CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT Luật HNGĐ 1959 (Bắc: 13/1/1960, Nam: 25/3/1977): Ko thừa nhận tài sản riêng của vợ chồng (Đ15): tài sản có trong giai đoạn luật này có hiệu lực nếu ko có thỏa thuận khác thì đc xác định là tài sản chung - Luật đặt ra nguyên tắc hôn nhân 1 vợ, 1 chồng (Đ3,5), cấm lấy vợ lẽ => Những TH nhiều vợ nhiều chồng trước luật này vẫn được công nhận Luật HNGĐ 1986 và 2000 - Luật HNGĐ 1986 (3/1/1987) ko đặt ra nghĩa vụ đăng ký kết hôn minh bạch. Những trường hợp sống chung như vợ chồng trước ngày 1/1/2001 có thể được công nhận là vợ chồng (HN thực tế theo NQ 35/2000 và TTLT 01/2001) - Điều 11 Luật HNGĐ 2000 (1/1/2001) chính thức đặt ra nghĩa vụ đăng kí kết hôn, có chế tài xử lí nam nữ sống chung như vợ chồng thì ko được công nhận quan hệ vợ chồng Luật HNGĐ 2014: Từ 1/1/2015 trở đi, việc xác lập quan hệ HNGĐ (kết hôn, nhận con nuôi, khai sinh,...) thì áp dụng Luật HNGĐ 2014 và Luật Hộ tịch. Còn giải quyết tranh chấp phát sinh thì áp dụng Luật HNGĐ 2014 và Luật TTDS.
Trang 1CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT
Luật HNGĐ 1959 (Bắc: 13/1/1960, Nam: 25/3/1977): Ko thừa nhận tài sản riêng của vợ chồng
(Đ15): tài sản có trong giai đoạn luật này có hiệu lực nếu ko có thỏa thuận khác thì đc xác định là tàisản chung
- Luật đặt ra nguyên tắc hôn nhân 1 vợ, 1 chồng (Đ3,5), cấm lấy vợ lẽ => Những TH nhiều vợnhiều chồng trước luật này vẫn được công nhận
Luật HNGĐ 2014: Từ 1/1/2015 trở đi, việc xác lập quan hệ HNGĐ (kết hôn, nhận con nuôi, khai
sinh, ) thì áp dụng Luật HNGĐ 2014 và Luật Hộ tịch Còn giải quyết tranh chấp phát sinh thì áp
dụng Luật HNGĐ 2014 và Luật TTDS
* Đối với quan hệ HNGĐ trước 1/1/2015 nhưng phát sinh tranh chấp sau 1/1/2015 thì:
- Xác định tính hợp pháp của quan hệ theo các luật đang có hiệu lực tại thời điểm quan hệ phát sinh
- Giải quyết tranh chấp yêu cầu thì áp dụng Luật HNGĐ 2014 và Luật TTDS
CHƯƠNG II: KẾT HÔN
I) ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN
- Độ tuổi (điểm a k1 Đ8 HNGĐ 2014 và k1 Đ2 TTLT 01/2016): nam từ đủ 20 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổitrở lên (dựa vào ngày sinh) Khác với Luật HNGĐ cũ là “từ” và “từ đủ” “Từ” là 17 tuổi 1 ngày còn
“từ đủ” là 18 tuổi
- Sự tự nguyện (điểm b k1 Đ8 HNGĐ 2014): cùng có mặt kí chứng nhận kết hôn và sổ hộ tịch
- Người ko mất năng lực hành vi dân sự (điểm c k1 Đ8 HNGĐ 2014, Điều 22 BLDS 2015): bảođảm sự tự nguyện, trách nhiệm chủ thể kết hôn, sự lành mạnh nòi giống
- Ko thuộc các TH cấm kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng: Điểm a,b,c,d khoản 2 Điều 5
* Xác định người đang có vợ, có chồng (khoản 4 Điều 2 TTLT 01/2016)
- Ko thừa nhận hôn nhân đồng giới (khoản 2 Điều 8 Luật HNGĐ 2014)
- Đã xác định lại giới tính, đã chuyển đổi giới tính có quyền thay đổi hộ tịch, quyền kết hôn (Đ37BLDS 2015)
II ĐĂNG KÍ KẾT HÔN
1 Quyền - nghĩa vụ đăng ký (Điều 9 HNGĐ)
2 Thẩm quyền (luật hộ tịch)
* Đăng kí kết hôn ko có yếu tố nước ngoài (Đ17, 53 LHT)
Công dân VN - Công dân VN tại VN (K1 Đ7 luật
hộ tịch)
UBND cấp xã nơi 1 trong 2 bên cư trú(thường trú, tạm trú)
Trang 2CDVN – CDVN đang học tập và lao động tại nc
Công dân VN – CD nước láng giềng UBND xã nơi CDVN thường trú (k1 Đ18 NĐ 123/2015)NNN – NNN cư trú tại VN UBND cấp huyện nơi cư trú của 1 trong 2 bên (k2 Đ37
LHT)CDVN – NNN; CDVN – CDVN (1
hoặc cả 2 định cư ở NN, kết hôn ở
VN)
UBND cấp huyện nơi cư trú của công dân VN (k1 Đ37Luật Hộ tịch)
CDVN – NNN; CDVN – CDVN (cả
hai định cư và kết hôn ở NN)
CQ đại diện của VN tại NN
*Lưu ý: Định cư được hiểu là việc 1 công dân, gia đình hoặc 1 cộng đồng cư dân dịch chuyển tới 1
khu vực khác sinh sống, làm việc, lao động và học tập tại đó trong 1 thời gian dài, ko có ý định thayđổi nơi cư trú và ko có dự định chuyển tới nơi khác Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địađiểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi ko có đơn vị hànhchính cấp xã (sau đây gọi chung là đơn vị hành chính cấp xã) (khoản 2 Điều 2 Luật cư trú 2020)
3 Nghi thức, thủ tục (Điều 18 LHT 2014; khoản 1,2 Đ2 NĐ 123/2015 (ko có yếu tố nước ngoài +
tại VN); k1 Đ2 TT 04/2020)
- Hồ sơ: + Xuất trình CCCD/ Hộ chiếu/ Giấy tờ khác có ảnh
+ Nộp tờ khai đăng kí kết hôn và bản chính xác nhận tình trạng hôn nhân
- Đăng kí: nam nữ kí Chứng nhận kết hôn/ Sổ ĐKKH
*Note: - Nếu vi phạm về điều kiện kết hôn => kết hôn trái PL => Huỷ kết hôn trái PL
- Nếu vi phạm về đăng ký kết hôn => ko công nhận quan hệ vợ chồng
- Nếu vi phạm cả hai => ko công nhận quan hệ vợ chồng
III HỦY KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT VÀ KO CÔNG NHẬN QUAN HỆ VỢ CHỒNG 1) Hủy kết hôn trái pháp luật
a) Khái niệm kết hôn trái pháp luật (khoản 6 Điều 3 Luật HNGĐ 2014)
- Đặc điểm: Đảm bảo điều kiện hình thức (đăng ký KH) và vi phạm điều kiện nội dung (điều kiệnKH)
- Nhận định: Tảo hôn luôn là kết hôn trái pháp luật => Sai vì đây là việc sống chung như vợ chồng,tuy nhiên tảo hôn là ko đủ tuổi nên ko thể đăng ký kết hôn => Ko tồn tại kết hôn trái PL
b) Giải pháp xử lí kết hôn trái pháp luật
- Xử lí hành chính (NĐ 82/2020/NĐ-CP)
- Xử lí hình sự: áp dụng khi đã xử lí hành chính mà còn tái phạm (Đ181, 182, 183, 184 BLHS
2015)
- Xử lí dân sự
Trang 3+ Căn cứ: vi phạm 1 trong các điều kiện cho phép kết hôn và cấm kết hôn (khoản 1 Điều 8 LuậtHNGĐ 2014; điểm a, b, c, d khoản 2 Điều 5)
