1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập nhóm cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật môn học địa lý du lịch

16 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Tập Nhóm Cơ Sở Hạ Tầng Và Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật
Tác giả Trần Kim Thoa, Tô Lê Hiền Uyên, Nguyễn Thị Mỹ Linh, Nguyễn Thị Hương, Võ Nguyễn Ái My, Đinh Phương Thảo, Trương Thị Hiền Diệu, Hoàng Hà Phương
Người hướng dẫn Trần Ngọc Triết
Trường học Đại học quốc gia thành phố hồ chí minh trường đại học kinh tế - luật
Chuyên ngành Địa lý du lịch
Thể loại bài tập nhóm
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 2,16 MB

Nội dung

Nó bao gồm các dịch vụ cơ bản, hệ thống đường bộ, giao thông, lưu trú, ẩm thực, dịch vụ cho các hoạt động văn hóa và giải trí, mạng lưới cửa hàng, dịch vụ bảo vệ du lịch và khác.. Ngoài

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

BÀI TẬP NHÓM

CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT

Môn học: Địa lý du lịch

Giảng viên: Trần Ngọc Triết

Nhóm thực hiện: Nhóm 5

Thành viên:

Trang 2

Mục lục

1 Cơ sở hạ tầng 1

1.1 Khái niệm cơ sở hạ tầng trong du lịch 1

1.2 Vai trò cơ sở hạ tầng trong du lịch 1

1.3 Một số loại hình cơ sở hạ tầng cơ bản trong du lịch 1

2 Cơ sở vật chất kỹ thuật 3

2.1 Khái niệm cơ sở vật chất kỹ thuật 3

2.2 Vai trò của cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch 3

2.3 Đặc điểm của cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch 3

2.4 Một số loại hình cơ sở vật chất kỹ thuật cơ bản trong du lịch 3

2.4.1 Cơ sở lưu trú du lịch 3

2.4.2 Mạng lưới cửa hàng ăn uống, dịch vụ thương mại 6

2.4.3 Cơ sở thể thao 8

2.4.4 Cơ sở y tế chữa bệnh 9

2.4.5 Cơ sở vui chơi giải trí, hoạt động thông tin văn hóa 10

2.4.6 Cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác 14

Trang 3

1 Cơ sở hạ tầng

1.1.Khái niệm cơ sở hạ tầng trong du lịch

Cơ sở hạ tầng là một tập hợp các cơ sở và các tổ chức tạo thành cơ sở vật chất và

tổ chức để phát triển du lịch Nó bao gồm các dịch vụ cơ bản, hệ thống đường bộ, giao thông, lưu trú, ẩm thực, dịch vụ cho các hoạt động văn hóa và giải trí, mạng lưới cửa hàng, dịch vụ bảo vệ du lịch và khác

1.2.Vai trò cơ sở hạ tầng trong du lịch

Cơ sở hạ tầng là tiền đề, là đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế, trong đó có du lịch Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch bao gồm:phát triển mạng lưới và phương tiện giao thông, phát triển thông liên lạc,

Ngoài ra còn có phát triển hệ thống các cơ sở lưu trú; phát triển hệ thống nhà hàng; phát triển các trung tâm mua sắm, các khu bán hàng lưu niệm, các khu vui chơi, giải trí; phát triển các công ty kinh doanh du lịch

1.3.Một số loại hình cơ sở hạ tầng cơ bản trong du lịch

Cơ sở hạ tầng nói chung có vai trò đặc biệt đối với việc đẩy mạnh du lịch, về phương diện này, mạng lưới và phương tiện giao thông là những nhân tố quan trọng hàng đầu

