1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN: HIỆU QUẢ DẠY VÀ HỌC CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP “CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ SỰ VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT” THEO PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH.

84 28 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 900,61 KB

Nội dung

Dạy học tích hợp là một trong những nguyên tắc quan trọng, đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Dạy học tích hợp là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn học với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau. Từ những năm 60 của thế kỉ XX, người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng tích hợp trong việc xây dựng chương trình dạy học. Tích hợp là một khái niệm của lí thuyết hệ thống, nó chỉ trạng thái liên kết các phần tử riêng rẽ thành cái toàn thể, cũng như quá trình dẫn đến trạng thái này. Giữa các môn học, nhất là các môn học trong cùng một khối nhóm tự nhiên hay xã hội... bao giờ cũng luôn luôn có sự hỗ trợ cho nhau. Nội dung của mỗi môn học này cũng có trong môn học khác và là cơ sở để học môn học khác tốt hơn, sâu sắc hơn. Chính vì vậy, trong chương trình học, người học cần phải kết hợp kiến thức của nhiều bộ môn có liên quan, có như vậy các vấn đề mới được làm sáng tỏ nhanh chóng và khoa học. Sinh học là môn khoa học nghiên cứu về thế giới sống, nhiệm vụ của sinh học là tìm hiểu bản chất của các quá trình trong thế giới sống, khám phá các qui luật sống. Thực tế, bản chất của sự sống là sự tổng hợp của các nhân tố vô sinh và hữu sinh của tự nhiên và xã hội, của giới vô cơ và hữu cơ. Sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên cùng với các hiện tượng của các ngành khoa học khác như vật lý, hóa học, công nghệ… do vậy khi nghiên cứu sinh học, ta cần đặt nó vào trong mối quan hệ tương tác với các môn khoa học khác.

Trang 1

MỤC LỤC

1 Lời giới thiệu 1

2 Tên sáng kiến: 3

5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sinh học lớp 10 3

6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 9/2018 3

7 Mô tả bản chất của sáng kiến: 3

8 Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không 39

9 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 39

10 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) : 40

10.1 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: 40

10.2 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: 41

11 Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): 41

PHỤ LỤC 1: KẾ HOẠCH DẠY HỌC 42

PHỤ LỤC 2 ĐỀ KIỂM TRA 70

PHỤ LỤC 3 TÀI LIỆU THAM KHẢO GV CUNG CẤP CHO HS 79

PHỤ LỤC 4 BẢNG ĐIỂM 15 PHÚT VÀ 45 PHÚT LỚP 10A2 VÀ 10A3 84

PHỤ LỤC 5 MỘT SỐ ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

Trang 2

BÁO CÁO KẾT QỦA NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1 Lời giới thiệu

Dạy học tích hợp là một trong những nguyên tắc quan trọng, đây được coi làmột quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thờinâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường

Dạy học tích hợp là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các mônhọc với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là con đườngtích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau Từ những năm 60của thế kỉ XX, người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng tích hợp trong việc xây dựngchương trình dạy học Tích hợp là một khái niệm của lí thuyết hệ thống, nó chỉ trạngthái liên kết các phần tử riêng rẽ thành cái toàn thể, cũng như quá trình dẫn đến trạngthái này

Giữa các môn học, nhất là các môn học trong cùng một khối nhóm tự nhiên hay

xã hội bao giờ cũng luôn luôn có sự hỗ trợ cho nhau Nội dung của mỗi môn họcnày cũng có trong môn học khác và là cơ sở để học môn học khác tốt hơn, sâu sắchơn Chính vì vậy, trong chương trình học, người học cần phải kết hợp kiến thức củanhiều bộ môn có liên quan, có như vậy các vấn đề mới được làm sáng tỏ nhanh chóng

và khoa học

Sinh học là môn khoa học nghiên cứu về thế giới sống, nhiệm vụ của sinh học làtìm hiểu bản chất của các quá trình trong thế giới sống, khám phá các qui luật sống.Thực tế, bản chất của sự sống là sự tổng hợp của các nhân tố vô sinh và hữu sinh của

tự nhiên và xã hội, của giới vô cơ và hữu cơ Sự hòa hợp giữa con người với thiênnhiên cùng với các hiện tượng của các ngành khoa học khác như vật lý, hóa học,công nghệ… do vậy khi nghiên cứu sinh học, ta cần đặt nó vào trong mối quan hệtương tác với các môn khoa học khác Cụ thể là:

* Về kiến thức:

- Giúp các em giải thích các quá trình, cơ chế hoạt động sống dựa trên sự hiểu

Trang 3

- Hình thành ở học sinh thế giới quan duy vật biện chứng đó là các quá trình vật

lý, hóa học được thể hiện trong hệ sống nhưng bị chi phối bởi các qui luật của tổ chứcsống, đó chính là sự thống nhất của giới tự nhiên

- Tạo hứng thú học tập cho học sinh vì những kiến thức trong bài học có thể vậndụng vào thực tế đời sống

* Về kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát tranh, kênh hình, phát hiện kiến thức

- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm Phân tích hình vẽ, tư duy so sánh – phân tích –tổng hợp kiến thức để rút ra nội dung chính cần đạt được

- Kỹ năng khái quát hóa kiến thức

- Rèn kỹ năng trình bày và bảo vệ ý kiến của mình trước tập thể

* Về thái độ:

- Đề xuất được cách sống hòa nhập cộng đồng: tôn trọng, đoàn kết và tích cựctham gia hoạt động tập thể

- Giải thích được bản chất các hiện tượng của thế giới sống

- Biết vận dụng kiến thức học được vào giải quyết các tình huống thực tế đờisống

- Xây dựng ý thức tự giác, ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống

* Định hướng năng lực đạt được:

- Năng lực tự chủ và tự học: HS có thể tự lập kế hoạch học tập xây dựng mụctiêu, kế hoạch thực hiện, phân công nhiệm vụ, sản phẩm cần hoàn thành

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện tình huống có vấn đề, nảysinh mâu thuẫn, đề xuất cách giải quyết

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hình thành năng lực giao tiếp thông qua làmviệc nhóm, tranh luận nhóm, trình bày báo cáo

- Năng lực ngôn ngữ: Báo cáo kết quả nghiên cứu và hoạt động nhóm

- Năng lực tin học: Biết sử dụng internet để thu thập thông tin

Trang 4

Từ những nghiên cứu đó tôi lựa chọn đề tài: “Hiệu quả dạy và học chủ đề tích hợp

Các nguyên tố hóa học và sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất theo

phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh” làm SKKN

trong năm học này với mục tiêu:

- Nâng cao chất lượng dạy học môn Sinh học lớp 10

- Phát huy tính cực, tự lực và sáng tạo trong học tập của học sinh từ đó nâng caonăng lực của người học giúp đào tạo những con người có đầy đủ phẩm chất và nănglực để giải quyết các vấn đề thực tiễn của cuộc sống

2 Tên sáng kiến:

HIỆU QUẢ DẠY VÀ HỌC CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP “CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ

SỰ VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT” THEO PHƯƠNG PHÁP

VÀ KỸ THUẬT TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH.

3 Tác giả sáng kiến

- Họ và tên: Nguyễn Thị Yên Hoa

- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Bình Xuyên

- Số điện thoại: 0398486768

- E_mail: nguyenyenhoa.c3binhxuyen@vinhphuc.edu.vn

4 Chủ đầu tư sáng kiến: Nguyễn Thị Yên Hoa

5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sinh học lớp 10

6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 9/2018.

