- Tự học không có hướng dẫn học sinh có nhu cầu tự khám phá + Người học tự nghiên cứu thông qua tài liệu, qua tìm hiểu thực tế, học hỏi kinh nghiệm của người khác để tiếp thu kiến thức
Trang 1KỸ NĂNG TỔ CHỨC HỌC SINH TỰ HỌC
NHÓM 10:
Trang 2I Tự học
Tự học là quá trình chủ động tiếp thu kiến thức và kỹ năng mới mà không cần sự
hướng dẫn trực tiếp của giáo viên hoặc người hướng dẫn Trong quá trình tự học, người học tự xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp và thời gian học tập phù
hợp với bản thân.
a)Khái niệm
1.Tự học
Trang 3- Tự học không có hướng dẫn (học sinh có
nhu cầu tự khám phá)
+ Người học tự nghiên cứu thông qua tài
liệu, qua tìm hiểu thực tế, học hỏi kinh
nghiệm của người khác để tiếp thu kiến thức
cho mình
+ Tự do khám phá kiến thức theo sở thích,
nhu cầu và tốc độ của bản thân.
VD: Học sinh yêu thích văn học, tự học về
một tác phẩm văn học bằng cách đọc sách,
phân tích nội dung và viết bài cảm nhận.
- Tự học qua tài liệu hướng dẫn (có sự định hướng của giáo viên)
+ Người học nghiên cứu, tìm hiểu kiến thức dựa trên tài liệu được giáo viên cung cấp hoặc hướng dẫn.
+ Giáo viên đóng vai trò định hướng, hỗ trợ và giải đáp thắc mắc cho học sinh trong quá trình học tập.
b) Một số hình thức tự học
Trang 4- Tự học qua phương tiện truyền thông
+ Nghiên cứu, tìm hiểu kiến thức thông
qua các kênh truyền thông
VD:
· Truy cập các trang web giáo dục, blog,
video hướng dẫn, bài báo, sách điện tử,
xem các chương trình giáo dục, khoa học,
khám phá
· Tham gia các nhóm học tập, diễn đàn
trực tuyến để trao đổi, thảo luận và học hỏi
kiến thức.
- Tự học trong một giai đoạn của quá trình học tập (trước/ trong/ sau giờ học)
+ Trước giờ học:
· Đọc kỹ nội dung bài học trước giờ học để nắm bắt kiến thức cơ bản
· Ghi chép và tóm tắt nội dung quan trọng + Trong giờ học
· Chủ động tham gia thảo luận, đặt câu hỏi và chia sẻ ý kiến
· Lắng nghe và ghi chép ý kiến của bạn bè
và thầy cô + Sau giờ học
· Hoàn thành đầy đủ bài tập được giao
· Đọc thêm các tài liệu tham khảo để mở rộng và đào sâu kiến thức
· Luyện tập và ôn tập thường xuyên
b) Một số hình thức tự học
Trang 5- Nâng cao khả năng ghi nhớ và vận dụng kiến
thức đã học một cách hữu ích vào trong học tập, thực tiễn
- Phát huy tính trách nhiệm, tự giác, chủ động,
sáng tạo, hình thành thói quen, khả năng tự học
và tư duy phản biện của người học
- Trau dồi được nhân cách và tri thức, thông qua
tự học người học phát hiện những thiếu sót từ đó biết tự hoàn thiện
- Thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo phương pháp dạy học tích cực
- Góp phần đáp ứng yêu cầu CTGDPT 2018, năng lực tự học là một trong những năng lực cốt lõi cần được hình thành và phát triển thông qua mọi môn học nói chung và Ngữ văn nói riêng
c) Ý nghĩa
Trang 62.Kỹ năng học sinh tự
học a) Khái niệm
b) Vai trò kĩ năng tổ chức học sinh tự
học
• Là một phần quan trọng trong cấu trúc, năng lực sư phạm của người GV.
• Giúp GV định hướng, thiết kế, tổ chức được hoạt động học cho học sinh,
hình
thành và phát triển năng lực tự học.
• Phát triển, bổ sung cho bản thân những kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiệp
vụ sư phạm.
• Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường phổ thông.
Kỹ năng tổ chức học sinh tự học là khả năng của giáo viên trong việc
thiết kế, sắp xếp và hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập
một cách độc lập và hiệu quả Kỹ năng này giúp học sinh rèn luyện tính
chủ động, sáng tạo, và phát triển tư duy phản biện trong quá trình học
tập.
Trang 7- Nội dung tự học (thường là nhiệm vụ được thực hiện ở nhà):
+ Gắn chặt với nội dung học tập trên lớp + Đảm bảo nội dung và yêu cầu cần đạt của CT GDPT môn ngữ văn + Mang tính thực tiễn, khả thi, thúc đẩy việc hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất gắn với môn học.
- Có hướng dẫn tự học: thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập hoặc các phương
tiện, học liệu khác phù hợp với môn học (phiếu học tập, list câu hỏi)
- Có chỉ dẫn: cách thức kiểm tra đánh giá kết quả tự học của học sinh (bảng kiểm, thang đo, rubric)
c) Yêu cầu lựa chọn, thiết kế nhiệm vụ tự học cho HS
Trang 8c) Yêu cầu lựa chọn, thiết kế nhiệm vụ tự học
cho HSLưu ý: Để học sinh thực hiện hiệu quả nhiệm vụ tự học:
- GV cần tạo cho HS niềm say mê môn học: giới thiệu về môn học, về những giá trị của môn học trong thực tiễn bằng những ví dụ minh họa cụ thể nhằm kích thích động
cơ học tập ở các em
- GV hướng dẫn cho HS cách tìm và đọc sách hoặc tài liệu liên quan đến môn học:
giới thiệu cho HS những cuốn sách hay, những tài liệu bổ ích, địa chỉ một số trang web chuyên ngành, các trang diễn đàn trao đổi kinh nghiệm học tập khuyến khích các em tự tìm kiếm, tự phân tích và tổng hợp kiến thức GV cũng có thể giới thiệu để
HS tham khảo thêm
- GV hướng dẫn cách học bài: giới thiệu, hướng dẫn cho HS tự học theo mô hình các nấc thang nhận thức của S.Bloom
Trang 9d) Cách giao và sử dụng nhiệm vụ tự
học
-Giao nhiệm vụ tự học để định hướng HS tìm hiểu bài trước khi lên lớp (gắn với quá trình chuẩn bị
bài, soạn bài ở nhà)
• Nội dung là các kiên thức, kĩ năng quan trọng, cốt lõi gắn với bài học, học sinh dựa vào SGK, trải nghiệm nên, tài liệu tham khảo kêt hợp với suy luận, dự đoán, kiến giải riêng để thực hiện
• Sản phẩm của nhiệm vụ tự học được sử dụng như nguyên liệu, phương tiện tổ chức các hoạt
động học tập trên lớp
- Giao nhiệm vụ tự học trong quá trình dạy học trên lớp, HS có thời gian thực hiện nhiệm vụ sau
buổi học
• Nội dung có thể gồm: câu hỏi, bài tập củng cố kiến thức, kĩ năng; câu hỏi bài tập vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào một tình huống tương tự hoặc tình huống mới; phiếu tự kiểm tra kết
quả luyện tập, vận dụng trên lớp (mạch viết, nói và nghe )
• Sản phẩm của nhiệm vụ tự học có thể được trình bày ở những buổi học tiếp theo hoặc chia sẻ
giữa học sinh với nhau để thực hiện đánh giá đồng đắng; cũng có thể lưu vào hô sơ học tập cá
nhân của học sinh
• lưu ý: cần cung cấp cho HS cả công cụ phù hợp để kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện nhiệm
vụ tự học
Trang 10Ví dụ về một hoạt động xây dựng học sinh tự học trong một tiết học Ngữ văn:
Hoạt Động
2 Hướng dẫn học sinh tự học:
Chia học sinh thành các nhóm nhỏ (4-5 học sinh/nhóm)
Giao cho mỗi nhóm một nhiệm vụ tự học cụ thể:
Nhóm 1: Phân tích nội dung, nghệ thuật của đoạn trích "Chiếc lược ngà"
Nhóm 2: Nêu chủ đề của tác phẩm và giải thích nhan đề “Chiếc lược ngà”
Nhóm 3: Viết một đoạn văn ngắn về tình cảm cha con trong "Chiếc lược ngà"
Giáo viên cung cấp cho học sinh tài liệu học tập (sách giáo khoa, bài giảng điện tử, ) để tự học
1 Giới thiệu bài học:
Giáo viên giới thiệu tên bài học, tác giả, tác phẩm
Nêu mục tiêu bài học
Trang 11Ví dụ về một hoạt động xây dựng học sinh tự học trong một tiết học Ngữ văn:
3 Hỗ trợ học sinh tự học:
Giáo viên đi lại trong lớp, quan sát, hướng dẫn và giải đáp thắc mắc cho các nhóm học sinh
Khuyến khích học sinh thảo luận, trao đổi trong nhóm
5 Tổng kết bài học:
Giáo viên khái quát nội dung, nghệ thuật của tác phẩm
Nêu những điểm cần lưu ý
Đánh giá kết quả học tập của học sinh
4 Báo cáo kết quả tự học:
Mỗi nhóm cử một đại diện báo cáo kết quả tự học theo nhiệm vụ được giao
Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả báo cáo của các nhóm
Trang 1201 02 03
Chuyển giao nhiệm vụ
học tập: Trình bày cụ
thể nội dung nhiệm vụ
được giao cho học
sinh
(đọc/nghe/nhìn/làm)
với thiết bị dạy
học/học liệu cụ thể để
tất cả học sinh đều
hiểu rõ nhiệm vụ phải
thực hiện
Thực hiện nhiệm vụ (học sinh thực hiện;
