1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo môn học địa lý du lịch vùng du lịch tây nguyên

124 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề VÙNG DU LỊCH TÂY NGUYấN
Tác giả Tụ Lờ Hiờn Uyờn, Nguyờn Thị Mỹ Linh, Trương Thị Hiền Diệu, Định Phương Thảo, Nguyễn Thị Hương, Hoàng Hà Phương, Tran Thi Kim Thoa, Vừ Nguyễn Ái My
Người hướng dẫn THS. Trần Ngọc Triết
Trường học ĐẠI HỌC QUOC GIA THANH PHO HO CHi MINH TRUONG DAI HOC KINH TE - LUAT
Chuyên ngành Địa lý du lịch
Thể loại Báo cáo môn học
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chớ Minh
Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 57,24 MB

Nội dung

LỜI GIỚI THIỆU Tây Nguyên - một vùng đất phong phú với vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng, hương vị đậm đà của văn hóa dân tộc và những trải nghiệm du lịch độc đáo khó quên.. Hình thức tổ chức

Trang 2

BANG PHAN CONG VA DANH GIA NHIEM VU

Hoan STT Ho va tén MSSV Nhiém vu

thanh

, Nội dung phân 2

Ol Tô Lê Hiên Uyên K214150983 ; 100%

03 Trương Thị Hiền Diệu | _ K214150966 , 100%

+ Tong hop word

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Nhóm 5 chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Trần Ngọc Triết đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức hữu ích, hỗ trợ rất lớn cho chúng em hoàn

thành chủ đề này Bài thuyết trình là sự tìm hiểu, nghiên cứu, góc nhìn và ý kiến đóng

góp của cả tám thành viên trong nhóm Chúng em đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học ceng như nội dung của cuốn sách “Địa lý du lịch Việt Nam” của PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ để hoàn thành bài thuyết trình Nhưng do kiến thức hạn chế và không có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu và trình bày Rất kính mong sự góp ý của thầy đề phần trình bày của chúng em được hoàn thiện hơn

Một lần nữa, nhóm 5 xin trân trọng cảm on thay đã tạo điều kiện và giúp đỡ nhóm chúng em, cho chúng em cơ hội đề học hỏi thêm nhiều kiến thức và trình bay lại cho lớp

Nhóm 5 xin chân thành cảm ơn]

Nhận xét và chấm điểm:

- Không cần thực hiện chương ï (Giáo viên đã trình bày)

- Nội dung khá đây đủ

Điểm: 8.5

Giảng viên: Trần Ngọc Triết

Trang 4

1.1.2 Tài nguyên du lịch L2 2 22122011221 11221 11211115111 551 111118111 11tr aờ 7

1.1.3 Sản phẩm du lịch - S21 EE1 1112117121212 E11 11g uyn 7

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch ©2221 E21 czcrem 8

1.3 Hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch vận dụng cho đề tài -2 5 s22 8 1.4 Chi tigu danh gid phat triém du lich ccceccccccccccsecsessesseseeesteseseeseeseeee 9 CHUONG 2: TAY NGUYEN 0000.0 cccccccccccccsssesesessesseseresererssetetserestectaretinenssanetenes 10

2.1 Khái quát vùng du lịch Tây Nguyên - 0 22.12211222 steers 10

2.1.1 Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ 5 S2 S12E1 1121171111122 2 2e rrree 10 2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triễn 2- 2 S22 E111 1171 211121 re 13

2.1.3 Dân cư Q0 Q Q1 2n nn HH ng 1111111111111 kg kg kg án k n1 6 va 15 2.2 Tài nguyên du lịch tự nhiên - 5c 2222222111211 1121 1122111211111 1221k 16

2.2.1 Địa hình 2-5 2222222212212 222 re l6 2.2.2 Khí hậu 2221222 211211121121121221122122221212222212 122 re 20 2.2.3 Thủy văn - 2S 2S T12212212211211221212212122212221 22a 21 2.2.4 Thé mhung ccc cccccccccsseesessesseseessesecsssecsessesevssessssssevsnssssessesevsnsesens 24

2.2.6 Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông -S S221 32 2.3 Tài nguyên văn hóa - xã hội 0Á Q0 0011211121111 111211111522 1k hà 33 2.3.1 Di tích lịch sử, đi sẵn văn hóa Q0 0Q 1 HH H222 2e 33

PC VY | vddiiiiiidttÄÁAÁÁÁẮẰẮẰAẮỶ 45

2.3.3 Sử ChH HH HH HH HH HH HH TH HT Hà HH HH Hà HH 48

Trang 5

; s5 ga 48

2.3.5 Kiến trúc ¿22s 2222221211212 122121212211 re 53

2.3.6 Nghề thủ công truyền thống 2-5 2212211111117 E122 re 66

2.3.7 Ấm thực - sc S222 1121 11c 2tr tre 69 2.4 Đặc điểm kinh tế - xã hội 22 ST 1211211111 111 710112171111 tre 76 2.4.1 Sự phát triển kinh tế 5 2 2221111111121 2111212122 rrrrerre 76 2.4.2 Đô thị hóa và hệ thống đô thị - 2 2T 1121121271 117g rea 78 2.4.3 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 5 Sscczcszea 79

2.4.4 VỊ trí của ngành dịch vụ 0 0 222011121221 12 2221112111151 11551111111 cg 82

2.4.5 Chính sách phát triển du lịch - 2 2221211121271 121222 ryee 83

2.4.6 Khoa học và công nghệ - L0 020 21120111102111121 111111111 11111111 1 e2 84

2.4.7 Khả năng liên kết - 2T2111112112121 1112121212221 rerre 86

2.5 Hệ thống tuyến điểm du lịch và sản phẩm du lịch vùng Tay Nguyên 88 2.5.1 Hệ thống khu, tuyến, điểm, trung tâm du lịch - 52 5c 88

2.5.2 Sản phẩm du lịch vùng Tây Nguyên 52 S112 2211 11c rrcrg 100 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIA PHAT TRIEN DU LICH TAY

3.1.5 Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch 5-2 s2 2122111221221 crreg 111

3.1.6 Phát trién sam pham du Vick ccccccccccccccccsccsessessessessesscseesecevsnsessneeees 113

3.1.7 Báo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, sinh thái 114 3.1.8 Trình độ khoa học công nghệ 220 2222122111221 12 2121k 114

3.2 Đề xuất và giải pháp ST TH 112 21g tren 115 KÉT LUẬN - 5c 2221211 1212122121112 11tr tua 118 TAL LIEU THAM KHAO ccccccccccccccscsccsecsesssesvssesseseessvsevevsesevsnssevsnsevsneesers 119

Trang 7

LỜI GIỚI THIỆU

Tây Nguyên - một vùng đất phong phú với vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng, hương vị đậm đà của văn hóa dân tộc và những trải nghiệm du lịch độc đáo khó quên

Đó là một miền đất rộng lớn vùng cao nguyên Nam Trung Bộ của Việt Nam bao gồm các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lăk, Đắk Nông và Lâm Đồng Nơi đây hòa quyện giữa sự hoang dã của thiên nhiên và sự đa dạng văn hóa của các dân tộc dân cư