- Du lịch gắn với sự di chuyển của con người trên một khoảng cách nhất định

Nó phụ thuộc vào mạng lưới đường sá và phương tiện giao thông Một đối tượng có thể có sức hấp dẫn đối với khách du lịch, nhưng vẫn không thể khai thác được khi thiếu nhân tố giao thông Việc phát triển giao thông, nhât là tăng nhanh phương tiện vận chuyển (công cộng và cá nhân) cho phép mau chóng khai thác được các nguồn tài nguyên du lịch mới Chỉ có thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện, nhanh chóng thì du lịch mới trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội Ví dụ: từ khi có đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây và đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết đã rút ngắn khoảng cách đi

từ TP HCM đến Phan Thiết chỉ còn 2 giờ thay vì 4 giờ như trước đây

- Mỗi loại hình giao thông có những đặc điểm riêng biệt Giao thông đường ô tô tạo điều kiện cho khách du lịch dễ dàng đi theo lộ trình mình lựa chọn Giao thông đường sắt rẻ tiền, dễ dàng, tất cả mọi người đều có thể đi được, nhưng chi theo tuyến đường sẵn có VD: Mới đây nhất, đường sắt đô thị Cát Linh -

Hà Đông dài 13km đã chính thức vận hành tại Hà Nội Giao thông đường không rất nhanh, rút ngắn thời gian đi lại, tuy nhiên giá cao Còn giao thông đường thuỷ, mặc dù tốc độ chậm hơn nhưng có thể kết hợp với việc tham

Trang 4

quan giải trí dọc theo lộ trình trên sông hoặc ven biển Có nhiều cảng biển phục vụ cho giao thông đường thuỷ ví dụ: cảng HP, Cát Lái, ĐN,…

- Giao thông là một bộ phận của cơ sở hạ tầng kinh tế Ngoài ra, còn có các phương tiện vận chuyển chuyên dụng Nhiều phương tiện vận chuyển riêng

cho du lịch được sản xuất để sử dụng chủ yếu phục vụ nhu cầu du lịch (ô tô du lịch, tàu thuỷ chở khách du lịch, máy bay, cáp treo ) Chúng được tách ra như một bộ phận của cơ sở hạ tầng du lịch Ngay các phương tiện giao thông dùng cho du khách nghỉ đêm cũng có thể xếp vào bộ phận này (thí dụ, các tàu du lịch có dịch vụ nghỉ đêm trên vịnh Hạ Long)

- Mạng lưới và phương tiện giao thông trên thế giới không ngừng được hoàn thiện Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, mạng lưới đường ô tô, đường sắt ngày càng vươn xa và mở rộng khắp nơi Mạng lưới đường hàng không dày đặc Tất cả điều đó làm giảm bớt thời gian đi lại, tăng thời gian nghỉ ngơi và du lịch Vd: Với mạng lưới tương đối rộng lớn và phủ rộng hầu khắp các địa điểm trong thành phố cùng với giá vé rẻ và tiết kiệm, xe buýt có nhiều ưu điểm để du khách lựa chọn sử dụng Ngày nay nhiều tuyến đường đã được mở rộng nhằm phục vụ nhu cầu của người dân, đặc biệt là đường cao tốc Ví dụ: từ HCM đến Vũng tàu

Thông tin liên lạc là một phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng của hoạt động du

lịch Nó là điều kiện cần thiết để đảm bảo thông tin cho khách du lịch trong nước và quốc

tế Thông tin là những nhu cầu trao đổi các dòng tin tức khác nhau của xã hội được thoả mãn bằng nhiều loại hình truyền tin khác nhau.VD: trang web, sđt, email, mạng xã hội, địa chỉ văn phòng, ứng dụng di động

Trong hoạt động du lịch, nếu mạng lưới giao thông và các phương tiện vận tải phục vụ cho việc đi lại của con người thì thông tin liên lạc đảm nhiệm việc vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần thực hiện các mối giao lưu trong nước và quốc tế Trong đời sống kinh tế - xã hội hiện đại nói chung cũng như trong du lịch nói riêng không thể thiếu được các phương tiện thông tin liên lạc Nhờ các tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các phương tiện thông tin liên lạc ngày càng phong phú và hiện đại Các hệ thống cáp ngầm xuyên biển, vệ tinh thông tin, các hệ thống máy vi tính và điện báo, điện thoại, internet ngày càng được sử dụng phổ biến và trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống Các hệ thống thông tin hiện đại cho phép truyền và nhận thông tin, hình ảnh ở bất cứ nơi nào trên Trái Đất