giáo viên theo dõi, hỗ trợ): Trình bày cụ thể nhiệm vụ học sinh
phải thực hiện (đọc/nghe/nhìn/làm) theo yêu cầu của giáo viên; dự kiến những khó khăn mà học sinh
có thể gặp phải kèm theo biện pháp hỗ trợ; dự kiến các mức
độ cần phải hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu
Báo cáo, thảo luận (giáo viên tổ chức, điều hành; học sinh báo cáo, thảo luận):
Trình bày cụ thể giải pháp sư phạm trong việc lựa chọn các
nhóm học sinh báo cáo và cách thức tổ chức cho học sinh báo cáo (có thể chỉ chọn một số nhóm trình bày/báo cáo theo giải pháp sư phạm của giáo viên)
e) Các bước tổ chức thực hiện một hoạt động
học
04
Kết luận, nhận định: Phân tích cụ thể về sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành theo yêu cầu (làm căn cứ để nhận xét, đánh giá các mức độ hoàn thành của học sinh trên
thực tế tổ chức dạy học); làm rõ những nội dung/yêu cầu về kiến thức, kĩ năng
để học sinh ghi nhận, thực hiện; làm rõ các nội
dung/vấn đề cần giải quyết/giải thích và nhiệm
vụ học tập mà học sinh phải thực hiện tiếp theo
Trang 13• Bảng kiểm: là bản ghi danh mục các tiêu chí hoạt động Trong khi quan sát 1 số hoạt động hay xem xét, đánh giá một sản phẩm của người học, người chấm điểm sẽ quyết định xem hoạt động hay sản
phẩm có đáp ứng từng tiêu chí trong bảng kiểm không
2 Thang đo cho phép người quan sát đánh giá hoạt động theo một thang xếp hạng liên tục chứ không phải dạng đơn giản có - không
3 Rubric là một tập hợp những tiêu chí hay mong đợi được diễn đạt rõ ràng, giúp người dạy và học tập trung vào những nội dung trọng tâm
của 1 môn học, chủ đề hay hoạt động
4 Hồ sơ cá nhân: thực chất là đánh giá thông qua hoạt động mở rộng bởi vì nó bao gồm nhiều sản phẩm hay hoạt động của cùng 1 người
học
Một số công cụ để hỗ trợ kiểm tra, đánh giá:
Trang 14Tiêu chí
Các mức độ
1/ Nội
dung
bài viết
văn
nghị
luận
- Đề cập rõ quan điểm ủng hộ bên nào.
- Liên tục sử dụng thông tin cá nhân và/hoặc dữ kiện để ủng hộ cho quan điểm của mình.
- Sắp xếp các chi tiết 1 cách logic, duy trì trên tất cả các phẩn của bài viết.
- Liên tục nâng cao chất lượng bài viết bằng cách sử dụng
đa dạng các kiểu câu.
- Đề cập đến quan điểm ủng hộ bên nào,
có cố gắng làm rõ quan điểm của mình.
- Sử dụng thông tin cá nhân và/ hoặc dữ kiện
để ủng hộ cho quan điểm của mình.
- Sắp xếp các chi tiết 1 cách logic, duy trì ở
mức chấp nhận được.
- Cung cấp đủ thông tin ủng hộ cho quan điểm của mình.
- Nâng cao chất lượng bài viết bằng cách sử dụng đa dạng các kiểu câu.
- Đề cập đến quan điểm ủng hộ bên nào nhưng còn hạn chế khi làm rõ quan điểm của mình
- Nhìn chung đã sử dụng dữ kiện và/ hoặc thông tin cá nhân, tuy nhiên có thông tin để ủng hộ quan điểm,
có thông tin không ủng hộ quan điểm.
- Đã sắp xếp các ý, tuy nhiên không phải lúc nào cũng được duy trì.
- Cung cấp đủ thông tin, tuy nhiên không phải thông tin nào cũng để ủng hộ quan điểm.
- Đã thể hiện ủng hộ bên nào nhưng thông tin ủng
hộ quan điểm còn hạn chế.
- Sắp xếp các ý ở mức tối thiểu, trong đó chỉ có 1 số
ý ủng hộ quan điểm.
- Hiếm khi để ý đến người đọc là ai.
- Thỉnh thoảng mới có sự lựa chọn từ ngữ có chủ đích để ủng hộ cho quan điểm
Dự đoán, đánh giá khái quát kết quả tự học của người học
(Rubric)
Trang 15Tiêu
chí
Các mức độ
2/ Hình
thức
bài văn
- Chính tả, viết hoa và chấm câu phù hợp Có xuất hiện lỗi cũng do rủi ro trong khi
viết.
- Chính tả, viết hoa
và chấm câu phù hợp Phần lớn các lỗi
là do rủi ro trong khi
viết.
- Có thể có hoặc không chú trọng đến cách vấn
đề chính tả, viết hoa và
dấu câu.
- Hiếm khi đa dạng hóa cấu trúc câu và để ý đến các vấn đề chính tả, viết hoa, dấu câu để nâng cao chất lượng bài viết
Dự đoán, đánh giá khái quát kết quả tự học của người học
(Rubric)