1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn kết thúc học phần pháp luật đại cương những điểm tiến bộ của nhà nước tư sản so với nhà nước phong kiến

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Xét trong hai kiểu nhà nước phong kiến và tư sản, ta thấy nhà nước tư sản có sự phát triển vượt trội so với nhà nước phong kiến, thể hiện ở sự hoàn thiện về mặt bản chấtn chức năng, tổ c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAAKHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

Sinh viên : VŨ THỊ PHƯƠNG

Lớp : Pháp luật đại cương_1_2(15.1.1).15_LT

HÀ NỘI, THÁNG 10/2021

Trang 2

Mục lục

Chương I: Khái quát chung về nhà nước phong kiến và nhà nước tư sản.4

Chương 2: Những điểm tiến bộ của nhà nước tư sản so với nhà nước phong kiến7

3 Sự tiến bộ về tổ chức bộ máy của nhà nước 8

Trang 3

Lời mở đầu

Trong lịch sử, xã hội đã tồn tại bốn kiểu hình thái kinh tế xã hội và tượng trưng là bốn kiểu nhà nước: chiếm hữu nô lệ, Phong kiến, tư sản, Xã hội chủ nghĩa Sự thay thế các kiểu nhà nước gắn liền với sự thay thế các hình thái kinh tế xã hội mà nguyên nhân cơ bản là sự mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất trì trệ lỗi thời với lực lượng sản xuất ngày càng phát triển Nếu quan hệ sản xuất không phù hợp với tính chất và tốc độ phát triển của lực lượng sản xuất thì nó sẽ trở thành vật cản của lực lượng sản xuất Nó phải được thay thế bằng quan hệ sản xuất tiến bộ hơn.

Mầm mống của sự thay thế đều nằm trong lòng chế độ cũ Khi hạt giống đó phát triển đến một mức nhất định, giai cấp cầm quyền cũ bị lật đổ và giai cấp mới giành được chính quyền thông qua một cuộc cách mạng xã hội Giai cấp mới giành được chính quyền, về cơ bản tiến bộ hơn so với giai cấp cũ nhưng vẫn kế thừa những ưu điểm của giai cấp cũ Xét trong hai kiểu nhà nước phong kiến và tư sản, ta thấy nhà nước tư sản có sự phát triển vượt trội so với nhà nước phong kiến, thể hiện ở sự hoàn thiện về mặt bản chấtn chức năng, tổ chức bộ máy nhà nước và hình thức nhà nước.

Trang 4

Chương I: Khái quát chung về nhà nước phong kiến và nhànước tư sản.

I.Nhà nước phong kiến.1 Bản chất của nhà nước phong kiến

Nhà nước phong kiến cũng có hai bản chất là tính giai cấp và tính xã hội: Tính giai cấp: Bộ máy chuyên chính của giai cấp địa chủ, phong kiến, là công cụ để thực hiện và bảo vệ lợi ích, quyền, địa vị thống trị của giai cấp địa chủ, quý tộc phong kiến trong xã hội

Tính xã hội: còn là tổ chức quyền lực chung của xã hội, là đại diện chính thức của toàn xã hội nên nhà nước phong kiến có nhiệm vụ tổ chức và điều hành các hoạt động chung của xã hội vì sự tồn tại và lợi ích chung của cả cộng đồng xã hội tiến hành một số hoạt động nhằm phát triển kinh tế – xã hội.

=> Tính xã hội mờ nhạt, hạn chế, tính giai cấp thể hiện công khai, rõ rệt.

2 Chức năng của nhà nước phong kiến

Bản chất của nhà nước phong kiến được quy định bởi các chức năng đối nội và đốingoại của nó.

a) Các chức năng đối nội cơ bản của nhà nước phong kiến bao gồm:

▪ Chức năng bảo vệ và phát triển chế độ sở hữu phong kiến, duy trì sự bóc lột của phong kiến đối với nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác.▪ Chức năng đàn áp sự chống đối của nông dân và các tầng lớp nhân dân lao

động khác.

▪ Chức năng đàn áp tư tưởng.

b) Các chức năng đối ngoại cơ bản của nhà nước phong kiến bao gồm:▪ Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược.

▪ Chức năng phòng thủ chống xâm lược.

3 Bộ máy nhà nước phong kiến

So với bộ máy nhà nước chủ nô, bộ máy nhà nước phong kiến đã phát triển hơn một bước, đặc biệt là ở giai đoạn nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.

Trong giai đoạn nhà nước phong kiến phân quyền cát cứ, chính quyền trung ương của nhànước phong kiến yếu, quyền lực thực sự nằm trong tay các lãnh chúa phong kiến Các lãnh chúa có quân đội riêng và toà án riêng, toàn quyền trong lãnh địa của mình.