Trong cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn phải đề cập đến hệ thống các công trình cấp điện, nước mà sản phẩm của nó phục vụ trực tiếp cho việc nghỉ ngơi giải trí của

khách VD: nhà máy thủy điện như Sơn La, sông Đà, nhà máy nhiệt điện như Vĩnh Tân 2,

Nghi Sơn, các hệ thống xử lý nước và các vườn quốc gia và công viên Như vậy, cơ sở

hạ tầng là tiền đề và trở thành đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế, trong đó có du lịch VD: Để phát triển được du lịch làng nghề cần đầu tư ban đầu vào cơ sở hạ tầng của khu

Trang 5

vực như đường giao thông đến làng nghề, đường nội bộ, khu đón tiếp, nhà trưng bày sản phẩm - quy trình sản xuất, nhà vệ sinh công cộng, bãi đỗ xe, hệ thống xử lý rác, nước thải, hệ thống điện, nước,

Video về việc đầu tư cơ sở hạ tầng trong du lịch của một số thành phố:

https://vtv.vn/video/nhip-song-mien-trung-thua-thien-hue-dau-tu-co-so-ha-tang-thuc-day-phat-trien-du-lich-324509.htm

https://www.youtube.com/watch?v=tp5fiYhbu04

2 Cơ sở vật chất – kỹ thuật

2.1 Khái niệm cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch bao gồm các phương tiện vật chất tham gia vào việc tạo ra và thực hiện dịch vụ hàng hoá du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách

du lịch

2.2 Vai trò của cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch

Cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong những yếu tố quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh Nó là yếu tố đảm bảo về điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh được thực hiện Mỗi lĩnh vực sản xuất kinh doanh để có thể hoạt động đòi hỏi phải có một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng Nói một cách khác, để có thể tiến hành khai thác được các tài nguyên du lịch phải tạo ra được hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng Hệ thống này vừa đảm bảo phù hợp với đặc trưng của dịch vụ du lịch, đồng thời phải phù hợp với đặc thù của tài nguyên du lịch tại đó Một quốc gia, một doanh nghiệp muốn phát triển du lịch tốt phải có một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tốt Do

đó, có thể nói rằng, trình độ phát triển của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là điều kiện, đồng thời cũng là thể hiện trình độ phát triển du lịch của một đất nước

2.3 Đặc điểm của cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch

- Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có mối quan hệ mật thiết với tài nguyên du lịch

- Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có tính đồng bộ trong xây dựng và sử dụng

- Thời gian hao mòn thành phần chính của hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch tương đối lâu

- Một số thành phần của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được sử dụng không cân đối

2.4 Một số loại hình cơ sở vật chất kỹ thuật cơ bản trong du lịch

2.4.1 Cơ sở lưu trú du lịch

Theo điều 3, khoản 12, Luật Du lịch Việt Nam (2017) thì "Cơ sở lưu trú

du lịch là nơi cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch"

Các cơ sở lưu trú bao gồm “khách sạn, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, tàu thủy lưu trú du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, bãi cắm trại du lịch và các cơ sở lưu trú du lịch khác ” (điều 48, mục 3, chương IV, Luật Du lịch Việt Nam 2017):

Trang 6

- Khách sạn (Hotel) là cơ sở lưu trú có quy mô từ mười buồng ngủ trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách lưu trú và sử dụng dịch vụ (Thông tư số 88/TT- BVHTTDL)

Các khách sạn được phân chia thành 2 loại: khách sạn không được xếp hạng và khách sạn được xếp hạng Việc xếp hạng khách sạn từ 1 sao đến 5 sao là dựa trên các tiêu chuẩn chất lượng, bao gồm: vị trí và kiến trúc, trang thiết bị và tiện nghi phục vụ; các dịch vụ và mức độ phục vụ; trình độ chuyên môn, nghiệp

vụ của người quản lý và nhân viên phục vụ; vệ sinh

Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu du khách, loại hình khách sạn truyền thống mặc dù vẫn rất được ưa chuộng tuy nhiên cũng không thể ngăn cản sự ra đời của những loại hình khách sạn mới, tiện lợi và phù hợp với từng điểm đến cũng như yêu cầu phục vụ của du khách Như đã nêu ở trên có rất nhiều loại khách sạn, với mỗi loại khách sạn đó sẽ phù hợp với từng đối tượng khách và mục đích khác nhau Trong đó có thể kể đến:

