1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài thực trạng chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp microsoft

87 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Chiến Lược Cạnh Tranh Của Doanh Nghiệp Microsoft
Tác giả Nguyễn Thị Thùy Dương, Nguyễn Thùy Duyên, Ngô Thị Trà Giang, Nguyễn Văn Khởi, Nguyễn Thế Thịnh
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Ngọc Hạnh
Trường học Trường Đại Học Tài Chính – Marketing
Chuyên ngành Quản Trị Marketing
Thể loại Bài Tiểu Luận Nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 5,92 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP (13)
    • 1.1. Câu chuyện thành lập (13)
    • 1.2. Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi (13)
      • 1.2.1. Sứ mệnh (13)
      • 1.2.2. Tầm nhìn (14)
      • 1.2.3. Giá trị cốt lõi (14)
    • 1.3. Lịch sử ra đời các sản phẩm của Microsoft (14)
    • 1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Microsoft (15)
      • 1.4.1. Thành lập và những năm đầu (1975 - 1980) (15)
      • 1.4.2. Sự phát triển mạnh mẽ (1981 - 2000) (16)
      • 1.4.3. Thử thách và đổi mới (2000 - nay) (16)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC THEO VỊ THẾ CẠNH TRANH (17)
    • 2.1. Khái niệm chiến lược cạnh tranh (17)
    • 2.2. Vai trò (17)
    • 2.3. Bốn chiến lược cạnh tranh phổ biến (17)
      • 2.3.1. Chiến lược người dẫn đầu thị trường (17)
      • 2.3.2. Chiến lược người thách thức thị trường (18)
      • 2.3.3. Chiến lược nép góc thị trường (19)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH TẠI DOANH NGHIỆP (20)
    • 3.1. Chiến lược người dẫn đầu thị trường (20)
      • 3.1.1. Giới thiệu (20)
        • 3.1.1.1. Hệ điều hành Windows là gì? (20)
        • 3.1.1.2. Lịch sử hình thành (20)
        • 3.1.1.3. Các phiên bản của hệ điều hành Windows (20)
        • 3.1.1.4. Ưu và nhược điểm của hệ điều hành Windows (22)
        • 3.1.1.5. Thị phần (23)
      • 3.1.2. Khách hàng mục tiêu (23)
      • 3.1.3. Đối thủ cạnh tranh (24)
        • 3.1.3.1. MacOS (24)
        • 3.1.3.2. Linux (26)
        • 3.1.3.3. Chrome OS (28)
        • 3.1.3.4. Hệ điều hành di động (Android và iOS) (29)
        • 3.1.3.5. Phân tích SWOT các đối thủ cạnh của Windows (29)
        • 3.1.3.6. Thực trạng cạnh tranh (30)
      • 3.1.4. Chiến lược cạnh tranh (31)
        • 3.1.4.1. Mục tiêu chính của chiến lược (31)
        • 3.1.4.2. Chiến lược (32)
    • 3.2. Chiến lược người thách thức thị trường (36)
      • 3.2.1. Giới thiệu về Microsoft Edge (36)
      • 3.2.2. Khách hàng (37)
      • 3.2.3. Đối thủ cạnh tranh (38)
      • 3.2.4. Chiến lược cạnh tranh thách thức (phân tích theo hướng 4Ps) (39)
        • 3.2.4.1. Product (40)
        • 3.2.4.2. Price (41)
        • 3.2.4.3. Place (42)
        • 3.2.4.4. Promotion (43)
      • 3.3.1. Giới thiệu (44)
        • 3.3.1.1. Sản phẩm kinh doanh (45)
        • 3.3.1.2. Phần mềm (Software) (48)
      • 3.3.2. Khách hàng mục tiêu (49)
      • 3.3.3. Mô hình kinh doanh (50)
      • 3.3.4. Đối thủ cạnh tranh (51)
        • 3.3.4.1. PlayStation (Sony) (51)
        • 3.3.4.2. Thực trạng cạnh tranh (54)
        • 3.3.4.3. Kết quả (58)
    • 3.4. Chiến lược nép góc thị trường (59)
      • 3.4.1. Giới thiệu Linkedin (59)
      • 3.4.2. Lịch sử phát triển (60)
      • 3.4.3. Tình hình cạnh tranh (62)
        • 3.4.3.1. Lúc thành lập (62)
        • 3.4.3.2. Sau khi qua tay Microsoft (63)
        • 3.4.3.3. Mục tiêu của chiến lược cạnh tranh (64)
        • 3.4.3.4. Đối thủ cạnh tranh hiện tại (64)
      • 3.4.4. Chiến lược sản phẩm (68)
      • 3.4.5. Chiến lược giá (71)
        • 3.4.5.1. Chiến lược giá Freemium (71)
        • 3.4.5.2. Chiến lược giá theo giá trị (72)
        • 3.4.5.3. Kết luận (72)
      • 3.4.6. Chiến lược phân phối (73)
        • 3.4.6.1. Hiện Diện Toàn Cầu Trực Tuyến (73)
        • 3.4.6.2. Khả Năng Tiếp Cận Qua Di Động (73)
        • 3.4.6.3. Nội Dung Địa Phương Hóa và Hỗ Trợ Ngôn Ngữ (73)
        • 3.4.6.4. Các Văn Phòng Chiến Lược Toàn Cầu (74)
        • 3.4.6.5. Hợp Tác Chiến Lược và Cộng Tác (74)
        • 3.4.6.6. Kết Luận (74)
      • 3.4.7. Chiến lược chiêu thị (74)
        • 3.4.7.1. Marketing Nội Dung (74)
        • 3.4.7.2. Quảng Cáo Nhắm Mục Tiêu và Email Marketing (75)
        • 3.4.7.3. Hợp Tác và Kết Nối (Pr) (75)
        • 3.4.7.4. Kết Luận (75)
  • CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (75)
    • 4.1. Chiến lược người dẫn đầu thị trường (75)
      • 4.1.1. Đánh giá chung (75)
      • 4.1.2. Đề xuất giải pháp (76)
    • 4.2. Chiến lược người thách thức thị trường (77)
      • 4.2.1. Đánh giá chung (77)
      • 4.2.2. Đề xuất (78)
    • 4.3. Chiến lược người theo sau thị trường (79)
      • 4.3.1. Đánh giá (79)
      • 4.3.2. Đề xuất giải pháp (79)
    • 4.4. Chiến lược nép góc thị trường (80)
      • 4.4.1. Đánh giá (80)
      • 4.4.2. Thách thức và giải pháp (80)
  • CHƯƠNG 5: CÂU HỎI ÔN TẬP (82)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (85)

Nội dung

Gates đã cấp phépMS-DOS cho IBM nhưng vẫn giữ quyền đối với phần mềm này, giúp Microsofttrở thành nhà cung cấp phần mềm lớn. Chuột Microsoft 1983: Microsoft phát hành con chuột đầu tiên

GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP

Câu chuyện thành lập

Từ một công ty được thành lập bởi hai chàng trai trẻ Bill Gates và Paul Allen khi cả hai mới chỉ ở đầu tuổi 20, sau gần 50 năm, Microsoft đã trở thành một tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới với vốn hóa thị trường đạt mức 3000 tỷ USD Công ty này niêm yết trên sàn chứng khoán với loại chứng khoán là cổ phần thông thường, mang mã chứng khoán MSFT Mệnh giá của mỗi cổ phần là 100 USD Microsoft nổi tiếng với các sản phẩm và dịch vụ công nghệ như hệ điều hành Windows, bộ ứng dụng văn phòng Office, và nền tảng điện toán đám mây Azure, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghệ thông tin toàn cầu Thành công vang dội và chưa từng có này là kết quả của sự lãnh đạo sáng suốt từ ban lãnh đạo do Bill Gates và Paul Allen đứng đầu, cùng với sự đóng góp của đội ngũ lập trình viên và quản lý trẻ trung và năng động Sự phát triển của công ty cũng đã biến hàng ngàn nhân viên Microsoft trở thành triệu phú, và hơn thế nữa, nhiều người đã đạt được thành công lớn trong sự nghiệp Tuy nhiên, thành công của Microsoft không chỉ được đo bằng tiền bạc mà còn bởi những đóng góp to lớn về khoa học công nghệ, sản phẩm trí tuệ và giá trị văn hoá tinh thần cao cho nhân loại.

Trước khi sáng lập Microsoft, Paul Allen và Bill Gates đã có niềm đam mê mãnh liệt với máy tính trong thời kỳ công nghệ khó tiếp cận Họ thường bỏ qua các lớp học trung học để sử dụng phòng máy tính của trường, thậm chí hack hệ thống máy tính của trường và bị phát hiện Thay vì bị đuổi học, họ được phép sử dụng máy tính thoải mái nếu giúp cải thiện hiệu suất hệ thống Với sự giúp đỡ của đối tác Paul Gilbert, Gates và Allen đã điều hành công ty Traf-O-Data, bán máy tính tính toán giao thông cho Seattle Năm 1973, Gates vào Đại học Harvard nhưng vẫn dành nhiều thời gian ở trung tâm máy tính để nâng cao kỹ năng lập trình Allen sau đó đến Boston, thuyết phục Gates bỏ học Harvard để cùng tập trung vào các dự án của mình Tháng 1/1975, Allen đọc được bài báo về máy tính Altair 8800 và đưa cho Gates xem Họ liên hệ với MITS, đề nghị viết phiên bản ngôn ngữ lập trình BASIC cho Altair Sau tám tuần, MITS đồng ý phân phối sản phẩm Altair BASIC, truyền cảm hứng cho Gates và Allen thành lập Microsoft vào ngày 4/4/1975 tại Albuquerque, New Mexico, với CEO đầu tiên là Bill Gates Và cái tên Microsoft được ghép giữa từ máy tính (microcomputer) và phần mềm (software), cái tên này đã được đăng ký với ngoại trưởng New Mexico vào ngày 26/11/1976.

Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi

Sứ mệnh của Microsoft là trao quyền và năng lực cho mọi cá nhân và tổ chức trên toàn cầu để họ có thể đạt được nhiều thành tựu hơn

Microsoft tin rằng công nghệ có thể giúp mọi người giải quyết những vấn đề khó khăn nhất và đạt được những điều tuyệt vời nhất Với cam kết này, Microsoft không ngừng phát triển những sản phẩm và dịch vụ mới, tiên tiến nhất, giúp nâng cao hiệu quả công việc, kết nối mọi người và thúc đẩy đổi mới trên toàn cầu.

Chúng tôi tin rằng công nghệ có thể phục vụ những mục tiêu cao cả, với mỗi cải tiến, dù nhỏ hay lớn, đều góp phần xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn Để hiện thực hóa tầm nhìn này, chúng tôi đề cao sự đa dạng trong công ty, kết hợp kinh nghiệm và góc nhìn đa dạng của nhân viên và khách hàng nhằm thúc đẩy sự đổi mới Hướng tới một tương lai bền vững, chúng tôi cam kết tạo ra một môi trường nơi mọi người đều được hưởng lợi từ công nghệ Đồng thời, chúng tôi nỗ lực mang đến trải nghiệm điện toán an toàn, riêng tư và đáng tin cậy Bên cạnh đó, Microsoft luôn không ngừng đảm bảo an toàn cho nhân viên, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và cung cấp công nghệ, kiến thức cũng như nguồn lực cho khách hàng.

Lịch sử ra đời các sản phẩm của Microsoft

Microsoft, một công ty công nghệ lớn, đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong suốt quá trình phát triển của mình Từ khi được thành lập vào năm 1975 bởi Bill Gates và Paul Allen, Microsoft đã liên tục đổi mới và đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong suốt quá trình phát triển của mình:

 Hệ điều hành Xenix (1980): Sản phẩm hệ điều hành đầu tiên của Microsoft là phiên bản Unix có tên Xenix, được sử dụng làm nền tảng cho bộ xử lý văn bản đầu tiên của Microsoft, Multi-Tool Word, tiền thân của Microsoft Word.

 MS-DOS (1981): Hệ điều hành đĩa của Microsoft (MS-DOS) được viết cho

IBM và dựa trên QDOS của lập trình viên Tim Paterson Gates đã cấp phép MS-DOS cho IBM nhưng vẫn giữ quyền đối với phần mềm này, giúp Microsoft trở thành nhà cung cấp phần mềm lớn.

 Chuột Microsoft (1983): Microsoft phát hành con chuột đầu tiên của mình vào ngày 2/5/1983, thiết kế để sử dụng với các máy tính chạy MS-DOS.

 Windows (1983): Microsoft công bố hệ điều hành Windows với giao diện đồ họa người dùng và môi trường đa nhiệm cho máy tính IBM, đặt nền tảng cho sự phát triển của các phiên bản Windows sau này.

 Niêm yết cổ phiếu (1986): Microsoft được niêm yết cổ phiếu, giúp Gates trở thành tỷ phú ở tuổi 31.

 Microsoft Office (1989): Bộ phần mềm văn phòng Microsoft Office được phát hành, bao gồm các chương trình xử lý văn bản, bảng tính, chương trình thư, và phần mềm trình bày kinh doanh.

 Internet Explorer (1995): Microsoft phát hành Windows 95 với tích hợp trình duyệt web Internet Explorer 1.0, hỗ trợ công nghệ kết nối Internet như mạng quay số và TCP/IP.

 Xbox (2001): Microsoft giới thiệu hệ thống Xbox, thiết bị chơi game đầu tiên của mình, và sau đó là thành công với Xbox 360 vào năm 2005.

 Microsoft Surface (2012): Microsoft ra mắt dòng máy tính Surface, từ đó liên tục phát triển và cho ra mắt các phiên bản mới như Surface Pro, Surface Laptop, Surface Go, và Surface Book.

 Copilot (2023): Copilot ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để đưa ra các gợi ý cho người dùng khi thao tác Nó có khả năng học từ cách người dùng sử dụng máy tính và cung cấp những đề xuất phù hợp với sở thích và nhu cầu cá nhân của họ.

Qua những thành tựu này, Microsoft đã trở thành một "gã khổng lồ" công nghệ với vị trí vững chắc trong làng công nghệ thế giới Các sản phẩm phần mềm của tập đoàn Microsoft được sử dụng trên 90% máy tính cá nhân trên toàn thế giới, khiếnMicrosoft trở thành người tiên phong trong cuộc cách mạng máy tính cá nhân Hiện nay, Microsoft đã có chi nhánh tại hơn 90 quốc gia, tạo ra nhiều công việc cho lao động trên toàn cầu Với gần 50 năm xây dựng và phát triển, doanh nghiệp này đã thiết lập một nền tảng vững chắc để tồn tại và phát triển bền vững.

Tình hình hoạt động kinh doanh của Microsoft

1.4.1 Thành lập và những năm đầu (1975 - 1980):

Giai đoạn từ 1975 đến 1980 là giai đoạn khởi đầu và phát triển mạnh mẽ củaMicrosoft.Trong những năm đầu, Microsoft đã tập trung vào việc phát triển và cải tiến các phần mềm cho máy tính cá nhân, đặt nền móng cho sự phát triển bùng nổ sau này Năm 1980, Microsoft ký hợp đồng hợp tác với IBM để cung cấp hệ điều hành cho máy tính cá nhân IBM PC, một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử công ty Trong cùng năm, Microsoft ra mắt MS-DOS, hệ điều hành được sử dụng rộng rãi cho máy tính IBM PC, trở thành hệ điều hành phổ biến nhất cho máy tính cá nhân trong thập niên 1980 Nhờ đó, doanh thu của Microsoft tăng trưởng mạnh mẽ, đạt 8 triệu USD trong năm 1980.

1.4.2 Sự phát triển mạnh mẽ (1981 - 2000)

Năm 1981, Microsoft phát hành hệ điều hành MS-DOS cho máy tính IBM PC, đánh dấu sự khởi đầu cho sự thành công vang dội và vị thế dẫn đầu trong ngành công nghệ của Microsoft Đồng thời sự ra mắt của Windows 1.0 vào năm 1985 đã đặt nền móng cho sự thống trị của Microsoft trong thị trường hệ điều hành máy tính cá nhân. Các phiên bản tiếp theo như Windows 3.0, Windows 95 và Windows 98 càng củng cố vị thế dẫn đầu của Microsoft Bộ Office Suite, bao gồm Word, Excel và PowerPoint, trở thành phần mềm văn phòng phổ biến nhất trên thế giới

1.4.3 Thử thách và đổi mới (2000 - nay)

Microsoft đã trải qua một hành trình đầy thách thức và phát triển Từ sự cạnh tranh gay gắt với các đối thủ như Apple và Linux, và vụ kiện chống độc quyền của Bộ

Tư dịch vụ đám mây với Azure và Microsoft 365 Công ty cũng đã phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới như Surface, Xbox, Dynamics 365.

Trong thập kỷ qua, doanh thu của Microsoft đã tăng hơn gấp đôi nhờ các sản phẩm chủ lực như cơ sở hạ tầng đám mây thông minh Kể từ khi ra mắt công cụ tìm kiếm hỗ trợ AI Copilot, công ty đã thu về 12 tỷ USD Ngoài ra, Microsoft còn phát triển nhiều dịch vụ AI khác như Azure Arc, nền tảng điện toán đám mây với 18.000 khách hàng Năm 2023, doanh thu của Microsoft đạt kỷ lục 211 tỷ USD do nhu cầu về dịch vụ AI tăng mạnh, và định giá thị trường đạt 2.800 tỷ USD Dịch vụ điện toán đám mây chiếm 38% doanh thu, Microsoft 365 mang lại 49 tỷ USD, và mảng game thu về

15 tỷ USD sau khi mua lại Activision Blizzard Công cụ Copilot đóng góp 6% doanh thu năm 2023, và với sự tăng trưởng liên tục của các dịch vụ AI, dự báo doanh thu của Microsoft sẽ tiếp tục tăng

Theo Bloomberg, vào ngày 24/1, giá trị thị trường của Microsoft đã vượt mốc 3.000 tỷ USD, phần lớn nhờ vào kỳ vọng của các nhà đầu tư đối với lĩnh vực AI Cụ thể, tổng doanh thu hiện tại của Microsoft đã tăng 17%, đạt 61,86 tỷ USD trong ba tháng đầu năm 2024, vượt qua dự báo của các nhà phân tích là khoảng 60,88 tỷ USD. Đồng thời, thu nhập trên mỗi cổ phiếu cũng tăng 20% lên 2,94 USD, cao hơn kỳ vọng là 2,83 USD Với tổng giá trị thị trường gần 3.000 tỷ USD, Microsoft hiện là công ty đại chúng lớn nhất thế giới Giá cổ phiếu của tập đoàn đã tăng hơn 30% trong năm qua, dù vẫn thấp hơn so với mức tăng 60% của Amazon và 40% của Google.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC THEO VỊ THẾ CẠNH TRANH

Khái niệm chiến lược cạnh tranh

Chiến lược cạnh tranh là hệ thống các phương pháp định hướng mọi hoạt động trong thị trường của doanh nghiệp, hầu hết doanh nghiệp đều có chiến lược cạnh tranh của riêng mình, dù là rõ ràng hay chỉ là những chiến lược cạnh tranh ẩn dấu (Ngô ThịThu, 2021).

Vai trò

Chiến lược cạnh tranh đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh, vì nó ảnh hưởng đến chiến lược tổng thể của một doanh nghiệp

Nếu một doanh nghiệp thiếu chiến lược cạnh tranh, họ có thể không tìm thấy lợi thế độc đáo so với các đối thủ khác Chiến lược cạnh tranh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra và phát triển ý tưởng mới cho các sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty có thể cung cấp.

Bốn chiến lược cạnh tranh phổ biến

2.3.1 Chiến lược người dẫn đầu thị trường

Khái niệm: Người dẫn đầu thị trường, hay Market Leader, là công ty có thị phần lớn nhất trong ngành, sử dụng sự thống trị của mình để ảnh hưởng đến cạnh tranh và định hướng thị trường Công ty này thường là đơn vị tiên phong trong việc phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ, xác lập các tiêu chuẩn lý tưởng cho sản phẩm và được thị trường công nhận là thương hiệu mà khách hàng liên tưởng trực tiếp đến sản phẩm của công ty đó (Minh Lan, 2019). Đặc trưng: Một công ty có thể trở thành công ty dẫn đầu thị trường bằng cách là người đầu tiên cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ mới lạ, đủ để thu hút một lượng lớn người tiêu dùng Để duy trì sự lãnh đạo, công ty cần tiếp tục quan tâm đến thị hiếu của người tiêu dùng Đối với những công ty tham gia thị trường sau và muốn cạnh tranh với người dẫn đầu, họ có thể tiếp thị mạnh mẽ phiên bản sản phẩm của mình với các tính năng khác biệt Các đối thủ cạnh tranh này cần đầu tư mạnh vào nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm, sử dụng thông tin từ người tiêu dùng để phát triển và cải tiến sản phẩm hiện có Để duy trì thị phần chi phối, các công ty không chỉ cần nỗ lực giữ chân khách hàng hiện tại bằng cách xây dựng lòng trung thành, mà còn phải thu hút những khách hàng mới, những người chưa biết đến hoặc chưa quen với sản phẩm, dịch vụ của họ Ngoài ra, một công ty có thể thu hút khách hàng của đối thủ bằng cách tìm ra sự kết hợp lý tưởng giữa chất lượng và giá cả.

Một nhà lãnh đạo thị trường có thể bỏ lỡ cơ hội và nhanh chóng rơi xuống vị trí thấp hơn Sự đổi mới và đột phá về sản phẩm có thể xuất hiện và gây tác động sâu sắc, thậm chí lật đổ vị trí dẫn đầu Ví dụ, khi Apple phát triển iPod và iTunes, hãng đã giành lấy vị trí dẫn đầu thị trường thiết bị âm thanh di động từ tay Walkman của Sony.

2.3.2 Chiến lược người thách thức thị trường

Khái niệm: Chiến lược cạnh tranh ở vị thế thách thức là một chiến lược do cấp đơn vị kinh doanh xây dựng trong trung hạn dành cho những doanh nghiệp ở vị thế thách thức Các doanh nghiệp này có thể là những doanh nghiệp lớn nhưng không phải là số một trên thị trường Mục tiêu tăng trưởng nhanh ở cấp doanh nghiệp và chiến lược tăng trưởng tập trung rất thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhằm giành thêm thị phần (Diệu Nhi, 2019).

Các chiến thuật tấn công:

Tấn công chính diện: là tấn công vào đối thủ đứng đầu thị trường một cách trực tiếp và chính diện trong trường hợp doanh nghiệp thách thức phải có lợi thế cạnh tranh bền vững hoặc khi doanh nghiệp đứng đầu thị trường có điểm yếu có thể lợi dụng để tấn công.

Tấn công mạn sườn: Khi bên tấn công không chắc chắn về khả năng tiến hành một cuộc tấn công trực diện vào đối thủ, họ có thể tránh đối đầu trực tiếp với các điểm mạnh của đối phương Thay vào đó, bên tấn công có thể nhắm vào các điểm yếu, thực hiện tấn công từ bên sườn Tấn công sườn có thể diễn ra theo hai cách: nhắm vào khu vực địa lý hoặc nhắm vào phân khúc thị trường cụ thể.

Tấn công bao vây: nhằm giành lấy thị trường bằng một đợt tấn công toàn diện.

Chiến lược này yêu cầu bên tấn công phải có nguồn lực vượt trội so với đối thủ.

Tấn công vu hồi: là đi một vòng qua đối phương và chọn tấn công vào những thị trường dễ dàng hơn Ba chiến lược cơ bản của chiến dịch tấn công vu hồi là: đa dạng hóa sản phẩm không liên quan, mở rộng sang thị trường mới và tham gia vào việc cải tiến công nghệ.

Tấn công du kích: Dành cho những người có vốn ít, chiến lược tấn công có thể xoay quanh việc tiến hành các đợt công kích nhỏ tại các khu vực khác nhau của đối thủ Mục tiêu của chiến lược này là gây rối và làm suy yếu tinh thần của đối thủ, cuối cùng là đảm bảo an toàn cho tình hình của chúng ta 2.3.3 Chiến lược người theo sau thị trường

Khái niệm: Chiến lược của người theo sau là tập trung vào việc đồng bộ hóa với người dẫn đầu thông qua việc mô phỏng, cải tiến hoặc áp dụng các biện pháp tiếp thị đã được thử nghiệm từ trước (Thanh Hoa,2024). Đặc điểm: Chiến lược của những người theo sau thường được áp dụng trong các doanh nghiệp với quy mô và nguồn lực trung bình, không muốn đối mặt với rủi ro của việc đầu tư vào sự đổi mới sản phẩm hoặc dẫn đầu trên thị trường Thay vào đó, họ tập trung vào việc tận dụng và phát triển từ vị trí thứ hai hoặc thứ ba, thường thông qua việc củng cố và tối ưu hóa vị thế hiện có Bằng cách này, họ có thể thu về lợi nhuận mà không cần phải chi tiêu cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển mới Tuy nhiên, họ cũng phải cân nhắc kỹ lưỡng về phản ứng của người dẫn đầu trong thị trường, và thường chọn giải pháp an toàn hơn là tấn công trực tiếp, để tránh gây ra phản ứng phòng thủ từ phía đối thủ và tiềm tàng thiệt hại cho doanh nghiệp của mình.

Có thể phân biệt ba chiến lược chính của người theo sau:

Người sao chép: họ không ngừng mô phỏng các chiến lược tiếp thị hàng đầu, từ sản phẩm đến bao bì, phân phối và quảng cáo Ví dụ, các nhà sản xuất bánh đậu xanh Hải Dương đã đua nhau sao chép nhau không chỉ về sản phẩm mà còn cả trong việc bao bì, giá cả và điểm bán Một dạng tiêu biểu của người sao chép là chiến lược bắt chước hoặc giả mạo, trong đó họ cố gắng tạo ra sự nhầm lẫn giữa sản phẩm thật và bản sao Nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chọn lựa chiến lược này, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại.

Người nhái kiểu: Họ cũng bắt chước các hoạt động tiếp thị của những người dẫn đầu, nhưng họ cố gắng tạo ra sự khác biệt Tuy nhiên, sự khác biệt thường chỉ giới hạn ở cách bao bì, quảng cáo và định giá.

Người cải tiến cũng dựa trên hoạt động của người dẫn đầu, nhưng họ chủ động cải tiến để tạo ra sự khác biệt Điều này có thể là cải tiến sản phẩm, thay đổi bao bì, cải tiến kênh phân phối hoặc thay đổi lực lượng bán hàng.

2.3.3 Chiến lược nép góc thị trường

Khái niệm: Chiến lược nép góc thị trường là một phương pháp mà các doanh nghiệp tập trung vào các đoạn thị trường nhỏ hơn và cố gắng chiếm lĩnh không gian này bằng cách tập trung vào sự chuyên môn hoá hoạt động của mình (Thanh Hoa, 2019). Đối với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và nguồn lực hạn chế, việc cạnh tranh trên các đoạn thị trường lớn với các đối thủ lớn là không khả thi Thay vào đó, họ tập trung vào một phần nhỏ của thị trường tổng thể, tạo điều kiện cho sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong những lĩnh vực mà các doanh nghiệp lớn thường chiếm ưu thế Đặc điểm: Chiến lược nép góc tập trung vào việc phân đoạn thị trường một cách sáng tạo để xác định các đoạn thị trường tiềm năng và mới xuất hiện chưa có đối thủ cạnh tranh nào khai thác Tư tưởng chính của chiến lược nép góc là tập trung vào chuyên môn hóa để phục vụ thị trường ngách, nhóm khách hàng nhỏ, chuyên biệt Nhờ chuyên môn hóa, doanh nghiệp có thể độc quyền khai thác đoạn thị trường của họ và đạt tỷ suất lợi nhuận cao.

Nhiệm vụ chính của doanh nghiệp nép góc là tạo ra và mở rộng đoạn thị trường riêng của mình, đồng thời bảo vệ nó trước các đối thủ cạnh tranh Ví dụ, trong ngành sản xuất ô tô, các doanh nghiệp lớn thường tập trung vào các đoạn thị trường có quy mô lớn và cố gắng giảm chi phí bằng cách sản xuất số lượng lớn các linh phụ kiện,nhằm tận dụng lợi ích kinh tế theo quy mô.

THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH TẠI DOANH NGHIỆP

Chiến lược người dẫn đầu thị trường

3.1.1.1 Hệ điều hành Windows là gì?

Tên đầy đủ của hệ điều hành Windows là Microsoft Windows, là một hệ điều hành dựa trên giao diện người dùng đồ họa được phát triển và phân phối bởi Microsoft Nó cung cấp một giao diện người dùng thân thiện và dễ sử dụng cho người dùng, cho phép người dùng truy cập vào các ứng dụng và dịch vụ của hệ thống máy tính Windows cũng cung cấp các công cụ hỗ trợ cho việc quản lý và bảo trì hệ thống máy tính, bao gồm các công cụ quản lý tài nguyên, quản lý bảo mật và quản lý mạng.

Windows đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển và đổi mới, bắt đầu từ phiên bản đầu tiên Windows 1.0 được phát hành vào năm 1985 Từ đó, Windows đã trải qua nhiều phiên bản khác nhau như Windows 95, Windows XP, Windows 7 và Windows

10 Trong số đó, Windows XP là phiên bản thành công nhất của Microsoft, với hơn

500 triệu bản được bán ra từ năm 2001 đến khi ngừng hỗ trợ vào năm 2014 Trong khi đó, phiên bản Windows 8 được cho là phiên bản thất bại nhất của Microsoft, vì gây ra nhiều tranh cãi về thiết kế giao diện và khả năng tương thích phần mềm Hiện nay, phiên bản mới nhất là Windows 11, được phát hành vào năm 2021 Windows 11 mang đến nhiều tính năng mới và cải tiến về giao diện người dùng, được đánh giá là một bước tiến mới trong sự phát triển của hệ điều hành Windows.

3.1.1.3 Các phiên bản của hệ điều hành Windows

Phiên bản Năm phát hành

Những cải tiến chính Tính năng mới

Windows 1.0 1985 Giao diện đồ họa Không có

Windows 2.0 1987 Cải tiến giao diện, hỗ trợ ứng dụng mới

Windows 3.0 1990 Cải tiến đồ họa, hỗ trợ tốt hơn cho người dùng

Windows 3.1 1992 Cải tiến giao diện, hỗ trợ ứng dụng

Windows 95 1995 Giao diện mới, nút

Start, Plug and Play, hỗ trợ CD-ROM và Internet

Windows 98 1998 Cải tiến hiệu năng, hỗ trợ phần cứng mới, cải thiện hỗ trợ cho Internet

1999 Cải tiến tính năng, vá lỗi

Windows ME 2000 Tính năng giải trí và truyền thông, nhưng không thành công

Windows XP 2001 Giao diện đẹp mắt, cải tiến hiệu năng và bảo mật, thành công

Windows Media Player, Remote Desktop, ClearType, Windows Security Center

2006 Cải tiến giao diện và tính năng, nhưng gặp vấn đề hiệu năng và tương thích

Windows Aero,Windows Sidebar,Windows Defender,BitLocker DriveEncryption

Windows 7 2009 Giải quyết vấn đề của

Vista, tốt hơn về hiệu năng, tính năng và bảo mật

Jump Lists, HomeGroup, Aero Peek, Libraries

Windows 8 2012 Giao diện mới dựa trên ô lưới, không được đánh giá cao

Start Screen, Charms bar, Windows Store, Task Manager

Windows 8.1 2013 Cải thiện vấn đề của

Windows 8, mang lại nhiều tính năng mới

Start Button, Start Screen customizations, enhanced search, SkyDrive integration

Windows 10 2015 Kết hợp giao diện của

Windows 7 và Windows 8, nhiều tính năng mới

Cortana, Microsoft Edge, Continuum, Virtual Desktops

Windows 11 2021 Cải tiến giao diện và hiệu năng Đồng thời tính năng Snap Layouts giúp bố trí cửa sổ ứng dụng hiệu quả hơn

Start Menu, Widgets, Auto HDR,

DirectStorage, app Android trên Windows

Bảng 1: Các phiên bản của hệ điều hành Windows

3.1.1.4 Ưu và nhược điểm của hệ điều hành Windows Ưu điểm Nhược điểm

 Phổ biến và khả năng tương thích cao.

 Hỗ trợ hầu hết các game và ứng dụng trên thế giới.

 Hỗ trợ thao tác bằng cảm ứng (từ

 Tính bảo mật trên hệ điều hành này chưa thật sự được đánh giá cao.

 Người dùng phải chi trả chi phí bản quyền khi sử dụng

 Giao diện người dùng thân thiện và đa nhiệm.

 Cập nhật thường xuyên và hỗ trợ lâu dài.

Bảng 2: : Ưu và nhược điểm của hệ điều hành Windows

Tính đến đầu năm 2024, hệ điều hành Windows vẫn chiếm ưu thế trên thị trường hệ điều hành máy tính để bàn toàn cầu Cụ thể, Windows chiếm khoảng 72% thị phần, vượt xa so với các hệ điều hành khác như macOS của Apple, chỉ chiếm khoảng 16%. Trong khi đó, Linux chỉ chiếm một phần nhỏ hơn 2%.

Hình 1: Thị phần Windows đang tiếp tục được cải thiện

(Nguồn: Statcounter) Đối với thị trường Việt Nam, Windows cũng thống trị thị phần hệ điều hành. Theo số liệu từ Statcounter, Windows chiếm khoảng 83.6% thị phần máy tính để bàn tại Việt Nam tính đến tháng 5 năm 2024 MacOS đứng thứ hai với khoảng 8.3%, và Linux chiếm khoảng 2.1% Các phiên bản Windows phổ biến nhất trên toàn cầu bao gồm Windows 10 và Windows 11 Windows 10 chiếm ưu thế với khoảng 70% trong số các hệ điều hành Windows, trong khi Windows 11 chiếm khoảng 26%

Windows được phát triển bởi Microsoft, là một trong những hệ điều hành phổ biến nhất thế giới và phục vụ một lượng lớn người dùng với nhu cầu đa dạng.

Microsoft Windows hướng tới một loạt khách hàng mục tiêu bao gồm người dùng cá nhân, doanh nghiệp, ngành giáo dục, người dùng chuyên nghiệp, game thủ, và các tổ chức chính phủ và y tế Người dùng cá nhân (học sinh, sinh viên, người đi làm, gia đình) sử dụng Windows Home cho học tập, làm việc, giải trí với giao diện thân thiện và giá cả hợp lý Doanh nghiệp (SMEs, tập đoàn lớn) sử dụng Windows Pro và Enterprise với các tính năng bảo mật, quản lý từ xa, và hỗ trợ IT chuyên nghiệp. Ngành giáo dục (học sinh, giáo viên, trường học) sử dụng Windows 10 Education với công cụ học tập đặc biệt và giá ưu đãi Người dùng chuyên nghiệp (lập trình viên, nhà thiết kế đồ họa, kỹ sư) cần hiệu suất cao và các công cụ phát triển mạnh mẽ trong Windows Pro và Workstation Game thủ từ casual đến chuyên nghiệp sử dụng Windows Home và Pro với hỗ trợ DirectX 12 và tích hợp Xbox Các tổ chức chính phủ và y tế cần bảo mật cực cao và tuân thủ quy định, sử dụng Windows Enterprise và IoT với các tính năng bảo mật và hỗ trợ dài hạn

Nhìn chung, Microsoft Windows hướng tới một phạm vi rộng lớn các khách hàng mục tiêu từ cá nhân đến doanh nghiệp, giáo dục, game thủ, và các tổ chức chính phủ Sự đa dạng này được hỗ trợ bởi nhiều phiên bản Windows khác nhau, mỗi phiên bản được thiết kế để đáp ứng các nhu cầu cụ thể của từng nhóm đối tượng Microsoft cũng áp dụng các chiến lược giá cả, tính năng, và dịch vụ hỗ trợ phù hợp để đảm bảo Windows luôn là lựa chọn hàng đầu của các nhóm khách hàng mục tiêu.

MacOS - hệ điều hành của Apple dành cho máy tính Mac, là một đối thủ cạnh tranh quan trọng của Windows trong thị trường hệ điều hành Mặc dù cả hai hệ điều hành đều cung cấp trải nghiệm người dùng đa dạng, chúng có những khác biệt quan trọng về cách tiếp cận, triết lý thiết kế, và chiến lược tiếp thị.

Triết lý thiết kế và trải nghiệ m người dùng

Thiết kế và giao diện: Windows cung cấp một giao diện thân thiện với người dùng, đặc biệt là trong các phiên bản mới nhất như Windows 10 và Windows

11, với Start Menu được cải tiến và khả năng tùy chỉnh cao.

Khả năng tương thích: Windows được biết đến với khả năng tương thích rộng rãi với nhiều loại phần cứng và phần

Thiết kế và giao diện: macOS nổi bật với thiết kế giao diện người dùng tinh tế, trực quan và nhất quán Apple luôn tập trung vào việc mang lại trải nghiệm người dùng mượt mà và trực quan, từ giao diện đồ họa đến các tính năng đặc thù như TouchBar và trackpad. mềm khác nhau, từ các ứng dụng doanh nghiệp đến các trò chơi điện tử.

Tính năng đa nhiệm và quản lý cửa sổ:

Windows nổi bật với các tính năng như

Snap Assist, Task View và Virtual

Desktops giúp người dùng dễ dàng quản lý nhiều ứng dụng và cửa sổ cùng lúc.

Tích hợp hệ sinh thái: Một trong những lợi thế chính của macOS là sự tích hợp mượt mà với các sản phẩm khác của Apple như iPhone, iPad, Apple Watch, và Apple TV Điều này tạo ra một hệ sinh thái liền mạch giúp người dùng dễ dàng chuyển đổi giữa các thiết bị.

Bảo mật và quyền riêng tư: Apple luôn đặt bảo mật và quyền riêng tư của người dùng lên hàng đầu

Thị trường và đối thủ khách hàng

Windows cung cấp một giao diện thân thiện với người dùng, đặc biệt là trong các phiên bản mới nhất như Windows

10 và Windows 11, với Start Menu được cải tiến và khả năng tùy chỉnh cao.

Khả năng tương thích: Windows được biết đến với khả năng tương thích rộng rãi với nhiều loại phần cứng và phần mềm khác nhau, từ các ứng dụng doanh nghiệp đến các trò chơi điện tử.

Tính năng đa nhiệm và quản lý cửa sổ:

Windows nổi bật với các tính năng như

Snap Assist, Task View và Virtual

Desktops giúp người dùng dễ dàng quản lý nhiều ứng dụng và cửa sổ cùng lúc. macOS chiếm một phần nhỏ hơn của thị trường hệ điều hành so với Windows, nhưng nó có một lượng người dùng trung thành đáng kể. Đối tượng khách hàng: Người dùng macOS thường là các chuyên gia sáng tạo như nhà thiết kế đồ họa, biên tập video, và các lập trình viên iOS Hệ điều hành này cũng thu hút người dùng cá nhân coi trọng thiết kế và trải nghiệm liền mạch với các sản phẩm Apple khác.

Chiến lược tiếp thị và định vị thị trường

Chiến lược tiếp thị: Microsoft tập trung vào việc làm nổi bật sự đa dạng và khả năng tương thích của Windows, cùng với việc liên tục cải tiến và giới thiệu các tính năng mới nhằm cải thiện trải nghiệm người dùng. Định vị thị trường: Windows được định vị là một hệ điều hành đa năng, phù hợp cho mọi đối tượng từ cá nhân, doanh nghiệp đến các tổ chức lớn Sự linh hoạt và khả năng tùy chỉnh cao của

Windows là những yếu tố quan trọng giúp nó duy trì vị thế dẫn đầu.

Chiến lược tiếp thị: Apple tập trung vào việc tạo ra một hình ảnh thương hiệu cao cấp và phong cách Các chiến dịch quảng cáo của Apple thường nhấn mạnh vào thiết kế đẹp mắt, chất lượng cao, và trải nghiệm người dùng tuyệt vời. Định vị thị trường: macOS được định vị là một hệ điều hành cao cấp, dành cho những người dùng coi trọng thiết kế, hiệu suất và bảo mật.

Bảng 3:Sự khác nhau giữa Windows và macoS

Chiến lược người thách thức thị trường

3.2.1 Giới thiệu về Microsoft Edge

Microsoft Edge là trình duyệt web thế hệ mới (trước đây là Internet Explorer) do chính Microsoft phát triển và cho ra mắt vào lần đầu vào năm 2015 trên Windows 10 và Xbox One Sau đó là trên iOS và Android vào năm 2017, và cho macOS vào năm 2019.

Năm 2019 có thể được coi là cột mốc đáng nhớ cho Microsoft Edge bởi đây chính là năm mà Microsoft đã chuyển qua sử dụng mã nguồn Chromium cho trình duyệt này và không còn tự phát triển 100% dựa vào cấu trúc EdgeHTML nữa Chính nhờ điều này mà người dùng đã có thể xem được nội dung chất lượng 4K trên Youtube hay sử dụng các tiện ích có trong Cửa hàng Chrome trực tuyến Microsoft Edge cũng thay thế luôn vị trí trình duyệt mặc định của Internet Explorer trên hệ điều hành Windows 10 và hiện chiếm vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng các trình duyệt có lượng người dùng nhiều nhất toàn cầu.

Hình 3: Thị phần trình duyệt web tháng 1 năm 2024 (Nguồn: Statcounter)

Theo số liệu thống kê do Statcounter công bố thì trong tháng 1 vừa qua, trình duyệt Edge đã đạt được mức thị phần cao kỷ lục trong phân khúc trình duyệt desktop toàn cầu Chrome tất nhiên vẫn chiếm thị phần áp đảo với 64,84% nhưng Edge giờ đứng thứ 2 với 12,96% thị phần Tiếp đó là Safari (8,83%), Firefox (7,57%) và Opera (3,23%) Mức cao nhất trước đó của Edge là hơn 11%.

Sự tăng trưởng của Edge được cho là vì:

 Edge đã đạt được nhiều tiến bộ trong thời gian gần đây với hiệu suất tốt và được bổ sung nhiều tính năng hữu ích

 Copilot đang ngày càng trở thành một thương hiệu về AI dễ nhận biết Nó đã có mặt trên Window và cũng là một phần chức năng của Edge, do đó cũng giúp thu hút thêm người dùng cho Edge

 Cuối cùng là nhờ vào nỗ lực quảng cáo không biết mệt mỏi của Microsoft

Có thể nói sự phổ biến hiện tại của Edge đang nằm ở giữa lằn ranh của cả sự tích cực và tiêu cực Tích cực ở chỗ nó có nhiều sự tinh chỉnh và cải tiến về tính năng, còn tiêu cực ở chỗ Microsoft đang thực hiện nhiều chiến thuật quảng cáo mà đôi khi gây khó chịu cho người dùng Các chiến thuật này tất nhiên nhận phải rất nhiều chỉ trích từ các công ty đối thủ, đặc biệt là Firefox.

Khách hàng của Microsoft Edge là những người dùng trên toàn thế giới sử dụng trình duyệt này để truy cập internet Microsoft Edge được thiết kế để cung cấp một trải nghiệm duyệt web nhanh chóng, an toàn và hiện đại Với việc tích hợp AI, như GPT-4, vào Bing và Edge, Microsoft mục tiêu biến công cụ tìm kiếm trở thành trợ lý ảo trên web, giúp người dùng tìm kiếm thông tin, tạo và chỉnh sửa nội dung một cách dễ dàng.

Khách hàng cá nhân của Microsoft Edge bao gồm những người dùng máy tính cá nhân, từ học sinh, sinh viên đến các chuyên gia và người lớn tuổi, ai cũng có thể tận dụng các tính năng của Edge để duyệt web hàng ngày Họ sử dụng Edge để đọc tin tức, xem video, làm việc, học tập, và giải trí Edge cung cấp một loạt các tiện ích mở rộng, tính năng bảo mật và tùy chọn tùy biến để phù hợp với nhu cầu đa dạng của người dùng.

Khách hàng doanh nghiệp của Microsoft Edge bao gồm các tổ chức và công ty lớn, những nơi sử dụng trình duyệt này để tăng cường hiệu suất làm việc và bảo mật thông tin Microsoft Edge cung cấp các tính năng quản lý và bảo mật cao cấp, phù hợp với môi trường doanh nghiệp, như:

 Chính sách bảo mật: Edge có các chính sách bảo mật giúp bảo vệ dữ liệu doanh nghiệp khỏi các mối đe dọa trực tuyến.

 Quản lý dễ dàng: Các công cụ quản lý IT tích hợp giúp triển khai và quản lý Edge trên nhiều thiết bị một cách dễ dàng.

 Tích hợp với Microsoft 365: Edge hoạt động mượt mà với các ứng dụngMicrosoft 365, tăng cường sự hợp tác và năng suất trong công việc.

 Tính năng tự động hóa: Edge hỗ trợ các tiện ích mở rộng và công cụ tự động hóa, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa các quy trình làm việc.

Doanh nghiệp có thể tận dụng Edge để truy cập các ứng dụng web, thực hiện các cuộc họp trực tuyến, và quản lý các tài nguyên công ty một cách an toàn và hiệu quả. Với sự hỗ trợ từ Microsoft, Edge liên tục được cập nhật để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của môi trường kinh doanh hiện đại Đây là một phần của cam kết của Microsoft trong việc cung cấp các giải pháp công nghệ tiên tiến cho khách hàng doanh nghiệp của mình.

Google Chrome là một trình duyệt web Internet nguồn mở miễn phí được phát triển bởi Google vào ngày 11 tháng 12 năm 2008 với 43 ngôn ngữ Google Chrome hiện đang được người dùng sử dụng phổ biến nhằm mục đích truy cập thông tin có sẵn trên World Wide Web.Đồng thời, Google Chrome ngoài hỗ trợ cho nhiều hệ điều hành và nhiều nền tảng thì còn hỗ trợ các tiêu chuẩn web như CSS và HTML5 Và Google Chrome còn là một trình duyệt web đầu tiên có tính năng kết hợp cả hộp tìm kiếm và thanh địa chỉ cho người dùng trải nghiệm.

Thông thường Google Chrome dành cho những đối tượng tìm kiếm những thông tin trên trình duyệt web, ưa thích sự trải nghiệm và tìm hiểu những điều mới lạ Đồng thời người dùng còn có thể chia sẻ những thông tin bổ ích của mình đến với mọi người. a Giai đoạn đầu tiên

Lúc mới đầu, Google Chrome được phát triển ra phiên bản thử nghiệm beta đầu tiên với 43 ngôn ngữ dành cho hệ điều hành Windows được phát hành vào ngày 2 tháng 9 năm 2008 Và ngay sau khi vừa ra mắt thì Google Chrome đã nhanh chóng chiếm lĩnh được cho mình gần 1% thị trường thuộc về trình duyệt Đồng thời lúc này Google cũng cho biết sẽ phát hành ra phiên bản chính thức được chạy trên các nền tảng và các ngôn ngữ khác sẽ sớm được ra mắt sau đó. b Giai đoạn phát triển Đến tháng 6 năm 2011 thì trình duyệt Google Chrome đã trở thành một trình duyệt được phổ biến và trở nên thông dụng thứ ba trên toàn cầu Đồng thời, GoogleChrome cũng chiếm khoảng 16,5% thị phần trình duyệt web trên thế giới Tháng5/2012, Google Chrome chính thức vượt qua Internet Explorer và trở thành trình duyệt đứng ở vị trí số 1 thế giới Tính đến tháng 8/2016, Chrome đã có một thị phần toàn cầu khoảng 62% của trình duyệt web máy tính để bàn, theo thống kê của StatCounter.

Hình 4: Google Chrome tăng trưởng thị phần giai đoạn 2009 - 2018

Quá trình phát triển trong 9 năm từ 2009 đến 2018 của Google Chrome vượt trội hơn so với các trình duyệt web khác.

3.2.4 Chiến lược cạnh tranh thách thức (phân tích theo hướng 4Ps) Để đối đầu với sự thống trị của Google Chrome, Microsoft đã không ngần ngại áp dụng chiến lược cạnh tranh thách thức, tận dụng mọi lợi thế sẵn có và không ngừng đổi mới để thu hút người dùng Với vị thế là nhà phát triển hệ điều hành Windows, Microsoft đã tích hợp sẵn Edge trên hàng tỷ thiết bị, biến nó thành lựa chọn mặc định và dễ dàng kết nối với các sản phẩm khác trong hệ sinh thái Microsoft Không chỉ dừng lại ở đó, hãng còn mở rộng Edge sang các nền tảng khác như macOS, iOS và Android, đồng thời hợp tác với các nhà sản xuất phần cứng và nhà phát triển ứng dụng để mở rộng phạm vi tiếp cận Bên cạnh việc tận dụng lợi thế sẵn có, Microsoft còn chủ động đổi mới và cải tiến Edge, từ việc tích hợp công nghệ AI tiên tiến như Bing AI Chat đến việc hợp tác với các thương hiệu lớn để mang đến ưu đãi độc quyền cho người dùng Chiến lược này đã giúp Edge tăng trưởng thị phần đáng kể, chứng tỏ sự hiệu quả của việc kết hợp giữa lợi thế sẵn có và sự đổi mới không ngừng trong cuộc chiến cạnh tranh khốc liệt trên thị trường trình duyệt web.

Mục tiêu chính của chiến lược cạnh tranh thách thức của Microsoft Edge là giành lại thị phần từ Google Chrome, củng cố vị thế trên thị trường trình duyệt web và tối đa hóa lợi nhuận Để đạt được điều này, Microsoft tập trung vào việc tận dụng lợi thế sẵn có của mình, đồng thời không ngừng đổi mới và cải tiến sản phẩm, tích hợp công nghệ AI tiên tiến và hợp tác với các thương hiệu lớn để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

Chiến lược nép góc thị trường

LinkedIn là một mạng xã hội chuyên nghiệp được thành lập bởi Reid Hoffman vào năm 2003, được thiết kế dành riêng cho cộng đồng những người đi làm và muốn tìm việc Tại LinkedIn, người dùng có thể kết nối với nhau, chia sẻ kinh nghiệm, tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp và xây dựng thương hiệu cá nhân LinkedIn phát triển với tốc độ vô cùng ấn tượng, đạt 1 triệu người dùng chỉ sau hơn một năm ra mắt Và đến nay đã có hơn 1 tỷ người dùng trên hơn 200 quốc gia trên thế giới

Trên Linkedin, bạn có thể tạo cho mình một sơ yếu lý lịch online gồm đầy đủ các thông tin về trình độ học vấn, kỹ năng, kinh nghiệm làm việc, tương tự như một CV khi đi xin việc Nhiều nhà tuyển dụng hiện nay cho phép ứng viên đính kèm liên kết hồ sơ LinkedIn vào CV, và một số trang web tuyển dụng còn cho phép ứng tuyển trực tiếp qua LinkedIn Không chỉ dễ dàng trong việc kết nối, LinkedIn còn có tính năng tự động thông báo các công việc phù hợp cho ứng viên, tăng cơ hội tìm thấy công việc mơ ước mà không cần phải theo dõi hàng ngày. Đối với nhà tuyển dụng, LinkedIn là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc tìm kiếm ứng viên phù hợp Khi cần tìm kiếm hoặc sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng có thể dễ dàng tìm và xem hồ sơ trực tuyến của từng người Những nội dung về định hướng, mục tiêu cũng như các bài đăng trên trang cá nhân LinkedIn giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về ứng viên, biết ai là người phù hợp với vị trí cần tuyển, tiết kiệm thời gian và công sức trong việc sàng lọc ban đầu LinkedIn không chỉ là nơi để tìm kiếm việc làm mà còn là công cụ quan trọng cho nhà tuyển dụng Nhờ vào khả năng tìm kiếm và đánh giá hồ sơ chuyên sâu, LinkedIn giúp doanh nghiệp tìm thấy ứng viên phù hợp, mở rộng mạng lưới tuyển dụng và tăng cơ hội tìm kiếm nhân sự chất lượng.

Tháng 2/2016, Sau quá trình phân tích kỹ lưỡng nhu cầu của khách hàng cũng như các giá trị mà hai bên có thể mang lại cho nhau, cùng với sự tương đồng về bản chất dịch vụ, định hướng phát triển, Microsoft đã nhận thấy tiềm năng của LinkedIn và mua lại công ty với giá trị ấn tượng 26,2 tỷ USD

Tại trị trường Việt Nam, Linkedin thu hút hơn 7,5 triệu “thành viên” sử dụng dịch vụ của mình Ngoài ra, Linkedin còn tăng trưởng liên tục và ổn định trong việc tiếp cận khán giả tại Việt Nam khi phạm vi tiếp cận quảng cáo tiềm năng của LinkedIn đã tăng đáng kể, với 2,3 triệu người mới (+44,2%) từ đầu năm 2023 đến đầu năm

LinkedIn là một trong những mạng xã hội đầu tiên trên internet, được thành lập bởi Reid Hoffman vào năm 2002 khi ông nảy ra ý tưởng kết nối các chuyên gia từ tất cả các ngành nghề thông qua internet Năm 2003, LinkedIn chính thức ra mắt, tạo ra một mạng xã hội chuyên về kết nối và xây dựng mối quan hệ cho các chuyên gia và doanh nhân Chỉ trong vòng một năm, nền tảng này đã đạt được 1 triệu người dùng.

- Giai Đoạn Mở Rộng và Phát Triển (2005-2008)

LinkedIn giới thiệu dịch vụ đăng ký cao cấp (LinkedIn Premium) vào năm 2005, cho phép người dùng truy cập vào các tính năng và công cụ tìm kiếm nâng cao Trong giai đoạn này, LinkedIn liên tục cải tiến trải nghiệm người dùng và mở rộng cơ sở người dùng Năm 2008, LinkedIn trở thành một công ty toàn cầu với văn phòng quốc tế đầu tiên tại London và ra mắt các phiên bản tiếng Tây Ban Nha và tiếng Pháp trên trang web.

Vào năm 2009, Jeff Weiner được bổ nhiệm làm CEO và Chủ tịch LinkedIn Dưới sự lãnh đạo của Jeff, LinkedIn phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những mạng xã hội trực tuyến lớn nhất thế giới LinkedIn cung cấp tính năng tìm việc (LinkedIn Jobs) để giúp người dùng tìm kiếm việc làm phù hợp với kỹ năng và sở thích của mình Năm 2010, LinkedIn đạt 90 triệu thành viên và gần 1.000 nhân viên tại 10 văn phòng trên khắp thế giới.

- Giai Đoạn Niêm Yết Công Khai (2011-2015)

Năm 2011, LinkedIn trở thành một công ty giao dịch công khai trên Sở giao dịch chứng khoán New York Số lượng người dùng và doanh thu của LinkedIn tăng lên đáng kể sau sự kiện này Năm 2013, nền tảng đạt 225 triệu thành viên Năm 2015,LinkedIn mua lại lynda.com, một trang web học trực tuyến cung cấp hơn 13.000 khóa học về nhiều lĩnh vực, giúp các chuyên gia tăng tốc sự nghiệp và phát triển kỹ năng mới.

- Giai Đoạn Mua Lại bởi Microsoft (2016-nay)

Năm 2016, Microsoft mua lại LinkedIn với giá 26 tỷ USD, tạo ra sự kết hợp mạnh mẽ giữa hai công ty công nghệ hàng đầu Lúc bấy giờ, LinkedIn có 433 triệu thành viên và với sự hỗ trợ của Microsoft, nền tảng này tiếp tục phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng hơn 230% trong vòng 8 năm, tức là gần 30% mỗi năm - một con số vô cùng ấn tượng.

- Hiện Tại và Tương Lai

Cho đến nay, LinkedIn đã trở thành một cộng đồng có ảnh hưởng đối với các chuyên gia, doanh nhân, nhà tuyển dụng và doanh nghiệp Nền tảng này đã thay đổi cách mọi người tìm kiếm việc làm, xây dựng mạng lưới kết nối và thúc đẩy sự phát triển chuyên nghiệp Các tính năng đáng chú ý như đề xuất công việc phù hợp, tìm kiếm thông tin về ứng viên, quảng cáo việc làm và tài khoản Premium mang lại giá trị lớn cho người dùng và doanh nghiệp LinkedIn Learning cung cấp các khóa học trực tuyến để nâng cao kỹ năng và kiến thức chuyên môn, LinkedIn Jobs cung cấp nền tảng tuyển dụng cho doanh nghiệp và người tìm việc, và LinkedIn Sales Navigator hỗ trợ các chuyên gia kinh doanh trong việc tìm kiếm và xây dựng quan hệ khách hàng.

LinkedIn phục vụ các phân khúc khách hàng đa dạng thông qua mô hình kinh doanh freemium Nó cung cấp cả các gói miễn phí và các gói cao cấp với các tính năng nâng cao, mang lại sự linh hoạt và lựa chọn cho người dùng Hơn nữa, LinkedIn tạo doanh thu thông qua các dịch vụ tuyển dụng và quảng cáo Hiện Linkedin đang tập trung phục vụ cho 3 nhóm khách hàng chính đó là: người dùng, người tuyển dụng, nhà quảng cáo

Người dùng LinkedIn, chủ yếu phục vụ cho sự nghiệp và công việc, có nhu cầu rõ ràng trong việc xây dựng và thể hiện thương hiệu cá nhân của họ Họ muốn một nền tảng nơi họ có thể trình bày kỹ năng, chuyên môn, và thành tựu của mình một cách rõ ràng và chuyên nghiệp Bên cạnh đó, người dùng cũng cần một không gian để mở rộng mạng lưới quan hệ chuyên nghiệp, kết nối với đồng nghiệp, đồng nghiệp trong ngành và các cộng tác viên tiềm năng, từ đó tạo ra những mối quan hệ có giá trị Cơ hội nghề nghiệp cũng là một yếu tố quan trọng Đồng thời, họ cũng muốn tìm kiếm và tiếp cận các công việc phù hợp với kỹ năng và sở thích của họ một cách dễ dàng Hiểu được nhu cầu đó, LinkedIn đã cung cấp một môi trường lý tưởng để để người dùng thể hiện năng lực cá nhân, từ đó thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng và các đồng nghiệp trong ngành Ngoài ra LinkedIn còn hỗ trợ họ bằng cách cung cấp các tính năng tìm kiếm việc làm và thông báo công việc phù hợp, giúp họ không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nghề nghiệp nào Việc này không chỉ giúp nâng cao tầm nhìn mà còn giúp họ có được những bước tiến mới trong sự nghiệp.

Nhà tuyển dụng sử dụng LinkedIn như một công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc tìm kiếm và sàng lọc ứng viên Họ cần một nền tảng mạnh mẽ để tìm và đánh giá các ứng viên tiềm năng một cách nhanh chóng và hiệu quả Chính vì thế, LinkedIn đáp ứng nhu cầu này bằng cách cung cấp cơ sở dữ liệu rộng lớn về hồ sơ và tham chiếu chuyên môn, cho phép nhà tuyển dụng dễ dàng tìm thấy những ứng viên phù hợp với tiêu chí tuyển dụng Ngoài ra, tính năng tổ chức sự kiện ảo của LinkedIn giúp nhà tuyển dụng có thể tiến hành các buổi phỏng vấn, hội thảo trên web và gặp gỡ một-một với các ứng viên mà không cần phải gặp trực tiếp Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian và chi phí mà còn tạo ra quy trình tuyển dụng liền mạch và hiệu quả hơn Đối với nhà quảng cáo và tiếp thị, LinkedIn là một nền tảng quý giá để tiếp cận một đối tượng mục tiêu cao cấp Họ cần một môi trường nơi họ có thể tiếp cận các giám đốc điều hành cấp cao và người ra quyết định một cách chính xác và hiệu quả.

Do đó, LinkedIn đã cung cấp các công cụ quảng cáo mục tiêu, cho phép nhà quảng cáo tiếp cận đúng đối tượng với thông điệp phù hợp, từ đó giảm thiểu sự kháng cự và tăng cường hiệu quả của chiến dịch tiếp thị Bên cạnh đó LinkedIn còn là nền tảng lý tưởng cho quảng cáo B2B, nơi nhà quảng cáo có thể quảng bá sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của họ tới đối tượng khách hàng có thu nhập cao và có khả năng ra quyết định. Điều này không chỉ giúp tăng doanh số mà còn giúp xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

LinkedIn được thành lập vào thời điểm khó khăn sau vụ nổ bong bóng dotcom, khi thị trường mạng xã hội đã có hai đối thủ vô cùng mạnh là Friendster và MySpace Friendster ra mắt vào tháng 3/2003 và nhanh chóng đạt được 850,000 người dùng chỉ sau ba tháng, và 2 triệu người dùng sau bảy tháng Tại đỉnh cao, Friendster có

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Chiến lược người dẫn đầu thị trường

Product (Sản phẩm): Windows đã thành công trong việc phát triển và cung cấp nhiều phiên bản Windows khác nhau như Windows Home, Windows Pro, WindowsEnterprise, Windows Education, và Windows IoT Mỗi phiên bản được tối ưu hóa để phục vụ các đối tượng khách hàng khác nhau, từ người dùng cá nhân đến doanh nghiệp lớn và giáo dục Windows cũng liên tục cải tiến tính năng và tương thích với nhiều loại phần cứng và phần mềm, đáp ứng các nhu cầu đa dạng của người dùng. Việc hỗ trợ cho các ứng dụng desktop truyền thống, ứng dụng Universal Windows Platform (UWP), và tích hợp các dịch vụ đám mây như OneDrive cũng là điểm mạnh của sản phẩm.

Price (Giá cả): Windows đã áp dụng chiến lược định giá khác nhau cho từng phiên bản Windows, từ các phiên bản dành cho người dùng cá nhân (Windows Home) đến các phiên bản cao cấp hơn cho doanh nghiệp và tổ chức (Windows Pro, Enterprise) Chiến lược này giúp Windows tiếp cận đa dạng khách hàng và nâng cao giá trị sản phẩm thông qua tính năng và hỗ trợ phù hợp với từng nhóm người dùng.

Place (Phân phối): Windows được phân phối rộng rãi thông qua các kênh bán hàng trực tuyến qua trang web chính thức, các cửa hàng bán lẻ, và đặc biệt là qua các đối tác OEM lớn như Dell, HP, Lenovo Việc tích hợp sẵn trên các thiết bị mới giúp Windows có mặt rộng khắp và tiếp cận dễ dàng với người dùng.

Promotion (Quảng bá): Microsoft đã sử dụng nhiều phương tiện quảng cáo khác nhau như truyền hình, internet, báo chí, và mạng xã hội để quảng bá sản phẩm Windows Các chiến dịch này thường nhấn mạnh vào tính năng nổi bật và sự cải tiến của các phiên bản mới, tạo sự chú ý và thúc đẩy nhu cầu sử dụng Microsoft cung cấp các phiên bản dùng thử miễn phí và chương trình hỗ trợ khách hàng mạnh mẽ, từ hỗ trợ trực tuyến đến các trung tâm dịch vụ khách hàng toàn cầu Điều này giúp khách hàng có thể trải nghiệm sản phẩm trước khi quyết định mua và giúp giải quyết các vấn đề phát sinh nhanh chóng.

=> Tổng thể, các chiến lược cạnh tranh của Windows qua 4Ps đã phản ánh sự hiểu biết sâu sắc về thị trường và nhu cầu của khách hàng, từ đó giúp họ duy trì và mở rộng vị thế của mình trong ngành công nghệ Sự đa dạng sản phẩm, chiến lược định giá linh hoạt, phân phối rộng rãi và chiến dịch quảng bá hiệu quả đã làm nổi bật Windows trong cuộc đua cạnh tranh khốc liệt của thị trường hệ điều hành hiện nay.

4.1.2 Đề xuất giải pháp Để gia tăng hiệu quả cạnh tranh của Windows tại thị trường Việt Nam, Microsoft có thể thực hiện một số giải pháp cụ thể và cải tiến như sau: Đầu tiên , việc đầu tư vào đào tạo và hỗ trợ người dùng là cực kỳ quan trọng.

Microsoft có thể cung cấp tài liệu hướng dẫn và hỗ trợ trực tuyến bằng tiếng Việt, tổ chức các khóa đào tạo trực tiếp, và hợp tác với các trường đại học và tổ chức để nâng cao năng lực chuyên môn của người dùng và nhân viên IT địa phương.

Thứ hai, việc tùy chỉnh sản phẩm để phù hợp với nhu cầu đặc thù của thị trường

Việt Nam là cần thiết Điều này bao gồm tích hợp tính năng hỗ trợ tiếng Việt và giao diện người dùng, cùng việc tích hợp các ứng dụng và dịch vụ địa phương để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng.

Thứ ba , Microsoft nên tăng cường hoạt động quảng bá và tiếp thị, thông qua các chiến dịch quảng cáo truyền hình, truyền thông xã hội và các sự kiện tương tác với cộng đồng Họ cũng có thể hợp tác mạnh mẽ với các đối tác địa phương để đảm bảo rằng sản phẩm Windows được quảng bá một cách hiệu quả.

Thứ tư , việc tăng cường phát triển và quảng bá các giải pháp đám mây và di động là một chiến lược cần thiết Microsoft có thể cung cấp các dịch vụ lưu trữ đám mây và ứng dụng di động, đi kèm với các dịch vụ hợp nhất để phục vụ nhu cầu đa dạng của người dùng và doanh nghiệp tại Việt Nam.

Cuối cùng , Microsoft nên hợp tác chặt chẽ hơn với các đối tác địa phương, bao gồm các nhà sản xuất máy tính, phần mềm, nhà bán lẻ và các đối tác dịch vụ công nghệ thông tin Điều này giúp tối ưu hóa quá trình phân phối sản phẩm và cải thiện dịch vụ hỗ trợ tại Việt Nam.

Những nỗ lực này cùng việc liên tục cải tiến và tăng cường bảo mật sản phẩm sẽ giúp Microsoft duy trì và mở rộng sự hiện diện của Windows trong thị trường năng động và tiềm năng của Việt Nam.

Chiến lược người thách thức thị trường

Microsoft đã và đang triển khai một chiến lược marketing toàn diện để cạnh tranh với Google Chrome, tập trung vào 4 yếu tố chính: sản phẩm, giá, phân phối và quảng bá.

Sản phẩm (Product): Microsoft không ngừng cải tiến Edge, tích hợp những công nghệ mới nhất như AI, đồng thời phát triển các tính năng độc đáo và hữu ích để nâng cao trải nghiệm người dùng Điển hình là việc tích hợp Bing AI Chat, trợ lý ảo đa năng hỗ trợ tìm kiếm, soạn thảo, dịch thuật, và các tính năng quản lý tab thông minh như Tab dọc và Nhóm tab.

Giá (Price): Microsoft Edge không cạnh tranh trực tiếp với Google Chrome về giá, mà tập trung vào việc cung cấp giá trị gia tăng cho người dùng thông qua các tính năng độc đáo, chương trình khuyến mãi và hợp tác với các thương hiệu lớn Đồng thời, Microsoft cũng tập trung vào thị trường doanh nghiệp để tạo ra nguồn doanh thu thông qua bán chéo trong hệ sinh thái dịch vụ của chính Microsoft.

Phân phối (Place): Microsoft tận dụng lợi thế sẵn có của mình để phân phối

Edge rộng rãi trên nhiều nền tảng và thiết bị khác nhau Edge không chỉ được cài đặt sẵn trên hệ điều hành Windows mà còn có mặt trên macOS, iOS và Android Hãng cũng hợp tác với các đối tác để tích hợp Edge vào sản phẩm và dịch vụ của họ, mở rộng phạm vi tiếp cận người dùng.

Quảng bá (Promotion): Microsoft triển khai các chiến dịch quảng bá đa dạng và sáng tạo, tận dụng hệ sinh thái sản phẩm của mình, hợp tác với các thương hiệu lớn, và tập trung vào trải nghiệm người dùng để thu hút và giữ chân khách hàng Các chiến dịch quảng cáo tích hợp, chương trình khuyến mãi, hợp tác thương hiệu và chương trình giới thiệu đã giúp Edge tăng trưởng thị phần đáng kể.

Chiến lược marketing toàn diện này đã mang lại những thành công nhất định cho Microsoft Edge Tuy nhiên, cuộc chiến với Google Chrome vẫn còn rất dài và đầy thách thức Thị phần của Edge vẫn còn kém xa so với Chrome, đòi hỏi Microsoft phải tiếp tục nỗ lực đổi mới và thích ứng với sự thay đổi của thị trường để thu hút và giữ chân người dùng Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ AI và xu hướng quan tâm đến quyền riêng tư của người dùng, Microsoft Edge có nhiều cơ hội để tiếp tục tăng trưởng và khẳng định vị thế của mình trên thị trường trình duyệt web

4.2.2 Đề xuất Để tiếp tục thách thức sự thống trị của Google Chrome, Microsoft Edge cần tập trung vào một số chiến lược then chốt, tận dụng tối đa tiềm năng của công nghệ và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng. Đầu tư mạnh mẽ vào AI và cá nhân hóa: Edge nên tiếp tục phát triển Bing AI

Chat, mở rộng khả năng hỗ trợ người dùng trong nhiều lĩnh vực, từ học tập, làm việc đến giải trí Đồng thời, tận dụng AI để cá nhân hóa trải nghiệm duyệt web, đề xuất nội dung phù hợp với sở thích và thói quen của từng người dùng, tạo nên sự khác biệt so với các đối thủ.

Tăng cường bảo mật và quyền riêng tư: Trong bối cảnh người dùng ngày càng quan tâm đến vấn đề bảo mật trực tuyến, Edge cần tiếp tục nâng cao các tính năng bảo mật, đồng thời minh bạch và rõ ràng về cách thức thu thập và sử dụng dữ liệu người dùng Xây dựng lòng tin với người dùng là chìa khóa để Edge thu hút và giữ chân họ.

Mở rộng hệ sinh thái tiện ích mở rộng: Một hệ sinh thái tiện ích mở rộng phong phú và đa dạng sẽ giúp Edge đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dùng. Microsoft cần hợp tác chặt chẽ với các nhà phát triển, cung cấp công cụ và tài liệu hướng dẫn để khuyến khích họ tạo ra những tiện ích mở rộng chất lượng cao cho Edge.

Tăng cường tiếp cận người dùng di động: Thị trường di động ngày càng phát triển, Edge cần tối ưu hóa trải nghiệm trên các thiết bị di động, phát triển các tính năng dành riêng cho người dùng di động và đẩy mạnh quảng bá trên các cửa hàng ứng dụng di động để tiếp cận lượng lớn người dùng tiềm năng.

Tiếp tục các chiến dịch marketing sáng tạo: Microsoft cần tiếp tục tạo ra các chiến dịch quảng cáo độc đáo, sử dụng đa dạng các kênh truyền thông để tiếp cận nhiều đối tượng người dùng hơn Các thông điệp quảng cáo nên tập trung vào việc nhấn mạnh những tính năng độc đáo và lợi ích mà Edge mang lại so với các trình duyệt khác, tạo sự khác biệt và thu hút người dùng.

Bằng cách thực hiện đồng bộ các chiến lược này, Microsoft Edge có thể tiếp tục thách thức Google Chrome và khẳng định vị thế của mình trên thị trường trình duyệt web, mang đến cho người dùng những trải nghiệm duyệt web an toàn, cá nhân hóa và hiệu quả hơn.

Chiến lược người theo sau thị trường

Chiến lược "người theo sau" đã mang lại nhiều thành công cho Xbox, giúp hãng thu hẹp khoảng cách với PlayStation và đạt được những thành tựu đáng kể về tăng trưởng thị phần, nhận diện thương hiệu, lòng trung thành của khách hàng, và hiệu quả kinh doanh Tuy nhiên, chiến lược này cũng đặt ra những thách thức cho Xbox trong việc tạo ra sự đột phá, giảm sự phụ thuộc vào đối thủ và đối mặt với cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường Mặc dù đã có những cải tiến đáng kể, Xbox vẫn cần nỗ lực để vượt qua những hạn chế như việc bị coi là "bản sao" của PlayStation và thiếu sự đột phá trong sản phẩm Để duy trì đà tăng trưởng, Xbox cần tiếp tục đổi mới, tạo ra những giá trị độc đáo và không ngừng cải thiện trải nghiệm người dùng, đồng thời tìm cách giảm sự phụ thuộc vào PlayStation và xây dựng một vị thế độc lập, vững chắc trên thị trường console.

4.3.2 Đề xuất giải pháp Để tăng cường sự hiện diện tại thị trường Việt Nam, Xbox cần tập trung vào việc mở rộng và đa dạng hóa thư viện game trên Xbox Game Pass Điều này bao gồm việc đảm bảo có nhiều tựa game hấp dẫn, đặc biệt là các tựa game độc quyền của Xbox và các tựa game AAA của bên thứ ba Đồng thời, Xbox cần hợp tác với các nhà phát hành để Việt hóa nhiều tựa game hơn trên Xbox Game Pass, giúp người chơi Việt Nam dễ dàng tiếp cận và trải nghiệm Việc quảng bá mạnh mẽ Xbox Game Pass thông qua các kênh truyền thông khác nhau như mạng xã hội, báo chí, truyền hình và các sự kiện offline cũng là một yếu tố quan trọng để thu hút người dùng mới.

Bên cạnh đó, việc xây dựng cộng đồng Xbox mạnh mẽ tại Việt Nam cũng là một chiến lược quan trọng Xbox có thể tổ chức các sự kiện cộng đồng như giải đấu game, buổi giới thiệu sản phẩm mới, gặp gỡ các nhà phát triển game, để tạo sự gắn kết giữa Xbox và người chơi Việt Nam Hỗ trợ các nhóm cộng đồng Xbox tại Việt Nam bằng cách cung cấp tài nguyên, thông tin và các hoạt động hỗ trợ khác cũng là một cách hiệu quả để xây dựng cộng đồng Ngoài ra, việc tạo ra các nội dung hấp dẫn như video, bài viết, podcast, về Xbox và các tựa game trên nền tảng này cũng sẽ thu hút sự quan tâm của người chơi Việt Nam.

Việc đầu tư vào việc Việt hóa game cũng là một yếu tố quan trọng để Xbox thu hút người dùng Việt Nam Xbox cần hợp tác với các nhà phát hành game để Việt hóa các tựa game độc quyền của Xbox và các tựa game AAA của bên thứ ba Việc xây dựng một đội ngũ chuyên trách việc Việt hóa game sẽ đảm bảo chất lượng và tiến độ. Sau khi Việt hóa, Xbox cần tăng cường quảng bá các tựa game này để thu hút người chơi Việt Nam.

Cuối cùng, Xbox cần tăng cường sự hiện diện của mình tại các kênh bán lẻ ởViệt Nam Điều này có thể đạt được bằng cách mở rộng mạng lưới phân phối, hợp tác với nhiều nhà bán lẻ hơn Đào tạo nhân viên bán hàng tại các cửa hàng về sản phẩm và dịch vụ của Xbox cũng rất quan trọng để họ có thể tư vấn và hỗ trợ khách hàng tốt hơn Bên cạnh đó, việc thiết kế không gian trưng bày sản phẩm Xbox tại các cửa hàng một cách hấp dẫn và chuyên nghiệp sẽ thu hút sự chú ý của khách hàng và tạo ấn tượng tốt về thương hiệu.

Chiến lược nép góc thị trường

Với sự đúng đắn và hợp lý trong việc sử dụng chiến lược cạnh tranh của mình, LinkedIn đã đạt được cột mốc ấn tượng với hơn 67 triệu công ty, doanh nghiệp và 1 tỷ người dùng trên toàn cầu, phủ sóng tại hơn 200 quốc gia (LinkedIn, 2024) Doanh thu năm 2023 đạt 15 tỷ USD (Statista, 2023), với tốc độ tăng trưởng hằng năm khoảng 10%, chiếm 7.1% doanh thu của tập đoàn Microsoft.

Sự thành công của Linkedin càng ấn tượng hơn sau khi họ nhận được sự hỗ trợ khi gia nhập vào tập đoàn Microsoft, LinkedIn đã tăng gấp đôi số lượng thành viên và khẳng định mình là mạng xã hội toàn cầu hàng đầu cho công việc Từ góc độ kinh doanh, LinkedIn đang tăng trưởng doanh thu đều đặn, họ đã tăng trưởng 500% trong 8 năm qua (2016-2024) Từ quan điểm của nhà đầu tư, hiện nay LinkedIn đóng góp 222 tỷ USD vào vốn hóa thị trường của Microsoft và tiếp tục tăng trưởng.

Thành công ấn tượng này của LinkedIn là kết quả của chiến lược nép góc thị trường, chuyên môn hóa sản phẩm để phục vụ nhu cầu cụ thể của một nhóm khách hàng nhỏ, bao gồm những người có nhu cầu tìm việc và các công ty tuyển dụng Ngoài ra, sự hợp tác chặt chẽ giữa Microsoft và LinkedIn đã đóng góp rất lớn vào thành công này Microsoft đã hỗ trợ LinkedIn trong việc tích hợp trí tuệ nhân tạo và các công nghệ tiên tiến vào nền tảng, giúp nâng cao trải nghiệm người dùng và duy trì vị thế cạnh tranh của LinkedIn trên thị trường.

4.4.2 Thách thức và giải pháp

LinkedIn đã rất thành công trong việc sử dụng chiến lược nép góc thị trường và đạt được nhiều thành tựu đáng kể Tuy nhiên, họ vẫn gặp một vài thách thức về số lượng người sử dụng hàng tháng Mặc dù có tới hơn 1 tỷ người đã biết đến và từng sử dụng LinkedIn chỉ có hơn 300 triệu người sử dụng mạng xã hội này hàng tháng Điều đó đặt ra nhiều thách thức cho LinkedIn trong việc thu hút thêm người dùng hàng tháng.

Hình 25:Biểu đồ về số lượng người dùng mỗi tháng của Linkedin và các mạng xã hội khác

(The business of app, 2024) Để khắc phục vấn đề về số lượng người dùng hàng tháng, LinkedIn cần thực hiện một số giải pháp cụ thể Trước hết, cải thiện trải nghiệm người dùng là yếu tố then chốt Việc tối ưu hóa giao diện người dùng (UI), nâng cao chất lượng ứng dụng di động và cải thiện tốc độ tải trang sẽ giúp người dùng cảm thấy thoải mái và tiện lợi hơn khi sử dụng LinkedIn Giao diện cần phải trực quan, dễ sử dụng và phù hợp với các xu hướng thiết kế hiện đại Nâng cao chất lượng ứng dụng di động đảm bảo rằng người dùng có thể truy cập LinkedIn một cách tiện lợi và mượt mà bất kể họ sử dụng thiết bị nào Cải thiện tốc độ tải trang cũng giúp giảm thiểu thời gian chờ đợi và tăng sự hài lòng của người dùng Bằng cách tạo ra một trải nghiệm liền mạch và dễ chịu,LinkedIn sẽ khuyến khích người dùng truy cập thường xuyên hơn và dành nhiều thời gian hơn trên nền tảng Tiếp theo, để giữ chân người dùng hiện tại và thu hút người dùng mới, LinkedIn cần đa dạng hóa nội dung trên nền tảng của mình Việc mở rộng các loại nội dung không chỉ giới hạn ở bài viết chuyên sâu về công việc mà còn bao gồm cả nội dung giải trí, học tập và chia sẻ kinh nghiệm Video, podcast, infographic và các bài viết từ chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau sẽ giúp làm phong phú trải nghiệm người dùng LinkedIn cũng có thể tận dụng LinkedIn Learning để cung cấp các khóa học trực tuyến, giúp người dùng nâng cao kỹ năng và kiến thức Nội dung phong phú và đa dạng sẽ không chỉ giữ chân người dùng hiện tại mà còn thu hút thêm người dùng mới, tăng cường sự tương tác và thời gian sử dụng nền tảng.

Cuối cùng, tăng cường tương tác cộng đồng là một giải pháp quan trọng để giúp người dùng thấy được giá trị của việc xây dựng mối quan hệ chuyên nghiệp trênLinkedIn Tổ chức các sự kiện trực tuyến như hội thảo, webinar và nhóm thảo luận chuyên ngành sẽ tạo cơ hội cho người dùng kết nối và chia sẻ kinh nghiệm LinkedIn cũng có thể phát triển các chương trình mentoring, nơi các chuyên gia có thể hướng dẫn và hỗ trợ những người mới bắt đầu trong ngành Các hoạt động này không chỉ tăng cường sự gắn kết giữa các thành viên trong cộng đồng mà còn tạo ra một môi trường học tập và phát triển chuyên nghiệp Bằng cách này, LinkedIn sẽ không chỉ giữ chân người dùng hiện tại mà còn thu hút thêm nhiều người dùng mới, giúp tăng cường số lượng người dùng hàng tháng và củng cố vị thế của mình trên thị trường.

CÂU HỎI ÔN TẬP

A Là kế hoạch chi tiết về cách thức hoạt động của một doanh nghiệp.

B Là một tập hợp các quy tắc mà nhân viên phải tuân theo.

C Là kế hoạch hành động ngắn hạn và dài hạn của một doanh nghiệp nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ.

D Là tuyên bố sứ mệnh của một doanh nghiệp.

Câu 2: Công ty B là nhà sản xuất smartphone mới nổi, có nguồn lực tài chính dồi dào B quyết định tung ra sản phẩm với giá thành rẻ hơn so với sản phẩm của A, đồng thời tập trung vào phân khúc khách hàng bình dân và các thị trường mới nổi Hỏi: Chiến lược cạnh tranh của công ty B là gì?

A Chiến lược cạnh tranh dẫn đầu

B Chiến lược cạnh tranh thách thức

C Chiến lược cạnh tranh theo sau

D Chiến lược cạnh tranh nép góc

Câu 3: Chiến lược định giá của Windows nhắm đến mục tiêu nào sau đây?

A Cạnh tranh trực tiếp về giá cả với macOS

B Định vị sản phẩm là sự lựa chọn cao cấp cho người dùng cá nhân

C Phân phối miễn phí cho các tổ chức giáo dục

D Thúc đẩy ứng dụng trên nền tảng đám mây

Câu 4: Windows phát triển và cung cấp các phiên bản khác nhau như Windows Home, Windows Pro, và Windows Enterprise nhằm mục đích gì?

A Đáp ứng nhu cầu của người dùng cá nhân và doanh nghiệp

B Tối ưu hóa tính năng bảo mật

C Giảm chi phí sản xuất

D Tăng cường khả năng chạy ứng dụng di động

Câu 5: Đâu là một trong những lý do chính giúp Microsoft Edge tăng trưởng thị phần?

A Sự sụp đổ của Internet Explorer

B.Tích hợp công nghệ AI như Bing AI Chat

C Microsoft mua lại Google Chrome

Câu 6: Microsoft đã áp dụng chiến lược cạnh tranh nào để đối đầu với Google Chrome?

A.Chiến lược thị trường ngách.

B.Chiến lược khác biệt hóa.

Câu7: Đâu là một trong những lợi thế cạnh tranh lớn nhất của Xbox so với PlayStation?

A Độc quyền nhiều tựa game AAA hơn

B Giá máy console cao hơn

C Khả năng tương thích ngược vượt trội

D Dịch vụ trực tuyến PlayStation Plus hấp dẫn hơn

Câu 8: Xbox Game Pass được xem là một vũ khí lợi hại của Xbox trong cuộc chiến console Xbox đã áp dụng chiến lược:

D Người dẫn đầu thị trường

Câu 9: Microsoft mua lại Linkedin vào năm nào?

Câu 10: Ứng dụng để phục vụ cho giải pháp bán hàng của Linkedin tên là gì?

Ngày đăng: 24/07/2024, 14:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ - đề tài thực trạng chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp microsoft
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ (Trang 4)
Bảng 1: Các phiên bản của hệ điều hành Windows - đề tài thực trạng chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp microsoft
Bảng 1 Các phiên bản của hệ điều hành Windows (Trang 22)
Bảng 2: : Ưu và nhược điểm của hệ điều hành Windows - đề tài thực trạng chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp microsoft
Bảng 2 : Ưu và nhược điểm của hệ điều hành Windows (Trang 23)
Bảng 3:Sự khác nhau giữa Windows và macoS - đề tài thực trạng chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp microsoft
Bảng 3 Sự khác nhau giữa Windows và macoS (Trang 26)
Bảng 4: Các đối thủ cạnh tranh của Windows - đề tài thực trạng chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp microsoft
Bảng 4 Các đối thủ cạnh tranh của Windows (Trang 30)
Bảng 5: Bảng so sánh giữa Xbox, Playstation và Nintendo Switch - đề tài thực trạng chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp microsoft
Bảng 5 Bảng so sánh giữa Xbox, Playstation và Nintendo Switch (Trang 54)
Bảng   tin   cải   thiện - đề tài thực trạng chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp microsoft
ng tin cải thiện (Trang 65)
Bảng 6: Đối thủ cạnh tranh hiện tại - đề tài thực trạng chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp microsoft
Bảng 6 Đối thủ cạnh tranh hiện tại (Trang 68)
w