Tới giai đoạn nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, bộ máy nhà nước phong kiến được tổ chức tương đối chặt chẽ từ trung ương xuống đến địa phương Ở trung ương, đứng đầu triều đình là vua (hoặc quốc vương), giúp việc cho vua có các cơ quan với các chức vụ quan lại khác nhau giúp vua thực hiện sự cai trị Ở địa phương, cách tổ chức các cơ quan nhà nước còn đơn giản, hầu như chưa có sự phân biệt giữa chức năng hành pháp và tư pháp, đội ngũ quan lại địa phương cũng do vua bổ nhiệm.

Trong nhà nước phong kiến, các cơ quan: quân đội, cảnh sát, toà án vẫn là bộ phận chủ đạo trong bộ máy nhà nước.

4

Trang 5

4 Hình thức nhà nước phong kiến

Hình thức chính thể phổ biến trong nhà nước phong kiến là quân chủ, lịch sử tổ chức quyền lực nhà nước phong kiến cho thấy sự tồn tại và phát triển của chính thể quân chủ với những biểu hiện cụ thể: quân chủ phân quyền cát cứ, quân chủ trung ương tập quyền, quân chủ đại diện đẳng cấp và cộng hoà phong kiến.

II.Nhà nước tư sản

1 Bản chất của nhà nước tư sản

Bản chất của nhà nước tư sản do chính những điều kiện nội tại của xã hội Tư sản quyết định, đó chính là cơ sở kinh tế, cơ sở xã hội và cơ sở tư tưởng.

Nhà nước tư sản cũng có hai bản chất là tính giai cấp và tính xã hội:* Tính giai cấp

– Thời kì 1: “Nhà nước tư bản là ủy ban giải quyết công việc chung của gia cấp tư sản”: nhà nước đối xử với các giai cấp tư sản hoàn toàn như nhau => nhà nước đều là phương tiện, công cụ giải quyết công việc chung.

– Thời kì 2: tập đoàn tư bản lũng đoạn” => Nhà nước tư bản sẵn sàng tước đoạt, chà đạp quyền lợi nhà tư bản nhỏ và vừa dưới danh nghĩa quốc hữu hóa vì quyền lợi quốc gia.

* Tính xã hội

Đặc điểm chung qua các thời kì:

– Giai đoạn của chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh: Tư sản là đồng minh chống phong kiến.

● Cạnh tranh tự do cá thể● Chưa có yếu tố độc quyền

– Giai đoạn của chủ nghĩa tư bản độc quyền lũng đoạn nhà nước hay giai đoạn chủ nghĩa đế quốc: bộ máy bạo lực đàn áp phong trào đấu tranh.

● Hình thành tập đoàn tư bản lớn sở hữu tập thể.● Xuất hiện sở hữu tư bản nhà nước.

– Giai đoạn của chủ nghĩa tư bản hiện đại:● Yếu tố tư nhân hóa phát triển mạnh.● Người lao động có sở hữu tư liệu sản xuất.

2 Chức năng của nhà nước tư sản

a) Chức năng củng cố, bảo vệ, duy trì sự thống trị của giai cấp tư sản– Củng cố và bảo vệ chế độ tư hữu tư sản

c) Chức năng xã hội

Trang 6

Nhà nước tư sản thực hiện chức năng xã hội để giải quyết các vấn đề xã hội như: việc làm, thất nghiệp dân số, , giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường, vấn đề bảo trợ xã hội cho người già, giải quyết các tệ nạn xã hội…

Khi hệ thống xã hội chủ nghĩa được thiết lập, chức năng đối ngoại chủ yếu của cácnhà nước tư sản là tiến hành chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đe doạ, chia rẽ phong trào giải phóng dân tộc.

d) Chức năng đối ngoại hoà bình, hợp tác quốc tế

Các nhà nước tư sản tăng cường mở rộng các hình thức hợp tác quốc tế trong nhiều lĩnh vực phát triển xã hội như: kinh tế, văn hoá – xã hội, môi trường, khoa học – kỹthuật, các vấn đề nhân đạo… với các nước có chế độ chính trị khác nhau.