Từ những rừng núi mênh mông, những cánh đồng cỏ xanh bất tận đến những thác nước hùng vĩ và những ngôi làng cô truyền, Tây Nguyên thu hút du khách băng những trải nghiệm độc đáo và mới mẻ Với sự đa đạng về cảnh quan và văn hóa, vùng

đất này đã trở thành điểm đến lý tưởng cho những ai muốn khám phá và trải nghiệm

vẻ đẹp hoang sơ và bản sắc văn hóa của Việt Nam

Trong bài tiêu luận này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá những đặc điểm, tài nguyên thiên nhiên, văn hoá, kinh tế, xã hội của vùng ceng như những sản phâm du lịch và thực trạng phát triển du lịch nơi đây

Trang 8

1.1.2 Tài nguyên du lịch

Khái niệm Tài nguyên du lịch ceng được quy định tại khoản 3 điều 4 chương I của Luật Du lịch Việt Nam: “Tài nguyên du lịch là ảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhăm đáp ứng nhu cầu du lịch Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên

du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa `

Luật ceng nêu rõ tài nguyên du lịch có hai loại: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa: “Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thê được sử dụng cho mục đích du lịch” (Khoản 1, điều L5, chương HT, Luật Du lịch Việt Nam) “Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử- văn hóa, di tích cách mạng, khảo cô, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người

có thể được sử dụng cho mục đích DL” (Khoản 2, điều 15, chương III, Luật Du lịch Việt Nam)

1.1.3 Sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch có thế hiểu là toàn bộ sự hài lòng về thê chất và tính thần mà

nó cung cấp cho du khách trong suốt chuyến đi từ nơi xuất phát cho tới điểm du lịch Medlik và Middleton (1973) đã định nghĩa “Sản phẩm du lịch là một nhóm các hoạt

8

Trang 9

động, dịch vụ và lợi ích tạo thành toàn bộ kinh nghiệm du lịch Nhóm này bao gồm năm thành phân: sự thu hút của điêm đến, tiện ích điệm đên, khả năng tiếp cận, hình ảnh, và thị giác ” Theo điều 5 khoản 3 Luật Du lịch Việt Nam (2017) xác định: “Sản phẩm du lich là tập hợp các địch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu câu của khách du lịch ”

1.2 Các nhân tổ ảnh hưởng đến phát triển du lịch

Vi tri dia ly

Tai nguyén du lich: Tai nguyén du lich tu nhién (Dia hinh, Khi hau, Thuy van, Sinh vat, Di san thién nhién thé gidi ) va Tai nguyén du lich van hoa (Di san văn hóa thế giới, Di tích lich sử văn hóa, Lễ hội, Làng nghề và sản phẩm làng nghề, Các công trình đương đại, Các tài nguyên du lịch văn hóa khác ) Các nhân kinh tế - xã hội: Cơ sở hạ tầng, Chính sách phat triển đu lịch, Dân cư

và nguồn lao động, Sự phát triển kinh tế, Đô thị hóa và hệ thống đô thị, Vốn đầu tư, Khoa học và công nghệ, Khả năng liên kết, Một số nhân tố khác

1.3 Hình thức tổ chức lãnh thô du lịch vận dụng cho đề tài

Vùng du lịch: là một bộ phận lãnh thổ của du lịch quốc gia, có diện tích bao gồm nhiều tỉnh, thành phố tương đương đồng thời là sự kết hợp lãnh thô của các tiểu vùng, trung tâm và điểm du lịch với những đặc trưng riêng về số lượng

và chất lượng

Một số hình thức tô chức lãnh thô trong vùng du lịch:

Điểm du lịch: là nơi có tài nguyên du lịch được đầu tư, khai thác phục vụ khách du lịch

Trung tâm đu lịch: là một lãnh thổ có sự tông hợp của nhiều điểm du lịch với mật độ dày đặc Trung tâm du lịch mang đặc trưng là sự tập trung của tải nguyên du lịch và mức độ khai thác cao

Tuyến du lịch: bắt nguồn từ những tuyến vận chuyên và là một phần của sản phẩm du lịch Tuyến du lịch hấp dẫn sẽ là những tuyến kết nỗi được nhiều điểm du lịch quan trọng trong khu vực và có các cơ sở dịch vụ đạt chất lượng, đáp ứng nhu cầu của du khách

Trang 10

1.4 Chỉ tiêu đánh giá phát triển du lịch

Các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá phát triển du lịch theo ngành bao gồm: khách, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, lao động du lịch, tông thu du lịch, hoạt động xúc tiễn quảng bá, tô chức quản lý và quy hoạch du lịch, phát triển sản phẩm

Trang 11

CHƯƠNG 2: TÂY NGUYÊN

2.1 Khái quát vùng du lịch Tây Nguyên

2.1.1 Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ

e Tên gọi

Theo Nguyễn Đình Tư trong bài Tây Nguyên xưa và nay, tạp chí ủưa và nay,

số 61B, tháng 3 năm 1999, thì địa danh Tây Nguyên được biết đến từ năm 1960

Trước đó, thời kỳ Pháp thuộc nơi đây được gọi là Cao nguyên Trung Ky hoặc Cao nguyên miền Nam Đến năm 1945, trong thời chính phủ Trần Trọng Kim vùng này được gọi là thành Cao nguyên Trung Bộ Đến năm 1955, chính phủ Ngô Đình Diệm gọi nơi này là Cao nguyên Trung phân

e Vi tri địa lý

Vùng du lịch Tây nguyên là một vùng cao nguyên rộng lớn năm về phía Nam Trung Bộ của Việt Nam gồm năm tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Dak Nông vả

Lâm Đồng Với diện tích 54.548k m° khu vực này chiếm đến 1/6 diện tích tự nhiên cả

nước và là vùng rộng lớn thứ hai trong bảy vùng du lịch của cả nước (chỉ sau vùng

Trung du và miền núi Bắc Bộ với 95.338k m” )

Trang 12

Hình 1: Bản đô các tỉnh lây Nguyên

2022 (*)

Diện tích (k m”)

Kon Tum 9.677,30

Gia Lai 15.510,13 Dak Lak 13.070,41

Đắk Nông 6.509,27 Lâm Đồng 9.781,20

Bang 1: Diện tích phân theo địa phương tại các tỉnh vùng du lịch Tây Nguyên, tính

đến 31/12/2021 (Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam)

e Địa hình

Trong tác phẩm Ru Moi (Les jungles Mois - NuB Tri Thức dịch với tên là Rừng người Thượng), cho đến nay vẫn được coi là công trình khảo sát cơ bản nhất về Tây Nguyên, tác giả Henri Maitre cho rằng Tây Nguyên không phải là một dãy núi - như vẫn được gọi trước nay (Trường Sơn, Chaine annamitique) - mà là một bình nguyên nằm trên cao Trong một kỷ địa chất xa xôi nào đó, vùng đất này do chấn động của vỏ trái đất đã được nâng cao lên đột ngột so với chung quanh, tạo thành một cao nguyên lớn Đó là các cao nguyên Kon Tum (khoảng 500 mét), Kon Plông, Kon Hà Nung, Pleiku (800 mét), M'Drak (khoảng 500 mét), Buôn Ma Thuột (khoảng 500 mét), M'nông (khoảng 800 - 1000 mét), Lâm Viên (khoảng 1500 mét), Bảo Lộc và Di Linh (khoảng 900 - 1000 mét) Tất cả các cao nguyên này đều được bao bọc về phía Đông bởi những dãy núi và khối núi cao chính là Trường Sơn Nam

e Tiếp giáp

Phía Bắc: giáp tỉnh Quảng Nam (Duyên hải Nam Trung Bộ)