+ Chủ thể yêu cầu: (Điều 10 Luật HNGĐ 2014)
- Vi phạm tự nguyện: người bị cưỡng ép, bị lừa dối tự mình hoặc thông qua cá nhân, tổ chức
- Vi phạm các trường hợp khác:
Trực tiếp yêu cầu: vợ, chồng, cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác;
Cơ quan quản lí nhà nước về gia đình, trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ
Gián tiếp yêu cầu: cá nhân, cơ quan tổ chức khác thông qua cơ quan tổ chức
+ Thẩm quyền giải quyết (k1 Đ11 HNGĐ 2014; k1 Đ29, điểm g k2 Đ39, điểm b k2 Đ40 BLTTDS2015): TAND: Nơi ĐKKH trái pháp luật hoặc Nơi cư trú của 1 trong 2 bên người kết hôn trái phápluật
+ Xử lí cụ thể (án lệ 53/2022 ngày 7/9/2022; Điều 10, 11, 12 Luật HNGĐ 2014): Có thể ko huỷ hônnếu tại thời điểm yêu cầu yếu tố cản trở hôn nhân đi qua, mục đích hôn nhân đạt được
c) Hủy hôn và hậu quả pháp lý (khoản 3 Điều 11, Điều 12 Luật HNGĐ 2014)
+ Thời điểm giải quyết yêu cầu hủy hôn
- Vẫn còn vi phạm điều kiện kết hôn (Trừ các ngoại lệ ở phần d)
- Ko còn vi phạm ĐKKH nhưng ko yêu cầu công nhận hôn nhân hoặc ko yêu cầu li hôn
+ Hậu quả
- Quan hệ nhân thân: phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng
- Quyền lợi con chung: giải quyết như li hôn (Điều 12, 81 - 84 Luật HNGĐ 2014)
- Quan hệ tài sản (tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng): giải quyết theo Điều 16 Luật HNGĐ 2014
d) Các ngoại lệ ko hủy hôn (cho ly hôn/ cho đoàn tụ)
Nhóm 1: Thừa nhận hôn nhân (k2 Đ11, k5 Đ2 HNGĐ 2014; Đ3, 4 TTLT 01/2016): Thời điểm
giải quyết: ko còn vi phạm điều kiện kết hôn và cùng yêu cầu công nhận hôn nhân => Quyết địnhcông nhận hôn nhân (thời kì hôn nhân là thời điểm đủ điều kiện kết hôn)
Ví dụ: A, B là vợ chồng Năm 2016, A và C kết hôn Ngày 25/1/2018, bản án của Tòa tuyên xử A, B
li hôn có hiệu lực Năm 2020, theo yêu cầu của Hội liên hiệp phụ nữ, Tòa giải quyết hủy việc kết hôn giữa A, C Tại phiên họp, A, C yêu cầu công nhận hôn nhân -> Tòa công nhận, thời kì hôn nhân của
A và C là 25/1/2018
Nhóm 2: Giải quyết ly hôn (k2 Đ11, k5 Đ2 Luật HNGĐ 2014; Điều 3, 4 TTLT 01/2016): Thời
điểm giải quyết: ko còn vi phạm điều kiện kết hôn và cả 2 đều yêu cầu ly hôn hoặc 1 bên yêu cầu lyhôn còn 1 bên yêu cầu công nhận hôn nhân -> Quyết định việc ly hôn
- Quyền lợi con: giải quyết theo quy định khi cha mẹ ly hôn (Điều 81 - 84 HNGĐ 2014)
- Tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng: Điều 16 HNGĐ 2014 (giai đoạn chưa đủ điều kiện kết hôn), Điều
59 HNGĐ 2014 (từ khi đủ điều kiện kết hôn - giải quyết ly hôn)
Nhóm 3: Thời điểm giải quyết vẫn còn vi phạm điều kiện kết hôn
- Nhiều vợ nhiều chồng trước 13/1/1960 ở miền Bắc hoặc trước 25/3/1977 ở miền Nam
- Cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc từ 20/7/1954- 25/3/1977 (Thông tư 60/TATC năm 1978)
- Vi phạm song phương (vi phạm điều kiện KH và đăng ký KH) -> ko công nhận quan hệ vợ chồng(khoản 3, 4 Điều 3 TTLT 01/2016) => giải quyết theo hướng vi phạm về hình thức (ko được áp dụngngoại lệ)
* Xử lí vi phạm kết hôn đơn lẻ
Trang 4Vi phạm nội dung: hủy kết hôn trái pháp luật (trừ các trường hợp ngoại lệ đã nêu ở trên)
Vi phạm hình thức: Xác định hôn nhân ko có giá trị pháp lý => Ko công nhận quan hệ vợ chồng(trừ hôn nhân thực tế)
2) Ko công nhận quan hệ vợ chồng
a) Căn cứ ko công nhận quan hệ vợ chồng
+ Nam nữ sống chung như vợ chồng mà ko đăng kí kết hôn (k1 Đ9, k2 Đ53 HNGĐ 2014)
- Sống chung như vợ chồng từ 1/1/2001 trở đi
- Sống chung như vợ chồng từ 3/1/1987 đến trước 1/1/2001 đủ điều kiện kết hôn nhưng ko đăng
kí kết hôn từ sau 1/1/2003 trở đi
+ Đăng kí kết hôn tại cơ quan ko có thẩm quyền (ko cần biết có vi phạm điều kiện kết hôn ko):khoản 3 Điều 3 TTLT 01/2016
+ Ko đăng ký kết hôn + vi phạm điều kiện kết hôn: khoản 4 Điều 3 TTLT 01/2016
* Ngoại lệ: Công nhận quan hệ vợ chồng dù ko đăng kí kết hôn (hôn nhân thực tế) khi: (Mục 1
TT 01/2001, khoản 2 Điều 44 NĐ 123/2015; Án lệ 41/2021)
- Đáp ứng đủ điều kiện kết hôn (luật 1959)
- Thoả dấu hiệu tại điểm d Mục 2 TT 01/2001: Có tổ chức cưới/ Gia đình chấp thuận/ Cộng đồngchứng kiến/ Cùng xây dựng gia đình
- Sống chung liên tục, ổn định và ko gián đoạn
TH1: Trước 3/1/1987: khuyến khích ĐKKH vô thời hạn => Dù đăng ký hay ko vẫn được công
nhận là vợ chồng nếu thoả 3 điều kiện trên, thời kỳ hôn nhân: ngày sống chung
TH2: Từ 3/1/1987 đến trước 1/1/2001: nghĩa vụ ĐKKH đến hết 1/1/2003
- Trong hạn mà chưa/ có đăng kí thì vẫn công nhận với thời kì hôn nhân: ngày sống chung
- Làm thủ tục đúng hạn nhưng giải quyết trễ (đăng kí đến hết 8/2004): công nhận như trong hạn
- Đăng kí ngoài hạn: thời kì hôn nhân tính từ ngày đăng kí
- Ko đăng kí: ko công nhận hôn nhân
b) Hậu quả của Sống chung như vợ chồng/ Quyết định ko công nhận quan hệ vợ chồng
- Quan hệ nhân thân: Ko công nhận quan hệ vợ chồng (Đ14; k2 Đ53 HNGĐ 2014; k3, 4 Đ3 TTLT01/2016)
- Quan hệ tài sản: như hủy hôn (Điều 14, 16 HNGĐ 2014)
- Quyền lợi con chung: như quan hệ cha, mẹ, con (Điều 14, 14, 68-87 HNGĐ 2014)
CHƯƠNG III: QUAN HỆ PHÁP LUẬT GIỮA VỢ VÀ CHỒNG
I) KHÁI NIỆM
Nam kết hôn/Sống chung như VC → nữ -> Vợ chồng{quyền , nghĩa vụ nhânthân quyền , nghĩa vụ tài sản
II) QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ VỀ NHÂN THÂN
- Mang tính riêng tư (Điều 19 Luật HNGĐ): Chung thủy; Chăm sóc, giúp đỡ; Sống chung (Điều 43BLDS 2015)
- Mang tính chung (Điều 17, 18, 20-23 Luật HNGĐ): Bình đẳng (Điều 39 BLDS 2015); Lựa chọnnơi cư trú; Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 34 BLDS 2015); Tôn trọng tự do tín ngưỡng,tôn giáo; Học tập, làm việc, tham gia hoạt động chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội
Trang 5III) QUAN HỆ ĐẠI DIỆN GIỮA VỢ, CHỒNG (Điều 24-27, 32, 36)
- Đại diện theo ủy quyền (khoản 2 Điều 24 Luật HNGĐ 2014)
- Đại diện theo pháp luật (khoản 3 Điều 24 Luật HNGĐ 2014)
+ Vợ, chồng mất NLHVDS: Chồng, vợ của họ là người đại diện nếu đủ điều kiện giám hộ (trừtrường hợp ly hôn)
+ Vợ, chồng bị hạn chế NLHVDS: Chồng, vợ của họ là người đại diện nếu được Tòa chỉ định (trừtrường hợp theo quy định của pháp luật, người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liênquan)
+ Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi: Bên còn lại là người đại diện nếu được Tòachỉ định làm người giám hộ -> đại diện (Điều 23 BLDS 2015, Điều 376-380 BLTTDS)
- Đại diện đương nhiên
+ Trong quan hệ kinh doanh: bên trực tiếp kinh doanh là người đại diện theo Điều 25, 36 LuậtHNGĐ 2014
+ Trong giao dịch liên quan đến tài khoản ngân hàng; tài khoản chứng khoán; động sản ko phảiđăng kí quyền sở hữu, quyền sử dụng thì người đứng tên, người đang chiếm hữu tài sản là người đạidiện theo Điều 32 Luật HNGĐ 2014
+ Đại diện trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu/ quyền sử dụng chỉ ghi tên vợ/ chồng:Điều 26
+ Trách nhiệm liên đới: Điều 27
IV) QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ VỀ TÀI SẢN
1 Chế độ tài sản của vợ, chồng (2)
+ Nguyên tắc chung (Điều 29,30,31,32 HNGĐ 2014): Áp dụng ko phụ thuộc vào chế độ TS vợ
chồng lựa chọn
- Đảm bảo quyền bình đẳng của vợ, chồng
- Đảm bảo lợi ích chung của gia đình
- Đảm bảo quyền lợi của người thứ ba ngay tình
(Luật 1959 chỉ có 1 CĐTS theo luật định và chỉ thừa nhận khối tài sản duy nhất- TS chung của vợ chồng; Luật HNGĐ 1986, 2000 cũng có 1 CĐTS theo luật định và thừa nhận 3 khối TS: TS chung của vợ, TS riêng của vợ, TS riêng của chồng)
Đến luật 2014 đã có 2 chế độ tài sản:
+ Chế độ tài sản của vợ, chồng theo thỏa thuận (Điều 47 Luật HNGĐ): Phải được lập trước khi kếthôn, bằng hình thức văn bản có công chứng, chứng thực Nội dung cần có: Điều 48 Có hiệu lực kể từthời điểm đăng ký kết hôn Có thể sửa đổi bổ sung: Điều 49
+ Chế độ tài sản của vợ, chồng theo luật định (Điều 7 NĐ 126/2014, khoản 2 Điều 48 Luật HNGĐ)
- Ko lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận
- Có thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ, chồng nhưng thỏa thuận: + Bị tuyên bố vô hiệu (Điều50) + Còn vấn đề chưa được thỏa thuận + Thỏa thuận ko rõ ràng
2 Tài sản chung của vợ, chồng
a) Xác định tài sản chung (Điều 33 Luật HNGĐ 2014; Điều 9 NĐ 126/2014; Điều 228 - 233
BLDS 2015)
- Tính chất tài sản: sở hữu chung hợp nhất có thể chia được (tài sản của vợ, chồng gồm tài sản chung và tài sản riêng, trong tài sản chung được chia thành tài sản chung hợp nhất và tài sản chung
Trang 6theo phần, tài sản chung hợp nhất gồm 2 loại là tài sản chung hợp nhất có thể chia được và tài sản chung hợp nhất ko chia được)
- Căn cứ xác định: thời kì hôn nhân (Nếu ĐKKH đúng PL thì TKHN đc tính từ khi ĐKKH; nếu là hôn nhân thực tế thì TKHN đc tính từ thời điểm sống chung; nếu có ĐKKH mà trái PL nhưng đc Toà
án công nhận là vợ chồng thì TKHN là thời điểm các bên đã đủ điều kiện kết hôn)
- Nguyên tắc xác định: Suy đoán pháp lý
b) Nguồn tài sản chung (Điều 33 Luật HNGĐ 2014):
- Thu nhập hợp pháp: do vợ, chồng tạo ra từ lao động, sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát
sinh từ tài sản chung, tài sản riêng (nếu hoa lợi lợi tức phát sinh trên tài sản riêng của 2 bên vợ chồng trước thời điểm phân chia TS chung thì là của chung; còn nếu nó phát sinh sau thời điểm phân chia TS chung thì là của riêng)
- Quyền sử dụng đất có sau khi kết hôn
- Thu nhập hợp pháp khác (Điều 9 NĐ 126/2014): tiền trúng số, tiền thưởng, tiền trợ cấp (trừ trợcấp ưu đãi người có công, quyền tài sản khác gắn với nhân thân), tài sản xác lập theo Điều 228-233BLDS 2015
- Tài sản được thừa kế chung (di chúc), được tặng cho chung (dựa vào ý thức chủ quan của CSH,trang sức ngày cưới đeo cổ cô dâu nếu cho chung thì là của chung)
- Tài sản mà vợ, chồng thỏa thuận là tài sản chung
- Căn cứ vào suy đoán pháp lý: TS mà vợ, chồng không chứng minh được là tài sản riêng khi cótranh chấp
c) Đăng kí quyền tài sản chung (Điều 34 Luật HNGĐ 2014, Điều 12 NĐ 126/2014)
- Tài sản chung phải đăng kí: quyền sử dụng đất, động sản phải đăng kí như Giấy chứng nhậnquyền sở hữu, quyền sử dụng ghi tên 2 vợ chồng (trừ thỏa thuận khác)
- Giao dịch đối với tài sản chung mà Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng chỉ ghi tên 1
bên vợ hoặc chồng phải đảm bảo quy định về đại diện (Điều 26 Luật HNGĐ 2014) => Muốn c/m nó tài sản riêng thì phải c/m nguồn gốc của nó là của riêng, nếu ko dù ai đứng tên đi nữa thì cũng đều
là của chung
d) Chế độ pháp lý đối với tài sản chung (Điều 35 Luật HNGĐ 2014, Điều 13 NĐ 126/2014)
- Thỏa thuận chiếm hữu, sử dụng, định đoạt
- Định đoạt tài sản chung bằng văn bản, phải có sự đồng ý của 2 vợ chồng nếu là: Bất động sản,
động sản phải đăng kí, tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình (Nếu thiếu ý chí của một bên => có quyền yêu cầu Toà tuyên giao dịch vô hiệu)
e) Chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân
- Phương thức chia: + Thủ tục hành chính: vợ, chồng thỏa thuận bằng văn bản (Điều 38 HNGĐ2014)
+ Thủ tục tư pháp: Tòa giải quyết (Điều 59 HNGĐ 2014)
- Chia tài sản vô hiệu (Đ42): + Ảnh hưởng người trọng lợi ích của gia đình, của con
+ Trốn tránh trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản
- Hậu quả pháp lý: Quan hệ vợ chồng tiếp tục tồn tại (Điều 40 Luật HNGĐ 2014, Điều 14 NĐ126/2014)
Tài sản riêng Tài sản chung
Trang 7Phần tài sản được chia Tài sản chung còn lại ko chia
Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng sau khi
chia nếu ko có thỏa thuận khác (phải được ghi nhận
trong văn bản chia tài sản, chia bằng hình thức nào)
Thu nhập hợp pháp, thu nhập hợp pháp khác
Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng khác
nếu ko có thỏa thuận khác
Tài sản có từ việc khai thác tài sản riêng mà
ko xác định được là thu nhập do lao động, sảnxuất, kinh doanh hay hoa lợi, lợi tức phát sinh
từ tài sản riêng đóNhận định: Lợi tức phát sinh trong thời kì hôn nhân thì xác định là tài sản chung?
Sai vì căn cứ vào khoản 1 Điều 40 Luật HNGĐ 2014, khi lợi tức phát sinh trong thời kì hôn nhân
mà chưa chia thì là tài sản chung theo Điều 30 Luật HNGĐ 2014 Còn nếu đã chia rồi theo Điều 40Luật HNGĐ 2014 và Điều 14 NĐ 126/2014 thì là của riêng nếu ko có thỏa thuận khác
Ví dụ: Chồng có tài sản riêng (căn nhà) trong hôn nhân, cho thuê 20tr/tháng Nếu đã chia tài sản thìlợi tức là của chồng theo Điều 14 NĐ 126/2014 -> lợi tức trừ tài sản khác
3 Tài sản riêng của vợ, chồng (Điều 43 Luật HNGĐ 2014; Điều 10, 11 NĐ 126/2014)
* Bao gồm những tài sản: - Có trước khi kết hôn
- Được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kì hôn nhân
- Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng
- Được chia trong thời kì hôn nhân và hoa lợi, lợi tức từ tài sản được chia hoặc từ tài sản riêng khácsau khi chia tài sản chung
- Tài sản hình thành từ tài sản riêng
- Tài sản riêng khác của vợ, chồng theo pháp luật (Điều 11 NĐ 126/2014)
a) Chế độ pháp lý đối với tài sản riêng (Điều 44, 46 Luật HNGĐ 2014)
- Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng (Ngoại lệ: Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng là nguồn sống duy nhất của gia đình => Việc định đoạt phải có sự đồng ý của bên còn lại)
- Nhập tài sản riêng vào tài sản chung: Theo thoả thuận (Pháp luật quy định hình thức giao dịch đốivới tài sản thì thoả thuận phải đảm bảo hình thức đó)
b) Quan hệ thừa kế giữa vợ, chồng (khoản 1, 2 Điều 66 Luật HNGĐ 2014; Điều 610, 644, 651
BLDS 2015)
- Thừa kế theo di chúc: theo ý chí của chồng, vợ để lại di sản
- Thừa kế theo pháp luật: vợ, chồng thuộc hàng thừa kế thứ nhất của nhau
- Thừa kế ko phụ thuộc vào nội dung di chúc: ⅔ suất của 1 người thừa kế theo pháp luật
Lưu ý: Hưởng thừa kế các trường hợp đặc biệt
- Khoản 1 Điều 655 BLDS 2015: vợ, chồng đã chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân
- Khoản 2 Điều 655 BLDS 2015: vợ chồng ly hôn nhưng chưa được giải quyết hoặc đã được giảiquyết nhưng bản án chưa có hiệu lực
- Khoản 3 Điều 655 BLDS 2015: Đang là vợ, chồng của 1 người tại thời điểm người đó chết (dù sau
đó đã kết hôn với người khác)
- NQ 01/2003, NQ 02/1990: Nhiều chồng, nhiều vợ hoặc Chưa ĐKKH
Trang 8* Những trường hợp chấp nhận nhiều chồng, nhiều vợ
- Đa thê, đa phu trước Luật 1959 -> Thừa kế hàng thứ 1
- Cán bộ, bộ đội VN tập kết ra Bắc (TT 60/1978)
- Có hôn nhân 1, tiếp có hôn nhân 2 => Toà án giải quyết hôn nhân 2 và đương nhiên hôn nhân 1 đcthừa nhận
4 Cấp dưỡng giữa vợ và chồng (Điều 115 Luật 2014)
- Điều kiện phát sinh: 1 bên túng thiếu + yêu cầu và bên còn lại có khả năng thực tế
- Căn cứ chấm dứt: Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn; 1 trong 2 bên chết
CHƯƠNG IV: QUAN HỆ GIỮA CHA, MẸ VÀ CON
I) QUAN HỆ CHA, MẸ VÀ CON PHÁT SINH DO SỰ KIỆN SINH ĐẺ
1 Xác định con chung của vợ, chồng (Điều 88 Luật HNGĐ 2014, Điều 16 TT 04/2020)
- Căn cứ xác định: thời kì hôn nhân
- Nguyên tắc xác định: suy đoán pháp lý
- Hình thức xác định: Điều 101 HNGĐ 2014 và luật hộ tịch về khai sinh
a) Con sinh ra trong thời kì hôn nhân:
- Mang thai + sinh trong TKHN
- Thụ thai trước TKHN + sinh trong TKHN
b) Thụ thai trong TKHN (sinh ra khi hôn nhân chấm dứt trong hạn 300 ngày)
- Nếu chồng sống: Suy đoán pháp lý
- Nếu chống chết: Xác định bằng con đường tư pháp
c) Sinh ra trước khi kết hôn được cha, mẹ thừa nhận
Hình thức xác định (Điều 101 Luật 2014 và pháp luật về Hộ tịch về khai sinh)
2 Xác định con khi cha, mẹ ko có hôn nhân (Điều 89-91 Luật 2014)
- Nguyên tắc xác định: quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Hình thức xác định: Thủ tục hành chính/ tư pháp theo yêu cầu
+ Con sinh khi cha, mẹ ko có hôn nhân
+ Quyền yêu cầu xác định cha, mẹ
+ Quyền yêu cầu xác định con/ ko là con
* Thẩm quyền xác định cha, mẹ và con: Thủ tục hành chính (Điều 101 luật HNGĐ 2014; Điều
24,25 Luật hộ tịch; Điều 14 TT04/2020)
- Điều kiện: Không có tranh chấp và các bên còn sống
- Thẩm quyền: Cơ quan đăng ký về hộ tịch – UBND
- Chứng cứ: Điều 14 TT 04/2020
* Thẩm quyền xác định cha, mẹ và con: Thủ tục tư pháp (Điều 101, khoản 2 Điều 88, Điều 89,
Điều 92, khoản 5 Điều 97, Điều 99 Luật 2014 và khoản 4 Điều 28, khoản 10 Điều 29 BLTTDS)
- Điều kiện: Có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con hoặc người có yêucầu xác định cha, mẹ, con đã chết
- Thẩm quyền: TAND - Nguyên tắc suy đoán cha theo TT số 15 ngày 27/9/1974 – TATC
3 Xác định con sinh ra bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ (Điều 93-100 Luật
2014, NĐ 10/2015)
Trang 9- Gồm 2 phương pháp: Hỗ trợ sinh sản: thụ tinh ống nghiệm, thụ tinh nhân tạo và Mang thai hộ vì
mục đích nhân đạo Điều 94 Luật 2014
- Xác định cha, mẹ:
+ Vợ sinh con bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản: xác định cha mẹ con theo Điều 88 Luật 2014
(con sinh bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản: ko phát sinh quyền, nghĩa vụ cha, mẹ, con giữa người cho tinh trùng, noãn, phôi với trẻ được sinh ra)
+ Phụ nữ độc thân sinh con bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản: Người này là mẹ của trẻ: Điều 93 + Con sinh ra do mang thai hộ: Con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ: Điều 94
II) QUAN HỆ CHA, MẸ, CON PHÁT SINH DO NUÔI DƯỠNG
1 Khái niệm, mục đích, nguyên tắc (Điều 2-5 Luật nuôi con nuôi 2010)
- Xác lập quan hệ cha, mẹ, con vì lợi ích 2 bên
- Chỉ cho làm con nuôi của người nước ngoài khi ko thể tìm gia đình thay thế trong nước
Lưu ý: Ưu tiên theo thứ tự: Họ hàng (quan hệ bàng hệ) => Người VN sinh sống ổn định tại VN => Người nc ngoài sinh sống ổn định tại VN => Người VN sinh sống ở nc ngoài => Người nc ngoài sinh sống ở nc ngoài
2 Điều kiện nhận nuôi con nuôi
a) Với người được nhận làm con nuôi (Điều 8 Luật nuôi con nuôi)
- Tuổi: Trẻ em dưới 16 tuổi hoặc Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi: Người nhận là cô, dì, cậu, chú,bác ruột, mẹ kế, cha dượng
- Hạn chế: 1 người chỉ được làm con nuôi của 1 người độc thân hoặc của cả 2 người là vợ chồng b) Với người nhận con nuôi (Điều 14 Luật nuôi con nuôi)
- NLHVDS đầy đủ
- Hơn con nuôi 20 tuổi trở lên
- Có sức khỏe, kinh tế, chỗ ở
- Tư cách đạo đức tốt
- Ko thuộc trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d khoản 2 Điều 14 Luật nuôi con nuôi
c) Ý chí trong việc nhận con nuôi (Điều 21 Luật nuôi con nuôi)
Hệ quả pháp lý của Chứng nhận/ Quyết định nhận nuôi con nuôi (Điều 24 Luật nuôi con nuôi, Điều
78 Luật 2014)
3 Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi (Điều 25 Luật nuôi con nuôi)
- Cha, mẹ nuôi - con nuôi tự nguyện
- Con nuôi vi phạm pháp luật (bị kết án tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh
dự hoặc Tội ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc phá tán tài sản của cha mẹ nuôi)
- Cha mẹ nuôi vi phạm pháp luật (bị kết án tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc Tội ngược đãi, hành hạ con nuôi)
- Vi phạm 1 trong 7 hành vi bị cấm tại Điều 13 Luật nuôi con nuôi
+ Chủ thể yêu cầu (Điều 26 Luật nuôi con nuôi)
+ Thẩm quyền Tòa án chấm dứt: TAND (Điều 10 Luật nuôi con nuôi)
+ Hệ quả pháp lý: Điều 27 Luật nuôi con nuôi
Trang 10Câu hỏi: Cơ quan đăng kí hộ tịch giải quyết gì? Các cơ quan đăng kí hộ tịch theo Điều 7 Luật Hộ
tịch có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp
lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư
Ví dụ 1: Năm 2012: A và B ly hôn, B nuôi con đẻ là C, A cấp dưỡng nuôi C Năm 2013: B và D kết hôn, D nhận C làm con nuôi Sau đó, B và D ly hôn, B nuôi C và D cấp dưỡng nuôi C Năm 2015:
B và K kết hôn, K nhận C làm con nuôi được ko? Giải quyết như thế nào?
Vì quan hệ con nuôi đang tồn tại nên ko thể xác lập quan hệ con nuôi giữa C và K Vì C trước đó
đã được D nhận là con nuôi Dù cho B và D đã ly hôn thì quyền và nghĩa vụ giữa quan hệ nuôi con nuôi C-D ko chấm dứt
Ví dụ 2: 2012: B độc thân nhận C làm con nuôi; 2013: B và D kết hôn Vậy D có thể nhận C làm
con nuôi ko?
D có thể nhận C làm con nuôi bình thường để dễ dàng cho đời sống hôn nhân Nếu địa phương lo lắng vi phạm Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010 thì có thể gửi giấy đến Tòa hoặc Cục Hộ tịch
III) QUAN HỆ CHA, MẸ, CON PHÁT SINH DO SỐNG CHUNG
- Cha dượng, mẹ kế => Con riêng vợ, chồng
- Cha mẹ chồng (vợ) => Con dâu, rể
CHƯƠNG V: CHẤM DỨT HÔN NHÂN
I) CHẤM DỨT HÔN NHÂN DO VỢ, CHỒNG CHẾT
1) Thời điểm chấm dứt hôn nhân (Điều 65-67 HNGĐ, Điều 71 BLDS)
- Chết tự nhiên Thời điểm chết → Giấy chứng tử
- Chết pháp lý Ngày chết ghi trênbản án , quyết địnhcó hiệulực → Phán quyết có hiệu lực (Điều 81BLDS)
2) Khôi phục hôn nhân (Điều 67 luật HNGĐ, Điều 73 BLDS): Đủ 3 yếu tố TH chết pháp lý
- Có quyết định huỷ bỏ tuyên bố chết
- Bên còn sống chưa kết hôn với người khác
- Chưa có phán quyết (có hiệu lực) cho các bên ly hôn theo khoản 2 Điều 56
3) Khôi phục tài sản – Điều kiện: Khi HN khôi phục (k2 Điều 67)
- Khôi phục: Từ thời điểm phán quyết huỷ bỏ quyết định tuyên bố chết có hiệu lực
- Ko khôi phục: Chia như khi ly hôn (Điều 59-64)
II) CHẤM DỨT HÔN NHÂN DO LY HÔN
1) Khái niệm ly hôn (khoản 14 Điều 3 HNGĐ)
2) Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn (k1,2 Đ51 HNGĐ; Đ39 BLDS 2015; k4 Đ85 BLTTDS
2015)
- Nguyên tắc: Vợ chồng hoặc 1 bên vợ/ 1 bên chồng trực tiếp thực hiện quyền yêu cầu
- Ngoại lệ: Qua người đại diện (cha, mẹ, người thân thích khác) khi có căn cứ tại k2 Điều 51 (kophải đại diện theo PL, ko phải ly hôn theo uỷ quyền)
- Phân biệt k2 Điều 24: Vợ, chồng mất NLHVDS – bên còn lại yêu cầu ly hôn: Căn cứ quy định vềngười giám hộ, Toà chỉ định người khác đại diện để giải quyết ly hôn
3) Hạn chế quyền yêu cầu ly hôn (K3 Điều 51): Chồng ko có quyền yêu cầu ly hôn trong TH vợ
đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi (vợ đơn phương yêu cầu ly hôn thì đc).
Trang 11Thực tiễn: điểm 1 K1 Điều 192 BLTTDS – NQ 02/2000: Sau 1 năm từ khi bị bác ly hôn mới cóquyền yêu cầu ly hôn lại
4) Căn cứ giải quyết yêu cầu ly hôn:
Căn cứ 1: Thuận tình ly hôn (Điều 55 HNGĐ, K4 Điều 397 BLTTDS)
- Thực sự tự nguyện ly hôn + Thoả thuận đc về chia tài sản, con chung + Đảm bảo lợi ích chínhđáng của vợ con
Căn cứ 2: Hành vi bạo lực GĐ, vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ (k1,3 Điều 56)
- Tình trạng HN trầm trọng - Đời sống chung ko thể kéo dài - Mục đích hôn nhân ko đạt được
- Sức khoẻ, tính mạng, tinh thần nạn nhân bị bạo hành ảnh hưởng nghiêm trọng
Căn cứ 3: Quyết định tuyên bố 1 bên vợ, chồng mất tích (k2 Điều 56)
- Căn cứ tuyên mất tích: Điều 68 BLDS - Thủ tục: 387-390 BLTTDS 2015
5) Các TH ly hôn
a) Thuận tình ly hôn (Việc ly hôn)
* Giải quyết thuận tình ly hôn: Thủ tục tố tụng Điều 55 HNGĐ; Điều 396,397 BLTTDS
- Cả hai yêu cầu (ký trên đơn) - Thoả thuận đc việc chia TS chung, quyền lợi vợ con
- Việc DS: nguyên tắc vẫn hoà giải đoàn tụ vợ chồng (ko hoà giải về TS, con) – Điều 29 BLTTDS
- TA quyết định: + Đình chỉ giải quyết: Khi hoà giải đoàn tụ thành
+ Công nhận thủ tục ly hôn và sự thoả thuận đủ căn cứ
b) Đơn phương ly hôn
TH1: Ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ, chồng (k1 Điều 56) (Vụ án ly hôn)
* Giải quyết yêu cầu ly hôn đơn phương: (Điều 56 HNGĐ; K1 Điều 28 BLTTDS 2015) => Thủ tục
tố tụng: Là vụ án ly hôn, nguyên tắc phải hoà giải (Điều 205 BLTTDS), trừ: vụ án ko hoà giải đc(Điều 207 BLTTDS)
TH1: Hoà giải thành:
- Hoà giải đoàn tụ vợ chồng thành: QĐ đình chỉ giải quyết vụ án theo Điều 217 BLTTDS
- Hoà giải đoàn tụ ko thành nhưng thoả thuận đc về hôn nhân, con, TS: QĐ công nhận sự thoả thuận(Đ212 BLTTDS)
TH2: Hoà giải ko thành: Quyết định đưa vụ án ra xét xử
TH2: Ly hôn theo yêu cầu của vợ, chồng của người bị tuyên mất tích
- Đây là vụ án ly hôn ko thể hoà giải
- Quyết định tuyên bố vợ hoặc chồng mất tích của Toà án ko là căn cứ pháp lý làm chấm dứt quan
hệ vợ chồng vì theo k2 Điều 56 HNGĐ thì khi vợ hoặc chồng của người bị Toà tuyên bố mất tích xin
ly hôn thì Toà án mới giải quyết cho ly hôn Mặt khác theo Điều 57, phán quyết cho ly hôn có hiệulực pháp luật là cơ sở của quan hệ vợ chồng chấm dứt
TH3: Ly hôn theo yêu cầu của người thứ ba (đại diện ly hôn) k3 Điều 56, k2 Điều 51 HNGĐ
6) Hậu quả pháp lý khi ly hôn
a) Quan hệ nhân thân giữa vợ, chồng
- Thời điểm chấm dứt: Thời điểm BA/QĐ có hiệu lực (k1 Điều 57)
+ Hiệu lực của QĐ công nhân sự thoả thuận của đương sự (giải quyết toàn bộ vụ án do hoà giảithành): Điều 213 BLTTDS
Trang 12+ QĐ thuận tình ly hôn có hiệu lực ngay lập tức: Điều 371 BLTTDS (vì các bên đã giải quyết, đồngthuận được mọi quan hệ phát sinh về HN, TS, con cái)
+ BA cho ly hôn có hiệu lực sau 15 ngày từ ngày Toà tuyên án đối với đương sự có mặt tại Toàhoặc từ ngày Toà án niêm yết, tống đạt án đến tay đương sự trong những TH có lý do chính đáng:Điều 271, 273, 282 BLTTDS
b) Quan hệ tài sản
* Nguyên tắc chung (Điều 59,60 HNGĐ; Điều 7 TTLT 01/2016)
- Tôn trọng quyền thoả thuận chia TS của vợ chồng khi ly hôn (k1 Điều 59), Toà ko can thiệp
- Nguyên tắc giải quyết khi ko thoả thuận được + có yêu cầu: Theo thoả thuận trước KH hoặc theoluật định (k2 Điều 59-64)
- Bảo vệ quyền lợi người thứ ba + Giải quyết yêu cầu tuyên bố TS vô hiệu đồng thời với chia TS
+ Giải quyết nghĩa vụ TS của vợ chồng với người thứ ba khi ly hôn/sau ly hôn
* Giải quyết TS riêng (k2 Điều 59 HNGĐ)
- TS riêng đưa vào sử dụng chung còn/ ko còn => Trích trả chủ sở hữu (TSR sử dụng hết rồi thì ko
đc đòi lại)
- TS riêng trộn lẫn, sáp nhập bởi TS chung => Trích thanh toán cho bên kia nếu có yêu cầu
* Giải quyết TS chung: (k2 Điều 59 HNGĐ; k4 Điều 7 TTLT 01/2016) nguyên tắc chia đôi có tínhcác yếu tố:
- Hoàn cảnh gia đình của vợ, chồng - Công sức đóng góp - Quyền lợi trong sản xuất, nghề nghiệp
- Lỗi - Chia = hiện vật/ giá trị - Quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con
* Giải quyết TS của VC trong 1 sô TH đặc biệt: - Giải quyết tài sản của vợ chồng trong khối tài sảnchung của gia đình: Điều 61 - Chia QSD đất: Điều 62 - Quyền lưu cứ đối với nhà là tài sản riêng:Điều 63 - Giải quyết tài sản chung đưa vào kinh doanh
c) Giải quyết quyền lợi con chung (ko phân biệt con đẻ, con nuôi)
* Nhóm con là đối tượng được giải quyết quyền lợi: - Chưa thành niên: Mọi TH
- Đã thành niên: Mất NLHVDS hoặc ko có khả năng lao động hoặc ko có TS để tự nuôi mình
* Xác định bên nuôi con: Điều 58,81 HNGĐ: - Vì quyền lợi mọi mặt của con - Xét nguyện vọngcủa con từ đủ 7 tuổi trở lên - Con dưới 36 tuổi ưu tiên giao mẹ nuôi
Án lệ số 54/2022: Mẹ bỏ đi khi con còn nhỏ, ko quan tâm chăm sóc con + Cha nuôi dưỡng controng điều kiện tốt, con đã quen môi trường sống
* Nghĩa vụ - quyền của người ko nuôi con:
- Cấp dưỡng nuôi con (Điều 82,110,116,177): Nghĩa vụ của bên ko trực tiếp nuôi con (trừ THngười đc giao nuôi con ko yêu cầu và xét họ đủ khả năng); Phương thức: định kỳ tháng, quý, năm/lần
- Thăm nom con (k2,3 Điều 82): Là quyền + nghĩa vụ của bên ko trực tiếp nuôi con nhưng ko đclạm dụng để gây cản trở/ gây ảnh hưởng xấu đến việc nuôi con Chế tài dân sự, hành chính: Hạn chếquyền chăm non
- Yêu cầu thay đổi người nuôi con (Điều 84):
+ Chủ thể yêu cầu: - Cá nhân: Cha, mẹ, người thân thích (k19 Đ3)