+ Khách sạn bên đường (Motel) là khách sạn được xây dựng gần đường giao thông, kiến trúc thấp tầng (thường là 1 tầng) phục vụ khách du lịch đi bằng

xe ô tô riêng, gắn với cơ sở cung cấp nhiên liệu, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện, vận chuyển và cung cấp các dịch vụ cần thiết phục vụ du khách

+ Khách sạn nổi (Floating hotel) là khách sạn di chuyển hoặc neo đậu trên mặt nước (sông, cảng biển, ) Ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy các khách sạn dạng này ở khu vực Vịnh Hạ Long hay các thành phố vùng biển với quy mô nhỏ hơn

+ Khách sạn nghỉ dưỡng (Resort hotel) là khách sạn được xây dựng độc lập thành từng khối hoặc thành quần thể gồm các biệt thự, căn hộ du lịch ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, khí hậu trong lành phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí của khách du lịch

+ Khách sạn thương mại (Commercial hotel) là khách sạn được xây dựng tại các đô thị, thành phố phục vụ chủ yếu khách thương gia, khách công vụ và khách tham quan du lịch

- Biệt thự du lịch (Tourist villa) là biệt thự được xây dựng thấp tầng, có sân vườn, có cơ sở vật chất, trang thiết bị, tiện nghi và dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch

- Căn hộ du lịch (Tourist apartment) là căn hộ có trang thiết bị tiện nghi cho khách du lịch thuê, tự phục vụ trong thời gian lưu trú Nhiều căn hộ du lịch được xây dựng trong cùng một khối nhà hoặc nhiều khối nhà liền kề được gọi là khu căn hộ du lịch

- Tàu thủy lưu trú du lịch (tourist boat) là phương tiện vận tải thuỷ nội địa

có phòng ngủ hoặc buồng ngủ, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết

bị và dịch vụ cần thiết phục vụ lưu trú du lịch

- Nhà nghỉ du lịch (Tourist guesthouse) là cơ sở lưu trú du lịch có trang thiết bị, tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch, nhưng không đạt tiêu chuẩn xếp hạng, có quy mô dưới 15 phòng

- Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (Homestay) là nhà dân có trang thiết bị cần thiết phục vụ lưu trú cho khách du lịch thuê, do người trong gia đình phục vụ

Trang 7

- Bãi cắm trại du lịch (Tourist camping) là khu vực có diện tích đủ rộng, được quy hoạch ở nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ cần thiết (lều, trại) phục vụ khách du lịch cắm trại (thường là học sinh, sinh viên, thanh niên)

- Các loại hình lưu trú khác mà phổ biến hơn cả là Bungalow Đó là nhà 1 tầng, vật liệu chủ yếu bằng gỗ hay vật liệu nhẹ (thường có ở vùng núi hoặc ven biển), có thể bố trí đơn lẻ hay thành dãy, cụm trong làng du lịch, tại khu khách sạn nghỉ dưỡng, bãi cắm trại du lịch , nội thất không sang trọng nhưng đầy đủ, chủ yếu phục vụ du lịch gia đình

Trong hệ thống cơ sở lưu trú du lịch thì khách sạn đóng vai trò quan trọng

và mang lại nguồn lợi nhuận lớn nhất Chính vì vậy trong kinh doanh lưu trú du lịch, kinh doanh khách sạn chiếm vị trí hàng đầu

Cùng với sự phát triển của du lịch Việt Nam, hệ thống cơ sở lưu trú du lịch ngày càng được đầu tư, đổi mới theo hướng hiện đại, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng nhu cầu của lượng khách du lịch ngày càng tăng Năm 1990, cả nước mới có 350 cơ sở lưu trú du lịch với 16.700 buồng thì đến năm 2019 cả nước đã có 30.000 cơ sở lưu trú du lịch với 650.000 buồng Như vậy, sau 30 năm đổi mới và mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới, hệ thống cơ sở lưu trú du lịch của ngành Du lịch Việt Nam đã tăng 85 lần về số lượng cơ sở lưu trú du lịch và tăng 39 lần về số lượng buồng

