Bảng 2.11: Kết quả khảo sát thực trạng điều kiện phối hợp đào tạo trìnhđộ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vựcNam đồng bằng sông Hồng với bệnh viện...71Bảng 2.12: Ý ki
Trang 1- -PHẠM THỊ THANH HƯƠNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI NGÀNH SỨC KHỎE KHU VỰC NAM ĐỒNG
BẰNG SÔNG HỒNG VỚI BỆNH VIỆN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2024
Trang 2- -PHẠM THỊ THANH HƯƠNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI NGÀNH SỨC KHỎE KHU VỰC NAM ĐỒNG
BẰNG SÔNG HỒNG VỚI BỆNH VIỆN
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 9.14.01.14
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS Nguyễn Công Giáp
2 TS Ngô Viết Sơn
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu vàkết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa công bố trong bất kỳ côngtrình khoa học nào khác
Tác giả luận án
Phạm Thị Thanh Hương
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ x
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI NGÀNH SỨC KHỎE VỚI BỆNH VIỆN 10
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 10
1.1.1 Nghiên cứu về phối hợp đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp 10
1.1.2 Nghiên cứu về quản lý hoạt động phối hợp đào tạo giữa trường đại học với các doanh nghiệp 15
1.1.3 Nghiên cứu về quản lý hoạt động phối hợp đào tạo giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với các bệnh viện 17
1.1.4 Nhận xét chung và những vấn đề cần nghiên cứu tiếp của luận án 21
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 23
1.2.1 Quản lý 23
1.2.2 Đào tạo 24
1.2.3 Quản lý đào tạo 25
1.2.4 Phối hợp đào tạo 25
1.2.5 Quản lý hoạt động phối hợp đào tạo giữa trường đại học khối ngành sức khỏe và bệnh viện 26
1.3 Các loại hình tổ chức phối hợp đào tạo giữa trường đại học khối ngành sức khỏe và bệnh viện 27
1.3.1 Tổ chức cơ sở đào tạo nằm trong bệnh viện 27
1.3.2 Tổ chức bệnh viện nằm trong cơ sở đào tạo 28
1.3.3 Nhà trường và các bệnh viện là những đơn vị độc lập 29
1.4 Hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện 29
1.4.1 Mục tiêu phối hợp đào tạo trình độ đại học 29
1.4.2 Nội dung phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện 32 1.4.3 Hình thức phối hợp đào tạo giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với
Trang 7bệnh viện 36
1.4.4 Đảm bảo các điều kiện phối hợp đào tạo giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện 38
1.5 Nội dung quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện 38
1.5.1 Quản lý xây dựng chương trình tổng thể về phối hợp đào tạo trình độ đại học .39
1.5.2 Quản lý phối hợp xây dựng và phát triển chương trình đào tạo trình độ đại học 40
1.5.3 Quản lý phối hợp trong hoạt động giảng dạy, hướng dẫn thực hành cho sinh viên 41
1.5.4 Quản lý phối hợp trong việc sử dụng cơ sở vật chất và trang thiết bị thực hành, thực tập 42
1.5.5 Quản lý phối hợp trong việc tổ chức thực hiện đánh giá kết quả đào tạo sinh viên 43
1.5.6 Đánh giá quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện 43
1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện 44
1.6.1 Chủ trương và chính sách nhà nước về đào tạo đại học 44
1.6.2 Sự phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế 45
1.6.3 Tiến bộ khoa học và công nghệ 45
1.6.4 Nhận thức của cán bộ quản lý nhà trường và bệnh viện về phối hợp đào tạo trình độ đại học 46
1.6.5 Năng lực quản lý của cán bộ quản lý nhà trường và bệnh viện 47
1.6.6 Điều kiện cơ sở vật chất và tài chính của nhà trường và bệnh viện 47
Kết luận chương 1 49
Chương 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI NGÀNH SỨC KHỎE KHU VỰC NAM ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VỚI BỆNH VIỆN 50
2.1 Giới thiệu chung về các trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực nam Đồng bằng sông Hồng 50
2.1.1 Giới thiệu về Trường Đại học Y dược Thái Bình 50
2.1.2 Giới thiệu về Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định 52
2.2 Giới thiệu khảo sát thực trạng quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình
Trang 8độ đại học giữa các trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng
bằng sông Hồng với bệnh viện 55
2.2.1 Mục đích khảo sát 55
2.2.2 Nội dung khảo sát 55
2.2.3 Đối tượng khảo sát 56
2.2.4 Địa điểm và thời gian khảo sát 57
2.2.5 Phương pháp khảo sát 57
2.2.6 Xử lý kết quả khảo sát 57
2.3 Thực trạng hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng với bệnh viện 58
2.3.1 Thực trạng thực hiện mục tiêu hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng với bệnh viện 58
2.3.2 Thực trạng thực hiện nội dung phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng với bệnh viện 62
2.3.3 Thực trạng thực hiện hình thức phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng với bệnh viện 68
2.3.4 Thực trạng các điều kiện phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng với bệnh viện 70
2.4 Thực trạng về quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng với bệnh viện 75
2.4.1 Thực trạng quản lý hoạt động xây dựng chương trình phối hợp đào tạo 75
2.4.2 Thực trạng quản lý hoạt động phối hợp xây dựng và phát triển chương trình đào tạo trình độ đại học 81
2.4.3 Thực trạng quản lý phối hợp trong hoạt động giảng dạy và hướng dẫn sinh viên 85
2.4.4 Thực trạng quản lý phối hợp sử dụng cơ sở vật chất và trang thiết bị đào tạo 91
2.4.5 Thực trạng quản lý phối hợp tổ chức thực hiện đánh giá kết quả đào tạo sinh viên 94
2.4.6 Thực trạng đánh giá quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện 98
Trang 92.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam
đồng bằng sông Hồng với bệnh viện 100
2.6 Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng với bệnh viện 103
2.6.1 Những mặt mạnh 103
2.6.2 Những mặt hạn chế 104
2.6.3 Những nguyên nhân hạn chế 105
2.7 Kinh nghiệm quốc tế về quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện 106
2.7.1 Kinh nghiệm của Liên minh Châu Âu 106
2.7.2 Kinh nghiệm của nước Anh 108
2.7.3 Kinh nghiệm của Nhật Bản 109
2.7.4 Kinh nghiệm của Canada 110
2.7.5 Kinh nghiệm của Mỹ 113
2.7.6 Bài học rút ra cho các trường đại học Việt Nam 116
Kết luận chương 2 118
Chương 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI NGÀNH SỨC KHỎE KHU VỰC NAM ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VỚI BỆNH VIỆN 119
3.1 Nguyên tắc đề xuất các giải pháp 119
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý 119
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 120
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 120
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 121
3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi và hiệu quả 122
3.1.6 Nguyên tắc đảm bảo lợi ích của nhà trường và bệnh viện khi phối hợp đào tạo 122
3.2 Giải pháp quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng với bệnh viện 123
3.2.1 Chỉ đạo xây dựng cơ chế phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng với bệnh viện 123 3.2.2 Tổ chức tổ công tác chuyên trách quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình
Trang 10độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện 127
3.2.3 Tổ chức huy động các chuyên gia giỏi về chuyên môn của bệnh viện tham gia phát triển chương trình đào tạo trình độ đại học của trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng 131
3.2.4 Chỉ đạo xây dựng bộ công cụ đánh giá quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện 135
3.2.5 Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ quản lý chuyên trách và chuyên gia bệnh viện tham gia hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa nhà trường với bệnh viện 140
3.3 Mối quan hệ giữa các giải pháp 147
3.4 Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất 148
3.4.1 Mục đích khảo sát 148
3.4.2 Nội dung khảo sát 148
3.4.3 Phương pháp khảo sát 148
3.4.4 Đối tượng khảo sát 148
3.4.5 Kết quả khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất .149
3.5 Tổ chức thử nghiệm giải pháp 151
3.5.1 Mục đích thử nghiệm 151
3.5.2 Giả thuyết thử nghiệm 152
3.5.3 Nội dung thử nghiệm 152
3.5.4 Địa bàn và đối tượng thử nghiệm 153
3.5.5 Phương pháp thử nghiệm 153
3.5.6 Kết quả đánh giá 153
Kết luận chương 3 163
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 164
1 Kết luận 164
2 Khuyến nghị 167
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 169
DANG MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ 177 PHỤ LỤC
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ
Bảng 2.1: Quy mô phối hợp đào tạo của nhà trường giai đoạn từ 2015
-2020 50 Bảng 2.2: Cơ cấu trình độ đội ngũ cán bộ quản lý của Trường Đại học
Y dược Thái Bình 51 Bảng 2.3: Cơ cấu trình độ đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Y
dược Thái Bình 52 Bảng 2.4: Quy mô phối hợp đào tạo của nhà trường giai đoạn từ 20015
-2020 53 Bảng 2.5: Cơ cấu trình độ đội ngũ cán bộ quản lý của Trường Đại học
Điều dưỡng Nam Định 53 Bảng 2.6: Cơ cấu trình độ đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Điều
