1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật tự sự trong hai tiểu thuyết Đức Thánh Trần và Trần Thủ Độ của Trần Thanh Cảnh

101 6 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghệ thuật tự sự trong hai tiểu thuyết Đức Thánh Trần và Trần Thủ Độ của Trần Thanh Cảnh
Tác giả Nguyễn Thị Phương Dung
Người hướng dẫn PGS. TS Trần Khánh Thành
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Lý luận văn học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 25,34 MB

Nội dung

Kết cấu tiểu thuyết độc đáo nhờ sự lồng ghép quá khứ và hiệntại, hiện thực và kỳ ảo, lịch sử và hư cau” [53] Hay trong bài “Tiêu thuyết Trần Thủ Độ - từ mùi hương huyền sử” đăng trênbáo

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN THỊ PHƯƠNG DUNG

CUA TRAN THANH CANH

LUẬN VĂN THAC SĨ LÍ LUẬN VAN HỌC

Hà Nội - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN THỊ PHƯƠNG DUNG

CUA TRAN THANH CANH

Luan van Thac si chuyén nganh: Li luan van hoc

Mã số: 8229030.01

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS TRÀN KHÁNH THÀNH

Hà Nội - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung tôi trình bày trong luận văn là kếtquả quá trình nghiên cứu nghiêm túc của bản thân tôi.

Trong quá trình viết luận văn, tôi có tìm hiểu, tham khảo thành quả khoa

học của các tác giả, nhưng những nội dung tôi nghiên cứu không trùng lặp với

kết quả của các công trình khoa học đã có Các tư liệu trích dẫn trong luận vănđêu được chỉ rõ nguôn gôc.

Hà Nói, ngày tháng năm 2023

Học viên

Nguyễn Thị Phương Dung

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đề hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình củacác tập thể và cá nhân

Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã giảng

day trong chương trình Cao học ngành Văn học, Trường Dai học Khoa học Xã

hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS Trần KhánhThành - người thầy luôn tận tâm hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu

Tôi cũng xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, đồngnghiệp đã luôn động viên, khích lệ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoànthành nhiệm vụ học tập.

Du đã rất có gắng trong quá trình nghiên cứu nhưng luận văn vẫn không

tránh khỏi những điều thiếu sót Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý của

thầy cô và các anh chi học viên

Xin tran trọng cảm on!

Hà Nội ngày tháng năm 2023

Học viên

Nguyễn Thị Phương Dung

Trang 5

MỤC LỤC967.1001115 3

1 Mục đích, ý nghĩa của đề tài - 2-56 Sc ST EEEEE1211211211 1111111111111 re 3

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề -¿- + 2++x22x+2EE22EE2EE2212231271E211 21121 2xecrke 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2-2-2 +£+E£+EE+EE+EE£EEE+EESEEerEerEerrrrrkerxee 9

4 Phương pháp nghiÊn CỨU 6 + x1 9119119191910 vn Hưng nh nh nh ng 9

5 Cấu trúc TUAN VAN 01 A.51A1 9Chương 1: KHÁI LUQC VE NGHỆ THUẬT TỰ SỰ VA HANH TRÌNH SÁNG TÁCCUA TRAN THANH CẢNH 5222 +22 x22 E11 E.EEttrrrrrrireriee II1.1 Khái lược về nghệ thuật tự Sự - 2-52 22E22EESEE2 2212217121211 cEkcrex 11

LL.D Khái niệm tự sự và fự SU HỌC - << << + 1 KH ng 3355555 11

1.1.2 Các bình diện nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết ¬— 12

1.2 Khái lược về hành trình sáng tác của Tran Thanh Cảnh 2- 5-2 131.2.1 Tran Thanh Cảnh và những truyện ngắn về làng NgọỌc -s- 5+ 131.2.2 Tran Thanh Cảnh và những tiểu thuyết lich sử về thời đại nhà Tran 17

¡"c7 22Chương 2: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VAT TRONG TIỂU THUYETLICH SỬ CUA TRAN THANH CẢNH - 2-52 SSSE2E2EE£EEtEECEEEEEEerkrrkrrex 232.1 Nguồn sử liệu và nhân vật trong tiêu thuyết lịch sử .: -: -:-: 232.1.1 Nguôn sử liệu chính thong và đã sủử - + E+E+E+EEEEeEEerkerkerkerrree 232.1.2 Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết lịch ửử -©-+©scs+c++zee+c+reerxcres 272.1.3 Vấn dé hư cầu trong xây dựng nhân vật lịch sửử -cc©cz+cs+ccsrecces 292.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật Trần Quốc cr 322.2.1 Cách lựa chọn sự kiện và khung cảnh lich Stt ccccccccccscccesscessseeseeeseceessessssenses 322.2.2 Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật Trần Quốc Tuần - 352.3 Nghệ thuật xây dựng nhân vật Trần Thủ 5 422.3.1 Cách lựa chon sử liệu để xây dựng nhân vật Tran Thủ Độ 422.3.2 Nghệ thuật khắc họa tính cách và tâm lý phức tạp của Tran Thủ Độ 432.3.3 Đối thoại với diễn ngôn sử học qua trường hợp Tran Thủ Độ - 47

Trang 6

Chương 3: NGƯỜI KẺ CHUYỆN, CÓT TRUYỆN, NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU

TRONG TIỂU THUYET LICH SỬ CUA TRAN THANH CẢNH - 513.1 Hình tượng người kể chuyện -2- 2 +¿©++2+£+Ex+2EEtEE++EE+SExrrxxerkesrxrrrxres 513.1.1 Khái niệm về ngôi kể và điểm nhìn trần CAUGL cGcG S5 S BS keeereeeeeees 51

3.1.2 Ngôi kể và điểm nhìn tran thuật trong tiểu thuyết Đức Thánh Trần 53

3.1.3 Ngôi kể và điểm nhìn tran thuật trong tiểu thuyết Trần Thủ DO 543.2 Nghệ thuật xây dựng tình huống và tổ chức cốt truyện -: -: 573.2.1 Tình huống và cốt truyện trong tiểu thuyết lịch sử” -¿©-scs+ccccs+ 603.2.2 Nghệ thuật xây dựng tình huống và cốt truyện trong tiểu thuyết DicTREN THAN scoecssesscsssssessssecssseecssssesessuseessusecessuescssuecssusessuueessnueessueecssueeessantecsaneeetses 613.2.3 Nghệ thuật xây dựng tình huồng và cốt truyện trong tiểu thuyết Tran Thi Do 653.3 Ngôn ngữ nghệ thuật và giọng điệu trần thuật - 2 ¿+ x+cx+zszrszss 683.3.1 Khái niệm ngôn ngữ nghệ thu - c c kg 683.3.2 Ngôn ngữ nghệ thuật trong Đức Thánh Tran và Trân Thủ Độ 693.3.3 Khái niệm giọng điệu trân thuật +©-2+ce+ck+cEczE+EeEkerkerkrrerkerrrres 803.3.4 Giong diéu tran thuật trong Đức Thánh Trần và Tran Thủ Độ, 81TiGu K6t 8 8 1 90KET LUẬN - 2-5252 2< 2E22E127171121121121171.2112111111111 211.111 xerre.91TÀI LIEU THAM KHAO 22-52 ©5E2S££EE£EEC2EEEEEEEEEEEE 2212117122 93

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Mục đích, ý nghĩa của đề tàiTrần Thanh Cảnh là một tác giả có đóng góp đáng trân trọng trong lĩnh vựctiểu thuyết lịch sử Hai tiêu thuyết lịch sử: Đức Thánh Trần và Tran Thủ Độ đãdựng lại chân dung những vị anh hùng vang danh trong lịch sử, truyền đến độc giảtình yêu mến, sự kính trọng với các vi anh hùng của dân tộc

Tác pham Đức Thánh Tran và Trần Thủ Độ vừa có sự kê thừa những giá trịcủa tiêu thuyết lịch sử và cũng có những đóng góp quan trọng cả về nội dung và nghệthuật Trong một lần trả lời phỏng vấn, nhà văn đã chân thành tâm sự về nhữngthông điệp ông muốn nhắn gửi qua hai cuốn tiểu thuyết lịch sử này: “Khi hai tiểuthuyết lịch sử Đức Thánh Tran và Tran Thủ Độ ra đời được đông đảo ban đọc đónnhận, thực sự tôi rất vui Bởi lịch sử nước Việt từ xưa đến nay có rất nhiều nhữngchiến công, những vị anh hùng vô cùng đáng ngưỡng mộ Tôi viết hai cuốn sáchtrên với tâm thế muốn truyền đến độc giả yêu quý của mình tình yêu mến, sự kínhtrọng với các vi anh hùng cua dân tộc.

Nhưng không phải chỉ như những vị thánh trên cao vợi mà như cả những conngười thật của họ trong đời sống lịch sử đã diễn ra Chính vì thế nên tôi vô cùngbiết ơn bạn đọc và rất đỗi vui mừng khi cả hai cuốn sách được đón nhận nồng nhiệt.Bởi chứng tỏ có nhiều người chia sẻ, đồng cảm với tôi

Nhân đây tôi muốn nhắn gửi đến các thế hệ sau là hãy đọc và tìm hiểu vềnguồn cội lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam và những người anh hùng của dântộc mình Hãy tự hào Nhưng cũng từ cuộc đời, tắm gương của các nhân vật lịch sửquá khứ kia, hãy rút ra những bài học cho hiện tại Và làm một điều gì đó, dù là nhỏnhất góp phần thúc đây cho nước Việt Nam yêu quý của chúng ta nhanh chóng

được hùng cường, xứng đáng với quá khứ oai hùng của cha ông mình” [40].

Với động cơ sáng tác cao đẹp, với niềm tự hào dân tộc và tài năng sáng tạonghệ thuật, Trần Thanh Cảnh đã xây dựng được thế giới nghệ thuật hấp dẫn vừachân thực cụ thể vừa huyền ảo linh thiêng Dé khám phá thế giới nghệ thuật phongphú đó và cách kê chuyện hấp dẫn của nha văn, chúng tôi chọn Nghé thuật tự sự

Trang 8

trong hai tiểu thuyết Đức Thánh Tran và Tran Thủ Độ của Tran Thanh Cảnh làm đề tàiluận văn thạc sĩ của mình.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Tự sự học được biết đến đầu tiên ở Pháp vào những năm 60-70 của thế kỷ

XX Khi đó, tự sự học xuất hiện với tư cách là bộ môn khoa học nghiên cứu các tác

phẩm văn học với nhiệm vụ riêng và phương pháp đặc thù Tự sự học cũng có

những bước phát triển không ngừng trên hành trình rộng mở Ban đầu, tự sự họcđược xem như một nhánh của chủ nghĩa cau trúc bởi tự sự học kinh điển đào sâu,nghiên cứu các tác phẩm thuộc loại hình tự sự trên các bình diện như sự kiện, nhânvật, tình tiết, người kê chuyện, điểm nhìn, thời gian, không gian Sau đó, tự sự họccũng có hướng phát triển mới khi bước tới giai đoạn tự sự học hậu kinh điển với các

nhánh như “Tự sự học nữ quyền”, “Tự sự học tri nhận”, “Tu sự học tu từ”, “Tu sự

học lịch sử”, “Tự sự học đa phương tiện”

Nhà nghiên cứu Đỗ Văn Hiểu trong bài viết “Vận dụng lí thuyết tự sự họcvào hình thái thé loại tiêu thuyết” [48] quan niệm tự sự học là ngành khoa học líluận dành được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu vả phê bình văn học Tự

sự học đã trải qua hai giai đoạn phát triển là tự sự học kinh điển và tự sự học hậukinh điển Do mới thâm nhập vào Việt Nam ở những thập niên đầu của thế kỷ XXInên về cơ bản các tác phẩm tiểu thuyết được nghiên cứu dưới quan niệm của tự sựhọc kinh điển Tự sự học kinh điển sẽ nghiên cứu tác phẩm từ các bình diện cơ bảnnhư hệ thống sự kiện, các nhân vật, nghệ thuật ké chuyện, cách lựa chọn ngôi kể,điểm nhìn trần thuật, thời gian, không gian nghệ thuật, tình huống hay cấu trúc tự

Những người phê bình nghiên cứu tiêu thuyết có thể vận dụng hệ thống các

khái niệm khoa học từ tự sự học với vai trò như những công cụ đắc lực dé khám phánhững giá trị của các tác pham tiểu thuyết Không những vậy, sau mỗi bài nghiêncứu, cả người viết và độc giả còn có thể phát hiện ra những mô hình kết cấu, các xuhướng phát triển, sự hòa trộn của các phương thức biéu đạt hay các đặc trưng thâm

mỹ của thể loại tiêu thuyết

Trang 9

Tuy nhiên tác giả bài viết cũng chỉ ra điểm hạn chế trong nghiên cứu loạihình tiểu thuyết bằng quan niệm tự sự học kinh điển như tự sự học kinh điển xemtác phẩm là một bản thể độc lập khép kín, không có sự ràng buộc hay mối liên hệnào với môi trường rộng lớn, nơi tác phẩm được hoài thai và ra đời Các yếu tốngoại cảnh đó có thể kế đến như hoản cảnh xã hội, văn hóa, lịch sử Và tự sự họchậu kinh điển đã bù đắp vào khiếm khuyết đó bằng những quan niệm rộng mở hơn

khi các nhà nghiên cứu trong quá trình khám phá những vẻ đẹp của tác phẩm có tập

trung chú ý đến quá trình sáng tác, quá trình tiếp nhận

Đề làm phong phú hơn cho bài viết của mình, Đỗ Văn Hiểu cũng lấy dẫnchứng là công trình nghiên cứu của một học giả Trung Quốc, Dương Tỉnh Ánh vớitên đề tài “Hình thái thể loại tiêu thuyết Trung Quốc và phương Tây” Ở bài viếtnày, Dương Tinh Ánh đã dựa vào cơ sở tự sự học kinh điển phương Tây của G.Genette để nghiên cứu phương thức tự sự và thể thức ngôn ngữ của tiểu thuyếtTrung Quốc trong sự đối sánh với tiêu thuyết phương Tây

Nghiên cứu nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết lịch sử ở Việt Nam trong giaiđoạn hiện nay, tác giả Lê Thị Thu Trang trong luận án Đặc trung nghệ thuật tiểuthuyết lịch sử Việt Nam thập niên dau thé kỷ XXI cho rằng, tiêu thuyết lich sử ViệtNam đã phát triển theo hướng đổi mới trên nhiều bình diện như tư duy nghệ thuật,loại hình nhân vật hay phương thức diễn ngôn trần thuật

Xét về phương diện quan niệm tư tưởng khi xây dựng tiểu thuyết lịch sử, cáctác phâm trước đây chủ yếu là các diễn ngôn phản ánh tương đối trung thành vớicác tư liệu lịch sử, những tiểu thuyết được sáng tác trong giai đoạn gần đây đã có xuhướng để các nhân vật được đối thoại, thậm chí có những ý kiến phản biện lại lịch

sử Điều đó làm nên những góc nhìn đa chiều, tạo nên sức sống và sức hấp dẫn mớicho các tiéu thuyết lich sử

Xét từ góc độ dé tài, tiêu thuyết lịch sử giai đoạn này cũng thể hiện sự tìmtòi, khám phá của các nhà văn thử bút ở các mảng đề tài phong phú như đề tài về sự

kiện, đê tài vê nhân vật, đê tai văn hóa — phong tục, đê tài luận giải

Trang 10

Về mặt kết cấu, tiểu thuyết lịch sử bên cạnh việc sử dụng kết cấu truyềnthong theo lối tuyến tính dé đọc, dễ tiếp nhận đã xuất hiện thêm kiểu kết cấu theolối lắp ghép, đồng hiện Cách tô chức kết cau như vậy, một mặt đòi hỏi trình độ viếtcủa nhà văn, mặt khác nó cũng phản ánh nhu cầu và trình độ tiếp nhận tác phẩm vănhọc của độc giả hiện nay đang có những yêu cầu khá cao trong cách thưởng thứccác tác phẩm văn chương nói chung và tiểu thuyết lịch sử nói riêng.

Một tác phẩm tiêu thuyết lịch sử hiện đại còn thé hiện sự hòa trộn, giao thoa

với những thể loại khác như truyện, thơ, kịch khi các nhà văn đưa các yếu tố mangđặc trưng của các thể loại này vào trong tác phâm

Về các kiểu nhân vật trong tiêu thuyết lịch sử cũng có sự biến đối theo chiềuhướng đa dạng, phong phú hơn Bên cạnh các kiểu nhân vật truyền thống như nhânvật mang tính sử thi, nhân vật mang tính huyền thoại thì còn có xuất hiện kiểu nhânvật thế tục mang những dục vọng thể hiện bản năng của con người hay kiểu nhânvật bi kịch Hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử hầu hết được khắc họa rấtchân thực thông qua vẻ bề ngoài như ngoại hình, hành động hay thế giới nội tâmphong phú, phức tạp như thế giới vô thức, thé giới ý thức qua đối thoại, độc thoại

nội tâm của nhân vật.

Hình tượng người ké chuyện ở ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba cũng được đổimới về mặt hình thức gắn với điểm nhìn bên trong, điểm nhìn bên ngoài và sựchuyền đổi điểm nhìn từ người ké chuyện sang nhân vật

Tiểu thuyết Đức Thánh Tran và Tran Thủ Độ được xuất bản với thời giangần nhất đã đem đến cho độc giả và nhiều nhà nghiên cứu những điều mới mẻ Quabài viết này, chúng tôi triển khai nghiên cứu nghệ thuật tự sự trong hai tiểu thuyếtĐức Thánh Tran và Trần Thủ Độ nhằm khái quát một cách đầy đủ đặc điểm nghệthuật tiêu thuyết Trần Thanh Cảnh dé làm sáng tỏ những sáng tạo, cách tân mới mẻ,độc đáo của thê loại tiêu thuyết trong sự nghiệp nghệ thuật của Trần Thanh Cảnh

Ngay khi tiểu thuyết Đức Thánh Tran và Tran Thủ Độ mới xuất bản, có ratnhiều bai đăng trên các báo điện tử thé hiện quan điểm, cách đánh giá của các nhà

nghiên cứu với các góc nhìn đa chiêu về hai cuôn tiêu thuyét lich sử này “Trong sử

Trang 11

sách, cuộc đời và hành trạng của Trần Thủ Độ khá rõ ràng, mọi đánh giá về nhânvật lịch sử này cũng đã định đoạt: vừa có công lập nên triều Trần và đưa vương

triều này trở thành một triều đại lừng lẫy bậc nhất trong lịch sử nước nhà, vừa

chuyên quyền độc đoán và vi phạm luân thường đạo lý nên tiếng xấu còn lưu mãi.Tiểu thuyết hóa một nhân vật lịch sử phức tạp như thế thật không dễ dàng Nhà vănTrần Thanh Cảnh đã làm được, và thành công

Khí chất Đại Việt còn được nha văn Trần Thanh Cảnh thể hiện qua cách kêchuyện cuốn hút; nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lý nhân vật sâu sắc; nghệthuật xây dựng bối cảnh, kế cả cảnh sinh hoạt lẫn cảnh chiến trận đều sống động và

mang đậm hồn Việt: ngôn ngữ nhân vật, đặc biệt là ngôn ngữ thuyết khách, luôn

thấu tình đạt lý mà không cần viện dẫn các điển tích điển cé từ văn hóa Trung Hoanhư ta thường thấy Kết cấu tiểu thuyết độc đáo nhờ sự lồng ghép quá khứ và hiệntại, hiện thực và kỳ ảo, lịch sử và hư cau” [53]

Hay trong bài “Tiêu thuyết Trần Thủ Độ - từ mùi hương huyền sử” đăng trênbáo điện tử Quảng Nam ngày 06/11/2022, tác giả Thanh Thảo đã thể hiện sựngưỡng mộ trước những dấu ấn mà nhân vật lịch sử Trần Thủ Độ đã được nhà văntái hiện trong tác phâm của mình: “Vẻ đẹp tiểu thuyết Trần Thủ Độ không phải ởchỗ hư cấu của văn chương tô đậm hơn hay làm mờ công - tội của một nhân vật lịch

sử mà ở đây, tác giả đã đưa bạn đọc bước vào những không gian day trầm tích củamáu, nước mắt, của lớp lớp phận người đan trong mùi sen nhị hương, đan trong hơithở của tình yêu, đan trong màn sương bí ân của Thung Mây Yên Tử ngàn nămdang dac” [51]

Cùng quan điểm với tác gia Thanh Thảo, Pham Xuân Nguyên trong bài viết

“Trong sương mù Yên Tử” cũng thé hiện sự ghi nhận sự đóng góp quan trọng củaTrần Thanh Cảnh trong việc đưa nhân vật lịch sử vào tác phẩm văn học dé trở thànhmột hình tượng sống động Tác giả cũng bày tỏ chút nuối tiếc trong việc xây dựngnhân vật Trần Thủ Độ nhìn từ góc độ văn học:

“Nhưng tôi vẫn cho rằng viết tiêu thuyết lịch sử là phải biến được nhân vậtlịch sử thành nhân vật văn chương Trần Thanh Cảnh ở "Trần Thủ Độ" đã ít nhiều

Trang 12

làm được điều đó, nhưng vẫn còn rất nhiều khoảng sáng tạo văn chương cho nhân

vật lịch sử mà ngòi bút nhà văn chưa chạm vào” [45].

Cùng bàn về hai tiểu thuyết này, nhà văn Tạ Duy Anh lại có những đánh giá

rất riêng: “Đọc Trần Quốc Tuấn, nhận ra cái tâm của người viết không chỉ với nhân

vật tổ phụ không lồ, mà còn với lịch sử đất nước nói chung Nhưng như đã nói, vicái bóng của nhân vật quá trùm lấp, thành thử nhà văn chỉ đám “rón rén” tiếp cậntheo cách ngưỡng lên, thủ thi kể những chuyện đã thành huyền thoại, giai thoại với

một thái độ thành kính quen thuộc của con dân Đại Việt chịu ơn một vi tướng lẫy

lừng đã được “thánh hóa” Nói cách khác, Trần Quốc Tuấn của Trần Thanh Cảnh,

về cơ bản vẫn chỉ là nhân vật lịch sử thuần túy, hiện lên theo cách của tác giả, chứchưa trở thành nhân vật tiểu thuyết là sản phẩm độc quyền của tác giả

[ ] So với tiểu thuyết Tran Quốc Tuần, thì tiểu thuyết Trần Thủ Độ tiến mộtbước khá dài về thủ pháp, về vị thế nhà văn trong tương quan với lịch sử, về ngônngữ, về những yếu tô thuộc về tư duy tiểu thuyết Cái đáng nói của tiểu thuyết này,

là cách mà Trần Thanh Cảnh dựng chân dung nhân vật Cả một đoạn dài, ta chảthấy Tran Thủ Độ đâu Thay vào đó là bối cảnh xã hội cuối Lý, với ngồn ngangnhững tao loạn, giết chóc, cát cứ đự báo một thời kỳ đẫm máu ở phía trước, tao ramột cái “nôi” dé đặt nhân vật vào đó Và rồi, chỉ một vài trang, một vai đoạn đạtđến độ tuyệt bút, nhân vật hiện lên đầy góc cạnh, sống động và cứ thế tự tìm nhữngđiểm khớp nối với hình dung sẵn có của bạn đọc, của nhân gian về con người đađiện này” [2].

Hai tác phẩm dù nhận được những ý kiến trái chiều của các nhà nghiên cứutrong giới phê bình văn học nhưng có một điều chúng ta không thể phủ nhận, đó lànhững đóng góp của nhà văn Trần Thanh Cảnh đối với nền văn học nước nhà Với

những nỗ lực trên mỗi trang văn, thực sự hai cuốn tiểu thuyết đã đem đến cho bạn

đọc những cảm xúc tự hào khi được ngược dòng thời gian, trở về và sống lại trong

không khí hào hùng của một thời dựng nước, giữ nước oanh liệt của dân tộc Quabài viết này, chúng tôi triển khai nghiên cứu nghệ thuật tự sự trong hai tiểu thuyếtĐức Thánh Tran và Trần Thủ Độ nhằm khái quát một cách đầy đủ đặc điểm nghệ

Trang 13

thuật tiêu thuyết Trần Thanh Cảnh dé làm sáng tỏ những đóng góp của Tran ThanhCảnh trong lĩnh vực tiểu thuyết lịch sử nói riêng và văn học dân tộc nói chung.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Nghệ thuật tự sự của Trần Thanh

Cảnh qua hai cuốn tiêu thuyết: Đức Thánh Tran và Tran Thủ Độ

Trong giới hạn của bài viết, chúng tôi xin phép chỉ nhấn mạnh các yếu tốnhư ngôi ké, điểm nhìn, nghệ thuật tô chức cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân

vật, ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật Có thé thấy, những yếu tố trên đã làm nên

thành công cho các tác pham Đức Thánh Tran và Tran Thủ Độ và khang định dau

ấn của nhà văn trong lòng bạn đọc yêu văn chương, yêu lịch sử dân tộc

3.2 Phạm vỉ nghiên cứu

Trong phạm vi cua bài luận văn nay, người viết chỉ khảo sát nghệ thuật tự

sự của hai cuốn tiểu thuyết của Trần Thanh Cảnh: Đức Thánh Trần và Tran Thủ

Độ đồng thời tham khảo thêm các tác phẩm văn học của các tác giả khác viết về

hai nhân vật lịch sử nổi tiếng này nói riêng và các nhân vật thời nhà Trần nói

chung dé thấy được đóng góp của Trần Thanh Cảnh

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tiếp cận lí thuyết tu sự học: Nghệ thuật tự sự trong các tác

phẩm văn học được soi tỏ qua những kiến thức mang tính lý luận trong lí thuyết

tự sự học Trong bai nay, người viết vận dụng các lý thuyết tự sự học kinh điển và

tự sự học hậu kinh điền

- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để thấy được sựphát triển trong quan niệm nghệ thuật của Trần Thanh Cảnh qua mỗi tác pham; so

sánh nét khác biệt của ông với các nhà văn cùng có những sáng tác về đề tài lịch sử

- Phương pháp tiếp cận văn hóa hoc: Đặt tác phâm vào không gian vănhóa thời Lí Trần, coi văn hóa như một gợi ý quan trọng để lý giải mọi hành vi

ứng xử của các nhân vật trong thế giới nghệ thuật của nhà văn

5 Cầu trúc luận văn

Trang 14

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần phụ lục và tài liệu tham khảo, nộidung chính của luận văn gồm ba chương:

Chương 1: Khái lược về nghệ thuật tự sự và hành trình sáng tác của Trần ThanhCảnh

Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiêu thuyết lịch sử của Trần Thanh CảnhChương 3: Người ké chuyện, cốt truyện, ngôn ngữ và giọng điệu trong tiểu thuyếtlịch sử của Trần Thanh Cảnh

10

Trang 15

Chương 1: KHÁI LƯỢC VE NGHỆ THUAT TỰ SỰ VÀ HANH TRÌNH SÁNG TÁC

CUA TRAN THANH CẢNH1.1 Khái lược về nghệ thuật tự sự

1.1.1 Khái niệm tự sự và tự sự học

Theo Trần Đình Sử, “tự sự (narrative) là một phạm vi rộng lớn trong hoạtđộng giao tiếp của con người nói chung cũng như trong vô vàn thể loại văn họchoặc phi văn học hết sức đa dạng nói riêng” [49, tr.9]

Tác giả Lê Bá Hán trong Tir điển thuật ngữ văn học, đã xác định tự sự là:

“phương thức tái hiện đời sống, bên cạnh hai phương thức khác là trữ tình và kịchđược dùng làm cơ sở dé phân loại các tác phẩm văn học Tác phẩm tự sự phản ánhhiện thực qua bức tranh rộng mở của đời sống trong không gian, thời gian, qua các

sự kiện, biến cố xảy ra trong cuộc đời con người Trong tác phẩm tự sự bao giờcũng có cốt truyện Gắn liền với cốt truyện là một hệ thống nhân vật được khắc họanhiều mặt nguyên tac phản ánh hiện thực trong tính khách quan đã đặt trần thuậtvào vị trí của nhân tố tô chức ra thế giới nghệ thuật của tác phẩm tự sự, đòi hỏi nhàvăn phải sáng tạo ra hình tượng người trần thuật” [34, tr.385]

Từ hai ý kiến trên, chúng ta có thé nhận thấy khái niệm tự sự xuất hiện trongđời song van duoc hiéu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp Với nghĩa hep, tự sự chi loạihình văn học với những tính chất đặc thù về không gian, thời gian, nhân vật, cốttruyện Với nghĩa rộng, tự sự là khái niệm đề chỉ phạm vi rộng trong hoạt động giaotiếp của con người

“Tự sự học cũng như lí luận văn học là bộ môn khoa học nghiên cứu các vănbản tự sự, các đặc điểm chung của các văn bản tự sự được tạo ra và được phát triển.[ ]“Tự” nghĩa là kế theo một trật tự nhất định lại vừa có yêu tố “sự”, tức làchuyện, sự kiện, hành động, câu chuyện [ ] Trên thực tế, tự sự học không chỉ

nghiên cứu diễn ngôn mà còn nghiên cứu ngữ pháp truyện, nghiên cứu nhân vật và

An”?

sự kiện” [49, tr.14] Về phạm vi, tự sự học cũng được chia ra ở hai cấp độ rộng vàhep Theo nghĩa hẹp, tự sự học là chuyên ngành nghiên cứu tác phẩm văn học thuộc

11

Trang 16

loại hình tự sự theo chủ nghĩa cấu trúc thông qua ngôn từ nghệ thuật Theo nghĩarộng, tự sự học gan liền với lịch sử và triết học.

Mặc dù từ thời cô đại, tự sự đã được phân biệt với mô phỏng song phải đếnnhững năm 60 — 80 của thé ki XX ở Pháp, tự sự hoc mới chính thức được hìnhthành và sau đó phát triển rộng rãi trên nhiều quốc gia qua nhiều giai đoạn như tự sựhọc kinh điển và tự sự học hậu kinh điển Đến Việt Nam vào những năm đầu củathé ki XXI, tự sự học được giới nghiên cứu và giảng day đón nhận một cách tíchcực qua hàng loạt các công trình khoa học được đánh giá có tính hiệu quả cao.

Trong bài viết này, chúng tôi vận dụng lý thuyết tự sự và tự sự học nói trên

dé nghiên cứu, tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong hai cuốn tiểu thuyết Đức Thánh Tran

va Trần Thủ Độ với mong muốn hiểu sâu hơn về những giá trị ma hai tác phâm đemlại cũng như những tư tưởng, ý nghĩa nhân văn mà tác giả gửi gắm trong đó

1.1.2 Các bình diện nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyếtNghệ thuật tự sự là phương diện thi pháp đặc trưng của thể loại tiểu thuyết

Các bình diện nghệ thuật tự sự trong tiêu thuyết có thể kế đến như: ngôi kể, điểm

nhìn trần thuật, nghệ thuật tổ chức cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngônngữ nghệ thuật và giọng điệu trần thuật

Người kế chuyện là một trong những yếu tố quan trọng của loại hình tự sự,

đặc biệt là loại hình tự sự cỡ lớn như tiểu thuyết Theo quan niệm của Trần Đình Sử

trong cuốn Tự sự học — lí thuyết và ng dụng, người kế chuyện loại trừ nhân vật

“tôi” được phản ánh trong thê loại hồi kí, nhật kí, phần lớn đều là các sản phẩm của

hư cấu nghệ thuật, là sản phẩm của trí tưởng tượng sáng tạo nhằm dẫn dắt người đọcvào thé giới nghệ thuật và nắm bắt diễn biến câu chuyện Xét về vai trò của người kéchuyện trong tác phẩm, hai chức năng thường được nhắc đến là chức năng trầnthuật và chức năng kiểm soát Đề cập đến chức năng trần thuật là đề cập đến vai trògiới thiệu và dẫn dắt câu chuyện Còn chức năng kiểm soát là chức năng điều khiểncâu chuyện Tùy vào chủ đề tác phẩm phản ánh và dụng ý nghệ thuật của tác giả mànhà văn có cách lựa chọn người kê chuyện cũng như ngôi ké sao cho phù hợp đạt đượchiệu quả nghệ thuật cao nhất

12

Trang 17

Trong bài nghiên cứu “Vận dụng lí thuyết tự sự học vào hình thái thể loại tiểuthuyết” [48], tác giả Đỗ Văn Hiểu cũng chỉ ra đặc trưng quan trọng của tiêu thuyết nằm

ở sự hài hòa, nhất quán của ba yếu tô nhân vật, cốt truyện và hoàn cảnh xảy ra câuchuyện Dù tiểu thuyết thuộc loại không có cốt truyện thì tác phâm tiéu thuyết đó vẫnphải có sự kiện Bên cạnh đó, nhân vật cũng được khắc họa chân thực bằng những đặcđiểm bên ngoài lẫn nội tâm phong phú bên trong Đôi khi, có những kiểu nhân vật được

miêu tả không có tính cách hoặc tính cách mờ nhạt nhưng ta không nên xem đó là trường

hợp nhân vật không tồn tại

Yếu tố thời gian trong tiêu thuyết cũng rất được quan tâm va được phân loạithành “thời gian trùng khít, thời gian không trùng khít, thời gian trần thuật không tươngxứng với thời gian sự kiện, trần thuật tỉnh lược hoặc bỏ qua thời gian sự kiện, trần thuậttheo trật tự thời gian vật lí, trần thuật không theo trình tự thời gian, tran thuật” [48, tr.212]

Song hành với thời gian nghệ thuật là không gian nghệ thuật, yếu tố này được đưavào tiểu thuyết như một cách dé thé hiện sự chuyên dịch của thời gian “Không giantrong tự sự thé hiện ở sự miêu tả các địa điểm, vị trí mà nhân vật và các sự kiện xảy ra[ ] qua các biểu tượng không gian như sông, biển, núi cao, đồng rộng, thé giới bên này,thế giới bên kia, xứ không tưởng” [49, tr 179]

1.2 Khái lược về hành trình sáng tác của Trần Thanh Cảnh1.2.1 Trần Thanh Cảnh và những truyện ngắn về làng NgọcTrần Thanh Cảnh là nhà văn mới xuất hiện gần mười năm nay nhưng đã cótiếng vang và trở nên quen thuộc với độc giả Bút lực của ông còn rất dôi dào

Nhà văn Trần Thanh Cảnh sinh năm 1961, quê ở làng Ngọ Xá, xã HoàiThượng, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh Ông từng là bộ đội biên giới phía Bắc,

xuất ngũ, ông theo học Đại học Y Dược Hà Nội, tốt nghiệp năm 1991, trở thành

dược sĩ và người kinh doanh được phẩm có uy tín ở quê hương Gắn bó với nghề y

hơn 30 năm, ông đến với văn chương nghệ thuật vào năm 2013 như một mối duyên

kỳ ngộ Ban dau, bạn đọc biết đến ông qua những tập truyện ngắn Dai gia (2013),

Kỳ nhân làng Ngọc (2014, Giải thưởng Hội Nhà Văn Việt Nam 2015), Mỹ nhân

làng Ngọc (2015), Cà phê phó cũ (2016), Quái nhân làng Ngọc (tiêu thuyết, 2019)

13

Trang 18

Đó là những câu chuyện gần gũi ở quê hương ông, những mảnh đời về về nhữngcon người vừa rất đời thường vừa rất phi thường mà ông gọi là những mỹ nhân, kỳnhân và quái nhân làng Ngọc Những cô gái, chàng trai làng Ngọc đều hiện lên trêntrang văn mang vẻ đẹp của những trang tuyệt sắc Không những thế, họ mang trongmình trái tim khát khao yêu thương, khát khao hạnh phúc mà đôi khi được nhà vănmiêu tả như bản năng muôn thuở của loài người được bảo tồn nguyên vẹn trongnhững tâm hồn làng Ngọc Dù là truyện ngắn hay tiêu thuyết viết về làng Ngọc, tacũng cảm nhận được sự va đập gay gắt giữa những giá trị truyền thống và quá trình

hiện đại, đô thị hóa trên dòng chảy văn hóa đang diễn ra ở làng Ngọc Các nhân vật

như trở nên nhỏ bé, bị cuốn vào vòng xoáy, vào những cơn lốc tình ái hay nhữngtham vọng về tiền tài danh vọng Đó là chuyện tình trai tài, gái sắc như Hằng vàTuấn trong Hội làng, Yến và Vinh trong Gái dam, Chú Tín, cô Như trong Hoa múi.Hay cuộc tinh tay ba của Tràng — My — Giang trong Hoa gạo tháng ba

Ở truyện nào, con người cũng hiện lên đầy đủ cả mặt tốt và mặt xấu Cái tốt

là vẻ ngoài đẹp đẽ, là tâm hồn hào hoa, phong nhã, là những trái tim đa tình, nghệ sĩbiết dan hát mà giọng ca thì mê hoặc, xao xuyên lòng người Người đọc có lẽ không

quên nhân vật My trong truyện Hoa gạo tháng ba hay Lệ trong Quái nhân làngNgọc Họ đều là những cô gái đẹp nhất làng, với vẻ thanh tân, những đường congmềm mại, quyễn rũ trên cơ thể như gọi mời, đánh thức mọi khao khát của baochàng trai Những người con gái ấy một lòng chung thủy, đợi chờ người mình yêu,người chồng của mình trở về dù thời gian đã bào mòn tuổi xuân của họ khiến những

cô gái trẻ năm nào trở thành những bà lão Họ còn thạo đủ các việc như nghề thủ

công hay buôn bán chạy chợ hay thậm chí trở thành những doanh nhân thành đạt

khiến người người nê phục như Khánh trong Trai tai, hay Yến trong Gái dam, ba côgái trong MP? nhân làng Ngọc Những người có học ra ngoài cũng làm vẻ vang

dòng họ, họ đỗ đạt, ghi danh vào các trường nổi tiếng như cậu tú Tràng trườngBưởi, tiến sĩ luật Giang bảo vệ luận án bên Pháp trong Hoa gạo tháng ba Chấtnghệ sĩ đa tình dường như đã ngắm vào máu của những con người làng Ngọc nênnhững nhân vật chính thường có nhiều tài lẻ Hung trong Trai tai có thé chơi được

14

Trang 19

bảy loại nhạc cụ, Hoàng trong Mia thi có giọng ca khiến trái tim Thúy phải thônthức nức nở; Mạnh Hoạt trong Quái nhân làng Ngọc có thể vẽ tranh, hát đủ cácdòng nhạc từ quan họ, chèo, bolero mà bai nao cũng làm người nghe thao thức ca đêm ròng Đặc biệt hơn, thi sĩ Mạnh Hoạt còn có tài làm thơ Thơ hay được đăng

báo, được phát trên loa, bản thân tác giả cũng được mời đến các trường đại học đểbình và nói chuyện về thơ Một tài lạ nữa phải kế đến kỳ nhân Bình trong Kỳ nhânlàng Ngọc Người làng Ngọc còn truyền tụng nhau về chiến công hiển hách, mộtmình hạ bảy mươi hai tên lính biệt kích Mỹ, lúc về già, ông kiếm ăn bên dòng sôngĐuống Dù đã ở tuổi thất thập cổ lai hy, nhưng ông vẫn có thé bơi lội “nhẹ tênhtênh” trên dòng nước lũ bởi đã thuộc lòng từng xoáy nước, từng dòng chảy của con sông rộng lớn này.

Còn cái xấu mà nhà văn thăng thắn chỉ ra, không ngại ngần che dấu là nhữngthói hư, tật xấu như cờ bạc, lô đề, rượu chè, hiếp dâm, ngoại tình, loạn luân, buônlậu Tất cả được khắc họa một cách sinh động qua chân dung các nhân vật Hưngtrong Trai tai, Thận trong Tiết hạnh khả phong, Bình trong Kỳ nhân làng Ngọc.Mạnh Hoạt trong Quái nhân làng Ngọc.

Những sai lầm của thời đại cũng được phơi bày trên trang viết dé chúng tathắng thắn nhìn lại như việc cải cách ruộng đất khiến nhiều người thuộc giai cấp địachủ bị chém đầu, gia sản bị tịch thu và đem chia cho những người thuộc giai cấpban cô nông khiến gia đình của họ lâm vào cảnh con mat cha, vợ mat chồng, muốnsông yên 6n chỉ còn đường trén chạy như vợ chồng chú Tín, cô Như trong truyệnHoa núi Chứng kiến cảnh cha bị chém đầu bên kè đá rồi xác bị ném xuống dòngsông Đuống, mẹ sau đó cũng nhảy xuống sông tự vẫn, chú Tín cùng người vợ trẻmới cưới chạy suốt đêm lên vùng tỉnh Bắc, lên đến nơi thì bị những kẻ tàn ác bấtnhân giết người cướp của Hình ảnh cây man trồng bên nắm m6 của cô Như mùanào cũng chỉ nở ra những bông hoa trắng muốt mà không bao giờ đậu quả như hìnhảnh của cô gái còn trinh trang đã lay chồng mà chưa qua lần sinh nở

Cũng chính cái lý lịch giai cấp địa chủ hay giai cấp tư sản mại bản khiến cho

bản thân họ bị coi là công dân hạng hai, trở thành những kẻ mang lý lịch đen, bị gạt

15

Trang 20

bên lề xã hội Thân phận đó khiến cho cuộc đời của những kẻ như Mạnh Hoạt,Minh Ảnh, Trường Kéo, Đào Tước trong Quái nhân làng Ngọc cử trượt dài trên condốc của những tháng ngày ăn chơi sa đọa, vào tù ra tội Ban đầu, họ cũng là nhữngngười có chí hướng, muốn đóng góp tài năng sức lực cho sự nghiệp phát triển củađất nước Nhưng xin tham gia bộ đội thì bị từ chối do mối lo sợ họ trở thành gián

điệp cho kẻ thù, xin đi làm ở công ty xí nghiệp thì cũng không ai nhận do lí lịch

“không trong sạch” Vậy là dù rất muốn nhúng mình vào không khí lịch sử của dântộc, được trở thành những anh hùng nơi sa trường, lập nên chiến công hiển hách, làngười hùng trong mộng của biết bao cô gái nhưng ho chỉ có thé thất thêu đứngngoài như những kẻ sống kiếp đời thừa Nhưng cảm giác thất vọng, chán ngánnhanh chóng được thay thế bằng những suy nghĩ, mưu tính hưởng thụ cuộc sốngnhàn nhã va mọi lạc thú ở đời: “Thôi, mình cứ dem cái đời trai, đem cái thân thừanày phục vụ chị em đang thiếu thốn, có khi đấy cũng là góp phần vào sự nghiệp lớn.Đời trai của con nhà người ta đang chôn vùi trong khói lửa, trong sốt rét rừng, trongbom B52, thì mới mắt Chứ đời trai bọn mình dùng chán vẫn còn nguyên Cứ việctận hưởng ”[16, tr.587].

Sự thiếu hiểu biết do trình độ nhận thức hay do hạn chế của thời đại đôi khicũng được nha văn miêu tả thành những cảnh bi hài Đó là cảnh một gia đình maythế hệ từ đời ông đến đời cha cứ ngày rằm tháng giỗ liền đứng trước ban thờ lầmram khan vai mà đứa cháu hỏi may chữ Nho dai tự treo trên ban thờ là chữ gi thìchăng ai biết cả Đứa cháu quyết đi học thêm từ ông giáo về hưu thì biết đó là bốnchữ “Tiết hạnh khả phong” Nhưng thật chua chát, trong gia đình tứ đại đồng đường

ấy cả ba nàng dâu của ba thế hệ đều không giữ lòng chung thủy với chồng Sự ấu trĩcủa con người còn thé hiện qua những hành động thô bạo khi chú rễ Mạnh Hoạt vừalên phố sửa sang lại đầu tóc, may bộ quan áo mới dé lay vợ thì trên đường về làngliền bị người ta lôi ngay vào gọt lại tóc, rạch toạc ống quần và cho đi cải tạo vì tội

ăn chơi đàng điểm Rồi cô gái 13 tuổi Liên Hương bị cưỡng dâm đã vô cùng đaukhổ thì lại bị hết người này đến người kia thuộc đủ mọi vai về vạch ra xem xét rồi

bình phâm cái vùng thâm kin dé két luận cái ngàn vàng của cô còn hay mat Điêu

16

Trang 21

đáng nói, những người được giao nhiệm vụ thẩm tra lại không có kiến thức chuyênmôn sâu về ngành sản phụ khoa, họ đến xem vì tò mò, vì qua lời giới thiệu của Tre

y sĩ rang “gan hai mươi năm trong nghề rồi, chưa thấy cái bướm nào đang lớn màxinh thé” [16, tr.216] Chang khác nao lũ quỷ sai mà Diêm Vương phái đến dé xâu

xé cơ thé người con gái đang đau đớn, ê ché, nằm trên bàn khám từ tối hôm trướcđến tận sáng hôm sau Chính bởi sự tủi nhục ấy mà cô gái tội nghiệp từ xinh đẹp,hoạt bát, lanh lợi như đóa sen thom ngát nhất đầm làng Ngọc mà thành ra cô Ngo,

suốt ngày ngơ ngơ ngần ngắn, bảo sao làm vậy.

Tất cả những câu chuyện buồn vui về làng Ngọc dường như đều gắn vớinhững quan niệm văn hóa, những tín ngưỡng dân gian về phong thủy, vật thiêng,luật nhân quả mà người viết han có am hiểu rất sâu về những trầm tích văn hóa củalàng Ngọc Giọng kế khi châm biếm, chua chát, khi tự hào, ngợi ca, khi ngậm ngùi,đau xót và ân sau những trang văn thâm đẫm tình đời, tình người là những nỗilòng, băn khoăn, trăn trở về tương lai của làng Ngọc, về những con người tài hoa,đẹp đẽ nhưng cũng lắm tật xấu Có lẽ vậy, ông được xem là “người kể chuyện KinhBắc”, “nhà văn của làng Ngọc” Nói như TS Chu Văn Sơn thì chúng ta hoàn toàn cóthé kỳ vọng ở một nhà văn Tran Thanh Cảnh sẽ trở thành một chứng nhân cho làngNgọc — ngôi làng thu nhỏ cho vùng quê đồng bang Bắc Bộ đang trong quá trình đôthị hóa rất mạnh mẽ và quyết liệt

12.2 Trần Thanh Cảnh và những tiểu thuyết lịch sử về thời đại nhàTran

Sau các tập truyện ngắn được bạn đọc yêu mến đón nhận và được ghi dấubằng giải thưởng của Hội nhà văn như tập truyện Kỳ nhân làng Ngọc (2015), nhàvăn Tran Thanh Cảnh tiếp tục thử bút ở thé loại khác mang tính thách thức nhiềuhơn Bản thân nhà văn cũng từng tâm sự viết về đề tài lịch sử là một trọng trách lớn,

đặc biệt ông lại là hậu duệ của một dòng họ đã từng vang danh trong lịch sử nước

nhà Tat cả những trách nhiệm cao ca ấy được nha văn Trần Thanh Cảnh thé hiệntrong các tác phẩm bang cả cái tài và cái tâm của người cầm bút Đó là lý do mà bộ

ba cuôn tiêu thuyét về lịch sử triêu đại nhà Trân của ông ra đời và đã dé lại nhiêu

17

Trang 22

dau ấn đẹp trong lòng độc giả như các tiểu thuyết Đức Thánh Tran (2017), TranThủ Độ (2020), Tran Nguyên Han (2021) Ba cuôn tiểu thuyết ké về ba nhân vật đạidiện cho ba thời kỳ: lập triều (Tran Thủ D6), hưng thịnh (Đức Thánh Tran) va mat triều(Trần Nguyên Hãn).

1.2.2.1 Tiểu thuyết Đức Thánh TrầnLần đầu cuốn tiểu thuyết ra mắt bạn đọc mang tên Đức Thánh Tran (2017)

và sau đó được tái bản vào năm 2021 thì đổi tên thành Trần Quốc Tuần Khi được

hỏi về cảm xúc sáng tạo tiêu thuyết về nhân vật lịch sử đã được biết đến như một vị

anh hùng với chiến công lừng lẫy vang đội trong lịch sử, nhà văn Trần Thanh Cảnhchân thành thé lộ những tình cảm day tự hào về các bậc tiền nhân và cảm thay mìnhnhư mang một món nợ phải trả Đó là món nợ văn chương chữ nghĩa Ông tự thấymình có trọng trách viết về con người đã dựng nên những chiến công hiển hách nhưchiến công của bậc thánh than, đồng thời ông cũng quan niệm “lịch sử là cái đỉnh détôi neo trí tưởng tượng tôi giải mờ một nhân vật kiệt xuất của lịch sử mà nhân dântôn thờ là vị Thánh” Có lẽ chính lối tư duy độc đáo như vậy nên sau khi đọc rấtnhiều tài liệu về nhân vật lịch sử Trần Quốc Tuấn, nhà văn đã xây dựng hình tượngnhân vật của mình khá mới mẻ so với những phiên bản Trần Quốc Tuấn đã từng

xuất hiện trong các cuốn tiểu thuyết khác như Trên sông truyền hịch (Hà Ân), Bão

táp triều Trần (Hoàng Quốc Hải) Bên cạnh hình ảnh là vị anh hùng cái thế, là Quốccông tiết chế Hưng Đạo Đại Vương thống lĩnh quân đội, lập đại công quét sạch giặcNguyên Mông ra khỏi bờ cõi Đại Việt, Trần Quốc Tuấn hiện lên trong tiểu thuyếtcủa nhà văn Trần Thanh Cảnh còn mang những nét tính cách rất đời Đó là nhữngchỉ tiết tạo nên sự gần gũi của nhân vật, tạo nên dấu ấn về cách khai thác đề tài vàxây dựng nhân vật của nhà văn trong lòng bạn đọc Ông đi sâu vào những ngócngách sâu kín trong tâm tư, tình cảm của nhân vật dé lý giải cho những hành động

mà theo ông chia sẻ, có thể do tài liệu sử học đã bị thất truyền hoặc do quan niệmNho giáo thời bấy giờ có phần nghiêm khắc nên đã định hướng đến cách nhìn nhậnđánh giá về nhân vật lịch sử có phần chưa khách quan Ông muốn giải mờ tất cảnhững điều đó với mong muốn đem đến cho bạn đọc một cách nhìn toàn diện, đúngđắn hơn

18

Trang 23

1.2.2.2 Tiểu thuyết Tran Thủ ĐộSau khi hoàn thành cuốn tiểu thuyết đầu tiên Đức Thanh Tran, nhà văn TrầnThanh Cảnh cũng có lúc cảm thấy việc viết những trang tiểu thuyết lịch sử quả làcông việc lao động nặng nhọc bởi lẽ quá trình sưu tầm, nghiên cứu những sử liệu rất

kì công, chưa kể trong khi viết, tác giả luôn phải tra cứu tài liệu để có được nhữngngữ liệu chính xác về các sự kiện đã diễn ra trong lịch sử

Cơ duyên đến với nhà văn vào một ngày hè năm 2017, trong một lần đi chơithăm đồi Lim với những người bạn, nhà văn tình cờ thấy tam bia đá cổ trên ngôiđền thờ thái sư Trần Thủ Độ Chứng kiến những dòng văn tự đã mờ phai trên bia

đá, trong lòng nhà văn dâng lên niềm xúc động Ông nghĩ về cuộc đời nhiều chiếncông hiển hách nhưng cũng không ít thị phi của nhân vật lịch sử phức tạp này.Chính cảm xúc mãnh liệt ấy đã thôi thúc nhà văn có chuyến hành hương tìm về đất

tổ, đền Ngừ - Hưng Hà - Thái Bình, dé thành kính thắp hương tỏ lòng ngưỡng mộtrước tài năng lỗi lạc của bậc tiền nhân và mong đem hết tài văn chương của mìnhcùng với cách tư duy khoa học của con người hiện đại dé hậu thế có cách nhìn nhận,đánh giá công bằng hơn trước công và tội của vị Thái sư thông quốc

Luận về công, Trần Thủ Độ có vai trò rất lớn trong việc mở ra vương triềunhà Trần, một triều đại huy hoàng trong lịch sử phong kiến Đại Việt Với tài mưulược, ông đã sắp đặt một cuộc chuyên giao quyền lực bằng cuộc hôn nhân giữa LýChiêu Hoàng và Trần Cảnh nên không hè có cảnh đầu rơi máu chảy, tránh nạn binhđao cho muôn dân trăm họ Xét đến tình cảnh đất nước lúc bay giờ, nạn cướp bóc

hoành hành, dân tình đói khổ, quan tham lại nhũng chỉ lo đục khoét, nhà vua thì bạc

nhược, việc đưa một vị vua mới lên dé nắm quyền cai trị và chấn chỉnh lại bộ máyhành chính quốc gia, mở rộng biên giới lãnh thổ, dẹp yên giặc giã bốn phương thì

có thê coi đó là việc làm tạo phúc cho dân Người đời sẽ không bao giờ quên hìnhảnh vị tướng già một lòng vì nước, đêm ngày lo lắng bày mưu tính kế để vẹn toàncho đại nghiệp Khi được nhà vua bày tỏ nỗi lo âu trước kẻ thù hùng mạnh, TrầnThủ Độ đã dõng dạc tâu trình: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”

19

Trang 24

Câu nói ấy thể hiện trách nhiệm của người đứng đầu sẵn sàng ké vai sát cánh cùngnhà vua dé gánh vác trọng trách quốc gia.

Luận về tội, ông bị coi là kẻ độc đoán chuyên quyên, bức chết Lí Huệ Tông,

ra tay tàn độc với những người là con cháu dòng họ Lí, sau khi đã ép họ phải cải từ

họ Lí sang họ Nguyễn Khi đã ở ngôi cao chí tôn, dưới một người trên muôn vạn

người, ông tự cho mình quyền được qua lại với vợ người khác, lúc bấy giờ là hoànghậu Trần Thị Dung, cũng là người chị con bác ruột của Trần Thủ Độ Chưa dừng lại

ở đó, ông còn nhẫn tâm làm những chuyện trái với luân thường đạo lý khi bắt người

vợ (là công chúa Thuận Thiên) đang mang thai nam tử được 3 tháng của anh TrầnLiễu gán cho người em là Trần Cảnh; giáng hoàng hậu Lí Chiêu Hoàng xuống làmcông chúa rồi gả cho một viên quan trong triều

1.2.2.3 Tiểu thuyết Trần Nguyên HanSau khi hoàn thành hai cuốn tiểu thuyết về hai bậc vĩ nhân trong lịch sử làTrần Thủ Độ và Trần Quốc Tuấn, nhà văn Trần Thanh Cảnh đã tiếp tục mạch cảmxúc tự hào về truyền thống và cha ông dé viết nên những trang văn về cuộc đời, sựnghiệp oai hùng nhưng cũng day bi kịch của Tướng quốc Trần Nguyên Han

Trần Nguyên Hãn cùng Nguyễn Trãi là anh em con cô con cậu ruột, đều làtôn thất nhà Trần mang trong mình dòng máu anh hùng của bậc tài nhân Với tư

tưởng phóng khoáng, không khư khư ôm thói ích kỉ chỉ nghĩ cho gia tộc, họ sẵn

sàng đầu quân làm tướng dưới trướng Lê Lợi để phụng sự cho lợi ích của quốc gia.Cũng vì có tài thao lược nên Trần Nguyên Hãn nhanh chóng lập đại công và trởthành công thần bậc nhất trong sự nghiệp bình Ngô phục quốc Trong danh sáchnhững vi dai thần được dự mời hội thé Đông Quan tiễn quân Minh về nước, tên ôngchi đứng thứ hai sau Lê Lợi Điều đó chứng minh công trạng lừng lẫy của vị tảtướng quốc trong sự nghiệp quét sạch giặc thù ra khỏi bờ cõi đất nước

Điểm làm nên sự hấp dẫn của cuốn tiểu thuyết lịch sử này đối với hầu hết cácbạn đọc có lẽ ở nghệ thuật viết khá già dặn Có sự đan xen giữa quá khứ và hiện tạikhá độc đáo Câu chuyện được kể bắt đầu từ giờ Ty ngày hai mươi sáu thang hainăm Kỷ Dậu (1429) và kết thúc vào giờ Ngọ cùng ngày với hình ảnh Trần Nguyên

20

Trang 25

Hãn bị áp giải trên thuyền về kinh đô Hành trình xuôi dòng Lô giang về kinh thànhcũng là hành trình của nỗi nhớ và những băn khoăn, suy tưởng của Trần NguyênHan về cuộc đời mình qua bao chặng đường vui mừng, hạnh phúc, gian truân, matmát, vinh quang, tui nhục Hiện tại và quá khứ va đập khiến cảm xúc của người đọccũng không ngừng biến chuyên trên những trang văn Cả chân dung con người anhhùng phi thường và những cảm xúc vui buồn mừng giận rất đời thường của TrầnNguyên Hãn cũng được nhà văn khắc họa sinh động Có lẽ bạn đọc sẽ mãi ấn tượngvới những cảm xúc rất nhân bản, rất con người của vị tướng quân Trần Nguyên Hãnvới ba người phụ nữ của đời ông là nàng Vi Thị Hoa, Lê Thị Tuyên và Tiểu Bích.

Cuộc đời người anh hùng Trần Nguyên Han có thé ví như bản hùng ca mànhững nốt nhạc cuối cùng cất lên thật bi tráng, thống thiết: “Tôi với Hoàng thượngcùng mưu cứu nước cứu dân, nay nghiệp lớn đã thành, Hoàng thượng nghe lời giém

mà hại tôi Hoàng thiên biết xin soi xét cho!” [13, tr.219]

Khép lại 39 chương tiểu thuyết với hơn 200 trang sách như cuốn phim thâutóm 39 năm cuộc đời của vị anh hùng tài năng mang số phận bi thảm Hình ảnh vitướng quân chói lòa đứng trên đầu mũi thuyền, tia sét cùng tiếng sam rén vang vàcột nước sông chồm lên cao như trái núi là hình ảnh đẹp đầy bi tráng như khôngphải diễn tả cái chết tầm thường nhảy sông tự vẫn mà như thể trời cao đã thấu tỏ nỗilòng oan ức của ông rồi sai các vị thiên binh thiên tướng đến đón vị thần tướng vềtrời Sáng tạo nên chỉ tiết ấy, Trần Thanh Cảnh như muốn thánh hóa vị danh tướngtài ba lỗi lạc triều Trần thời mạt vận

Ba cuốn tiêu thuyết sau đã được tập hop in lại thành cuốn sách mang tênHùng khi Đông A Có lẽ đây là món quà vô giá thể hiện tam lòng hiếu kính của bậchậu bối dâng lên tổ tiên nhằm kỷ niệm 800 năm ngày nhà Trần lên ngôi 12/12/1225

— 12/12/2025.

21

Trang 26

Tiểu kết

Lí thuyết tự sự học đã mở ra một con đường khoa học dé khám phá giá trịcủa các tác phẩm văn học thuộc loại hình tự sự nói chung và tiểu thuyết lịch sử nóiriêng Những công trình nghiên cứu tự sự học trong các tác phẩm xuất hiện ngàycàng nhiều và đạt được những thành quả nhất định Điều này cũng tác động ngược

trở lại tới các nhà văn và giúp họ có định hướng sáng tác do đó bút pháp nghệ thuật cũng thể hiện kỹ thuật già dặn hơn.Thông qua các sự kiện, các nhân vật lịch sử, các

tiểu thuyết gia đã tái hiện lịch sử một cách sinh động dé hậu thế có cơ hội tìm hiểungọn ngành về quá khứ của dân tộc mình và thêm tự hào về truyền thống cha ông.Dưới hệ quy chiếu của kiến thức thuộc chuyên ngành tự sự học, chủ yêu là cácphương diện cơ bản như nhân vật, người ké chuyện, cốt truyện, ngôn ngữ và giọngđiệu chúng tôi mong muốn có thê làm sáng tỏ phần nào những đóng góp và phongcách sáng tác của nhà văn Trần Thanh Cảnh qua hai tiểu thuyết lich sử Đức ThánhTrần và Tran Thu Độ.

22

Trang 27

Chương 2: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VAT TRONG TIỂU THUYET

LICH SỬ CUA TRAN THANH CANH2.1 Nguồn sử liệu và nhân vật trong tiểu thuyết lich sử2.1.1 Nguén sử liệu chính thống và dã sử

Như nhiều nhà văn đi trước chia sẻ về quá trình xây dựng các nhân vật trongtiểu thuyết lịch sử, chất liệu để xây dựng nên những nhân vật là nguồn tài liệu lịch

sử như các cuốn chính sử, những bài nghiên cứu của các học giả hay những tiểuthuyết lịch sử đã xuất bản, thậm chí là những câu chuyện được truyền miệng từ đờinày sang đời khác ở các làng quê, thôn bản.

Trong bài phỏng vấn về quá trình viết hai cuốn tiêu thuyết Đức Thánh Tran

va Tran Thủ Độ, nhà văn Trần Thanh Cảnh đã bày tỏ, ông đọc “nát sách” viết về hainhân vật lịch sử này Câu nói ấy không phải là lời phóng đại nếu bạn đọc tiếp cậnhai cuốn tiểu thuyết thì sẽ có nhận định về những tri thức lịch sử, văn hóa đượctrình bay trong đó thực sự phong phú như khang định công trình làm việc vô cùngnghiêm túc của nhà văn Trần Thanh Cảnh

Tìm hiểu về hai cuốn sách, ta có thể nhận ra nhà văn đã nghiên cứu nhiềunguồn tài liệu lịch sử mà tiêu biểu hai cuốn chính sử như Đại Việt sử ký toàn thưcủa Ngô Sĩ Liên, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú và các câuchuyện dã sử, những giai thoại còn được lưu truyền trong dân gian qua nhiều thế hệdưới hình thức truyền miệng Những chất liệu lịch sử được ghi trong chính sử đượcnhà văn khai thác để xây dựng các nhân vật trong tiêu thuyết của mình khiến câuchuyện lich sử được ké trở nên đáng tin mà vẫn vô cùng sinh động, hap dẫn do cách

xử lý các sử liệu của nhà văn Trần Thanh Cảnh

Xét đến hai nhân vật trung tâm của hai cuốn tiêu thuyết, ta thấy các sử giađều chỉ ra cả công và tội, cả ưu điểm lẫn khuyết điểm của hai bậc danh tướng này.Trước hết về Thượng quốc Thái sư Trần Thủ Độ, ông được ghi nhận với công trạnglớn nhất là vị công thần lập nên vương nghiệp nhà Trần Từ khi tuổi còn trai trángđôi mươi đến khi tóc bạc da môi, Thái sư không lúc nào quên phận sự, trọng tráchphải giữ vững vương nghiệp cho dòng họ, cai quản đât nước yên ôn, nhân dân âm

23

Trang 28

no, đủ day Chính vi thé ma dù ở vi trí ngôi cao dưới một người trên muôn van

người, Thái sư vẫn coi sóc đến cả những việc nhỏ nhất để đảm bảo không cóchuyện sơ suất xảy ra làm hỏng nghiệp lớn mà tổ tiên đã phải đồ bao xương máu.Tam bia do đích thân nhà vua Tran Thái Tông thảo va cho dựng ở sinh từ đã théhiện tam lòng biết ơn, yêu kính đặc biệt với đắng thượng phụ

Tuy nhiên, dấu ấn công trạng của ông cũng không thể xóa nhòa những vếtđen mà các sử gia ghi lại trong các trang sử ký Ông mang tội bức chết Lí Huệ Tông

dé nhà vua phải tự vẫn trong tâm trang cay dang, uất nghẹn với lời nguyễn về kếtcục bi thảm của hậu thé nhà Trần Bên cạnh đó, ông bị quy kết tội trạng thông dâmvới hoàng hậu Trần Thị Dung, cũng là người chị con bác ruột của Trần Thủ Độ, vừa

dé thỏa mãn mối tình thời niên thiếu đã say mê người con gái thông minh, tài sắcvừa dé thuận lợi toan tính mưu đồ dọn đường cho nhà Trần tiếm ngôi nhà Lí

Không dừng lại ở đó, sau khi Trần Cảnh đã lên ngôi thuận lợi như mongmuốn của Trần Thủ Độ, hoàng hậu Chiêu Thánh lại không thể sinh nở, sợ rằng lịch

sử lặp lại, dong họ Trần không có con trai nối ngôi thi ngai vàng và cả thiên hạ mabao công lao tâm huyết sẽ dé sông đồ biển; vì thế, Trần Thủ Độ đã ép hai anh emTrần Liễu, Trần Cảnh đổi vợ cho nhau Đó là chuyện làm trái với luân thường đạo

lí, trong quan niệm Nho giáo thì đó là chuyện không thê chấp nhận, có thê coi làviệc làm bat nhân, bat nghĩa

Chính bởi nhà vua Trần Thái Tông chấp nhận chuyện trái đạo lí ấy mà sử giaNgô Sĩ Liên coi ông là kẻ mở đường cho thói loạn dâm, nêu gương xấu cho concháu đời sau mà tiêu biểu và gần kề nhất là chuyện kinh thiên động địa mà TrầnQuốc Tuấn làm với công chúa Thiên Thành (xét về vai về trong nội tộc, công chúaThiên Thành là em con chú ruột của Quốc Tuấn) Vốn công chúa Thiên Thành đãđược hứa hôn với Trung Thành Vương, con trai của Nhân Thành Vương, cũng là vị

vương gia thuộc dòng dõi hoàng tộc nhà Trần, nhưng vào đêm trước ngày thànhthân, Quốc Tuấn đã lẻn vào phủ của Nhân Đạo Vương để gặp công chúa và cướpdâu Hành động liều lĩnh này của Quốc Tuấn ngay lập tức đến tai Thụy Bà công

chúa (là chị ruột của nhà vua Trân Thái Tông và là cô ruột, cũng có công nuôi dạy

24

Trang 29

Quốc Tuấn từ nhỏ) Bà vội vàng đem mười mâm vàng lập tức tiến cung ngay trongđêm, van xin hoàng thượng nhận lễ vật và ra tay cứu Quốc Tuấn khỏi cơn thịnh nộcủa Nhân Đạo Vương Cũng thật may mắn cho Quốc Tuấn khi nhà vua là ngườinhân từ, xét đến tài năng của Quốc Tuấn mà khi ngài bị đặt vào tình thế sự đã rồi thìcũng chiều theo ý của Thụy Bà công chúa Hoàng thượng ban chiếu tác thành hôn

sự cho Thiên Thành và Quốc Tuấn đồng thời ban cho Nhân Đạo Vương 2000khoảnh ruộng ở huyện Ứng Thiên dé bù đắp phần nào cho tổn that mà Trần QuốcTuấn đã gây ra

Không phụ sự kì vọng của nhà vua và những người yêu thương ông, Hưng

Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã lập nên chiến công hiển hách vang danh thiên cổ.Người có công lớn trong ba cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên(1258,1285,1288) và tiêu biểu là hai cuộc kháng chiến lần thứ hai và thứ ba Trongcon mắt của các sử quan cũng như muôn dân trăm họ, Trần Quốc Tuan là ngườithông minh tài trí, là thiên tài quân sự lỗi lạc ngàn năm hiếm có Trong những lầnquân giặc dem quân sang xâm phạm bờ cõi nước Nam, Tran Quốc Tuấn đều cónhững suy tính về kế sách đánh giặc dựa trên những thông tin bí mật mà ông cóđược về kẻ địch; rèn luyện quân sĩ trong sự nghiêm khắc tuyệt đối, lấy lòng nhân déđối đãi với kẻ dưới và thu phục dâm tâm để hiệu triệu được muôn van trái tim củacon dân Đại Việt hướng về hoàng dé, một lòng quyết tâm đánh giặc giữ vững bờ cõigiang sơn gam vóc

Văn võ toàn tài và tắm lòng vĩ đại dành cho quê hương đất nước được hội tụtrong hai tác phâm của ông là Binh thu yếu lược và Hịch tướng sĩ Binh thư yếu lượcđược coi như cuốn sách về binh pháp tập hợp những kiến thức về quân sự nhưnhững chiêu thức võ nghệ hay kế sách đánh giặc rất phù hợp với con người và thủythé của phương Nam Đây là cuốn giáo khoa thư, là cuốn sách phải nằm lòng củacác binh sĩ dưới quyền ông lúc bay giờ Con ang hùng văn thiên cổ Hịch tướng sĩ

thì như lời của non nước ngàn năm, lời của hùng thiêng sông núi, lời của cha ôngvọng lại Tác phâm được truyền đọc trước ba quân tướng sĩ trong cuộc duyệt binh ởthành Thăng Long Lời hịch khi nồng nàn, tha thiết, khi nghiêm khắc gần như sỉ

25

Trang 30

mắng, khi căm giận sôi trao tat cả những dòng cảm xúc mạnh mẽ cu6n cuộn ấy đãthôi bùng lên khí thế Sát Thát, làm nên hào khí Đông A lừng danh muôn thuở,khiến quân giặc ngàn năm vẫn còn kinh hãi khi nhắc đến Hưng Đạo Đại Vương màkhông dám gọi thăng tên ông.

Chính nhờ công lao vĩ đại với nhà Trần cũng như bách gia trăm họ mà ôngđược người đời tôn vinh là Đức Thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều nơi trên cả nước.Những khi nào có dịch bệnh, giặc giã, nhân dân đến lễ đền kêu cầu mà hễ tráp đựngbảo kiếm phát ra âm thanh thì người dân biết năm ấy thắng lớn Sự việc này phảnánh đức tin của nhân dân vào sự bất tử và linh thiêng của anh hùng dân tộc mà họ

đã tôn lên thành vi thánh.

Sở di có thé lập nên những chiến công vĩ đại trên sa trường bởi con ngườicủa Hưng Dao Vương là người ngay thang, chính trực, biết đặt quyền lợi tồn vongcủa quốc gia, dân tộc lên trên quyền lợi của cá nhân Mối hiềm khích giữa haingành trưởng thứ nảy sinh từ thời cha ông là An Sinh Vương Trần Liễu bị Thái sưTran Thủ Độ ép dé vợ là Thuận Thiên công chúa lúc ấy dang mang thai ba thángvào cung trở thành hoàng hậu của Trần Cảnh, tức em trai ruột của mình, cộng thêmviệc Trần Liễu là huynh trưởng mà không được chọn làm vua đã khiến An SinhVương ôm hận mãi đến cuối đời còn trăng trối lại với Quốc Tuấn: “Con không vìcha mà lay được thiên ha thì cha chết không nhắm mắt”

Quyên bính nắm giữ trong tay có thê làm nghiêng đảo cả thiên hạ lại vướngvào tin đồn về lời trăng trối trước khi mất của người cha, Trần Quốc Tuấn luôn bịbua vây bởi những ánh mắt nghi ki và những lời gièm pha về mưu đồ tiếm ngôi làmphan Nhung tất cả những suy nghĩ ích ki, hẹp hdi của kẻ tiểu nhân ấy đều như lũdơi chuột phải tự biến mất trước ánh sáng của mặt trời rực rỡ Dich thân vi Quốccông tiết chế Hưng Đạo Vương đã tắm cho Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải(Trần Quang Khải là hoàng tử, con vua Tran Thái Tông, gọi Trần Quốc Tuan là anhcon bác ruột) Đó là hành động tuyệt vời thé hiện tam lòng trượng nghĩa, gạt mốithâm thù từ thời cha dé anh em trên dưới thuận hòa, đồng tâm mưu toan nghiệp lớn.Thâu hiéu noi ái ngại của nhà vua nên Trân Quoc Tuân cũng rat giữ ý trong cách

26

Trang 31

hành xử của mình, không bao giờ vượt quá chức phận của kẻ bề tôi luôn cố ganggiữ lòng trung Ông được hưởng một đặc ân của hoàng thượng: phong tước vị chongười khác từ tước Minh tự trở xuống nhưng trong cuộc đời, ông chưa hề phongtước cho người nào Đại Việt sử ký còn ghi lại một câu chuyện khác về ông Khi nhàvua Trần Thánh Tông cùng Trần Quang Khải xuất trận, thượng hoàng Trần TháiTông gọi Quốc Tuấn vào ngỏ ý muốn phong ông là Tư đồ để danh chính ngôn thuậntiếp sứ thần phương Bắc Quốc Tuấn đã khang khái từ chối vì không muốn nhân lúcnhà vua và Thượng tướng văng mặt mà nhận chức vị cao quý Theo ông, làm nhưvay sẽ ton hại đến tình anh em trên dưới và anh hưởng đến hòa khí của đại gia tộc.Chính lối suy nghĩ chu toàn và cách hành xử đúng mực như vậy đã khiến những lờigièm pha và những nghỉ ki trong lòng người chồng chat bay lâu chăng đánh tự tan.

2.1.2 Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết lich sửBên cạnh nhân vật trung tâm, nhà văn Trần Thanh Cảnh đã xây dựng hệthống các nhân vật chính, nhân vật phụ với tần suất xuất hiện khác nhau nên độ đậmnhạt về tính cách của các nhân vật, và ấn tượng mà các nhân vật dé lai trong longbạn doc cũng khác nhau Thế giới nhân vật phong phú, da dang trong tiểu thuyếtgiúp nhà văn đặt nhân vật trung tâm vào nhiều mối quan hệ vì thế mà có thê đễ dàngphản ánh đầy đủ, khách quan, chân thực, sinh động muôn mặt đời sống tâm hồn củanhân vật trung tâm.

Trong tiểu thuyết Đức Thánh Tran, nhà văn Trần Thanh Cảnh đã xây dựng

hệ thống các nhân vật dé làm tôn nổi những nét tính cách đặc biệt của Hưng DaoĐại Vương Nang Qué Lan, công chúa Thiên Thành xuất hiện trong tiểu thuyết déngười đọc thấy con người Trần Quốc Tuấn trong tình yêu: luôn nồng nàn, say đắm,tran trọng những tình cảm ma người phụ nữ đã dành cho minh.

Nhân vật Trần Liễu cùng các vị vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, TrầnNhân Tông có vai trò tạo nên tình thế chứa xung đột, mâu thuẫn giữa mối hận củacha và vận mệnh đất nước đang có nguy cơ rơi vào tay giặc Trần Quốc Tuấn bị đặtvào tình thế phải lựa chọn: hoặc làm theo lời di huấn của cha, giúp cha rửa mối

nhục năm xưa, chiêm ngai vàng, lây được thiên hạ hoặc gat môi hiém khích từ đời

27

Trang 32

cha chú mà đoàn kết anh em nội tộc, một lòng giữ trọn đạo bề tôi trung thành phò vuagiup nước.

Các nhân vật gia thần, môn khách trong phủ đệ của Hưng Đạo Đại Vươngnhư Trương Hán Siêu, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Địa Lô, Dã Tượng, Yết Kiêu lạiđóng vai trò để chân dung Hưng Đạo Vương hiện lên như người cha, người thầyvừa có ân vừa có uy, dit nghiêm khắc trong rèn luyện nhưng luôn yêu thương, chăm

lo, day bao dé họ trở thành những vị anh hùng tài giỏi của quốc gia, tiếng thơm còntruyền mãi tới muôn đời

Những bộ mặt quân thù như Hốt Tất Liệt, Thoát Hoan, Ngột Lương HợpĐài, Toa Đô, Ô Mã Nhi xuat hiện với tu cách kẻ thù không đội trời chung củaTrần Quốc Tuấn Chúng càng tàn bạo, nham hiểm, Trần Quốc Tuấn càng to rõ sựthông minh, quyết đoán Ba lần nhà Nguyên sai binh hùng tướng mạnh sang làm cỏĐại Việt là ba lần bại trận đưới tài chỉ huy của Hưng Đạo Vương Điều đó đã chứngthực tài năng quân sự siêu việt của vị thần tướng lừng danh của dòng họ Đông A

Với tiểu thuyết Trần Thủ Độ, tác giả lại đặt nhân vật trung tâm vào nhữngmối quan hệ phức tạp với nhiều nhân vật khác nhau Nhị Nương xuất hiện ở phầnđầu tiêu thuyết là mối tình thanh mai trúc mã dé Thủ Độ say dam, nàng như đóa sennhị sắc đẹp tuyệt trần đang bừng bừng sức xuân Nhị Nương là nhân vật có vai tròlàm nổi bật tính cách của Thủ Độ trong chuyện tình yêu

Người tình chung đã xuất giá và tương lai sẽ trở thành thái tử phi, Thủ Độđau lòng đến thần hồn điên đảo muốn xông về Hải Ấp cướp lại Nhị Nương Nhânvật Trần Tự Khánh xuất hiện có vai trò vô cùng quan trọng, chính người anh này đãdìm Thủ Độ xuống dòng sông lạnh để Thủ Độ tỉnh trí Một thái độ kiên quyết sẽgiết chết Thủ Độ nếu còn dám không nghe lời đã khiến chàng trai đang cuồng si laylại tinh than và từ đó trở nên sắt đá, quyết tâm rèn giũa dé làm nên đại nghiệp

Các nhân vật Lý Huệ Tông, Đoàn Thượng, Nguyễn Nộn, Tran Cảnh, TranLiễu, Chiêu Hoàng, Thuận Thiên, Trần Quốc Tuấn được xây dựng để làm nổi bậttoan tính của Trần Thủ Độ từng bước đưa nhà Trần lên ngôi báu, phá bỏ thế chânvac của ba đòng họ Nguyễn — Doan — Tran, dep tan loạn cướp bóc trong nước, thiết

28

Trang 33

lập bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương, xây dựng hào khí Đông A, mở đầu

cho thời đại rực rỡ hào hùng.

Có thé khẳng định, vai trò của hệ thống các nhân vật phụ xuất hiện trong tiêu

thuyết đã góp phần khắc họa đậm nét bức chân dung tỉnh thần của hai nhân vậttrung tâm: Trần Quốc Tuấn và Trần Thủ Độ để người đọc mãi ấn tượng về hai vịtướng tài đại diện cho thời kỳ khai triều và hưng thịnh của nhà Trần

2.1.3 Vấn đề hw cấu trong xây dựng nhân vật lịch sử2.1.3.1 Khái niệm “hư cấu” và vai trò của nghệ thuật “hư cấu” trong xâydựng nhân vật lịch sử

Trước hết, khi tìm hiểu khái niệm về hư cấu nghệ thuật, các tài liệu đều có

những định nghĩa khá cụ thé về nội hàm của thuật ngữ này Từ điển tiếng Việt đềcập “hư cấu” là “Tạo ra sự tưởng tượng nhằm phục vụ mục đích nghệ thuật của tácphẩm Nghệ thuật viết tiêu thuyết là một hư cấu” [41, tr.561] Hay như nhà nghiêncứu Lại Nguyên Ân cũng định nghĩa hư cầu nghệ thuật là “hoạt động đặc thù củasáng tạo nghệ thuật, trợ giúp cho việc dựng nên những dạng thức tồn tại có thé có”[10, tr.164].

Từ hai quan niệm trên, có thé hiểu hư cấu nghệ thuật là một trong những kỹthuật quan trọng và cần thiết phải có trong quá trình sáng tác các tác phẩm nghệthuật Nghệ thuật hư cấu thể hiện tài năng sáng tạo, sự tưởng tượng phong phú củanhà văn trong việc xây dựng nên những tình tiết mới, những nhân vật mới dé tô đậmchủ đề tác phẩm hay làm nổi bật những tư tưởng, quan niệm mà nhà văn muốntruyền tải tới bạn đọc

Tính hư cấu trong việc xây dựng các nhân vật lịch sử làm cho nhân vật hiệnlên trong tác phẩm bớt phần khô khan, cứng nhắc Khi nhân vật được xây dựng nhờvào chất liệu lây từ hiện thực lịch sử đan xen với hư cấu nghệ thuật mà nhà vănsáng tạo nên thì nhân vật được khắc họa trở nên gần gũi, đời thường hoặc có khi lớnlao, phi thường và điều đặc biệt, nhân vật sẽ có đời sống nội tâm phong phú, trở nêncuốn hút, hấp dẫn, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc nhiều hơn

29

Trang 34

Các tư liệu lịch sử được các sử quan ghi lại có thể xem như những câuchuyện rời rac hay những mau chuyện dã sử trong dân gian cũng chang khác nàonhững mảnh ghép còn sót lại của thời gian, của chứng tích một thời về những nhânvật lịch sử Nếu không có hư cấu nghệ thuật, có lẽ nhà văn chỉ là người đi nhặt

nhạnh, chắp vá những mâu chuyện vụn vặt Ấy Sử dụng hư cau nghé thuat trong

việc xây dựng hình tượng các nhân vật lich sử, nhà văn đã lap đầy những khoảngtrống, khoảng trang trong các sử liệu còn dé lại và góp phan kết nối các nhân vật,các sự kiện trong hệ thống logic, khoa học, chặt chẽ Đây cũng là cách dé nhà vănnêu quan điểm giải mờ những băn khoăn, nghi vấn còn đặt ra với các nhân vật lịch sử

2.1.3.2 Nghệ thuật hư cấu trong xây dựng nhân vật lịch sử cia nhà vănTran Thanh Cảnh

Nhận thức được tầm quan trọng của hư cầu nghệ thuật trong việc xây dựnghình tượng nhân vật lịch sử, đặc biệt là các nhân vật trung tâm, nhà văn Trần ThanhCảnh không chỉ dựa vào các dữ liệu được ghi trong chính sử và những câu chuyệndân gian, các nhân vật trong tiêu thuyết của ông còn được tạo hình từ những hư cấunghệ thuật.

Bên cạnh phẩm chat anh hùng với những chiến công hiển hách, tac ghi vàonon sông, cùng trời đất muôn đời bat hủ, trong tiêu thuyết, nhà văn Trần ThanhCảnh còn sử dụng yếu tố hư cấu dé khắc họa chân dung nhân vật Trần Quốc Tuanvới những nét cảm xúc biêu đạt thế giới nội tâm vô cùng phong phú: vui mừng,

phan nộ, hạnh phúc, nhớ thương, căm hờn,

Người viết đặc biệt ấn tượng ở nhân vật Trần Quốc Tuấn qua những trangvăn viết về mối tình đẹp đẽ của ngài và hai người phụ nữ Người con gái đầu tiênxuất hiện trong những chương đầu tiểu thuyết là nàng Quế Lan, con gái ông đồDương Đức Tụng, người làng Trầm, huyện Siêu Loại, trấn Kinh Bắc Một lần đi háidâu, tình cờ được Quốc Tuấn cứu thoát khỏi cảnh bị con trâu điên truy đuôi, cô gái

đã từ hàm on cảm mến mà nguyện một lòng gắn bó trọn đời với chàng trai anh dũng

vô song Cả hai cùng đắm chìm trong bién tình dào dat ngay buổi đầu gặp gỡ:

“được chiêm ngưỡng nhan sắc của người con gái trẻ đẹp, mọi cảm giác khát khao ái

30

Trang 35

ân trai gái của một viên võ tướng trẻ tuổi sung túc từ đâu bỗng bừng bừng trỗi dậy.Hương trinh nữ thanh khiết từ người nàng nông lên một mùi thơm mê dụ Mùihương tỏa ra từ người con gái đẹp làm Quốc Tuấn hứng khởi Chàng là một ngườicon trai dòng dõi Đông A, mạnh mẽ và đa tình chàng để mặc cho lòng mình dẫnđi.”[15, tr.20] Trần Quốc Tuan được miêu tả trong đoạn này là chàng thanh niêntráng kiện, bừng bừng sức sống Vốn đã nỗi danh văn võ song toàn lại, dung mạoanh tuấn, chàng lại vừa lập chiến công ngoài sa trường nên con người chàng tỏa rasức hấp dẫn, cuốn hút mà khó cô gái nào cưỡng lại được Nàng Quế Lan cũngkhông ngoại lệ Với nhan sắc thanh tân của người con gái đương thì, tính nết nhu

mì, dịu dàng, chăm chỉ, nết na lại được cha mẹ dạy chữ nên cách ứng xử của nàngrất khuôn phép, chuẩn mực Điều đó làm trỗi dậy lòng khao khát tình yêu đôi lứatrong Quốc Tuấn, chàng như bị mê hoặc trước vẻ quyến rũ của người con gái dang

ở trước mắt Và đôi trẻ như bị dẫn dụ vào thiên đường tình ái, họ quấn lấy nhau,trao cho nhau những xúc cảm tuyệt vời hạnh phúc của tuổi trẻ trong bãi dâu xanhtrên bến Hồng Hạc, bên bờ dòng Thiên Đức

Trước nàng Quế Lan, Trần Quốc Tuấn cũng từng đắm chìm trong cuộc tìnhnồng nàn với nàng công chúa xinh dep Đó là những khoảnh khắc rat đời, rất trầnthế cùng công chúa Thiên Thành lẻn vào cung Thưởng Xuân xem lễ hội Mo Nang

và hai trái tim rạo rực lửa yêu đã hòa nhịp làm một trong khung cảnh lãng mạn, đatinh: “Chàng hít một hơi dai, tóc và thân thé của Thiên Thanh tỏa ra một mùi hươngthanh khiết, hòa vào mùi thơm nồng nàn sực nức của đám cỏ mạt mà hai ngườiđang nằm lên Ngọt ngào say đắm Họ mê mái hòa vào nhau Miên man sâu thắm[ ] Quốc Tuấn siết chặt Thiên Thành, rùng mình Mặt trăng đang sáng rực trên bầutrời đêm rằm tháng Tư thốt nhiên vỡ tung thành muôn hồng ngàn tía ”[15, tr.73,74] Sức hap dẫn tỏa ra từ mái tóc thom mát, bồng bénh, từ thân thé ngọc nga,căng tràn của công chúa đã cuốn lấy chàng trai trẻ vào vòng xoáy tình yêu Nhữngcon sóng tinh đã nhấn chìm thân thé của chàng và nàng trong hoan lạc ái ân hạnhphúc vô biên, bat tận Dòng chảy nóng bỏng cuỗn cuộn trong Quốc Tuan rùng rùngchuyên động khi chàng siết chặt lấy thân thể người yêu Cả ánh trăng đêm tình tự ấy

31

Trang 36

cũng vỡ tan thành muôn mảnh ánh sáng lộng lẫy sắc màu trong ánh nhìn hạnh phúccủa kẻ sĩ tình.

Đến với nhân vật Trần Thủ Độ trong tiểu thuyết cùng tên của nhà văn TrầnThanh Cảnh, người đọc an tượng với hình ảnh nhân vật Trần Thủ Độ được tác giảkhắc họa như vị thần tướng hiển linh trong sương mù mờ ảo, linh thiêng của núirừng Yên Tử và đưới những con mắt chứa đầy kinh ngạc, hoang mang, mông lungcủa hậu thế Theo sự chỉ dẫn của vị thiền sư, ba người gồm giáo sư Đoàn Lê Giang,

cô giáo Trúc Linh và “tôi” tức nhà văn đi đến Thung Mây nơi có phiến đá to, bằng

phẳng tương truyền là Phật Linh Thạch, nơi các vị dé vương thời Trần vẫn tọa thiền

khi xưa Họ ngồi thiền và trong không gian huyền ảo của mây trang hòa lẫn hươngtram êm diu tỏa ra từ lu hương quyện cả hương thơm của những cây thông, cây tùngcây bách ngàn năm tuổi, vị tướng có công khai lập vương triều họ Tran đã hiển linhnhư lời thỉnh nguyện của ba người Những yếu tố miêu tả ngoại hình và lời nói của

vị thần nhân đều thật dị thường Những thanh âm rên vang chói gắt cùng hình ảnh

vị thần có ba mặt chính là những nét hư cau sáng tao của nhà văn để luận giải rõhơn về nhân vật Trần Thủ Độ vốn đa diện và gây nhiều ý kiến trái chiều trong lịch sử

2.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật Trần Quốc TuấnNhân vật Trần Hưng Đạo được xây dựng vừa dựa trên những tài liệu lịch sửchính thống về con người, cuộc đời, về công trạng, vừa dựa trên sự tưởng tượng

hư cấu của nhà văn Chính vì thế, qua mỗi trang sách, nhân vật Trần Quốc Tuấnhiện lên như một con người song động vừa la lùng vừa quen thuộc, vô cùng thú vi,lôi cuốn bạn đọc đến những trang cuối cùng

2.2.1 Cách lựa chọn sự kiện và khung cảnh lịch sw

Về khái niệm “sự kiện”, giáo sư Trần Đình Sử trong cuốn Ty sự học — Li

thuyết và ng dụng cho rằng sự kiện là hành động của nhân vật được phản ánh trong

tác phẩm Còn khung cảnh lịch sử có thé hiểu đơn giản là không gian, thời gian, bốicảnh, hoàn cảnh, nơi và thời điểm diễn ra các sự kiện lịch sử ấy Những sự kiện gắn

liền với cuộc đời của vị danh tướng đời Trần, Hưng Đạo Vương, được nhắc đến khá

nhiêu trong các tài liệu chính sử và dã sử Tuy nhiên đê làm nôi bật chân dung nhân

32

Trang 37

vật và thé hiện dụng ý nghệ thuật của mình, nhà văn Trần Thanh Cảnh đã lựa chọncác sự kiện tiêu biểu trong cuộc đời của Trần Quốc Tuấn và khung cảnh lịch sử balần kháng chiến chống quân Nguyên Sự lựa chọn ay tô đậm cuộc đời lững lẫy chiếncông của Hưng Đạo Vương cùng với thế giới nội tâm phong phú, hấp dẫn.

Toàn bộ tiêu thuyết có 8 chương tương ứng với các sự kiện chính trong cuộcđời vị Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Vương

Ở chương đầu tiên, khung cảnh lịch sử được khắc họa là mùa xuân năm MậuNgọ 1258, đất nước vừa trải qua cơn binh lửa với giặc dữ bao tàn Các xóm làng,hương ấp đều mừng vui mở hội tau nhạc ca đàn sáo tưng bừng dé ăn mừng vi đấtnước được bình yên, họ còn ké mãi cho con cháu nghe về những chiến công anhhùng của chàng tướng trẻ tài ba Trần Quốc Tuấn Cuộc chạm trán với con thú vậtđang lồng lên giận dữ như motuyp anh hùng cứu mỹ nhân trong truyện dân gian.Sau giây phút kinh hoàng nguy hiểm vừa qua, hai con người trẻ trung dep dé có cơhội làm quen và trao gửi tình cảm cho nhau Tình cảm yêu mến, quyến luyến nảysinh như một lẽ tự nhiên giữa chàng trai anh tuấn, tài trí hơn người và một cô thôn

nữ xinh đẹp, dịu dàng, đằm thắm, hiểu biết

Chương tiếp theo kế về chiến công đầu tiên trong cuộc đối đầu với tướnggiặc nhà Nguyên Ngột Lương Hợp Đài trong lần đem quân sang xâm lược nước talần thứ nhất Khi ấy, vào mùa thu năm 1257, sau khi dâng kế sách “Sát Thát liênhoàn kế” và luận bàn kế sách đánh giặc với nhà vua Trần Thái Tông (người màTrần Quốc Tuấn vừa gọi là chú ruột, vừa là cha vợ) và Thái sư Trần Thủ Độ, QuốcTuấn đã chiếm trọn lòng tin của các bậc tiền bối và được ban bảo kiếm, thống lĩnh

đại quân lên vùng biên giới dẹp yên biên thùy VỊ anh hùng không làm nhân dânthất vọng khi vừa giỏi võ nghệ vừa thông minh, quyết đoán, túc trí đa mưu, vừachém tướng giỏi của giặc vừa dẫn dụ chúng vào kế sách đã hoạch định từ trước củaQuốc Tuấn: lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh, lấy đoản binh thắng trường trận.Chính Ngột Lương Hợp Đài cầm đầu đại binh Mông Nguyên sang xâm lược cũngphải khiếp via, mặt mũi tái đi vì sợ hãi, không thốt lên lời trước uy vũ sắm sét của vịthần tướng Đông A

33

Trang 38

Phan lớn dung lượng của chương ba, nha văn dành dé khắc họa mối tinh traitài gái sắc của Trần Quốc Tuấn và công chúa Thiên Thành, con gái vua Trần TháiTông, với Quốc Tuấn là anh em con chú, con bác ruột Họ trở thành đôi bạn thânthiết và những cảm xúc quyến luyến cứ thế nhẹ nhàng nảy nở trong lòng từ lúc nàokhông hay Lễ hội Mo Nang được tô chức hang năm tại cung Thưởng Xuân Đôitrai gái đã lén qua khu vườn tối lén xem những gì diễn ra trong đó có như lời đồn.Trước âm nhạc mê say tràn ngập không gian, dòng hương men rượu chảy tràn cáccon suối Những vũ nữ khỏa thân đung đưa những cặp mông, đùi bên cạnh linh thầnLinga và Yoni, khung cảnh ái ân hoan lạc như đánh thức những khát khao từ sâuthắm trong con người của đôi trẻ Họ nhanh chóng quấn lấy nhau, hòa vào nhautrong không gian ái tình mê đắm.

Chương thứ tư, tác giả lựa chọn sự kiện Trần Quốc Tuấn nuôi dưỡng va daotạo được nhiều người tài năng sau này đều lập nên công trạng cho đất nước nhưTrương Hán Siêu, Nguyễn Địa Lô, Dã Tượng, Yết Kiêu Tất cả những con ngườituân kiệt được Trần Quốc Tuấn chiêu mộ đều là những người tai đức vẹn toàn valập những chiến công hiển hách lưu danh muôn thuở

Tại hội nghị Bình Than vào tháng 11 năm 1282, Hưng Đạo Vương đã dâng

“Bát quái cửu cung đồ”, một bản kế sách hoàn hảo bình định giặc Mông Nguyên.Vào tháng 4 năm 1284, Hưng Đạo Vương cho chuẩn bị cuộc tổng duyệt binh tạibến Đông Bộ Đầu và tại đây, ông đọc bai hich dé khích lệ tinh thần quân sĩ Cả kinhthành Thăng Long bừng bừng khí thế như được nghe lời linh thiêng của núi sông,của cha ông tiên tổ Tuy vậy, nhà vua trẻ Trần Nhân Tông vẫn băn khoăn trước tin

70 vạn quân tinh nhuệ chia làm hai cánh như hai gong kìm sẽ làm cỏ nước Nam.Nhưng ngay sau đó, lòng tin của ngài đã được củng cố vững vàng bởi tiếng hô vang

dội của các bô lão trong điện Diên Hong Các cụ gia đại diện cho nhân dan cả nước

đồng tâm cùng nhà vua và quốc công đánh giặc để bảo vệ non sông

Tháng chạp năm 1284, Thoát Hoan dẫn năm mươi vạn quân tiến từ phươngBắc xuống đánh nước ta Sau mấy tháng ròng giao chiến kịch liệt giữa hai đội quânnhà Nguyên và Nhà Tran, hai bên đều tồn thất, tuy nhiên nhận thấy thé và lực của

34

Trang 39

giặc quá mạnh, quân ta lực mỏng cô chống chọi tiếp chang khác nào lay trứng chọi đánên Đức Hưng Đạo đã dâng kế mỹ nhân Say đắm trước vẻ đẹp nghiêng nướcnghiêng thành và đặc biệt là kỹ thuật phòng the của công chúa An Tư, Thoát Hoankhông màng đến chiến sự, ngày đêm vui thú với nàng Hưng Đạo Vương tranh thủ cơhội quý giá, chấn chỉnh quân đội, tích trữ thêm lương thảo, chiến thuyền và chỉ huytất cả các cánh quân hiệp lực đánh cho đạo quân của Thoát Hoan thừa sống thiếuchết Lần thứ hai, quân Nguyên đại bại đưới tài năng của các dũng tướng nhà Trần.

Sau khi đại bại ở phương Nam, tháng 3 năm 1286, vua nhà Nguyên Hốt TắtLiệt xuống chiếu cho soạn thảo kế hoạch tấn công Đại Việt lần thứ ba dé rửa nhục.Quân dân nhà Trần cũng không hề ngủ quên trên chiến thắng, tất cả đã sẵn sàngchuẩn bi cho sự trở lại của quân tướng nhà Nguyên trong tương lai không xa Tháng

11 năm 1287, hoàng tử thứ chín của Hốt Tất Liệt là Thoát Hoan dẫn đại binh tiếnđánh nước ta lần nữa Chủ đích của chúng lần này muốn đánh Vạn Kiếp để tiêu diệtquân chủ lực hòng chặn đường cứu trợ của đội quân này với Hoàng thành ThăngLong Đoán trước được những mưu kế thâm hiểm của kẻ thù, Hưng Đạo VươngTran Quốc Tuấn đã ra những đối sách vẹn toàn “Nghi binh giả thua — Khổ nhục kế -Hỏa công đốt lương” [15, tr.187] Giỗng như cuộc chiến năm 1285, tên cam đầu

Thoát Hoan lại bị vương tử của Trần Quốc Tuấn làm cho khiếp vía.

Ở chương cuối, sau khi hoàn thành nhiệm vụ trọng trách cao cả với nonsông, đất nước, Hưng Đạo Vương xin về hưu trí ở Vạn Kiếp Người ngày đêm đọcsách, ngẫm về thế sự, về cuộc đời Người viết Vạn Kiếp tông bí truyền thư và chokhắc in dé truyền lại cho con cháu làm kế sách giữ yên bờ cõi Cuốn bí kíp là tâmhuyết cả đời của vị danh tướng đệ nhất trời Nam Trong những ngày nằm trêngiường bệnh, những khoảnh khắc đẹp nhất của đời người lại hiện ra trong tâm trícủa Vương Trước khi nhằm mắt xuôi tay, Vương cũng kịp trối lại với đức vua TrầnAnh Tông về kế sách sâu rễ bền góc: “khoan thư sức dân”

2.2.2 Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật Trần Quốc TuấnVới mong muốn nhìn nhận lại lịch sử từ góc nhìn văn hóa, khoa học, triếthọc, nhà văn Trần Thanh Cảnh đã tái hiện nhân vật lịch sử Trần Hưng Đạo không

35

Trang 40

chỉ bằng những sự kiện và bối cảnh lịch sử đã được ghi trong chính sử mà còn sửdụng nghệ thuật hư cấu dé làm cho nhân vật của mình hiện lên một cách sống động,chân thực, gần gũi nhưng cũng rat phi thường Dé đạt được điều ấy, tính cách củanhân vật Trần Hưng Đạo được khắc họa thông qua hành động, lời nói của chínhnhân vật và qua cách nhìn nhận, đánh giá, của các nhân vật khác.

2.2.2.1 Trần Quốc Tuấn — con người văn võ song toànĐặt nhân vật vào bối cảnh lịch sử thời đại nhà Trần thế ky XIII, khi triềuTrần mới lên nắm quyền được ba chục năm thì đã phải đối mặt với nạn xâm lăngcủa quân Mông Nguyên Trần Quốc Tuấn là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu,

từ nhỏ đã được cha mời các thầy giỏi khắp nước để dạy dỗ đào tạo nên bậc kỳ tài

Và Quốc Tuấn cũng không phụ lòng cha, người đã thành thạo đủ môn võ nghệ như

võ vật, phi ngựa, ban cung, múa côn quyén va ở bộ môn nào, chang cũng “không

có đối thủ” [15, tr.40]

Trước tin dữ, giặc Mông Thát đang rục rịch chuẩn bị cho cuộc chinh phạtphương Nam Khi Quốc Tuan dâng kế sách Sát That liên hoàn kế, cả Quan Gia vàThai Sư đều rất tâm đắc và mừng tham cảm nhận đây chính là thiên tướng mà trờicao sai xuống dé pho tá nhà Tran, dé cứu giúp con dân nước Việt Thái Sư Trần Thủ

Độ sau khi đọc xong bản kế sách hoàn hảo bình định giặc Nguyên của Trần QuốcTuan, ngài đã yêu mến và đánh giá cao về tài năng quân sự của Quốc Tuấn: “QuốcTuấn tài giỏi, võ nghệ cao cường tận trung làm tướng, bọn giặc nào sang đất này

cũng sẽ thủ bại mà thôi” [15, tr.37].

Sức mạnh võ thuật của Trần Quốc Tuấn được đặc tả qua việc chàng múacây thần giáo Pháp Lôi (cây giáo được rèn từ sắt mua ở Tây Vực trong gần một nămtrời, nặng bốn mươi cân, đài gần một trượng) Khi chàng múa giáo tạo ra vòng tròn

mà tên đao, gươm giáo không xuyên qua nổi Những tiếng gió rit lên như bão nỗi,lúc luyện tập, cây giáo của Quốc Tuấn “phóng đi như một tia chớp Xé gió, xuyênqua may lớp hình nhân làm bia Những hình nhân làm bằng rơm gỗ vỡ tung tóe nátvụn, cháy khét lẹt như bị sét đánh ” [15, tr.40] Cảnh tượng đó khiến những ngườiđến xem buổi diễn tập vô cùng kinh hãi, và họ thì thầm với nhau khang định đó là

36

Ngày đăng: 22/07/2024, 22:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w