Biểu đồ: Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch Việt Nam, giai đoạn 1990 - 2019

Nguồn: Tổng cục Du lịch

Qua quá trình tích lũy trong nhiều năm và những nỗ lực vượt bậc trong những năm gần đây, đến nay hệ thống cơ sở lưu trú du lịch Việt Nam đã vươn tầm phát triển cả về số lượng và chất lượng Đặc biệt, giai đoạn 2015-2019, du lịch Việt Nam chứng kiến sự phát triển sôi động của thị trường với sự ra đời hàng loạt khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp, hiện đại nhờ sự tham gia của nhiều tập

Trang 8

đoàn lớn, các nhà đầu tư chiến lược như Sun Group, Vingroup, FLC, BIM, BRG…

Tính đến hết năm 2019, có 484 cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng từ 4-5 sao trên toàn quốc với hơn 100.000 buồng Ở một số điểm du lịch như Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Phú Quốc, đã xuất hiện những khu nghỉ dưỡng sang trọng đẳng cấp hàng đầu thế giới, là điểm đến của những người nổi tiếng có nhu cầu trải nghiệm sản phẩm độc đáo, chất lượng cao Cùng với đó là xu hướng hình thành các tổ hợp/quần thể nghỉ dưỡng, giải trí quy mô lớn cung cấp hoàn chỉnh các dịch

vụ cho khách từ ăn, nghỉ, vui chơi giải trí, tham quan nhằm kéo dài thời gian lưu trú và chi tiêu của khách

Bên cạnh đó, các hình thức lưu trú du lịch khác cũng được mở rộng, đáng chú ý là loại hình lưu trú kết nối qua airbnb, homestay, boutique hotel, mô hình timeshare Dấu ấn về công nghệ số hiện hữu ngày càng rõ nét trong lĩnh vực kinh doanh lưu trú với xu hướng gia tăng đặt phòng trực tuyến, thanh toán điện tử, công nghệ thông minh được áp dụng trong quản lý và cung cấp tiện ích phục vụ khách tại cơ sở lưu trú

Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề tồn đọng trong mảng cơ sở lưu trú du lịch:

- Vấn đề môi trường: Việc phát triển nóng ngành du lịch và dịch vụ lưu trú

đã gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường Tại nhiều địa điểm du lịch đã xuất hiện các chất thải rắn, rác thải, nước thải chưa được xử lý triệt để, ô nhiễm không khí, nước, tiếng ồn, thay đổi cảnh quan thiên nhiên và môi trường sống của sinh vật Nước thải chưa qua xử lý tại một số các cơ sở dịch vụ lưu trú du lịch đang xả trực tiếp vào môi trường, làm tăng mức độ hữu cơ nước biển ven bờ Sự xung đột về lợi ích kinh tế căng thẳng giữa các chủ thể kinh tế và ngành kết hợp với tầm nhìn ngắn hạn và hạn chế về công nghệ dẫn tới nhiều tài nguyên du lịch

bị tàn phá, dẫn đến những nguy cơ như xói mòn đường bờ biển, làm suy thoái hệ sinh thái rừng và biển đảo Những vấn đề trên đã làm môi trường xuống cấp, gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh và sự phát triển bền vững của du lịch Việt Nam

- Vấn đề nhân sự: Thiếu hụt nguồn lao động, đặc biệt là lao động chất lượng cao hoạt động trong ngành dịch vụ lưu trú đang là bài toán khó giải quyết với các doanh nghiệp Lực lượng lao động trực tiếp khối cơ sở lưu trú du lịch đang thiếu hụt rất lớn khi chỉ đáp ứng hơn 70% nhu cầu với công suất trung bình dưới 50%, định mức chưa tới 0.6 lao động/buồng Tại các cơ sở lưu trú du lịch đạt

đủ tiêu chuẩn, hiện mức trung bình chỉ khoảng 0.4 lao động/buồng, đặc biệt còn

có tình trạng thiếu hụt nhân sự vào thời gian cao điểm như nghỉ lễ, Tết, cuối tuần

