LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp thạc sĩ với đề tài: “Tác động của hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á-Âu tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á- ÂU TỚI XUẤT KHẨU HÀNG HÓA
Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1.1 Các công trình nghiên cứu về xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang CHLB Nga
Theo TS Đặng Hùng Sơn (2012) đưa ra góc nhìn sâu kĩ hơn từ chính sách thương mại quốc tế của Nga giai đoạn đầu thập kỉ 2010, định hình cách thức phát triển của nền kinh tế và hoạch định từng giai đoạn của nền kinh tế Nga, từ đó đưa ra các cách tiếp cận thị trường Nga cho doanh nghiệp Việt Không chỉ dựa trên thực tế thế mạnh mặt hàng xuất khẩu của nội tại doanh nghiệp hay khả năng cung ứng cả một vùng nguyên liệu, thâm nhập một thị trường mới, một ngành mới, cần dựa trên chính sách phát triển của nước nhập khẩu, định hướng phát triển và thông qua các kênh ngoại giao để trao đổi, tháo gỡ nhằm đưa ra chiến lược xuất khẩu thành công cho doanh nghiệp Đinh Thị Duyên (2015), thị trường Nga không quá khó tính như thị trường EU, nhưng những khó khăn trong tiêu chuẩn đánh giá hàng hóa giữa Việt Nam - CHLB Nga, tạo ra những rào cản thương mại, thủ tục hành chính khó khan cho hàng hóa xuất khẩu Tiến trình hội nhập quốc tế cũng có khoảng cách, Việt Nam gia nhập WTO năm 2007, trong khi CHLB Nga tới năm 2012 mới gia nhập, mức độ chuyển đổi, hòa hợp của nền kinh tế trong không gian mới chưa bắt kịp với WTO Cả hai nước cũng chưa có hiệp định thương mại song phương nào để thúc đẩy hai chiều
Nghiên cứu “Trade and Investment Cooperation between Russia and Vietnam:
Results, Problems, and Prospects” của GS.TS Lyudmila A Anosova (2019) thuộc
Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho rằng, Việt Nam vẫn đang tiếp tục duy trì chính sách hợp tác kinh tế với Nga bất chấp áp lực ngày càng tăng từ chính quyền Hoa Kì hiện nay nhằm kiềm chế sự hiện diện của Nga tại Việt Nam Và Việt Nam coi Nga là đối
7 tác kinh tế - thương mại đáng tin cậy và sự hợp tác giữa hai nước là cách để gia nhập hàng ngũ các nước Đông Nam Á phát triển
Tác giả GS.TS.B.A Anikin (2020) và cộng sự của nghiên cứu “Foreign trade of Russia and Vietnam: Modern trends and prospects of development”, giai đoạn
2010–2018, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa CHLB Nga và Việt Nam tăng trưởng ở mức khá cao Xuất khẩu hàng hóa của CHLB Nga sang Việt Nam trong giai đoạn này đã tăng từ 1.3 tỷ USD lên 2.5 tỷ USD, tăng 84.1%, tương ứng với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 10.5% Nhập khẩu hàng hóa của CHLB Nga từ Việt Nam thậm chí còn tăng với tốc độ nhanh hơn: từ 1.1 tỷ USD lên 3.6 tỷ USD, tức là tăng 226.2%, tương ứng với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 28.3% Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của hàng hóa CHLB Nga nhập khẩu từ Việt Nam trong giai đoạn nêu trên cao hơn 2.7 lần tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của CHLB Nga sang Việt Nam Theo nhiều ước tính khác nhau, đến năm 2025, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước có thể tăng lên 10 tỷ USD
Nguyễn Hạnh (2022), sau gần 7 năm thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu, thuế nhập khẩu đối với phần lớn các mặt hàng xuất khẩu của hai bên đã giảm về 0% hoặc ở mức rất thấp là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam và Nga tăng cường hợp tác thương mại và đầu tư trên thị trường của nhau Ngoài ra, trước tình hình biến động địa chính trị tại CHLB Nga, các doanh nghiệp phương Tây rút khỏi Nga tạo ra khoảng trống lớn trên thị trường Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam với thế mạnh về hàng may mặc, giày dép, nông sản, hàng tiêu dùng, điện tử gia dụng tăng xuất khẩu, đầu tư sang Nga
