Báo Cáo Thuyết Minh Tổng Hợp Qhsdđ Đến Năm 2020 Và Kế Hoạch Sử Dụng Đất 5 Năm Kỳ Đầu(2011 -2015) Của Xã Điện Phương

63 1 0
Báo Cáo Thuyết Minh Tổng Hợp Qhsdđ Đến Năm 2020 Và Kế Hoạch Sử Dụng Đất 5 Năm Kỳ Đầu(2011 -2015) Của Xã Điện Phương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo thuyết minh tổng hợp QHSDĐ đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu(2011 -2015) của xã Điện Phương ĐẶT VẤN ĐỀ I SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là địa bàn xây dựng và phát triển dân sinh, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, là thành phần quan trọng của môi trường sống Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 tại Điều 18 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả.” Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, được quy định tại Khoản 2 Điều 6 của Luật Đất đai năm 2003; Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ tái định cư; Thông tư số 19/2009/TT-TNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Điện Phương là xã đồng bằng của huyện Điện Bàn, cách trung tâm huyện 5 km về hướng Đông Nam Xã có tổng diện tích tự nhiên là 1.025 ha, dân số 13.996 người Trong những năm qua, xã Điện Phương không ngừng đầu tư phát triển mạnh về kinh tế, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật và các lĩnh vực đời sống dân sinh Quy hoạch sử dụng đất của xã Điện Phương được lập năm 2003, giai đoạn (2003 -2010), đến nay kỳ hạn quy hoạch đã hết hiệu lực Để có cơ sở pháp lý và khai thác sử dụng đất một cách hiệu quả, tiết kiệm, đúng pháp luật, đáp ứng hài hòa các mối quan hệ về đất đai cho các mục đích sử dụng trong giai đoạn tới, việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) là hết sức cần thiết và cấp bách II MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT: 1 Mục tiêu: Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của xã Điện Phương, huyện Điện Bàn Góp phần quản lý chặt chẽ tài nguyên đất, kế hoạch hoá việc giao đất cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, từ đó có thể sử dụng đất một cách hiệu quả trên cơ sở tiết kiệm, sử dụng ổn định, gắn phát triển với bảo vệ sinh thái môi trường nhằm phát triển bền vững 2 Yêu cầu: - Điều tra thu thập số liệu phục vụ cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn xã 1 Báo cáo thuyết minh tổng hợp QHSDĐ đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu(2011 -2015) của xã Điện Phương - Xác định phương hướng, mục tiêu khai thác sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả toàn bộ quỹ đất đến năm 2020, xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất phù hợp, đáp ứng được mục tiêu nhiệm vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn - Đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất hợp lý trên cơ sở bảo vệ cải tạo đất và bảo vệ môi trường sinh thái III NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ THÔNG TIN, TÀI LIỆU ĐỂ LẬP QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 1 Căn cứ pháp lý: - Luật Đất đai năm 2003; - Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành luật đất đai; - Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ tái định cư; - Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; - Công văn số 5763/BTNMT-ĐKTKĐĐ ngày 25/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn áp dụng định mức sử dụng đất áp dụng cho công tác lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; - Quyết định số 53/2008/QĐ-UBND ngày 