1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tiểu luận - môn Triết học - Phân tích những nội dung triết học của thuyết tứ diệu đế trong triết học phật giáo, ý nghĩa đối với bản thân

23 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NỘI DUNG VỀ TỨ DIỆU ĐẾ TRONG PHẬT GIÁO 5 1. Khái lược hệ thống giáo lý cơ bản của Phật giáo và vị trí của Tứ Diệu Đế trong Phật giáo 5 2. Hoàn cảnh ra đời, các thành phần & định nghiã Tứ Diệu Đế trong hệ thống giáo lý Phật giáo. 6 2.1 Hoàn cảnh ra đời của Tứ Diệu Đế 6 2.2 Định nghĩa của Tứ Diệu Đế 6 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG TRIẾT HỌC CỦA THUYẾT TỨ DIỆU ĐẾ 9 TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO 9 1. Các phạm trù cơ bản của thuyết Tứ Diệu Đế 9 1.1 Phạm trù Khổ trong Tứ Diệu Đế 9 1.2 Phạm trù Tập trong Tứ Diệu Đế 13 1.3 Phạm trù Diệt trong Tứ Diệu Đế 14 1.4 Phạm trù Đạo trong Tứ Diệu Đế 14 CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI BẢN THÂN 16 1. Ý nghĩa nhân sinh quan phật giáo đối với bản thân 16 2. Nhân sinh quan Phật giáo giúp bản thân yêu thương con người hơn. 16 3. Nhân sinh quan Phật giáo giúp cho bản thân biết chấp nhận hoàn cảnh thực tại 17 4. Nhân sinh quan Phật giáo giáo dục bản thân về sự tự tin trong cuộc sống. 18 5. Ý nghĩa của Tứ Diệu Đế đối với phật giáo và phật giáo Việt Nam 18 5.1 Tứ Diệu Đế đối với hệ thống Phật giáo 18 5.1 Tứ Diệu Đế đối với nhân sinh quan và người Việt Nam hiện nay. 19 KẾT LUẬN 21 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

ĐỐI VỚI BẢN THÂN ANH (CHỊ).

Hà Nội – 20….

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Phật giáo đối với bản thân anh (chị).

Giáo viên hướng dẫn:

Trang 3

2.1 Hoàn cảnh ra đời của Tứ Diệu Đế 6

2.2 Định nghĩa của Tứ Diệu Đế 6

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG TRIẾT HỌC CỦA THUYẾT TỨ DIỆU ĐẾ 9

TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO 9

1 Các phạm trù cơ bản của thuyết Tứ Diệu Đế 9

1.1 Phạm trù Khổ trong Tứ Diệu Đế 9

1.2 Phạm trù Tập trong Tứ Diệu Đế 13

1.3 Phạm trù Diệt trong Tứ Diệu Đế 14

1.4 Phạm trù Đạo trong Tứ Diệu Đế 14

CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI BẢN THÂN 16

1 Ý nghĩa nhân sinh quan phật giáo đối với bản thân 16

2 Nhân sinh quan Phật giáo giúp bản thân yêu thương con người hơn 16

3 Nhân sinh quan Phật giáo giúp cho bản thân biết chấp nhận hoàn cảnh thực tại 17

4 Nhân sinh quan Phật giáo giáo dục bản thân về sự tự tin trong cuộc sống.185 Ý nghĩa của Tứ Diệu Đế đối với phật giáo và phật giáo Việt Nam 18

5.1 Tứ Diệu Đế đối với hệ thống Phật giáo 18

5.1 Tứ Diệu Đế đối với nhân sinh quan và người Việt Nam hiện nay 19

KẾT LUẬN 21

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 4

MỞ ĐẦU

Triết học Phật giáo, với sự sâu sắc và đa chiều, đã đóng góp không nhỏ vào khotàng tri thức nhân loại qua hàng ngàn năm Một trong những học thuyết căn bản và có ảnh hưởng sâu rộng nhất của triết học Phật giáo là Tứ diệu đế

Tứ diệu đế, hay còn gọi là Bốn chân lý cao quý, được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng dạy sau khi Ngài đạt được giác ngộ dưới cội bồ đề, là nền tảng cơ bản của đạo Phật và là cốt lõi của toàn bộ hệ thống giáo lý Phật giáo Tứ diệu đế bao gồm Khổ đế (Dukkha), Tập đế (Samudaya), Diệt đế (Nirodha), và Đạo đế (Magga) Mỗi đế không chỉ trình bày một chân lý về cuộc sống và sự tồn tại mà còn chỉ ra con đường dẫn đến sự giải thoát khỏi khổ đau Khổ đế khẳng định sự tồn tại của khổ đau trong đờisống; Tập đế giải thích nguyên nhân của khổ đau là do dục vọng và vô minh; Diệt đế mô tả trạng thái diệt trừ khổ đau, hay Niết bàn, là mục tiêu tối thượng của đạo Phật; vàĐạo đế chỉ ra con đường tu tập Bát chính đạo để đạt được Niết bàn

Triết học Tứ diệu đế không chỉ là những nguyên lý lý thuyết mà còn là phương pháp thực hành, nhằm giúp con người thấu hiểu bản chất của sự khổ, từ đó giải thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử Học thuyết này đề cao sự tỉnh thức và sự tự giác, cho rằng chỉ có bằng cách tự mình nhận ra và loại bỏ nguồn gốc của khổ đau thì mới có thể đạt được trạng thái an lạc vĩnh cửu

Trong bài tiểu luận này, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích nội dung triết học của Tứ diệu đế, khám phá những ý nghĩa sâu xa mà mỗi đế mang lại, và cách chúng tương tác với nhau trong việc giải thích bản chất của khổ đau và con đường giải thoát Chúngta sẽ xem xét cách Tứ diệu đế được áp dụng trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong con đường tu tập của các Phật tử, qua đó làm rõ tầm quan trọng và giá trị thực tiễn của học thuyết này trong việc đạt được sự an lạc và giác ngộ Qua đó, hy vọng sẽ mang lại cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về một trong những trụ cột vững chắc nhất của triết học Phật giáo

Trang 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NỘI DUNG VỀ TỨ DIỆU ĐẾ TRONG PHẬTGIÁO

1 Khái lược hệ thống giáo lý cơ bản của Phật giáo và vị trí của TứDiệu Đế trong Phật giáo

Toàn bộ hệ thống giáo lý cơ bản của Phật giáo tập hợp thành Tam Tạng Kinh,bao gồm Kinh tạng (sutra), Luật tạng (Vinafa) và Luận tạng (Sastra).Trong đó, Kinhtạng là những lời của Đức Phật Thích Ca đã nói khi còn tại thế, để dạy chúng sanhdứt trừ phiền não và đạt đến quả Niết Bàn Luật tạng là những giới luật mà Phật đãchế ra cho các đệ tử, để các đệ tử răn chừa các điều dữ, tu tập các điều lành, trau dồithân tâm cho thanh tịnh Luận tạng là những sách phần nhiều do các đệ tử Phật làmra để bàn giải rõ ràng nghĩa lý mầu nhiệm trong kinh, luật hoặc quyết đoán tánh,tướng của các Pháp, phân biệt những lẽ phải của chánh đạo và tà đạo, khiến chongười đời khỏi nhận lầm phải trái, chánh tà Cả ba tạng này đều phản ánh tư tưởngTứ Diệu Đế như cốt lõi của giáo lý Phật giáo.

Về số lượng, kinh sách của Phật giáo được coi là một kho tàng vĩ đại RiêngĐại tạng kinh có gần 10.000 pho sách, ngoài ra còn rất nhiều những trước tác, bìnhluận, giải thích giáo lý và rất nhiều các lĩnh vực khác, như: Văn học, triết học, nghệthuật, luân lý học được truyền bá khắp thế giới và được dịch ra nhiều thứ tiếng.Nguyên bản thì chép bằng chữ Pali và chữ Phạn.

Giáo lý của đạo Phật có rất nhiều nhưng đều xuất phát từ thực tế cuộc sống,không trừu tượng, siêu hình, giáo điều hay khiên cưỡng, không ép buộc mà hoàntoàn chỉ mang tính định hướng để cho mọi người tuỳ điều kiện, hoàn cảnh, nhậnthức áp dụng linh hoạt để dù tu theo cách nào trong 84.000 pháp môn tu Đức Phật đãchỉ ra thì cuối cùng cũng đạt đến mục đích sống yên vui, ấm no và hạnh phúc chomỗi người, cho gia đình và xã hội.

Giáo lý cơ bản của đạo Phật có hai vấn đề quan trọng, đó là Lý Nhân duyên vàTứ Diệu Đế (4 chân lý) Trong đó Tứ Diệu Đế (Cattari Ariyasaccani) có thể được coilà trái tim, cốt lõi của đạo Phật Những chân lý này được tìm hiểu bởi Đức Phật saukhi Giác ngộ, đã tạo nên nền tảng và cốt lõi của Giáo Pháp (Dhamma) và luôn đượcbàn luận trong mọi vấn đề và từng phần của Giáo Pháp Chân lý này càng được rõ

Trang 6

ràng qua nội dung của Tứ Diệu Đế là Khổ đế (Dukkha) ,Tập đế (Samudaya), Diệt đế( Nirodha) và Đạo đế (Magga).

Như vậy, khi nghiên cứu toàn bộ hệ thống giáo lý của Phật giáo trên những vấnđề về thế giới, nhân sinh, đạo đức, niềm tin tất yếu phải gắn với những giáo thuyếtchủ yếu của Tứ Diệu Đế Đó là nội dung hết sức quan trọng, được hình thành và cómối quan hệ chặt chẽ với các giáo thuyết khác tạo nên một hệ thống thống nhất củagiáo lý Phật giáo

2 Hoàn cảnh ra đời, các thành phần & định nghiã Tứ Diệu Đế tronghệ thống giáo lý Phật giáo.

2.1 Hoàn cảnh ra đời của Tứ Diệu Đế

Thái tử Tất Đạt Đa sau 49 ngày đêm thiền định dưới tọa cây Bồ Đề đã thànhtựu đạo quả Vô Thượng Bồ Đề và trở thành bậc Chính Đẳng Chính Giác, hiệu làPhật Thích Ca Mâu Ni Ngài đã chứng đạo tối thượng, thể nhập chân lý của phápgiới, thấu tỏ bốn sự thật của thế gian - chính là Tứ Diệu Đế Khi đó, tâm Ngài lắngtrong thanh tịnh, diệt trừ hoàn toàn mọi đau khổ và phiền não trong tâm.

Với lòng từ bi vô tận, Đức Phật muốn đem sự thật căn bản ấy thuyết giảng,giáo hóa cho khắp muôn loài để đưa chúng sinh thoát vòng sinh tử luân hồi Vậynên, Tứ Thánh đế được Đức Phật thuyết ngay trong bài kinh đầu tiên; gọi là chuyểnbánh xe Pháp và thuyết trong bài kinh chuyển Pháp luân khi Đức Phật đến thành BaLa Nại, đến vườn Nai để thuyết Pháp độ cho năm anh em ông Kiều Trần Như.

2.2 Định nghĩa của Tứ Diệu Đế

Tứ theo nghĩa Hán Việt nghĩa là Bốn, Diệu ở đây là cái hay cái đẹp, quý báu ,hoán toàn, phép màu nhiệm vô cùng cao quý và Đế chính là sự chắc chắn, rõ ràngnhất đúng đắn nhất Ghép lại ý nghĩa của các từ, có thể hiểu Tứ Diệu Đế là bốn sựthât chắc chắn, quý báu, hoàn toàn nhất, không có một giáo lý ngoại đạo nào có thểsánh kịp Với bốn sự thật mà Đức Phật đã phát huy đây, người tu hành có thể từ địavị tối tăm, mê mờ, đi dần đến quả vị giác ngộ một cách chắc thật, không sai chạy,như một ngọn đuốc thiêng có thể soi đường cho người bộ hành đi trong đêm tối đếnđích Vì cái công dụng quý báu, mầu nhiệm, vô cùng lợi ích như thế nên mới gọi làDiệu Chữ Đế còn có nghĩa là một Sự Thật lớn nhất, cao nhất, bao trùm tất cả các Sự

Trang 7

Thật khác, và muôn đời bất di bất dịch, chứ không phải là sự thật hạn cuộc trongkhông gian và thời gian.

2.3 Các thành phần của Tứ Diệu Đế

Tứ Diệu Đế gồm 4 thành phần cơ bản: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế.Khổ đế (Dukkha): Khổ đế là chân lý chắc thật, trình bày rõ ràng cho chúng tathấy tất cả những nỗi đau trên thế gian này mà mỗi chúng sinh đều phải chịu, nhưSống là khổ, Đau là khổ, Già là khổ, Chết là khổ … những nỗi khổ dẫy đầy trên thếgian, bao vây chúng ta, chìm đắm chúng ta như nước biển Do đó, Đức Phật thườngví cõi đời là một bể khổ mênh mông.

Tập đế (Sameda Dukkha): Tập đế là chân lý chắc thật, trình bày nguyên nhâncủa bể khổ trần gian, là lý do vì đâu có những nỗi khổi ấy Khổ đế như là bản kêhiện trạng của chứng bệnh; còn Tập đế như là bản nói rõ nguyên nhân của chứngbệnh, lý do vì sao có bệnh.

Diệt dế (Nirodha Dukkha): Diệt đế là chân lý chắc thật, trình bày rõ ràng hoàncảnh quả vị an lành, tốt đẹp mà chúng sanh sẽ đạt đến khi đã diệt trừ được những nỗikhổ và những nguyên nhân của đau khổ Diệt đế như là một bản cam đoan của lươngy nói rõ sau khi người bệnh klành thì sẽ ăn ngon, ngủ yên như thế nào, thân thể sẽtráng kiện, tâm hồn khoan khoái như thế nào.

Đạo đế (Nirodha Gamadukkha) Đạo đế là những phương pháp đúng đắn, chắcthật để diệt trừ đau khổ Đó là chân lý chỉ rõ con đường quyết định đi đến cảnh giớiNiết Bàn Nói một cách giản dị, đó là những phương pháp tu hành để diệt khổ vàđược vui Đạo đế cũng như cái toa thuốc mà vị lương y đã kê ra để người bệnh muavà những lời chỉ dẫn mà bệnh nhân cần phải y theo để lành bệnh.

Tứ Diệu Đế đã được Đức Phật sắp đặt theo một thứ tự rất khôn khéo, hợp lý,hợp tình Ngày nay các nhà nghiên cứu Phật học Âu Tây, mỗi khi nói đến Tứ DiệuĐế, ngoài cái nghĩa lý sâu xa, nhận xét xác đáng, còn tóm tắt tán thán cái kiến trúc,cái bố cục, cái thứ lớp của toàn bộ pháp môn ấy.

Trước tiên, Đức Phật chỉ cho chúng sanh thấy cái thảm cảnh hiện tại của cõiđời Cái thảm cảnh bi đát này nằm ngay trước mắt ta, bên tai ta, ngay trong chính

Trang 8

mỗi chúng ta; những sự thật có thể thấy, nghe, ngửi, nếm, sờ được, chứ không phảinhững sự thật xa lạ ở đâu đâu Đã là một chúng sanh ai cũng phải trải qua sinh, tử,đau ốm, bệnh tật… Và những trạng thái ấy đều mang theo tánh chất khổ cả Đã cóthân, tất phải khổ Đó là một chân lý rõ ràng, giản dị, không ai là không nhận thấy,nếu có một chút ít nhận xét.

Khi chỉ cho mọi người thấy cái khổ ở trước mắt, ở chung quanh và chính trongmỗi chúng ta rồi, Đức Phật mới đi qua giai đoạn thứ hai, là chỉ cho chúng sanh thấynguồn gốc, lý do của những nỗi khổ ấy Ngài đã từ hiện tại đi dần về quá khứ, đã từbề mặt đi dần xuống bề sâu, đã từ cái dễ thấy đến cái khó thấy Như thế là lý luậncủa Ngài đã đặt căn bản lên thực tại, lên những điều có thể chứng nghiệm được, chứkhông phải xa lạ, viển vông, mơ hồ.

Đến giai đoạn thứ ba, Đức Phật nêu lên trình bày cho chúng ta thấy cái vui thúcủa sự hết khổ Giai đoạn này tương phản với giai đoạn thứ nhất: giai đoạn trên khổsở như thế nào, thì giai đoạn này lại vui thú như thế ấy Cảnh giới vui thú mà Ngàitrình bày cho chúng ta thấy ở đây, cũng không có gì là mơ hồ, viển vông, vì nếu đãcó cái khổ tất có cái vui và khi đã thấy rõ được cái khổ như thế nào, thì mới hăng háitìm cách thoát khổ và khao khát hướng đến cái vui mà Đức Phật đã giới thiệu.

Đến giai đoạn thứ tư là giai đoạn Phật dạy những phương pháp để thực hiện cáivui ấy Ở đây chúng ta nên chú ý là Đức Phật trình bày cảnh giới giải thoát trước, rồimới chỉ bày phương pháp tu hành sau Đó là một lối trình bày rất khôn khéo, đúngtâm lý: trước khi bảo người ta đi, thì phải nêu mục đích sẽ đến như thế nào, rồi đểngười ta suy xét, lựa chọn có nên đi hay không nếu người ta nhận thấy mục đích ấycao quý, đẹp đẽ, khi ấy người ta mới hăng hái, nỗ lực không quản khó nhọc, để thựchiện cho được mục đích ấy.

Trang 9

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG TRIẾT HỌC CỦA THUYẾT TỨ DIỆU ĐẾ TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO

1 Các phạm trù cơ bản của thuyết Tứ Diệu Đế1.1 Phạm trù Khổ trong Tứ Diệu Đế

1.1.1 Thế nào là khổ

Trong tiếng Paili, “Khổ” ở đây được dịch từ chữ “dukkha” mang nhiều ý nghĩarất sâu rộng về mặt triết lý và thực tại để mô tả bản chất khổ, khổ sở, bất toạinguyện, bất ổn định, luôn thay đổi, chóng vánh, thang trầm, sinh diệt, có mất, hư ảo,giả tạm… là hững bản chất của sự sống và kiếp sống của con người, của tất cả chúngsinh và tất cả mọi sự trên thế gian Những bản chất này gây ra tất cả mọi sự “khổ”cho mọi chúng sinh, cho mọi sự Khổ đế, là sự thật đúng đắn vững chắc cao hơn cảvề sự khổ ở thế gian Sự thật này rất rõ ràng, minh bạch không ai có thể chối cãiđược.

Trong hệ thống giáo lý của Đức Phật, phạm trù Khổ cũng được triển khai nhấtquán với nguyên lý Duyên khởi Hiểu rõ duyên khởi là hiểu rõ sự thật về sự khởnguồn sinh diệt của các pháp, nhận thức đúng các vấn đề liên quan như nhân quả,nghiệp báo luân hồi, và có một cái nhìn tích cực, khả thi trên con đường đi tìm chânlý, loại trừ tính tiêu cực, loại bỏ tư tưởng tà kiến chấp thường hay tà kiến chấp đoạn.

1.1.2 Phân loại khổ

Theo kinh Phật, khi xét về các cấp độ đau khổ, Phật giáo cho rằng có ba cấp độchính sau:

Thứ nhất là Khổ khổ Là cái khổ chồng chất lên cái khổ, bản thân đã là khổ,

mà hoàn cảnh chung đè lên cái khổ khác Phật giáo cho rằng mỗi một chúng sinh ,tựi mình đã là nạn nhất cả bao nhiêu cái khổ cái xấu xa; thân thể là một bầu thịtxương dơ bẩn, nếu một vài ngày, không săn sóc, rửa ráy, thì thối tha không thể chịuđựng được Hơn nữa, cái thân ấy cũng không bền chắc, mà trái lại rất mong manh:khát nước độ ba ngày, ngạt thở độ năm phút, đứt một mạch máu, bị nhiễm một số vitrùng độc thế là mạng vong.

Thứ hai là Hoại khổ Phật giáo cho rằng Thực thế, vạn vật trong vũ trụ đều bị

luật vô thường chi phối, không tồn tại mãi được Cứng rắn như sắt đá, lâu năm cũng

Trang 10

mục nát; to lớn như trái đất, mặt trăng, mặt trời lâu ngày cũng tan rã Yếu ớt, nhỏnhen như thân người, thì mạng sống lại càng ngắn ngủi, phù du! Cái búa tàn ác củathời gian đập phá tất cả; mỗi phút mỗi giây ta sống, cũng là mỗi phút mỗi giây tađang bị hủy hoại Và dù ta có sức mạnh bao nhiêu, quyền thế bao nhiêu, giàu có baonhiêu cũng không thể cản ngăn, chống đỡ không cho thời gian hủy diệt đời ta Tahoàn toàn bất lực trước thời gian Thật là khổ sở, tủi nhục, đớn đau.

Thứ ba là Hành khổ Phật giáo cho rằng về phương diện vật chất, ta bị ngoại

cảnh, thời gian chi phối, phá hoại; còn về phương diện tinh thần, ta cũng không hề tựchủ, yên ổn, tự do được Tâm hồn ta thường bị dục vọng dằn vặt, lôi kéo, thúc đẩytừng phút từng giây Tư tưởng ta cũng luôn luôn biến chuyển nhảy vọt lăng xăng từchuyện này sang chuyện khác, như con ngựa không cương, như con vượn chuyềncây, không bao giờ dừng nghỉ Thật là đúng như lời Phật dạy: "tâm viên, ý mã" Nếuxét sâu xa hơn nữa, ta sẽ thấy tâm hồn ta còn bị cái phần bên trong kín sâu, nằm dướiý thức, là phần tiềm thức chi phối, sai sử một cách vô cùng mãnh liệt trong mỗi ýnghĩ, cử chỉ hành động của chúng ta Ta giận, ta thương, ta ghét, ta muốn thứ này, tathích thứ kia, phần nhiều là do tiềm thức ta sai sử, ra mệnh lệnh Nói tóm lại, takhông được tự do, ta bị chi phối bởi những ý tưởng, dục vọng, tiềm thức, và luônluôn chịu mệnh lệnh của chúng Ðó là "Hành khổ".

Còn khi xét về hình thức của đau khổ thì có tới 8 dạng thức sau đây: Sinh khổ,Lão khổ, Bệnh khổ, Tử khổ, Ái biệt ly khổ, Oán tăng hội khổ, Cầu bất đắc khổ, Ngũuẩn xí thịnh khổ.

Sinh khổ: Theo Phật giáo, tiến trình của mọi hiện tượng đều có 3 giai đoạn, đó là:

hình thành, tăng trưởng và tàn hoại Giai đoạn hình thành là Sinh, giai đoạn phát triểnlà Tăng trưởng (già đi từng giây, từng giây) và giai đoạn tàn hoại là Chết ( sinh, trụ,

diệt) Một chúng sinh được sinh ra có nghĩa là một sự hình thanh mới về tâm thần và

vật chất ( tâm và thân) sau khi chết, tức là sau khi kiếp trước đã hoại diệt Nói khác đi.Một phôi thai mới được hình thành Về sinh vật lý, không có sự đau khổ hay đau đớnnào ngay lúc đầu tiên của sự sống, nhưng vì sự tái sinh lại là tạo cơ sở, là bắt đầu đểtạo sự hiện hữu kéo theo những sự khổ về

Lão khổ: Lão, hay già, đối với một con người, có nghĩa là tóc bạc, rụng răng, da nhăn

Trang 11

nheo, lưng còng, Nói cách khác, sự tàn hoại, sự hoại diệt đã có săn bên trong củanhững tập- hợp thuộc sắc thân và tâm thần (phần sắc và phần danh), rất dễ nhận ratừng ngày) Sự già đi về mặt tâm trí thì khó nhận thấy hơn, nhưng đến lúc người đã rấtgià, thì sự mất trí nhớ cũng như sự lão suy, sự lú lẫn sẽ diễn ra, cũng là lúc gần kề với

sự ra đi, một chuyến đi xa mới Sự già đi từng ngày trong giai đoạn còn sớm, là lúc

những uẩn sắc- thân và các uẩn tâm thần còn đang trong giai đoạn tăng trưởng bìnhthường và thực sự cũng không thể gọi là đau đớn hay đau khổ gì cả Nhưng nếu xétcho đúng, chính sự già đi từng ngày, góp phần cho sự già đi của từng tháng, từng năm,rồi sau nhiều năm nhanh chóng trôi qua, làm cho người ta mất đi tính sống động, cácgiác quan không còn hoạt động tốt như trước đó, sư giảm dần thể lực và sức khỏe, mấtđi tuổi trẻ, không còn sự mạnh mẽ và sự trẻ đẹp và như vậy là khổ Mọi người ai cũngthật sự sợ già đi, vì ai cũng muốn mình được trẻ lâu, nên già yếu là một nỗi sự tất hữu.

Bệnh khổ: Hành hạ xác thân con người, làm cho nó khổ sở không gì hơn là cái đau.

Ðã đau, bất luận là đau gì, từ cái đau lặt vặt như đau răng, nhức đầu, đến cái đau trầmtrọng như phung, lao đều làm cho con người phải rên xiết, khổ sở, khó chịu Nhất lànhững bệnh lâu ngày khó chữa, thì lại càng hành hạ xác thân, đắng cơm, nghẹn nước,cầu sống không được, cầu chết cũng không, oan oan ương ương, thật là khổ não.Ngoài ra, bệnh tật lại còn làm cho lục thân quyến thuộc buồn rầu, lo sợ Mỗi lần trongnhà có người đau, thì cả gia quyến đều rộn rịp, băn khoăn ngồi đứng không yên, quênăn quên ngủ, biếng nói, biếng cười, bỏ công ăn việc làm Thật đúng là "Bệnh khổ".

Tử khổ: Tử là sự chấm dứt một mạng sống, vốn đã liên tục sống và hiện hữu từ lúc

sinh ra của một kiếp sống hay một sự hiện hữu nào đó Theo Phật giáo, mọi chúng sinhhữu tình ( có cảm giác, có suy nghĩ) đều luôn luôn sợ chết Nhưng sự chết bản thân nókhông phải là sự đau đớn hay đau khổ, vì chính nó là một khoảnh khắc diệt nguồn lực

sự sống của tâm thần và sắc thân Tuy nhiên, khi cái chết đến, một ngươi phải từ bỏ

thân xác và bỏ lại gia đình quyến thuộc, bạn hữu và của cải Khi cái chết đến gần, tấtcả chúng sinh thường cũng phải trải qua những sự yếu đuối, bất lực, những cơn đau

bệnh trầm trọng: và đa số sẽ phải chịu nhiều đau đớn, quàn quại trước khi chết Tử là

nguồn gốc và tác nhân gây nên những nỗi lo và thống khổ như vây, nên cái chết đượccoi như là Khổ.

Ái biệt ly khổ: Chia ly khỏi người thân yêu, gia đình không phải sự đau khổ về thể

Ngày đăng: 26/07/2024, 15:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w