Trong nghiên cứu “Trade and Economic Cooperation Between Russia and
Vietnam at the Present Stage” của tác giả Revenko Nikolay Sergeevich (2022), Viện
Nghiên cứu Quan hệ Kinh tế Quốc tế CHLB Nga, mối quan hệ Nga-Việt có tính chất lịch sử, truyền thống thân thiện Quan hệ giữa hai nước đang phát triển theo hình thức đối tác chiến lược toàn diện, nhưng hợp tác kinh tế thương mại chưa đáp ứng được mức độ cao như quan hệ chính trị mong muốn, tuy nhiên việc ký kết Hiệp định TMTD giữa EAEU và Việt Nam đã kích thích sự gia tăng thương mại Nga-Việt, nhưng chủ
8 yếu là do tăng trưởng nhập khẩu từ Việt Nam Đồng thời, nguồn cung sản phẩm máy móc, dệt may, da giày của Việt Nam sang Nga tăng lên đáng kể và trong khi ở chiều ngược lại, xuất khẩu của Nga sang Việt Nam hầu như không thay đổi
Valeria Vershinina (2022), chuyên gia về ASEAN của Đại học MGIMO, Bộ Ngoại giao Nga, đã đánh giá sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Việt Nam, kiểm soát thành công, hạn chế sự lây lan của đại dịch Covid-19 và những kết quả quan trọng trong lĩnh vực chính sách ngoại giao đối ngoại đang ngày càng thu hút sự chú ý của các nhà quan sát quốc tế, những người đã định vị Việt Nam là một “cường quốc tầm trung” và một nước có ảnh hưởng trên trường quốc tế
Trên tạp chí NEA, số thứ nhất-năm 2023, với chủ đề “Russian-Vietnamese economic cooperation in new conditions”, tác giả M.O Turaeva và A.A.Ykovlev chỉ ra triển vọng hợp tác kinh tế Nga-Việt trong điều kiện địa chính trị mới Buộc Nga phải tăng cường chính sách “hướng Đông” Nghiên cứu cho thấy rằng nhờ những cải cách được thực hiện, Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, hội nhập chặt chẽ vào chuỗi sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu, cân bằng quan hệ giữa những khu vực và các nước có nền kinh tế phát triển Mặc dù có mối quan hệ chính trị, ngoại giao chặt chẽ trong lịch sử giữa Nga và Việt Nam, nhưng mối quan hệ kinh tế giữa hai nước vẫn còn yếu Các biện pháp trừng phạt do các nước không thân thiện áp đặt đối với Nga, ước tính ban đầu sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng phát triển kinh tế với Việt Nam do chi phí giao dịch tăng lên và rủi ro về các biện pháp trừng phạt thứ cấp đối với các đối tác của Việt Nam Tuy nhiên, việc định hướng lại hợp tác đầy đủ và thực tế với các nước “hướng Đông” và cụ thể các nước Đông Nam Á sẽ giúp Nga mở rộng hợp tác kinh tế với Việt Nam, từ đó tăng cường sự phát triển với các khu vực phía Đông của Nga
1.1.1.2 Các công trình nghiên cứu về Hiệp định TMTD Việt Nam – Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU)
Nguyễn Cảnh Toàn (2021), hiện có khoảng 1,000 doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất khẩu sang thị trường EAEU, trong đó có khoảng 200 doanh nghiệp có kim ngạch lớn Chiếm 90% tổng kim ngạch xuất khẩu, chủ yếu liên quan đến thủy sản,
9 thương mại cà phê, cao su, chè, gạo, hạt điều, hạt tiêu, dệt may, dép, gỗ, bánh kẹo các loại Hiệp định thương mại với EAEU mở ra cơ hội tăng cường xuất khẩu của Việt Nam và khu vực thương mại tự do Việt Nam-EAEU mang lại những lợi thế tự nhiên Một số sản phẩm dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Liên minh Á-Âu vượt ngưỡng quy định tại Hiệp định TMTD Bộ Công Thương Việt Nam đã nhận được Công hàm EEC số 14-575 ngày 28/9/2021, thông báo sản phẩm dệt may Việt Nam xuất khẩu sang EAEU đã vượt ngưỡng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu ưu đãi được thiết lập cho năm 2021 Như vậy, nhóm quần áo đồ lót đạt 175% ngưỡng quy định, nhóm quần áo váy, đầm nữ đạt 105% ngưỡng quy định, nhóm vest, áo jacket, áo khoác thể thao, quần dài đạt 100% ngưỡng quy định, cho thấy tiềm năng xuất khẩu riêng ngành may mặc, dệt may là rất lớn
Trong 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, tình hình đã thay đổi một cách đáng kể và chúng ta cần điều chỉnh hạn ngạch để giữ được đà phát triển Nếu điều này không được thực hiện kịp thời, doanh nghiệp Việt Nam sẽ chuyển hướng sang thị trường Mỹ, Trung Quốc Tại hai thị trường này, kim ngạch thương mại đạt xấp xỉ
100 tỷ USD, chẳng hạn nếu lấy thị trường Mỹ, trong 25 năm qua, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã tăng 168 lần, từ mức 450 triệu USD năm 1995, khi hai thị trường này hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, lên tới 1,5 tỷ USD vào năm 2001 khi ký hiệp định thương mại song phương và đạt xấp xỉ 100 tỷ USD vào năm 2021 Dòng vốn đầu tư trực tiếp từ Hoa Kỳ đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của Việt Nam thông qua các dự án quy mô lớn, giúp tăng cường củng cố vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Trên tạp chí International Organisations Research, số 16, năm 2021, với chủ đề
“The Trade Service Agreement Between Vietnam and the EAEU and the Formation of Negotiation Strategies on New Agreements in the Service Sector: The First Results”, nhóm tác giả GS.V Zuev, PGS.E.Ostrovskaya, NCS.E.Vasileva đã phân tích khía cạnh lý luận và thực tiễn trong việc triển khai các quy định về thương mại dịch vụ của Hiệp định thương mại tự do giữa EAEU và Việt Nam, cụ thể áp dụng cho Nga và Việt Nam Kết quả của việc thực hiện hiệp định là công cụ, nền tảng giúp
10 hình thành những đóng góp chính của các chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả của các hiệp định thương mại dịch vụ trong tương lai giữa EAEU và các đối tác nước ngoài khác
Theo Báo cáo phát triển năm 2022 của Hội đồng Quan hệ Quốc tế Nga - RIAC đã đánh giá cao tầm quan trọng của thương mại đối với Việt Nam và EAEU khi Việt Nam là nước đầu tiên mà khối này kí kết hiệp định thương mại, tiếp sau đó có Serbia, Singapore, và một hiệp định tạm thời với Iran Tuy nhiên, chỉ có duy nhất Hiệp định TMTD với Việt Nam là hoàn thiện và có thể đánh giá đầy đủ về tác động kinh tế hai chiều Về phía Việt Nam, tỷ lệ cắt giảm thuế nhập khẩu từ EAEU, bình quân giảm từ 16% xuống 0.2% đối với sản phẩm nông nghiệp và 8.9% xuống 0% đối với sản phẩm công nghiệp Ngược lại, các quốc gia thành viên EAEU cũng cắt giảm thuế quan nhập khẩu trung bình từ 9.9% xuống 0.4% đối với hàng nông sản và từ 8% xuống 0.5% đối với hàng hóa công nghiệp Nhờ vậy, trong giai đoạn 2016–2021, kim ngạch thương mại giữa EAEU và Việt Nam tăng gần gấp đôi, từ 4.3 tỷ USD lên 7.8 tỷ USD
Bảng 1.1 Thuế suất EAEU ưu đãi cho Việt Nam theo Hiệp định TMTD
Sản phẩm Tỷ lệ dòng thuế cắt giảm
Tỷ lệ dòng thuế xóa bỏ theo lộ trình
Tỷ lệ dòng thuế xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực
Thủy sản 100% 95% - 10 năm 71% Đồ gỗ 76% 65% - 10 năm -
Nguồn: tác giả tự tổng hợp từ https://trungtamwto.vn/, fta.moit.gov.vn
Nghiên cứu của tác giả F I Arzhaev (2023) “The results of the creation of the
Cơ sở lý luận về xuất khẩu hàng hóa
1.2.1 Khái niệm, sự hình thành và vai trò của hoạt động xuất khẩu
1.2.1.1 Khái niệm về xuất khẩu
Xuất khẩu là một thành phần cơ bản của thương mại quốc tế và đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu Cho phép các quốc gia chuyên sản xuất một số hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định, tận dụng lợi thế so sánh và tham gia trao đổi hàng hóa và dịch vụ trên thị trường toàn cầu Xuất khẩu có thể góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và phát triển các ngành công nghiệp trong một quốc gia Căn cứ tại điều 28, khoản 1 của
Luật Thương mại năm 2005 của Việt Nam đã chỉ rõ “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”.
Xuất khẩu đề cập đến hành động bán hàng hóa hoặc dịch vụ được sản xuất ở một quốc gia cho người mua ở một quốc gia khác Nói cách khác, nó liên quan đến việc vận chuyển sản phẩm hoặc dịch vụ qua biên giới quốc tế nhằm mục đích giao dịch thương mại Quốc gia gửi hàng hóa hoặc dịch vụ được gọi là doanh nghiệp xuất khẩu và quốc gia nhận được chúng được gọi là nhà nhập khẩu Chính phủ và doanh nghiệp thường tham gia vào các hoạt động xuất khẩu để mở rộng phạm vi tiếp cận thị trường, tạo doanh thu và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu Hàng hóa xuất khẩu có thể bao gồm từ nguyên liệu thô và nông sản đến hàng hóa sản xuất và dịch vụ công nghệ cao
Xuất khẩu là giao dịch hàng hóa và dịch vụ (cả hữu hình hoặc vô hình) cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ để thanh toán Tiền tệ ở đây là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc với cả hai quốc gia Mục đích của hoạt động này là khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế Như vậy, xuất khẩu được hiểu là hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ của một quốc gia với phần còn lại của thế giới thông qua mua bán nhằm khai thác triệt để lợi thế của quốc gia trong phân công lao động quốc tế
Cơ sở của xuất khẩu là hoạt động mua bán và trao đổi hàng hóa (bao gồm hàng hóa vô hình và hữu hình) trong nước Cho tới khi sản xuất phát triển và việc trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia đều có lợi, hoạt động này mở rộng phạm vi ra ngoài biên giới của các quốc gia hoặc giữa thị trường nội địa và khu chế xuất Tóm lại, xuất khẩu hàng hóa nói một cách đơn giản nhất là việc bán một sản phẩm ra thị trường nước ngoài Xuất khẩu thuần túy là một chức năng của hoạt động thương mại
1.2.1.2 Sự hình thành hoạt động xuất khẩu
Sự hình thành hoạt động xuất khẩu là quá trình phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa Dưới đây là một số yếu tố quan trọng thường ảnh hưởng đến sự hình thành hoạt động xuất khẩu:
- Nền kinh tế: Sức khỏe và độ phát triển của nền kinh tế quốc gia là một yếu tố chính Các quốc gia có nền kinh tế mạnh mẽ và đa dạng thường có khả năng sản xuất hàng hóa và dịch vụ có chất lượng cao để xuất khẩu
- Chính sách thương mại: Chính sách thương mại của một quốc gia, bao gồm cả các thỏa thuận thương mại quốc tế, thuế quan và các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu, có thể ảnh hưởng đáng kể đến khả năng và tính hấp dẫn của xuất khẩu
- Cơ sở hạ tầng vận tải: Cơ sở hạ tầng vận tải và logistics chơi một vai trò quan trọng trong khả năng xuất khẩu Sự hiện diện của cảng biển, đường sắt, đường bộ, và các phương tiện vận chuyển khác là quan trọng để kết nối sản phẩm với thị trường quốc tế
- Chất lượng và tiêu chuẩn: Sản phẩm xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn của thị trường đích Nâng cao chất lượng và tuân thủ tiêu chuẩn là quan trọng để có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế
- Chi phí lao động và nguyên vật liệu: Chi phí lao động và nguyên vật liệu ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, và nếu nó thấp hơn so với các quốc gia khác, có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu
- Chính trị và xã hội: Ảnh hưởng chính trị và xã hội có thể tạo ra môi trường ổn định cho kinh doanh và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu Cũng quan trọng là sự ổn định chính trị và môi trường kinh doanh tích cực
- Chương trình hỗ trợ và khuyến khích: Chính phủ có thể thiết lập các chương trình hỗ trợ và khuyến khích để tăng cường hoạt động xuất khẩu, bao gồm cả việc cung cấp thông tin thị trường, hỗ trợ tài chính, và giảm giá thuế
Tất cả những yếu tố trên thường tương tác với nhau để tạo ra một môi trường thuận lợi hoặc khó khăn cho hoạt động xuất khẩu của một quốc gia
1.2.1.3 Vai trò của xuất khẩu
Xuất khẩu là một phần của hoạt động kinh doanh thương mại có yếu tố quốc tế
Là hình thức giao dịch hàng hóa ra nước ngoài nhắm mục tiêu tiêu tạo ra lợi nhuận, đem lại nguồn cung ngoại tệ, cung cấp sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế Việc xuất khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ có thể là bất cứ thứ gì mà pháp
Khái quát về Hiệp định thương mại tự do
1.3.1 Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và sự hình thành các hiệp định thương mại tự do (FTA)
Toàn cầu hóa: Đây là quá trình mà các quốc gia trên thế giới ngày càng trở nên liên kết mạnh mẽ thông qua tăng cường hoạt động thương mại, đầu tư và giao lưu văn hóa Toàn cầu hóa tạo ra một môi trường kinh doanh quốc tế phát triển và phức tạp hơn Hội nhập kinh tế quốc tế: quá trình mà các quốc gia tham gia vào sự liên kết kinh tế thông qua việc mở cửa biên giới, giảm bớt rào cản thương mại và tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và đầu tư
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế và tạo ra nhiều cơ hội mới cho các quốc gia tham gia Việc mở cửa biên giới, giảm rào cản thương mại và tăng cường hợp tác kinh tế giữa các quốc gia đã giúp tạo ra một môi trường kinh doanh quốc tế phát triển và phức tạp hơn bao giờ hết
Một trong những lợi ích lớn nhất của toàn cầu hóa là mở ra thị trường xuất khẩu mới Các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận hàng triệu người tiêu dùng trên toàn thế
29 giới, từ đó tăng doanh số bán hàng và tăng trưởng kinh tế Việc thu hút đầu tư nước ngoài cũng là một phần quan trọng của quá trình này, giúp các quốc gia phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực sản xuất và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng mang đến một số thách thức Áp lực cạnh tranh từ các đối thủ quốc tế có thể khiến cho các doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn Đồng thời, sự thay đổi nhanh chóng trong công nghệ có thể làm thay đổi cơ cấu ngành nghề và yêu cầu người lao động phải có những kỹ năng mới Bên cạnh đó, quá trình toàn cầu hóa cũng đưa ra những vấn đề mới về môi trường và quản lý tài nguyên Hiệp định thương mại tự do (FTA): Đây là các thỏa thuận được ký kết giữa hai hoặc nhiều quốc gia để giảm bớt hoặc loại bỏ các rào cản thương mại giữa họ FTA có thể bao gồm việc giảm thuế nhập khẩu, tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và thúc đẩy hợp tác kinh tế trong nhiều lĩnh vực khác nhau Xu hướng hình thành các hiệp định thương mại tự do (FTA) ngày nay phản ánh một số yếu tố quan trọng trong hội nhập kinh tế toàn cầu và cách thức quốc gia thực hiện chiến lược thương mại quốc tế, được thể hiện qua các yếu tố sau: Đa dạng hóa: Các quốc gia đang tiến hành đàm phán và ký kết nhiều loại hiệp định FTA khác nhau, bao gồm hiệp định song phương, khu vực và toàn cầu Điều này phản ánh nhu cầu của các quốc gia trong việc tối ưu hóa lợi ích từ thương mại quốc tế và tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp Linh hoạt và đa dạng hóa về cả hình thức và nội dung Một số FTA chủ yếu tập trung vào giảm thuế quan và rà soát các rào cản thương mại, trong khi các FTA khác có thể tập trung vào hợp tác kỹ thuật, quản lý thương mại và các vấn đề xã hội
Bền vững, tăng trưởng xanh: Các hiệp định FTA ngày nay thường có mục tiêu tạo ra một môi trường kinh doanh bền vững, có lợi cho cả doanh nghiệp, người lao động và môi trường Điều này thường bao gồm việc thiết lập các tiêu chuẩn cao về môi trường và lao động, cũng như việc thúc đẩy các nguyên tắc phát triển kinh tế xã hội Đi kèm với các yêu cầu và tiêu chuẩn cao về môi trường, lao động và quyền sở hữu trí tuệ Điều này làm tăng cường sự đồng thuận và tuân thủ, đồng thời tạo điều kiện công bằng cho các doanh nghiệp và bảo vệ các quyền lợi của người lao động và môi trường
30 Đa hướng tiếp cận: FTA có thể có tác động sâu rộng đến nền kinh tế và xã hội của các quốc gia tham gia Việc giảm thuế quan có thể tạo ra cơ hội tăng trưởng kinh tế, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến ngành công nghiệp trong nước và việc làm Các doanh nghiệp cần phải thích nghi với sự cạnh tranh mới từ các đối thủ quốc tế, cũng như tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật mới
Và mang lại những cơ hội và thách thức đáng kể cho mỗi quốc gia
Tác động tích cực đối với thương mại: Mục tiêu chính của FTA là tạo ra môi trường thương mại tự do giữa các quốc gia bằng cách giảm hoặc loại bỏ thuế quan và các rào cản thương mại khác Điều này thúc đẩy thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia tham gia, tăng cường cơ hội xuất khẩu và nhập khẩu, cũng như tạo ra một sân chơi công bằng cho các doanh nghiệp
Tăng cường hợp tác kinh tế đa phương: FTA không chỉ giúp tăng cường quan hệ kinh tế giữa các quốc gia tham gia mà còn tạo ra cơ sở cho hợp tác kinh tế đa phương Những hiệp định này thường đi kèm với các cam kết về hợp tác đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, và quản lý chính sách kinh tế
Thách thức về tiêu chuẩn và quy định: Mặc dù FTA mang lại nhiều cơ hội, nhưng cũng đem theo những thách thức, đặc biệt là trong việc tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật Các doanh nghiệp cần phải đáp ứng các yêu cầu mới này để tiếp cận thị trường mới và duy trì sự cạnh tranh
Tác động đến nền kinh tế và xã hội: FTA có thể có tác động sâu rộng đến nền kinh tế và xã hội của các quốc gia tham gia Việc giảm thuế quan có thể tạo ra cơ hội tăng trưởng kinh tế, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến ngành công nghiệp trong nước và việc làm
Quản lý và thúc đẩy phát triển bền vững: Các FTA ngày nay thường đi kèm với các cam kết về phát triển bền vững, bao gồm bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên, và cải thiện điều kiện lao động Điều này đặt ra thách thức cho các quốc gia tham gia trong việc đảm bảo rằng các cam kết này được thực hiện một cách hiệu quả và công bằng
FTA đang trở thành một xu hướng quan trọng trong hợp tác kinh tế quốc tế, mang lại cơ hội và thách thức đối với các quốc gia tham gia Để tận dụng được những lợi ích từ
FTA, các quốc gia cần phải thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng hiệp định được thực thi một cách hiệu quả và bảo vệ được lợi ích chung của các bên
1.3.2 Khái quát về Hiệp định TMTD Việt Nam – Liên minh kinh tế Á - Âu
1.3.2.1 Giới thiệu về Hiệp định TMTD Việt Nam – Liên minh kinh tế Á - Âu
Hiệp định TMTD giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu là một hiệp định kinh tế quan trọng, mang lại nhiều cơ hội và lợi ích cho cả hai bên, đánh dấu một bước tiến lớn trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu, mở ra cơ hội mới và tạo ra một nền tảng vững chắc cho hợp tác kinh tế và thương mại trong tương lai
Phạm vi: Hiệp định VN-EAEU FTA bao gồm các cam kết về giảm thuế quan và loại bỏ các rào cản thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên của EAEU, bao gồm Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu
2.1.1 Cách tiếp cận nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng dữ liệu thứ cấp để thu thập thông tin, số liệu liên quan đến hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu và tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường CHLB Nga Luận văn có cách tiếp cận nghiên cứu như sau: tìm hiểu tổng quan các công trình nghiên cứu về xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang CHLB Nga, các công trình nghiên cứu về Hiệp định TMTD Việt Nam – Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU), các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của EAEU tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam Từ đó, luận văn chỉ ra khoảng trống nghiên cứu và định hướng nghiên cứu về tác động của hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường CHLB Nga.
Từ cơ sở lý luận về xuất khẩu hàng hóa, khái quát về hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu, tác giả nghiên cứu các tác động của Hiệp định này tới xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang CHLB Nga (một trong những quốc gia nằm trong Liên minh kinh tế Á-Âu)
Luận văn thu thập các thông tin và dữ liệu về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu và tình hình xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang CHLB Nga thông qua nguồn dữ liệu thứ cấp từ trung tâm WTO, Tổng cục thống kê, tổng cục Hải quan, cục Hàng hải Việt Nam Bên cạnh đó, để khai thác số liệu liên quan đến tác động của Hiệp định này tới xuất khẩu hàng hóa sang CHLB Nga của Việt Nam, tác giả thông qua các báo cáo của doanh nghiệp, các luận văn liên quan đến xuất khẩu, phân tích hiệp định, tham khảo các số liệu từ các luận văn nghiên cứu trước đó Để nghiên cứu về tác động của hiệp định TMTD Việt Nam- Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU), tác giả khái quát tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EAEU, từ đó tập trung phân tích thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang
CHLB Nga Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính như phương pháp thống kê so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp dự báo và phương pháp định lượng – phương pháp chỉ số ngành RCA để đánh giá tác động của hiệp định TMTD Việt Nam- Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) tới xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang CHLB Nga
Về tiến trình thu thập thông tin và số liệu thứ cấp trong luận văn được tiến hành qua các bước sau:
Bước 1: Xác định từ khóa chính để thu thập dữ liệu Luận văn nghiên cứu về tác động của hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu và tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường CHLB Nga nên cần tập trung thu thập dữ liệu về hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu và xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang CHLB Nga
Bước 2: Tìm các nguồn có thể thu thập dữ liệu như tổng cục thống kê, tổng cục Hải quan, trung tâm WTO, các thông tin về hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu, thị trường CHLB Nga
Bước 3: Thực hiện thu thập thông tin và số liệu thứ cấp dựa trên các nguồn dữ liệu trên Dữ liệu được thu thập từ các nguồn thông tin chính thống, sau đó được tổng hợp và kiểm tra nhằm đảm bảo tính chính xác, tính thích hợp và thời sự của nghiên cứu, đảm bảo độ tin cậy đối với các nội dung phân tích
Bước 4: Nghiên cứu các thông tin và số liệu đã thu thập được về hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu và tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường CHLB Nga
Phương pháp nghiên cứu
2.2.1.1 Phương pháp phân tích tổng hợp
Phân tích và xử lý thông tin, dữ liệu thu thập được, thông qua phân tích định tính kết hợp với phân tích định lượng để làm rõ bản chất các khái niệm và vấn đề liên quan đến chủ đề nghiên cứu Trong đó, phương pháp phân tích định tính nhằm làm
43 rõ bản chất và phân tích sâu các vấn đề liên quan đến đẩy mạnh xuất khẩu các nhóm hàng cụ thể
Tổng hợp thống kê, tổng hợp các thông tin, số liệu sơ cấp-thứ cấp thu thập được về thực trạng xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam, làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp, chính sách nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, xây dựng báo cáo tổng hợp luận văn
Trong quá trình triển khai nghiên cứu, bài luận đã kế thừa:
- Các công trình nghiên cứu về lý thuyết thương mại quốc tế cũng như kế thừa các kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về tác động của tự do hóa thương mại tới phát triển kinh tế của các quốc gia nói chung và đối với Việt Nam nói riêng
- Bên cạnh đó, luận văn cũng kế thừa các số liệu về kim ngạch xuất khẩu, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu được thể hiện trong bảng số liệu thống kê của UN Comtrade, Tổng cục Thống kê Việt Nam, Trung tâm thống kê Hải quan Việt Nam, Bộ Công thương Việt Nam, …
2.2.1.3 Phương pháp so sánh Được sử dụng để tiến hành đánh giá thực trạng, so sánh tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của các nhóm hàng chủ lực của Việt Nam và các nước trong khối EAEU, so sánh giữa các thời kỳ phát triển khác nhau; đánh giá năng lực cạnh tranh xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam
Chủ yếu dựa trên các báo cáo và dự báo của các tổ chức quốc tế có uy tín như
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNCTAD), qua đó đưa ra những dự báo về bối cảnh và các nhân tố trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, cũng như định hướng đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn tới sang thị trường CHLB Nga
Phương pháp chỉ số ngành RCA
Hệ số này thể hiện lợi thế hoặc bất lợi tương đối của một quốc gia đối với một sản phẩm nào đó thông qua việc so sánh tỷ trọng xuất khẩu của sản phẩm này trong tổng kim ngạch xuất khẩu của một quốc gia với tỷ trọng xuất khẩu của sản phẩm này trong tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới
Lợi thế so sánh thể hiện khả năng của nền kinh tế trong việc sản xuất một hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể với chi phí cơ hội thấp hơn so với các đối tác thương mại của nó Lợi thế so sánh mang lại cho công ty khả năng bán hàng hóa và dịch vụ ở mức giá thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh và nhận ra tỷ suất lợi nhuận cao hơn
Công thức tính RCA: RCAij = (Xij/Xit)/(Xwj/Xw)
- RCA là hệ số lợi thế so sánh biểu lộ trong xuất khẩu sản phẩm j của nước i;
- Xij là kim ngạch xuất khẩu sản phẩm j của nước i;
- Xi là tổng kim ngạch xuất khẩu của nước i;
- Xwj là kim ngạch xuất khẩu sản phẩm j của toàn thế giới;
- Xw là tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn thế giới
- RCA>=4: Sản phẩm có lợi thế so sánh cao
- 2