3 Bộ máy nhà nước tư sản

a) Nghị viện

Về hình thức, nghị viện tư sản là cơ quan quyền lực cao nhất, nắm quyền lập pháp.Về cơ cấu tổ chức nghị viện tư sản cớ thể được tổ chức theo cơ cấu 1 viện cũng có thể được tổ chức theo cơ cấu nhiều viện nhưng phần lớn các nước có cơ cấu 2 viện: thượng nghị viện và hạ nghị viện Với nghị viện có cơ cấu 2 viện về nguyên tắc thượng nghị việncó ít quyền hơn so với hạ nghị viện và được hình thành bằng nhiều hình thức khác nhau: bầu, bổ nhiệm thừa kế, … Hạ nghị viện được hình thành bằng hình thức bầu cử.

b) Nguyên thủ quốc gia

Nguyên thủ quốc gia là người người đớng đầu nhà nước, đại diện cho các quốc giatrong các quan hệ đối nội và đối ngoại.

Trong các nhà nước có hình thức chính thể quân chủ lập hiến nguyên thủ được hình thành bằng con đường truyền kế, và được nhìn nhận như là biểu tượng cho truyền thống và sự thống nhất dân tộc (Nhật Bản, Vương quốc Anh…).

Ở các nước có chính thể cộng hoà, nguyên thủ quốc gia được hình thành thông qua con đường bầu cử

b) Hình thức cấu trúc nhà nước tư sản

Có hai hình thức cấu trúc là: Hình thức liên bang và hình thức đơn nhất.Ngoài hai hình thức cấu trúc trên, trong lịch sử của nhà nước tư sản còn tồn tại một kiểu cấu trúc nhà nước khác là liên minh giữa các quốc gia.

6

Trang 7

Chương 2: Những điểm tiến bộ của nhà nước tư sản so vớinhà nước phong kiến

1 Sự tiến bộ về bản chất nhà nước

Qua mỗi kiểu nhà nước bản chất nhà nước có sự thay đổi rõ rệt theo hướng phát triển hơn, dân chủ hơn Xét trong hai kiểu nhà nước phong kiến và nhà nước tư sản ta có thể thấy:

Ở nhà nước phong kiến: Quyền lực nhà nước chủ yếu được sử dụng để áp bức nhân dân lao động Người nông dân dù đã được giải phóng nhưng vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào địa chủ phong kiến Nhà nước phong kiến là công cụ để duy trì sự thống trị củagiai cấp địa chủ, bảo vệ trật tự xã hội Tuy nhiên những hoạt động này nhằm bảo vệ chế độ cai trị của giai cấp địa chủ chứ không phục vụ lợi ích của nhân dân lao động.

Ở nhà nước tư sản: Người lao động nhìn chung đã được tự do, bình đẳng, dựa trên chế độ làm thuê tự nguyện giữa nhân dân lao động và ông chủ Về mặt hiến định, nhà nước tư sản đã khẳng định tất cả quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân, chủ quyền tốicao của nhà nước thuộc về nhân dân và cơ quan lập pháp đại diện cho toàn thể nhân dân.

Về mặt thực tiễn, các cơ quan ở tất cả các nhà nước tư sản hiện nay đều do bầu cử thành lập nên Bản chất của nhà nước tư sản là công cụ thiết lập và bảo vệ chế độ dân chủtư sản-chế độ dân chủ về mặt pháp lí các quyền lợi hợp pháp của mọi công dân thông quacơ quan đại diện hoặc các biện pháp dân chủ trực tiếp.

2 Sự tiến bộ về chức năng của nhà nước

Nếu so sánh hai kiểu nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản chúng ta thấy: ngoài bốn chức năng vốn có, phản ánh trực tiếp tính chất giai cấp của nhà nước là bảo vệ và duy trì chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, đàn áp sự phản kháng của nhân dân lao động bằng bạo lực,đàn áp nhân dân lao động về tư tưởng, tiến hành chiến tranh xâm lược nhằmnô dịch dân tộc khác, Nhà nước tư sản còn có những mặt tiến bộ về chức năng so với Nhànước phong kiến.

Thứ nhất là về chức năng kinh tế xã hội , ở giai đoạn tự do cạnh tranh Nhà nước tưsản chưa can thiệp sâu vào đời sống kinh tế, nhưng trong các giai đoạn sau, hoạt động

Trang 8

kinh tế của Nhà nước tư sản ngày càng mở rộng và dần dần trở thành chức năng cơ bản của nó.

Nội dung chủ yếu của các hoạt động kinh tế đó gồm: xác lập và thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội cụ thể trong từng giai đoạn lịch sử, hoạchđịnh và thực hiện chính sách tài chính-tiền tệ nhằm ngăn ngừa tình trạng lạm phát, bảo hộđồng tiền trong nước, xây dựng và thực hiện chính sách đầu tư hợp lý vào các ngành kinhtế, tăng cường hợp tác, quan hệ kinh tế,thương mại với nước ngoài.