dưỡng Nam Định 54 Bảng 2.7 : Phân bố đối tượng khách thể khảo sát ở từng trường và bệnh
viện 56 Bảng 2.8: Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện mục tiêu hoạt động
phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng với bệnh viện 59 Bảng 2.9: Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện nội dung hoạt động
phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng với bệnh viện 63 Bảng 2.10: Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện các hình thức phối
hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng với bệnh viện
68
Trang 12Bảng 2.11: Kết quả khảo sát thực trạng điều kiện phối hợp đào tạo trình
độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng với bệnh viện 71 Bảng 2.12: Ý kiến đánh giá thực trạng quản lý hoạt động phối hợp xây
dựng chương trình phối hợp đào tạo 76 Bảng 2.13: Ý kiến đánh giá thực trạng quản lý hoạt động phối hợp xây
dựng và phát triển chương trình đào tạo trình độ đại học 82 Bảng 2.14: Ý kiến đánh giá thực trạng quản lý phối hợp trong hoạt động
giảng dạy và hướng dẫn sinh viên 85 Bảng 2.15: Ý kiến đánh giá thực trạng quản lý phối hợp sử dụng cơ sở
vật chất và trang thiết bị đào tạo 91 Bảng 2.16: Ý kiến đánh giá thực trạng quản lý phối hợp tổ chức thực
hiện đánh giá kết quả đào tạo sinh viên 95 Bảng 2.17: Kết quả khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản
lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng với bệnh viện 100 Bảng 3.1: Tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số đánh giá quản lý hoạt động phối
hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng với bệnh viện
136
Bảng 3.2: Kết quả thăm dò ý kiến đánh giá tính cần thiết của các giải
pháp 149 Bảng 3.3: Kết quả thăm dò ý kiến đánh giá tính khả thi của các giải
pháp 151 Bảng 3.4: Kết quả đánh giá quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình
độ đại học giữa Trường đại học Điều dưỡng Nam định với các bệnh viện 154
Trang 13Bảng 3.5: Ý kiến đánh giá mức độ bao quát các vấn đề cần đánh giá
của bộ công cụ về quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình
độ đại học giữa nhà trường với bệnh viện 160 Bảng 3.6: Ý kiến đánh giá mức độ đáp ứng của bộ công cụ với mục tiêu
đánh giá quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa nhà trường với bệnh viện 161 Bảng 3.7: Ý kiến đánh giá tính khả thi của bộ công cụ đánh giá quản lý
hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa nhà trường với bệnh viện 162
Trang 14DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Ý kiến về thực trạng đánh giá quản lý hoạt động phối hợp đào
tạo giữa nhà trường với bệnh viện 98
Sơ đồ 3.1: Tiến trình bồi dưỡng CBQL chuyên trách và chuyên gia bệnh viện
tham gia giảng dạy, hướng dẫn sinh viên 143
Trang 15MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Quan điểm của Nghị quyết số 46 NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cườngbảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới đã nhấn mạnh:Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của cả dân tộc Đảng ta đã khẳngđịnh: "Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân là hoạt động nhân đạo, trựctiếp bảo đảm nguồn nhân lực phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [7]
Vì vậy, đầu tư về sức khoẻ là đầu tư cho sự phát triển nền kinh tế và xã hội, nângcao chất lượng cuộc sống cho từng cá nhân và gia đình Để thực hiện quan điểmnày, ngày 10 tháng 01 năm 2013 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số122/QĐ-TTg về “Chiến lược quốc gia bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhândân 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030” [68]
Chất lượng đội ngũ nhân lực ngành y tế phụ thuộc vào chất lượng đào tạo tạicác cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe, trong đó có hệ thống các trường đại họckhối ngành sức khỏe Việc đào tạo sinh viên tại các trường đại học khối ngành sứckhỏe phải đảm bảo hình thành năng lực hành nghề cho người học Để đảm bảo đượcđiều này, tổ chức đào tạo tại các trường đại học khối ngành sức khỏe phải quán triệtđược nguyên lý giáo dục của Đảng ta là “Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền vớithực tiễn” Do vậy, đào tạo nhân lực ngành y tế tại các trường đại học khối ngànhsức khỏe hiện nay cần phối hợp chặt chẽ với các bệnh viện- đây là điều kiện để cáctrường nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng tăng cường thực tế, gắn lý thuyếtvới thực hành
Lý luận và thực tiễn cho thấy việc phối hợp giữa trường đại học khối ngànhsức khỏe với các bệnh viện là một giải pháp tổ chức đào tạo nhân lực ngành y tếmang lại nhiều hiệu quả và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo Chính vì thế,ngày 01 tháng 8 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 09/BYT-TT
về hướng dẫn việc kết hợp giữa các cơ sở đào tạo cán bộ y tế với các bệnh việntrong đào tạo, nghiên cứu khoa học và chăm sóc sức khoẻ nhân dân [10]
Trong đào tạo nhân lực cho ngành y tế, hình thức phối hợp đào tạo giữa nhàtrường và bệnh viện có vai trò quan trọng nhưng về mặt lý luận thì vấn đề phối hợp
Trang 16này chưa được nghiên cứu thấu đáo, tổ chức triển khai ở nhiều trường đại học cònmang tính chủ quan, dựa vào kinh nghiệm thực tiễn là chủ yếu Cơ chế quản lý phốihợp này như thế nào? Mô hình phối hợp đặc thù cho lĩnh vực đào tạo nhân lựcngành y tế? Trách nhiệm của các bên liên quan trong đào tạo sinh viên và đảm bảo
cơ sở vật chất, trang thiết bị đến đâu? Phương pháp đánh giá hiệu quả của sự phốihợp này? Và nhiều vấn đề mang tính lý luận về quản lý hoạt động phối hợp nàychưa được xem xét đầy đủ
Còn về mặt thực tiễn, trong phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trườngđại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện gặp khó khăn bởi hiện nay các bệnh việnđều bước vào cơ chế tự chủ nên gặp nhiều khó khăn như trong vấn đề tài chính, bêncạnh việc nhiều bệnh viện đã cố gắng, tạo điều kiện, môi trường tốt nhất cho ngườihọc được đào tạo thực hành, thì một số bệnh viện phải tập trung cao độ, ưu tiên sắpxếp giường bệnh nên việc sắp xếp không gian, thời gian để tổ chức giảng dạy thựchành tại bệnh viện còn có nhiều lúng túng
Thực hiện thông tư 09/2008/TT-BYT ngày 01/8/2008 về “Hướng dẫn việcphối hợp giữa các cơ sở đào tạo cán bộ y tế với các cơ sở thực hành trong công tácđào tạo, nghiên cứu khoa học và chăm sóc sức khoẻ nhân dân” [10]; Thực hiệnNghị định 111/2017/NĐ-CP “Qui định về tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạokhối ngành sức khỏe” [14], các trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực NamĐồng bằng sông Hồng đã xây dựng chương trình, phương pháp học tập theo hướnghình thành năng lực cho sinh viên, đạt được các năng lực cơ bản của đội ngũ nhânlực y tế và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế Do vậy, phối hợp giữa nhà trường vàcác bệnh viện trong đào tạo có vai trò quan trọng góp phần nâng cao chất lượngđào tạo, hình thành năng lực cho sinh viên, giúp sinh viên sau khi ra trường có thểđáp ứng được các yêu cầu chuyên môn của các cơ sở y tế
Mặc dù Bộ Y tế đã có các văn bản chỉ đạo và quy định về phối hợp giữa cáctrường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện, nhưng trong thực tế hiện nay cơchế quản lý hoạt động này giữa nhà trường và bệnh viện ở các trường đại học khốingành sức khỏe khu vực nam Đồng bằng sông Hồng còn bộc lộ nhiều bất cập Điều
đó thể hiện trên các mặt: Chưa có chính sách đồng bộ trong tổ chức và triển khai
Trang 17hoạt động phối hợp; Mô hình phối hợp còn đơn điệu, chưa đa dạng; Cơ chế quản lýhoạt động phối hợp giữa nhà trường và bệnh viện chưa được xây dựng một cáchkhoa học; Kinh nghiệm của CBQL và GV trong quản lý hoạt động phối hợp cònhạn chế; Chưa có hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả phối hợp một cách khoa học.
Với mong muốn bổ sung thêm một vài khía cạnh lý luận về quản lý phối hợpđào tạo giữa nhà trường và bệnh viện, góp phần giải quyết những bất cập trong việcquản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa các trường đại học khốingành sức khỏe khu vực nam Đồng bằng sông Hồng với bệnh viện, tác giả chọn
nghiên cứu đề tài: “Quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa
trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực nam Đồng bằng sông Hồng với bệnh viện”.
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động phối hợpđào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực namĐồng bằng sông Hồng với bệnh viện, luận án đề xuất các giải pháp quản lý khảthi hướng vào cải thiện các thành tố của quá trình phối hợp sẽ nâng cao hiệu quảphối hợp đào tạo và đáp ứng chuẩn đầu ra
3 Câu hỏi nghiên cứu
3.1 Dựa theo cách tiếp cận quản lý nào để nghiên cứu quản lý hoạt động phối
hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện?
3.2 Có những ưu điểm và hạn chế nào trong quản lý phối hợp đào tạo trình
độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực nam Đồng bằng sôngHồng với bệnh viện?
