1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề môn Luật môi trường + Đáp án chi tiết

19 13 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề môn Luật môi trường + Đáp án chi tiết
Chuyên ngành Luật môi trường
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 28,09 KB

Nội dung

Tổng hợp đề môn Luật môi trường các năm tại trường đại học luật TPHCM kèm đáp án chi tiết VD: ĐỀ HS44A 1. Kế hoạch phát triển ngành quy mô quốc gia là đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược. Nhận định sai Cơ sở pháp lý: Điều 25 Luật BVMT 2020 Theo Luật BVMT 2020 thì chỉ những trường hợp quy định tại Điều 25 Luật BVMT 2020 thì mới phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược. Trong đó, các đối tượng quy định tại Điều 25 Luật BVMT không bao gồm kế hoạch phát triển ngành quy mô quốc gia nên kế hoạch này không phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược

Trang 1

ĐỀ HS44A

1 Kế hoạch phát triển ngành quy mô quốc gia là đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược.

Nhận định sai

Cơ sở pháp lý: Điều 25 Luật BVMT 2020

Theo Luật BVMT 2020 thì chỉ những trường hợp quy định tại Điều 25 Luật BVMT 2020 thì mới phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược Trong đó, các đối tượng quy định tại Điều 25 Luật BVMT không bao gồm kế hoạch phát triển ngành quy

mô quốc gia nên kế hoạch này không phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược

2 Tất cả các dự án đầu tư nhóm I quy định tại Luật BVMT đều phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường.

Nhận định sai

CSPL: khoản 3 Điều 28 Luật BVMT, khoản 9 Điều 168 NĐ 08/2022

Theo các quy định trên, các dự án đầu tư thuộc nhóm I quy định tại Khoản 3 Điều 28 LBVMT đã được cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước ngày Nghị định 08/2022 có hiệu lực thi hành với kết quả thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung hoặc đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường trong thời gian 24 tháng trước ngày Nghị định 08/2022 có hiệu lực thi hành thì không phải thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường

3 Chỉ có cơ sở được cấp giấy phép môi trường có chức năng xử lý chất thải nguy hại phù hợp với loại chất thải cần vận chuyển mới được phép vận chuyển chất thải nguy hại.

Nhận định sai

CSPL: điểm a khoản 4 Điều 83 LBVMT

Không phải chỉ có cơ sở được cấp giấy phép môi trường có chức năng xử lý chất thải nguy hại phù hợp với loại chất thải cần vận chuyển mới được phép vận chuyển chất thải nguy hại Theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 83 LBVMT thì chủ nguồn thải chất thải nguy hại có phương tiện, thiết bị phù hợp đáp ứng yêu cầu kỹ

Trang 2

thuật, quy trình quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường cũng được phép vận chuyển chất thải nguy hại

Như vậy, …

4 Nhu cầu sử dụng và khả năng thay thế các chất ODS là căn cứ duy nhất để các quốc gia thành viên của Công ước Vienna cắt giảm từ từ và đi đến loại bỏ hoàn toàn các chất gây suy giảm tầng ozon.

Nhận định sai

Ngoài căn cứ nhu cầu sử dụng và khả năng thay thế các chất ODS để các quốc gia thành viên của Công ước Vienna cắt giảm tử tử và đi đến loại bỏ hoàn toàn các chất gây suy giảm tầng ozon thì vẫn còn căn cứ vào mức độ nguy hiểm đối với tầng ozon đối với từng chất ODS và căn cứ vào trình độ phát triển của các quốc gia thành viên

Theo Công ước Viên, có 3 căn cứ cắt giảm và loại bỏ hoàn toàn việc sản xuất

và tiêu thụ các chất ODS, bao gồm:

+ Căn cứ vào mức độ nguy hiểm đối với tầng ozon đối với từng chất ODS + Căn cứ vào nhu cầu sử dụng và khả năng thay thế của từng chất

+ Căn cứ vào trình độ phát triển của các quốc gia thành viên

Câu 2 ( 5 điểm):

Công ty cổ phần HS lập dự án đầu tư phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng Với quy

mô dự kiến, chủ dự án đánh giá năng phát sinh nhiều loại chất thải như: chất thải nguy hại như đầu thái, PCBs (Polychlorinated Biphenyls), amiing, chì, chất phóng xạ, tiềm

ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; 4000m3/ ngày đêm nước thải Hãy giải thích và xác định:

a Dự án thuộc đối tượng phải đánh giá tác động môi trường hay đánh giá sơ bộ tác động môi trường?

Căn cứ theo quy định tại cột 2 STT2 phụ lục III Nghị định 08/2022 thì Dự án đầu tư phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng của công ty cổ phần HS thuộc dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 LBVMT

Trang 3

Do đó, dự án đầu tư phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng của công ty cổ phần HS thuộc các đối tượng phải ĐTM theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 30 và khoản 1 Điều 29 LBVMT Công ty cổ phần HS có nghĩa vụ phải thực hiện ĐTM và đánh giá

sơ bộ tác động môi trường

b Thẩm quyền tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hay đánh giá sơ bộ tác động môi trường đối với dự án trên

Dự án phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng của công ty HS là dự án đầu tư nhóm I (đã chứng minh ở câu a) là dự án phải được đánh giá tác động môi trường và đánh giá

sơ bộ tác động môi trường

● Thẩm quyền tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường:

Do đó, căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 LMT thì Bộ Tài nguyên và môi trường có thẩm quyền tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường với dự án này của công ty HS

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 36 LMT thì Bộ Tài nguyên và môi trường cũng có quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án trên đồng thời phải kết quả phê duyệt đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật

c Dự án trên có thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật BVMT 2020, dự án trên thuộc dự án đầu tư nhóm I có phát sinh chất thải nguy hại nên phải có giấy phép môi trường

d Trong trường hợp khi vận hành chính thức, công ty không thu gom, lưu giữ chất thải nguy hại theo quy định thì sẽ bị xử phạt như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 6 NĐ 45/2022 và theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 29

NĐ 45/2022 thì trong trường hợp không thu gom, lưu giữ chất thải nguy hại theo quy

định công ty HS sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đến 40 triệu đồng Và căn cứ theo khoản 4 Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính thì mức tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung hình phạt được quy định đối với hành

vi đó nếu không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ Như vậy, trong trường hợp khi vận

Trang 4

hành chính thức, công ty không thu gom, lưu giữ chất thải nguy hại theo quy định thì

sẽ bị xử phạt 30 triệu đồng.

Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.

Đối với hình thức phạt bổ sung: Công ty không bị áp dụng hình thức xử phạt

bổ sung theo khoản 8 Điều 29 NĐ 45/2022

e Trưởng phòng Cảnh sát môi trường công an tỉnh đang thi hành công vụ

có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hành vi vi phạm nêu trên của công ty không?.

Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 68 NĐ 45/2022 thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của công an nhân dân không bao gồm hành vi vi phạm nêu trên của công ty HS (điểm c khoản 2 Điều 29 NĐ 45/2022)

mà Trưởng phòng Cảnh sát môi trường công an tỉnh đang thi hành công vụ cũng là công an nhân dân Do đó, Trưởng phòng Cảnh sát môi trường công an tỉnh đang thi hành công vụ không có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hành vi vi phạm nêu trên của công ty

Trang 5

DS44A Câu 2 (4 điểm): Nhận định đúng/sai và giải thích tại sao

a Giá dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt được tính toán dựa trên khối lượng rác thải thực tế phát sinh

Nhận định sai

CSPL: điểm b khoản 1 Điều 79 LBVMT 2020

Theo quy định tại điều khoản trên thì giá dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt được tính toán dựa trên khối lượng rác thải đã được phân loại chứ không phải dựa trên khối lượng rác thải thực tế phát sinh Ngoài ra theo khoản 2 Điều 79 LBVMT thì trường hợp không phân loại hoặc phân loại không đúng theo quy định thì phải trả chi phí dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý đối với chất thải rắn sinh hoạt khác

b Chỉ có dự án đầu tư khai thác khoáng sản mới phải lập phương án, cải tạo phục hồi môi trường

Nhận định: Sai

CSPL: khoản 2 Điều 67 LMT

Theo quy định của điều khoản trên thì không chỉ có dự án đầu tư khai thác khoáng sản mà còn hai trường hợp khác của cơ sở khai thác khoáng sản quy định tại điểm a, điểm b điều khoản này phải lập phương án, cải tạo phục hồi môi trường

Như vậy, không chỉ có dự án đầu tư khai thác khoáng sản mới phải lập phương

án, cải tạo phục hồi môi trường

c Tiêu chuẩn môi trường do Bộ Tài Nguyên Môi Trường ban hành.

Nhận định sai

CSPL: Điều 104; điều 11 Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật

Theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 104 LBVMT, điều 11 Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật thì tiêu chuẩn môi trường do Bộ khoa học và công nghệ, CQNN, đơn vị

sự nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp ban hành Ngoài ra theo quy định tại khoản 2 Điều 104 LBVMT thì Bộ tài nguyên và môi trường chỉ có trách nghiệm xây dựng dự thảo và đề nghị thẩm định tiêu chuẩn quốc gia về môi trường chứ không có thẩm quyền ban hành

Như vậy,

Trang 6

d Chủ rừng sử dụng rừng với hình thức giao rừng có thu tiền sử dụng rừng sẽ được bồi thường khi Nhà nước thu hồi rừng.

Nhận định sai

CSPL: khoản 2 Điều 22 Luật Lâm nghiệp

Chủ rừng chỉ được bồi thường khi Nhà nước thu hồi rừng vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; giao rừng, cho thuê rừng không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng Như vậy, không phải mọi người hợp, chủ rừng sử dụng rừng với hình thức giao rừng có thu tiền sử dụng rừng sẽ được bồi thường khi Nhà nước thu hồi rừng

Câu 3 (4 điểm): Bài tập

Công ty TNHH A hoạt động trong lĩnh vực sửa chữa tàu biển Tháng 4 năm

2022, Công ty TNHH A có nhu cầu nhập khẩu phế liệu sắt, thép và nhập khẩu phương tiện giao thông vận tải đã qua sử dụng về Việt Nam để phá dỡ lấy phế liệu Theo đó, công ty A muốn nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng về Việt Nam.

Hỏi:

a Công ty A có được phép thực hiện các hoạt động trên hay không? Tại sao?

TH 1: Không đủ điều kiện

Trong trường hợp nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng về Việt Nam trên không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường, không là đối tượng được nhập khẩu và không

đủ điều kiện được phép nhập khẩu từ nước ngoài do Thủ tướng chính phủ ban hành thì công ty A sẽ không được phép thực hiện hoạt động trên

TH2: Đủ điều kiện

Trong trường hợp nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng về Việt Nam trên đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường, là đối tượng được nhập khẩu và đủ điều kiện được phép nhập khẩu từ nước ngoài do Thủ tướng chính phủ ban hành thì công ty A sẽ được phép thực hiện hoạt động trên theo quy định tại khoản 2 Điều 70 LMT

b Giả sử được phép nhập khẩu phế liệu sắt, thép thì: Công ty A có phải xin giấy phép môi trường không? Tại sao? Công ty A phải thực hiện những nghĩa

vụ gì theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền.

Trang 7

Công ty TNHH A hoạt động trong lĩnh vực sửa chữa tàu biển, nhập khẩu phế liệu sắt, thép và nhập khẩu phương tiện giao thông vận tải đã qua sử dụng về Việt Nam

để phá dỡ lấy phế liệu nên theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 71 LBVMT, công ty

A phải có giấy phép môi trường

Công ty A phải thực hiện những nghĩa vụ theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền:

- Ký quỹ bảo vệ môi trường: điểm c khoản 1 Điều 71, điểm c khoản 2 Điều 137 LBVMT

c Trường hợp trên công ty A có phải tiến hành đánh giá sơ bộ tác động môi trường và đánh giá tác động môi trường không? Tại sao?

Căn cứ theo quy định tại cột 2 STT 2 phụ lục III Nghị định 08/2022 thì trường hợp của công ty A thuộc dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 LBVMT

Do đó, theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 30 và khoản 1 Điều 29 LBVMT, Công ty A có nghĩa vụ phải thực hiện ĐTM và đánh giá sơ bộ tác động môi trường

TMQT 44

Câu 2 (5 điểm): Nhận định đúng/sai và giải thích tại sao

a Quy chuẩn kỹ thuật môi trường do Bộ Tài Nguyên Môi Trường ban hành

Nhận định sai

CSPL: khoản 2 Điều 102, khoản 1 Điều 168 Luật BVMT

Đối với quy chuẩn môi trường quốc gia do Bộ TN&MT ban hành Đối với quy chuẩn môi trường địa phương do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Như vậy, quy chuẩn kỹ thuật môi trường không chỉ do Bộ TN&MT ban hành

b Về nguyên tắc, doanh nghiệp có hoạt động xả nước thải thì phải xin cấp Giấy phép xả thải.

Nhận định đúng

CSPL: khoản 5 Điều 37 Luật TNN, điểm a khoản 1 Điều 169 Luật BVMT

Trang 8

khoản 5 Điều 37 Luật TNN đã bị bãi bỏ bởi điểm a khoản 1 Điều 169 Luật BVMT

Như vậy, doanh nghiệp có hoạt động xả nước thải thì phải xin cấp Giấy phép

xả thải

c Theo quy định của Luật BVMT, Vịnh Hạ Long được xác định là di sản thiên nhiên.

Nhận định đúng

CSPL: điểm b khoản 1 Điều 20 Luật BVMT

Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên Nên căn cứ điểm b khoản 1 Điều 20 Luật BVMT thì Vịnh Hạ Long được xác định là di sản thiên nhiên

d Chỉ có tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường mới có trách nhiệm khắc phục sự cố.

Nhận định sai

CSPL: Khoản 2, khoản 3 Điều 167 LMT

Theo quy định của điều khoản trên thì ngoài tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm khắc phục sự cố thì Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cũng có trách nhiệm khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật

e Chất ODS là các chất gây hiệu ứng nhà kính theo công ước Khung 1992

về biến đổi khí hậu.

Nhận định sai

CSPL: Phụ lục A Nghị định Thư KYOTO

Theo công ước Khung 1992 về biến đổi khí hậu thì Các khí nhà kính được liệt

kê tại phụ lục A gồm có CO2, CH4, N2O, HKCs, PFCs, SF6 không bao gồm chất ODS Như vậy, chất ODS không là chất gây hiệu ứng nhà kính

Câu 3: Bài tập (3đ)

Doanh nghiệp A sản xuất và cung cấp xi măng cho thị trường trong nước.

Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng tháng 4 năm 2022 doanh nghiệp này dự kiến sẽ

triển khai xây dựng dự án sản xuất xi măng với công suất là 1.500.000 tấn/năm Trong quá trình hoạt động dự án có phát sinh chất thải nguy hại Hỏi:

Trang 9

a Dự án trên có thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường và đánh giá tác động môi trường không? Vì sao?

Dự án sản xuất xi măng với công suất là 1.500.000 tấn/năm thuộc STT 12 phụ lục II NĐ 08/2022 loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường có công suất lớn nên dự án thuộc nhóm I theo STT 3 phụ lục III, điểm a khoản 3 Điều 28

Dự án trên phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường theo khoản 1 Điều 29 Luật BVMT và đánh giá tác động môi trường theo điểm a khoản 1 Điều 30 Luật BVMT

b Dự án trên có thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường không? Tại sao?

Vì đây là dự án đầu tư nhóm I có phát sinh chất thải nguy hại nên phải có giấy phép môi trường theo khoản 1 Điều 39 Luật BVMT

c Dự án trên có thuộc đối tượng phải đăng ký môi trường không? Vì sao?

Theo điểm a khoản 1 Điều 49 thì dự án phải đăng ký môi trường là dự án đầu tư

có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường mà Dự án trên thuộc đối tượng phải có giấy phép nên không cần đăng ký môi trường

HC44A

Câu 2: (5.0 điểm) Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?

1 Phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường là hình thức thực hiện nguyên tắc Người gây ô nhiễm phải trả tiền.

Nhận định sai

Những hành vi phải trả tiền theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền là hành vi hợp pháp, tiền được trả là một nghĩa vụ tài chính, được nhà nước cấp cho các quyền hợp pháp Mà phạt vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật Do đó phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường không phải là hình thức thực hiện nguyên tắc Người gây ô nhiễm phải trả tiền

2 Chất thải và phế liệu cấm nhập khẩu vào Việt Nam.

Nhận định sai

CSPL: khoản 1 Điều 71 Luật BVMT

Trang 10

Phế liệu được phép nhập khẩu vào Việt Nam nếu đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường và thuộc mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành

3 Bộ Khoa học và Công nghệ không có thẩm quyền tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Nhận định đúng

CSPL: Điều 35 Luật BVMT 2020

Theo quy định tại điều 35 Luật BVMT 2020 thì các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường gồm: Bộ TNMT, Bộ

QP, Bộ CA UBND cấp tỉnh Ngoài ra các bộ, cơ quan ngang bộ khác có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án phải thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu

tư, quyết định đầu tư của mình

Như vậy, Bộ Khoa học và Công nghệ không thể tự mình tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường

4 Di vật có thể được xếp hạng là di tích lịch sử, văn hóa

Nhận định đúng

CSPL: khoản 3, khoản 5 Điều 4 Luật Di sản văn hóa 2001 sửa đổi bổ sung 2009

Di tích lịch sử văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công tình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học Còn di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học Như vậy khi di vật đáp ứng điều kiện thuộc di tích lịch sử văn hóa thì có thể được xếp hạng

là di tích lịch sử văn hóa

5 Các quốc gia có phát thải khí nhà kính phải thực hiện nghĩa vụ cắt giảm khí nhà kính theo Công ước Khung 1992.

Nhận định sai

CSPL: Phụ lục B Nghị định Thư KYOTO

Căn cứ theo Phụ lục B Nghị định Thư KYOTO thì chỉ những quốc gia có cam kết hạn chế hoặc giảm phát thải theo định lượng các bên mới có nghĩa vụ cắt giảm khí nhà kính theo Công ước Khung 1992

Câu 3: (3.0 điểm)

Ngày đăng: 23/07/2024, 17:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w