Một trong những điểm tiến bộ của Nhà nước tư sản đó là nhiều Nhà nước đã chú ýđến việc giải quyết các vấn đề xã hội vì quốc kế dân sinh Một số Nhà nước đã thực hiện cải cách giáo dục, phổ cập giáo dục bắt buộc cho công dân,tăng đầu tư ngân sách để phát triển giáo dục, ban hành và thực hiện nhiều chính sách xã hội như việc làm cho người lao động, trợ cấp thất nghiệp, dân số, bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh xã hội…

Thứ hai: chức năng xúc tiến việc thành lập các liên minh kinh tế, quân sự trên thế giới, tham gia vào quá trình phân công quốc tế, thúc đẩy khuynh hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế, xu hướng toàn cầu hóa và tham gia vào cuộc đấu tranh chung của nhân loại vì các vấn đề toàn cầu Nhìn chung trong thời kỳ phong kiến, các quan hệ ngoại giao và hữu nghị giữa các quốc gia chưa thực sự phát triển vì các Nhà nước phong kiến chưa chú trọng đến việc thực hiện chức năng này và nó chỉ giữ vai trò thứ yếu.

Thậm chí có nhiều triều đại phong kiến còn thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng trong mối quan hệ với bên ngoài thì đương nhiên chức năng này không được quan tâm đến Nhưng đối với Nhà nước tư sản thì đây là chức năng đặc biệt được chú ý Từ sau những năm 1950, một số liên minh kinh tế của các Nhà nước tư sản đã hình thành và ngày càng phát triển, mở rộng như: khối thị trường chung châu Âu (EEC),…

3 Sự tiến bộ về tổ chức bộ máy của nhà nước

Bộ máy nhà nước tư sản có sự phát triển, hoàn thiện rất đáng kể so với nhà nước phong kiến về cả tồ chức và hoạt động Cụ thể:

Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước ngày càng trở nên hoàn chỉnh, mang tính chuyên môn hóa cao Trong bộ máy nhà nước ngày càng có đầy đủ cơ quan nhà nước để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước do yêu cầu, đòi hỏi của xã hội Việc tổ chức bộ máy nhà nước hết sức chặt chẽ, cách thức tổ chức khoa học, tất cả các điều này đều được quy định cụ thể, rõ ràng trong pháp luật.

Nguyên tắc phân chia quyền lực đã thể hiện rõ sự tiến bộ trong tổ chức và hoạt động của nhà nước tư sản so với nhà nước phong kiến Nếu như ở nhà nước phong kiến,

8

Trang 9

người nắm quyền hành tối cao là nhà vua, mọi quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp đều tập trung vào một người dễ gây tình trạng chuyên quyền, độc đoán, lạm quyền thì nhà nước tư sản xây dựng trên nguyên tắc phân chia quyền lực.

Quyền lực nhà nước được chia thành ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp; các quyền này được trao cho các cơ quan nhà nước khác nhau, như Nghị viện hay Quốc hội nắm quyền lập pháp, Chính phủ nắm quyền hành pháp và quyền tư pháp thuộc về Tòa án.Các cơ quan này hoạt động độc lập với nhau, có thể kiềm chế và đối trọng với nhau hoặc kiểm soát lẫn nhau trong quá trình hoạt động theo nguyên tắc “quyền lực ngăn cản quyền lực”;vậy nên tình trạng lạm quyền, lộng quyền trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nước được hạn chế.

Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước thể hiện rõ tính dân chủ cũng là một điểm tiến bộ rõ nét của nhà nước tư sản so với nhà nước phong kiến Điều này được thể hiện ở nguyên tắc dân chủ: công dân có quyền tham gia bầu cử hoặc ứng cử vào các cơ quan đại diện của nhà nước khi có đủ điều kiện do luật định, đều có thể được tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào các vị trí nhất định trong bộ máy nhà nước khi đáp ứng được các yêu cầu cần thiết.

Có thể hiểu, ở đây công dân có quyền tham gia vào việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; ngoài ra,trong một chừng mực nhất định công dân có thể kiểm tra, giám sát các hoạt động của các nhân viên, cơ quan nhà nước Việc làm này ở nhà nước phong kiến là chưa từng xảy ra.

4 Sự tiến bộ về hình thức nhà nước

Về mặt chính thể, nhà nước tư bản đã có những bước phát triển tiến bộ hơn so với nhà nước phong kiến, người dân đã có quyền bầu ra cơ quan đại diện cho mình, quyền lực của giai cấp thống trị đã phần nào bị hạn chế Bộ máy nhà nước cũng đã thể hiện tính dân chủ, đã có sự phân quyền, không còn tập trung quyền lực trong tay một cơ quan đứngđầu.