Sự mất cân đối nhân lực theo vùng/miền như vậy đã khiến nhiều khu vực tăng trưởng nóng về khách du lịch tuy nhiên chất lượng dịch vụ lại thấp hơn hẳn khu vực khác và không đạt được sự ổn định Giải thích cho khó khăn này, đại dịch Covid - 19 đã khiến hàng loạt các khách sạn trên toàn quốc đóng cửa vì không có khách, nguồn nhân lực lao động trong ngành du lịch gặp vô vàn khó khăn Nhiều người đã thất nghiệp, rời bỏ nghề, tạm nghỉ việc hoặc chật vật chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực khác để duy trì cuộc sống Tình trạng này dẫn đến việc thất thoát nhân lực trầm trọng đối với lĩnh vực du lịch Dịch COVID-19 không chỉ ảnh hưởng đến nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp, mà còn tác động rất lớn đến công tác tuyển sinh của các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch Điều này cũng có nghĩa

Trang 9

trong vài năm tới, số lượng lao động bổ sung mới cho ngành du lịch sẽ bị thiếu hụt

2.4.2 Mạng lưới cửa hàng ăn uống, dịch vụ thương mại

Đây là một bộ phận trong cơ cấu cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch Mục đích của chúng là đáp ứng nhu cầu về ăn uống, mua sắm hàng hoá của khách

du lịch (trong nước cũng như quốc tế) bằng việc bán các mặt hàng đặc trưng cho

du lịch, hàng thực phẩm và các hàng hoá khác

Do khách du lịch đông, lại từ nhiều nơi đến nên nhu cầu về ăn uống và hàng hoá của họ rất phong phú, đa dạng, tùy theo đặc điểm tiêu dùng như tính truyền thống, tính dân tộc, Từ đó cơ sở vật chất - kỹ thuật đáp ứng nhu cầu trên cũng đa dạng, từ cửa hàng ăn uống (restaurant và bar), cửa hàng thực phẩm, rau quả, cửa hàng bán đồ lưu niệm đến các cửa hàng bán đồ chuyên dùng cho du lịch, bán hàng tiêu dùng (bằng ngoại tệ hay nội tệ) Các cửa hàng có thể bố trí trong khách sạn, tại khu du lịch hoặc ở đầu mối giao thông

Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống du lịch

Khái niệm: là nơi cung cấp dịch vụ ăn uống phục vụ khách du lịch

Tiêu chuẩn cấp biểu hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch đối với cơ

sở kinh doanh dịch vụ ăn uống du lịch như sau:

 Vị trí dễ tiếp cận, có quầy bar;

 Đủ điều kiện phục vụ tối thiểu năm mươi khách; có trang thiết bị phù hợp đối với từng loại món ăn, đồ uống; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

 Có thực đơn, đơn giá và bán đúng giá ghi trong thực đơn;

 Bếp thông thoáng, có trang thiết bị chất lượng tốt để bảo quản và chế biến thực phẩm;

 Nhân viên mặc đồng phục phù hợp với từng vị trí công việc, đeo phù hiệu trên áo;

 Thực hiện niêm yết giá và chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng

ăn uống ở Việt Nam đa dạng và phong phú, từ các quán ăn đường phố đến nhà hàng cao cấp, cung cấp cho khách hàng nhiều lựa chọn Hội nhập quốc tế thúc đẩy các cơ sở vật chất của ngành du lịch phát triển, cùng với sự phát triển của hệ thống cơ sở lưu trú, lữ hành, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống liên tục phát triển Nhiều cửa hàng ở Việt Nam có giá cả phải chăng, phù hợp với người dân địa phương cũng như du khách Việt Nam nổi tiếng với sự đa dạng của ẩm thực từ các vùng miền khác nhau Mạng lưới cửa hàng ăn uống cung cấp một loạt các món ăn từ mọi miền đất nước, từ món phở truyền thống, bánh mì, bún chả Hà Nội, mì Quảng, cơm hến, bún bò Huế cho đến cơm tấm, bánh tráng trộn, hay những thức uống quen thuộc của người Việt Nam như cà phê, nước mía, cà phê trứng… Điều này không chỉ thú vị cho người dân địa phương mà còn thu hút sự quan tâm của du khách quốc tế Cửa hàng cà phê địa phương như "Cộng Cà Phê"