3.3 Làm thế nào để quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại họcgiữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực nam Đồng bằng sông Hồng vớibệnh viện hiệu quả hơn và đáp ứng tốt hơn chuẩn đầu ra?
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngànhsức khỏe với bệnh viện
Trang 184.2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại họckhối ngành sức khỏe khu vực nam Đồng bằng sông Hồng với bệnh viện
5 Giả thuyết khoa học
Hoạt động quản lý phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa các trường đại họckhối ngành sức khỏe khu vực nam Đồng bằng sông Hồng với bệnh viện đã đạt đượcmột số thành tựu những vẫn còn nhiều bất cập Nếu triển khai một cách đồng bộ cácgiải pháp phối hợp đào tạo khả thi hướng vào cải thiện các thành tố của quá trìnhphối hợp như cơ chế phối hợp, nâng cao năng lực CBQL, giảng viên, chuyên viênliên quan và công cụ đánh giá hiệu quả hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại họcgiữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện thì sẽ khắc phục được cácbật cập hiện nay và đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra theo chương trình đào tạo
6 Luận điểm để bảo vệ
6.1 Chất lượng đào tạo trình độ đại học khối ngành sức khỏe phụ thuộc rấtnhiều vào hoạt động quản lý phối hợp giữa trường đại học khối ngành sức khỏe vớibệnh viện Quản lý dựa vào kết quả đầu ra rất coi trọng năng lực thực tiễn của ngườihọc, như vậy bệnh viện là nơi để người học trải nghiệm theo cơ chế phối hợp giữatrường đại học với bệnh viện, trong đó trường học là nơi chủ trì - bệnh viện phốihợp
6.2 Quản lý phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngànhsức khỏe với bệnh viện dựa trên quản lý tốt các thành tố của quá trình phối hợp đàotạo là cách tiếp cận phù hợp, đáp ứng chuẩn đầu ra theo chương trình đào tạo
6.3 Hiệu quả hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại họckhối ngành sức khỏe với bệnh viện phải dựa vào các giải pháp quản lý đồng bộ, tácđộng đến các khâu của quá trình phối hợp đào tạo, phân định rõ ràng cơ chế quản lý vàtrách nhiệm của các bên tham gia trong quá trình thực hiện hoạt động phối hợp này
7 Nhiệm vụ nghiên cứu
7.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý phối hợp đào tạo trình độ đại học
giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện;
7.2 Phân tích đánh giá thực trạng quản lý phối hợp đào tạo trình độ đại học
giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực nam Đồng bằng sông Hồng vớibệnh viện;
Trang 197.3 Đề xuất một số giải pháp quản lý phối hợp đào tạo trình độ đại họcgiữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực nam Đồng bằng sông Hồngvới bệnh viện.
7.4 Khảo nghiệm các giải pháp và thử nghiệm một giải pháp quản lý hoạtđộng phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏekhu vực nam Đồng bằng sông Hồng với bệnh viện nhằm kiểm chứng tính cần thiết
và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất
8 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
8.1 Phạm vi về địa bàn nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu của luận án tập trung vào các trường đại học khối ngànhkhoa học sức khỏe khu vực nam Đồng bằng sông Hồng, bao gồm Đại học Y dượcThái Bình và Đại học Điều dưỡng Nam Định và các bệnh viện: Bệnh viên Đa khoatỉnh Nam Định, Bệnh viện phụ sản Nam Định, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình
8.2 Phạm vi về phạm vi nghiên cứu
Luận án chỉ tập trung nghiên cứu hợp tác đào tạo trình độ đại học khối ngànhsức khỏe
8.3 Phạm vi về khách thể điều tra khảo sát
Việc điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng quản lý phối hợp đào tạo trình độđại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực nam Đồng bằng sôngHồng với bệnh viện được tiến hành trên các đối tượng sau:
+ Cán bộ quản lý các trường đại học khối ngành sức khỏe
+ Giảng viên các trường đại học khối ngành sức khỏe
+ Cán bộ quản lý, đội ngũ y bác sỹ và nhân viên bệnh viện
+ Sinh viên hệ đại học đang học và sinh viên đã tốt nghiệp tại 2 trường trong
3 năm gần đây
8.4 Phạm vi về thời gian
Luận án được tiến hành nghiên cứu dựa trên các minh chứng, số liệuthống kê và số liệu được khảo sát trong giai đoạn 2015- 2020
Trang 209 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
9.1 Cách tiếp cận
Để nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng các cách tiếp cận sau đây:
9.1.1 Tiếp cận hệ thống
Hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành
sức khỏe với bệnh viện được thực hiện dựa trên các chủ trương, chính sách củaĐảng, Nhà nước về giáo dục và đào tạo, trong đó có chủ trương phối hợp đào tạogiữa nhà trường với các cơ sở doanh nghiệp Luận án nghiên cứu mối quan hệ biệnchứng giữa các vấn đề nghiên cứu một cách hệ thống của hoạt động phối hợp đàotạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện Trong
đó, các vấn đề của hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại họckhối ngành sức khỏe với bệnh viện như chủ trương, chính sách phối hợp đào tạo, hạtầng cơ sở vật chất phục vụ phối hợp đào tạo, nội dung chương trình phối hợp đàotạo, đội ngũ giảng viên tham gia phối hợp đào tạo, các vấn đề quản lý hoạt độngphối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnhviện hiện nay gắn liền với yêu cầu của đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đàotạo Nội dung trên cần được nghiên cứu rất hệ thống trên cơ sở đánh giá, phân tích
và xác định mối quan hệ giữa các cấu phần với nhau
9.1.2 Tiếp cận phối hợp và chi phí-lợi ích
Hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngànhsức khỏe với bệnh viện được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện Khi tham giaphối hợp với nhau trong hoạt động đào tạo sinh viên, trường đại học khối ngành sứckhỏe và bệnh viện đều có mục tiêu lợi ích mà hoạt động phối hợp đào tạo này manglại, đồng thời cũng phải chia sẻ trách nhiệm vật chất và tài chính của mình để hoạtđộng phối hợp đào tạo đạt hiệu quả Do vậy, trong quá trình nghiên cứu vấn đề phốihợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh việncần xem xét các thành tố quá trình phối hợp đào tạo phải lưu ý đến khía cạnh chi phí-lợi ích của từng chủ thể tham gia
Trang 219.1.3 Cách tiếp cận theo chuẩn đầu ra
Trong hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại họckhối ngành sức khỏe với bệnh viện phải chuyển từ cách tiếp cận nội dung sangtiếp cận mục tiêu, lấy chuẩn đầu ra làm đích, hướng tới việc hình thành nhữngnăng lực cần thiết cho người học để sau khi tốt nghiệp họ có thể thực hiện đượcnhiệm vụ ở vị trí công việc của mình theo chuẩn năng lực nghề nghiệp và có cơhội tìm được việc làm
9.1.4 Tiếp cận quá trình
Hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngànhsức khỏe với bệnh viện diễn ra qua một quá trình: bắt đầu từ việc thỏa thuận hợptác, xây dựng kế hoạch phối hợp, huy động nguồn lực thực hiện kế hoạch, tổ chứcthực hiện kế hoạch phối hợp, kiểm tra và đánh giá kết quả phối hợp Vì vậy, việcnghiên cứu hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khốingành sức khỏe với bệnh viện cũng cần xem xét các thành tố đào tạo theo trình tựcủa quá trình phối hợp đào tạo sinh viên từ đầu vào, quản lý quá trình dạy - học đếnquản lý các yếu tố đầu ra của quá trình đào tạo, đồng thời phải quan tâm đến tácđộng của bối cảnh, đặc biệt là công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT củanước nhà, tiến bộ KHCN trong ngành y tế và nền kinh tế thị trường
9.1.5 Tiếp cận thực tiễn
Xuất phát từ nguyên lý của phép biện chứng duy vật rằng chân lý là trithức phù hợp với khách thể mà nó phản ánh và được kiểm nghiệm bởi thực tiễn Đểnhận thức được sự phát triển của một sự vật hoặc hiện tượng, cần thấy được sựthống nhất giữa sự biến đổi về lượng với sự biến đổi về chất trong quá trình pháttriển, chỉ ra được nguồn gốc, động lực bên trong và xu hướng phát triển của sự vật,hiện tượng gắn với bối cảnh cụ thể
Việc nghiên cứu quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữatrường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện cần phải được nghiên cứu, đánhgiá trong thực tiễn Căn cứ vào mức độ thực hiện hoạt động phối hợp đào tạo trình
độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện và quản lý hoạtđộng phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với
Trang 22bệnh viện hiện nay trong thực tiễn như thế nào mới có cơ sở xác thực để đề xuất cácgiải pháp quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại họckhối ngành sức khỏe với bệnh viện
9.2 Phương pháp nghiên cứu
9.2.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu các tài liệu lưu trữ, báo cáo tổng kết công tác đào tạo các nămcủa nhà trường, báo cáo công tác đào tạo và phát triển nhân lực của Sở Y tế cáctỉnh, thành phố , đi sâu tìm hiểu quá trình tổ chức phối hợp giữa trường đại học khốingành sức khỏe với các bệnh viện nhằm tổng kết kinh nghiệm để rút ra nhận địnhkhoa học
9.2.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi để tìm hiểu thực trạng phối hợp
đào tạo trình độ đại học và thực trạng quản lý phối hợp đào tạo trình độ đại họcgiữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện, các yếu tố liên quan, thuthập thông tin về tính khả thi của các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao chấtlượng đào tạo của các trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực nam Đồngbằng sông Hồng
- Phương pháp phỏng vấn, đàm thoại: phỏng vấn một số cán bộ quản lý,giảng viên có kinh nghiệm của nhà trường nhằm làm sáng tỏ nội dung nghiêncứu Tiến hành cuộc trò chuyện, trao đổi trực tiếp với một số khách thể có uy tín
và kinh nghiệm trong công tác quản lý phối hợp đào tạo trình độ đại học nhằmthu thập thêm thông tin
- Phương pháp khảo nghiệm: xin ý kiến đánh giá của các chuyên gia, cán
bộ quản lý và giảng viên các trường đại học khối ngành sức khỏe, CBQL và độingũ y bác sỹ các bệnh viện về các giải pháp được đề xuất trong luận án
- Phương pháp thử nghiệm: Tác giả luận án thử nghiệm một giải pháp đã đềxuất nhằm kiểm chứng tính khả thi và tính hiệu quả của giải pháp đó trong thực tiễnphối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnhviện khu vực nam Đồng bằng sông Hồng
Trang 239.2.3 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Sử dụng phần mềm SPSS để thống kê và xử lý kết quả nghiên cứu
10 Đóng góp mới của luận án
10.1 Luận án đã đưa ra được 5 giải pháp có tính cần thiết và tính khả thi cao
để quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khốingành sức khỏe khu vực nam Đồng bằng sông Hồng với bệnh viện
10.2 Kết quả phần nghiên cứu lý luận của luận án có thể phục vụ cho nhữngnghiên cứu về quản lý đào tạo trình độ đại học nhân lực y tế, là tài liệu tham khảocho cán bộ quản lý, giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viênnghiên cứu về quản lý đào tạo khối ngành sức khỏe
10.3 Kết quả nghiên cứu thực tiễn và 5 giải pháp được đề xuất trong luận án
có thể giúp các cấp quản lý ở các trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Namđồng bằng sông Hồng và các bệnh viện vận dụng vào quản lý hoạt động phối hợpđào tạo trình độ đại học ở cơ sở của mình
11.Cấu trúc của luận án
Chương 3: Giải pháp quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại họcgiữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực nam Đồng bằng sông Hồng vớibệnh viện
Kết luận và khuyến nghị
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 24Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP ĐÀO TẠO
TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI NGÀNH SỨC KHỎE VỚI BỆNH VIỆN
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Nghiên cứu về phối hợp đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp
Nhận thức được vai trò quan trọng của mối quan hệ giữa nhà trường vàdoanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực, nhiều nhà khoa học trong nước và trênthế giới đã sớm quan tâm và đi sâu nghiên cứu vấn đề phối hợp này, nhằm làm rõbản chất của mối quan hệ, tìm kiềm các hình thức và giải pháp phối hợp hiệu quảnhất trong đào tạo nhân lực
Nhiều công trình nghiên cứu về phối hợp đào tạo giữa nhà trường và doanhnghiệp đã đề cập đến những lợi ích của hoạt động phối hợp này Các tác giả trong
và ngoài nước đều có chung nhận định rằng hoạt động phối hợp đào tạo giữa nhàtrường với doanh nghiệp đem lại lợi ích không chỉ cho nhà trường, cho doanhnghiệp, cho người học mà còn cho cả xã hội Các lợi ích đó bao gồm:
- Nhóm lợi ích đem lại cho chính phủ: Việc thực hiện phối hợp đào tạo giữanhà trường và doanh nghiệp sẽ giúp chính phủ cải thiện các điều kiện kinh tế-xã hộicũng như mức sống của nhân dân, tăng tính cạnh tranh của các ngành kinh tế, cảithiện các hoạt động kinh tế, cải thiện sự đầu tư cho giáo dục, hỗ trợ nhà nước đạtđược các mục tiêu phát triển
- Nhóm lợi ích đem lại cho doanh nghiệp: Thông qua hợp tác đào tạo giữanhà trường với doanh nghiệp, các doanh nghiệp có cơ hội tuyển dụng nhân lực cóchất lượng, doanh nghiệp có điều kiện giảm bớt sự thiếu hụt nhân lực có trình độ,tay nghề cao đồng thời tăng nguồn lực lao động lành nghề, chất lượng sản phẩmtăng, tăng tính cạnh tranh, công nhân lành nghề có điều kiện phát triển năng lựclãnh đạo
- Nhóm lợi ích đem lại cho nhà trường: Về phía nhà trường, việc phối hợpvới doanh nghiệp sẽ có nhiều lợi ích Đó là: phối hợp xây dựng chương trình đào
Trang 25tạo có chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động; có cơ hội nhận hỗ trợ từdoanh nghiệp về cơ sở vật chất, tài chính và chuyên gia; trở thành đối tác trong hoạtđộng kinh tế của doanh nghiệp; tạo được vị thế nhà trường, gia tăng khả năng tuyểnsinh, tạo việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp.
- Nhóm lợi ích đem lại cho sinh viên: Thông qua hoạt động phối hợp đào tạogiữa nhà trường và doanh nghiệp, sinh viên có điều kiện tiếp cận việc làm ngay saukhi tốt nghiệp; có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm được trả lương cao; hài lòng vềnghề nghiệp; có chứng chỉ về dạy nghề thuận lợi hơn trong quá trình hành nghề;chuẩn bị tốt hơn cho việc học tập suốt đời
Trong công trình nghiên cứu “Cost and Benefits in Vocational Education and Training” Kathrin Hoeckel đã phân định lợi ích từ hoạt động phối hợp đào tạo
giữa nhà trường với doanh nghiệp thành hai loại: lợi ích ngắn hạn và lợi ích dàihạn, đồng thời chỉ ra ba đối tượng trực tiếp thụ hưởng, đó là cá nhân, doanh nghiệp
và xã hội [87]
Với cá nhân: Lợi ích ngắn hạn bao gồm: cơ hội lựa chọn nghề nghiệp; nângcao mức thu nhập; thỏa mãn với công việc; chấp nhận khóa học nghề nghiệp hơnkhóa học phổ thông Lợi ích dài hạn bao gồm: linh hoạt, thích ứng nhanh; khả nănghọc tập suốt đời
Với doanh nghiệp: Lợi ích ngắn hạn bao gồm: chất lượng sản phẩm cao hơnnhờ lực lượng lao động lành nghề; tiết kiệm chi phí từ việc tuyển mới lao động taynghề cao từ bên ngoài Lợi ích dài hạn bao gồm: mang lại nhiều lợi nhuận; ít phảithay thế người lao động hơn
Với xã hội: Lợi ích ngắn hạn bao gồm: tiết kiệm chi phí cho trợ cấp xã hội.Lọi ích dài hạn bao gồm: hiệu quả ngoài đạt được nhờ giáo dục tốt hơn; gia tăngnguồn thuế thu nhập từ mức lương cao hơn
Tuy nhiên, công trình nghiên cứu của Kathrin Hoeckel đã không xem xétmột đối tượng quan trọng nhất trong việc hưởng lợi từ hoạt động phối hợp đào tạogiữa nhà trường và doanh nghiệp, đó là nhà trường
Qua công trình nghiên cứu “Matching demand and supply in based training - Which role does training consultation play” tác giả Bernd
Trang 26enterprise-Kapplinger [82] đã làm sáng tỏ vai trò của các doanh nghiệp trong việc tư vấn chocác cơ sở đào tạo về phát triển chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của thựctiễn, qua đó làm cho các doanh nghiệp hài lòng về sản phẩm đào tạo của nhàtrường Cũng theo hướng nghiên cứu này, tác giả George Mbugua, thông qua công
trình nghiên cứu “Enterprise Based Training (EBT) and Enterprise Growth, Productivity and Innovativeness among manufacturing firms in Nairobi” [85] đã
nêu bật một số kết quả về mối quan hệ giữa đào tạo dựa vào doanh nghiệp, gópphần cải thiện hiệu suất lao động và tính sáng tạo của nhân lực đã qua đào tạo ởnhà trường
Ở trong nước, cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về phối hợp đào tạogiữa nhà trường và doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu thị trường lao động Một số
công trình có thể kể đến là: Công trình “Thiết lập mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo
và cơ sở sản xuất - một giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề” của Nguyễn Minh Đường [18]; Công trình nghiên cứu “Kết hợp đào tạo tại trường và doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” của Trần Khắc Hoàn [29]; Công trình nghiên cứu
“Liên kết đào tạo giữa nhà trường đại học với doanh nghiệp ở Việt Nam” của Trịnh Thị Hoa Mai [48]; Công trình nghiên cứu “Kinh nghiệm của một số nước về hợp tác đào tạo giữa các trường đại học và doanh nghiệp” của Nguyễn Thị Kim
Nhã [51] … đã đề cập đến liên kết đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp, đưa
ra một số giải pháp là phải coi phối hợp đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệpnhư là một hình thức đào tạo cho người lao động, xây dựng chương trình đào tạotheo hướng mềm dẻo, đổi mới phương pháp đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũgiảng viên trên cơ sở hợp tác giữa hai bên Các công trình này cũng đã đưa ra một
số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phối hợp đào tạo, trong đó chú trọng việcxây dựng cơ chế, chính sách và mô hình liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanhnghiệp Cụ thể như sau:
- Tác giả Nguyễn Xuân Thiên đã thực hiện nghiên cứu kinh nghiệm của NhậtBản trong hoạt động phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nhân
lực và đã công bố kết quả nghiên cứu của mình “Hợp tác giữa các trường, viện và
Trang 27công ty ở Nhật Bản - Những gợi ý cho Việt Nam” [78] trên tạp chí Viện Nghiên cứu
Đông Bắc Á Tác giả đã phân tích thực trạng phối hợp đào tạo giữa các công ty vớicác có ở đào tạo Nhật Bản, kinh nghiệm của Nhật Bản và từ đó đề xuất các biệnpháp nâng cao hiệu quả phối hợp đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp ở ViệtNam Tuy vậy, công trình nghiên cứu này chưa phân tích các cơ sở khoa học củahoạt động hợp tác mà mới quan tâm cách thức tiến hành quan hệ hợp tác của nhàtrường với các doanh nghiệp một cách đơn phương
- Khác với công trình nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thiên, công trình
nghiên cứu của Phùng Xuân Nhạ “Mô hình đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay” [53] đã trực diện đi sâu mổ xẻ vấn đề thực tiễn phối
hợp đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp ở nước ta hiện nay Qua phân tíchthực trạng, tác giả đã khẳng định hoạt động đào tạo của các trường đại học cònthiếu gắn kết với nhu cầu doanh nghiệp Để thúc đẩy mối liên kết này, theo tác giảthì phải làm rõ lợi ích, cơ chế liên kết và điều kiện đảm bảo để hoạt động liên kếtthành công
- Công trình “Liên kết đào tạo giữa nhà trường đại học với doanh nghiệp ở Việt Nam” của Trịnh Thị Hoa Mai [48] đã nêu lên việc liên kết đào tạo giữa nhà
trường và doanh nghiệp là nhu cầu khách quan xuất phát từ lợi ích của cả hai phía.Doanh nghiệp chính là đơn vị cung cấp thông tin để các cơ sở nắm bắt được quátrình của mình có hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động haykhông
Hoàng Phương Bắc (2028) qua công trình nghiên cứu “Một số giải pháp tăng cường đào tạo gắn với doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo tại Trường Đại học Thái Bình” đã trình bày một số định hướng và hoạt động cần thiết
triển khai của Trường Đại học Thái Bình trong quá trình đào tạo, nhằm hướng tớinâng cao chất lượng đầu ra đáp ứng thì trường lao động Qua khảo sát thực trạng,tác giả đề xuất các giải pháp chung và giải pháp cụ thể như: Tăng cường bồi dưỡngnhận thức về đào tạo và đào tạo nghề cho giảng viên nhà trường, nhằm yêu cầugiảng viên tăng cường dạy học gắn với thực tiễn trong quá trình dạy học ở giảngđường; Tổ chức cho giảng viên nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, nắm vững và cập
Trang 28nhật các thay đổi của môi trường lao động của lĩnh vực mình đào tạo thông qua việctập huấn, tham quan, về các doanh nghiệp, các đơn vị sử dụng lao động; Đổi mớicác hình thức đào tạo, tăng cường các chương trình ngoại khóa nhằm phát triển cácnăng lực xã hội như hợp tác, giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, Thực tế chothấy sự phối hợp với doanh nghiệp và nhà trường trong công tác đào tạo không còn
là vấn đề mới, tuy nhiên có nhiều lý do và do nhu cầu khác nhau nên việc triển khainghiên cứu cụ thể tại trường Đại học Thái Bình đối với công tác đào tạo cũng cần
có sự nghiên cứu sâu về sự phối hợp với doanh nghiệp trong quá trình đào tạo Cácgiải pháp trên để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và chất lượng của hiệu quảđào tạo [6]
Tác giả Đinh Văn Toàn (2016) qua công trình nghiên cứu “Hợp tác đại học- doanh nghiệp trên thế giới và một số gợi ý cho Việt Nam” đã trình bày các
nội dung hợp tác đại học-doanh nghiệp trên thế giới, đưa ra các hình thức hợp tácđại học -doanh nghiệp ở một số quốc gia Đồng thời, tác giả đánh giá kết quả hợptác điển hình ở một số đại học với doanh nghiệp ở Việt Nam, từ đó chỉ ra một sốtồn tại và nguyên nhân và đưa ra kiến nghị với chính phủ, với trường đại học vàdoanh nghiệp [72]
Tác giả Nguyễn Hoài Sanh (2018) nghiên cứu: “Đẩy mạnh hoạt động phối hợp với doanh nghiệp trong đào tạo đại học Trường Đại học Hà Tĩnh” Tác giả đã
nghiên cứu các vấn đề như: Phối hợp với doanh nghiệp trong đào tạo đại học là mộtnhu cầu khách quan; Tình hình hoạt động phối hợp với doanh nghiệp trong đào tạotại Trường Đại học Hà Tĩnh những năm vừa qua Từ đó tác giả đã đề xuất một sốgiải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp với doanh nghiệp trong đào tạo tạiTrường Đại học Hà Tĩnh Nâng cao chất lượng giáo dục đại học là vấn đề sống cònkhông chỉ của mỗi cơ sở giáo dục đại học mà là vấn đề đặt ra cho cả hệ thống giáodục đại học của đất nước Chất lượng giáo dục đại học không chỉ được nói đến mộtcách chung chung trừu tượng, định tính mà phải được cụ thể hóa bằng các tiêuchuẩn rất cụ thể của Chuẩn đầu ra có thể “cân - đong - đo - đếm” được và đượckiểm chứng bởi các doanh nghiệp trong quá trình sử dụng lao động Vì thế, phốihợp toàn diện, chặt chẽ với doanh nghiệp để đào tạo đại học là xu thế khách quan
Trang 29mà các trường đại học không có sự lựa chọn khác, nhất là trong xu thế quốc tế hóamạnh mẽ hiện nay [61].
Cũng đã có một số luận án nghiên cứu về đào tạo đáp ứng nhu cầu doanh
nghiệp, nhu cầu xã hội như: luận án "Kết hợp đào tạo tại trường và doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong giai đoạn hiện nay" của Trần Khắc
Hoàn [29] Công trình này mới đề cập đến tổ chức quá trình đào tạo kết hợp giữatrường và doanh nghiệp mà chưa bàn đến phương thức đào tạo theo mô - đun hướngtới việc làm và chuẩn công nghiệp Kết quả nghiên cứu của những luận án đã kháiquát hóa cơ sở lý luận và vấn đề thực trạng của quản lý đào tạo nguồn nhân lực nóichúng và đào tạo nghề nói riêng, chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đaog tạo
và dạy nghề và đưa ra các giải pháp để đổi mới quản lý đào tạo với mục đích nângcao chất lượng sản phẩm đầu ra đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và doanhnghiệp
1.1.2 Nghiên cứu về quản lý hoạt động phối hợp đào tạo giữa trường đại học với các doanh nghiệp
Do tầm quan trọng của vấn đề phối hợp đào tạo giữa trường đại học vớidoanh nghiệp nên những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về quản lýhoạt động phối hợp này được thực hiện nhằm tìm ra các hình thức và giải pháp quản
lý hiệu quả nhất trong phối hợp đào tạo sinh viên giữa nhà trường và doanh nghiệp
Tác giả Nguyễn Đức Anh trong Luận án của mình “Quản lý hoạt động hợp tác của trường đại học với doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực ngành kỹ thuật điện tử, truyền thông” [1] đã đi sâu tìm hiểu thực trạng và cố gắng đưa ra giải
pháp quản lý vấn đề hợp tác đào tạo sinh viên giữa nhà trường và doanh nghiệp.Theo tác giả Luận án, vấn đề khó khăn hiện nay trong quá trình triển khai hợp tácgiữa trường đại học với doanh nghiệp thể hiện ở chỗ: Các trường đại học khó thuhút các doanh nghiệp ký kết văn bản hợp tác đào tạo nhân lực kỹ thuật điện tử, viễnthông; Việc triển khai hình thức hợp tác đào tạo theo “đơn đặt hàng” khó thực hiện;Quá trình thu hút sự tham gia của các chuyên gia có trình độ ở các doanh nghiệpđiện tử, viễn thông vào phát triển chương trình đào tạo ở trường đại học đang cónhiều trở ngại; Sự phối hợp dạy học giữa nhà trường và doanh nghiệp trong quá