26/12/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam về ban hành Quy định hạn mức giao, hạn mức công nhận quyền sử dụng các loại đất và diện tích tối thiểu để tách thửa đất ở trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 2 Căn cứ kỹ thuật và cơ sở thông tin, tài liệu: - Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ xã Điện Phương lần thứ XI nhiệm kỳ 2010-2015; - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Điện Bàn đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020; - Đề án xây dựng huyện Điện Bàn trở thành thị xã vào năm 2015; - Quy hoạch sử dụng đất xã Điện Phương - huyện Điện Bàn thời kỳ 2003- 2010; - Báo cáo tình hình kinh tế, xã hội năm 2010 phương hướng nhiệm vụ năm 2011; - Quy hoạch xây dựng các khu thị tứ Thanh Chiêm, làng nghề Đông Khương và dự thảo quy hoạch sử dụng đất huyện Điện Bàn giai đoạn 2011-2020; 2 Báo cáo thuyết minh tổng hợp QHSDĐ đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu(2011 -2015) của xã Điện Phương - Đề án quy hoạch, định hướng quy hoạch sử dụng đất các ngành giao thông, công nghiệp, nông nghiệp, văn hóa, y tế, giáo dục… của huyện Điện Bàn; - Số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 của xã Điện Phương; - Niên giám thống kê huyện Điện Bàn năm 2008, 2009, 2010; - Các thông tin tài liệu khác có liên quan 3 Sản phẩm của dự án: - Báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của xã Điện Phương; - Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020; - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2011; - Quyết định của UBND huyện về xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; - Các văn bản có liên quan trong quá trình lập, thẩm định, thông qua HĐND, trình UBND huyện xét duyệt 3 Báo cáo thuyết minh tổng hợp QHSDĐ đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu(2011 -2015) của xã Điện Phương Phần I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 1.1 Điều kiện tự nhiên: 1.1.1 Vị trí địa lý: Điện Phương là xã đồng bằng nằm về phía Đông Nam của huyện Điện Bàn, cách trung tâm huyện khoảng 5 km, cách thành phố Tam Kỳ 45 km về phía Bắc và thành phố Đà Nẵng 30 km về phía Nam Về ranh giới hành chính, tiếp giáp với các xã: - Phía Bắc giáp : Xã Điện Nam Đông - Phía Nam giáp : Huyện Duy Xuyên - Phía Đông giáp : Thành phố Hội An - Phía Tây giáp : Xã Điện Minh và xã Điện Phong Tổng diện tích tự nhiên là 1.025,57 ha, dân số năm 2010 có 13.966 người, mật độ dân số 1.355 người/km2 Xã Điện Phương có hệ thống giao thông khá thuận lợi cả đường bộ và đường thuỷ Nằm gần các trung tâm kinh tế trọng điểm: Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, thành phố Đà Nẵng và Thành phố cổ Hội An Đây là điều kiện thuận lợi tạo động lực trong phát triển kinh tế - xã hội của xã 1.1.2 Địa hình, địa mạo: Địa hình trên địa bàn xã khá bằng phẳng và có hướng thấp dần từ Tây sang Đông Địa hình chịu sự ảnh hưởng sông Thu Bồn, do vậy các khu vực ven sông đất đai luôn biến động sạt lỡ và bồi lấp Nhìn chung, địa hình tương đối thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp cũng như bố trí xây dựng cơ sở hạ tầng và đầu tư phát triển về công nghiệp - TTCN, thương mại dịch vụ Tuy nhiên, do địa hình thấp nên vào mùa mưa bão ở những khu vực gần sông thường bị ngập lụt, gây khó khăn đến sản xuất, sinh hoạt của nhân dân 1.1.3 Khí hậu: Nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nóng ẩm và mưa nhiều theo mùa Trong năm có 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa - Nhiệt độ trung bình năm: 25,60C - Lượng mưa trung bình năm: 2.456 mm - Độ ẩm trung bình: 85% - Gió chịu ảnh hưởng của 2 hướng chính: + Gió mùa Đông Bắc: xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau 4 Báo cáo thuyết minh tổng hợp QHSDĐ đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu(2011 -2015) của xã Điện Phương + Gió mùa Đông Nam: xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 9, đặc biệt từ tháng 5 đến tháng 7 xuất hiện gió mùa Tây Nam khô nóng Với điều kiện khí hậu thuận lợi cho xã Điện Phương phát triển đa dạng về sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên, trong năm lượng mưa phân bố không đều, nên cần có các biện pháp phòng chống khô hạn vào mùa khô và lũ lụt vào mùa mưa để tránh gây ảnh hưởng lớn đến năng suất, sản lượng cây trồng 1.1.4 Thủy văn: - Thuộc vùng hạ lưu sông Thu Bồn; Sông Điện Bình sông Thu Bồn bao bọc phía Nam và phía Đông của xã Đây là con sông lớn của tỉnh, là tuyến đường thuỷ quan trọng nối liền các huyện Đông - Tây, lòng sông rộng từ 200 - 300 m, lưu lượng và lưu tốc rất lớn vào mùa mưa Ngoài ra còn có sông Lai Nghi, sông Phú Triêm và các ao hồ lớn nhỏ nằm trong khu dân cư và trong vùng đất sản xuất nông nghiệp Nhìn chung, hệ thống thủy văn ở đây có tác động trực tiếp đến đời sống sản xuất của người dân, do hiện tượng sạt lở các khu dân cư, khu vực sản xuất ven sông, đất đai biến động hàng năm Tuy nhiên đây là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng, cung cấp nước tưới, phù sa cho sản xuất nông nghiệp và một phần điều hòa được khí hậu trong khu dân cư 1.2 Các nguồn tài nguyên: 1.2.1 Tài nguyên đất: Theo tài liệu về thổ nhưỡng của viện Quy hoạch Bộ nông nghiệp, xã Điện Phương ngoài đất sông suối mặt nước chuyên dùng có hai nhóm đất chính, được phân thành các loại đất sau: * Đất phù sa chua: Diện tích khoảng 600 ha, chiếm 60% diện tích tự nhiên Loại đất này có hầu hết trên địa bàn xã, đất tương đối đồng nhất về màu sắc và thành phần cơ giới Màu sắc thường có màu xám hoặc nâu vàng, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình, tầng dày trên 100 cm, đất có độ phì tốt, loại đất này rất thích hợp cho các loại cây trồng hàng năm * Đất phù sa glây: Đất phù sa glây có diện tích khoảng 250 ha, chiếm 25% diện tích tự nhiên Phân bố chủ yếu ở phía bắc của xã Đất ở địa hình thấp, thường xuyên ngập nước Thành phần cơ giới thịt trung bình, đất có màu xám đen, xám xanh Độ sâu xuất hiện tầng glây thường dưới 30 cm, loại đất này thích hợp cho sản 5 Báo cáo thuyết minh tổng hợp QHSDĐ đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu(2011 -2015) của xã Điện Phương xuất nông nghiệp, như trồng rau màu, cần có biện pháp tiêu úng để giảm bớt độ glây trong đất * Đất cồn cát trắng vàng: Diện tích khoảng 100 ha, chiếm 10 % diện tích tự nhiên Loại đất này phân bố tập trung ở khu vực giáp sông Thu Bồn, đất có màu trắng, xám vàng, thành phần cơ giới hạt thô, rời rạc, giữ nước kém Nguồn tài nguyên đất trên địa bàn xã phần lớn là đất phù sa, độ phì tương đối tốt, thích hợp cho nhiều loại cây trồng đặc biệt là cây ngắn ngày Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất nông nghiệp, để tránh tình trạng phân hoá đất, cần phải có các biện pháp bảo vệ, cải tạo để nâng cao độ phì trong đất, làm tăng hiệu quả sử dụng đất 1.2.2 Tài nguyên nước: * Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt tương đối dồi dào nhờ hệ thống sông Thu Bồn, sông Phú Triêm và các ao hồ lớn nhỏ Đây là