đã trở thành một biểu tượng của văn hóa cà phê tại Việt Nam, thu hút cả du khách nước ngoài và người dân địa phương với không gian đẹp và menu đa dạng Tháng 6/2023, cẩm nang ẩm thực nổi tiếng thế giới Michelin Guide đã gắn sao cho 4 nhà

Trang 10

hàng Việt Nam, trong đó có 3 nhà hàng tại Hà Nội và 1 nhà hàng tại TP.HCM Đánh giá về giá trị ẩm thực trong phát triển du lịch, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh cho rằng: Việc Michelin Guide gắn sao cho 4 nhà hàng đã tạo ra thương hiệu cho du lịch ẩm thực Việt Nam thu hút du khách quốc tế lựa chọn nước ta làm điểm đến

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế như việc sử dụng nhiều hộp xốp, cốc, ống hút, thìa bằng nhựa; túi nilon không phân hủy ở một

số cơ sở ăn uống có thể gây ra ô nhiễm môi trường Hay vẫn còn tồn tại một số cửa hàng có vấn đề về vệ sinh, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng Ví

dụ như vụ việc tháng 9/2023, đã có gần 150 người bị ngộ độc thực phẩm tại bánh

mì Phượng Hội An Vì vật, cần có các chính sách để hạn chế việc ô nhiễm môi trường cũng như đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm Nhiều nơi có tình trạng chặt chém khách du lịch cả khách du lịch nội địa cũng như khách du lịch quốc tế

Cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm du lịch:

Tiêu chuẩn cấp biểu hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch đối với cơ

sở kinh doanh dịch vụ mua sắm du lịch như sau:

giả, hàng không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; thực hiện niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết; có túi đựng hàng hóa cho khách bằng chất liệu thân thiện với môi trường; có trách nhiệm đổi, nhận lại hoặc bồi hoàn cho khách đối với hàng hóa không đúng chất lượng cam kết;

tình, vui vẻ, chu đáo, không nài ép khách mua hàng hóa; có nghiệp vụ và

kỹ năng bán hàng; không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng chất gây nghiện;

 Cửa hàng có vị trí dễ tiếp cận; diện tích tối thiểu năm mươi mét vuông; trang trí mặt tiền, trưng bày hàng hóa hài hòa, hợp lý; có hệ thống chiếu sáng cửa hàng và khu vực trưng bày hàng hóa; có hộp thư hoặc sổ góp ý của khách đặt ở nơi thuận tiện; có nơi thử đồ cho khách đối với hàng hóa

là quần áo; có phòng vệ sinh;

 Chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng

Các cơ sở kinh đoanhịch vụ mua sắm như cửa hàng bán đồ lưu niệm, các cửa hàng bán đồ chuyên dùng cho du lịch, bán hàng tiêu dùng (bằng ngoại tệ hay nội tệ) không chỉ giúp du khách lưu giữ những kỷ niệm đáng nhớ từ chuyến đi mà còn thúc đẩy nền văn hóa du lịch Đồ lưu niệm thường mang trong mình những giá trị văn hóa và truyền thống đặc trưng của địa phương, giúp du khách hiểu rõ hơn về đất nước và con người Việt Nam Tuy nhiên ở một số nơi, các đồ lưu niệm, đồ dùng chưa được đa dạng về sản phẩm, mẫu mã, chất lượng sản phẩm không đảm bảo Các điểm kinh doanh hàng lưu niệm rải rác, thiếu tập trung, gây khó khăn cho du khách trong việc tìm kiếm, đặc biệt đối với khách quốc tế Ngoài

ra, giá các mặt hàng lưu niệm cũng thường có sự phân biệt giữa khách quốc tế và khách nội địa

2.4.3 Cơ sở thể thao

Ngày đăng: 19/03/2024, 14:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w