Trang 30trình đào tạo sinh viên ngành điện tử, viễn thông chưa được thực hiện thường xuyên
và hiệu quả; Hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ kỹ thuậtđiện tử, viễn thông chưa được phối hợp chặt chẽ; Việc khai thác cơ sở vật chất vàthiết bị của các doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động đào tạo ở các trường đại họcchưa được chú ý Từ các hạn chế này, tác giả Nguyễn Đức Anh đã đề xuất 7 giảipháp nhằm quản lý tốt hơn hoạt động hợp tác trong đào tạo giữa trường đại học vàcác doanh nghiệp kỹ thuật điện tử, viễn thông Tuy nhiên, công trình nghiên cứunày chưa làm sáng tỏ các nguyên nhân gây ra các hạn chế mà luận án đã chỉ ra ởtrên, nên việc đề xuất các giải pháp còn mang tính chung chung, chưa thực sự cụ thể
và chưa có tính đột phá trong việc giải quyết các khó khăn
Trong Luận án “Quản lý liên kết đào tạo giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh” tác giả Nguyễn Phan Hòa [28] đã phân tích cụ
thể về nguyên tắc, nội dung, lợi ích trong liên kết đào tạo; mục đích, mô hình, hìnhthức, nội dung, cách thức tổ chức, điều kiện đảm bảo, các yếu tố ảnh hưởng và đánhgiá trong quản lý liên kết đào tạo giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp, chỉ ra cáchạn chế của thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý liên kết đào tạo giữa cơ sởdạy nghề với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh
Cũng từ góc độ của một địa phương, tác giả Nguyễn Tuyết Lan trong luận án
của mình “Quản lý liên kết đào tạo giữa trường cao đẳng nghề với doanh nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực” [42] đã xây dựng hệ thống lý
luận về liên kết đào tạo và quản lý quá trình liên kết đào tạo theo mô hình CIPO.Trên cơ sở khung lý luận này, tác giả Luận án đã khảo sát và đánh giá thực trạng vềcác mặt: thực trạng liên kết trong tuyển sinh; thực trạng liên kết trong xây dựngchuẩn đầu ra; thực trạng liên kết xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo,đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá Từ phântích thực trạng liên kết đào tạo giữa trường cao đẳng nghề với doanh nghiệp ở tỉnhVĩnh Phúc, tác giả Luận án Nguyễn Tuyết Lan đã mổ xẻ các khía cạnh quản lý hoạtđộng liên kết này, từ quản lý đầu vào, quản lý quá trình, quản lý đầu ra và quản lýtác động bổi cảnh Trên cơ sở kết quả khảo sát thực tiễn, tác giả chỉ ra bốn hạn chế
cơ bản của hoạt động quản lý liên kết đào tạo giữa trường cao đẳng nghề với doanh
Trang 31nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc, đó là: nội dung hình thức liên kết còn nhiều khiếm khuyết;việc quản lý hoạt động liên kết đào tạo với doanh nghiệp còn nhiều lúng túng;doanh nghiệp chưa thực sự chú trọng đến hoạt động liên kết đào tạo với nhà trường;chưa có đủ chính sách, quy định ràng buộc trách nhiệm của các doanh nghiệp đốivới liên kết đào tạo với nhà trường Tuy nhiên, tác giả Luận án chưa đưa ra đượccác giải pháp đột phá nhằm giải quyết các hạn chế đã phát hiện được qua khảo sátthực tế.
Trong công trình nghiên cứu: “Biện pháp quản lý phối hợp đào tạo giữa Trường cao đẳng nghề Yên Bái với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái” tác
giả Nguyễn Huy Toàn [73] đã trình bày khá rõ khái niệm phối hợp đào tạo, chấtlượng đào tạo Đồng thời tác giả cũng đã đưa ra một số mô hình phối hợp đào tạogiữa nhà trường và các doanh nghiệp, nêu được nội dung phối hợp giữa Trườngcao đẳng nghề với các doanh nghiệp Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đãphân tích được thực trạng quản lý phối hợp, chỉ ra được những tồn tại, hạn chế vànguyên nhân trong quá trình phối hợp đào tạo giữa Trường Cao đẳng nghề YênBái với các doanh nghiệp, và từ đó đã đưa ra 7 biện pháp có tính khả thi nhằmtăng hiệu quả quản lý phối hợp đào tạo giữa Trường Cao đẳng nghề Yên Bái vớicác doanh nghiệp
Các công trình nghiên cứu là một số bài báo khoa học, tạp chí của các tác giảNguyễn Viết Sự, Nguyễn Minh Đường, Phan Văn Vũ Văn Tảo, Nguyễn Tiến Đạt,Trần Khánh Đức, Hà Thế Truyền và các nhà khoa học đã đề cập đến nội dung khíacạnh của quản lý phối hợp đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp
1.1.3 Nghiên cứu về quản lý hoạt động phối hợp đào tạo giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với các bệnh viện
Đề tài năm 2011 tác giả Trương Tuấn Anh, “Nghiên cứu thực trạng việc làmcủa sinh viên sau tốt nghiệp trường Đại học Điều dưỡng Nam Định” [3] Nghiêncứu đã chỉ ra mô hình đào tạo kép và đưa các các biện pháp kết hợp doanh nghiệp
và nhà trường giữa trường Điều dưỡng Nam Định với đơn vị sử dụng lao động Tuynhiên đề tài còn chưa chỉ ra các vấn đề như cơ sở lý luận và cơ sở khoa học củaphối hợp đào tạo, chưa nêu được mô hình đào tạo ở các nước có cùng đặc điểm, vị
Trang 32trí tương đồng như nước ta như Trung Quốc, Thái Lan,…biện pháp tập trung vàmối quan hệ giữa đơn vị sử dụng lao động với nhà trường và chưa đi sâu vào cácvấn đề quản lý phối hợp đào tạo.
Trong công trình nghiên cứu “Sự hợp tác giữa các cơ sở chăm sóc sức khỏe và các trường điều dưỡng về giáo dục lâm sàng”, các tác
giả Türkan Ülker và Fatoş Korkmaz đã chỉ ra điều quan trọng đối với cả cáctrường đại học và các bệnh viện là phải thiết lập một sự hợp táctích cực dự kiến sẽ được duy trì từ đầu đến cuối quá trình đào tạo.Đối với nhà trường, thông qua hợp tác với các bệnh viện sẽ đượcđảm bảo rằng kiến thức lý thuyết được chuyển tải cho sinh viênđược đưa vào thực hành dưới sự giám sát của các chuyên gia y tếcủa bệnh viện Đồng thời, sự hợp tác giữa nhà trường và bệnh viện
sẽ cung cấp cho các bệnh viện những cơ hội cập nhật và đổi mớikiến thức chuyên môn thông qua trao đổi thông tin giữa nhân viênbệnh viện và sinh viên sắp tốt nghiệp [80]
Sự hợp tác giữa hai tổ chức - nhà trường và bệnh viện - cầnđược lên kế hoạch để đạt được những lợi ích mong muốn Việc hợptác giữa nhà trường và bệnh viện bắt đầu từ việc xác định các mụctiêu giảng dạy Khi các mục tiêu giảng dạy đã được xác định, thìđiều quan trọng là phải tổ chức một cuộc đối thoại giữa các giảngviên nhà trường với các nhà quản lý bệnh viện để quản lý quá trìnhhợp tác đào tạo
Các tác giả O Titrek, M A Hakkakul, and S Varlı trong công trình
nghiên cứu của mình “Opınıons of nursıng department students and guıde nurses about nursıng skıll traınıng” đã nhấn mạnh: Trong quá trình xâydựng kế hoạch hợp tác đào tạo sinh viên tại bệnh viện, chất lượng
và số lượng y tá được bố trí để hướng dẫn sinh viên trong quá trìnhthực tập trong thực tế là vô cùng quan trọng Nhưng việc chọn y tá
Trang 33có chất lượng để giúp đỡ sinh viên thực hiện nhiệm vụ thực tậpcủa họ tại bệnh viện lại phụ thuộc vào lãnh đạo bệnh viện [93]
Về phần mình, các tác giả A Akyüz, N Tosun, D Yıldız, and A
Kılıç, trong công trình nghiên cứu ”Reflection of the nurses on their responsibilities and the students’ working system during clinical teaching” cho rằng việc lựachọn các y tá có thể làm việc với sinh viên trong các cơ sở lâmsang phải là những y tá chuyên nghiệp và có kinh nghiệm củabệnh viện, có kỹ năng giao tiếp tốt, sẵn sàng làm việc với sinhviên Và điều quan trọng là phải thông báo cho các y tá được chọnhướng dẫn sinh viên về đặc điểm chung của nhóm sinh viên, mụctiêu chương trình thực hành, những đóng góp mong đợi của các y
tá để đạt được những mục tiêu này, v.v Đây là trách nhiệm quantrọng của lãnh đạo bệnh viện cần phải được thực hiện [81]
Theo H Özcan, F Demirkıran, Buldukoğlu K., khi sinh viên bướcvào một môi trường hoàn toàn không quen thuộc với họ, mức độsẵn sàng của y tá để làm việc với sinh viên, sự hợp tác của họ vớisinh viên về chăm sóc bệnh nhân, cung cấp kịp thời và phản hồimang tính xây dựng và sẵn sàng học hỏi và giảng dạy là một sốyếu tố có thể ảnh hưởng tích cực đến việc học và giảm bớt nhữngthách thức đối với sinh viên Sự hợp tác này cũng giúp các y tánhận thức được vai trò giáo dục của mình, tạo sự thống nhất vàgắn kết chuyên nghiệp [83, 84, 91]
Trong công trình nghiên cứu của Đặng Trung Phong “Đánh giá kết quả phối hợp thực hiện chương trình đào tạo giữa bệnh viện và trường trung cấp y tế Bắc Kạn” [59], tác giả đã trình bày khá rõ nội hàm một số khái niệm như thực tập, thực
tập y khoa, thực tập lâm sàng Tác giả đã trình bày vai trò của sự phối hợp, mục tiêu
và nội dung phối hợp Đặc biệt công trình nghiên cứu này đã phân tích khá tườngminh nội hàm và nội dung đánh giá kết quả hoạt động phối hợp giữa nhà trường và
cơ sở y tế trong quá trình đào tạo sinh viên Điều đáng quan tâm trong công trìnhnghiên cứu của Đặng Trung Phong là ở chỗ tác giả đã phát hiện những hạn chế
Trang 34trong việc phối hợp giữa nhà trường với các cơ sở y tế địa phương thể hiện qua kếhoạch phối hợp, quản lý hoạt động thực hành của sinh viên và đánh giá kết quả thựchành của sinh viên Trên cơ sở khảo sát và đánh giá thực tiễn, tác giả đã đưa ra một
số biện pháp khắc phục các hạn chế, trong đó đáng chú ý biện pháp xây dựng quychế phối hợp thực hiện chương trình đào tạo, và biện pháp phân công nhiệm vụ rõràng, quy định trách nhiệm của cán bộ y tế tham gia giảng dạy
Trong Luận án của Nguyễn Xuân Bình“Quản lý đào tạo nhân lực điều dưỡng ở các trường Cao đẳng Y tế đáp ứng nhu cầu xã hội” [9] tác giả cho thấy:
Nhà trường thực hiện việc quản lý xây dựng mối quan hệ với các cơ sở y tế, các cơquan cấp trên tốt Qua việc thiết lập mối quan hệ này, hàng năm giúp nhà trường có
kế hoạch đào tạo và tuyển sinh phù hợp, phản hồi về sự phù hợp của chương trìnhđào tạo, sử dụng được đội ngũ cán bộ y tế làm giảng viên thỉnh giảng ở các bệnhviện giúp nhà trường nâng cao được chất lượng và hiệu quả đào tạo Tăng cường sựphối hợp giữa nhà trường với các cơ sở thực hành để tăng cường quản lý các hoạtđộng thực tập, thực tế của sinh viên và có sự tham gia giảng dạy của chính cácgiảng viên thỉnh giảng, các điều dưỡng tại các cơ sở y tế, đặc biệt trong rèn luyện kỹnăng và thái độ nghề nghiệp cho sinh viên Tăng cường sự phối hợp giữa nhàtrường với các cơ sở thực hành để mời các chuyên gia của các cơ sở thực hànhtham gia vào xây dựng chương trình, quá trình chuẩn hóa các tiêu chí đánh giá kếtquả học tập của sinh viên, đặc biệt, mời các cơ sở y tế trực tiếp tham gia vào hộiđồng đánh giá kết quả để khẳng định giá trị “đầu ra” bảo đảm đúng chuẩn mà chínhcác cơ sở y tế mong muốn Theo tác giả Nguyễn Xuân Bình, nội dung phối hợp baogồm:
- Phối hợp với các cơ sở y tế để tổ chức quá trình thực tập, thực tế tại cơ sở
y tế và có sự tham gia giảng dạy của chính các giảng viên thỉnh giảng, các điềudưỡng tại các cơ sở y tế, đặc biệt trong rèn luyện kỹ năng và thái độ nghề nghiệpcho sinh viên Trong đó, quản lý hoạt động học và hoạt động dạy của giảng viên vàsinh viên phải được triển khai theo quy trình thống nhất, trên cơ sở tiêu chí, tiêuchuẩn đánh giá rõ ràng, có sự điều chỉnh kịp thời các hoạt động này để đạt đượcmục tiêu dạy học Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường với các cơ sở thực hành
Trang 35trong quản lý đào tạo, mời các chuyên gia của các cơ sở thực tập, thực tế tham giavào xây dựng chương trình, xây dựng chuẩn hóa các tiêu chí đánh giá kết quả họctập của sinh viên, đặc biệt, mời các cơ sở y tế trực tiếp tham gia vào hội đồng đánhgiá kết quả để khẳng định giá trị “đầu ra” bảo đảm đúng chuẩn mà chính các cơ sở y
tế mong muốn
- Cần tiến hành lập kế hoạch đưa sinh viên đi thực hành tại cơ sở y tế và sau
đó đưa đến cơ sở thực hành để thống nhất kế hoạch làm việc Cũng cần lưu ý những
cơ sở y tế không đảm bảo điều kiện thực hành cho sinh viên thì nhà trường cũngnên dừng hoạt động thực hành tại các cơ sở này
Trong Luận án của Bùi Thị Ánh Tuyết “Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế trình độ cao ở Sơn La” [74] tác giả đã khảo sát và phân tích
được thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế trình độ cao ởtỉnh Sơn La, các nhóm nhân tố ảnh hưởng và xác lập được phương trình hồi quygiữa hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế trình độcao với các nhóm nhân tố ảnh hưởng cụ thể Chỉ ra được các hạn chế và các nguyênnhân trong quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế trình độ cao ở tỉnhSơn La Đặc biệt, qua nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực y tế tỉnh Sơn La, tácgiả thấy được mối quan hệ biện chứng giữa chất lượng nguồn nhân lực y tế với mức
độ phối hợp trong quá trình đào tạo nhân lực ngành chăm sóc sức khỏe giữa nhàtrường và các bệnh viện Tác giả cho rằng các cơ sở đào tạo đại học các ngànhthuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cần đầu tư xây dựng bệnh viện thực hành chuẩn
để nâng cao chất lượng đào tạo Thông qua phối hợp đào tạo thực hành ở bệnh viện,một mặt đây là nơi sinh viên y khoa mong muốn làm sáng tỏ lý thuyết đã học, kỹnăng lâm sàng hay bày tỏ tâm tình của mình qua việc tiếp xúc trực tiếp với ngườibệnh thực tế tại bệnh viện; mặt khác giúp các giảng viên nâng cao kỹ năng cũngnhư sự tự tin Hợp tác chặt chẽ với các bệnh viện để đưa sinh viên đến thực tập vàđào tạo thực hành, đáp ứng yêu cầu của Nghị định số 111/2017/NĐ-CP ngày 5tháng 10 năm 2017
1.1.4 Nhận xét chung và những vấn đề cần nghiên cứu tiếp của luận án
1.1.4.1 Nhận xét chung về các công trình nghiên cứu
Trang 36Trên đây là tổng quan một số công trình cơ bản về tình hình nghiên cứu của cácnhà khoa học trong nước và trên thế giới về vấn đề phối hợp đào tạo và quản lý phốihợp đào tạo giữa nhà trường với các doanh nghiệp Những điểm nổi bật nhất mang tính
xu hướng trong nghiên cứu của các công trình này thể hiện ở các mặt sau:
- Vấn đề hợp tác trong đào tạo giữa trường đại học và các doanh nghiệp,trong đó có các bệnh viện, đã được bắt đầu nghiên cứu từ những năm 1990 của thể
kỷ trước, nhưng nó đã trở thành chủ đề được đặc biệt quan tâm ở trong nước và trênthế giới trong những năm gần đây
- Nhiều công trình tập trung nghiên cứu vào các vấn đề mang tính tổng quátcủa phối hợp đào tạo sinh viên giữa trường đại học với các doanh nghiệp Đầu tiên,
và trước hết, các công trình nghiên cứu đã chứng minh tính tất yếu của vị trí và vaitrò phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp trong quá trình đào tạo nhân lực cóchất lượng, đặc biệt là trong bổi cảnh khoa học-công nghệ phát triển như hiện nay.Thứ hai, các công trình nghiên cứu đã cố gắng tìm hiểu bản chất và nội dung phốihợp đào tạo sinh viên giữa nhà trường và doanh nghiệp Thứ ba, các công trìnhnghiên cứu đã tìm kiếm các hình thức và phương pháp phối hợp hiệu quả hơn, khảthi hơn và phù hợp với điều kiện của từng nước, từng địa phương Các công trìnhnghiên cứu cũng đã cố gắng chỉ ra thực trạng các mâu thuẫn, các khó khăn mangtính rào cản trong hoạt động phối hợp đào tạo giữa trường đại học với các doanhnghiệp, từ đó chỉ ra các hướng khắc phục để nâng cao hiệu quả phối hợp Có côngtrình nghiên cứu trình bày khá cụ thể các chính sách của Nhà nước về phát triển hợptác giữa các trường đại học và các doanh nghiệp và kết quả tác động của các chínhsách đó đối với hoạt động phối hợp trên thực tế
- Xu hướng nghiên cứu tiếp theo của các công trình đã thực hiện là hướngvào giải quyết các vấn đề thực tiễn của từng nước, từng địa phương và từng lĩnh vựcngành nghề cụ thể về vấn đề phối hợp đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp.Các công trình nghiên cứu từng trường hợp điển hình, mô tả khá cụ thể cách tiếpcận, các hình thức hợp tác, kết quả đạt được và những bài học của từng trường hợp
Tóm lại, khi nghiên cứu luận án, tác giả trên cơ sở kế thừa, có sự so sánh đốichiếu và chỉ ra được những điểm khác nhau trong nghiên cứu
Trang 371.1.4.2 Những vấn đề cần nghiên cứu tiếp của luận án
Qua phần tổng quan các công trinh nghiên cứu ở trên có thể thấy rằng chưa
có công trình nào đề cập đến quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại họcgiữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện một cách hệ thống trong bốicảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay Nhiều vấn đề về lý luận cũngnhư thực tiễn phối hợp cũng như quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đạihọc giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện khu vực nam Đồngbằng sông Hồng chưa được làm sáng tỏ Vì vậy, trong luận án này, tác giả sẽ hướngnghiên cứu vào các vấn đề sau:
- Quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại họckhối ngành sức khỏe với bệnh viện nên dựa theo mô hình quản lý nào cho phù hợpvới bối cảnh hiện nay ở khu vực nam Đồng bằng sông Hồng?
- Hoạt động phối hợp đào tạo cũng như quản lý hoạt động phối hợp đào tạotrình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực nam Đồng bằngsông Hồng với bệnh viện hiện nay đang được thực hiện như thế nào?
- Làm thế nào để quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữatrường đại học khối ngành sức khỏe khu vực nam Đồng bằng sông Hồng với bệnhviện đáp ứng tốt yêu cầu đảm bảo chất lượng và hiệu quả?
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Quản lý
Phát biểu định nghĩa về quản lý này tác giả Phạm Văn Kha nhấn mạnh vàobốn chức năng quản lý Theo quan niệm này, tác giả Nguyễn Quốc Chí và NguyễnThị Mỹ Lộc cũng đã viết: "Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằngcách vận dụng tối đa các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra" [13].Trong khi đó Trần Khánh Đức lại nhấn mạnh vào việc phối hợp hành độngcủa nhóm người, cho rằng: “Quản lý là hoạt động có ý thức của con người nhằmđịnh hướng, tổ chức, sử dụng các nguồn lực và phối hợp hành động của một nhómngười hay một cộng đồng người để đạt được các mục tiêu đề ra một cách có hiệuquả nhất” [17]
Từ quan điểm và cách phát biểu về định nghĩa khái niệm quản lý đã trình bày
Trang 38ở trên có thể rút ra một số điểm sau đây:
- Quản lý là việc đạt đến mục tiêu thông qua việc thực hiện các chức năngquản lý
- Quản lý bao giờ cũng bao hàm mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đốitượng quản lý, là mối quan hệ tổ chức hành chính theo kiểu ra lệnh - phục tùng,không đồng cấp và có tính bắt buộc quản lý bao giờ cũng có chủ thể và đối tượngquản lý, tạo ra quan hệ 2 chiều
- Quản lý là sự tác động mang tính chủ quan của chủ thể quản lý nhưng phảiphù hợp với quy luật khách quan
- Hoạt động quản lý luôn luôn dựa trên sự vận động của thông tin
Trong Luận án này, tác giả sử dụng khái niệm quản lý theo cách diễn đạt sau
đây: Quản lý là quá trình tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý bằng việc vận dụng các chức năng, công cụ và phương pháp quản lý phù hợp nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng và cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra.
1.2.2 Đào tạo
Đào tạo là một khái niệm thông dụng và đã được nhiều nhà khoa học phátbiểu định nghĩa khái niệm này Điểm tích cực của các phát biểu này là khá thốngnhất trong cách hiểu nội hàm phạm trù “Đào tạo”
Đào tạo là quá trình chuyển tải có hệ thống những kiến thức và huấn luyện
kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để một cá nhân có khả năng thực hiện được một nghềhoặc một nhiệm vụ cụ thể nào đó
Đào tạo là quá trình có mục đích, tổ chức nhằm phát triển, hình thành hệthống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ để hình thành nhân cách của mỗi ngườitạo điều kiện cho cá nhân hành nghề một cách có hiêu jquar, quá trình này đượchình thành thông qua quá trình đào tạo của nhà trường theo mục tiêu, chương trình,nội dung phù hợp và gắn với yêu cầu của thị trường lao động Cuối khóa họcthường được cấp bằng hay chứng chỉ
Theo Nguyễn Minh Đường và Nguyễn Thị Hằng: “Đào tạo là một quá trìnhhoạt động có mục đích, có tổ chức, nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các
Trang 39kiến thức, kỹ năng, và thái độ để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo tiền đềcho người học có thể vào đời hành nghề một cách có năng suất và hiệu quả” [19]
Trong Luận án này tác giả sử dụng khái niệm đào tạo như sau: Đào tạo là một quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức, từ việc chuẩn bị đầu vào, tổ chức
và thực hiện quá trình dạy học cho đến việc đánh giá, cấp văn bằng, chứng chỉ, nhằm hình thành cho người học những năng lực cần thiết để họ có cơ hội tìm việc làm đồng thời để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho xã hội
Như vậy, Đào tạo là quá trình có mục đích, tổ chức nhằm phát triển, hìnhthành hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ để hình thành nhân cách của mỗingười tạo điều kiện cho cá nhân hành nghề một cách có hiêu jquar, quá trình nàyđược hình thành thông qua quá trình đào tạo của nhà trường theo mục tiêu, chươngtrình, nội dung phù hợp và gắn với yêu cầu của thị trường lao động
1.2.3 Quản lý đào tạo
Theo Đặng Quốc Bảo, quản lý đào tạo là quản lý các thành tố của quá trìnhđào tạo, đó là: Mục tiêu đào tạo; Nội dung đào tạo; Phương pháp đào tạo; Lựclượng đào tạo -giảng viên; Đối tượng đào tạo - Người học; Hình thức tổ chức đàotạo; Điều kiện đào tạo; Môi trường đào tạo; Bộ máy tổ chức đào tạo; và Quy chếđào tạo [5]
Đối tượng của quá trình quản lý đào tạo trong nhà trường là hoạt động củasinh viên và giảng viên, các tổ chức sư phạm trong nhà trường trong việc thực hiệncác kế hoạch và chương trình đào tạo nhằm đạt được mục tiêu đề ra Mục tiêu đàotạo đảm bảo thực hiện đầy đủ mục tiêu, kế hoạch, nội dung chương trình đào tạotheo thời gian quy định, đảm bảo hiệu quả và chất lượng đào tạo
1.2.4 Phối hợp đào tạo
“Phối hợp đào tạo” là một khái niệm trong lĩnh vực giáo dục, nó được địnhnghĩa là sự hợp tác giữa các đơn vị, tổ chức, cá nhân hoặc các bên liên quan khác đểcùng thực hiện các hoạt động đào tạo Điều này có thể bao gồm việc chia sẻ tráchnhiệm trong quản lý và thực hiện một hoặc nhiều hoạt động đào tạo nào đó, chia sẻnhân lực, kinh phí, cơ sở vật chất, hoặc các chương trình đào tạo Mục tiêu của phốihợp đào tạo là tạo ra một môi trường học tập đa dạng và phù hợp với nhu cầu học
Trang 40tập của người học, đồng thời giảm thiểu chi phí và tăng tính hiệu quả của quá trìnhđào tạo.
Đối với một tổ chức như nhà trường thì việc phối hợp lại càng quan trọng,mang lại hiệu quả rất lớn Nó phát huy được sức mạnh về tri thức và vật chất, gắnkết học đi đôi với hành, bởi ngay sản phẩm nhà trường tạo ra chính là con ngườiphục vụ cho yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực cho đất nước đáp ứng mục tiêu pháttriển kinh tế xã hội Do vậy, việc hợp tác đào tạo sẽ tạo ra được sức mạnh và chấtlượng làm việc mới cho tổ chức, đơn vị
Trong thực tế, phối hợp đào tạo giữa các trường đại học khối ngành sức khỏe
và các bệnh viện có nhiều mức độ khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu và khả năng củamỗi bên Các mức độ kể đến là:
- Phối hợp toàn diện: là sự tham gia của các đơn vị bệnh viện với các trường
đại học khối ngành sức khỏe ở mọi khâu đào tạo Với sự tham gia này, các bệnhviện sẽ tham gia đầu tư vào trang thiết bị phục vụ đào tạo, cử nguồn lực bệnh việntham gia giảng dạy, hướng nghiệp và định hướng nghề nghiệp phù hợp, tham giađiều chỉnh chương trình, nội dung và đánh giá kết quả học tập phù hợp; tham giagiới thiệu việc làm cho sinh viên
- Phối hợp có giới hạn: là sự tham gia phối hợp thực hiện ở một số khâu, một
số lĩnh vực trong quá trình đào tạo, mức độ này chỉ ở phương diện đối tác mà chưa
có điều kiện để các đơn vị có sự hợp tác toàn diện
- Phối hợp rời rạc: là sự phối hợp chỉ thực hiện một số lĩnh vực và sự hợp
tác này cũng có thể không thực hiện được thường xuyên mà chỉ thực hiện khi cóđiều kiện
Trong luận án này, tác giả sử dụng khái niệm phối hợp đào tạo theo nghĩa
sau: Phối hợp đào tạo là sự hợp tác giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện để cùng nhau thực hiện một hoặc nhiều công việc nào đó của quá trình đào tạo nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo nhân lực y tế đã được xác định và đáp ứng lợi ích của mỗi bên tham gia.
1.2.5 Quản lý hoạt động phối hợp đào tạo giữa trường đại học khối ngành sức khỏe và bệnh viện