- Cơ quan, tổ chức: Cơ quan QLNN về gia đình, về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ
Trang 13+ Điều kiện yêu cầu: - Thoả thuận vì lợi ích của con - Người trực tiếp nuôi con ko còn đảm bảoquyền lợi mọi mặt của con - Xét nguyện vọng con từ đủ 7 tuổi trở lên
PHẦN NHẬN ĐỊNH:
1) Người đang là bố chồng và con dâu thì ko có quyền kết hôn Đúng vì nếu kết hôn thì vi phạm
chế độ 1 vợ 1 chồng vì con dâu đã có chồng rồi (điểm c khoản 2 Điều 5)
2) Luật ko cấm kết hôn giữa những người đã từng là bố chồng và con dâu Sai vi họ đã từng tồn
tại quan hệ bố chồng với con dâu (điểm d khoản 2 Điều 5)
3) Người bị bệnh tâm thần vẫn có quyền kết hôn Đúng vì vẫn được đăng ký kết hôn khi chưa có
quyết định của Toà án là người đó mất năng lực hành vi dân sự (có yêu cầu giám định của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan)
4) Con đẻ và con nuôi có quyền kết hôn Đúng vì căn cứ vào điểm d khoản 2 Điều 5 và khoản
17,18 Điều 3 thì con nuôi và con đẻ ko thuộc vào những người cùng dòng máu trực hệ và những người có phạm vi 3 đời nên pháp luật ko cấm
5) Các bên nam nữ khi kết hôn có vi phạm một trong các điều kiện kết hôn là kết hôn trái PL
Sai vì câu nhận định ko đề cập đến việc đã đăng ký kết hôn ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay chưa để xác định họ có quan hệ vợ chồng chưa Khi vừa vi phạm điều kiện kết hôn, vừa đăng ký sai thẩm quyền thì ko gọi là kết hôn trái PL mà là ko công nhận quan hệ vợ chồng
6) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định huỷ kết hôn trái PL Sai, vì ko phải trong mọi trường hợp đều có quyền yêu cầu VD: điểm b khoản 2 Điều 10
HNGĐ 2014, vi phạm về sự tự nguyện (lừa dối, cưỡng ép) thì chỉ có người trong cuộc mới có quyền yêu cầu thôi
7) Việc kết hôn ko thể uỷ quyền cho người khác Đúng vì uỷ quyền kết hôn dĩ nhiên là ko được
Tại khoản 1 Điều 18 luật hộ tịch 2014, yêu cầu phải buộc có mặt khi đăng ký kết hôn
8) Con đẻ luôn được xác định là cùng huyết thống với cha mẹ Sai vì có 3 TH con đẻ gồm: Con
chung của vợ chồng (Đ88 HNGĐ + Đ16 thông tư 04/2020) Con sinh do phương pháp hỗ trợ sinh sản bằng thụ tinh nhân tạo hay thụ tinh trong ống nghiệm (Đ93) Con sinh do mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (Đ94)
9) Chỉ trong trường hợp có tranh chấp thì việc xác định cha mẹ cho con mới thuộc thẩm quyền của Tòa án Sai căn cứ vào khoản 2 Điều 101 luật HNGĐ 2014, có trường hợp người được
xác định là cha mẹ con đã chết (có thể là ngoài hôn nhân hoặc trong hôn nhân), phải giải quyết bằng thủ tục tư pháp của Tòa án (nhiều khi phải khai quật tử thi, giám định ADN chỉ có cơ quan tư pháp, Tòa án mới có quyền ra quyết định) dù ko có tranh chấp
10) Khi một bên vợ chồng bị tòa tuyên bố chết trở về mà bên còn lại chưa kết hôn với người khác thì hôn nhân của họ đương nhiên khôi phục Sai vì muốn hôn nhân khôi phục thì cần đáp
ứng đủ 3 điều kiện: Có quyết định hủy bỏ tuyên bố chết + bên còn sống chưa kết hôn với người khác + chưa có phán quyết (có hiệu lực) cho các đơn ly hôn theo khoản 2 điều 56
11) Khi người vợ đang có thai, nuôi, sinh con dưới 12 tháng tuổi thì vợ, chồng ko có quyền yêu cầu ly hôn Sai chỉ hạn chế ly hôn với người chồng, người chồng ko có quyền yêu cầu ly hôn trong
trường hợp vợ đang có thai, sinh con hay đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi Thực tiễn xét xử: Điểm 1khoản 1 Điều 192 BLTTDS - NQ 02/2000 Sau 1 năm bị bác ly hôn mới có quyền yêu cầu ly hôn lại
12) Khi người vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi vì vợ chồng được quyền yêu cầu ly hôn Sai vì theo k3 Điều 51 HNGĐ, chồng ko có quyền yêu cầu ly hôn (nếu
Trang 14thuận tình ly hôn thì họ cũng từ chối vì đã thể hiện ý chí người chồng), người vợ có thể đơn phương
ly hôn để bảo vể sức khoả sinh sản và dưới 12 tháng tuổi chứ ko phải 36 tháng tuổi
13) Chỉ có trẻ em mới có thể được nhận làm con nuôi Sai vì trẻ em là người dưới 16 tuổi theo
Đ1 Luật trẻ em, mà theo quy định tại k2 Đ8 luật nuôi con nuôi thì trong trường hợp trẻ từ 16 đến 18 tuổi cx thuộc các trường hợp được cha mẹ kế hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận nuôi thì vẫn có thể làm con nuôi
14) Người chưa thành niên đương nhiên được nhận làm con nuôi nếu thỏa mãn các điều kiện
Sai vì người đã thành niên là người đủ 18 tuổi, người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi Mà người từ 16 đến 18 tuổi ko đương nhiên được trở thành con nuôi, họ chỉ trở thành con nuôi khi đáp ứng đk quy định tại khoản 2 điều 8 luật nuôi con nuôi
15) Người đồng giới sống chung cũng có quyền nhận trẻ em làm con nuôi chung
Sai vì căn cứ vào k3 Đ8 luật nuôi con nuôi, một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc cả hai vợ chồng, có nghĩa là chỉ có thể nhận nuôi chung khi là vợ chồng mà theo k2 Đ8 HNGĐ 2014 thì hôn nhân đồng giới ko được công nhận vợ chồng nên ko thể nhận nuôi con
17) Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ chồng nếu đưa vào sử dụng chung thì khi định đoạt phải
có sự thỏa thuận của cả hai vợ chồng Sai Tài sản riêng thì người chủ tài sản là người sở hữu thì
người đó về nguyên tắc sẽ có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình Theo khoản 1 Điều 44 HNGĐ 2014, nếu đưa căn nhà vào sử dụng chung thì cả 2 vợ chồng đều có quyền định đoạt nếu thuộc trường hợp tại Điều 31: Nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng Chủ sở hữu có thể định đoạt nhưng phải đảm bảo chỗ ở cho 2 vợ chồng Vậy nếu chủ sở hữu đảm bảo được chỗ ở cho 2 vợ chồng thì ko cần sự thoả thuận của cả hai
18) Trong thời kỳ hôn nhân vợ, chồng có thể áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận thay cho
chế độ tài sản theo luật định (luật HNGĐ 2014 quy định 2 loại chế độ tài sản của vợ chồng: Theo
thỏa thuận và theo luật định: trước tkhn ko có thoả thuận, có thỏa thuận nhưng trong thời kỳ hôn nhân) Sai vì căn cứ theo Điều 47 luật HNGĐ 2014 về thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng
chỉ được lập trước thời kỳ hôn nhân chứ ko phải trong thời kỳ hôn nhân Nếu trước khi kết hôn mà kothoả thuận thì ko thể áp dụng
Văn bản thỏa thuận trước hôn nhân có phải luôn được áp dụng ko? Ko vì nếu thoả thuận đó bị tuyên
vô hiệu, thỏa thuận ko rõ ràng Thoả thuận nếu được bổ sung thì theo Điều 17
19) Trường hợp áp dụng chế độ tài sản luật định thì lợi tức có trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng Sai vì cho dù hai vợ chồng yêu cầu Tòa án giải quyết thì sau khi chia hoa
lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng là tài sản riêng Như vậy, ko phải mọi trường hợp lợi tức có trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung mà sau khi chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân thì lợi tức phát sinh từ tài sản riêng là tài sản riêng theo k1 Đ40 luật HNGĐ 2014
20) Nam, nữ chưa đăng ký kết hôn có thể hưởng di sản thừa kế theo pháp luật của nhau khi một trong hai bên chết Nam, nữ chưa đăng ký kết hôn thì vẫn có thể được công nhận là vợ chồng
trong trường hợp hôn nhân thực tế (4 yếu tố) Vợ chồng có thể hưởng di sản thừa kế theo pháp luật của nhau khi một trong hai bên chết nên nhận định đúng
Trang 1521) Trong một số trường hợp vợ, chồng định đoạt tài sản riêng của mình phải có sự đồng ý của bên còn lại Đúng vì k1 Đ44, vợ chồng có quyền chiếm hữu sử dụng định đoạt tài sản riêng của
mình trừ ngoại lệ là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình Nhưng khi bán tài sản đó rồi (tức là bên còn lại đồng ý cho bán rồi) thì tiền bán mang về vẫn là tài sản riêng (khoản 4 Điều 44) Sự đồng ý này chỉ đảm bảo lợi ích chung của gia đình
22) Việc định đoạt tài sản chung của vợ, chồng đều phải có sự đồng ý của hai vợ chồng Sai vì
ko phải khi định đoạt mọi loại tài sản chung đều phải có sự đồng ý của 2 vợ chồng (k1 Đ13 NĐ 126, k2 Đ37 HNGĐ)
23) Con chung của vợ chồng phải cùng huyết thống với cha Sai Đ88 HNGĐ 2014, nguyên tắc
xác định cha mẹ con là nguyên tắc suy đoán pháp lý: Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân sẽ là con chung của vợ chồng mà ko cần xem xét đến việc có cùng huyết thống với cha hay ko K1 Đ88 nêu ra
3 căn cứ xác định con chung:
- Sinh ra trong thời kỳ hôn nhân - Có thai trong thời kỳ hôn nhân và sinh ra sau khi hôn nhân chấm dứt (thỏa mãn đk sau 300 ngày hôn nhân chấm dứt) - Con sinh ra trước khi đăng ký kết hôn nhưng phải được cha mẹ thừa nhận Vì vậy, ko phải mọi trường hợp con chung của vợ chồng phải cùng huyết thống với cha
24) Người có điều kiện về kinh tế mới được nhận nuôi con nuôi Sai K3 Đ14 luật nuôi con nuôi
có trường hợp ngoại lệ là cha dượng mẹ kế nhận con riêng làm con nuôi thì loại trừ quy định tại điểmb,c k1 Đ14
25) Con dâu, con rể với cha mẹ chồng, cha mẹ vợ phát sinh mọi quyền và nghĩa vụ nhân thân
và tài sản khi các bên sống chung Sai Đ80 HNGĐ 2014 chỉ nhắc tới các quyền và nghĩa vụ tôn
trọng, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau theo Đ69,70,71,72 thôi
26) Anh chị chỉ có nghĩa vụ nuôi dưỡng em chưa thành niên khi em ko còn cha mẹ Sai Đ105
HNGĐ 2014
27) Cô, dì, chú bác ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên ko có khả năng lao động, ko có tài sản để tự nuôi mình Sai vì Điều 106 HNGĐ 2014
28) Giải quyết ly hôn phải thông qua thủ tục hoà giải Sai vì theo quy định của Luật hôn nhân và
gia đình năm 2014, khi giải quyết ly hôn sẽ có 02 hình thức hòa giải:
+ Thứ nhất, thủ tục hòa giải ở cơ sở (hòa giải diễn ra trước khi nộp đơn yêu cầu ly hôn) ở Điều 52: Hòa giải ở cấp cơ sở không phải là thủ tục bắt buộc phải thực hiện trước khi nộp đơn yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn Việc hòa giải ở cấp cơ sở khi ly hôn chỉ mang tính chất khuyến khích để hàn gắn quan hệ 02 bên
+ Thứ hai, hòa giải tại Tòa án (hòa giải trong khi chờ đưa vụ án ra xét xử sau khi vụ án đã được thụ lý) ở Điều 54: hòa giải tại Tòa án là thủ tục bắt buộc cần thực hiện khi giải quyết vụ án ly hôn Thủ tục hòa giải tại tòa án này được thực hiện trong giai đoạn trong khi chờ đưa vụ án ra xét xử sau khi vụ
án đã được thụ lý
Theo Điều 207 BLTTDS, có 04 trường hợp sau đây, vụ án ly hôn sẽ không tiến hành hòa giải được:
- Người bị yêu cầu ly hôn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình vắng mặt khi Tòa triệu tập hợp lệ đến lần thứ 02;
- Vợ chồng không thể tham gia hòa giải vì lý do chính đáng; - Vợ hoặc chồng là người mất năng lựchành vi dân sự; - Một trong hai vợ chồng đề nghị không tiến hành hòa giải
29) Vợ hoặc chồng là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ họ gây ra thì cha, mẹ, người thân thích khác của họ với tư cách là người đại diện – có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn