Sở chủ động xây dựng và triển khai quyết liệt các nhiệm vụ hỗ trợ khởi nghiệp sángtạo được giao tại đề án 4889 từ nguồn ngân sách thành phố cấp hằng năm Chủ độngxây dựng và triển khai quyết liệt các nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp được giao tại đề án5742 từ nguồn ngân sách thành phố cấp hằng năm Sở tham mưu kiện toàn Trưởng banđiều phối, Phó Trưởng ban điều phối Đề án 4889 để chỉ đạo triển khai thực hiện cácnhiệm vụ hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo của đề án 4889 được kịp thời và hiệu quả.

Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bànthành phố Hà Nội tập trung đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo môitrường kinh doanh lành mạnh, an toàn, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy khởinghiệp sáng tạo trên địa bàn thành phố.

2.3.2 Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thành lập mới trên địa bàn Thành phố HàNội (Văn bản số 2352/UBND-KT ngày 23/7/2021).

UBND Thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục triển khai chính sách "Hỗtrợ kinh phí chứng thực 01 (một) chữ ký số và kinh phí cài đặt phần mềm, kèm gói 500hoá đơn điện tử cho doanh nghiệp thành lập mới" đến tất cả các doanh nghiệp thànhlập mới trên địa bàn Thành phố; Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai hiệu quảchính sách hỗ trợ doanh nghiệp thành lập mới; Đề nghị các tổ chức, cá nhân không gâykhó khăn, cản trở, ảnh hưởng đến việc triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thànhlập mới của Thành phố.

Trang 7

Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm phối hợp với đơn vị đã trúng thầu triểnkhai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thành lập mới theo đúng các quy định củapháp luật

3 Thực trạng kết quả hoạt động thuộc phạm vi quản lý nhà nước về kinh tế củaSở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội thời gian qua

3.1 Thực trạng kết quả hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nướcngoài (FDI).

3.1.1 Số lượng dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Theo số liệu đã được công bố của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, năm 2018, thuhút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 7.501 triệu USD, tăng gần 2,23 lần so với năm2017, là năm đứng đầu cả nước và cao nhất kể từ 30 năm thực hiện chủ trương thu hútđầu tư nước ngoài Cũng trong năm 2018, thành phố đã cấp mới cho 616 dự án FDI, sốvốn đầu tư thực hiện được 5.031 triệu USD… số góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tưnước ngoài đạt 2.092 triệu USD.

- Con số FDI năm 2019 đặc biệt ấn tượng, thành phố Hà Nội tiếp tục dẫn đầu cảnước về FDI với 8.315 triệu USD, tăng 90,02% so với năm 2018, số vốn đầu tư thựchiện 6.750 triệu USD Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần chiếm 3.384 triệuUSD.

- Do tác động của đại dịch Covid-19, hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng,vốn đầu tư thực hiện của các dự án FDI trong năm 2020 tuy giảm so với năm 2019song mức độ giảm đã được cải thiện Theo số liệu từ Cục Thống kê Hà Nội, năm 2020,Hà Nội thu hút 3.720 triệu USD (đứng thứ 3 cả nước) Trong đó, thành phố cấp 662triệu USD của 464 dự án cấp phép mới và 1.245 triệu USD của 132 dự án bổ sung vốnđầu tư; số góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 1.280 triệu USD

Điểm nhấn trong năm 2020 là vốn đầu tư điều chỉnh đạt trên 6,4 tỷ USD, tăng 10,6%so với cùng kỳ năm 2019 Có 1.140 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, giảm17,5% so với cùng kỳ Về vốn đăng ký mới, có 2.523 dự án mới được cấp Giấy chứngnhận đăng ký đầu tư, giảm 35% so với cùng kỳ.

- Lũy kế 8 tháng năm 2021, toàn Thành phố thu hút 841,8 triệu USD vốn FDI giảmđáng kể so với gần 1,67 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái, trong đó đăng ký cấp mới 243 dựán với số vốn đạt 157,3 triệu USD; 91 dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với 486,8 triệuUSD; nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần 309 đạt 145,6 triệu USD.

3.1.2 Quy mô dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thành phố Hà Nội.

Năm 2018 là năm ghi nhận vốn đăng ký bình quân một dự án cao nhất 12,1 triệuUSD/dự án Đến năm 2019 vốn đăng ký bình quân một dự án cao nhất 11,9 triệu USD/dự án.

Trang 8

Một số dự án FDI có nguồn vốn đầu tư lớn vào thành phố Hà Nội như: Dự án thànhphố thông minh do liên doanh giữa Tập đoàn BRG (Việt Nam) và Tập đoàn Sumitomo(Nhật Bản) đầu tư phát triển với tổng mức đầu tư 4,138 tỷ USD trên diện tích 272hatại huyện Đông Anh; Dự án Khu trung tâm đô thị Tây hồ Tây (Hàn Quốc) tại TP.HàNội, điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm hơn 774 triệu USD (GCNĐT điều chỉnh cấpngày 29/6/2020);…

Thực tế cho thấy, các dự án đầu tư nước ngoài góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội Thời gian tới, việc thu hút các dự án đầu tư nước ngoài tiếp tục được thành phố coi trọng, trong đó ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ tương lai, dự án xanh nhằm phát triển bền vững.

3.1.3 Lĩnh vực đầu tư

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, tính chung cả năm 2020, các dự án đầu tưtheo hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm phần lớn (chiếm 80%), còn lại là liêndoanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh.Những nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vàotổng cộng 18 ngành, lĩnh vực Lĩnh vực thu hút vốn lớn nhất là bất động sản chiếm31%; công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 28%; thông tin truyền thông chiếm 8,7%; Năm 2021, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò chủ lực trong thu hútFDI Tiếp theo là các lĩnh vực sản xuất, phân phối điện; kinh doanh bất động sản; bánbuôn, bán lẻ; hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ… Điểm nổi bật là hầu hết dựán FDI Hà Nội thu hút đều chọn lọc theo hướng có hàm lượng công nghệ cao, cáchquản trị hiện đại, tác động lan tỏa về công nghệ, kết nối chuỗi sản xuất, cung ứng toàncầu

3.1.4 Đối tác đầu tư.

Phần lớn số vốn và dự án của thành phố Hà Nội đến từ các quốc gia và vùng lãnhthổ thuộc châu Á Tính đến cuối năm 2019, có 81 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tưvào thành phố, châu Á chiếm tới 50% Nhật Bản hiện là quốc gia dẫn đầu về vốn đầutư đăng ký với 959 dự án và vốn đầu tư gần 10,2 tỷ USD; đứng thứ 2 là Singapore (6tỷ USD, chiếm 16,7% tổng vốn đăng ký), thứ 3 là Hàn Quốc (5,48 tỷ USD, chiếm15,2% tổng vốn đăng ký) Các nhà đầu tư đến từ các nước phát triển có nền khoa học,công nghệ cao còn rất khiêm tốn, như: Hoa kỳ (293 triệu USD, chiếm 1,1% tổng vốnđăng ký); Pháp (247 triệu USD, 0,9% tổng vốn đăng ký); Anh (419 triệu USD, 1,5%tổng vốn đăng ký)

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội, quan điểm thu hút FDI của Thành phố làthu hút có chọn lọc, hiệu quả Không như những năm trước, Hà Nội xây dựng chiếnlược thu hút FDI với từng thị trường, dựa vào thế mạnh của họ Hàn Quốc, Singapore,

Trang 9

Đài Loan, Mỹ, châu Âu, Australia và New Zealand sẽ là những thị trường mục tiêutrong giai đoạn tới.

3.2 Thực trạng kết quả hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư trong nước.3.2.1 Đầu tư từ ngân sách Nhà nước

- Tính đến tháng 8/2019 Hà Nội đạt 25,9 nghìn tỷ đồng, bằng 52,3% kế hoạch nămvà tăng 21,1% so với cùng kỳ năm trước

- Theo số liệu của Cục thống kê thành phố Hà Nội, vốn đầu tư thực hiện từ nguồnngân sách Nhà nước do Hà Nội quản lý tháng 11/2020 ước tính đạt 4.689 tỷ đồng, tăng2% so với tháng trước và tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2019 Tính chung 11 thángthực hiện được 40,4 nghìn tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước và đạt 89% kếhoạch vốn năm 2020 Trong đó, vốn ngân sách Nhà nước cấp Thành phố thực hiện18,5 nghìn tỷ đồng, giảm 12,7% so với cùng kỳ năm trước và đạt 90,5% kế hoạchnăm; vốn ngân sách Nhà nước cấp quận, huyện thực hiện 20,1 nghìn tỷ đồng, tăng22,6% và đạt 87,7%; vốn ngân sách Nhà nước cấp xã, phường thực hiện 1.851 tỷ đồngtăng 9,2% và đạt 90%.

- Về đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thành phố 8 thángnăm 2021 ước đạt 27,5 nghìn tỷ đồng, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2020 và bằng54% kế hoạch năm Chia theo các khu vực: vốn ngân sách Nhà nước cấp Thành phốthực hiện 13,2 nghìn tỷ đồng, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước và đạt 56,1% kếhoạch năm; vốn ngân sách Nhà nước cấp quận, huyện thực hiện 12,9 nghìn tỷ đồng,tăng 1,4% và đạt 51,5%; vốn ngân sách Nhà nước cấp xã, phường thực hiện 1,4 nghìntỷ đồng, tăng 10,7% và đạt 60,5% kế hoạch năm; vốn ngân sách Nhà nước cấp quận,huyện thực hiện 12,9 nghìn tỷ đồng, tăng 1,4% và đạt 51,5%; vốn ngân sách Nhà nướccấp xã, phường thực hiện 1,4 nghìn tỷ đồng, tăng 10,7% và đạt 60,5%.

* Một số dự án trọng điểm trên địa bàn Thành phố hiện nay:

- Dự án tuyến đường sắt đô thị Hà Nội (đoạn Nhổn – Ga Hà Nội), có chiều dài 12,5km, gồm 8,5 km đi trên cao và 4 km đi ngầm với tổng mức đầu tư 32,9 nghìn tỷ đồng - Dự án nhà máy xử lý nước thải Yên Xá được khởi công xây dựng từ đầu tháng01/2019, công suất 270 nghìn m3/ngày với tổng mức đầu tư hơn 16 nghìn tỷ đồng - Dự án xây dựng đường vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục, Hà Nội giai đoạn1, thuộc dự án nhóm A với tổng mức đầu tư 7211 tỷ đồng, ước thực hiện tháng02/2021 8,8 tỷ đồng, ước thực hiện 02 tháng/2021 đạt 18,8 tỷ đồng.

3.2.2 Đầu tư tư nhân.

- Vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân chiếm 25% tổng số vốn đầu tư của toàndoanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân đóng góp khoảng 30% GDP của Thủ đô Thu hútkhoảng 51% lực lượng lao động cả nước và tạo khoảng 1,2 triệu việc làm cho người

Trang 10

lao động mỗi năm Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân của các doanh nghiệp giai đoạnnăm 2018-2019 khoảng trên 10 tỷ đồng/doanh nghiệp Chỉ số năng lực cạnh tranh cấptỉnh (PCI) xếp thứ 9/63, thuộc tốp 10 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành kinh tếxuất sắc nhất cả nước.

- Về số lượng doanh nghiệp: Trong những năm gần đây doanh nghiệp của Hà Nộiđã có những bước phát triển không ngừng cả về số lượng và chất lượng Tính đến hếtnăm 2020, tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập trên địa bàn Hà Nội khoảng hơn303.000 doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 97%trong tổng số doanh nghiệp trên toàn địa bàn Số lượng doanh nghiệp Hà Nội tăngtrung bình từ 9% - 13%/năm

- Về số doanh nghiệp thành lập mới: năm 2018 với số lượng 25.742 doanh nghiệpđăng ký thành lập mới (tăng 5% ), năm 2019 là 27.711 doanh nghiệp (tăng 9%) Riêngnăm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Thành phố Hà Nội đã cấp Giấychứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho 26.441 doanh nghiệp thành lập mới với số vốnđăng ký là 337.689 tỷ đồng (giảm 2% về số lượng doanh nghiệp và giảm 13% vốnđăng ký so với cùng kỳ năm trước).

- Lĩnh vực đầu tư tư nhân: Công nghệ có số thương vụ cao nhất trong 5 năm qua.Nhiều khoản đầu tư có xu hướng chảy vào các công ty khởi nghiệp công nghệ cungcấp giải pháp đột phá cho bán lẻ và dịch vụ, như đặt lịch và tư vấn chăm sóc sức khỏetrực tuyến, thương mại điện tử, nền tảng nhân sự và tuyển dụng

Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe có xu hướng tăng đáng kể Hai quỹ đầu tư danh tiếngtại Việt Nam - Mekong Capital và VinaCapital - đã nhanh chóng thâm nhập lĩnh vựcchăm sóc sức khỏe và dược phẩm với lần lượt 31,8 triệu USD vào Pharmacity và 26,7triệu USD vào Bệnh viện Thu Cúc.

4 Đánh giá chung về kết quả quản lý và tác động của các công cụ, chính sáchquản lý hiện hành của nhà nước

4.1 Đánh giá chung kết quả quản lý nhà nước về kinh tế.4.1.1 Đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài

5 năm qua, Hà Nội đã thu hút được 25,5 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI),gấp 4,08 lần giai đoạn 2011-2015; đứng đầu cả nước trong 2 năm liên tiếp 2018 và2019; lũy kế số dự án FDI còn hiệu lực là 6.278 dự án, với tổng số vốn đạt trên 47,7 tỷUSD, vốn giải ngân đạt trên 28,5 tỷ USD Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đónggóp 12,8% về vốn, 10,4% về thu ngân sách và góp phần tích cực trong chuyển giaocông nghệ, tạo việc làm cũng như đào tạo kỹ năng cho 310.370 người lao động (chiếm11% số lao động trong các doanh nghiệp)

Ngày đăng: 27/07/2024, 10:16

w