nguồn nước tưới chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp và các hoạt động sản xuất, sinh hoạt khác * Nguồn nước ngầm: Hiện nay chưa có tài liệu khảo sát cụ thể về nguồn nước ngầm trên địa bàn xã, qua khảo sát thực tế nguồn nước ngầm nằm ở độ sâu khoảng 5 - 8 m Nguồn nước ngầm chủ yếu phục vụ cho đời sống sinh hoạt của người dân Nguồn nước ở đây có trữ lượng khá lớn có thể cung cấp đầy đủ nước tưới cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp, nguồn nước sinh hoạt và các hoạt động khác Tuy nhiên, vào mùa khô trữ lượng nước bị hạn chế do đó cần phải có biện pháp sử dụng nguồn nước hợp lý 1.3 Thực trạng môi trường: Sự phát triển về dân số, phát triển về các ngành công nghiệp - TTCN, dịch vụ, bên cạnh đó xã Điện Phương có tuyến quốc lộ 1A chạy qua, lưu lượng xe qua lại rất nhiều làm cho mức độ ô nhiễm của môi trường không khí ngày càng cao vì khói bụi giao thông; Trong lĩnh vực nông nghiệp, để đạt được năng suất cao trong sản xuất, người dân đã lạm dụng quá nhiều phân hoá học, thuốc trừ sâu cho các loại cây trồng đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đất, nước và không khí II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Trong những năm qua cùng với sự phát triển chung của toàn huyện, kinh tế của xã không ngừng tăng trưởng Đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn thiện hơn 6 Báo cáo thuyết minh tổng hợp QHSDĐ đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu(2011 -2015) của xã Điện Phương Tổng giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 18,20 %/năm Tổng giá trị sản xuất năm 2010 ước đạt 131,32 tỷ đồng, trong đó thương mại dịch vụ - du lịch tăng 23,84 %/năm, Công nghiệp – XDCB tăng 12,78 %, Nông nghiệp tăng 4,06 % Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng là: Thương mại dịch vụ, Công nghiệp - XDCB; Nông nghiệp, tỷ trọng giá trị ước thực hiện năm 2010 là 69,52 %-18,44 % - 12,04 % Trong cơ cấu kinh tế của xã, tỷ trọng ngành Công nghiệp, dịch vụ ngày càng tăng nhanh, bên cạnh đó tỷ trọng về nông nghiệp giảm dần, đây được coi là phát triển theo chiều hướng tích cực (Nguồn: Báo cáo Chính trị Đảng bộ lần thứ XII, nhiệm kỳ 2010 -2015) 2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế: 2.2.1 Khu vực kinh tế dịch vụ: Hoạt động phát triển về dịch vụ, thương mại cũng khá ổn định và ngày càng phong phú, đa dạng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của người dân Tập trung chủ yếu ở dọc các tuyến đường quốc lộ 1A, các tuyến đường liên xã và khu vực chợ Tổng số hộ đăng ký kinh doanh đến nay 205 hộ Phát triển mạnh các dịch vụ vận tải, trao đổi hàng hoá, bưu chính viễn thông và dịch vụ ăn uống giải khát Tổng doanh thu thương mại dịch vụ năm 2010 đạt 91,28 tỷ đồng, tăng bình quân 23,84 % /năm 2.2.2 Khu vực kinh tế công nghiệp: Tiếp tục thực hiện Đề án phát triển Công nghiệp - TTCN giai đoạn 2003 - 2010, địa phương đã phối hợp nhân dân khôi phục làng nghề truyền thống, tăng cường công tác đào tạo, nhân cấy nghề, thực hiện tốt các hoạt động khuyến công, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy các hoạt động sản xuất CN -TTCN và làng nghề truyền thống của địa phương phát triển Hiện nay toàn xã có 19 doanh nghiệp cơ sở sản xuất CN đang hoạt động, nhiều cơ sở đạt doanh thu khá cao và giải quyết nhiều lao động tại địa phương, nhất là các ngành nghề đúc đồng, gốm, mây tre, mộc dân dụng…Điển hình là cơ sở chạm khắc gỗ Nguyễn Văn Tiếp, gốm mỹ nghệ Lê Đức Hạ, mây tre Trúc Quảng… Gốm mỹ nghệ Lê Đức Hạ 7 Báo cáo thuyết minh tổng hợp QHSDĐ đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu(2011 -2015) của xã Điện Phương Ngoài ra địa phương cũng tập trung khôi phục một số làng nghề như: đúc đồng Phước Kiều, dệt chiếu Triêm Tây, bánh tráng Phú Chiêm… Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp-XDCB ước đạt 24,22 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 12,78 %/ năm (trong đó CN –TTCN đạt 19,92 tỷ đồng, tăng 15,69 %/năm) 2.2.3 Khu vực kinh tế nông nghiệp: Lĩnh vực kinh tế nông nghiệp của xã trong những năm qua cũng phát triển khá rõ nét Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2010 là 15,697 tỷ đồng Tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2006-2010 là 4,06 % * Về trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng hàng năm 470,5 ha, trong đó diện tích cây lúa giữ ổn định 230 ha, năng suất lúa hàng năm đều đạt khá cao, sản lượng lương thực bình quân hàng năm đạt trên 3.300 tấn Về cây màu đã đưa một số cây trồng như: như ngô lai, bông vải, ớt vào sản xuất Tổ chức thực hiện các mô hình xen canh, đưa một số giống mới vào sản xuất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và yêu cầu thị trường Giá trị bình quân trên một đơn vị canh tác đạt từ 60 - 65 triệu đồng/ha * Về chăn nuôi: Trong năm qua, mặt dù ảnh hưởng dịch bệnh, nhưng tình hình chăn nuôi tại địa phương vẫn ổn định, nhờ công tác phòng chống dịch kịp thời, tiêm phòng và tiêu độc khử trùng luôn được chú trọng nên tình hình dịch bệnh ít xảy ra Hiện nay trên địa bàn xã cũng đã hình thành và từng bước phát triển mô hình chăn nuôi tập trung có hiệu quả Năm 2010 tổng đàn trâu 51 con, đàn bò 794 con, đàn lợn 2.123 con, đàn gia cầm 16.320 con 2.3 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập: - Theo số liệu thống kê dân số xã Điện Phương đến năm 2010 là 13.996 người, trong đó: + Tổng nữ: 7.318 người, chiếm 52,29% + Tổng nam: 6.678 người, chiếm 47,71% + Tỷ lệ phát triển dân số chung bình quân 5 năm (2005 – 2010): 1,54 % - Toàn xã có khoảng 8.441 lao động trong độ tuổi, chiếm 60,31 % dân số trong toàn xã phân bổ theo các ngành như sau: + Lao động nông nghiệp chiếm khoảng 63,48 %; + Lao động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm khoảng 20,26%; + Lao động dịch vụ thương mại chiếm khoảng 16,26% Tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm từ 14,48 % năm 2005 đến nay còn 4,54 % Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, cùng với sự phát triển của công 8 Báo cáo thuyết minh tổng hợp QHSDĐ đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu(2011 -2015) của xã Điện Phương nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã tạo việc làm cho một số người dân địa phương Thu nhập bình quân đầu người của xã hiện nay khoảng 8.900.000 đồng/người/năm 2.4 Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn: Các khu dân cư trên địa bàn xã hình thành lâu đời, gắn liền với các làng nghề truyền thống, các khu dân cư phân bố tương đối tập trung, tập trung nhiều dọc theo tuyến quốc lộ 1A, đường ĐH 2 và các thôn Triêm Nam, Đông Khương Mật độ dân cư, mật độ xây dựng khá lớn; hệ thống giao thông và các công trình công cộng trong khu dân cư cơ bản được đảm bảo Phần lớn nhà cửa ở các khu dân cư trong xã đã được xây dựng kiên cố, khang trang Ngoài các khu vực đã nêu trên các khu dân cư còn lại có khả năng mở rộng Mật độ dân số trung bình trên địa bàn xã là 1.355 người/km2 