7 Mô tả bản chất của sáng kiến:

- Sáng kiến nghiên cứu các vấn đề sau:

1 Nghiên cứu tổng quan về dạy học tích hợp

+ Nghiên cứu tổng quan về dạy học tích hợp tích hợp và một số kỹ thuật dạy họctích cực

+ Nghiên cứu tổng quan về phương pháp, kỹ thuật tổ chức hoạt động tự học củahọc sinh

2 Thiết kế và tổ chức dạy học một chủ đề tích hợp theo phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh.

Trang 5

- Sáng kiến được trình bày gồm 3 phần:

PHẦN II NỘI DUNG

Nội dung: Thiết kế một chủ đề tích hợp theo phương pháp và kỹ thuật tổ chứchoạt động tự học của học sinh

PHẦN III THỰC NGHIỆM

Nội dung: Tổ chức dạy học - phân tích kết quả và đánh giá

Trang 6

Như vậy, theo quan điểm của Xavier Roegiers, năng lực là cơ sở của khoa sưphạm tích hợp, gắn học với hành.

Tuy nhiên, bản thân giới tự nhiên là một thể thống nhất, vì vậy sang thế kỷ XX

đã xuất hiện những khoa học liên ngành, gian ngành, hình thành những tri thức đangành, liên ngành Các khoa học tự nhiên đã chuyển từ tiếp cận “phân tích – cấutrúc” sang tiếp cận “ tổng hợp – hệ thống” Sự thống nhất của tư duy phân tích vàtổng hợp đã tạo nên tiếp cận “ cấu trúc – hệ thống” đem lại cách nhận thức biệnchứng về quan hệ giữa bộ phận với toàn thể

Xu thế phát triển của khoa học ngày nay là tiếp tục phân hóa sâu, song song vớitích hợp liên môn, liên ngành càng rộng

Chính vì thế việc giảng dạy các môn khoa học trong nhà trường phải phản ánh

sự phát triển hiện đại của khoa học, không thể giảng dạy các môn khoa học như làcác lĩnh vực tri thức riêng rẽ Mặt khác, khối lượng tri thức khoa học đang gia tăngnhanh chóng mà thời gian học tập trong nhà trường lại có giới hạn, do đó phải chuyển

từ dạy học các môn riêng rẽ sang dạy các môn học tích hợp

Theo Phạm Văn Lập, “Tích hợp có nghĩa là các kiến thức, kĩ năng học được ởmôn học này, phần này của môn học được sử dụng như những công cụ để nghiên cứuhọc tập trong môn học khác, trong các phần khác của cùng một môn học Thí dụ, toánhọc được sử dụng như một công cụ đắc lực trong nghiên cứu sinh học Tin học được

Trang 7

Dạy học tích hợp (DHTH) giúp phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn.Cái cốt yếu là những năng lực cơ bản cần cho học sinh vận dụng vào sử lý những tìnhhuống có ý nghĩa trong cuộc sống, hoặc đặt cơ sở không thể thiếu cho hoạy động họctập tiếp theo.

DHTH quan tâm đến việc sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể, chú trọngtập dượt cho HS nhiều kiến thức, kỹ năng học được vào các tình huống thực tế, có íchcho cuộc sống sau này làm công dân, làm người lao động, làm cha mẹ có năng lựcsống tự lập

Ngoài ra, DHTH còn giúp người học xác lập mối liên hệ giữa các khái niệm đãhọc Trong quá trình học tập, HS có thể lần lượt học các môn học khác nhau trongmỗi môn học nhưng HS phải biểu đạt các khái niệm đã học trong những mối quan hệ

hệ thống trong phạm vi từng môn học cũng như giữa các môn học khác nhau Thôngtin càng đa dạng , phong phú thì tính hệ thống càng phải cao, có như vậy thì các emmới thực sự làm chủ kiến thức và mới vận dụng được kiến thức đã học khi phảiđương đầu với một tình huống thách thức, bất ngờ chưa từng gặp

a Các quan điểm tích hợp

Trong DHTH, điều cần thiết đầu tiên là phải “vượt lên trên cách nhìn bộ môn”tức là vượt lên trên cách nhìn quen thuộc về vai trò của từng môn học riêng rẽ, quanniệm đúng hơn về quan hệ tương tác giữa các môn học

Theo dhainaut (1977), có 4 quan điểm khác nhau đối với các môn học

- Quan điểm “đơn môn” có thể xây dựng chương trình học tập theo hệ thống củamỗi môn học riêng biệt Các môn học được tiếp cận một cách riêng rẽ

- Quan niệm “đa môn” thực chất là những tình huống, những “đề tài” đượcnghiên cứu theo những quan điểm khác nhau, nghĩa là theo những môn học khácnhau

- Quan điểm “liên môn” trong dạy học, những tình huống chỉ có thể tiếp cận hợp

lý qua sự soi sáng của nhiều môn học Ở đây chúng ta nhấn mạnh đến sự liên kết cácmôn học, làm cho chúng tích hợp với nhau để giải quyết những tình huống cho trước.Quan điểm “xuyên môn” có thể phát triển những kỹ năng mà HS có thể sử dụngtrong tất cả các môn học, trong tất cả các tình huống

Trang 8

Tác giả đã đi nghiên cứu sâu vào một số kĩ thuật dạy học tích cực được ứngdụng để dạy chủ đề tích hợp.

b Một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học tích hợp.

Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực chính là phát huy đượctính tích cực trong nhận thức của học sinh Trong dạy học tích cực, học sinh là chủthể của mọi hoạt động, giáo viên chỉ đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn

Kỹ thuật dạy học (KTDH): Là những động tác, cách thức hành động của giáoviên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiểnquá trình dạy học Các KTDH chưa phải là các PPDH độc lập Bên cạnh các KTDHthường dùng, có thể kể đến một số KTDH phát huy tính tích cực, sáng tạo của ngườihọc như: Kỹ thuật động não, kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật công đoạn, kỹ thuật tiachớp… Sau đây là mốt số kỹ thuật dạy học mà GV thực hiện trong chủ đề:

* Kĩ thuật tóm tắt nội dung tài liệu theo nhóm

Hoạt động này giúp HS hiểu và mở rộng hiểu biết của các em về những tài liệuđọc bằng cách thảo luận, nghe, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi

Cách thực hiện như sau: HS làm việc theo nhóm nhỏ, đọc to tài liệu được phát,thảo luận về ý nghĩa của nó, chuẩn bị trả lời các câu hỏi về bài đọc

Đại diện nhóm trình bày các ý chính cho cả lớp

Sau đó, các thành viên trong nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi của các bạn kháctrong lớp về bài đọc

* Kĩ thuật đọc tích cực

Kĩ thuật này nhằm giúp HS tăng cường khả năng tự học và giúp GV tiết kiệmthời gian đối với những bài học/phần đọc có nhiều nội dung nhưng không quá khóđối với HS

Cách tiến hành như sau:

GV nêu câu hỏi/yêu cầu định hướng HS đọc bài/phần đọc

HS làm việc cá nhân:

Đoán trước khi đọc: Để làm việc này, HS cần đọc lướt qua bài đọc/phần đọc để

Trang 9

Đọc và đoán nội dung : HS đọc bài/phần đọc và biết liên tưởng tới những gìmình đã biết và đoán nội dung khi đọc những từ hay khái niệm mà các em phải tìmra.

Tìm ý chính: HS tìm ra ý chính của bài/phần đọc qua việc tập trung vào các ýquan trọng theo cách hiểu của mình

Tóm tắt ý chính: HS chia sẻ kết quả đọc của mình theo nhóm 2, hoặc 4 và giảithích cho nhau thắc mắc (nếu có), thống nhất với nhau ý chính của bài/phần đọc đọc

HS nêu câu hỏi để GV giải đáp (nếu có)

GV yêu cầu một vài HS chia sẻ nội dung mà các em đã viết trước lớp

Kĩ thuật này cũng có thể sử dụng sau tiết học để tóm tắt nội dung đã học, đểphản hồi cho GV về việc nắm kiến thức của HS và những chỗ các em còn hiểu sai

* Kĩ thuật hỏi và trả lời câu hỏi

Đây là kĩ thuật dạy học giúp cho HS có thể củng cố, khắc sâu các kiến thức đãhọc thông qua việc hỏi và trả lời các câu hỏi Kĩ thuật này có thể tiến hành như sau:

GV nêu chủ đề GV (hoặc 1 HS) sẽ bắt đầu đặt một câu hỏi về chủ đề và yêu cầumột HS khác trả lời câu hỏi đó

HS vừa trả lời xong câu hỏi đầu tiên lại được đặt tiếp một câu hỏi nữa và yêucầu một HS khác trả lời

HS này sẽ tiếp tục quá trình trả lời và đặt câu hỏi cho các bạn cùng lớp, Cứnhư vậy cho đến khi GV quyết định dừng hoạt động này lại

* Kĩ thuật đặt câu hỏi

Trong dạy học theo phương pháp cùng tham gia, GV thường phải sử dụng câuhỏi để gợi mở, dẫn dắt HS tìm hiểu, khám phá thông tin, kiến thức, kĩ năng mới, đểđánh giá kết quả học tập của HS; HS cũng phải sử dụng câu hỏi để hỏi lại, hỏi thêm

GV và các HS khác về những nội dung bài học chưa sáng tỏ

Trang 10

Sử dụng câu hỏi có hiệu quả đem lại sự hiểu biết lẫn nhau giữa HS với GV và

HS với HS Kĩ năng đặt câu hỏi càng tốt thì mức độ tham gia của HS càng nhiều thì

HS sẽ học tập tích cực hơn

Mục đích sử dụng câu hỏi trong dạy học là để:

Kích thích, dẫn dắt HS suy nghĩ, khám phá tri thức mới, tạo điều kiện cho HStham gia vào quá trình dạy học

Kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng của HS và sự quan tâm, hứng thú của các

em đối với nội dung học tập

Thu thập, mở rộng thông tin, kiến thức

* Kĩ thuật giao nhiệm vụ

Giao nhiệm vụ phải cụ thể, rõ ràng:

- Nhiệm vụ giao cho cá nhân/nhóm nào?

- Nhiệm vụ là gì?

- Địa điểm thực hiện nhiệm vụ ở đâu?

- Thời gian thực hiện nhiệm vụ là bao nhiêu?

- Phương tiện thực hiện nhiệm vụ là gì?

- Sản phẩm cuối cùng cần có là gì?

- Cách thức trình bày/ đánh giá sản phẩm như thế nào?

Nhiệm vụ phải phù hợp với: mục tiêu hoạt động, trình độ HS, thời gian, khônggian hoạt động và cơ sở vật chất, trang thiết bị

* Kĩ thuật chia nhóm

Khi tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, GV nên sử dụng nhiều cách chianhóm khác nhau để gây hứng thú cho HS, đồng thời tạo cơ hội cho các em được họchỏi, giao lưu với nhiều bạn khác nhau trong lớp Dưới đây là một số cách chia nhóm:Chia nhóm theo số điểm danh, theo tổ, theo các màu sắc, theo các loài hoa, cácmùa trong năm, :

* Kĩ thuật khăn trải bàn

Với 4 nhóm HS mà GV chia từ đầu, mỗi bạn sẽ viết câu trả lời ra giấy A4 trongvòng 40 giây, sau đó thảo luận nhóm và đại diện 4 nhóm sẽ ngồi vào bàn để viết kết

Trang 11

* Kĩ thuật phòng tranh

HS thảo luận nhóm và trả lời vào giấy A0, sau đó các nhóm treo lên tường xungquanh lớp học như một triển lãm tranh

* Kĩ thuật công đoạn

Mỗi nhóm nhận một câu hỏi như trong bảng dưới đây Sau khi thảo luận và ghikết quả vào giấy A4 xong, các nhóm sẽ luân chuyển giấy A4 ghi kết quả thảo luậncho nhau Cụ thể: Nhóm 1 chuyển cho nhóm 2, nhóm 2 chuyển cho nhóm 3, nhóm 3chuyển cho nhóm 4 và nhóm 4 chuyển cho nhóm 1 Các nhóm đọc và góp ý kiến bổsung cho nhóm bạn, sau đó lại luân chuyển cho các nhóm tiếp theo đến khi các nhóm

đã nhận lại được tờ giấy của nhóm mình Các nhóm sẽ hoàn thiện lại câu trả lời củamình và dán lên bảng

* Kỹ thuật động não: Động não là kỹ thuật giúp cho HS trong một thời gian

ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề nào đó Các thànhviên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng

Động não có thể tiến hành theo các bước sau:

- GV nêu câu hỏi hoặc vấn đề cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm

- Khích lệ HS phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt

- Liệt kê và phân loại các ý kiến

- Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng

- Tổng hợp ý kiến của HS và rút ra kết luận

* Kỹ thuật tia chớp: Là một kỹ thuật huy động sự tham gia của các thành viên

đối với một câu hỏi nào đó, hoặc nhằm thu thông tin phản hồi nhằm cải thiện tìnhtrạng giao tiếp và không khí trong lớp học, thông qua việc các thành viên lần lượt nêungắn gọn và nhanh chóng (nhanh như chớp) ý kiến của mình về câu hỏi hoặc tìnhtrạng vấn đề

Trang 12

- Định hướng năng lực hình thành

2 Thời lượng dự kiến

3 Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

4 Phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá

nghiệm…

lĩnh hội được thông qua việc áp dụng trực tiếp kiến thứcvào giải quyết các câu hỏi/ bài tập/ tình huống có vấn đề

trong học tập

4 Vận dụng, mở rộng Giúp HS vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học để

phát hiện và giải quyết các vấn đề/ tình huống trong cuộc sống

c Một số hình thức làm việc của học sinh trong hoạt động học

Trang 13

Hình thức Vai trò

hỏi hoặc trả lời bạn trong nhóm, vẫn thực hiện các yêucầu của nhóm trưởng (nếu có) để phục vụ cho các

hoạt động cá nhân

theo cặp trong nhóm Lưu ý không để HS nào bị lẻ khihoạt động theo cặp Giúp HS tự tin và tập trung tốt

vào công việc nhóm

Làm việc chung cả nhóm Cả nhóm cùng hoạt động, cùng hợp tác sẽ phát huy

khả năng sáng tạo Để đạt hiệu quả, mỗi nhóm nên có

từ 4 đến 6 HS

bày, thảo luận về kết quả hoạt động nhóm

2 Mục đích nghiên cứu:

Nâng cao chất lượng dạy học môn Sinh học nói chung và Sinh học lớp 10 nói riêng thông qua việc dạy học tích hợp

3 Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

+ Nghiên cứu tổng quan về quan điểm tích hợp

+ Nghiên cứu cơ sở thực tiễn vấn đề dạy học theo hướng tích hợp ở Việt Nam

+ Thiết kế và tổ chức dạy học một số bài trong chương trình sinh học lớp 10 theo quan điểm tích hợp

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Dạy học sinh học theo quan điểm tích hợp ở một số bàitrong chương trình Sinh học lớp 10

- Khách thể nghiên cứu là HS lớp 10A2 và 10A3 trường THPT Bình Xuyên

5 Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu việc sử dụng phương pháp dạy học tích hợp và một số kỹ thuật dạy họctích cực áp dụng cho học sinh THPT

Trang 14

- Ứng dụng cho GV và HS trong giảng dạy môn Sinh học theo phương pháp tích cực.

6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp, đánh giá cơ sở lý luận về dạy học theo quan điểm tích hợp

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Nghiên cứu và phân tích chương trình SGK Sinh học lớp 10, từ đó đề xuất một số hình thức tổ chức dạy – học theo quan điểm tích hợp

+ Chọn HS của 02 lớp 10 có trình độ, số lượng, giới tính ngang nhau, hai lớp có số học sinh tương đương

+ Chia 02 lớp thành 02 nhóm Nhóm 1: Lớp 10A2 học theo phương pháp tích hợp Nhóm thứ 2: Lớp 10A3 học theo phương pháp bình thường không sử dụng tích hợp trong bài học

+ Đánh giá chất lượng HS của hai nhóm thông qua kết quả của các bài kiểm tra 15 phút, 45 phút và các câu hỏi trên lớp

+ Tổng hợp và đánh giá chung về kết quả học tập của hai nhóm và đưa ra các nhận xét ban đầu, kiến nghị các biện pháp nhằm đem lại hiệu quả tối ưu cho phương pháp dạy học tích hợp

7 Giả thuyết khoa học

Việc áp dụng quan điểm tích hợp trong dạy học sinh học lớp 10 giúp học sinh nângcao hứng thú học tập, rèn luyện kĩ năng thu nhận và xử lý thông tin, vân dung kiếnthức liên môn để giải thích các hiên tương thưc tế nhằm nâng cao chất lượng dạyhọc

8 Điểm mới của đề tài

Sử dụng phương pháp tích hợp và các kỹ thuật tổ chức hoạt động tự học củahọc sinh trong bài học

Trang 15

PHẦN II NỘI DUNG CHỦ ĐỀ: CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ SỰ VẬN CHUYỂN

- Hiểu được trong cơ thể sống có các nguyên tố hóa học với tỉ lệ khác nhau và vai trò

của các nguyên tố hóa học trong tế bào

- Giải thích được tại sao nguyên tố cacbon lại có vai trò quan trọng trong thế giớisống

- Hiểu được thế giới sống mặc dù đa dạng nhưng lại thống nhất về thành phần hóahọc

- Giải thích được cấu trúc hóa học của phân tử nước quyết định đến đặc tính lý, hóacủa nước như thế nào

- Trình bày được vai trò của nước đối với tế bào và cơ thể sống

- Phân biệt được các hiện tượng khuếch tán nói chung, khuếch tán qua kênh và thẩmthấu

- Giải thích được các khái niệm về dung dịch nhược trương, ưu trương và đẳngtrương

- Giải thích được thế nào là vận chuyển chủ động

- Mô tả được các hiện tượng thực bào, ẩm bào và xuất bào

2 Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng thu thập thông tin từ tranh ảnh, kênh hình: H3.1; H3.2; 11.1; 11.2 (SGK) phục vụ cho việc nghiên cứu, phát hiện kiến thức mới

Trang 16

- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân và khái quát hóa kiến thức.

- Kỹ năng thuyết trình, giao tiếp, hợp tác

- Kỹ năng khái quát hóa kiến thức

- Rèn kỹ năng trình bày và bảo vệ ý kiến của mình trước tập thể

- Trình bày được mối quan hệ giữa bón phân với năng suất cây trồng

- Giải thích tại sao lại bảo quản rau quả bằng cách ướp đường và ướp muối

- Nhận thức đúng quy luật vận động của vật chất sống cũng tuân theo các quy luật vật

lý và hóa học

- Cần có ý thức tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật trong đất hoạt động mạnh,phân hủy nhanh chóng xác thực vật, cải tạo môi trường đất

- Bảo vệ môi trường thông qua việc sử dụng phân bón đúng liều lượng và nồng độ

- Biết vận dụng các kiến thức tích hợp giữa các môn để giải thích các hiện tượng thực

tế từ đó thêm say mêm khoa học

Trang 17

* Sản phẩm cuối cùng của chủ đề

- Kiến thức về:

+ Các nguyên tố hóa học và nước

+ Vận chuyển các chất qua màng sinh chất

- Vận dụng kiến thức tích hợp để giải thích các hiện tượng thực tế đời sống

* Bảng mô tả các mức độ nhận thức

hướng tới Nhận biết Thông

hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

- Hiểu đượcthế giớisống mặc

dù đa dạngnhưng lạithống nhất

về thànhphần hóahọc

Phân biệtnguyên tố đalượng và vilượng Giảithích vì saonguyên tố vilượng chỉ cần

lượng nhỏnhưng không

trong đờisống của SV

- Giải thíchđược tạisao nguyên

tố cacbonlại có vaitrò quantrọng trongthế giớisống

- Năng lực

tự chủ và tựhọc

- Năng lựcgiải quyếtvấn đề vàsáng

- Năng lựcgiao tiếp vàhợp tác

- Năng lựcngôn ngữ

- Năng lựctin học

- Năng lựcvận dụngkiến thức đểgiải thíchcác vấn đềthực tiễn

cơ thể sống

- Trình bàyđược cấutrúc lý, hóacủa phân tửnước

- Giải thíchđược cấu trúchóa học củaphân tử nướcquyết địnhđến đặc tính

lý, hóa củanước như thế

- Giải thíchmột số hiệntượng thực

tế liên quanđến tínhchất lý, hóacủa phân tửnước

Trang 18

- Giải thíchđược thế nào làvận chuyểnchủ động.

- Mô tả đượccác hiện tượngthực bào, ẩmbào và xuấtbào

- Phân biệtđược chất

điểm gì thìmới đượcvận chuyểntrực tiếpqua lớp képphotpholipit, chấtnào có thểqua kênhprotein

- Giải thíchđược các kháiniệm về dungdịch nhượctrương, ưutrương vàđẳng trương

- Giải thíchtại sao khibón phâncho câytrồng phảilưu ý vềnồng độ vàliều lượng

để khôngảnh hưởngđến câytrồng vàmôi trường

* Bộ câu hỏi đánh giá:

Câu 1: Cho các ý sau:

(1) Các nguyên tố trong tế bào tồn tại dưới 2 dạng: anion và cation

(2) Cacbon là các nguyên tố đặc biệt quan trọng cấu trúc nên các đại phân tử hữu cơ.(3) Có 2 loại nguyên tố: nguyến tố đa lượng và nguyên tố vi lượng

(4) Các nguyên tố chỉ tham gia cấu tạo nên các đại phân tử sinh học

(5) Có khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên cơ thể sống

Trong các ý trên, có mấy ý đúng về nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ thể sống?

A 2 B 3 C 4 D 5

Câu 2: Nguyên tố vi lượng trong cơ thể sống không có đặc điểm nào sau đây?

A Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng chất sống của cơ thể

Trang 19

B Chỉ cần cho thực vật ở giai đoạn sinh trưởng.

C Tham gia vào cấu trúc bắt buộc của hệ enzim trong tế bào

D Là những nguyên tố có trong tự nhiên

Câu 3: Bệnh nào sau đây liên quan đến sự thiếu nguyên tố vi lượng?

A Bệnh bướu cổ B Bệnh còi xương

D Hợp chất của các nguyên tố này luôn hòa tan trong nước

Câu 5: Tính phân cực của nước là do

A đôi êlectron trong mối liên kết O – H bị kéo lệch về phía ôxi

B đôi êlectron trong mối liên kết O – H bị kéo lệch về phía hidro

C xu hướng các phân tử nước

D khối lượng phân tử của ôxi lớn hơn khối lượng phân tử của hidro

Câu 6: Cho các ý sau:

(1) Nước trong tế bào luôn được đổi mới hàng ngày

(2) Nước tập trung chủ yếu ở chất nguyên sinh trong tế bào

(3) Nước tham gia vào phản ứng thủy phân trong tế bào

(4) Các phân tử nước liên kết với nhau nhờ liên kết hidro

(5) Nước có tính phân cực thể hiện ở vùng ôxi mang điện tích dương và vùng hidromang điện tích âm

Trong các ý trên, có mấy ý đúng với vai trò của nước?

A 2 B 3 C 4 D 5

Câu 7: Trong các yếu tố cấu tạo nên tế bào sau đây, nước phân bố chủ yếu ở đâu?

A Chất nguyên sinh B Nhân tế bào

C Trong các bào quan D Tế bào chất

Trang 20

Câu 8: Cho các ý sau:

(1) Là liên kết yếu, mang năng lượng nhỏ

(2) Là liên kết mạnh, mang năng lượng lớn

(3) Dễ hình thành nhưng cũng dễ bị phá vỡ

(4) Các phân tử nước liên kết với nhau bằng liên kết hidro

Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của liên kết hidro?

A 1 B 2 C 3 D 4

Câu 9: Câu nào sau đây không đúng với vai trò của nước trong tế bào?

A Nước tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất

B Nước là thành phần cấu trúc của tế bào

C Nước cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động

D Nước trong tế bào luôn được đổi mới

Câu 10: Để bảo quản rau quả chúng ta không nên làm điều gì?

A Giữ rau quả trong ngăn đá của tủ lạnh

B Giữ rau quả trong ngăn mát của tủ lạnh

C Sấy khô rau quả

D Ngâm rau quả trong nước muối hoặc nước đường

Câu 11: Cho các ý sau (với chất A là chất có khả năng khuếch tán qua màng tế bào):

(1) Chênh lệch nồng độ của chất A ở trong và ngoài màng

(2) Kích thước, hình dạng và đặc tính hóa học của chất A

(3) Đặc điểm cấu trúc của màng, nhu cầu của tế bào

(4) Kích thước và hình dạng của tế bào

Tốc độ khuếch tán của chất A phụ thuộc vào những điều nào trên đây?

Trang 21

A CO2 và O2 khuếch tán vào trong tế bào qua lớp kép photpholipit

B Các phân tử nước thẩm thấu vào trong tế bào nhờ kênh protein đặc biệt là

“aquaporin”

C Các ion Na+, Ca+ vào trong tế bào bằng cách biến dạng của màng sinh chất

D Glucozo khuếch tán vào trong tế bào nhờ kênh protein xuyên màng

Câu 14: Trong môi trường nhược trương, tế bào có nhiều khả năng sẽ bị vỡ ra là

A tế bào hồng cầu B tế bào nấm men

C tế bào thực vật D tế bào vi khuẩn

Câu 15: Cho các phương thức vận chuyển các chất sau:

(1) Khuếch tán trực tiếp qua lớp kép photpholipit

(2) Khuếch tán qua kênh protein xuyên màng

(3) Nhờ sự biến dạng của màng tế bào

(4) Nhờ kênh protein đặc hiệu và tiêu hao ATP

Trong các phương thức trên, có mấy phương thức để đưa chất tan vào trong màng tếbào?

A 1 B 2 C 3 D 4

Câu 16: Cho các hoạt động chuyển hóa sau:

(1) Hấp thụ và tiêu hóa thức ăn

(2) Dẫn truyền xung thần kinh

(3) Bài tiết chất độc hại

B Màng nguyên sinh bị dãn ra

C Khối nguyên sinh chất của tế bào bị co lại

D Nhân tế bào co lại làm cho thể tích của tế bào bị thu nhỏ lại

Câu 18: Khi ở môi trường ưu trương, tế bào bị co nguyên sinh vì:

A Chất tan khuếch tán từ tế bào ra môi trường

Trang 22

B Chất tan thẩm thấu từ môi trường vào tế bào.

C Nước thẩm thấu từ môi trường vào tế bào

D Nước thẩm thấu từ tế bào ra môi trường

Câu 19: Mục đích của thí nghiệm co nguyên sinh là để xác định

(1) Tế bào đang sống hay đã chết

(2) Kích thước của tế bào lớn hay bé

(3) Khả năng trao đổi chất của tế bào mạnh hay yếu

(4) Tế bào thuộc mô nào trong cơ thể

Phương án đúng trong các phương án trên là

A (1), (2) B (2), (3) C (3), (4) D (1), (3)

Câu 20: Người ta dựa vào hiện tượng co nguyên sinh và phản co nguyên sinh của tế

bào thực vật để:

A Tìm hiểu các thành phần chính của tế bào

B Chứng minh khả năng vận chuyển chủ động của tế bào

C Xác định tế bào thực vật còn sống hay đã chết

D Tìm hiểu khả năng vận động của tế bào

* Đóng góp của các môn học:

Chủ đề “Các nguyên tố hóa học và sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất” liên

quan đến 7 bài học trong chương trình phổ thông: môn Hóa học 11 có 3 bài, môn Vật

lí 11 có 1 bài, môn Sinh học 10 có 2 bài, môn công nghệ 10 có 1 bài

Bài 7: Nitơ (Hóa 11)

Bài 9: Axit nitric và muối nitrat (Hóa 11)

Bài 12 Phân bón hóa học (Hóa học 11)

Bài 13 Bản chất dòng điện trong chất khí (Vật lý 11)

Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước (Sinh học 10)

Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất (Sinh học 10)

Bài 13: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón (Công nghệ 10)

Sau đây là các nội dung tích hợp trong chủ đề:

Trang 23

tích hợp

Hóa học

+ Các nguyên tố hóa học chính cấu tạo

nên các loại tế bào là O, C, H, N, Ca, P,

K, S, Na, Cl, Mg…

- Giải thích thế giới sống vàkhông sống đều được cấutạo từ các nguyên tố hóa

học

+ C là nguyên tố quan trọng trong việc

tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử

hữu cơ

- Tại sao C là nguyên tốquan trọng trong việc tạonên sự đa dạng của các đạiphân tử hữu cơ

+ Nguyên tố đại lượng là nguyên tố có

chứa khối lượng lớn trong tế bào (>

0,01%), nguyên tố vi lượng là nguyên

tố chứa khối lượng nhỏ trong tế bào

(<0,01%)

+ Cấu tạo hóa học của nước: gồm 2

nguyên tử hiđrô liên kết cộng hóa trị

với 1 nguyên tử ôxi

+ Nước có tính phân cực nên trở thành

dung môi lý tưởng để hòa tan hầu hết

các chất tan

- Phân biệt nguyên tố đalượng và nguyên tố vilượng

- Giải thích tại sao phân tửnước có tính phân cực

+ Nồng độ là cách mô tả thành phần

của hỗn hợp Nồng độ phần trăm của

dung dịch cho biết số gam chất tan có

trong 100 gam dung dịch Chất tan

càng nhiều trong một lượng dung môi

cố định thì nồng độ càng cao

+ Độ pH cho biết môi trường là axit

hay kiềm, nồng độ O2, CO2 …

- Giải thích rất nhiều cáckiến thức liên quan đến thực

tế đời sống thông qua sựchênh lệch về nồng độ cácchất

+ Nhờ có tính phân cực nên phân tử

nước dễ dàng hình thành liên kết hidro

với các phân tử nước và với các phân

- Giải thích khả năng giữnhiệt và ổn định nhiệt củaphân tử nước

Trang 24

Vật lý

tử phân cực khác Do có sự hình thành

liên kết hidro giữa các phân tử nên

nước có khả năng giữ nhiệt và ổn định

nhiệt

+ Do tính phân cực của các phân tử

nước nên các phân tử nước có thể liên

kết với nhau bằng liên kết hidro tạo nên

cột nước liên tục hoặc tạo nên màng

phim trên bề mặt khối nước

+ Khi nước đóng băng thì thể tích tăng

làm giảm khối lượng riêng của nước ->

Nước đóng băng nổi lên phía trên và có

tác dụng cách nhiệt

+ Nước điều hòa nhiệt độ không khí

bằng cách hấp thụ nhiệt từ không khí

khi nóng quá và thải nhiệt dự trữ khi

quá lạnh -> Bề mặt Trái đất bao phủ

bởi nhiều bề mặt nước, nước điều hòa

nhiệt độ của môi trường, cho phép các

cơ thể sống có thể thích nghi được

+ Nước điều hòa nhiệt độ cơ thể sinh

vật bằng cách khi lạnh giữ nhiệt còn

khi nóng sẽ thoát nhiệt bằng cách bốc

hơi nước (Ví dụ: thoát mồ hôi…)

- Liên kết hidro giữa cácphân tử nước tạo lớp màngphim trên bề mặt khối nước

- Nước đóng băng nổi lênphía trên và có tác dụngcách nhiệt

- Nước điều hòa nhiệt độkhông khí và điều hòa nhiệt

độ của cơ thể sinh vật

- Nước trong tế bào bị đôngcứng khi gặp nhiệt độ thấp

sẽ phá vỡ cấu trúc tế bào

Trang 25

* Khuếch tán thẩm tách là sự vận động

của các phân tử chất tan : đi từ nơi có

nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp

áp suất thẩm thấu theo mộthướng (từ đất vào rễ)

+ Nước là một dạng vật chất nên cũng

có năng lượng tự do, nước vận chuyển

từ nơi có năng lượng tự do cao đến nơi

có năng lượng tự do thấp Có thể xác

định được chiều hướng vận động của

nước bằng việc so sánh thế nước của tế

bào đối với thế năng nước của dung

dịch bao quanh

* Nếu thế nước của tế bào nhỏ hơn thế

nước của dung dịch bao quanh thì nước

sẽ đi vào tế bào

* Nếu thế nước của tế bào lớn hơn thế

nước của dung dịch bao quanh thì nước

rút khỏi thể nguyên sinh gây ra hiện

tượng co nguyên sinh

* Nếu thế nước của tế bào và của dung

dịch bao quanh bằng nhau thì nước

không vận động

- Giải thích được các phân

tử nước luôn di chuyển từnơi có thế nước cao về nơi

có thế nước thấp (ngượcchiều nồng độ)

- Kết cấu đất.

- Kỹ thuật trồng cây

- Chăm sóc và bón phân

+ Tưới nước cho cây trồng một

+ Biết được kết cấu đất (cóthoáng khí hay không), cách(kĩ thuật) trồng cây, gâyrừng, chăm sóc cây, tưới

Trang 26

nghệ

cách hợp lý

+ Bón phân cho cây trồng đúng cách,

không dư thừa gây ảnh hưởng xấu chocây xanh, cho môi trường đất, nước vàkhông khí

nước và bón phân hợp lý

+ Tại sao khi qui hoạch đôthị, người ta cần dành ra mộtkhoảng đất thích hợp đểtrồng cây xanh

+ Bảo vệ môi trường đất,nước, không khí và các sinhvật sống trong đó

+ Cần có ý thức tạođiều kiện thuận lợi cho visinh vật trong đất hoạt độngmạnh, phân hủy nhanhchóng xác thực vật, cải tạomôi trường đất

- Giáo dục ý thức bảo vệmôi trường sống

II Thời lượng dự kiến: 3 tiết trên lớp và HS được GV cung cấp một số tài liệu

nghiên cứu trước ở nhà

III Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1 Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, SGV, tài liệu tham khảo

- Máy chiếu, máy tính, giấy A4, giấy A0, bút dạ, nam châm

- Cốc nước lọc, muối, đường, thuốc tím, thìa khuấy, lọ nước hoa, mực

- GV cung cấp một số tài liệu liên quan đến tính chất lý, hóa của phân tử nước và sựvận chuyển các chất qua màng sinh chất cho HS nghiên cứu trước ở nhà và giaonhiệm vụ cho mỗi nhóm một nội dung chuẩn bị để trình bày trước lớp

- GV yêu cầu: + HS nhóm 1 chuẩn bị trình bày nội dung bảng 3 (SGK trang 16 )

Trang 27

+ HS nhóm 2 chuẩn bị powerpoint và trình bày về các nguyên tố hóahọc trong cơ thể.

+ HS nhóm 3 tìm hiểu và trình bày về cấu trúc của phân tử nước + HS nhóm 4 tìm hiểu và trình bày về vai trò của nước đối với tế bào

và cơ thể sống

2 Học sinh:

- Chuẩn bị sách vở;

- HS xem trước các tài liệu GV cung cấp để có thể vận dụng trả lời câu hỏi

- Chuẩn bị nội dung theo sự phân công theo nhóm của GV

- Chuẩn bị đoạn kịch

IV Phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá

1 Phương pháp dạy học: Giải quyết vấn đề

2 Kĩ thuật: Kĩ thuật đọc tích cực, Chơi trò chơi, Kĩ thuật khăn trải bàn, Mô tả thí

nghiệm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật động não, Kĩ thuật tia chớp, Kĩ thuật phòngtranh, Kĩ thuật công đoạn, Báo cáo chuẩn bị ở nhà theo nhóm

2 Kiểm tra đánh giá:

- Đánh giá quá trình: Qua sản phẩm hoạt động nhóm gồm điểm báo cáo sản phẩmchuẩn bị ở nhà và trả lời câu hỏi (theo nhóm) ở từng tiết học

- Đánh giá tổng kết: Qua bài kiểm tra 15 phút và 45 phút theo hình thức trắc nghiệm

- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho HS

- Tạo hứng thú tìm hiểu về các nguyên tố hóa học và nước

Phương pháp/kỹ thuật: Diễn kịch.

Phương tiện dạy học: SGK.

Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm Sản phẩm học sinh: HS có hứng thú tìm hiểu về các nguyên

Trang 28

tố hóa học và nước.

2 Hình thành

kiến thức mới

Mục tiêu:

- Hiểu được trong cơ thể sống có các nguyên tố hóa học với

tỉ lệ khác nhau và vai trò của các nguyên tố hóa học trong tếbào

- Giải thích được tại sao nguyên tố cacbon lại có vai trò quantrọng trong thế giới sống

- Hiểu được thế giới sống mặc dù đa dạng nhưng lại thốngnhất về thành phần hóa học

- Giải thích được cấu trúc hóa học của phân tử nước quyếtđịnh đến đặc tính lý, hóa của nước như thế nào

- Trình bày được vai trò của nước đối với tế bào và cơ thể

sống

Phương pháp/kỹ thuật: Kỹ thuật đọc tích cực, Kĩ thuật

khăn trải bàn, Chơi trò chơi

Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, nhóm, cả lớp.

Phương tiện dạy học: Máy chiếu, máy tính, giấy A4, giấy

A0, nam châm, bút dạ, SGK, tài liệu tham khảo

Sản phẩm học sinh:

- Hiểu được trong cơ thể sống có các nguyên tố hóa học với

tỉ lệ khác nhau và vai trò của các nguyên tố hóa học trong tếbào

- Hiểu được thế giới sống mặc dù đa dạng nhưng lại thốngnhất về thành phần hóa học

- Phân biệt nguyên tố đa lượng và vi lượng Giải thích vì saonguyên tố vi lượng chỉ cần với một lượng nhỏ nhưng khôngthể thiếu trong đời sống của SV

- Giải thích được tại sao nguyên tố cacbon lại có vai trò quantrọng trong thế giới sống

- Trình bày được vai trò của nước đối với tế bào và cơ thểsống

Trang 29

- Giải thích được cấu trúc hóa học của phân tử nước quyếtđịnh đến đặc tính lý, hóa của nước như thế nào.

- Giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan đến tính chất

lý, hóa của phân tử nước

3 Luyện tập Mục tiêu: Làm các thí nghiệm chứng minh nước là dung

môi hòa tan các chất

Phương pháp/kỹ thuật: Mô tả thí nghiệm.

Hình thức tổ chức dạy học: Thực hành.

Phương tiện dạy học: Hai cốc nước lọc, muối, đường, thìa

khuấy

Sản phẩm học sinh: Biết được đặc tính lý, hóa của phân tử

nước (nước là dung môi hòa tan các chất)

4 Vận dụng mở

rộng

Mục tiêu: Giúp HS có nhu cầu mở rộng thêm kiến thức về

các nguyên tố hóa học và nước

Phương pháp/kỹ thuật: Kĩ thuật động não Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, nhóm.

Phương tiện dạy học: SGK, tài liệu tham khảo Sản phẩm học sinh: Vận dụng kiến thức liên môn và các

kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng thực tế liênquan đến tính chất lý, hóa của phân tử nước

Hoạt động 2: TÌM HIỀU VỀ SỰ VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT (tiết 2)

1 Tình huống

xuất phát

Mục tiêu:

- Tạo tâm thế vui vẻ cho học sinh

- Biết hiện tượng khếch tán nói chung, khuếch tán qua kênh

và thẩm thấu từ đó có hứng thú tìm hiểu về sự vận chuyển

các chất qua màng sinh chất

Phương pháp/kỹ thuật: Mô tả thí nghiệm.

Hình thức tổ chức dạy học: Thực hành.

Phương tiện dạy học: Cốc nước lọc, thuốc tím.

Sản phẩm học sinh: Biết hiện tượng khếch tán nói chung,

khuếch tán qua kênh và thẩm thấu và hứng thú tìm hiểu về

Trang 30

sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất.

- Giải thích được các khái niệm về dung dịch nhược trương,

ưu trương và đẳng trương

- Giải thích được thế nào là vận chuyển chủ động

- Mô tả được các hiện tượng thực bào, ẩm bào và xuất bào

Phương pháp/kỹ thuật: Kỹ thuật tia chớp, Kĩ thuật phòng

tranh, Kĩ thuật công đoạn, Kĩ thuật động não, Kĩ thuật công

- Giải thích được các khái niệm về dung dịch nhược trương,

ưu trương và đẳng trương

- Giải thích được thế nào là vận chuyển chủ động

- Mô tả được các hiện tượng thực bào, ẩm bào và xuất bào

- Phân biệt được các chất có những đặc điểm gì thì mới đượcvận chuyển trực tiếp qua lớp kép phopho lipit, chất nào có

thể qua kênh protein, nước qua màng bằng cách nào

3 Luyện tập Mục tiêu: Làm thí nghiệm về sự khuếch tán.

Phương pháp/kỹ thuật: Mô tả thí nghiệm.

Hình thức tổ chức dạy học: Thực hành.

Phương tiện dạy học: Lọ nước hoa, mực, cốc nước lọc.

Sản phẩm học sinh: Hiểu được cơ chế khuếch tán và thẩm

thấu

4 Vận dụng mở

rộng

Mục tiêu: Mở rộng thêm kiến thức thực tế liên quan đến sự

chênh lệch về nồng độ các chất cho HS nắm được

Phương pháp/kỹ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

Trang 31

Phương tiện dạy học: SGK, tài liệu tham khảo Sản phẩm học sinh: Biết vận dụng kiến thức để giải thích

hiện tượng thực tế như: cây héo khi bón quá nhiều phân, ônhiễm môi trường…

Hoạt động 3: GIẢI THÍCH MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG THỰC TẾ (tiết 3)

Nội dung Mục tiêu: Giúp HS vận dụng có hiệu quả các nội dung kiến

thức tích hợp đã được học về các nguyên tố hóa học, nước,

sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất để giải thích rất

nhiều câu hỏi liên quan đến thực tế đời sống

Phương pháp/kỹ thuật: GV giao nội dung công việc cho

mỗi nhóm làm ở nhà và ra lớp báo cáo

Hình thức tổ chức dạy học: Báo cáo, trả lời các câu hỏi của

GV và của các nhóm khác

Phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu.

Sản phẩm học sinh: Hiểu được nhiều vấn đề liên quan đến

các nguyên tố hóa học, nước, sự vận chuyển các chất quamàng sinh chất, từ đó có thể giải thích các vấn đề trong cuộc

sống trên cơ sở khoa học

Trang 32

Điểm báo cáo 9/10 7/10 8/10 8/10

(CHI TIẾT KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO PHỤ LỤC 1)

PHẦN III THỰC NGHIỆM – ĐÁNH GIÁ

Tác giả tiến hành thực nghiệm dạy học ở trường THPT A – Huyện A - Tỉnh

trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương bằng phép kiểm chứng T_test độc

Trang 33

Đánh giá kết quả kiểm chứng trước tác động là kết quả bài kiểm tra khảo sát

chất lượng lần một của hai nhóm đã có

Đánh giá kết quả kiểm chứng sau tác động:

+ Đánh giá định tính: Quan sát thái độ học tập của lớp thực nghiệm và lớp đối

chứng

+ Đánh giá định lượng: Là điểm kết quả bài kiểm tra có sự đối chứng giữa lớp

thực nghiệm và lớp đối chứng mà tác giả đưa ra

3 Kết quả thực nghiệm

3.1 Đánh giá kết quả kiểm chứng trước tác động

Trước tác động, cả hai lớp tương đương về điểm số môn Sinh học

3.2 Đánh giá kết quả kiểm chứng sau tác động:

a Kết quả định tính:

- Kết quả thu được ở lớp 10A 3 (không dạy theo chủ đề tích hợp liên môn):

- Tiết học trầm hơn do nhiều câu hỏi HS không trả lời đúng bởi HS vận dụng kiếnthức liên môn vào giải quyết tình huống thực tiễn còn khó khăn

- Kết quả thu được ở lớp 10A 2 (Dạy chủ đề tích hợp liên môn theo phương pháp và

kĩ thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh):

- Lớp học sôi nổi, học sinh hoạt động nhiều, rất hứng thú, tích cực trong học tập, các

em cảm thấy yêu thích tiết học, HS vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết tìnhhuống thực tiễn một cách dễ dàng

b Kết quả định lượng:

Đ

iểm kết quả bài kiểm tra giữa lớp thực nghiệm và đối chứng

Bài kiểm tra số 1

Trang 34

Bảng so sánh điểm các bài kiểm tra số 1 giữa 2 nhóm

Bài kiểm tra số 2

Trang 35

Bảng so sánh điểm các bài kiểm tra số 2 giữa 2 nhóm

KẾT LUẬN

Qua thực tế giảng dạy tôi thấy việc áp dụng giải pháp sử dụng các kĩ thuật dạyhọc tích cực vào dạy và học chủ đề tích hợp theo phương pháp và kỹ thuật tổ chứchoạt động tự học của học sinh đã đem lại hiệu quả cao trong dạy học, thực sự pháthuy tính cực, tự lực và sáng tạo trong học tập của học sinh và sẽ góp phần nâng caochất lượng dạy học môn Sinh học lớp 10 Bên cạnh đó, giải pháp cũng giúp học sinhphát triển năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, nănglực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực tinhọc để tìm hiểu về cấu trúc và đặc tính lý hóa của phân tử nước, sự vận chuyển củacác chất qua màng sinh chất Qua đó nâng cao năng lực của người học giúp đào tạonhững con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề thực tiễncủa cuộc sống

8 Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không

9 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

a Đối với giáo viên

Trang 36

- GV phải có kiến thức cơ bản về Vật lí, Hoá học, Sinh học khá vững vàng Muốnvậy giáo viên phải tích cực tham gia sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn dựa trên nghiêncứu bài học và sinh hoạt chuyên môn trên trường học kết nối Trên cơ sở cấu trúclogic của chủ đề này, giáo viên có thể sử dụng các kĩ thuật dạy học khác nhau để phùhợp với từng đối tượng học sinh và cơ sở vật chất nhà trường hiện có.

- GV phải hiểu cặn kẽ và thật tâm đắc với những tư liệu mình đã lựa chọn

- Không nên ôm đồm, quá tải trong việc vận dụng kiến thức

- Luôn luôn đảm bảo tính vừa sức của học sinh

- Mỗi GV phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học, chủ động xây dựng các chủ đềdạy học liên môn, ứng dụng nhuần nhuyễn công nghệ thông tin vào dạy học

b Đối với HS

- HS phải chuẩn bị bài thật tốt để GV không bị động và có thời gian để tổ chức cáchoạt động học cho HS

c Đối với các cấp lãnh đạo:

- Các cấp lãnh đạo nên có chế độ khuyến khích, động viên GV ở các trường THPTtrên toàn tỉnh xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn khác để nâng cao năng lực choHS

- Để nâng cao chất lượng môn Sinh học ở các trường THPT, Bộ Giáo dục và Đào tạocần phải thay đổi chương trình giáo dục và sách giáo khoa sao cho phù hợp với thựctiễn dạy và học hiện nay

10 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) :

10.1 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:

Qua thực tế dạy học nhiều năm tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức giữa cácmôn học “tích hợp” vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việclàm hết sức cần thiết Dạy học tích hợp trong nhà trường đòi hỏi người giáo viêngiảng dạy bộ môn không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng

Trang 37

viên hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra trong sách giáo khoa để giúp các emgiải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệuquả nhất Bên cạnh đó, dạy học tích hợp trong nhà trường sẽ giúp các em học tậpthông minh và vận dụng sáng tạo kiến thức, kỹ năng của khối tri thức toàn diện, hàihòa và hợp lý trong giải quyết các tình huống khác nhau và mới mẻ trong cuộc sốnghiện đại, có ích cho cuộc sống sau này làm công dân, làm người lao động, làm cha

10.2 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:

Dạy học liên môn góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh Tạo chohọc sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem xét một vấn đề phải đặtchúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mới có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo.Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động hơn, vìkhông chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trìnhtiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh

11 Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):

Trang 38

Lớp 10A2,

10A3

Trường THPT Bình Xuyên,tỉnh Vĩnh Phúc

tích hợp liên môntrong hoạt động giảngdạy một số bài trongchương trình sinh học

Phan Hồng Hiệp Nguyễn Thị Yên Hoa

- Hiểu được trong cơ thể sống có các nguyên tố hóa học với tỉ lệ khác nhau và vai trò

của các nguyên tố hóa học trong tế bào

- Giải thích được tại sao nguyên tố cacbon lại có vai trò quan trọng trong thế giớisống

- Hiểu được thế giới sống mặc dù đa dạng nhưng lại thống nhất về thành phần hóahọc

- Giải thích được cấu trúc hóa học của phân tử nước quyết định đến đặc tính lý, hóacủa nước như thế nào

- Trình bày được vai trò của nước đối với tế bào và cơ thể sống

2 Kỹ năng:

Trang 39

- Rèn kỹ năng thu thập thông tin từ tranh ảnh, kênh hình: H3.1; H3.2 (SGK) phục vụcho việc nghiên cứu, phát hiện kiến thức về các nguyên tố hóa học và nước.

- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân

- Kỹ năng thuyết trình, giao tiếp, hợp tác

- Kỹ năng khái quát hóa kiến thức

- Máy tính, máy chiếu

- Giấy A4; A0; Bút dạ; nam châm; Hai cốc nước lọc, muối, đường, thìa khuấy

- Đưa tài liệu tham khảo về nội dung các nguyên tố hóa học và nước cho HS chuẩn bịtrước theo nhóm

- GV yêu cầu: + HS nhóm 1 chuẩn bị trình bày nội dung bảng 3 (SGK trang 16 ) + HS nhóm 2 chuẩn bị powerpoint và trình bày về các nguyên tố hóahọc trong cơ thể

Trang 40

+ HS nhóm 3 tìm hiểu và trình bày về cấu trúc của phân tử nước + HS nhóm 4 tìm hiểu và trình bày về vai trò của nước đối với tế bào

và cơ thể sống

2 Học sinh:

- Chuẩn bị sách vở; Chuẩn bị nội dung theo sự phân công theo nhóm của GV

- Chuẩn bị đoạn kịch

III Phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá

- Phương pháp dạy học: Giải quyết vấn đề

- Kỹ thuật: Đọc tích cực; Khăn trải bàn; Chơi trò chơi; Mô tả thí nghiệm; Động não;

Tia chớp; Công đoạn; Đặt câu hỏi; Phòng tranh; Báo cáo chuẩn bị ở nhà theo nhóm

- Kiểm tra đánh giá: Đánh giá kết quả qua báo cáo nhóm, trả lời câu hỏi GV đưa ra.

IV Tiến trình lên lớp

1 Hoạt động: Khởi động

(1) Mục tiêu:

- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho HS

- Tạo mối liên tưởng giữa kiến thức đã có (Cơ thể sống đều được cấu tạo từ cácnguyên tố hóa học) với kiến thức sẽ thu được trong bài (Có phải tất cả các nguyên tốhóa học trong tự nhiên đều cấu trúc nên cơ thể sống?)

- Từ các kiến thức có sẵn của bản thân HS, GV đưa ra các tình huống để kích thích sự

tò mò, mong muốn tìm hiểu kiến thức mới

- Thông qua các câu hỏi của HS, GV phần nào đánh giá sự hiểu biết của các em

(2) Phương pháp/kĩ thuật: Diễn kịch

(3) Phương tiện dạy học: SGK

Ngày đăng: 18/07/2021, 15:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w