Phía Đông giáp các tỉnh: Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận (Duyên hải Nam Trung Bộ)

Phía Tây giáp các nước : Lào, Campuchia

12

Trang 13

Phía Nam giáp các tỉnh: Đồng Nai, Bình Phước (Đông Nam Bộ)

e Y nghia

Giáp với các vùng trong nước: Nhận được các nguồn vật tư, kĩ thuật, thiết bị, hàng tiêu dùng, lương thực từ các vùng khác, ngược lại nguồn nguyên liệu của vùng ceng có thể được tiêu thụ dễ dàng

Giáp với các nước Lào,Campuchia: Có vị trí chiến lược quan trọng, giao lưu buôn bán với các tiêu vùng sông Mê Công Có điều kiện để phát triển các tuyến du

lịch liên vùng và liên quốc gia

Với vị trí nằm ở trung tâm bán đảo Đông Dương và ở một độ cao đặc biệt, Tây Nguyên là vùng có vị trí chiến lược rất quan trọng về mặt chính trị, quân sự, quốc phòng, được người Pháp ví như “mái nhà của Đông Dương” Nhiều nhà chiến lược quân sự tin rằng nếu ai chiếm được Tây Nguyên, người đó không chỉ có thể kiếm soát Việt Nam mà còn kiểm soát cả Lào và Campuchia, thậm chỉ là cả khu vực Đông Nam

Á Việc này được chứng minh rất rõ Trong kháng chiến chống Pháp, Bắc Bộ mới là

chiến trường chính Nhưng khi mở chiến dịch Điện Biên Phủ, ta mở 7 chiến địch ở 7

khu vực, trong đó, có một trận rất lớn được mở ở Tây Nguyên đề bẻ gãy binh đoàn

100 của Pháp Sau đó ta mới làm trận Điện Biên Phủ chân động địa cầu Trong kháng chiến chống Pháp, Tây Nguyên có vị trí quan trọng như vậy

Hay trong thời kỳ chống Mỹ, mùa xuân năm 1975, khi hạ quyết tâm chiến lược

đề tông tiễn công, tổng nồi dậy ở Miễn Nam, Bộ Chính trị có cuộc họp hết sức quan trọng Tông Bí thư Lê Duân nêu vấn đề: Chúng ta phải "điểm huyệt" ở đâu? Và ông

đã nói: phải "điểm huyệt" Buôn Ma Thuột Vì nếu điểm huyệt được Buôn Ma Thuột, toàn bộ miền Nam sẽ rung chuyền, dẫn đến rút lui chiến lược ở Huế, Đà Nẵng, và đó

là thời cơ để chúng ta thần tốc, thần tốc và thần tốc giải phóng miền Nam 2 giờ sáng ngày 10/3, ta tập trung một lực lượng mạnh, hiệp đồng binh chủng đánh thăng vào Buôn Ma Thuột, mở đầu chiến dịch Tây Nguyên, ceng là mở cửa đột phá của cuộc Tổng tiến công chiến lược mùa ủuân 1975 Đến ngày 24/3, chiến dịch Tây Nguyên kết thúc, ta giải phóng toàn bộ vùng chiến lược Tây Nguyên Cái tài tình của chiến dịch là ta đã chọn và điểm trúng huyệt trọng yếu của địch, làm vỡ thế trận ngay từ đầu, từ thất bại về chiến dịch trở thành thất bại về chiến lược

Trang 14

Hình 2: Bản đô Tây Nguyên

Tuy nhiên, đây là một trong hai vùng du lịch không giáp biến, lại có phần hạn

chế về giao thông do địa hình chủ yếu là cao nguyên, đồng thời nằm cách xa các trung tâm kinh tế phát triển của đất nước nên ceng gây ra những khó khăn nhất định đối như với sự phát triển du lịch

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

e Thời kỳ nguyên thủy đến trước TK 19

Vùng đất Tây Nguyên (Đêga) từ xưa vốn là vùng đất tự trị độc lập, địa bàn sinh sống của các bộ tộc thiêu số bản địa, chưa phát triển thành một quốc gia hoàn chỉnh, chỉ có những quốc gia mang tính chất sơ khai của người Êđê, Giarai, Mạ,

Do đất rộng, người thưa, các bộ tộc thiếu số ở đây thỉnh thoảng trở thành nạn nhân trước các cuộc tấn công của vương quốc Champa hoặc Chân Lạp nhằm cướp bóc

nô lệ

Chính vì vậy sau khi các Chúa Nguyễn xây dựng các cát cứ phía Nam đã ra sức loại trừ các ảnh hưởng còn lại của Champa và ceng phái một số sứ đoàn đề thiết lập quyền lực ở khu vực Đêøa Tây Nguyên

Tuy sự ràng buộc lỏng léo, nhưng về danh nghĩa, vùng đất Tây Nguyên vẫn thuộc phạm vi bảo hộ của các chúa Nguyễn

14

Trang 15

e Thời nhà Nguyễn

Sang đến triều nhà Nguyễn, quy chế bảo hộ trên đanh nghĩa dành cho Tây Nguyên vẫn không thay đối nhiều, mặc dù vua Minh Mạng có đưa phần lãnh thô Tây Nguyên vào bản đồ Việt Nam (Đại Nam nhất thống toàn đồ - 1834) Người Việt vẫn chủ yếu khai thác miễn đồng băng nhiều hơn, đặc biệt ở các vùng miền Đông Nam Bộ ngày nay, đã đây các bộ tộc thiếu số bán sơn địa lên hắn vùng Tây Nguyên (như trường hợp của bộ tộc Mạ)

e Thời Pháp thuộc

Thời Pháp thuộc chia ra thành từng năm khác nhau:

Năm 1888, một người Pháp gốc đảo Corse tên là Mayréna sang Đông Dương, chọn Đắkto làm vùng đất cát cứ và lần lượt chính phục được các bộ lạc thiểu số Ông

ta thành lập Vương quốc Sedang Nhận thấy được vị trí quan trọng của vùng đất Tây Nguyên, nhân cơ hội Mayréna về châu Âu, chính phủ Pháp đã đưa công sứ Quy Nhơn lên “đăng quang” thay Mayréna Vùng đất Tây Nguyên được đặt dưới quyền quản lý của Công sứ Quy Nhơn

Năm 1891, bác sĩ Alexandre Yersin mở cuộc thám hiểm và phát hiện ra cao nguyên Lang Biang Ông đã đề nghị với chính phủ thuộc địa xây dựng một thành phố

nghỉ mát tại đây Nhân dịp này, người Pháp bắt đầu chú ý khai thác kinh tế đối với

vùng đất này Tuy nhiên, về danh nghĩa, vùng đất Tây Nguyên vẫn thuộc quyền kiểm soát của triều đình Đại Nam

Năm 1899, thực dân Pháp buộc vua Đồng Khánh ban dụ trao cho họ Tây Nguyên để họ có quyền tổ chức hành chính và trực tiếp cai trị các dân tộc thiêu số ở đây

® Sau thống nhất

Năm 1976 sau khi chấm dứt chiến tranh Việt Nam, nhà nước Việt Nam gọi chung vùng này là Tây Nguyên, gồm ba tỉnh Đắk Lắk (hình thành từ các tỉnh Darlac,

Phú Bổn và Quảng Đức), tỉnh Gia Lai - Kon Tum (tỉnh Kon Tum sáp nhập với tỉnh

Gia Lai) và tỉnh Lâm Đồng (sáp nhập tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Tuyên Đức)

Ngày 2l tháng 8 năm L991, tỉnh Kon Tum được tái lập trên cơ sở chia tách tỉnh Gia Lai - Kon Tum thành hai tỉnh mới là Gia Lai và Kon Tum Ngày 26 tháng 11 nam

2003, Quốc hội ra Nghị quyết số 22/2003/QH.1I, tỉnh Đắk Lắk tách thành hai tỉnh

15

Trang 16

mới là Đắk Lắk và Đắk Nông Hiện tại, địa bàn Tây Nguyên có 5 tỉnh là Kon Tum,

Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng

2.1.3 Dân cư

Hiện nay, dân số của Tây Nguyên khoảng 6 triệu dân, chiếm 6% so với tổng dân số cả nước, bình quân 112 người/kmẺ, là vùng đất rộng người thưa dân số thấp nhất 7 vùng Cộng đồng dân cư của Tây Nguyên bao gồm khoảng 53 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó có 52 dân tộc thiểu số, chiếm gần 2.2 triệu người Dân tộc it người của Tây Nguyên thuộc 2 nhóm ngôn ngữ Nam Đảo và Môn-Khmer, gồm các dân tộc Jrai, Bahnar, Ê-đê, ủơ-đăng trong đó, người Jrai có SỐ lượng lớn nhất Theo một số nghiên cứu, đưới thời các chúa Nguyễn, các chúa Nguyễn rất tích cực đưa di dân người Việt lên khai phá và lập nghiệp tại Tây Nguyên Và sau năm

1975, với tiềm năng to lớn, giàu có về tài nguyên, đất đai màu mỡ, thuận tiện cho canh tác nông nghiệp, Nhà nước đã tổ chức di dân, phân bố lại đân cư, chủ yếu là dân tộc

Kinh ở khắp vùng miền lên Tây Nguyên lập các nông - lâm trường, đặc biệt là các

vùng “kinh tế mới” Bên cạnh việc di cư, chuyên cư có tô chức, kế hoạch của Nhà nước còn có hiện tượng “di dân tự do” của các dân tộc thiêu sô ở các tỉnh miên núi

Trang 17

Bảng 2: Dân số và mật độ dân số phân theo địa phương tại các tỉnh vùng du lịch Tây Nguyên, tính đến 31/12/2021 (Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam) Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên có truyền thống đoàn kết, đấu tranh cách mạng rất kiên cường: có nền văn hóa dân tộc vừa đa dạng, phong phú, vừa có nhiều nét đặc sắc riêng Các dân tộc Tây Nguyên thường sống xen kẽ với nhau Nhưng nhìn chung ceng có những địa vực lưu trú nhỏ, riêng biệt riêng của một số dân tộc

Đến với Tây Nguyên người ta được mắt thấy tai nghe những điều đường như chỉ tồn tại trong tư liệu, đó là sự kết tính của hàng loạt các tập tục lạ về cư trú, sinh hoạt, thói quen ăn uống: là nét độc đáo trong kiến trúc, trang phục, là giá trị kho tàng văn hoá nghệ thuật

Mỗi dân tộc đều có những làn điệu dân ca riêng Nhạc cụ dân tộc Tây Nguyên khá đơn giản (có thể từ tre, nứa, dây rừng, vỏ bầu như T"Rưng, sáo khèn ) về chất liệu và chế tác nhưng có tính đặc biệt vả chế tác

Trang phục của các đân tộc Tây Nguyên mang nét độc đáo trong nền nghệ

thuật trang trí cô truyền, biêu hiện ý thức tôn trọng, tự trọng

2.2 Tài nguyên du lịch tự nhiên

2.2.1 Địa hình

Vùng du lịch Tây Nguyên có địa hình khá đa dạng bao gồm những ngọn núi cao và thung leng sâu, hiểm trở, ngoài ra còn có các cao nguyên, bình sơn nguyên lớn, những miễn treng và đồng băng khá rộng, những thung leng giữa núi và những đải bồi tích của các con sông lớn Địa hình Tây Nguyên chia cắt phức tạp nhưng lại có tính phân bậc rõ ràng như sau:

2.2.1.1 Địa hình cao nguyên và bình sơn nguyên

Là địa hình đặc trưng của vùng, tạo lên bề mặt vùng Các cao nguyên xếp tầng

và phân bố ở các độ cao khác nhau từ 300 - 400m đến trên 1.500 - 1.700m, từ bắc vào

nam

® Điển hình là cao nguyên Kon Tum có độ cao trung bình khoảng 500m, điểm cao nhất ở núi Ngọc Linh có độ cao 2.605m, ở đây ceng có loại cây sâm nỗi tiếng là sâm Ngọc Linh

Trang 18

® Cao nguyên Kon Plông (Cao nguyên Măng Đen - tỉnh Kon Tum) năm giữa dãy

An Khê và dãy Ngọc Linh với độ cao trung bình là 1.100 - 1.300m

® Cao nguyên Kon Hà Nừng (tỉnh Gia Lai) có bề mặt phân cắt mạnh, cao 700 - 1.000m, thấp dần về phía nam còn 500 - 600m

® Cao nguyên Pleiku (tỉnh Gia Lai) có đạng vòm, địa hình tương đối bằng phăng,

độ cao từ 750 - 800m, nghiêng dân về phía nam

® Cao nguyên M'Đrắk (một huyện nằm ở phía đông tỉnh Dak Lắk) có bề mặt lượn sóng cao trung bình 500m, thỉnh thoảng còn sót những đỉnh cao 1.000m

® Cao nguyên Buôn Ma Thuột (cao nguyên Đắk Lắk - tỉnh Đắk Lắk) có bề mặt địa hình khá bằng phăng, độ cao ở phía bắc 800m, giảm mạnh về phía nam còn

Với địa hình bằng phăng, các vùng cao nguyên là nơi đừng chân, trạm trung chuyên lý tưởng cho các chuyền du lịch núi Có nhiều tiềm năng phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Đồng thời, một số cao nguyên ceng thuận lợi để phát triển các vùng chuyên canh thực phẩm, trái cây là nguồn cung cấp cho đu lịch ceng như là cơ sở đề phát triển du lịch xanh

Trang 19

Hình 4: Cao nguyên Pleiku Hình 3: Lược đồ các cao nguyên ở Tây

Nguyên

2.2.1.2 Địa hình vùng núi

Địa hình núi cao, bao bọc cả 3 mặt bắc, đông và nam của vùng

e® Phía bắc được khống chế bởi dãy núi Ngọc Linh (bao trùm 4 tỉnh Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai) hay Ngọc Linh liên sơn, là đãy núi đồ sộ nhất ở bắc Tây Nguyên, năm trên đải Trường Sơn và là khối núi cao nhất miền Trung, chạy dài theo hướng tây bắc - đông nam với chiều dài đến gần 200km

e Phía đông được án ngữ bởi những đãy núi nối tiếp nhau thành một bức tường ngăn cách Tây Nguyên với dải đồng bằng ven biến duyên hải Nam Trung bộ, trong đó có những dãy núi chính như đấy An Khê (nam ở phía đông day Trường Sơn - tinh Gia Lai), dãy Chư Dyu, day Vong Phu, dãy Tây Khánh Hòa, day Chu Yang Sin, day Bi Dup

® Phía nam, được bao bọc bởi những dãy núi của Trường Sơn Nam với những day Brai An, Bo Nam So Rlung

Dang dia hình này đã góp phần tạo nên nguồn tài nguyên tự nhiên tổng hợp đặc trưng của Tây Nguyên Ấn trong rừng núi là các thắng cảnh cùng với khí hậu mát mẻ

Trang 20

và hệ sinh thái đa đạng thích hợp phát triển các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, tham quan nghiên cứu, du lịch thé thao mao hiém

Hình 5: Dãy múi Ngọc Linh 2.2.1.3 Các miền trũng và đồng bằng

Chiếm điện tích không lớn Chạy dọc từ bắc vào nam, gồm:

e Treng núi Kon Tum chạy dọc theo sông Pô Kô khoảng 45km bề mặt khá bằng phẳng

e Treng An Khê là kiểu thung leng giữa núi bị san bằng và mở rộng (15km) cao

400 - 500m

® Binh sơn nguyên Ea Súp là một đồng bằng bóc mòn có những chỏm núi sót,

khá bằng phẳng, độ cao 140 - 300m, thoải dần về phía tây

e Vung treng Cheo Reo - Phú Túc nằm trùng với địa hào sông Ba, bề mặt khá bằng phẳng, chỉ có một ít đồi sót

® Treng Krông Pắc (Đắk Lắk) vốn là một thung leng bóc mòn với nhiều núi sót

đã biến thành một cánh đồng tích tụ với đầm lầy và hồ Lăk

Vùng địa hình này góp phần hoàn thiện các dịch vụ phục vụ du lịch, xây dựng

cơ sở vật chất kỹ thuật,cơ sở hạ tầng Một số thung leng có khả năng tham gia hoạt động du lịch như thung leng Kon Tum, cánh đồng An Khê, vùng treng Krông Pắk -

Đắk Lắk

20

Trang 21

pr ites ‘

Hinh 6: Huyén Kréng Pac (Pak Lak) Nhìn chung, địa hình Tây Nguyên có sự chia cắt và phân bậc mạnh Các phần cao tập trung chiếm ưu thế ở phía bắc và phía đông khu vực, nghiêng dần về phía nam

và phía tây Cầu tạo này của địa hình vô hình chung ảnh hưởng lớn đến điều kiện thủy văn, đặc biệt là chê độ dòng chảy và khả năng giữ nước của vùng

Có thể chia Tây Nguyên thành ba tiêu vùng địa hình đồng thời là ba tiêu vùng khí hậu, gồm Bắc Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Kon Tum và Gia Lai), Trung

Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông), Nam Tây Nguyên

(tương ứng với tỉnh Lâm Đồng) Trung Tây Nguyên có độ cao thấp hơn và nên nhiệt

độ cao hơn hai tiểu vùng phía Bắc và Nam Độ cao có sự ảnh hưởng nhất định đến khí hậu ở các cao nguyên Tây Nguyên: các cao nguyên cao 400 - 500m (cao nguyên Kon Tum, Kon Plong, Kon Hà Nừng ) khí hậu tương đối mát và mưa nhiều, riêng cao nguyên cao trên l.000m (cao nguyên Mơ Nông, cao nguyên Lâm Viên, cao nguyên

21

Trang 22

Đà Lạt ) thì khí hậu lại mát mẻ quanh năm, đặc điểm của khí hậu núi cao Khí hậu ceng được chia làm hai mùa rõ rệt:

® Mùa mưa: Từ tháng 5 đến hết thang 10, khí hậu âm và dịu mát Trong suốt mùa mưa, những cơn mưa có thể liên tục và xôi xả, gây ra tình trạng le quét, lầy lội Trong suốt tháng 7 và đầu tháng 8 mưa dường như sẽ kéo đài liên tục

đặc biệt tại Bảo Lộc (2.867 mm), lượng mưa I.200 - 1.800mm ở Đắk Lak, Cheo Reo -

Phú Túc, mùa khô tại bắc và trung Tây Nguyên chỉ đạt l - 2mm/tháng còn phía nam lượng mưa đạt 10 - 50mm/thang

Với đặc điểm khí hậu nhiệt đới núi cao, điều hòa quanh năm và ít xảy ra các thời tiết bất lợi như le lụt, sương mù, giá rét Bên cạnh đó là sự phân hóa khí hậu giữa các vùng đã làm đa dạng cảnh quan sinh thái Tây Nguyên, tại các cao nguyên vả núi

có các hệ sinh thái đa dạng cùng với khí hậu mát mẻ đã tạo điều kiện để phát triển các loại hình du lịch nghỉ đưỡng, chữa bệnh Ngoài ra, Tây Nguyên còn đặc biệt trong mắt các du khách bởi các “mùa” độc lạ không nơi nào có được như mùa hoa cả phê, mùa hoa tuyết trắng, mùa lúa chín hay mùa hoa muỗng vàng

2.2.3 Thủy văn

2.2.3.1 Hệ thống sông

e Chế độ thuỷ văn của các sông, suối Tây Nguyên chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ mưa hàng năm Phân lớn sông suối của vùng là phần thượng lưu của những hệ thống sông chính chảy xuống các đồng bằng ven biển Nam Trung

Bộ, Đông Nam Bộ và sang Campuchia Các sông suỗi ở Tây Nguyên tập trung trong ba hệ thống chính: hệ thống sông Ba, hệ thống sông Mê Kông (gồm hai

hệ thống nhánh là Sesan và Srêpôk), hệ thống sông Đồng Nai, địa phận tỉnh

Lâm Đồng

22

Trang 23

e Hệ thống sông không chỉ có giá trị cung cấp nước ngọt phục vụ sản xuất và hoạt động du lịch mà còn điều hòa khí hậu, tạo môi trường cảnh quan sinh động Góp phần đa dạng các sản phâm du lịch,hình thành các tuyến du lịch trên sông Một số sông có thê khai thác hoạt động du lịch như sông Đắk Bla (Kon Tum), sông Đắk Pô Kô chảy trên vùng thung leng của tỉnh Kon Tum bên những làng mạc của đồng bào dân tộc thiểu số tạo nên khung cảnh nên thơ yên

® Các hồ nước tại Tây nguyên như hồ Tuyền Lâm, hồ Lắk, đều có giá trị phát

triển kinh tế và du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch nghỉ dưỡng và khám phá

thiên nhiên

23

Trang 24

e Tạo điều kiện phát triển nhiều loại hình du lịch tham quan, nghỉ mát, du lịch

thé thao mao hiém

24

Trang 25

2.2.3.4 Hệ thống suối nước nóng

e® Không chỉ có nguồn nước mặt dồi dào, Tây Nguyên còn có nguồn nước ngầm phong phú Trong đó có các nguồn nước khoáng tiêu biểu của vùng như: vùng nước khoáng Guga (Lâm Đồng); vùng nước khoáng Đắk MiI (Đắk Nông); vùng nước khoáng Đắk Tô (Kon Tum)

® Các nguồn nước này tạo ra cơ hội phát triển loại hình du lịch chữa bệnh, nghỉ

dưỡng cho Tây Nguyên

Trong các nhóm kế trên phố biến nhất là đất đỏ vàng và đất mùn vàng đỏ trên núi Đất đỏ vàng (đất eralit hay “đất đỏ”) là loại đất tiêu biểu của vùng có điện phân

bố rộng (khoảng 66% tông điện tích đất tự nhiên toàn vùng), là sản phẩm phong hóa chủ yếu của bazan, thường phân bố ở độ cao dưới 1.000m, tập trung ở các cao nguyên Pleiku, Buôn Ma Thuột, Di Linh, Đắk Nông, ngoài ra còn gặp lẻ tẻ ở Kon Hà Nừng, Kon Plong Nhờ có độ phì nhiêu lớn, đất đỏ vàng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển nông nghiệp ở Tây Nguyên, đây là địa bàn canh tác chủ yếu các loại cây

25

Trang 26

công nghiệp (cà phê, cao su, chè ) và cây thực phẩm, nhưng chỉ đóng vai trò thứ yếu trong nông nghiệp Các loại đất khác chỉ phân bồ trên từng vùng hẹp nên ít có ý nghĩa đối với nông nghiệp

Nhin chung, các loại cây công nghiệp vừa mang lại lợi ích cho nông nghiệp vừa mang lại lợi ích du lịch cho vùng Tây Nguyên Tại đây, hiện nay có một số địa điểm nỗi bật được khách du lịch lui tới thường xuyên để thưởng thức vẻ đẹp rực rỡ của những đồi chè, những cụm hoa đã quỳ vào tháng 12 hay chiêm ngưỡng rừng hoa trắng xóa nơi nương rẫy cà phê vào những tháng 2 - 4 hàng năm, có thể kế tên như

Biến hồ chè (Gia Lai), Đồi chè Cầu Đất (Lâm Đồng), Đôi chè Pleiku (Gia Lai), đường

đi tới núi lửa Chư Đăng Ya, Vườn Troh Bư (Buôn Ma Thuột)

Hình 11: Một số loại đất chính ở Tây Nguyên 2.2.5 Hệ sinh vật

2.2.5.1 Thực vật

®_ Tây Nguyên là một trong những vùng có tính đa dạng sinh học rất cao của Việt Nam Rừng Tây Nguyên giàu về trữ lượng, đa dạng về chủng loại Trữ lượng rừng gỗ chiếm tới 45% tổng trữ lượng rừng gỗ của cả nước Diện tích rừng Tây Nguyên là 3.015,5 nghìn ha chiếm 35,7% diện tích rừng cả nước Các cây được

liệu quý được tìm thấy ở đây như sâm bỏ chính, sa nhân, địa liền, thiên niên

kiện, hà thủ ô trắng, và các cây thuốc quý có thê trồng được ở đây như atisô, bạch truật, tô mộc, xuyên khung

26

Trang 27

Hình 12: Một cây K'tơng cô thụ

e Đối với lớp phủ thực vật, cùng với điều kiện của các nhân tổ thô nhưỡng kế trên, với mỗi loại đất có thể có một hay một số kiêu thảm thực vật khác nhau

Do tác động của quá trình nhân tác trong một thời gian dài, thảm thực vật nguyên sinh - kiểu rừng kín thường xanh vốn rất phong phú của vùng da dan được thay thế bằng các thảm thực vật nhân tác, trảng cỏ và cây bụi thứ sinh

® Tuy nhiên, nạn phả rừng, hủy diệt tài nguyên thiên nhiên và khai thác lâm sản bừa bãi chưa ngăn chặn được tại đây có thể dẫn đến nguy cơ làm nghèo kiệt rừng và thay đối môi trường, sinh thái

2.2.5.2 Động vật

Hệ động vật hoang dã ceng rất phong phú có ý nghĩa kinh tế và khoa học Có tới 32 loài động vật quý hiếm như voi, bò tót, trâu rừng, hỗ, gấu, công, gà lôi

27

Trang 28

4

Hình 13: Cưỡi voi ở Tây Nguyên Hình 14: Chà vá chân đen ở vườn quốc

gia Bidoup 2.2.5.3 Một số hệ thống vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên

Tây Nguyên hiện có 6 vườn quốc gia với chức năng chính là bảo vệ nguyên vẹn hệ sinh thái tự nhiên, phát triển và bảo vệ rừng, phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn Ngoài ra, các vườn quốc gia với vẻ đẹp hoang sơ và hệ sinh thái phong phú, trở thành địa điểm hấp dẫn du khách đến với Tây Nguyên:

® Vườn quốc gia Chư Mom Ray (Kon Tum): Vườn quốc gia Chu Mom Ray nam ở địa phận của huyện Sa Thầy và huyện Ngọc Hồi, cách trung tâm của thành phố Kon Tum 30km theo hướng Tây Bắc, đây ceng là một trong những vườn đi sản ASEAN có điện tích lớn nhất với tính đa dạng sinh học cao Vườn

quốc gia hiện có điện tích 56.000ha và tiếp giáp với các khu bảo tồn Ghong

nước Lào và khu bảo tồn Virachey của Campuchia Vườn quốc gia này có cầu trúc địa hình đa dạng, tạo nên phong cảnh đa dạng với rừng bằng lăng, rừng khộp và đa dạng loai chim thú Bên cạnh khám phả hệ sinh thái rừng, ban ceng

có thê trải nghiệm văn hoá độc đáo của đồng bảo ủơ Đăng, Ê Đê và thăm thú Măng Đen - nơi được xem như Đà Lạt thứ hai của Tây Nguyên

28

Trang 29

Hình 15: Công chào vườn quốc gia Chư Moin Ray

® Vườn quốc gia Kon Ka Kinh (Gia Lai): Nơi này được chính thức thành lập

từ năm 2002 năm ở phía Đông Bắc của tỉnh Gia Lai, cách trung tâm Pleiku

theo hướng Đông Bắc Diện tích vườn quốc gia Kon Ka Kinh trải rộng ở địa bàn của 5 xã thuộc các huyện K'Bang, Đắk Đoa, huyện Mang Yang Vườn quốc gia ở Tây Nguyên này có tông diện tích là 41.780ha trong đó có đến 80% diện tích là đất có rừng Các kiểu hệ sinh thái rừng tại đây rất đa dạng với các kiểu rừng kín hỗn giao lá rộng, rừng lá kim mưa nhiệt đới núi thấp, rừng thường xanh mưa âm nhiệt đới Du lịch sinh thái ở Kon Ka Kinh, du khách sẽ được khám phá hệ sinh thái rừng hấp dẫn, đến với những bản làng người Bana, khám phá hệ thống suối, thác, shềnh rất phong phú trong đó có thác 95 rất nổi tiếng, cao 40 mét, đặc biệt trekking chính phục đỉnh Kon Ka Kinh cao 1748 mét so với mực nước biến là một thách thức khiến nhiều người cảm thấy hứng

thú

29

Trang 30

Hình 16: Vườn quốc gia Kon Ka Kinh nằm đài trên đính múi

Vườn quốc gia Yok Đôn (Đắk Lắk, Đắk Nông): Là một trong những khu

rừng đặc dụng tự nhiên lớn nhất tại Việt Nam nên vườn quốc gia Yok Đôn ceng là địa điểm dừng chân ưa thích của du khách khi đến với Tây Nguyên Vườn quốc gia này nằm trên địa bàn của hai tỉnh là Đắk Lắk và Đắk Nông, các trung tâm Buôn Ma Thuột 40km, được chính thức thanh lap tir nam 1992 Yok

Đôn có tổng diện tích là 1.155km? với hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên hết

sức phong phú, tại đây có hai dạng rừng chủ yếu là rừng khộp và rừng tự nhiên, đây ceng là nơi duy nhất ở Việt Nam còn có rừng khộp Đến Yok Đôn, du khách có thế cưỡi voi, đạp xe đưới những tán rừng khộp, leo núi, ngồi thuyền độc mộc, khám phá các ngọn thác nỗi tiếng hay đến những ngôi làng của đồng bào Ê - đê, Lào và M nong để khám pha van hoa ban địa đặc sắc

30

Trang 31

có thể trải nghiệm check-in các rừng thông, rừng pơ mu cổ thụ, quan sát chim

và động vật hoang sã, đạp xe đường rừng, chèo thuyền trên thông, check-in thác nước hay du lịch cộng đồng ở các buôn làng, khám phá đặc sản của núi

Hình 18: Trekking và khám phá vườn quốc gia Chư Yang Sin

31

Trang 32

® Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà (Lâm Đồng): Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà được chính thức thành lập từ năm 2004, vườn quốc gia ở Tây Nguyên này nằm

ở địa phận của huyện Lạc Dương và một phần huyện Đam Rông của tỉnh Lâm

Đồng với tổng diện tích 63.938ha, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 50kM về

hướng QL 27C Dân mê phượt và trekking chắc hắn không còn xa lạ bởi đây là điểm dừng chân hết sức quen thuộc của các tour trekking, khám phá thiên nhiên hoang dã Tại đây nôi tiếng với rất nhiều loài chim đẹp như bạc má bụng vàng, đuôi đỏ đầu xám, chích chòe nước, sẻ thông họng vàng Các tuyến dụ lịch đi bộ ngắn qua các khu vực rừng sẽ mang đến cho du khách rất nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Hình 19: Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà

® Vườn quốc gia Tà Đùng (Đắk Nông): Vườn quốc gia Tà Đùng được chính thức hình thành trên cơ sở chuyến hạng của khu bảo tồn thiên nhiên cùng tên từ

năm 2018 với tông diện tích là hơn 20.000ha Vườn quốc gia này năm ở địa

phận của xã Đắk Som, huyện Đắk Glong, cách trung tâm của thành phố Gia Nghĩa 45km theo hướng Quốc lộ 28 hướng đi tỉnh Lâm Đồng, vườn quốc gia

Tà Đùng thuộc Công viên địa chất Đắk Nông, đã được công nhận là Công viên địa chất toàn cầu từ tháng 7/2020 Điểm nhân của vườn quốc gia Ta Dung chính là hồ Tà Đùng với hàng trăm đảo xanh lớn nhỏ mang vẻ hoang sơ, quyến

re Tà Đùng ceng là điểm giao thoa cả về vị trí ceng như sinh học của khu vực miền Đông Nam Bộ và Nam Tây Nguyên nên có hệ sinh thái và động thực vật rất phong phú và đa dạng, tông diện tích che phủ đạt 85% điện tích lõi, tạo môi trường lý tưởng cho hàng trăm loài động vật là hàng ngàn loài thực vật sinh sông, trong đó có nhiêu loài đặc hữu như vượn má cam, voọc bạc má, chà vá

32

Trang 33

chân nâu Ngắm cảnh ở hồ Tà Đùng hay trekking rừng nguyên sinh, ngắm thác, thăm buôn làng của đồng bảo là những trải nghiệm du lịch nỗi bật tại đây

khám phá hang động núi lửa Không chỉ thế, đây còn là nơi hội tụ các giá trị tiêu biểu

về địa chất, khảo cổ, văn hoá và đa dạng sinh học đặc trưng

33

Trang 34

Hình 21: Một góc công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông Điểm nổi bật nhất của Công viên địa chất toàn cầu ở Đắk Nông là hệ thống hang động núi lửa dài nhất khu vực Đông Nam Á, được hình thành từ hoạt động phun trào của núi lửa Nâm Blang (Buôn Choah) Với khoảng 65 điểm di sản địa chất, địa mạo, điểm nhấn là hệ thống gan 50 hang động, các miệng núi lửa, thác nước

Bên cạnh các di sản địa chất, Công viên địa chất Đắk Nông còn là nơi lưu giữ các giá trị di sản văn hóa vat thê và phi vật thể nỗi bật của khu vực như: Không gian Văn hóa Công chiêng Tây Nguyên được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thế đại diện của nhân loại; di tích cấp quốc gia đặc biệt Đường mòn Hỗ Chí Minh và một số di tích cấp quốc gia khác

2.3 Tài nguyên văn hóa - xã hội

Tây Nguyên là một trong những vùng văn hóa lớn của nước ta, được hình thành từ hàng nghìn năm về trước với những giá trị phong phú, đặc sắc

2.3.1 Di tích lịch sử, di sản văn hóa

2.3.1.1 Di tích nỗi trội

Toàn vùng có 450 di tích các loại: 59 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt (di chỉ khảo cô “Thánh địa Cát Tiên và Đường mòn Hỗ Chí Minh”) va | Di san van hoa thé giới phi vật thê (Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên)

34

Trang 35

Khu đi tích khảo cổ Cát Tiên, còn được gọi với cái tên khác “Thánh Địa Cát Tiên”, được biết đến như một Mỹ Sơn ở khu vực Tây Nguyên, là một Thánh địa Bà

La Môn giáo Khu di tích khảo cô Cát Tiên có quy mô rộng lớn, trải dài trên L5 km từ

xã Quảng Ngãi đến xã Đức Phô và Gia Viễn của huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng với

nhiều kiến trúc đền tháp, mộ tháp, nhà dài, đường đá cổ, máng ước Ngoài ra, trong quá trình khai quật các nhà khảo cô còn tìm thấy nơi đây có hơn 1000 hiện vật, gồm nhiều chất liệu như vàng, bạc, đồng, sắt, đá quý, gốm, đá, nhiều ngẫu tượng Linga- Yoni, trong thần Sanesa, Uma, các lá vàng dập nồi hình vị thần, các linh vật thuộc Ba

La Môn giáo Nơi đây là một địa điểm du lịch văn hóa lý tưởng cho các du khách đam mê tìm hiệu lịch sử, tìm về cội nguồn