2.5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng: 2.5.1 Hệ thống giao thông: Hệ thống giao thông trên địa bàn xã Điện Phương gồm các tuyến đường sau: 2.5.1.1 Giao thông đường bộ: * Quốc lộ 1A: Chạy qua xã gồm 3 tuyến + Quốc lộ 1A-01 tuyến tránh Vĩnh điện đoạn qua xã dài 0,35 km, nền đường rộng 15,5 m; + Quốc lộ 1A-02 tuyến đường dẫn cầu Câu Lâu đoạn qua xã dài 1,75 km, nền đường rộng 15,5 m; + Quốc lộ 1A-03 tuyến quốc lộ 1A cũ đoạn qua xã dài 1,5 km, nền đường rộng 15,5 m; Cả 3 tuyến đường trên đều được kết cấu bê tông nhựa, đây là tuyến giao thông huyết mạch của xã Điện Phương nói riêng và của huyện Điện Bàn cũng như của tỉnh Quảng Nam nói chung * Đường tỉnh lộ (ĐT): - Tuyến ĐT 608: Bắt đầu từ Vĩnh Điện đến Hội An, đoạn qua địa bàn xã dài 0,8 km, nền đường rộng 9 m, kết cấu mặt đường bê tông nhựa * Đường huyện (ĐH): 9 Báo cáo thuyết minh tổng hợp QHSDĐ đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu(2011 -2015) của xã Điện Phương - Tuyến (Chợ Tổng đi Cống Đá), có chiềĐuườdnàgi h3u,y8ệnk(mĐ,Hn2ề)n đường rộng 6m, kết cấu mặt đường bê tông xi măng * Đường liên thôn, đường trong khu dân cư và giao thông nội đồng: Trên địa bàn xã có khoảng 41 km đường liên thôn, liên xóm, trong khu dân cư và đường nội đồng, trong đó đã bê tông xi măng 35,47 km, thâm nhập nhựa 2,6 km, còn lại đường đất là 2,92 km 2.5.1.2.Giao thông đường thủy: Sông Thu Bồn có tổng chiều dài khoảng 97 km, đoạn qua xã dài khoảng 1,97 km, rộng 300 m Đây là tuyến giao thông đường thuỷ có một vị trí rất quan trọng, có thể vận chuyển hàng hoá bằng xuồng máy đến các huyện trong và ngoài tỉnh, gắn kết chặt chẽ giữa du lịch Hội An, Mỹ Sơn và du lịch làng nghề Nhìn chung, hệ thống giao thông trên địa bàn xã cơ bản được đảm bảo và đa dạng, đáp ứng được nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hoá, nhu cầu tham quan du lịch của người dân, góp phần rất lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Tuy nhiên một số tuyến đường còn nhỏ hẹp, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của xã 2.5.2 Thuỷ lợi: Các công trình thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp được chú trọng đầu tư, hiện nay xã Điện Phương đã xây dựng 1 trạm bơm phục vụ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp ở thôn Triêm Nam Diện tích còn lại sử dụng nguồn nước tưới từ trạm bơm Vĩnh Điện và trạm bơm Điện Minh qua hệ thống kênh dẫn Hệ thống thuỷ lợi trên địa bàn khá hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác khai hoang, tăng vụ, tăng khả năng sản xuất, chủ động trong công tác tưới tiêu 2.5.3 Năng lượng: Nguồn điện phục sản xuất, sinh hoạt của xã từ lưới điện Quốc gia thông qua hệ thống hạ thế đến các thôn Hiện tại trên địa bàn tỷ lệ hộ dùng điện hiện nay đạt 100 % số hộ trong xã 2.5.4 Bưu chính, viễn thông: Mạng lưới bưu chính, viễn thông được đầu tư nâng cấp chung cả khu vực, các mạng di động đã được kết nối, phủ sóng trên địa bàn toàn xã Bên cạnh đó toàn xã có khoảng 1.844 thuê bao điện thoại cố định, bình quân 7,96 người/máy đảm bảo thông tin liên lạc kịp thời cho nhân dân Gần trung tâm huyện lỵ nên các hoạt động bưu tín, bưu phẩm cũng rất thuận lợi 2.5.5 Cơ sở văn hóa: Hiện tại trên địa bàn xã có 11/11 thôn có nhà sinh hoạt văn hóa được xây dựng kiên cố Đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tổ chức các lễ hội của nhân dân Tuy nhiên khu văn hoá xã chưa được đầu tư xây dựng 10

Ngày đăng: 26/03/2024, 14:18

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan