1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Kế hoạch bài dạy CÔNG NGHỆ (Thiết kế và công nghệ) lớp 10

171 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết Kế Và Công Nghệ
Trường học Trường THPT ………………...
Chuyên ngành Công Nghệ
Thể loại Kế hoạch bài dạy
Năm xuất bản 2023
Định dạng
Số trang 171
Dung lượng 14,53 MB

Nội dung

Ngày soạn: 03/9/2023 Tiết: 1, 2 BÀI 1: THIẾT KẾ VÀ CÔNG NGHỆ (Thời lượng: 2 tiết) I.MỤC TIÊU. Phẩm chất, năng lực YÊU CẦU CẦN ĐẠT Mã hoá NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ Nhận thức công nghệ - Nêu được các khái niệm, khoa học, kĩ thuật, công nghệ và mối liên hệ giữa chúng. - Mô tả mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội. [a3.1] NĂNG LỰC CHUNG Tự chủ và tự học Luôn chủ động, tích cực khai thác các nguồn tài liệu để tìm hiểu về thiết kế và công nghệ. [TCTH3.1] Giao tiếp và hợp tác Biết chủ động hợp tác với các thành viên trong nhóm hoàn thành các nhiệm vụ được giao. [GTHT3.1.3] PHẨM CHẤT CHỦ YẾU Chăm chỉ Tích cực tìm hiểu về thiết kế và công nghệ thông qua các nguồn học liệu. [CC3.1.2] Trách nhiệm Có ý thức tự giác và nghiêm túc hoàn thành các nhiệm vụ được giao. [TN3.1.1] II. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC. -Dạy học trực quan. -Dạy học dựa trên dự án. -Dạy học hợp tác. -Kĩ thuật khăn trải bàn. -Kĩ thuật KWL. ….. III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. 1. Giáo viên: - Máy tính, internet, máy chiếu - Giáo án, tranh ảnh, phiếu học tập. 2. Học sinh: - SGK Công nghệ lớp 10; Vở; Bộ dụng cụ học tập. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động học (thời gian) Mục tiêu (Mã hoá) Nội dung dạy học trọng tâm PP/KTDH chủ đạo Phương án đánh giá Hoạt động 1: Khởi động (10 phút) - Thông qua hình ảnh hoặc video để tạo sự liên kết giữa kiến thức hiện có của HS với những kiến thức mới. Kể tên được các sản phẩm công nghệ? - PP trực quan - Vấn đáp - Câu trả lời Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. ( 65 phút) Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về khoa học. (10 phút) [a3.1] [TCTH.1] [GTHT.2] [CC.2] [TN.1] - Khái niệm khoa học. - Kết nối nghề nghiệp: Nhà khoa học là người làm công việc gì? - PP trực quan - Nhóm - Câu hỏi - Hồ sơ học tập - Sản phẩm học tập. - Câu trả lời Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về kỹ thuật (10 phút) [a3.1] [TCTH.1] [GTHT.2] [CC.2] [TN.1] - Khái niệm về kĩ thuật? - Kết quả nghiên cứu của kĩ thuật? - Kết nối nghề nghiệp: Kĩ sư là người làm công việc gì? - PP trực quan, thuyết trình - Nhóm - Vấn đáp - Câu trả lời - Sản phẩm học tập Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về công nghệ ( 20 phút) [a3.1] [TCTH.1] [GTHT.2] [CC.2] [TN.1] -Khái niệm về công nghệ? - Công nghệ được phân chia như thế nào? - Kết nối nghề nghiệp: Kĩ sư công nghệ là người làm công việc gì? - PP trực quan, thuyết trình. - Nhóm - Vấn đáp -Sản phẩm học tập - Câu trả lời Hoạt động 2.4. Mối liên hệ giữa khoa học, kĩ thuật và công nghệ. [a3.1] [TCTH.1] [GTHT.2] [CC.2] [TN.1] - Mối liên hệ giữa khoa học, kĩ thuật và công nghệ. - PP trực quan - PP thảo luận nhóm. -Sản phẩm học tập. Hoạt động 2.5. Tìm hiểu về công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội (25 phút) [a3.1] [TCTH.1] [GTHT.2] [CC.2] [TN.1] Mô tả được công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội. - PP trực quan - PP thảo luận nhóm. - Phiếu học tập Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng (20 phút) [a3.1] [TCTH.1] [GTHT.2] [CC.2] [TN.1] - Thể hiện mối quan hệ giữa tự nhiên, con người và xã hội qua sơ đồ. - Phân tích tác động tích cực, tiêu cực về mối quan hệ của công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội nơi mình sinh sống. - PP trực quan - PP thảo luận nhóm. - PP vấn đáp - Sản phẩm học tập B. TIẾN HÀNH TỔ CHỨC DẠY HỌC. Hoạt động khởi động. (5 phút) a. Mục tiêu. - Thông qua hình ảnh hoặc video để tạo sự liên kết giữa kiến thức hiện có của HS với những kiến thức mới. - Tạo tâm thế chuẩn bị vào bài mới cho HS. b. Nội dung. HS quan sát vá trả lời các câu hỏi của GV. c. Sản phẩm. Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm. d. Tổ chức thực hiện. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập. -GV chia lớp thành 4 nhóm tương ứng với 4 tổ trong lớp học. - Hướng dẫn các em đọc SGK, quan sát hình ảnh hoặc video trả lời cấu hỏi của GV: Em hãy kể tên các sản phẩm công nghệ có trong hình ảnh trên màn hình? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của học sinh. - Kịp thời chỉnh sửa những sai sót học sinh gặp phải. Bước 3: Báo cáo, thảo luận. Hướng dẫn HS báo cáo, thảo luận. - GV hướng dẫn thảo luận từng câu hỏi lần lượt trước lớp. - GV, xác nhận ý kiến đúng ở từng câu trả lời. Bước 4: Kết luận, nhận định. - Sản phẩm của từng cá nhân và của từng nhóm - GV tổng kết, chuẩn hóa kiến thức. - HS thống nhất đáp án và tiến hành vào nội dung bài mới. Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI. (35 phút) Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về khoa học. (10 phút) a. Mục tiêu. - HS phát biểu được khái niệm về khoa học. - Liên hệ được các ngành nghề liên quan đến khoa học trong thực tế. b. Nội dung. HS quan sát và video và trả lời các câu hỏi dưới sự hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm. - HS ghi được khái niệm khoa học, các lĩnh vực và thành tựu của khoa học tự nhiên với con người. d. Tổ chức thực hiện. Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. Yêu cầu học sinh quan sát hình 1.2 SGK và nối các phát minh nổi bật ứng với ba nhà khoa học và trả lời các câu hỏi: - Khoa học là gì? - Thế nào là nhà khoa học? - Em hãy kể một số các phát minh nổi bật mà em biết? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. - HS tìm hiểu kiến thức thực hiện nhiệm vụ các câu hỏi được giao. - GV theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận. - HS thực hiện nói các phát minh tương ứng với ba nhà khoa học. - HS trả lời câu hỏi và các HS khác có thể bổ sung những hiểu biết về ba nhà khoa học và các phát minh khác của họ. Bước 4: Kết luận, nhận định. - GV đánh giá câu trả lời và chốt lại nội dung kiến thức. - GV liên hệ kết nối nghề nghiệp liên quan đến khoa học. I. KHÁI QUÁT VỀ KHOA HỌC, KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ. 1. Khoa học. – Khoa học là hệ thống tri thức về mọi quy luật và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, vận động và tư duy. – Nhà khoa học là những người làm công tác nghiên cứu khoa học với các nghiên cứu khác nhau trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, phục vụ cho mọi mặt đời sống con người. Hoạt động 2.2: Tìm hiều về kĩ thuật (10 phút) a. Mục tiêu. - HS phát biểu được khái niệm về kĩ thuật. - Liên hệ được các ngành nghề liên quan đến kĩ thuật trong thực tế. b. Nội dung. HS quan sát và video và trả lời các câu hỏi dưới sự hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm. - HS ghi được khái niệm kĩ thuật, các lĩnh vực và kết quả của kĩ thuật đối với thực tế. d. Tổ chức thực hiện. Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. Các nhóm thảo luận và giải quyết tình huống sau. (Ghi kết quả trả lời vào bảng phụ) -Vấn đề cần giải quyết trong mỗi tình huống là gì? - Vấn đề đã được giải quyết như thế nào? - Cơ sở khoa học nào đã được dùng để giải quyết vấn đề. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. - HS tìm hiểu kiến thức, thực hiện nhiệm vụ trả lời các câu hỏi được giao vào bảng phụ. - GV theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận. - HS, cử đại diện trình bày phần trả lời của nhóm trước lớp trên bảng phụ. - HS các nhóm nhận xét chéo nhau về tình huống mà GV đã đưa ra. Bước 4: Kết luận, nhận định. - GV đánh giá câu trả lời và chốt lại nội dung kiến thức. - GV bổ sung thông tin cho HS bằng hình ảnh, video, câu chuyện kể về kết quả của nghiên cứu kĩ thuật. - GV liên hệ định hướng kết nối nghề nghiệp cho HS. I. KHÁI QUÁT VỀ KHOA HỌC, KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ. 2. Kĩ thuật. - Kĩ thuật là việc áp dụng các nghiên cứu khoa học vào việc thết kế, chế tạo, vận hành các máy móc, thiết bị, công trình, quy trình và hệ thống một cách hiệu quả và kinh tế nhất. - Kĩ thuật được chia thành các lĩnh vực: - Kĩ thuật cơ khí. - Kĩ thuật điện - Kĩ thuật điện tử - Kĩ thuật xây dựng - Kĩ thuật hóa học……. -Kĩ sư là người làm việc trong lĩnh vực kĩ thuật. - Kỹ sư là những người có kiến thức về toán học, khoa học tự nhiên, có tư duy thiết kế, có năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về công nghệ (10 phút) a. Mục tiêu. - HS phát biểu được khái niệm về công nghệ. - Liên hệ được các ngành nghề liên quan đến công nghệ trong thực tế. b. Nội dung. HS quan sát và video và trả lời các câu hỏi dưới sự hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm. - HS ghi được khái niệm công nghệ, cách phân chia công nghệ, vai trò của công nghệ với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. d. Tổ chức thức hiện. Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Các nhóm thảo luận và hoàn thành nội dung sau. PP Ưu và nhược Phương pháp địa canh Phương pháp thủy canh Phương pháp khí canh Ưu điểm Nhược điểm HS quan sátSGK và trả lời các câu hỏi: - Theo lĩnh vực khoa học có những lĩnh vực công nghệ nào? - Theo lĩnh vực kĩ thuật có những lĩnh vực công nghệ nào? - Theo em. Kĩ sư công nghệ là người làm những công việc nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. HS thảo luận nhóm, thực hiện nhiệm vụ trả lời các câu hỏi được giao. PP Ưu và nhược Phương pháp địa canh Phương pháp thủy canh Phương pháp khí canh Ưu điểm - Tận dụng được nguồn vi sinh vật có lợi trong đất. - Giúp cải tạo đất. - Công nghệ rau sạch tự động 4.0 - Không tốn nước, công chăm bón, không thải chất thải ra ngoài môi trường - Thích hợp trồng cây trong không gian nhỏ. - Cấu tạo đơn giản, nhỏ gọn, không cần làm đất, bón phân. - Tiết kiệm 90% lượng nước cần dùng. - Nhân giống nhanh, trồng quanh năm. - Tạo ra nguồn rau rất an toàn và rất khó nhiễm bệnh. Nhược điểm - Tốn nước và công chăm bón. - Nhiều sp rác thải ra môi trường (túi nilong, chai, lọ…) - Phụ thuộc và thời tiết và phân bón. - Phụ thuộc vào nguồn phân bón nhân tạo. - Khi sử dụng phân bón chất lượng thấp, ảnh hưởng đến SK người dùng. - Hệ thống nặng nề, sử dụng lượng nước lớn. - Chi phí lắp đặt, vận hành, sửa chữa rất lớn. - Cần áp dụng công nghệ hiện đại mới thực hiện được. - Cần vận hành 24/24 nên khá tốn điện. - Cần kiểm tra sâu bệnh hằng ngày để sớm điều chỉnh thích hợp. -GV theo dõi, hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ được giao. Bước 3: Báo cáo, thảo luận. - HS, cử đại diện trình bày phần trả lời của nhóm trước lớp trên bảng phụ. - HS các nhóm nhận xét chéo nhau về tình huống mà GV đã đưa ra. Bước 4: Kết luận, nhận định. - GV đánh giá câu trả lời và chốt lại nội dung kiến thức. - GV bổ sung thông tin cho HS bằng hình ảnh, video, câu chuyện kể về kết quả của nghiên cứu công nghê. - GV liên hệ định hướng kết nối nghề nghiệp cho HS. 3. Công nghệ. - Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kĩ thuật có hoặc không kèm theo công cụ phượng tiện dùng biến đổi nguồn lực thành sản phẩm, dịch vụ. - Công nghệ là kết quả của hoạt động kĩ thuật. - Phân loại công nghệ: Khoa học: Công nghệ hóa học, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin. Kĩ thuật: Công nghệ cơ khí, công nghệ điện, công nghệ điện tử, công nghệ xây dựng. Đối tượng áp dụng: Công nghệ oto, công nghệ vật liệu, công nghệ nano, công nghệ trồng cây trong nhà kính… Hoạt động 2.4: Tìm hiểu về mối liên hệ giữa khoa học, kĩ thuật và công nghệ. a. Mục tiêu. - HS phát biểu được mối liên hệ giữa khoa học, kĩ thuật và công nghệ. b. Nội dung. HS quan sát và video và trả lời các câu hỏi dưới sự hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm. - HS ghi được mối liên hệ giữa khoa học, kĩ thuật và công nghệ. d. Tổ chức thức hiện. Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. HS tiến hành quan sát hộp Khám Phá (SGK) và trả lời câu hỏi. -Kĩ thuật có vai trò như thế nào đối với công nghệ? - Công nghệ có vai trò như thế nào đối với kĩ thuật? - Khoa học có vai trò như thế nào đối với kĩ thuật và công nghệ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. -HS tìm hiểu kiến thức thực hiện nhiệm vụ được giao. - GV theo dõi, hưỡng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận. -HS trả lời các cấu hỏi về mối quan hệ giữa khoa học, kĩ thuật và công nghệ. Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt lại nội dung kiến thức. 4.Mối liên hệ giữa khoa học, kĩ thuật và công nghệ. -Khoa học là cơ sở của kĩ thuật, kĩ thuật thúc đẩy phát triển khoa học. Kĩ thuật dựa trên các tri thức do khoa học khám phá ra để giải quyết vấn đề thực tiễn. - Kĩ thuật tạo ra công nghệ mới, dựa trên công nghệ hiện có: Một mặt, kĩ thuật giải quyết vấn đề thực tiễn dựa trên tri thức khoa học (cơ sở KH của KT), kết quả là tạo ra hay cải tiến sản phẩm, công nghệ; mặt khác, công nghệ hiện có lại là cơ sở quan trọng của kĩ thuật để giải quyết vấn đề thực tiễn. - Công nghệ thúc đẩy khoa học, khoa học là cơ sở để phát triển công nghệ. Tiết 2 Hoạt động 2.5: Tìm hiểu về mối quan hệ của công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội. (25 phút) PHIẾU HỌC TẬP 1. Công nghệ với tự nhiên. Quan sát hình ảnh và nêu những ưu điểm khi sử dụng khoa học, công nghệ vào tự nhiên? Quan sát hình ảnh và nêu những nhược điểm của khoa học, công nghệ vào tự nhiên? …….. 2. Công nghệ với con người. Tích cực Hạn chế 3. Công nghệ với xã hội. Công nghệ góp phần như thế nào vào công tác quản lý xã hội? a. Mục tiêu: Phát biểu được mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội. b. Nội dung: HS quan sát các video, hình ảnh và hoạt động theo sự hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm: HS ghi được mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội. d. Tổ chức thực hiện. Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Các nhóm làm việc, hoàn thành phiếu học tập mà GV đã giao, sau đó báo cáo kết quả của từng nhóm. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. Các nhóm tiến hành thảo luận và trả lời các câu hỏi theo từng nội dung trong phiếu học tập GV đã giao. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. -HS thảo luận nhóm, thực hiện nhiệm vụ trong phiếu học tập. - GV theo dõi, hướng dẫn và giúp đỡ HS thực hiện. Bước 3: Báo cáo, thảo luận. -Các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả trong phiếu học tập - Các nhóm nhận xét chéo nhau và bổ sung câu trả lời cho nhau. Bước 4: Kết luận, nhận định. -GV nhận xét, đánh giá câu trả lời và nhấn mạnh nội dung kiến thức. - GV bổ sung thông tin cho HS bằng hình ảnh, video về mối quan hệ giữa khoa học với tự nhiên, con người và xã hội. - GV liên hệ kết nối nghề nghiệp cho HS. II. Công nghệ với tự nhiên, cón người và xã hội. Tác động Tự nhiên Con người Xã hội Tích cực -Khám phá tự nhiên dễ dàng và đạt được nhiều thành tựu cao. - giải quyết các vấn đề về môi trường, phòng chống thiên tai, biến đối khí hậu. - Mang lại sự tiện nghi, đáp ứng nhu cầu thay đổi của con người. - Tăng năng suất, chất lượng lao động. - Thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển, quản lí tốt xã hội. Tiêu cực -Làm cạn tài nguyên, ảnh hưởng tới môi trường, thế giới tự nhiên và con người. - Sự xuất hiện của những hệ thống thông minh, con người đối mặt với tình trạng thất nghiệp - Lối sống phụ thuộc vào công nghệ. Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập. (10 phút) a. Mục tiêu: - Phân tích tác động tích cực, tiêu cực về mối quan hệ của công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội nơi mình sinh sống. b. Nội dung: - HS quan sát video, hình ảnh và hoạt động theo sự hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm. - Tác động tích cực và tiêu cực của công nghệ đối với tự nhiên, con người và xã hội. d. Tổ chức thực hiện. Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. HS hoạt động theo nhóm, dùng hình ảnh, sơ đồ thể hiện quan hệ của công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội. Nêu lên những tác động tích cực, tiêu cực của công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội nơi mình sinh sống. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. -HS thảo luận nhóm, vẽ sơ đồ theo nhiệm vụ được giao. - GV theo dõi, hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo thảo luận. - HS cử đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình. - Các nhóm nhận xét chéo nhau. Bước 4: Kết luận, nhận định. GV nhận xét, đánh giá câu trả lời và nhấn mạnh nội dung kiến thức. Sản phẩm là sơ đồ, hình vẽ về công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội. Đồng thời thể hiện các tác động tích cực, tiêu cực của công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội. -Ví dụ về tác động tích cực: mọi người có thể mua sắm online tiện lợi mà không cần phải mất công đến tận cửa hàng, xe công nghệ giúp người dân dễ dàng di chuyển mà không cần xe riêng, camera lắp đặt tại các khu phố giúp theo dõi an ninh, đảm bảo an toàn trật tự... - Ví dụ về tác động tiêu cực: mạng xã hội đã và đang trở thành công cụ hàng đầu để các thế lực thù địch lợi dụng tiến hành phá hoại tư tưởng; ngày càng có nhiều người phụ thuộc vào điện thoại, quan tâm đến thế giới "ảo" hơn là các mỗi quan hệ thực. Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng. (10 phút) a. Mục tiêu: - Liệt kê được một số sản phẩm công nghệ. - Đánh giá về tác động, sản phẩm công nghệ đó đối với cuộc sống. b. Nội dung: - HS quan sát video, hình ảnh và hoạt động theo sự hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm. - Sản phẩm công nghệ sử dụng trong gia đình em. Đánh giá tác dụng của nó đối với em và gia đình em. d. Tổ chức thực hiện. Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. HS hoạt động theo nhóm, liệt kê các một số sản phẩm công nghệ, đánh giá về tác động của sản phẩm đối với cuộc sống và gia đình em. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. -HS thảo luận nhóm, vẽ sơ đồ theo nhiệm vụ được giao. - GV theo dõi, hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo thảo luận. - HS cử đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình. - Các nhóm nhận xét chéo nhau. Bước 4: Kết luận, nhận định. GV nhận xét, đánh giá câu trả lời và nhấn mạnh nội dung kiến thức của bài học STT Công nghệ (Sản phẩm công nghệ) Tác động đến cuộc sống gia đình. 1 Đèn led Chiếu sáng tốt, tiết kiệm điện năng. 2 Tủ lạnh Tiện lợi cho gia đình bảo quản đồ ăn, thức uống… 3 Tivi Tiện dụng, tiện nghi cho gia đình, giúp con người giải trí. 4 Khóa cửa bằng vân tay Bảo vệ tài sản trong gia đình an toàn hơn, có khả năng chống trộm cao. 5 Hệ thống tự bật/tắt bóng đèn hành lang Tiết kiệm điện năng, tiện nghi hơn trong sinh hoạt. 6 ………. ……….. IV. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ngày soạn: 07/9/2022 Tiết: 3, 4 BÀI 2: HỆ THỐNG KĨ THUẬT (Thời lượng: 2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được khái niệm về hệ thống kĩ thuật - Biết được các thành phần chính của một hệ thống kĩ thuật 2. Phát triển năng lực - Năng lực công nghệ: Nhận biết và mô tả được hệ thống kĩ thuật. - Năng lực chung: ● Năng lực tự học: biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp ● Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề. 2. Phát triển phẩm chất ● Có hứng thú và quan tâm tìm hiểu cấu trúc hệ thống kĩ thuật. ● Có thái độ học tập tích cực để tìm hiểu về hệ thống kĩ thuật. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên: ● SGK, SGV, Giáo án. ● Hình ảnh về sơ đồ mô tả hệ thống kĩ thuật. ● Máy tính, máy chiếu (nếu có) 2. Đối với học sinh: ● Đọc trước bài trong SGK. ● Tìm hiểu và đọc trước tài liệu có liên quan đến hệ thống kĩ thuật. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Hoạt động này giúp tạo tâm thế sẵn sàng học tập và gợi mở nhu cầu nhận thức của HS, sự tò mò, thích thú và mong muốn tìm hiểu các nội dung tiếp theo. b. Nội dung: GV trình chiếu hình ảnh, đặt câu hỏi, HS thảo luận, trả lời c. Sản phẩm học tập: HS bước đầu đưa ra được nguyên lí làm việc của mạch điều khiển tự động bật/tắt đèn theo ánh sáng môi trường. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV trình chiếu hình ảnh, đưa ra câu hỏi: Quan sát hình dưới đây và cho biết nguyên lí làm việc của mạch điện điều khiển tự động bật/ tắt đèn theo ánh sáng môi trường? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, quan sát, tìm ra nguyên lí. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 bạn ngẫu nhiên đứng dậy nêu ý kiến của bản thân - GV mời HS khác đứng dậy nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt lại nguyên lí hoạt động: Khi có nguồn điện và tín hiệu điều khiển (ánh sáng mặt trời) thì bóng đèn gắn công tắc cảm ứng ánh sáng sẽ bật hoặc tắt theo ánh sáng môi trường. - GV dẫn dắt vào bài mới: Như chúng ta thấy, trong cuộc sống xuất hiện rất nhiều hệ thống kĩ thuật. Hệ thống kĩ thuật có khái niệm và cấu trúc như thế nào thì hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ở Bài 2. Hệ thống kĩ thuật. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm hệ thống kĩ thuật a. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS hiểu được khái niệm cơ bản về hệ thống kĩ thuật. b. Nội dung: GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục I trong sgk và câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS ghi được khái niệm cơ bản hệ thống kĩ thuật, kể tên các thiết bị đầu vào, đầu ra của một hệ thống kĩ thuật. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc nội dung mục I, trả lời câu hỏi: Hệ thống kĩ thuật là gì? - GV chiếu hình 2.2 yêu cầu HS quan sát và cho biết: + Đầu vào, đầu ra và bộ phận xử lí trong hệ thống kĩ thuật cảnh báo cháy là những thiết bị nào? + Để hệ thống cảnh báo cháy hoạt động có cần tất cả tín hiệu đầu vào hay không? - GV giao nhiệm vụ HS tìm hiểu thêm thông tin về tên các thiết bị đầu vào và đầu ra khác của hệ thống cảnh báo cháy. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS đưa ra khái niệm hệ thống kĩ thuật. - GV mời 1 – 2 bạn HS đứng dậy chỉ ra đầu vào, đầu ra và tiến trình kĩ thuật của hệ thống cảnh báo cháy. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV cho HS xem video giới thiệu hệ thống báo cháy (từ đầu -> 1:56) https://www.youtube.com/watch?v=qKwoZuPSyK0 I. Khái niệm về hệ thống kĩ thuật - Hệ thống kĩ thuật là mô hình tổng thể chỉ ra mối quan hệ, tương tác kĩ thuật giữa các yếu tố đầu vào, đầu ra và tiến trình kĩ thuật. - Hệ thống kĩ thuật cảnh báo cháy bao gồm: + Đầu vào: đầu báo khói, đầu báo nhiệt, nút ấn báo cháy. + Tiến trình kĩ thuật: tủ trung tâm báo cháy. + Đầu ra: chuông báo cháy, còi kết hợp đèn chớp, đèn báo vị trí. *Lưu ý: Để hệ thống báo cháy hoạt động KHÔNG cần tất cả tín hiệu đầu vào. Hoạt động 2: Tìm hiểu về cấu trúc của một hệ thống kĩ thuật a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được cấu trúc, phân loại của hệ thống kĩ thuật. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; hướng dẫn HS nghiên cứu mục II trong sgk, thảo luận, trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS ghi được khái niệm cơ bản về cấu trúc, phân loại của hệ thống kĩ thuật. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV trình bày: Cấu trúc của một hệ thống kĩ thuật có ba thành phần chính: Đầu vào, bộ phận xử lí và đầu ra. Trong đó, tùy theo từng nhiệm vụ cần thực hiện mà các phần tử của ba thành phần trên là khác nhau (ở hình 2.3). + Đầu vào: vật liệu, năng lượng, thông tin cần xử lí. + Đầu ra: vật liệu, năng lượng, thông tin đã xử lí. + Bộ phận xử lí: Tùy theo từng nhiệm vụ, bộ phận xử lí có thể thực hiện một hoặc nhiều chức năng gồm: biến đổi, vận chuyển, lưu trữ vật liệu, năng lượng, thông tin. - GV lấy ví dụ: Máy xát gạo thực hiện chức năng biến đổi vật liệu, hệ thống truyền tải và phân phối điện thực hiện chức năng vận chuyển năng lượng. Bộ nhớ ngoài máy tính thực hiện chức năng lưu trữ thông tin. - GV yêu cầu HS quan sát hình 2.4 sgk và cho biết sự khác nhau giữa hệ thống kĩ thuật mạch kín và hệ thống kĩ thuật mạch hở. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, lắng nghe GV trình bày, suy nghĩ trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung luyện tập. II. Cấu trúc của một hệ thống kĩ thuật - Cấu trúc của một hệ thống kĩ thuật có 3 phần chính: + Đầu vào + Bộ phận xử lí + Đầu ra. - Phân loại hệ thống kĩ thuật: + Hệ thống kĩ thuật mạch hở + Hệ thống kĩ thuật mạch kín. - Hệ thống mạch điện hở không có tín hiệu phản hồi. Ngược lại, hệ thống mạch kín có tín hiệu phản hồi. => Hệ thống kĩ thuật mạch kín thường được sử dụng trong lĩnh vực điều khiển và tự động hóa. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi phần Luyện tập sgk. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS xác định được đầu vào, đầu ra của máy tăng âm và của bàn là. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu hình ảnh, yêu cầu HS xác định đầu vào, đầu ra của máy tăng âm và của bàn là bằng cách hoàn thiện sơ đồ dưới đây: Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, suy luận, tìm ra đáp án bài tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi 2 bạn đứng dậy hoàn thành 2 sơ đồ tương ứng ● Hình 2.5. Hệ thống kĩ thuật của máy tăng âm o Đầu vào: Tín hiệu âm o Đầu ra: Âm lượng của loa ● Hình 2.6. Hệ thống kĩ thuật của bàn là o Đầu vào: Điện năng, mức điều chỉnh nhiệt độ o Đầu ra: Nhiệt tỏa ra Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV HS khác đối chiếu, bổ sung, đóng góp ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, chuẩn kiến thức. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để nghiên cứu và xây dựng cấu trúc hệ thống kĩ thuật cụ thể. Xác định loại mạch của hệ thống đó. b. Nội dung: GV cho HS hoạt động theo nhóm, thảo luận, hoàn thành hệ thống kĩ thuật. c. Sản phẩm học tập: Đưa ra được cấu trúc hệ thống kĩ thuật máy sinh tố và máy điều hòa nhiệt độ trong gia đình. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu: + Nhóm 1, 3: Xây dựng cấu trúc hệ thống kĩ thuật của máy xay sinh tố và cho biết đó là hệ thống loại mạch nào? + Nhóm 2, 4: Xây dựng cấu trúc hệ thống kĩ thuật của máy điều hòa nhiệt độ và cho biết đó là hệ thống loại mạch nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hình thành nhóm, thảo luận, đưa ra ý kiến trình bày, thống nhất đáp án. - GV quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ khi HS cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi đại diện HS các nhóm đứng dậy trình bày: Nội dung Máy xay sinh tố Máy điều hòa nhiệt độ Đầu vào Hoa quả, nước đá, sữa và các nguyên liệu khác. Nhiệt độ cài đặt, khí ga điều hòa. Bộ phận xử lí Máy xay Máy điều hòa Đầu ra Hoa quả được xay và trộn đều với nước đá và nguyên liệu Không khí ở cửa ra của điều hòa có nhiệt độ theo nhiệt độ được cài đặt Tín hiệu phản hồi Không Nhiệt độ của không khí tại cửa ra của điều hòa. Loại mạch Mạch hở Mạch kín Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết thúc bài học. *Hướng dẫn về nhà ● Xem lại kiến thức đã học ở bài 2 ● Xem trước nội dung bài 3. Công nghệ phổ biến. IV. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ngày soạn: 17/9/2023 Tiết: 5 - 9 BÀI 3: CÔNG NGHỆ PHỔ BIẾN ( Thời lượng 5 tiết ) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Kể được tên một số công nghệ phổ biến. - Tóm tắt được nội dung cơ bản của một số công nghệ phổ biến. 2. Phát triển năng lực - Năng lực công nghệ: nêu tóm tắt được nội dung cơ bản của một số công nghệ phổ biến. - Năng lực chung: ● Năng lực tự học: biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp. ● Năng lực giải quyết vấn đề: xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề. 3. Phẩm chất ● Có hứng thú và quan tâm tìm hiểu công nghệ phổ biến. ● Có thái độ học tập tích cực. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên: ● SGK, SGV, Giáo án. ● Máy tính, máy chiếu (nếu có) ● Sơ đồ, tranh ảnh SGK có liên quan 2. Đối với học sinh: ● Đọc trước bài trong SGK. ● Đồ dùng học tập III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Hoạt động này giúp tạo tâm thế sẵn sàng học tập và gợi mở nhu cầu nhận thức của HS, sự tò mò, thích thú và mong muốn tìm hiểu các nội dung tiếp theo. b. Nội dung: Quan sát và cho biết Hình 3.1 mô tả công nghệ nào? Hãy liệt kê các sản phẩm của công nghệ đó mà em biết. Hãy kể tên một một số công nghệ khác mà em biết. c. Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu: Quan sát và cho biết Hình 3.1 mô tả công nghệ nào? Hãy liệt kê các sản phẩm của công nghệ đó mà em biết. Hãy kể tên một một số công nghệ khác mà em biết. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, quan sát. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 bạn ngẫu nhiên đứng dậy nêu ý kiến của bản thân: ● Hình 3.1 SGK mô tả công nghệ hàn, ● Sản phẩm của công nghệ hàn rất đa dạng như khung nhà xưởng, cầu, vật dụng gia đình.... ● Một số công nghệ khác như: công nghệ đúc, công nghệ gia công cắt gọt, công nghệ điện – quang..... - GV mời HS khác đứng dậy nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, dẫn dắt vào bài: Công nghệ rất đa dạng, phong phú, chia thành nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó công nghệ trong lĩnh vực luyện kim – cơ khí; công nghệ trong lĩnh vực điện - điện tử là phổ biến. Vậy đặc điểm của các nhóm lĩnh vực trên có đặc điểm như thế nào, chúng ta tìm hiểu Bài 3: Công nghệ phổ biến. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về công nghệ luyện kim a. Mục tiêu: giúp HS hiểu về khái niệm, sản phẩm và phân loại của công nghệ luyện kim. b. Nội dung: - Nêu khái niệm, sản phẩm và phân loại của công luyện kim. - Quan sát Hình 3.2 và cho biết nhiệt độ cần thiết của lò cao để luyện gang - thép bằng bao nhiêu? c. Sản phẩm học tập: khái niệm, sản phẩm và phân loại của công nghệ luyện kim. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu khái niệm công nghệ luyện kim. - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp: Quan sát Hình 3.2 và cho biết nhiệt độ cần thiết của lò cao để luyện gang - thép bằng bao nhiêu? - GV yêu cầu HS: nêu sản phẩm của công nghệ luyện kim. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời đại diện 1 – 2 HS : - Nhiệt độ cần thiết của lò cao là 2.000°C. - Sản phẩm của công nghệ luyện kim là kim loại đen hoặc kim loại màu ở dạng thô thường làm nguyên liệu cho các công nghệ chế tạo vật liệu kim loại khác. - GV phân loại công nghệ luyện kim: Theo sản phẩm được tạo ra, công nghệ luyện kim chia làm hai loại là + công nghệ luyện kim đen (tạo ra gang và thép) + công nghệ luyện kim màu (tạo ra nhóm, đồng, vàng, chỉ, kẽm,...). - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. GV Kết nối nghề nghiệp: Kĩ sư luyện kim là người tốt nghiệp trường đại học kĩ thuật ngành kĩ thuật vật liệu kim loại. Công việc chính của kĩ sư luyện kim là thiết kế nhà máy và các thiết bị luyện kim, lập các quy trình công nghệ và điều hành các quy trình để sản xuất ra các kim loại và hợp kim, hoặc tham gia nghiên cứu, giảng dạy trong lĩnh vực luyện kim. I. Công nghệ trong lĩnh vực luyện kim, cơ khí 1. Công nghệ luyện kim - Công nghệ luyện kim là công nghệ điều chế kim loại, hợp kim để dùng trong cuộc sống từ các loại quặng hoặc từ các nguyên liệu khác. - Sản phẩm của công nghệ luyện kim là kim loại đen hoặc kim loại màu ở dạng thô thường làm nguyên liệu cho các công nghệ chế tạo vật liệu kim loại khác. - Theo sản phẩm được tạo ra, công nghệ luyện kim chia làm hai loại là công nghệ luyện kim đen (tạo ra gang và thép) và công nghệ luyện kim màu (tạo ra nhóm, đồng, vàng, chi, kẽm,...). Hoạt động 2: Tìm hiểu về công nghệ đúc a. Mục tiêu: giúp HS hiểu về khái niệm, sản phẩm và phân loại của công nghệ đúc. b. Nội dung: - Nêu khái niệm, sản phẩm và phân loại của công nghệ đúc. - Quan sát Hình 3.3 và cho biết công nghệ đúc sử dụng trong các hình a, b thuộc loại nào. Hãy mô tả nguyên lí đúc của mỗi công nghệ đó. c. Sản phẩm học tập: khái niệm, sản phẩm và phân loại của công nghệ đúc d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS: Đọc nội dung mục 2, hãy nêu khái niệm, sản phẩm công nghệ, phân loại công nghệ đúc. - GV yêu cầu: Quan sát Hình 3.3 và cho biết công nghệ đúc sử dụng trong các hình a, b thuộc loại nào. Hãy mô tả nguyên lí đúc của mỗi công nghệ đó. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, lắng nghe GV trình bày, suy nghĩ trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. + Hình 3.3a: Đúc li tâm – Khi đúc trục quay (1) sẽ quay quanh trục làm kim loại nóng – chảy sẽ bị lực li tâm đẩy ra phía thành khuôn và sẽ cứng lại khi kim loại nguội, tạo nên vật đúc là dạng ống tròn xoay. + Hình 3.3b: Đúc áp lực – Khi đúc áp lực của piston trên (4) và piston dưới (1) sẽ đẩy kim loại nóng chảy qua đường dẫn (5) và điền đầy vào lòng khuôn (6). Khi kim loại nguội, mở khuôn sẽ nhận được vật đúc. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, tổng kết. - GV kết nối nghề nghiệp: Người làm nghề đúc kim loại là người tốt nghiệp cao đẳng hoặc trung cấp ngành công nghệ đúc kim loại, có khả năng đảm nhiệm các công việc như: Kĩ thuật viên phòng kĩ thuật; nhân viên phòng thí nghiệm đúc; tham gia chế tạo mẫu, khuôn và vận hành được một số thiết bị thông dụng trong phân xưởng đúc,... 2.Công nghệ đúc - Công nghệ đúc kim loại là công nghệ chế tạo sản phẩm kim loại bằng phương pháp nấu kim loại thành trạng thái lỏng, sau đó rót vào khuôn có hình dạng và kích thước như sản phẩm. Sau khi kim loại đông đặc, ta thu được sản phẩm là vật đúc có hình dạng và kích thước phù hợp với yêu cầu. - Sản phẩm của công nghệ đúc rất đa dạng có thể đem dùng ngay được gọi là chi tiết đúc, hoặc cần phải qua gia công cơ khí để nâng cao độ chính xác về kích thước và độ bóng bề mặt thì gọi là phải dúc. Công nghệ đúc có thể tạo được các chi tiết phức tạp như thân máy công cụ, vỏ động cơ,... nên sản phẩm đúc được ứng dụng ở các lĩnh vực như chế tạo cơ khí, trang trí, mĩ thuật. - Công nghệ đúc được chia thành các loại sau: đúc trong khuôn cát, đúc trong khuôn kim loại; đúc li tâm; đúc áp lực; đúc khuôn mẫu nóng chảy. Hoạt động 3: Tìm hiểu công nghệ gia công cắt gọt a. Mục tiêu: giúp HS hiểu về khái niệm, sản phẩm và phân loại của công nghệ gia công cắt gọt. b. Nội dung: - Nêu khái niệm, sản phẩm và phân loại của công nghệ gia công cắt gọt. - Quan sát và cho biết Hình 3.4 (a và b) mô tả công nghệ gia công cắt gọt nào. c. Sản phẩm học tập: khái niệm, sản phẩm và phân loại của công nghệ gia công cắt gọt. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 3, hãy nêu khái niệm, sản phẩm và phân loại của công nghệ gia công cắt gọt. - GV yêu cầu: Quan sát và cho biết Hình 3.4 (a và b) mô tả công nghệ gia công cắt gọt nào. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS: ● Hình 3.4a: Công nghệ tiện, ● Hình 3.4b: Công nghệ phay. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. - GV mở rộng: quan sát video để hiểu về nguyên lí gia công trên máy tiện : https://www.youtube.com/watch?v=_8au3bzYEsI Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV kết nối nghề nghiệp: Người làm nghề cắt gọt kim loại là người tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp chuyên ngành cắt gọt kim loại; là người sử dụng các máy gia công cơ khi đẻ chế tạo các chi tiết, thiết bị cơ khí, thường làm việc ở các nhà máy, xí nghiệp sản xuất, chế tạo trong lĩnh vực cơ khí. 3. Công nghệ gia công cắt gọt - Công nghệ gia công cắt gọt là công nghệ thực hiện việc lấy đi một phần kim loại của phôi dưới dạng phôi nhờ các dụng cụ cắt và máy cắt kim loại để tạo ra chi tiết có hình dạng, kích thước theo yêu cầu. - Sản phẩm của công nghệ gia công cắt gọt là các chi tiết máy được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau như máy cơ khí, công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản,... Sản phẩm của công nghệ này thường có độ chính xác và độ nhẵn bề mặt cao. - Phân loại công nghệ gia công cắt gọt bao gồm các công nghệ tiện, phay, bào, mài,... gia công bằng tia lửa điện, bằng tia nước, bằng laser,... Hoạt động 4: Tìm hiểu về công nghệ gia công áp lực a. Mục tiêu: giúp HS hiểu về khái niệm, sản phẩm và phân loại của công nghệ gia công áp lực b. Nội dung: Nêu khái niệm, sản phẩm và phân loại của công nghệ gia công áp lực c. Sản phẩm học tập: khái niệm, sản phẩm và phân loại của công nghệ gia công áp lực d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 3, hãy nêu khái niệm, sản phẩm và phân loại của công nghệ gia công áp lực. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. - GV mở rộng: sơ đồ sán, kéo kim loại Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV kết nối nghề nghiệp: Người làm nghề cán, kéo kim loại là người tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp chuyên ngành công nghệ cán, kéo kim loại là người đảm nhiệm các công việc trong nhà máy cán, kéo kim loại như: Kĩ thuật viên phòng kĩ thuật theo dõi, tham gia chế tạo khuôn cần nóng, cán nguội, kéo, kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm cán, kéo, vận hành được một số thiết bị thông dụng trong phân xuống cán, kéo kim loại. 4. Công nghệ gia công áp lực - Công nghệ gia công áp lực là công nghệ dựa vào tính dẻo của kim loại, dùng ngoại lực của thiết bị làm cho kim loại biến dạng theo hình dáng yêu cầu. Gia công áp lực được dùng nhiều trong các xưởng cơ khí để chế tạo phôi. - Sản phẩm của nó còn dùng nhiều trong các ngành xây dựng, cầu đường, hàng tiêu dùng... - Những công nghệ của gia công áp lực là cán, kéo, rèn và dập. Hoạt động 5: Tìm hiểu về công nghệ hàn a. Mục tiêu: giúp HS hiểu về khái niệm, sản phẩm và phân loại của công nghệ hàn b. Nội dung: - Nêu khái niệm, sản phẩm và phân loại của công nghệ hàn - Quan sát và cho biết trên Hình 3.6 (a và b) mô tả công nghệ hàn nào? c. Sản phẩm học tập: khái niệm, sản phẩm và phân loại của công nghệ hàn d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 3, hãy nêu khái niệm, sản phẩm và phân loại của công nghệ hàn. - Gv yêu cầu: Quan sát và cho biết trên Hình 3.6 (a và b) mô tả công nghệ hàn nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS: ● Hình 3.6a: Hàn áp lực, ● Hình 3.6b: Hàn nóng chảy. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. - GV mở rộng: sách sử dụng máy hàn MAG: https://www.youtube.com/watch?v=ZsOC-rMdllA Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. 5. Công nghệ hàn - Công nghệ hàn là công nghệ nối các chi tiết bằng kim loại với nhau thành một khối không thể tháo rời được bằng cách nung nóng chỗ nói đến trạng thái hán (chảy hoặc dẻo). Sau đó, kim loại lỏng hoá rắn hoặc kim loại dẻo hoa rắn thông qua lực ép. - Sản phẩm công nghệ hàn được ứng dụng rất đa dạng như đồ gia dụng (công, cửa sắt, giản giáo, bàn ghế), xây dựng (kết cấu nhà khung thép, chế tạo các thiết bị nhà máy).... - Căn cứ theo trạng thái kim loại mối hàn khi tiến hành nung nóng, công nghệ hàn chia thành hai nhóm: + Hàn nóng chảy là chỗ hán và qua hán bổ sung được nung đến trạng thái nóng chảy. + Hàn áp lực là nếu chỗ nối của các chi tiết được nung nóng đến trạng thái dẻo thì phải dùng ngoại lực ép lại. Sau khi ép tạo nên mối hàn bền vững. Hoạt động 6: Tìm hiểu công nghệ sản xuất điện năng a. Mục tiêu: giúp HS hiểu về khái niệm và phân loại của công nghệ sản xuất điện năng. b. Nội dung: - Nêu khái niệm và phân loại của công nghệ sản xuất điện năng. - Quan sát Hình 3.8 và nêu nguyên lí hoạt động của nhà máy thủy điện. c. Sản phẩm học tập: khái niệm và phân loại của công nghệ sản xuất điện năng. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS Dựa vào nội dung SGK, Nêu khái niệm và phân loại của công nghệ sản xuất điện năng. - GV yêu cầu HS: Quan sát Hình 3.8 và nêu nguyên lí hoạt động của nhà máy thủy điện. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS: Khi nước chảy từ đập thuỷ điện xuống dưới thấp, năng lượng nước sẽ làm đầy vào cánh quạt của tua bin làm cho tua bin quay khi đó sẽ sinh ra điện năng. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. - GV mở rộng thêm: Để phân phối điện năng từ nhà máy sản xuất điện đến nơi tiêu thụ người ta sử dụng công nghệ truyền tải và phân phối điện năng. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. II. Công nghệ trong lĩnh vực điện - điện tử 1. Công nghệ sản xuất điện năng - Công nghệ sản xuất điện năng là công nghệ biến đổi các năng lượng khác thành điện năng. - Tuỳ theo nguồn năng lượng tạo ra điện, ta có các công nghệ sản xuất điện năng khác nhau: công nghệ sản xuất điện năng từ năng lượng nước (thuỷ điện), công nghệ sản xuất điện năng từ năng lượng nguyên tử (điện hạt nhân), từ năng lượng gió (điện gió), từ năng lượng mặt trời (điện mặt trời), từ năng lượng nhiệt (nhiệt điện,...). Hoạt động 7: Tìm hiểu về công nghỆ điện - quang a. Mục tiêu: giúp HS hiểu về khái niệm, sản phẩm và phân loại công nghỆ điện - quang b. Nội dung: - Nêu khái niệm và phân loại của công nghệ sản xuất điện năng. - Quan sát Hình 3.9 và sắp xếp lại mốc thời gian tương ứng đánh dấu sự phát triển của công nghệ điện - quang. Hãy gọi tên từng loại bóng đèn có trong hình. c. Sản phẩm học tập: khái niệm, sản phẩm và phân loại công nghỆ điện - quang d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS: Đọc thông tin SGK, nêu khái niệm và phân loại của công nghệ sản xuất điện năng. - GV yêu cầu HS: Quan sát Hình 3.9 và sắp xếp lại mốc thời gian tương ứng đánh dấu sự phát triển của công nghệ điện - quang. Hãy gọi tên từng loại bóng đèn có trong hình. - GV yêu cầu: Hãy lựa chọn một loại bóng đèn sử dụng trong gia đình. Giải thích lí do cho lựa chọn đó. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS: ● 1879: Đèn sợi đốt, ● 1934: Đèn huỳnh quang. ● 2006 Đèn LED. ● Lựa chọn đèn huỳnh quang và đèn LED để sử dụng trong gia đình. Vì có hiệu suất phát sáng cao, ít toả ra nhiệt, tiết kiệm điện. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. 2. Công nghiệp điện – quang - Công nghệ điện - quang là công nghệ biến đổi diện năng thành quang năng. - Theo nguyên lí hoạt động, công nghệ điện – quang chia thành ba loại: + Đèn sợi đốt: khi dòng điện đi qua sợi đốt, điện năng chuyển hoá thành nhiệt năng, sau đó nhiệt năng chuyển hoá thành quang năng + Đèn phóng điện: khi điện áp đặt vào hai điện cực, sự phóng điện xảy ra sẽ tạo ra tia tử ngoại tác dụng vào lớp bột huỳnh quang phủ trên mặt trong ống thuỷ tinh phát ra ánh sáng + Đèn LED (Light Emitting Diode): là công nghệ dựa trên nguyên lí chuyển tử điện năng thành quang năng khi cho dòng điện một chiều chạy qua diode. Hoạt động 8: Tìm hiểu về công nghệ điện - cơ a. Mục tiêu: giúp HS hiểu về khái niệm, sản phẩm và phân loại công nghệ điện - cơ b. Nội dung: - Nêu khái niệm, sản phẩm và phân loại công nghệ điện - cơ - Quan sát Hình 3.10 và cho biết mỗi sản phẩm sử dụng công nghệ điện - cơ trong các hình a, b, c, d thuộc loại điện - cơ dạng quay hay dạng tịnh tiến. c. Sản phẩm học tập: khái niệm, sản phẩm và phân loại công nghệ điện - cơ d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS: Nêu khái niệm, sản phẩm và phân loại công nghệ điện – cơ? - GV yêu cầu: Quan sát Hình 3.10 và cho biết mỗi sản phẩm sử dụng công nghệ điện - cơ trong các hình a, b, c, d thuộc loại điện - cơ dạng quay hay dạng tịnh tiến. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS: Đáp án: ● Hình 3.10a: Sản phẩm điện - cơ dạng quay, ● Hình 3.10b: Sản phẩm điện – cơ dạng tịnh tiến, ● Hình 3.10c: Sản phẩm điện – cơ dạng tịnh tiến, ● Hình 3.10d: Sản phẩm điện – cơ dạng quay. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung: Relay là một công tắc điện sử dụng nguồn điện áp tháp, được dùng đề điều khiển mạch điện áp cao. Relay được sáng chế vào năm 1835 bởi nhà khoa học người Mỹ Joseph Henry. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. 3. Công nghệ điện – cơ Công nghệ biến đổi năng lượng điện – cơ là công nghệ biến đổi năng lượng điện sang cơ năng. - Phân loại của công nghệ, theo dạng chuyển động đầu ra, công nghệ biến đổi năng lượng điện – cơ chia thành hai nhóm: + Công nghệ biến đối năng lượng điện - cơ ở dạng quay + Công nghệ biến đổi năng lượng điện cơ ở dạng tịnh tiến. - Sản phẩm công nghệ biến đổi năng lượng điện – cơ ở dạng quay đặc trưng là động cơ điện và nó được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và trong công nghiệp như quạt điện, máy xay xát, máy hút bụi, máy bơm nước, các động cơ dẫn động trong công nghiệp... - Sản phẩm công nghệ biến đổi năng lượng điện cơ ở dạng tịnh tiến được ứng dụng trong đời sống như van điện tử, relay điện,... Hoạt động 9: Tìm hiểu công nghệ điều kiển và tự động hoá a. Mục tiêu: giúp HS hiểu về khái niệm, sản phẩm của công nghệ điều khiển và tự động hoá. b. Nội dung: - Nêu khái niệm, sản phẩm của công nghệ điều khiển và tự động hoá. - Em hãy mô tả thao tác tự động hóa trong Hình 3.11. c. Sản phẩm học tập: khái niệm, sản phẩm của công nghệ điều khiển và tự động hoá. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS: Dựa vào thông tin SGK, nêu khái niệm, sản phẩm và phân loại công nghệ điều khiển và tự động hoá. - GV yêu cầu: Em hãy mô tả thao tác tự động hóa trong Hình 3.11? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS: Các thao tác tự động hình trong hình bao gồm: lập bánh xe, lắp động cơ cho ô tô. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức - GV kết nối nghề nghiệp: Kĩ sư công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hiểu là người tốt nghiệp trường đại học chuyên ngành công nghệ kĩ thuật điều khiển và tự động hóa có khả năng tham gia vận hành, bảo dưỡng, lớp đất thiết kế và xây dựng các dự án phát triển và ứng dụng kĩ thuật điều khiển và tự động hoá ở các dây chuyền sản xuất hiện đại trong công nghiệp. 2. Công nghệ điều kiển và tự động hoá - Công nghệ điều khiển và tự động hoá là công nghệ thiết kế, xây dựng, vận hành các hệ thống điều khiển nhằm mục đích tự động các quá trình sản xuất tại các nhà máy, xí nghiệp. - Sản phẩm của công nghệ điều khiển và tự động hoá là các dây chuyền sản xuất tự động trong công nghiệp, nơi mà các thao tác của con người. sẽ được thay thế bằng các hoạt động của máy móc, robot tự động; giúp tăng năng suất lao động, giảm thiểu nhân công, thời gian và chi phí. Hoạt động 10: Tìm hiểu công nghệ truyền thông không dây a. Mục tiêu: giúp HS hiểu về khái niệm, sản phẩm của công nghệ truyền thông không dây b. Nội dung: Quan sát Hình 3.12 và cho biết các thiết bị điện tử nào thường sử dụng mạng truyền thông không dây. c. Sản phẩm học tập: khái niệm và phân loại của công nghệ truyền thông không dây. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS dựa vào nội dung SGK, hãy nêu khái niệm, sản phẩm của công nghệ truyền thông không dây. - GV yêu cầu HS: Quan sát Hình 3.12 và cho biết các thiết bị điện tử nào thường sử dụng mạng truyền thông không dây. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Trang 1

Ngày soạn: 03/9/2023

Tiết: 1, 2

BÀI 1: THIẾT KẾ VÀ CÔNG NGHỆ

(Thời lượng: 2 tiết)

Tự chủ và tự học Luôn chủ động, tích cực khai thác các nguồn tài liệu để tìm hiểu về thiết kế và công nghệ. [TCTH3.1]

Giao tiếp và hợp tác Biết chủ động hợp tác với các thành viên trongnhóm hoàn thành các nhiệm vụ được giao. [GTHT3.1.3]

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU

Chăm chỉ Tích cực tìm hiểu về thiết kế và công nghệ thôngqua các nguồn học liệu [CC3.1.2]

Trách nhiệm Có ý thức tự giác và nghiêm túc hoàn thành cácnhiệm vụ được giao. [TN3.1.1]

II CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.

- Máy tính, internet, máy chiếu

- Giáo án, tranh ảnh, phiếu học tập

Phương án đánh giá

Hoạt động 1:

Khởi động (10

phút)

- Thông quahình ảnh hoặcvideo để tạo sựliên kết giữa

Kể tên được cácsản phẩm côngnghệ?

- PP trực quan

- Vấn đáp

- Câu trả lời

Trang 2

kiến thức hiện

có của HS vớinhững kiến thứcmới

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới ( 65 phút)

- PP trực quan

- Nhóm

- Câu hỏi

- Hồ sơ họctập

- Sản phẩmhọc tập

- Kết quả nghiêncứu của kĩ thuật?

- Kết nối nghềnghiệp: Kĩ sư làngười làm côngviệc gì?

- PP trựcquan, thuyếttrình

- Nhóm

- Vấn đáp

- Câu trả lời

- Sản phẩmhọc tập

- Công nghệ đượcphân chia như thếnào?

- Kết nối nghềnghiệp: Kĩ sư côngnghệ là người làmcông việc gì?

- PP trựcquan, thuyếttrình

- Nhóm

- Vấn đáp

-Sản phẩmhọc tập

-Sản phẩmhọc tập

- PP trực quan

- PP thảo luậnnhóm

- Phiếu họctập

- PP trực quan

- PP thảo luận

- Sản phẩmhọc tập

Trang 3

dụng (20 phút)

[GTHT.2]

[CC.2]

[TN.1]

nhiên, con người

và xã hội qua sơđồ

- Phân tích tácđộng tích cực, tiêucực về mối quan hệcủa công nghệ với

tự nhiên, conngười và xã hội nơimình sinh sống

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.

-GV chia lớp thành 4 nhóm tương ứng với 4 tổ trong lớp học

- Hướng dẫn các em đọc SGK, quan sát hình ảnh hoặc video trả lời cấu hỏi của GV:

Em hãy kể tên các sản phẩm công nghệ có trong hình ảnh trên màn hình?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của học sinh

- Kịp thời chỉnh sửa những sai sót học sinh gặp phải

Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

Hướng dẫn HS báo cáo, thảo luận

- GV hướng dẫn thảo luận từng câu hỏi lần lượt trước lớp

- GV, xác nhận ý kiến đúng ở từng câu trả lời

Bước 4: Kết luận, nhận định.

- Sản phẩm của từng cá nhân và của từng nhóm

- GV tổng kết, chuẩn hóa kiến thức

- HS thống nhất đáp án và tiến hành vào nội dung bài mới

Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (35 phút)

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về khoa học (10 phút)

a Mục tiêu.

- HS phát biểu được khái niệm về khoa học

- Liên hệ được các ngành nghề liên quan đến khoa học trong thực tế

b Nội dung.

Trang 4

HS quan sát và video và trả lời các câu hỏi dưới sự hướng dẫn của GV.

c Sản phẩm.

- HS ghi được khái niệm khoa học, các lĩnh vực và thành tựu của khoa học tự nhiên với con người

d Tổ chức thực hiện.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.

Yêu cầu học sinh quan sát hình 1.2 SGK và nối các phát

minh nổi bật ứng với ba nhà khoa học và trả lời các câu

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

- HS tìm hiểu kiến thức thực hiện nhiệm vụ các câu hỏi

được giao

- GV theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm

vụ

Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

- HS thực hiện nói các phát minh tương ứng với ba nhà

khoa học

- HS trả lời câu hỏi và các HS khác có thể bổ sung những

hiểu biết về ba nhà khoa học và các phát minh khác của

họ

Bước 4: Kết luận, nhận định.

- GV đánh giá câu trả lời và chốt lại nội dung kiến thức

- GV liên hệ kết nối nghề nghiệp liên quan đến khoa học

I KHÁI QUÁT VỀ KHOA HỌC, KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ.

1 Khoa học.

– Khoa học là hệ thống trithức về mọi quy luật và sựvận động của vật chất,những quy luật của tựnhiên, vận động và tư duy.– Nhà khoa học là nhữngngười làm công tác nghiêncứu khoa học với cácnghiên cứu khác nhau trongcác lĩnh vực, ngành nghềkhác nhau, phục vụ cho mọimặt đời sống con người

Hoạt động 2.2: Tìm hiều về kĩ thuật (10 phút)

a Mục tiêu.

- HS phát biểu được khái niệm về kĩ thuật

- Liên hệ được các ngành nghề liên quan đến kĩ thuật trong thực tế

b Nội dung.

HS quan sát và video và trả lời các câu hỏi dưới sự hướng dẫn của GV

c Sản phẩm.

Trang 5

- HS ghi được khái niệm kĩ thuật, các lĩnh vực và kết quả của kĩ thuật đối với thực tế.

d Tổ chức thực hiện.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.

Các nhóm thảo luận và giải quyết tình huống sau (Ghi kết quả

trả lời vào bảng phụ)

-Vấn đề cần giải quyết trong mỗi tình huống là gì?

- Vấn đề đã được giải quyết như thế nào?

- Cơ sở khoa học nào đã được dùng để giải quyết vấn đề

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

- HS tìm hiểu kiến thức, thực hiện nhiệm vụ trả lời các câu hỏi

được giao vào bảng phụ

- GV theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

- HS, cử đại diện trình bày phần trả lời của nhóm trước lớp trên

bảng phụ

- HS các nhóm nhận xét chéo nhau về tình huống mà GV đã đưa

ra

Bước 4: Kết luận, nhận định.

- GV đánh giá câu trả lời và chốt lại nội dung kiến thức

- GV bổ sung thông tin cho HS bằng hình ảnh, video, câu chuyện

kể về kết quả của nghiên cứu kĩ thuật

- GV liên hệ định hướng kết nối nghề nghiệp cho HS

I KHÁI QUÁT VỀ KHOA HỌC, KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ.

2 Kĩ thuật.

- Kĩ thuật là việc áp dụngcác nghiên cứu khoa học vàoviệc thết kế, chế tạo, vậnhành các máy móc, thiết bị,công trình, quy trình và hệthống một cách hiệu quả vàkinh tế nhất

- Kĩ thuật được chia thànhcác lĩnh vực:

-Kĩ sư là người làm việctrong lĩnh vực kĩ thuật

- Kỹ sư là những người cókiến thức về toán học, khoahọc tự nhiên, có tư duy thiết

kế, có năng lực giải quyếtvấn đề một cách sáng tạo

Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về công nghệ (10 phút)

a Mục tiêu.

- HS phát biểu được khái niệm về công nghệ

- Liên hệ được các ngành nghề liên quan đến công nghệ trong thực tế

b Nội dung.

HS quan sát và video và trả lời các câu hỏi dưới sự hướng dẫn của GV

c Sản phẩm.

- HS ghi được khái niệm công nghệ, cách phân chia công nghệ, vai trò của công nghệ với

quá trình phát triển kinh tế - xã hội

d Tổ chức thức hiện.

kiến

Trang 6

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Các nhóm thảo luận và hoàn thành nội dung sau

PP

Ưu

và nhược

Phươngpháp địacanh

Phươngpháp thủycanh

Phươngpháp khícanh

Ưu điểm

Nhược

điểm

HS quan sátSGK và trả lời các câu hỏi:

- Theo lĩnh vực khoa học có những lĩnh vực công nghệ nào?

- Theo lĩnh vực kĩ thuật có những lĩnh vực công nghệ nào?

- Theo em Kĩ sư công nghệ là người làm những công việc

nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

HS thảo luận nhóm, thực hiện nhiệm vụ trả lời các câu hỏi được

- Không tốnnước, côngchăm bón,không thải chấtthải ra ngoàimôi trường

- Thích hợp trồng câytrong không gian nhỏ

- Cấu tạo đơn giản, nhỏgọn, không cần làm đất,bón phân

- Tiết kiệm 90% lượngnước cần dùng

- Nhân giống nhanh,trồng quanh năm

- Tạo ra nguồn rau rất

an toàn và rất khónhiễm bệnh

- Khi sử dụngphân bón chấtlượng thấp, ảnhhưởng đến SK

- Chi phí lắp đặt, vậnhành, sửa chữa rất lớn

- Cần áp dụng côngnghệ hiện đại mới thựchiện được

- Cần vận hành 24/24nên khá tốn điện

3 Công nghệ.

- Công nghệ là giảipháp, quy trình, bíquyết kĩ thuật cóhoặc không kèmtheo công cụphượng tiện dùngbiến đổi nguồn lựcthành sản phẩm,dịch vụ

- Công nghệ là kếtquả của hoạt động

Kĩ thuật: Công

nghệ cơ khí, côngnghệ điện, côngnghệ điện tử, côngnghệ xây dựng

Đối tượng áp dụng: Công nghệ

oto, công nghệ vậtliệu, công nghệnano, công nghệtrồng cây trongnhà kính…

Trang 7

- Cần kiểm tra sâu bệnhhằng ngày để sớm điềuchỉnh thích hợp.

-GV theo dõi, hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ được giao

Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

- HS, cử đại diện trình bày phần trả lời của nhóm trước lớp trên bảng

phụ

- HS các nhóm nhận xét chéo nhau về tình huống mà GV đã đưa ra

Bước 4: Kết luận, nhận định.

- GV đánh giá câu trả lời và chốt lại nội dung kiến thức

- GV bổ sung thông tin cho HS bằng hình ảnh, video, câu chuyện kể

về kết quả của nghiên cứu công nghê

- GV liên hệ định hướng kết nối nghề nghiệp cho HS

Hoạt động 2.4: Tìm hiểu về mối liên hệ giữa khoa học, kĩ thuật và công nghệ.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

HS tiến hành quan sát hộp Khám

Phá (SGK) và trả lời câu hỏi

-Kĩ thuật có vai trò như thế nào đối

với công nghệ?

- Công nghệ có vai trò như thế nào

đối với kĩ thuật?

- Khoa học có vai trò như thế nào

đối với kĩ thuật và công nghệ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

-HS tìm hiểu kiến thức thực hiện

nhiệm vụ được giao

- GV theo dõi, hưỡng dẫn HS thực

hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

-HS trả lời các cấu hỏi về mối quan

hệ giữa khoa học, kĩ thuật và công

nghệ

4.Mối liên hệ giữa khoa học, kĩ thuật và công nghệ.

-Khoa học là cơ sở của kĩ thuật, kĩ thuật thúc đẩy pháttriển khoa học Kĩ thuật dựa trên các tri thức do khoa họckhám phá ra để giải quyết vấn đề thực tiễn

- Kĩ thuật tạo ra công nghệ mới, dựa trên công nghệ hiệncó: Một mặt, kĩ thuật giải quyết vấn đề thực tiễn dựa trêntri thức khoa học (cơ sở KH của KT), kết quả là tạo ra haycải tiến sản phẩm, công nghệ; mặt khác, công nghệ hiện

có lại là cơ sở quan trọng của kĩ thuật để giải quyết vấn đề

Trang 8

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV nhận xét câu trả lời của HS và

chốt lại nội dung kiến thức

thực tiễn

- Công nghệ thúc đẩy khoa học, khoa học là cơ sở để pháttriển công nghệ

Tiết 2 Hoạt động 2.5: Tìm hiểu về mối quan hệ của công nghệ với tự nhiên, con người và xã

hội (25 phút)

PHIẾU HỌC TẬP

1 Công nghệ với tự nhiên.

Quan sát hình ảnh và nêu những ưu điểm khi sử dụng khoa học, công nghệ vào tự nhiên?

khoa học, công nghệ vào tự nhiên?

……

2 Công nghệ với con người.

Trang 9

Tích cực Hạn chế

3 Công nghệ với xã hội.

Công nghệ góp phần như thế nào vào công tác quản lý xã hội?

a Mục tiêu: Phát biểu được mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã

hội

b Nội dung: HS quan sát các video, hình ảnh và hoạt động theo sự hướng dẫn của GV.

c Sản phẩm: HS ghi được mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã

hội

d Tổ chức thực hiện.

Các nhóm làm việc, hoàn thành

phiếu học tập mà GV đã giao, sau

đó báo cáo kết quả của từng

nhóm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Các nhóm tiến hành thảo luận và

trả lời các câu hỏi theo từng nội

dung trong phiếu học tập GV đã

giao

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

-HS thảo luận nhóm, thực hiện

nhiệm vụ trong phiếu học tập

- GV theo dõi, hướng dẫn và giúp

đỡ HS thực hiện

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

-Các nhóm cử đại diện báo cáo

kết quả trong phiếu học tập

- Các nhóm nhận xét chéo nhau

và bổ sung câu trả lời cho nhau

Bước 4: Kết luận, nhận định

-GV nhận xét, đánh giá câu trả lời

và nhấn mạnh nội dung kiến thức

II Công nghệ với tự nhiên, cón người và xã hội.

Tích cực

-Khám phá

tự nhiên dễdàng và đạtđược nhiềuthành tựucao

- giải quyếtcác vấn đề

về môitrường,phòngchống thiêntai, biến đốikhí hậu

- Mang lại sựtiện nghi,đáp ứng nhucầu thay đổicủa conngười

- Tăng năngsuất, chấtlượng laođộng

- Thúcđẩy kinh

tế, xãhội pháttriển,quản lítốt xãhội

Tiêu cực

-Làm cạn tàinguyên, ảnh hưởng tới môi trường, thế giới tự nhiên và con

- Sự xuất hiện của những hệ thống thông minh, con người đối

- Lối sống phụthuộc vào côngnghệ

Trang 10

- GV bổ sung thông tin cho HS

bằng hình ảnh, video về mối quan

hệ giữa khoa học với tự nhiên,

con người và xã hội

- GV liên hệ kết nối nghề nghiệp

cho HS

người mặt với tình

trạng thất nghiệp

Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập (10 phút)

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.

HS hoạt động theo nhóm, dùng hình ảnh, sơ

đồ thể hiện quan hệ của công nghệ với tự

nhiên, con người và xã hội Nêu lên những

tác động tích cực, tiêu cực của công nghệ với

tự nhiên, con người và xã hội nơi mình sinh

sống

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

-HS thảo luận nhóm, vẽ sơ đồ theo nhiệm vụ

được giao

- GV theo dõi, hướng dẫn HS thực hiện

nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo thảo luận.

- HS cử đại diện nhóm trình bày sản

phẩm của nhóm mình

- Các nhóm nhận xét chéo nhau

Bước 4: Kết luận, nhận định.

GV nhận xét, đánh giá câu trả lời và nhấn

mạnh nội dung kiến thức

Sản phẩm là sơ đồ, hình vẽ về công nghệvới tự nhiên, con người và xã hội Đồngthời thể hiện các tác động tích cực, tiêucực của công nghệ với tự nhiên, conngười và xã hội

-Ví dụ về tác động tích cực: mọi người

có thể mua sắm online tiện lợi mà khôngcần phải mất công đến tận cửa hàng, xecông nghệ giúp người dân dễ dàng dichuyển mà không cần xe riêng, cameralắp đặt tại các khu phố giúp theo dõi anninh, đảm bảo an toàn trật tự

hội đã và đang trở thành công cụ hàngđầu để các thế lực thù địch lợi dụng tiếnhành phá hoại tư tưởng; ngày càng cónhiều người phụ thuộc vào điện thoại,quan tâm đến thế giới "ảo" hơn là các mỗiquan hệ thực

Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng (10 phút)

a Mục tiêu:

- Liệt kê được một số sản phẩm công nghệ

- Đánh giá về tác động, sản phẩm công nghệ đó đối với cuộc sống

Trang 11

Bước 1: Chuyển giao

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

-HS thảo luận nhóm, vẽ sơ

đồ theo nhiệm vụ được giao

- GV theo dõi, hướng dẫn HS

Tác động đến cuộc sống giađình

1 Đèn led Chiếu sáng tốt, tiết kiệm điện

năng

2 Tủ lạnh Tiện lợi cho gia đình bảo

quản đồ ăn, thức uống…

3 Tivi Tiện dụng, tiện nghi cho gia

đình, giúp con người giải trí

Tiết kiệm điện năng, tiệnnghi hơn trong sinh hoạt

Trang 12

- Trình bày được khái niệm về hệ thống kĩ thuật

- Biết được các thành phần chính của một hệ thống kĩ thuật

2 Phát triển năng lực

- Năng lực công nghệ: Nhận biết và mô tả được hệ thống kĩ thuật.

- Năng lực chung:

● Năng lực tự học: biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp

● Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quanđến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề

2 Phát triển phẩm chất

● Có hứng thú và quan tâm tìm hiểu cấu trúc hệ thống kĩ thuật

● Có thái độ học tập tích cực để tìm hiểu về hệ thống kĩ thuật

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 Đối với giáo viên:

● SGK, SGV, Giáo án

● Hình ảnh về sơ đồ mô tả hệ thống kĩ thuật

● Máy tính, máy chiếu (nếu có)

Trang 13

2 Đối với học sinh:

● Đọc trước bài trong SGK

● Tìm hiểu và đọc trước tài liệu có liên quan đến hệ thống kĩ thuật

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a Mục tiêu: Hoạt động này giúp tạo tâm thế sẵn sàng học tập và gợi mở nhu cầu nhận thức

của HS, sự tò mò, thích thú và mong muốn tìm hiểu các nội dung tiếp theo

b Nội dung: GV trình chiếu hình ảnh, đặt câu hỏi, HS thảo luận, trả lời

c Sản phẩm học tập: HS bước đầu đưa ra được nguyên lí làm việc của mạch điều khiển tự

động bật/tắt đèn theo ánh sáng môi trường

d Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu hình ảnh, đưa ra câu hỏi: Quan sát

hình dưới đây và cho biết nguyên lí làm việc của

mạch điện điều khiển tự động bật/ tắt đèn theo ánh

sáng môi trường?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, quan sát, tìm ra

nguyên lí

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 bạn ngẫu nhiên đứng dậy nêu ý kiến

của bản thân

- GV mời HS khác đứng dậy nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt lại nguyên lí hoạt động: Khi có nguồn điện và tín hiệu điều khiển (ánh

sáng mặt trời) thì bóng đèn gắn công tắc cảm ứng ánh sáng sẽ bật hoặc tắt theo ánh sáng môi trường.

- GV dẫn dắt vào bài mới: Như chúng ta thấy, trong cuộc sống xuất hiện rất nhiều hệ thống

kĩ thuật Hệ thống kĩ thuật có khái niệm và cấu trúc như thế nào thì hôm nay chúng ta sẽ

cùng nhau tìm hiểu ở Bài 2 Hệ thống kĩ thuật

B HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm hệ thống kĩ thuật

a Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS hiểu được khái niệm cơ bản về hệ thống kĩ thuật.

b Nội dung: GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục I trong sgk và câu hỏi.

c Sản phẩm học tập: HS ghi được khái niệm cơ bản hệ thống kĩ thuật, kể tên các thiết bị

đầu vào, đầu ra của một hệ thống kĩ thuật

d Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục I, trả lời câu hỏi: Hệ thống

kĩ thuật là gì?

- GV chiếu hình 2.2 yêu cầu HS quan sát và cho biết:

+ Đầu vào, đầu ra và bộ phận xử lí trong hệ thống kĩ thuật

cảnh báo cháy là những thiết bị nào?

+ Để hệ thống cảnh báo cháy hoạt động có cần tất cả tín hiệu

đầu vào hay không?

- GV giao nhiệm vụ HS tìm hiểu thêm thông tin về tên các thiết

bị đầu vào và đầu ra khác của hệ thống cảnh báo cháy

I Khái niệm về hệ thống kĩ thuật

- Hệ thống kĩ thuật là mô hìnhtổng thể chỉ ra mối quan hệ,tương tác kĩ thuật giữa cácyếu tố đầu vào, đầu ra và tiếntrình kĩ thuật

- Hệ thống kĩ thuật cảnh báocháy bao gồm:

+ Đầu vào: đầu báo khói, đầu

Trang 14

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS đưa ra khái niệm hệ thống kĩ thuật

- GV mời 1 – 2 bạn HS đứng dậy chỉ ra đầu vào, đầu ra và tiến

trình kĩ thuật của hệ thống cảnh báo cháy

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

- GV cho HS xem video giới thiệu hệ thống báo cháy (từ đầu ->

1:56)

https://www.youtube.com/watch?v=qKwoZuPSyK0

báo nhiệt, nút ấn báo cháy + Tiến trình kĩ thuật: tủ trung tâm báo cháy.

+ Đầu ra: chuông báo cháy, còi kết hợp đèn chớp, đèn báo

vị trí.

*Lưu ý: Để hệ thống báo cháy

hoạt động KHÔNG cần tất cảtín hiệu đầu vào

Hoạt động 2: Tìm hiểu về cấu trúc của một hệ thống kĩ thuật

a Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được cấu trúc, phân loại của hệ thống kĩ thuật.

b Nội dung: GV trình bày vấn đề; hướng dẫn HS nghiên cứu mục II trong sgk, thảo luận,

trả lời câu hỏi

c Sản phẩm học tập: HS ghi được khái niệm cơ bản về cấu trúc, phân loại của hệ thống kĩ

thuật

d Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình bày: Cấu trúc của một hệ thống kĩ thuật có ba thành

phần chính: Đầu vào, bộ phận xử lí và đầu ra Trong đó, tùy

theo từng nhiệm vụ cần thực hiện mà các phần tử của ba thành

phần trên là khác nhau (ở hình 2.3)

+ Đầu vào: vật liệu, năng lượng, thông tin cần xử lí.

+ Đầu ra: vật liệu, năng lượng, thông tin đã xử lí.

+ Bộ phận xử lí: Tùy theo từng nhiệm vụ, bộ phận xử lí có thể

thực hiện một hoặc nhiều chức năng gồm: biến đổi, vận

chuyển, lưu trữ vật liệu, năng lượng, thông tin

- GV lấy ví dụ: Máy xát gạo thực hiện chức năng biến đổi vật

liệu, hệ thống truyền tải và phân phối điện thực hiện chức năng

vận chuyển năng lượng Bộ nhớ ngoài máy tính thực hiện chức

năng lưu trữ thông tin

II Cấu trúc của một hệ thống kĩ thuật

- Cấu trúc của một hệ thống kĩthuật có 3 phần chính:

+ Đầu vào + Bộ phận xử lí + Đầu ra.

- Phân loại hệ thống kĩ thuật:

+ Hệ thống kĩ thuật mạch hở + Hệ thống kĩ thuật mạch kín.

- Hệ thống mạch điện hởkhông có tín hiệu phản hồi.Ngược lại, hệ thống mạch kín

có tín hiệu phản hồi

=> Hệ thống kĩ thuật mạch kín

thường được sử dụng tronglĩnh vực điều khiển và tự độnghóa

Trang 15

- GV yêu cầu HS quan sát hình 2.4 sgk và cho biết sự khác

nhau giữa hệ thống kĩ thuật mạch kín và hệ thống kĩ thuật

mạch hở

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, lắng nghe GV trình bày, suy nghĩ trả lời câu

hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung luyện

tập

C HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi phần Luyện tập sgk.

b Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời

câu hỏi

c Sản phẩm học tập: HS xác định được đầu vào, đầu ra của máy tăng âm và của bàn là.

d Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh, yêu cầu HS xác định đầu vào, đầu ra của máy tăng âm và của bàn làbằng cách hoàn thiện sơ đồ dưới đây:

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Trang 16

- HS quan sát hình ảnh, suy luận, tìm ra đáp án bài tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi 2 bạn đứng dậy hoàn thành 2 sơ đồ tương ứng

● Hình 2.5 Hệ thống kĩ thuật của máy tăng âm

o Đầu vào: Tín hiệu âm

o Đầu ra: Âm lượng của loa

● Hình 2.6 Hệ thống kĩ thuật của bàn là

o Đầu vào: Điện năng, mức điều chỉnh nhiệt độ

o Đầu ra: Nhiệt tỏa ra

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV HS khác đối chiếu, bổ sung, đóng góp ý kiến (nếu có)

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức

D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để nghiên cứu và xây dựng cấu trúc hệ thống kĩ

thuật cụ thể Xác định loại mạch của hệ thống đó

b Nội dung: GV cho HS hoạt động theo nhóm, thảo luận, hoàn thành hệ thống kĩ thuật.

c Sản phẩm học tập: Đưa ra được cấu trúc hệ thống kĩ thuật máy sinh tố và máy điều hòa

nhiệt độ trong gia đình

d Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu:

+ Nhóm 1, 3: Xây dựng cấu trúc hệ thống kĩ thuật của máy xay sinh tố và cho biết đó là

hệ thống loại mạch nào?

+ Nhóm 2, 4: Xây dựng cấu trúc hệ thống kĩ thuật của máy điều hòa nhiệt độ và cho biết

đó là hệ thống loại mạch nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành nhóm, thảo luận, đưa ra ý kiến trình bày, thống nhất đáp án

- GV quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện HS các nhóm đứng dậy trình bày:

Đầu vào Hoa quả, nước đá, sữa và các

nguyên liệu khác Nhiệt độ cài đặt, khí ga điều hòa.

Đầu ra Hoa quả được xay và trộn đều

với nước đá và nguyên liệu Không khí ở cửa ra của điều hòacó nhiệt độ theo nhiệt độ được cài

đặtTín hiệu phản hồi Không Nhiệt độ của không khí tại cửa ra

của điều hòa

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết thúc bài học

*Hướng dẫn về nhà

● Xem lại kiến thức đã học ở bài 2

● Xem trước nội dung bài 3 Công nghệ phổ biến

IV Rút kinh nghiệm sau giờ dạy.

Trang 17

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Ngày soạn: 17/9/2023 Tiết: 5 - 9

BÀI 3: CÔNG NGHỆ PHỔ BIẾN

( Thời lượng 5 tiết )

I MỤC TIÊU

1 Kiến thức

- Kể được tên một số công nghệ phổ biến

- Tóm tắt được nội dung cơ bản của một số công nghệ phổ biến

2 Phát triển năng lực

- Năng lực công nghệ: nêu tóm tắt được nội dung cơ bản của một số công nghệ phổ biến.

- Năng lực chung:

● Năng lực tự học: biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp

● Năng lực giải quyết vấn đề: xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề

Trang 18

3 Phẩm chất

● Có hứng thú và quan tâm tìm hiểu công nghệ phổ biến

● Có thái độ học tập tích cực

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 Đối với giáo viên:

● SGK, SGV, Giáo án

● Máy tính, máy chiếu (nếu có)

● Sơ đồ, tranh ảnh SGK có liên quan

2 Đối với học sinh:

● Đọc trước bài trong SGK

● Đồ dùng học tập

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a Mục tiêu: Hoạt động này giúp tạo tâm thế sẵn sàng học tập và gợi mở nhu cầu nhận thức

của HS, sự tò mò, thích thú và mong muốn tìm hiểu các nội dung tiếp theo

b Nội dung: Quan sát và cho biết Hình 3.1 mô tả công nghệ nào? Hãy liệt kê các sản phẩmcủa công nghệ đó mà em biết Hãy kể tên một một số công nghệ khác mà em biết

c Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS

d Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu: Quan sát và cho biết Hình 3.1 mô tả công nghệ nào? Hãy liệt kê các sảnphẩm của công nghệ đó mà em biết Hãy kể tên một một số công nghệ khác mà em biết

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, quan sát

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 bạn ngẫu nhiên đứng dậy nêu ý kiến của bản thân:

- GV mời HS khác đứng dậy nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài: Công nghệ rất đa dạng, phong phú, chia thành nhiều lĩnh

vực khác nhau, trong đó công nghệ trong lĩnh vực luyện kim – cơ khí; công nghệ trong lĩnh vực điện - điện tử là phổ biến Vậy đặc điểm của các nhóm lĩnh vực trên có đặc điểm như

thế nào, chúng ta tìm hiểu Bài 3: Công nghệ phổ biến.

B HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về công nghệ luyện kim

Trang 19

a Mục tiêu: giúp HS hiểu về khái niệm, sản phẩm và phân loại của công nghệ luyện kim.

b Nội dung:

- Nêu khái niệm, sản phẩm và phân loại của công luyện kim.

- Quan sát Hình 3.2 và cho biết nhiệt độ cần thiết của lò cao để luyện gang - thép bằng baonhiêu?

c Sản phẩm học tập: khái niệm, sản phẩm và phân loại của công nghệ luyện kim.

d Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu khái niệm công nghệ luyện kim

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp: Quan sát Hình 3.2 và cho

biết nhiệt độ cần thiết của lò cao để luyện gang - thép bằng bao

nhiêu?

- GV yêu cầu HS: nêu sản phẩm của công nghệ luyện kim

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời đại diện 1 – 2 HS :

- Nhiệt độ cần thiết của lò cao là 2.000°C

- Sản phẩm của công nghệ luyện kim là kim loại đen hoặc kim loại

màu ở dạng thô thường làm nguyên liệu cho các công nghệ chế tạo

vật liệu kim loại khác - GV phân loại công nghệ luyện kim: Theo

sản phẩm được tạo ra, công nghệ luyện kim chia làm hai loại là

+ công nghệ luyện kim đen (tạo ra gang và thép)

+ công nghệ luyện kim màu (tạo ra nhóm, đồng, vàng, chỉ,

kẽm, )

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

GV Kết nối nghề nghiệp: Kĩ sư luyện kim là người tốt nghiệp

trường đại học kĩ thuật ngành kĩ thuật vật liệu kim loại Công việc

chính của kĩ sư luyện kim là thiết kế nhà máy và các thiết bị luyện

kim, lập các quy trình công nghệ và điều hành các quy trình để

sản xuất ra các kim loại và hợp kim, hoặc tham gia nghiên cứu,

giảng dạy trong lĩnh vực luyện kim.

I Công nghệ trong lĩnh vực luyện kim, cơ khí

1 Công nghệ luyện kim

- Công nghệ luyện kim làcông nghệ điều chế kimloại, hợp kim để dùng trongcuộc sống từ các loại quặnghoặc từ các nguyên liệukhác

- Sản phẩm của công nghệluyện kim là kim loại đenhoặc kim loại màu ở dạngthô thường làm nguyên liệucho các công nghệ chế tạovật liệu kim loại khác

- Theo sản phẩm được tạo

ra, công nghệ luyện kimchia làm hai loại là côngnghệ luyện kim đen (tạo ragang và thép) và công nghệluyện kim màu (tạo ranhóm, đồng, vàng, chi,kẽm, )

Hoạt động 2: Tìm hiểu về công nghệ đúc

a Mục tiêu: giúp HS hiểu về khái niệm, sản phẩm và phân loại của công nghệ đúc.

Trang 20

b Nội dung:

- Nêu khái niệm, sản phẩm và phân loại của công nghệ đúc

- Quan sát Hình 3.3 và cho biết công nghệ đúc sử dụng trong các hình a, b thuộc loại nào.Hãy mô tả nguyên lí đúc của mỗi công nghệ đó

c Sản phẩm học tập: khái niệm, sản phẩm và phân loại của công nghệ đúc

d Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS: Đọc nội dung mục 2, hãy nêu khái niệm, sản

phẩm công nghệ, phân loại công nghệ đúc

- GV yêu cầu: Quan sát Hình 3.3 và cho biết công nghệ đúc sử

dụng trong các hình a, b thuộc loại nào Hãy mô tả nguyên lí đúc

của mỗi công nghệ đó

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, lắng nghe GV trình bày, suy nghĩ trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung

+ Hình 3.3a: Đúc li tâm – Khi đúc trục quay (1) sẽ quay quanh

trục làm kim loại nóng – chảy sẽ bị lực li tâm đẩy ra phía thành

khuôn và sẽ cứng lại khi kim loại nguội, tạo nên vật đúc là dạng

ống tròn xoay

+ Hình 3.3b: Đúc áp lực – Khi đúc áp lực của piston trên (4) và

piston dưới (1) sẽ đẩy kim loại nóng chảy qua đường dẫn (5) và

điền đầy vào lòng khuôn (6) Khi kim loại nguội, mở khuôn sẽ

nhận được vật đúc

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết

- GV kết nối nghề nghiệp: Người làm nghề đúc kim loại là người

tốt nghiệp cao đẳng hoặc trung cấp ngành công nghệ đúc kim

loại, có khả năng đảm nhiệm các công việc như: Kĩ thuật viên

phòng kĩ thuật; nhân viên phòng thí nghiệm đúc; tham gia chế

tạo mẫu, khuôn và vận hành được một số thiết bị thông dụng

trong phân xưởng đúc,

2.Công nghệ đúc

- Công nghệ đúc kim loại làcông nghệ chế tạo sản phẩmkim loại bằng phương phápnấu kim loại thành trạng tháilỏng, sau đó rót vào khuôn cóhình dạng và kích thước nhưsản phẩm Sau khi kim loạiđông đặc, ta thu được sảnphẩm là vật đúc có hình dạng

và kích thước phù hợp vớiyêu cầu

- Sản phẩm của công nghệđúc rất đa dạng có thể đemdùng ngay được gọi là chi tiếtđúc, hoặc cần phải qua giacông cơ khí để nâng cao độchính xác về kích thước và

độ bóng bề mặt thì gọi là phảidúc Công nghệ đúc có thểtạo được các chi tiết phức tạpnhư thân máy công cụ, vỏđộng cơ, nên sản phẩm đúcđược ứng dụng ở các lĩnh vựcnhư chế tạo cơ khí, trang trí,

mĩ thuật

- Công nghệ đúc được chiathành các loại sau: đúc trongkhuôn cát, đúc trong khuônkim loại; đúc li tâm; đúc áplực; đúc khuôn mẫu nóngchảy

Hoạt động 3: Tìm hiểu công nghệ gia công cắt gọt

a Mục tiêu: giúp HS hiểu về khái niệm, sản phẩm và phân loại của công nghệ gia công cắt

gọt

b Nội dung:

- Nêu khái niệm, sản phẩm và phân loại của công nghệ gia công cắt gọt.

- Quan sát và cho biết Hình 3.4 (a và b) mô tả công nghệ gia công cắt gọt nào

c Sản phẩm học tập: khái niệm, sản phẩm và phân loại của công nghệ gia công cắt gọt.

Trang 21

d Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 3, hãy nêu khái niệm, sản

phẩm và phân loại của công nghệ gia công cắt gọt

- GV yêu cầu: Quan sát và cho biết Hình 3.4 (a và b) mô tả công

nghệ gia công cắt gọt nào

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS:

● Hình 3.4a: Công nghệ tiện,

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

- GV kết nối nghề nghiệp: Người làm nghề cắt gọt kim loại là

người tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp chuyên ngành cắt gọt kim

loại; là người sử dụng các máy gia công cơ khi đẻ chế tạo các

chi tiết, thiết bị cơ khí, thường làm việc ở các nhà máy, xí nghiệp

sản xuất, chế tạo trong lĩnh vực cơ khí.

3 Công nghệ gia công cắt gọt

- Công nghệ gia công cắt gọt

là công nghệ thực hiện việclấy đi một phần kim loại củaphôi dưới dạng phôi nhờ cácdụng cụ cắt và máy cắt kimloại để tạo ra chi tiết có hìnhdạng, kích thước theo yêucầu

- Sản phẩm của công nghệgia công cắt gọt là các chi tiếtmáy được ứng dụng ở nhiềulĩnh vực khác nhau như máy

cơ khí, công nghiệp, nôngnghiệp, lâm nghiệp, thuỷsản, Sản phẩm của côngnghệ này thường có độ chínhxác và độ nhẵn bề mặt cao

- Phân loại công nghệ giacông cắt gọt bao gồm cáccông nghệ tiện, phay, bào,mài, gia công bằng tia lửađiện, bằng tia nước, bằnglaser,

Hoạt động 4: Tìm hiểu về công nghệ gia công áp lực

a Mục tiêu: giúp HS hiểu về khái niệm, sản phẩm và phân loại của công nghệ gia công áp

lực

b Nội dung: Nêu khái niệm, sản phẩm và phân loại của công nghệ gia công áp lực

c Sản phẩm học tập: khái niệm, sản phẩm và phân loại của công nghệ gia công áp lực

d Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 3, hãy nêu khái niệm, sản

phẩm và phân loại của công nghệ gia công áp lực

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung

- GV mở rộng: sơ đồ sán, kéo kim loại

4 Công nghệ gia công áp lực

- Công nghệ gia công áp lực

là công nghệ dựa vào tínhdẻo của kim loại, dùng ngoạilực của thiết bị làm cho kimloại biến dạng theo hình dángyêu cầu Gia công áp lựcđược dùng nhiều trong cácxưởng cơ khí để chế tạo phôi

Trang 22

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

- GV kết nối nghề nghiệp: Người làm nghề cán, kéo kim loại là

người tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp chuyên ngành công nghệ

cán, kéo kim loại là người đảm nhiệm các công việc trong nhà

máy cán, kéo kim loại như: Kĩ thuật viên phòng kĩ thuật theo dõi,

tham gia chế tạo khuôn cần nóng, cán nguội, kéo, kiểm tra và

đánh giá chất lượng sản phẩm cán, kéo, vận hành được một số

thiết bị thông dụng trong phân xuống cán, kéo kim loại.

- Sản phẩm của nó còn dùngnhiều trong các ngành xâydựng, cầu đường, hàng tiêudùng

- Những công nghệ của giacông áp lực là cán, kéo, rèn

và dập

Hoạt động 5: Tìm hiểu về công nghệ hàn

a Mục tiêu: giúp HS hiểu về khái niệm, sản phẩm và phân loại của công nghệ hàn

b Nội dung:

- Nêu khái niệm, sản phẩm và phân loại của công nghệ hàn

- Quan sát và cho biết trên Hình 3.6 (a và b) mô tả công nghệ hàn nào?

c Sản phẩm học tập: khái niệm, sản phẩm và phân loại của công nghệ hàn

d Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 3, hãy nêu khái

niệm, sản phẩm và phân loại của công nghệ hàn

- Gv yêu cầu: Quan sát và cho biết trên Hình 3.6 (a và b)

mô tả công nghệ hàn nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu

hỏi

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS:

đó, kim loại lỏng hoá rắn hoặc kimloại dẻo hoa rắn thông qua lực ép

- Sản phẩm công nghệ hàn được ứngdụng rất đa dạng như đồ gia dụng(công, cửa sắt, giản giáo, bàn ghế),xây dựng (kết cấu nhà khung thép,chế tạo các thiết bị nhà máy)

- Căn cứ theo trạng thái kim loại mốihàn khi tiến hành nung nóng, côngnghệ hàn chia thành hai nhóm:

+ Hàn nóng chảy là chỗ hán và quahán bổ sung được nung đến trạng tháinóng chảy

+ Hàn áp lực là nếu chỗ nối của cácchi tiết được nung nóng đến trạng thái

Trang 23

- GV mở rộng: sách sử dụng máy hàn MAG:

https://www.youtube.com/watch?v=ZsOC-rMdllA

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học

tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

dẻo thì phải dùng ngoại lực ép lại Saukhi ép tạo nên mối hàn bền vững

Hoạt động 6: Tìm hiểu công nghệ sản xuất điện năng

a Mục tiêu: giúp HS hiểu về khái niệm và phân loại của công nghệ sản xuất điện năng.

b Nội dung:

- Nêu khái niệm và phân loại của công nghệ sản xuất điện năng.

- Quan sát Hình 3.8 và nêu nguyên lí hoạt động của nhà máy thủy điện

c Sản phẩm học tập: khái niệm và phân loại của công nghệ sản xuất điện năng.

d Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS Dựa vào nội dung SGK, Nêu khái niệm và phân

loại của công nghệ sản xuất điện năng

- GV yêu cầu HS: Quan sát Hình 3.8 và nêu nguyên lí hoạt động

của nhà máy thủy điện

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS: Khi nước chảy từ đập thuỷ điện

xuống dưới thấp, năng lượng nước sẽ làm đầy vào cánh quạt của

tua bin làm cho tua bin quay khi đó sẽ sinh ra điện năng

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung

- GV mở rộng thêm: Để phân phối điện năng từ nhà máy sản xuất

điện đến nơi tiêu thụ người ta sử dụng công nghệ truyền tải và

phân phối điện năng

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

II Công nghệ trong lĩnh vực điện - điện tử

1 Công nghệ sản xuất điện năng

- Công nghệ sản xuất điệnnăng là công nghệ biến đổicác năng lượng khác thànhđiện năng

- Tuỳ theo nguồn nănglượng tạo ra điện, ta có cáccông nghệ sản xuất điệnnăng khác nhau: công nghệsản xuất điện năng từ nănglượng nước (thuỷ điện),công nghệ sản xuất điệnnăng từ năng lượng nguyên

tử (điện hạt nhân), từ nănglượng gió (điện gió), từ nănglượng mặt trời (điện mặttrời), từ năng lượng nhiệt(nhiệt điện, )

Hoạt động 7: Tìm hiểu về công nghỆ điện - quang

a Mục tiêu: giúp HS hiểu về khái niệm, sản phẩm và phân loại công nghỆ điện - quang

b Nội dung:

- Nêu khái niệm và phân loại của công nghệ sản xuất điện năng.

- Quan sát Hình 3.9 và sắp xếp lại mốc thời gian tương ứng đánh dấu sự phát triển của côngnghệ điện - quang Hãy gọi tên từng loại bóng đèn có trong hình

c Sản phẩm học tập: khái niệm, sản phẩm và phân loại công nghỆ điện - quang

d Tổ chức hoạt động:

Trang 24

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS: Đọc thông tin SGK, nêu khái niệm và phân loại

của công nghệ sản xuất điện năng

- GV yêu cầu HS: Quan sát Hình 3.9 và sắp xếp lại mốc thời gian

tương ứng đánh dấu sự phát triển của công nghệ điện - quang Hãy

gọi tên từng loại bóng đèn có trong hình

- GV yêu cầu: Hãy lựa chọn một loại bóng đèn sử dụng trong gia

đình Giải thích lí do cho lựa chọn đó

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS:

● 1879: Đèn sợi đốt,

● 1934: Đèn huỳnh quang

● 2006 Đèn LED

● Lựa chọn đèn huỳnh quang và đèn LED để sử dụng trong

gia đình Vì có hiệu suất phát sáng cao, ít toả ra nhiệt, tiết

kiệm điện

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

2 Công nghiệp điện – quang

- Công nghệ điện - quang

là công nghệ biến đổi diệnnăng thành quang năng

- Theo nguyên lí hoạtđộng, công nghệ điện –quang chia thành ba loại:+ Đèn sợi đốt: khi dòngđiện đi qua sợi đốt, điệnnăng chuyển hoá thànhnhiệt năng, sau đó nhiệtnăng chuyển hoá thànhquang năng

+ Đèn phóng điện: khiđiện áp đặt vào hai điệncực, sự phóng điện xảy ra

sẽ tạo ra tia tử ngoại tácdụng vào lớp bột huỳnhquang phủ trên mặt trongống thuỷ tinh phát ra ánhsáng

+ Đèn LED (LightEmitting Diode): là côngnghệ dựa trên nguyên líchuyển tử điện năng thànhquang năng khi cho dòngđiện một chiều chạy quadiode

Hoạt động 8: Tìm hiểu về công nghệ điện - cơ

a Mục tiêu: giúp HS hiểu về khái niệm, sản phẩm và phân loại công nghệ điện - cơ

b Nội dung:

- Nêu khái niệm, sản phẩm và phân loại công nghệ điện - cơ

- Quan sát Hình 3.10 và cho biết mỗi sản phẩm sử dụng công nghệ điện - cơ trong các hình

a, b, c, d thuộc loại điện - cơ dạng quay hay dạng tịnh tiến

c Sản phẩm học tập: khái niệm, sản phẩm và phân loại công nghệ điện - cơ

d Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS: Nêu khái niệm, sản phẩm và phân loại công

nghệ điện – cơ?

- GV yêu cầu: Quan sát Hình 3.10 và cho biết mỗi sản phẩm sử

dụng công nghệ điện - cơ trong các hình a, b, c, d thuộc loại

3 Công nghệ điện – cơ

Công nghệ biến đổi nănglượng điện – cơ là công nghệbiến đổi năng lượng điện sang

cơ năng

Trang 25

điện - cơ dạng quay hay dạng tịnh tiến.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS:

Đáp án:

● Hình 3.10a: Sản phẩm điện - cơ dạng quay,

● Hình 3.10b: Sản phẩm điện – cơ dạng tịnh tiến,

● Hình 3.10c: Sản phẩm điện – cơ dạng tịnh tiến,

● Hình 3.10d: Sản phẩm điện – cơ dạng quay

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung: Relay là một công tắc

điện sử dụng nguồn điện áp tháp, được dùng đề điều khiển

mạch điện áp cao Relay được sáng chế vào năm 1835 bởi nhà

khoa học người Mỹ Joseph Henry

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

- Phân loại của công nghệ,theo dạng chuyển động đầu ra,công nghệ biến đổi nănglượng điện – cơ chia thành hainhóm:

+ Công nghệ biến đối nănglượng điện - cơ ở dạng quay+ Công nghệ biến đổi nănglượng điện cơ ở dạng tịnh tiến

- Sản phẩm công nghệ biếnđổi năng lượng điện – cơ ởdạng quay đặc trưng là động

cơ điện và nó được ứng dụngrộng rãi trong đời sống vàtrong công nghiệp như quạtđiện, máy xay xát, máy hútbụi, máy bơm nước, các động

cơ dẫn động trong côngnghiệp

- Sản phẩm công nghệ biếnđổi năng lượng điện cơ ở dạngtịnh tiến được ứng dụng trongđời sống như van điện tử,relay điện,

Hoạt động 9: Tìm hiểu công nghệ điều kiển và tự động hoá

a Mục tiêu: giúp HS hiểu về khái niệm, sản phẩm của công nghệ điều khiển và tự động

hoá

b Nội dung:

- Nêu khái niệm, sản phẩm của công nghệ điều khiển và tự động hoá.

- Em hãy mô tả thao tác tự động hóa trong Hình 3.11

c Sản phẩm học tập: khái niệm, sản phẩm của công nghệ điều khiển và tự động hoá.

d Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS: Dựa vào thông tin SGK, nêu khái niệm, sản

phẩm và phân loại công nghệ điều khiển và tự động hoá

- GV yêu cầu: Em hãy mô tả thao tác tự động hóa trong Hình

3.11?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết

2 Công nghệ điều kiển và tự động hoá

- Công nghệ điều khiển và tựđộng hoá là công nghệ thiết

kế, xây dựng, vận hành các hệthống điều khiển nhằm mụcđích tự động các quá trình sảnxuất tại các nhà máy, xínghiệp

- Sản phẩm của công nghệđiều khiển và tự động hoá làcác dây chuyền sản xuất tựđộng trong công nghiệp, nơi

mà các thao tác của conngười sẽ được thay thế bằng

Trang 26

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS: Các thao tác tự động hình trong

hình bao gồm: lập bánh xe, lắp động cơ cho ô tô

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

- GV kết nối nghề nghiệp: Kĩ sư công nghệ kỹ thuật điều khiển

và tự động hiểu là người tốt nghiệp trường đại học chuyên

ngành công nghệ kĩ thuật điều khiển và tự động hóa có khả

năng tham gia vận hành, bảo dưỡng, lớp đất thiết kế và xây

dựng các dự án phát triển và ứng dụng kĩ thuật điều khiển và tự

động hoá ở các dây chuyền sản xuất hiện đại trong công nghiệp

các hoạt động của máy móc,robot tự động; giúp tăng năngsuất lao động, giảm thiểu nhâncông, thời gian và chi phí

Hoạt động 10: Tìm hiểu công nghệ truyền thông không dây

a Mục tiêu: giúp HS hiểu về khái niệm, sản phẩm của công nghệ truyền thông không dây

b Nội dung: Quan sát Hình 3.12 và cho biết các thiết bị điện tử nào thường sử dụng mạngtruyền thông không dây

c Sản phẩm học tập: khái niệm và phân loại của công nghệ truyền thông không dây.

d Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS dựa vào nội dung SGK, hãy nêu khái niệm, sản

phẩm của công nghệ truyền thông không dây

- GV yêu cầu HS: Quan sát Hình 3.12 và cho biết các thiết bị điện tử

nào thường sử dụng mạng truyền thông không dây

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS: Các thiết bị bao gồm: điện thoại di

động, máy tính cá nhân, ti vi, máy tính

để bàn

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

5 Công nghệ truyền thông không dây

- Công nghệ truyềnthông không dây là côngnghệ cho phép truyền tảithông tin qua mộtkhoảng cách mà khôngcần dây dẫn làm môitrường truyền

- Khi truyền hoặc nhận

dữ liệu sử dụng sóngđiện tử trong không gian,thông tin từ người gửiđến người nhận đượcthực hiện trên băng tầnxác định ở mỗi kênh códung lượng

và băng thông tần số cốđịnh

- Truyền thông khôngdây chia thành các loại:+ Công nghệ Wi-Fi.+ Công nghệ Bluetooth+ Công nghệ mạng diđộng

C HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi phần Luyện tập sgk.

b Nội dung: bài tập phần Luyện tập SGK

Trang 27

c Sản phẩm học tập: Đáp án bài tập phần Luyện tập SGK.

d Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS: Quan sát Hình 3.7 và cho biết có thể sử dụng những công nghệ nào tronglĩnh vực cơ khí để chế tạo sản phẩm như hình

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, suy luận, tìm ra đáp án bài tập

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi 2 bạn đứng dậy trả lời:

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV HS khác đối chiếu, bổ sung, đóng góp ý kiến (nếu có)

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức

D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào thực tiễn cuộc sống

b Nội dung: Câu hỏi phần Vận dụng SGK

● Kể tên các công nghệ phổ biến khác mà em biết

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành nhóm, thảo luận, đưa ra ý kiến trình bày, thống nhất đáp án

- GV quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện HS các nhóm đứng dậy trình bày:

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết thúc bài học

*Hướng dẫn về nhà

● Xem lại kiến thức đã học ở bài 3

● Xem trước nội dung bài 4: Một số công nghệ mới

Ngày soạn: 24/9/2022

Trang 28

Tiết: 10 - 14

BÀI 4: MỘT SỐ CÔNG NGHỆ MỚI

(Thời lượng: 5 tiết)

I MỤC TIÊU.

NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ

- Trình bày được bản chất của công nghệ mới

- Phát biểu được hướng ứng dụng của một số

NĂNG LỰC CHUNG

Tự chủ và tự học - Luôn chủ động, tích cực khai thác các nguồntài liệu để thực hiện những nhiệm vụ học tập

trong quá trình khám phá kiến thức mới [TCTH3.1]

Giao tiếp và hợp tác Biết chủ động hợp tác với các thành viên trongnhóm hoàn thành các nhiệm vụ được giao. [GTHT3.1.3]

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU

Chăm chỉ Tích cực tìm hiểu về quy trình thiết kế kĩ thuậtthông qua các nguồn học liệu [CC3.1.2]

Trách nhiệm Có ý thức tự giác và nghiêm túc hoàn thành cácnhiệm vụ được giao. [TN3.1.1]

II CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.

- Máy tính, internet, máy chiếu

- Giáo án, tranh ảnh, phiếu học tập…

2 Học sinh:

- SGK Công nghệ lớp 10

- Vở

- Bộ dụng cụ học tập, bảng phụ, giấy, A0, bút lông, bút màu…

IV TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

Quy trình thiết

Quan sát hình ảnh,video và cho biếtvấn đề cần giảiquyết trong tình

- PP trực quan

- Vấn đáp

- Câu trả lời

Trang 29

- PP trực quan

- Nhóm

- Câu hỏi

- Hồ sơ họctập

- Sản phẩmhọc tập

- Câu trả lờiHoạt động 2.2:

- PP trực quan

- PP thảo luậnnhóm

- PP vấn đáp

- Sản phẩmhọc tập

CAD/CAM/CNC

- PP trực quan

- PP thảo luậnnhóm

- PP vấn đáp

Sản phẩmhọc tậpCâu trả lời

- PP trực quan

- PP thảo luậnnhóm

- PP vấn đáp

Sản phẩmhọc tậpCâu trả lời

- PP trực quan

- PP thảo luậnnhóm

- PP vấn đáp

Sản phẩmhọc tậpCâu trả lời

- PP trực quan

- PP thảo luậnnhóm

- PP vấn đáp

Sản phẩmhọc tậpCâu trả lời

- PP trực quan

- PP thảo luậnnhóm

- PP vấn đáp

Sản phẩmhọc tậpCâu trả lời

tự luận

- PP trực quan

- PP thảo luậnnhóm

- PP vấn đáp

Sản phẩmhọc tậpCâu trả lời

Trang 30

- PP trực quan

- PP thảo luậnnhóm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.

-GV chia lớp thành 4 nhóm tương ứng với 4 tổ trong lớp học Mỗi tổ thực hiện trả lời các câu hỏi trên bảng phụ

- Hướng dẫn các em đọc SGK, quan sát hình ảnh 4.1sau

-Quan sát và cho biết Hình 4.1 mô tả công nghệ nào?

- Em hãy kể tên một số lĩnh vực ứng dụng công nghệ đó

GV cho HS quan sát tiếp VIDEO sau: https://www.youtube.com/watch?

v=ubBmeFHBQOQ

-Video trên mô tả công nghệ nào? Nó được ứng dụng trong những lĩnh vực nào?

- Quan quan sát hình ảnh 4.1 và xem video trên Em hãy kể tên một số công nghệ khác mà

em biết?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của học sinh trên bảng phụ

- Kịp thời chỉnh sửa những sai sót học sinh gặp phải

Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

Hướng dẫn HS báo cáo, thảo luận

- GV hướng dẫn thảo luận từng câu hỏi lần lượt trước lớp

- GV, xác nhận ý kiến đúng ở từng câu trả lời

Bước 4: Kết luận, nhận định.

- Sản phẩm của từng cá nhân và của từng nhóm

+ Hình 4.1: Mô tả công nghệ CAD/CAM/CNC: là công nghệ sử dụng phần mềmCAD để thiết kế chi tiết sau đó chuyển mô hình thiết kế đến phần mềm CAM để lậpquy trình công nghệ gia công chi tiết, sau đó sử dụng máy điều khiển số CNC

+ Một số lĩnh vực ứng dụng công nghệ này: thiết kế, chế tạo ra các sản phẩm cơ khínhư các chi tiết máy, sản phẩm y tế, các sản phẩm trong ngành khuôn mẫu

Trang 31

+ Video mô tả công nghệ in 3D Nó được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như điêukhắc, xây dựng, sản phẩm mĩ thuật, đồ dùng gia đình…

+ Khi quan sát hình 4.1 và xem video, chúng ta thấy có một số công nghệ mới như:Công nghệ nano, công nghệ in 3D, công nghệ năng lượng tái tạo, công nghệ trí tuệ nhân tạo,công nghệ Internet vạn vật…

- GV tổng kết, chuẩn hóa kiến thức

- HS thống nhất đáp án và tiến hành vào nội dung bài mới

Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.

2.1 Tìm hiểu khái quát về công nghệ mới (5 phút)

a Mục tiêu.

- HS hiểu được khái quát về công nghệ mới

b Nội dung.

Qua quá trình quan sát hình 4.1 và xem video trên GV đặt câu hỏi với cả lớp:

- Công nghệ mới là gì? Được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống?

c Sản phẩm.

- HS ghi vào vở được khái niệm về công nghệ mới và một số công nghệ mới được học trongbài học

d Tổ chức thực hiện.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.

Yêu cầu học sinh đọc SGK và nhớ lại quá trình phân tích

hình 4.1 và phân tích video ở đầu bài học trả lời câu hỏi

sau:

-Công nghệ mới là gì? Được ứng dụng như thế nào trong

cuộc sống?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

- HS hoạt động cá nhân tìm hiểu kiến thức thực hiện nhiệm

vụ các câu hỏi được giao

- GV theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

- GV gọi 3 học sinh trình bày nội dung câu hỏi

- Các HS còn lại lắng nghe, đóng góp ý kiến cho câu trả lời

- Công nghệ mới được ứngdụng hầu hết các lĩnh vựctrong cuộc sống: Công nghệmới bao gồm: Công nghệ in

CAD/CAM/CNC, côngnghệ năng lượng tái tạo,công nghệ trí tuệ nhântạo…

Hoạt động 2.2: Tìm hiều về công nghệ nano (15 phút)

Trang 32

HS ghi được khái niệm công nghệ nano ứng dụng của công nghệ nano.

d Tổ chức thực hiện.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.

Yêu cầu học sinh quan sát video và phần khám

khá hình 4.2 trang 24 trả lời các câu hỏi:

https://www.youtube.com/watch?

v=enxcwc0kPIU

Công nghệ nano là gì?

Nó được ứng dụng trong những lĩnh vực nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

- HS hoạt động theo nhóm tìm hiểu kiến thức thực

hiện nhiệm vụ các câu hỏi được giao

- GV theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện

nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

- GV nhóm 1 và nhóm 2 lên trình bày phần trả lời

câu hỏi của nhóm mình

- Các HS còn lại lắng nghe, đóng góp ý kiến cho

câu trả lời của các nhóm bạn

Bước 4: Kết luận, nhận định.

- GV đánh giá câu trả lời của HS, chốt lại kiến

thức phần khái niệm về công nghệ nano và hướng

học sinh vào phần kết nối năng lực trang 24

- Tìm hiểu trên internet hoặc qua sách, báo và

kể tên các sản phẩm ứng dụng khác của công

nghệ nano

GV: gọi đại diện nhóm 3 và nhóm 4 trả lời và đưa

ra một số sản phẩm phổ biến ứng dụng công nghệ

nano trong cuộc sống

GV hướng HS phần đọc thông tin bổ sung ở trang

24 để hiểu rõ hơn về ứng dụng của công nghệ

- Công nghệ nano được ứng dụng rất rộngrãi trong công nghiệp và đời sống như cáclĩnh vực: cơ khí, điện tử, may mặc, thựcphẩm, dược phẩm và y tế…

- Công nghệ nano có thể được ứng dụngtrong sản phẩm khẩu trang y tế, quần áo, kimtiêm, thuốc xịt khuẩn, gel rửa tay sát khuẩn,dung dịch rửa mũi - xoang, dung dịch rửavết thương, gel chữa vết thương, dung dịchxịt khẩu trang, các bộ vi xử lý được làm từvật liệu nano, một số sản phẩm như chuộthay bàn phím cũng được phủ lên một lớpnano kháng khuẩn, mỹ phẩm sử dụng côngnghệ nano

Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về công nghệ CAD/CAM/CNC (20 phút)

a Mục tiêu:

- HS hiểu được khái niệm và một số ứng dụng của công nghệ CAD/CAM/CNC

Trang 33

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.

Yêu cầu học sinh quan sát video và phần

khám khá hình 4.2 trang 24 trả lời các câu

hỏi:

https://www.youtube.com/watch?v=k-wxi4taStk

Công nghệ CAD/CAM/CNC là gì?

Nó được ứng dụng trong những lĩnh vực nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

- HS hoạt động theo nhóm tìm hiểu kiến thức

thực hiện nhiệm vụ các câu hỏi được giao

- GV theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực

hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

- GV nhóm 2 và nhóm 4 lên trình bày phần trả

lời câu hỏi của nhóm mình

- Các HS còn lại lắng nghe, đóng góp ý kiến

cho câu trả lời của các nhóm bạn

Bước 4: Kết luận, nhận định.

- GV đánh giá câu trả lời của HS, chốt lại kiến

thức phần khái niệm về công nghệ

CAD/CAM/CNC

- GV giải thích về mối quan hệ của quá trình

CAD/CAM/CNC: Ba quá trình

CAD/CAM/CNC liên quan mật thiết và mang

tính kế thừa với nhau theo trình tự Trong đó,

sản phẩm của quá trình CAD là bản vẽ thiết

kế với đầy đủ kích thước, yêu cầu kĩ thuật của

chi tiết cần gia công Sản phẩm quá trình

CAM là quy trình công nghệ gia công chi tiết

Sản phẩm của quá trình CNC là chi tiết thật

được gia công trên máy điều khiển số bằng

chương trình của quá trình CAM

GV cũng đưa ra một số ứng dụng của công

nghệ CAD/CAM/CNC: Được ứng dụng trong

thiết kế, chế tạo các sản phẩm cơ khí hiện nay

như các chi tiết máy, sản phẩm trong các

II MỘT SỐ CÔNG NGHỆ MỚI.

2.Công nghệ CAD/CAM/CNC.

-Công nghệ CAD/CAM/CNC là côngnghệ sử dụng phần mền CAD để thiết kếchi tiết, sau đó chuyển mô hình thiết kếđến phần mền CAM để lập trình côngnghệ gia công chi tiết, sau đó sử dụngmáy điều khiển số CCN để gia công chitiết

- Ba quá trình CAD/CAM/CNC liên quanmật thiết và mang tính kế thừa với nhautheo trình tự Trong đó, sản phẩm củaquá trình CAD là bản vẽ thiết kế với đầy

đủ kích thước, yêu cầu kĩ thuật của chitiết cần gia công Sản phẩm quá trìnhCAM là quy trình công nghệ gia công chitiết Sản phẩm của quá trình CNC là chitiết thật được gia công trên máy điềukhiển số bằng chương trình của quá trìnhCAM

- Ứng dụng của công nghệCAD/CAM/CNC: Được ứng dụng trongthiết kế, chế tạo các sản phẩm cơ khí hiệnnay như các chi tiết máy, sản phẩm trongcác ngành khuôn mẫu…

Trang 34

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.

Yêu cầu học sinh quan sát video và phần khám phá

trang 25 trả lời các câu hỏi:

https://www.youtube.com/watch?

v=LKvZ4cH4vMs

Công nghệ in 3D là gì?

Nó được ứng dụng trong những lĩnh vực nào?

Quan sát hình 4.5 và cho biết độ nhẵn bề mặt của

sản phẩm in 3D phụ thuộc vào yếu tố nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

- HS hoạt động theo nhóm tìm hiểu kiến thức thực

hiện nhiệm vụ các câu hỏi được giao

- GV theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện

nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

- GV nhóm 1 và nhóm 3 lên trình bày phần trả lời

câu hỏi của nhóm mình

- Các HS còn lại lắng nghe, đóng góp ý kiến cho

câu trả lời của các nhóm bạn

Bước 4: Kết luận, nhận định.

- GV đánh giá câu trả lời của HS, chốt lại kiến thức

phần khái niệm về công nghệ in 3D

GV cũng đưa ra một số ứng dụng của công nghệ in

3D: ứng dụng trong lĩnh vực y học, thiết kế thời

trang, công nghệ thực phẩm, xây dựng, đồ mĩ

thuật…

GV yêu cầu HS quan sát vào phần kết nối năng lực

trang 25 và trả lời câu hỏi: So sánh các sản phẩm

nhựa tạo ra bằng công nghệ in 3D và công nghệ

- Công nghệ in 3D được ứng dụng trong lĩnhvực y học, thiết kế thời trang, công nghệ thựcphẩm, xây dựng, đồ mĩ thuật…

Độ nhẵn bề mặt của sản phẩm in 3D phụ thuộcvào độ dày của các lớp xếp chồng lên nhau(Độ dày càng nhỏ thì sản phẩm càng nhẵn)-Sản phẩm nhựa tạo ra bằng công nghệ in 3D

và công nghệ khác

Công nghệ in3D

Công nghệ épphun nhựa

Cáchtạo ra Là công nghệphân tách mô Là công nghệsản xuất sản

Trang 35

hình 3D thànhcác lớp 2D xếpchồng lên nhau

Quá trình in làviệc sử dụng kĩthuật in đắp dần

từ mô hình thiết

kế Các lớp vậtliệu sẽ được đắpchồng lên nhaumột cách tuầntự

phẩm bằng cáchphun nguyên liệunhựa nóng chảyvào khuôn đúcsau đó được làmmát để định hìnhsản phẩm

Ưuđiểm

- Sản xuấtnhanh hơn

- Dễ dàng tìmhiểu và ứngdụng

- Sản phẩm chấtlượng tốt hơn

- Cung cấp cơhội để thiết kế

và thử nghiệmcác mô hình đểcho phép tinhchỉnh một cách

dễ dàng

- Thiết bị hoạtđộng ít tạo ratiếng ồn

- Công nghệ tạomẫu nhanh, đơngiản, độ tin cậycao, bảo dưỡng

dễ dàng

- Có thể épnhững sản phẩm

có nhiều chi tiết

- Độ chính xáccao

- Chất lượng sảnphẩm ổn định

- Là phươngpháp ép nhựaphổ biến có thể

ép nhiều loại sảnphẩm từ đơngiản đến phứctạp và ở nhiềukích cỡ, trọnglượng khác nhau

- Chu kì épnhanh có thể épcùng lúc nhiềusản phẩm trênkhuôn

Nhượ

c điểm

- Ít khi dùngtrong lắp ghép

vì độ chính xáckhông cao,nguyên nhân sai

số từ đườngkính sợi nhựa

- Khả năng chịu

- Chi phí sảnxuất cao

- Cấu trúc khuônphun phức tạp

- Quá trình ép raphải được theodõi liên tục tránhtình trạng thay

Trang 36

lực không đồngnhất.

đổi nhiệt độtrong lòng khuônảnh hưởng đếnngoại quan cũngnhư chất lượngsản phẩm

Hoạt động 2.5: Tìm hiểu về công nghệ năng lượng tái tạo (20 phút)

HS ghi được khái niệm công nghệ năng lượng tái tạo và ứng dụng của công nghệ năng

lượng tái tạo

d Tổ chức thực hiện.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.

Yêu cầu học sinh quan sát video và phần khám

phá trang 27 trả lời các câu hỏi:

https://www.youtube.com/watch?v=RyblrufwzGg

Công nghệ năng lượng tái tạo là gì?

Em hãy kể tên một số nguồn năng lượng tái tạo ở

nước ta mà em biết?

Quan sát hình 4.7 và cho biết trong hình có

những công nghệ năng lượng tái tạo nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

- HS hoạt động theo nhóm tìm hiểu kiến thức

thực hiện nhiệm vụ các câu hỏi được giao

- GV theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện

nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

- GV nhóm 2 và nhóm 4 lên trình bày phần trả lời

câu hỏi của nhóm mình

- Các HS còn lại lắng nghe, đóng góp ý kiến cho

câu trả lời của các nhóm bạn

Bước 4: Kết luận, nhận định.

- GV đánh giá câu trả lời của HS, chốt lại kiến

thức phần khái niệm về công nghệ năng lượng tái

tạo

GV cũng đưa ra một số ứng dụng của công nghệ

II MỘT SỐ CÔNG NGHỆ MỚI.

4 Công nghệ năng lượng tái tạo.

- Là công nghệ sản xuất năng lượng trên cơ

sở chuyển hóa các nguồn năng lượng liên tục,

vô hạn, ít tác động đến môi trường như nănglượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượngđịa nhiệt, năng lượng nước

- Một số ứng dụng của ngành công nghệ táitạo (hình 4.7) là: Năng lượng gió, năng lượngmặt trời, năng lượng thủy triều, năng lượngnước, năng lượng sóng, năng lượng địa nhiệt

Trang 37

năng lượng tái tạo chủ yếu dùng để sản xuất điện

năng, bên cạnh đó còn có những ứng dụng khác

như để sưởi ấm (địa nhiệt), tạo nước nước…

GV yêu cầu HS quan sát vào hộp chức năng phần

kết nối năng lực trang 27 và trả lời câu hỏi: Gia

đình em mong muốn sử dụng nguồn năng lượng

tái tạo để sản xuất ra điện Em hãy chọn một công

nghệ tái tạo để sản xuất ra điện phù hợp với gia

dình em Hãy giải thích hiện tượng đó?

HS trả lời: Gia đình em chọn sử dụng năng lượng

mặt trời vì nguồn năng lượng mặt trời dồi dào,

tiết kiệm được hóa đơn tiền điện, chi phí bảo trì

khá thấp và có tuổi thọ lâu dài Hệ thống điện mặt

trời đơn giản, dễ lắp đặt và vận hành tự động Có

thể sử dụng nguồn năng lượng mặt trời tạo ra

nguồn nước nóng…

GV chốt lại kiến thức phần công nghệ in 3D

Hoạt động 2.6: Tìm hiểu về công nghệ trí tuệ nhân tạo (20 phút)

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.

Yêu cầu học sinh quan sát video và phần khám

phá trang 27 trả lời các câu hỏi:

https://www.youtube.com/watch?

v=XZuJcCGqL9I

Công nghệ trí tuệ nhân tạo là gì?

Sản phẩm của trí tuệ nhân tạo là gì?

Quan sát hình 4.8 và video cho biết công nghệ

trí tuệ nhân tạo có thể ứng dụng ở những lĩnh

vực nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

- HS hoạt động theo nhóm tìm hiểu kiến thức

thực hiện nhiệm vụ các câu hỏi được giao

- GV theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện

nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

II MỘT SỐ CÔNG NGHỆ MỚI.

5 Công nghệ trí tuệ nhân tạo.

- Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) là côngnghệ mô phỏng các hoạt động trí tuệ củacon người bằng máy móc, đặc biệt là các hệthống hệ máy tính

- Sản phẩm của công nghệ trí tuệ nhân tạo

là phần mền máy tính có thể tự động hóacác hành vi thông minh như con người (biếtcảm xúc, biết tự phân tích và đánh giá…)

Trang 38

- GV đánh giá câu trả lời của HS, chốt lại kiến

thức phần khái niệm về công nghệ trí tuệ nhân

tạo và đưa ra các sản phẩm của ngành trí tuệ

nhân tạo

GV cũng đưa ra một số ứng dụng của công nghệ

trí tuệ nhân tạo: Với sự phát triển bùng nổ của

khoa học kĩ thuật hiện nay, công nghệ trí tuệ

nhân tạo được ứng dụng rộng rãi trong công

nghiệp và đời sống như các lĩnh vực kinh doanh,

y tế, giáo dục, sản xuất…

GV hướng học sinh vào phần kết nối năng lực

và yêu câu học sinh trả lời câu hỏi: Kĩ sư ngành

trí tuệ nhân tạo là những người tốt nghiệp ngành

gì? Những trường đại học nào ở Việt Nam đào

tạo những ngành đó?

HS trả lời dựa trên sự hiểu biết của bản thân

GV nhận xét và chốt lại nội dung kiến thức phần

công nghệ trí tuệ nhân tạo

-Những lĩnh vực có thể được ứng dụng trítuệ nhân tạo là: vận tải, tài chính, giáo dục,truyền thông, y tế, mua sắm, nhà thôngminh, năng lượng gió, robot, năng lượngmặt trời…

Hoạt động 2.7: Tìm hiểu về ngành công nghệ internet vạn vật (15 phút)

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.

Yêu cầu học sinh quan sát video và phần khám

phá trang 28 trả lời các câu hỏi:

Trang 39

nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

- HS hoạt động theo nhóm tìm hiểu kiến thức thực

hiện nhiệm vụ các câu hỏi được giao

- GV theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện

nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

- GV nhóm 3 và nhóm 4 lên trình bày phần trả lời

câu hỏi của nhóm mình

- Các nhóm HS còn lại lắng nghe, đóng góp ý kiến

cho câu trả lời của các nhóm bạn

Bước 4: Kết luận, nhận định.

- GV đánh giá câu trả lời của HS, chốt lại kiến

thức phần khái niệm về công nghệ internet vạn

vật

GV cũng đưa ra một số ứng dụng của công nghệ

internet vạn vật trong các lĩnh vực như công

nghiệp, y tế, tài chính, giáo dục…

GV nhắc học sinh quan sát vào hộp chức năng

thông tin bổ sung để biết được những thông tin về

nhà khoa học người Anh – Ashton

- Công nghệ Internet vạn vật lan tỏa lợiích cuảng mạng Internet tới mọi thiết bịđược kết nối với Internet, nó sẽ trở nênthông minh hơn nhờ khả năng gửi hoặcnhận thông tin và tự động hoạt động trêncác thông tin đó

Hoạt động 2.8: Tìm hiểu về ngành công nghệ Robot thông minh (15 phút)

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.

Yêu cầu học sinh quan sát video sau:

https://www.youtube.com/watch?v=o3YzmaMmQuI

Công nghệ Robot thông minh là gì?

Công nghệ Robot thông minh phát triển hiện nay như thế nào?

Được ứng dụng trong những lĩnh vực nào?

II MỘT SỐ CÔNG NGHỆ MỚI.

7 Công nghệ robot thông minh

- Công nghệ Robot thôngminh là công nghệ Robot có

Trang 40

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

- HS hoạt động theo nhóm tìm hiểu kiến thức thực hiện nhiệm

vụ các câu hỏi được giao

- GV theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

- GV nhóm 1 và nhóm 4 lên trình bày phần trả lời câu hỏi của

nhóm mình

- Các nhóm HS còn lại lắng nghe, đóng góp ý kiến cho câu trả

lời của các nhóm bạn

Bước 4: Kết luận, nhận định.

- GV đánh giá câu trả lời của HS, chốt lại kiến thức phần khái

niệm và ứng dụng về công nghệ Robot thông minh

GV cũng đưa ra một số ví dụ cụ thể về ứng dụng của công

nghệ Robot thông minh…

HS lắng nghe

GV hướng HS vào phần kết nối năng lực trang 28: Tìm hiểu và

đề xuất một công việc cụ thể nên sử dụng Robot thông minh

thay thế cho con người

HS các nhóm hoạt động và đưa ra các ý kiến khác nhau

GV chốt lại kiến thức và chuyển sang phần luyện tập và vận

dụng

bộ não sử dụng trí tuệ nhântạo được cải thiện về khảnăng nhận thức, ra quyếtđịnh và thực thi nhiệm vụtheo cách toàn diện hơn sovới robot truyền thống

- Công nghệ Robot thôngminh có ứng dụng rộng rãi ởnhiều ngành, lĩnh vực như: y

tế, giáo dục, quân sự, giải trí,sản xuất…

- Hiện nay trong gia đình sửdụng Robot quét nhà và laucửa sổ Chúng có thể làm việcgiống trợ lý giúp việc trong

hộ gia đình, có khả năng tìmkiến thăm do, tự động lập kếhoạch đường đi và tránh vậtcản

- Trong quan đội: Sử dụngrobot quân sự để phá mìn,robot an ninh để tuần tra anninh…

Câu 1: Hãy cho biết đâu là ngành công nghệ mới.

A Công nghệ in 3D, công nghệ nano, công nghệ CAD/CAM/CNC

B Công nghệ Internet vạn vật, công nghệ Robot thông minh

C Công nghệ năng lượng tái tạo, công nghệ trí tuệ nhân tạo

Câu 4: Công nghệ năng lượng tái tạo là:

A ít tác động tiêu cực đến môi trường

B Công nghệ sản xuất năng lượng trên cơ sở chuyển hóa các nguồn năng lượng liên tục, vô hạn

C Năng lượng địa nhiệt, năng lượng nước

Ngày đăng: 25/07/2024, 10:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w