Hình 22: Du khách tham quan Linga - Yomi lớn nhất Đông Nam A Đường mòn Hồ Chí Minh hay còn gọi là đường Trường Sơn, là tô hợp hệ thống đường giao liên bộ, đường gùi thồ, đường ô tô, đường thuỷ, đường Ống xăng dầu chạy dọc đải Trường Sơn để chỉ viện người, vận chuyển ve khí đạn được và vật chất từ miền Bắc vào miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chỗng Mỹ cứu nước Đường mòn Hỗ Chí Minh kéo đài từ Bắc xuống Nam và có đi qua 4 tỉnh Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông), trên con đường ấy có biết bao mồ hôi, xương máu của ông cha ta đã đỗ xuống đề có một đất nước tươi đẹp như ngày hôm nay Nếu có dịp đến Tây Nguyên, bạn có thể ghé qua các di tích lịch sử trên con đường này như: DI tích Mô Ray (Kon Tum), Di tich Ia Dom (Gia Lai), Di tich Serêpôc (Đắk Lắk), Di tích Bu Prăng (Đắk Nông) để có thể nghe và cảm nhận nhiêu hơn về những câu chuyện lịch sử huyền thoại trên con đường này

35

Trang 36

chiêng và địa điểm lễ hội đó UNESCO hết sức tỉnh tế khi không phải công nhận

“công chiêng” hay “âm nhạc công chiêng” là di sản Kiệt tác truyền khâu và phi vật thé nhân loại mà công nhận “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”, Không gian

đó là rừng và làng Bởi lẽ, họ hiểu rằng, khi không còn không gian thực hành đó nữa,

văn hóa công chiêng ceng như những giá trị văn hóa quý giá khác sẽ khó có điều kiện bảo tồn, phát huy Sinh hoạt văn hóa công chiêng xuất hiện và gắn liền với các nghi lễ nông nghiệp, các nghi lễ vòng đời người, nghi lễ cộng đồng trong các buôn làng ở Tây Nguyên Trong tất cả các sự kiện ấy, cồng chiêng luôn luôn tổn tại như một thành tố rất quan trọng Thông qua tiếng chiêng, các dân tộc ở Tây Nguyên gui gam tâm hồn

36

Trang 37

của mỉnh, ước nguyện của mỉnh với các đâng thân linh, tô tiên, ceng như bày tỏ các mong muôn, khát vọng của mình với mùa màng, sức khỏe, hạnh phúc của con người

Hình 24: Không gian văn hóa Công Chiêng Tây Nguyên 2.3.1.2 Di tích của từng tỉnh

Bên cạnh những di tích nỗi trội kề trên, thì còn nhiều di tích khác trải đài trên

địa bản 5 tỉnh Tây Nguyên có thê kế đến như:

® Kon Tum có di tích lịch sử Ngục Kon Tum, Ngục Đắk Gilei, di tích lịch sử danh thắng Măng Đen, di tích lịch sử chiến thắng Đắk Tô - Tân Cảnh, di tích chiến thang Plei Kan

Ngục Kon Tum hoàn thành vào năm 1917, do thực dân Pháp xây dựng đề giam giữ các chiến sĩ cách mạng của ta Nơi đây đã từng diễn ra cuộc đấu tranh Lưu huyết, cuộc đầu tranh đẫm máu giữa những người tủ chính trị với bọn thực dân, tay sai diễn

ra trong hai ngày (12 và 16/12/1931), khiến 15 đồng chí hy sinh và 16 đồng chí bị

thương Sự kiện này xuất phát từ việc "phản đối đi Đăk Pét" của những người tù chính trị Nơi mà được ví như địa ngục trần gian, khi chỉ trong vòng 6 tháng ngắn ngủi làm đoạn đường IŠSkm tại Đăk Pao, Đăk Pét, đã có 150 trong số 295 tù chính trị bị chết thảm, số còn lại chỉ còn là da bọc xương Mặc dù hy sinh rất lớn, nhưng đổi lại cuộc đầu tranh này đã có tiếng vang lớn trong dư luận thể giới về tự do công lý và nhân phẩm con người; ảnh hưởng trực tiếp đến hầu hết các nhà lao, nhà đày ở trong nước,

37

Trang 38

trước hết là Nhà đày Buôn Ma Thuột Nước Pháp bị dư luận phản đối, lên án làm cho

uy tín bị giảm Chính phủ Pháp lo sợ, tìm cách đối phó, xoa dịu, nên đã có nhiều sự thay đối, nhượng bộ như: bãi bỏ chế độ đánh đập tù nhân, người tủ ốm đau được nghỉ

và có thuốc men Sự kiện này là một ngọn lửa rực đỏ trên mảnh đất Kon Tum nói riêng và cả nước nói chung, gây ảnh hưởng rất lớn đến phong trào cách mạng, sự nghiệp bảo vệ và xây dựng quê hương của đồng bào các dân tộc tỉnh Kon Tum về sau Khi đến đây, du khách sẽ được tham quan một quân thê gồm nhà truyền thống, nhà tưởng niệm, nhà đón tiếp cùng tượng đài bất khuất và 2 ngôi mộ tập thể năm bên bờ sông Đắk Bla lộng gió Khu di tích ngục Kon Tum đã trở thành địa điểm viếng thăm quen thuộc của nhiều đoàn khách cả trong nước và quốc tế mỗi khi ghé thăm thành phố Kon Tum

Hình 25: Du khách tham quan Di tích lịch sử Ngục Kon TH

Bên cạnh vai trò là một khu đu lịch sinh thái cấp quốc gia, Măng Đen còn là đi tích lịch sử với nhiều trận thắng vẻ vang của quân và dân ta Đến nơi đây, bạn có thể vừa thỏa mãn được nhu cầu du lịch sinh thái, vừa có thê trải nghiệm du lịch văn hóa một cách đặc sắc

38

Trang 39

Hình 26: Di tích Măng Đen

e Gia Lai có các di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia như: Tây Sơn Thượng Dao,

Nhà tù Pleiku, Làng kháng chiến Stor

Khu di tích lịch sử Tây Sơn Thượng Đạo là vùng đất khởi nghĩa và ceng là căn

cứ nơi anh em nhà Nguyễn và nông dân giấy binh khởi nghĩa chống lại Chúa Nguyễn

ở Đàng Trong Nơi đây với lợi thế là một vùng núi rộng lớn, địa hình hiểm trở lại có

dòng sông Ba che chở với nguồn lâm sản, đất đai trù phí đề nuôi binh Hiện tại di tích Tây Sơn thượng đạo vẫn còn lưu giữ rất nhiều công trình, cô vật quý từ thời Tây Sơn cuối thế kỷ ủVIII và đã được cấp bang Di tích lịch sử cấp Quốc gia Du khách đến đây sẽ có cơ hội thăm quan, khám phá rất nhiều điều thú vị, những hạng mục công trình, di tích đặc sắc

39

Trang 40

xe, có máy bay, có súng nhỏ, súng lớn; trên trời nó ceng di được, dưới nước nó ceng

đi được, đánh trúng nó, nó không có máu” Kế từ đó, dân làng tin theo Núp và hạ quyết tâm đánh giặc Dựa vào địa hình rừng núi hiểm trở, Anh hùng Núp đã tuyên truyền, vận động, hướng dẫn đân làng Stơr đoàn kết, mưu trí, đeng cảm, sử dụng những ve khí thô sơ như dao rựa, giáo mác, cung tên, chông tre, bẫy đá đánh tan nhiều cuộc cản quét của địch và trở thành biểu tượng của thiên anh hung ca bất tử Đến đây, du khách có thê tham quan Nhà lưu niệm Anh hùng Núp đề tìm hiểu truyền thông cách mạng, dã ngoại, giao luu van hóa - văn nghệ

40

Ngày đăng: 26/07/2024, 19:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w