Cụ thể: Nếu như ở nhà nước phong kiến là chính thể quân chủ chuyên chế: quyền lực tối cao của nhà nước nằm trong tay nhà vua và duy trì theo nguyên tắc thừa kế, con của vua thì mới được làm vua; thì ở nhà nước tư sản, tồn tại chính thể quân chủ chuyên chế và chính thể cộng hòa Ở chính thể quân chủ lập hiến, quyền lực của vua bị hạn chế bởi cơ quan dân cử (Nghị viện); ở chính thể cộng hòa tổng thống: tổng thống do dân bầu ra, tổng thống lập ra chính phủ; chính thể cộng hòa đại nghị: nghị viện thành lập do nhân dân bầu cử, nghị viện lập ra tổng thống, tổng thống phải chịu trách nhiệm trước nghị viện.

Trang 10

Về cấu trúc, nhà nước tư sản hình thành những cấu trúc mới như liên bang, liên minh: Các bang, vùng lãnh thổ hoặc các quốc gia độc lập liên kết với nhau, mỗi bang, mỗi nhà nước có một chính phủ, hiến pháp, pháp luật riêng tuy nhiên phải lấy hiến pháp chung làm căn bản, cùng nhau hợp tác phát triển mọi mặt kinh tế, chính trị, quân sự,… Một số nhà nước liên bang như: Hoa Kỳ, Canada, Nga,… và lien minh lớn như Liên minh Châu Âu EU.

Về chế độ chính trị, nếu như ở nhà nước phong kiến là chế độ phản dân chủ hay chế độ dân chủ nhưng chỉ biểu hiện rất hạn chế thì nhà nước tư sản, chế độ dân chủ đã thểhiện rõ ràng hơn và không còn bị hạn chế như nhà nước phong kiến Thể hiện cụ thể ở các điểm sau: Tất cả quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân, chủ quyền tối cao của nhà nước thuộc về nhân dân; Trong hiến pháp và pháp luật đã thừa nhận công dân có khả năng sử dụng các quyền tự do dân chủ, có sự thừa nhận về mặt pháp lí quyền bình đẳng trước pháp luật; Tồn tại công khai các đảng cầm quyền và đảng đối lập cũng như các tổ chức xã hội đoàn thể công chúng, được tự do tranh cử trong bầu cử nghị viện và tổng thống…

5 Phân tích ví dụ minh họa

Ví dụ 1: tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã ra quyết định hỗ trợ các doanh nghiệp lắp ráp ô tô của Pháp hang tỷ Euro để các doanh nghiệp này đảm bảo việc làm chongười lao động (Theo tin Đài truyền hình Việt Nam ngày 10/02/2009).

Phân tích: Nhà nước tư sản đã chú ý đến việc giải quyết các vấn đề xã hội vì quốc kế dân sinh Còn nhà nước phong kiến thì không.

Ví dụ 2: Nhà nước Pháp : trước cách mạng tư sản Pháp thế kỷ XVlll, chế độ quân chủ ở Pháp làm hạn chế sự phát triển của lực lượng sản xuất, quyền lực tập trung hết vào tay của quý tộc, độc quyền, không mang tính dân chủ, áp dụng mô hình nô lệ và chủ nô, bóc lột tầng lớp nhân dân lao động, làm hạn chế sự phát triển công nghiệp, không mang tư duy mới Chế độ phong kiến tạo nên mâu thuẫn gay gắt, kìm hãm sự phát triển mạnh mẽ của giai cấp tư sản Sau cách mạng Pháp thế kỷ XIX, nhà nước cộng hoà được thành lập, cuộc cách mạng mang tính triệt để, nhà nước mới mang nhiều ưu điểm: lực lượng sảnxuất tiên tiến và nền công nghiệp được phục hồi và phát triển, có những bước tiến bộ vượt bậc, nhiều thành tưu khoa học, kỹ thuật, chế độ tư bản chủ nghĩa tạo nên một khối lượng vật chất lớn Nhà nước tư sản mang tính dân chủ hơn nhà nước phong kiến, có hiếnpháp

Ví dụ 3: Liên minh châu Âu (EU)

Phân tích: đã có sự liên kết giữa các quốc gia tư sản về mặt (kinh tế, tiền tệ, chính trị, đối ngoại, an ninh chung) Nhìn chung trong thời kỳ phong kiến, các quan hệ ngoại giao và hữu nghị giữa các quốc gia chưa thực sự phát triển vì các Nhà nước phong kiến

10

Ngày đăng: 25/07/2024, 16:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w