1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề tốt nghiệp: Đánh giá thực trạng và tiềm năng áp dụng kinh tế tuần hoàn trong ngành hàng tiêu dùng nhanh tại Việt Nam

58 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUÓC DÂN

KHOA MOI TRUONG, BIEN DOI KHÍ HẬU VÀ ĐÔ THỊ

Ngành: Quan lý Tai nguyên và Môi trường

Dé tài: Đánh giá thực trạng và tiềm năng áp dụng kinh tế tuần

hoàn trong ngành hàng tiêu dùng nhanh tại Việt Nam

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị TìnhMã sinh viên: 11184929

Lớp: Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Hệ: Chính quy

Khoá: 60

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Lê Hà Thanh

Ha Nội — 12/2021

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan nội dung bao cáo đã việt là do ban thân thực hiện, không saochép, cat ghép các báo cáo hoặc chuyên đê của người khác; nêu sai phạm tôi xin chịukỷ luật với Nhà trường.

Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2021Sinh viên

Nguyễn Thị Tình

Trang 3

LỜI CÁM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS.Lê Hà Thanh, ngườiđã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo để em có thể hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp Em xinchân thành cảm ơn toàn thé các thầy cô giáo trong khoa Môi trường, Biến đổi khí hậuvà Đô thị đã trang bị cho em đầy đủ những kiến thức khi ngồi trên ghế nhà trường.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS Nghiêm Trọng Nam, cán bộhướng dẫn thực tập trực tiếp của em ở Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện KimBảng cũng như các cô chú, anh chị đã chỉ bảo và tạo điều kiện cho em được trải

nghiệm môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, do vốn kiến thức cũng như thời gian không nhiều nên bài nghiên

cứu của em vẫn còn những thiếu sót và hạn chế Vì vậy, em rất mong nhận được

những lời nhận xét và góp ý từ thầy cô dé chuyên dé tốt nghiệp của em được hoàn

thiện một cách tốt nhất.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Nguyễn Thị Tình

Trang 4

MỤC LỤC

LOT MỞ ĐẦU 2-5 +esESEEAAEESE.44EE77481 E144 E92431 E144 petrkdreerrrrdee 11 Lý do chọn đề tầi - ¿5£ z+S£+EEEEE9EE£EEEEXEE1712112112112112111111 1111 11c cre 1

2 Muc t6u nghién CUU mm 2

3 Đối tượng va phạm vi nghiên COU ceecceccesssecssssessessecssessesssessesssessecssesseesseeseesees 23.1 Đối tượng nghiên CứU + +¿©£+Ex+EE+EESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkkerkerrrers 23.2 Phạm vi nghiÊn CỨU - - c2 E119 E91 9911 1H HH HH 2“Mụn oi s0 000) 0u 2

ca 00 - ố 3

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN VE MÔ HÌNH KINH TETUAN HOÀN VÀ CÁC MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ VIỆC AP DỤNG KINH TETUẦN HOÀN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP -s-s©sss©sss 41.1 Tổng quan về kinh tế tuyến tính và kinh tế tuần hoàn - 2: 41.1.1 Kinh tẾ tuyến tính - 2 +¿++E+SE+2EE£EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEE1E.EEEcrkrrred 41.1.2 Kinh tế tuần hoàn ¿2-5522 2EE2EE2EEEEEE2EEE21E22121.22121.eEEcrkrrrki 51.2 Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn 11

1.2.1 Ap dung mô hình kinh tế tuần hoàn tại Liên minh chau Âu 11

1.2.2 Ap dung mô hình kinh tế tuần hoàn tại Nhật Bản - 12

1.2.3 Ap dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tai Cộng hoà Liên bang Đức 12

1.2.4 Áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại Trung Quốc - 13

1.2.5 Áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại Hà Lan : +: 14

1.2.6 Ap dung mô hình kinh tế tuần hoàn tai Australia - 14

1.3 Bài học kinh nghiệm áp dụng kinh tế tuần hoàn rút ra cho Việt Nam 15

1.4 Các chính sách về kinh tế tuần hoàn của Việt Nam -5¿ 15hàn 16

Ihff9b0nì 8.9002 11 161.5.2 Phương pháp Circulytics óc 2c 312311 1S 1 ng giết 18

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ TIEM NANG ÁP DỤNG KINH

TE TUẦN HOÀN TRONG NGÀNH HÀNG TIEU DUNG NHANH TẠI VIET

Trang 5

2.1 Đặc điểm mẫu khảo sất - 2 52t SEtSESEESESEEEESEEEESEEEESEEEEEEEEErErrrrkrrerrcer 20

2.2 Phương pháp đánh 214 - - - - 5 E32 12118931331 1911911 111 111 1 11 1g ng 21

2.2.1 Ung dụng phương pháp Circulytics đánh gia mức độ áp dụng kinh tế tuần

hoàn của các doanh nghiệp trong ngành hàng tiêu dùng nhanh - 21

2.2.2 Phân loại mức độ áp dụng kinh tế tuần hoàn của doanh nghiép 232.3 Kết qua phân tích số liệu khảo sát 2 2-52 2 E££E+£E+£EeEEezEezrezrerree 242.3.1 Đánh giá tổng quan về tiềm năng áp dụng kinh tế tuần hoàn của các doanhnghiệp trong ngành hàng tiêu dùng nhanh - - 55 5255 <++scsseeeseesersee 242.3.2 Đánh giá theo các tiêu chí về tiềm năng áp dụng kinh tế tuần hoàn của cácdoanh nghiệp trong ngành hàng tiêu dùng nhanh 55 555 s<<++s+2 252.3.3 Đánh giá theo nhóm ngành sản phâm về tiềm năng áp dụng kinh tế tuần

hoàn của các doanh nghiệp trong ngành hàng tiêu dùng nhanh 352.3.4 Đánh giá cơ hội và rào cản của doanh nghiệp trong việc áp dụng mô hình

kinh tế tuần hoàn + 22++t tt HH re 37

CHUONG 3: DE XUAT MỘT SO GIẢI PHÁP NHAM THÚC DAY ÁP DỤNG

KINH TE TUẦN HOÀN TRONG NGÀNH HÀNG TIEU DUNG NHANH 41

3.1 Căn cứ đề xuất giải phápp -¿- +: 5c s22 2E E12112112717171 71211111 xe 413.1.1 Xu hướng tất yếu toàn cẦu -¿- + s+c++Ek+EkeEEeEEEEEEEEEEEEEEErkerrrred 4I3.1.2 Xu hướng tiêu dùng bền vững - 2 2©22+2E+EEeEEeEEeEEerErkrrrkrrerree 41

3.1.3 Quan điểm phát triển bền vững của Nhà nước -¿-s+czcs¿ 41

3.2 Giải pháp đối với doanh nghiép cccccscsessesssessessessessesssessesssessessseesessseeseee 423.3 Giải pháp đối với nhà quản lý 2-22 2£ ©52+x+2E++Ex+£E++Extrxrerxerxeerxrres 43

90007) 45TÀI LIEU THAM KHẢO - 2-2 ©s°ss+ssEss+EsseEsseExseerseexseerssersee 47

PHU LUC 2010027 49

Trang 6

DANH MUC CAC TU VIET TAT

Ellen MacArthur Foundation

Extended producer

Fast Moving Cosumer Goods

Research and DevelopmentUnited Nations Development

Bao vệ môi trườngDoanh nghiệp

Tô chức hoạt động vì mục đíchphát triên kinh tê tuân hoàn

Trách nhiệm mở rộng của nha sanxuât

Ngành hàng tiêu dùng nhanh

Hệ sinh thái

Kinh tế tuần hoàn

Kinh tế tuyến tính

Năng lượng tai tao

Nghiên cứu và phát triển

Chương trình Phát triển của Liên

Trang 7

DANH MỤC BANG BIEU

Bang 1.1 Mô hình ReSOLLVÏEE - 2 t1 *21 111 1111111111111 1111 11 TH rệt 18

Bang 1.2 Các tiêu chí đánh gia áp dụng KTTH theo EME - «+55 20

Bang 2.1 Nhóm ngành sản phẩm của DN 2-2-2 2 x+£E+£EtEEeEErxcrrerrerrs 21

Bảng 2.2 Loại hình kinh doanh của DÌN - 5 2c 11v gnrườn 21Bảng 2.3 Cac tiêu chi đánh giá mức độ áp dụng KTTH -«+ss<2 23Bảng 2.4 Phân loại mức độ áp dụng KTTTÌH 2-5-5 ++<k*++v+seeEseerseeesse 24Bang 2.5 Mức độ áp dụng KTTH của DDN - 55 5+ +sssseerersrerees 25

Trang 8

DANH MỤC HÌNH VE

lại 1:01000/00001010 G6010 52511 4Hình 1.2 Mô hình KTTH - 5 5 5 t1 nh nh HH Hi 6Hình 1.3 Một số chính sách về KTTH của Nhà nước s- - s+s+c+x+zezxzzezs 17Hình 2.1 Điểm trung bình theo các tiêu chí 2-2 + + £++zxe£xzzzzzzzzzez 27Hình 2.2 Thực trạng tiêu chí R&D, đổi mới 3á 28Hình 2.3 Thực trạng chiến lược cho dự án R&D ở các cấp lá 29

Hình 2.4 Thực trạng về tiêu chí con ngườii 2-2 2+ s+zxezxerxezxzxzrezreces 30

Hình 2.5 Thực trạng về tiêu chí cơ sở dữ liệu - - ¿xs+Sx+x+E+EeE+xerererrerezxee 30Hình 2.6 Thực trạng về tiêu chí hợp tác truyền thông -¿2zz+s+ 31Hình 2.7 Tỷ lệ nguyên liệu tái chế trong bao bì - 2-2 2 s£x+£Eezxezxzrzzez 33Hình 2.8 Tỷ lệ DN tuần hoàn ngu6n nước thải 2- 2-2 s2 5s£Ee£E£+E+zEzzzzz 34

Hình 2.9 Thực trạng hoạt động sử dụng năng lượng - - «+ -s<+<x+ex++ 34

Hình 2.10 Thực trạng các hoạt động phục hồi HST - 5.522 ctcEsrxrrsrsreee 36Hình 2.11 Mức độ áp dụng KTTH theo nhóm ngành sản phẩm 37Hình 2.12 Mức độ áp dụng KTTH của các DN sản xuất bánh kẹo, đồ ăn liền 38Hình 2.13 Mức độ áp dụng KTTH của các DN sản xuất bánh kẹo, đồ ăn liền và các

Hình 2.14 Một số áp lực của DÌN - - HH ng krc Al

Hình 2.15 Một số khó khăn của DN - - 2+2 +E+E+E+EEEEEE+E+EEEEEErErEeEeEererezrrree 42

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong những thập kỷ gần đây, nền kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển mạnh

mẽ và đạt được nhiều thành tựu to lớn Đặc biệt, trong đó phải kế đến sự tăng trưởngcủa ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) Theo một báo cáo được công bố bởi AlliedMarket Research (2019), quy mô thị trường FMCG toàn cầu được định giá 10.020,0tỷ USD vào năm 2017 và dự kiến sẽ đạt 15.361,8 tỷ đô la vào năm 2025, đạt tốc độtăng trưởng hàng năm kép 5,4% từ năm 2018 đến năm 2025 Các hoạt động kinh tế,

trong đó có ngành FMCG chủ yếu dựa trên cách thức của nền kinh tế tuyến tính

(KTTT), bắt đầu từ công đoạn khai thác, đến sản xuất và phân phối, tiêu dùng và cuốicùng là thải bỏ Ngành FMCG bao gồm thực phẩm đóng gói, đồ uống, văn phòngphẩm, thuốc không kê don, sản phẩm chăm sóc cá nhân,v.v được mua thường xuyên,có đơn giá thấp và thời gian sử dụng ngắn hơn nhiều so với hàng hóa lâu bền Vì vậy,những sản phẩm này thường có sự đầu tư ít hơn từ cả nhà sản xuất và người tiêu dùng,dẫn đến thái độ “nhẹ nhàng hơn” đối với tác động môi trường tiềm ân của ngành Tuynhiên, trong khi thực pham, quan áo và đồ uống chiếm khoảng 35% nguyên liệu sửdụng trên toàn cầu, nhưng những sản pham này thường không được tái chế dẫn đếnkhoảng 80% nguyên liệu được sử dụng cho FMCG cuối cùng được đưa vào các bãichôn lấp, lò đốt hoặc nước thải (Hawken, Lovins, & Lovins, 2014; Park, 2015b ) Dođó, cần phải suy nghĩ lại về cách thức mà hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng được thiết kếvà phân phối.

Bối cảnh đó, đòi hỏi chúng ta phải thay đổi phương thức theo hướng vừa đảmbảo phát triển kinh tế - xã hội, vừa bảo vệ được môi trường Hơn bao giờ hết, chúngta cần chuyền sang mô hình sản xuất, tiêu dùng bền vững hơn dé không thiếu hut các

nguồn nguyên vật liệu đầu vào, hướng tới một nền kinh tế không lãng phí Do đó, việc

áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH) cho ngành FMCG là điều cần thiết Vềcơ bản, KTTH được hiểu là một mô hình khép kín, đảm bảo sự tăng trưởng bền vữngtheo thời gian thông qua thúc đây việc sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, nhằmkéo dài vòng đời sản phâm, giảm thiểu lượng chat thải thải bỏ ra môi trường Khi mộtsản phẩm không còn đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, vật liệu của nó sẽ

vẫn được lưu gift trong nên kinh tế, được sử dụng nhiều lần một cách hiệu quả, do đó

tạo ra giá trị cao hơn.

Trang 10

Có nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng mô hình KTTH trong phát triển kinhtế như Hà Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, v.v Mặc dù cách thức vận hành của mỗi quốc

gia không giống nhau nhưng những mô hình này đều mang lại kết quả tương đối tích

cực Do đó, đây sẽ là cơ hội đối với Việt Nam thông qua việc học hỏi kinh nghiệm,cũng như tận dụng các cơ hội hợp tác dé chuyền giao công nghệ, kỹ thuật đổi mớiphục vụ cho việc phát trién mô hình KTTH trong tương lai.

Tại Việt Nam, khái niệm KTTH đã được đề cập trong thời gian qua, song hầu

như chỉ dừng lại ở mức độ lý thuyết Mặc dù đã có một số điền hình trên thực tế về

áp dụng KTTH, tuy nhiên mô hình này vẫn chưa được triển khai rộng rãi trong các

ngành kinh tế, đặc biệt là ngành FMCG Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằmmục tiêu “Đánh giá thực trạng và tiềm năng áp dụng kinh tế tuần hoàn trongngành hàng tiêu dùng nhanh tại Việt Nam” Trên cơ sở đánh giá thực trạng và tiềmnăng áp dụng mô hình KTTH trong ngành FMCG, nghiên cứu đề xuất một số giảipháp nhằm thúc đây việc áp dụng mô hình trong tương lai.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: Đánh giá thực trạng, tiềm năng áp dụng KTTH trong ngành

FMCG tại Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể:

e Đánh giá thực trạng áp dụng mô hình KT TH trong ngành FMCG tại Việt Nam.

e Phân tích những cơ hội, rào cản của ngành FMCG trong việc chuyên đổi sang

mô hình KTTH.

e Đề xuất giải pháp thúc day mô hình KTTH trong ngành FMCG3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Việc áp dụng mô hình KTTH trong ngành FMCG

3.2 Pham vi nghiên cứu

Pham vi nghiên cứu: Các doanh nghiệp (DN) trong ngành FMCG bao gồm sanxuất nguyên liệu, sản xuất, chế biến sản phẩm, phụ trợ.

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp tổng quan tài liệu: Nghiên cứu tiến hành tìm kiếm, thu thập cácthông tin, đữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau liên quan đến lĩnh vực KTTH: khái niệm,

lợi ích, nguyên tắc, các cấp độ của KTTH, kinh nghiệm áp dụng KTTH của các nước

Trang 11

trên thế giới Trên cơ sở các tài liệu thu thập được tiến hành phân tích, đánh giá dé rút

ra kết luận cho đề tài.

Phương pháp phân tích Circulytics: Trên cơ sở phương pháp do Ellen MacArthur

Foundation đề xuất đánh giá mức độ áp dụng KTTH của DN, bài nghiên cứu đã cómột số điều chỉnh phù hợp với các DN trong ngành FMCG tại Việt Nam.

Nguồn số liệu: Sử dụng bộ số liệu khảo sát DN của VCCI về “Đánh giá hiệntrang và tiềm năng chuyền đổi mô hình kinh tế tuần hoàn trong ngành hàng tiêu dùngnhanh”

5 Kết cấu chuyên đề

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình kinh tế tuần hoàn và các mô

hình đánh giá việc áp dụng kinh tế tuần hoàn trong các doanh nghiệp

Chương 2: Đánh giá thực trạng và tiềm năng áp dụng kinh tế tuần hoàn trong

ngành hàng tiêu dùng nhanh tại Việt Nam

Chương 3: Dé xuất một số giải pháp nhăm thúc đây áp dụng kinh tế tuần hoàn

trong ngành hàng tiêu dùng nhanh

Trang 12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE MÔ HÌNH KINH TETUẦN HOÀN VÀ CÁC MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ VIỆC ÁP DỤNG KINH TE

TUẦN HOÀN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

1.1 Tong quan về kinh tế tuyến tính và kinh tế tuần hoàn1.1.1 Kinh tế tuyến tính

1.1.1.1 Khái niệm

Theo M.DeCourcey (2016): “Kinh tế tuyến tính là mô hình kinh tế thường bắt

đầu từ công đoạn khai thác nguyên liệu thô, sau đó sản xuất, chế biến thành các sảnphẩm, được sử dụng và cuối cùng là thải bỏ ra môi trường”

KTTT là sự chuyên đổi tài nguyên thành chat thải Các công ty khai thác nguyênliệu đầu vào, sản xuất, chế biến tạo ra sản phâm và phân phối đến người tiêu dùng.Những sản phẩm này sau đó sẽ trở thành phế thải khi chúng không còn đáp ứng đượcnhu cầu của người tiêu dùng Điều này sẽ dẫn đến những thách thức về suy giảmngu6n tài nguyên, 6 nhiễm môi trường, v.v.

Hình 1.1 Mô hình KT TT

Nguyênliệu thô

Nguôn: Dựa theo báo cáo của Chính phủ Hà Lan1.1.1.2 Hạn chế của kinh tế tuyến tính

Nền KTTT là kết quả của các hoạt động kinh doanh giả định nguồn cung cấp tàinguyên không đổi Điều này đã dẫn đến tâm lý mua mang về Tâm lý này dựa trênviệc khai thác tài nguyên, sản xuất hàng hóa, dịch vụ và xử lý chất thải sau tiêu dùng.Tuy nhiên, cách tiếp cận này đang chịu áp lực ngày càng lớn vì những bat lợi về môitrường và kinh tế, thé hiện ở những góc độ sau:

Thứ nhất, KTTT gây anh hưởng đối với hệ sinh thai

Ảnh hưởng về mặt sinh thái của nền KTTT là việc sản xuất hàng hóa phải trả

giá bằng năng suất của các hệ sinh thái (HST) Áp lực quá mức lên các HST này gây

nguy hiểm cho các dịch vụ HST thiết yếu, chăng hạn như làm sạch nước, không khí

và đất (Michelini, Moraes và cộng sự, 2017) Các quy trình trong mô hình KTTT ảnhhưởng đến các HST theo những cách khác nhau Việc khai thác nguyên liệu thô vàhình thành sản phẩm dẫn đến sử dụng nhiều năng lượng và nước, phát thải các chất

độc hại và phá vỡ vôn tự nhiên như rừng và hô.

Trang 13

Thứ hai, KTTT gây ảnh hưởng đổi với nên kinh tế

Ngoài những thiệt hại gây ra đối với các dịch vụ HST, mô hình kinh tế này cũnggây nguy hiểm cho việc cung cấp nguyên liệu Sự không chắc chắn này là do giánguyên vật liệu biến động, nguyên liệu khan hiếm và nhu cầu ngày càng tăng.

Biến động giá tài nguyên: Kể từ năm 2006, mức độ biến động của giá tài nguyênđã gia tăng đáng kể Điều này không chỉ gây ra vấn đề cho người khai thác và ngườimua nguyên liệu mà còn tạo ra rủi ro lớn hơn trên thị trường Hơn nữa, sự biến động

này ngăn cản các công ty đưa ra dự báo về giá, điều này khiến họ có vị thế cạnh tranhyếu hơn so với các công ty ít phụ thuộc vào vật chất (Circle Economy, 2018a).

Sự khan hiém nguyên liệu: Một nhược điểm khác của hệ thống KTTT hiện tạilà phần lớn được sản xuất với nguyên liệu khan hiếm Tuy nhiên, những nguyên liệunay chỉ có san ở một mức độ rất hạn chế Đặc biệt, các ngành chế tạo kim loại, côngnghiệp máy tính và điện tử, thiết bị điện, ô tô và xe cộ đều sử dụng những nguyên liệu

thô này.

Nhu cầu nguyên vật liệu ngày càng tăng: Ngoài việc nguồn cung nguyên liệuthô có san hạn chế, nhu cầu nguyên liệu cũng được dự đoán sẽ tăng lên đáng kể Dosự gia tăng dân số và phúc lợi, số lượng người tiêu dùng thuộc tầng lớp trung lưu (cónhu cầu tiêu dùng vật chất cao hơn) sẽ tăng thêm ba tỷ người vào năm 2030 (CircleEconomy, 2018a) Ngoài ra, tuôi thọ của các sản phẩm đã giảm đáng kể trong nhữngnăm gan đây, bởi vì có một quá trình phản hồi tích cực: người tiêu dùng muốn sảnphẩm mới nhanh hơn và do đó sử dụng sản phẩm "cũ" của họ ngắn hơn (CircleEconomy, 2018a).

1.1.2 Kinh tế tuần hoàn

1.1.2.1 Khái niệm

KTTH không phải là một khái niệm mới, những ý tưởng đầu tiên về KTTH đãxuất hiện trong nông nghiệp từ thế kỷ 18 Gần đây, theo thống kê đã có tới 114 địnhnghĩa khác nhau về KTTH được sử dụng trong các tài liệu khoa học và tạp chí chuyên

nghiệp (Kirchherr, Reike và Hekkert, 2017).

Định nghĩa được biết đến rộng rãi nhất đưa ra tại Hội nghị Kinh tế toàn cầu năm2012 bởi Quỹ Ellen MacArthur là: “Kinh tế tuần hoàn là một hệ thống kinh tế pháttriển trên nền tảng các mô hình kinh doanh có tính tái tạo và khôi phục thông qua các

kế hoạch và thiết kế chủ động, chuyển dịch theo hướng sử dụng năng lượng táitạo, không dùng các hóa chất độc hại gây tôn hại tới việc tái sử dụng và hướng tới

Trang 14

giảm thiểu chất thải Nó thay thế khái niệm kết thúc vòng đời của vật liệu bằng việcgiảm thiểu sử dụng, tái sử dụng, tái chế và khôi phục vật liệu trong quá trình sản xuấtvà tiêu thụ sản phẩm.”

Năm 2017, Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) cũng đưa

ra quan diém về KTTH là: “Nền kinh tế tuần hoàn là một phương thức mới dé tạo ra

giá trị, và cuối cùng là sự thịnh vượng Nó hoạt động bằng cách kéo dài tuổi thọ sảnpham thông qua cải tiến thiết kế và dich vụ, đồng thời chuyên chat thải từ cuối chuỗi

cung ứng trở lại điểm đầu, qua đó sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn bằng cách sử dụng

chúng nhiều lần chứ không chỉ một lần”.

Tại Việt Nam, khái niệm KTTH lần đầu được luật hóa trong Luật Bảo vệ Môitrường (BVMT) 2020 tại Khoản 1, Điều 142: “Kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tếtrong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thácnguyên liệu, vật liệu, kéo đài vòng đời sản phẩm, hạn chế chat thải phát sinh và giảmthiểu tác động xấu đến môi trường”

Tuu chung lại, KTTH ngụ ý là một hệ thống khép kín, dựa trên cơ sở tái tạo vàphục hồi bằng cách tái chế, tái sử dụng các nguồn tài nguyên dé kéo dài và tối ưu hóaviệc sử dụng sản phẩm nhằm hạn chế các tác động xấu đến môi trường, cải thiện chấtlượng HST và kinh tế - xã hội một cách bền vững.

Hình 1.2 Mô hình KTTH

Nguồn: Dựa theo báo cáo của Chính phi Hà Lan

Mô hình KTTH có những đặc điểm khác biệt so với mô hình KTTT:

Thứ nhất, KTTH và KTTT khác nhau ở cách thức sản xuất hàng hóa và duy trì

giá tri.

Trang 15

Theo truyền thống, mô hình KTTT tuân theo quy trình “take make use

-dispose” Điều này có nghĩa là nguyên liệu thô được khai thác, sau đó chuyển hóathành sản phẩm, được sử dụng cho đến cuối cùng bị loại bỏ như chất thải Giá trị đượctạo ra trong mô hình kinh tế này bằng cách sản xuất và tiêu thụ sản phâm nhiều nhấtcó thể

Khác với KT TT, mô hình KT TH hoạt động dựa trên các tiêu chí “reduce - reuse

- recycle - recover materials” Điều đó có nghĩa là giảm thiêu việc khai thác các nguồn

nguyên vật liệu đầu vào, tái sử dụng hàng hoá, sản phẩm, tối đa hoá giá trị các nguồntài nguyên thông qua tái chế, phục hồi vật liệu, tuần hoàn chất thải Trong hệ thống

này, giá trị kinh tế được tạo ra bang cách tập trung vào việc bảo toàn và kéo dai tuổithọ của sản phẩm

Thứ hai, KTTH và KTTT khác nhau ở quan điểm về tính bén vững.

Trong KTTT, trọng tâm của tính bền vững là hiệu quả sinh thái, có nghĩa là cốgang hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến HST dé có được cùng một sản lượng Điều nàychỉ kéo giãn khoảng thời gian hệ thống trở nên quá tải Do đó, các hoạt động này chỉnhằm giải quyết các vấn đề ngắn hạn, không có tác động về lâu dài.

Còn trong KTTH, quan điểm tính bền vững chú trọng vào việc nâng cao hiệusuất của HST Điều đó có nghĩa là bên cạnh việc hạn chế các ảnh hưởng xấu đến HST,các hoạt động trong nền KTTH còn cải thiện chat lượng môi trường và xã hội.

1.1.2.2 Lợi ích của kinh tế tuần hoàn

Hiện nay, KTTH được áp dụng, triển khai tại nhiều quốc gia trên thế giới Môhình này tạo ra những tác động tích cực tới việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững,thé hiện dưới các góc độ sau:

đường phát trién KTTH, GDP của châu Âu có thé tăng tới 11% vào năm 2030 và 27%

vào năm 2050 (Ellen MacArthur 2015).

Trang 16

Tiết kiệm chỉ phí nguyên vật liệu: Theo Chương trình Môi trường của Liên hợpquốc (UNEP 2017) đã tính toán rằng vào năm 2050, nền kinh tế toàn cầu sẽ được

hưởng lợi từ việc sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn khoảng 2 nghìn tỷ đô la mỗi năm.

Quỹ Ellen MacArthur (2012) đã ước tính rằng, trong các lĩnh vực sản phâm phức tạpcó tuổi thọ trung bình ở EU, cơ hội tiết kiệm chi phí nguyên liệu ròng hàng năm lêntới 630 tỷ USD Đối với ngành FMCG quỹ ước tính lên tới 700 tỷ USD trên toàn cầu

(Ellen MacArthur 2013).

Tao cơ hội việc làm: Gia trị của người lao động được đánh giá cao hơn trong nền

KTTH Quá trình sữa chữa, tái chế đòi hỏi lao động có kỹ năng và chuyên môn caodé tạo ra các sản phẩm, vật liệu lâu bền và dé dàng tháo rời ở các giai đoạn chuyểnđổi, sản xuất Đồng thời, số lượng các công việc ít chuyên môn sẽ giảm do sự cầnthiết của việc khai thác, chế biến nguyên liệu thô giảm Những công việc này sẽ mở

rộng cho việc tái chế sử dụng, đòi hỏi nhiều lao động chất lượng cao; việc làm trong

lĩnh vực hậu cần thông qua việc thu hồi sản phẩm của địa phương; trong các DN vừa

và nhỏ thông qua các mô hình kinh doanh mới.

Tăng cường sự đổi mới: Việc chuyền đôi từ nền KTTT sang KTTH đòi hỏi phảicó các nghiên cứu sáng tạo dựa trên một lối tư duy mới Điều đó có nghĩa là suy nghĩvề chuỗi giá trị tuần hoàn thay vì tuyến tính và nỗ lực tối ưu hóa cho toàn bộ hệ thống.Từ đó dẫn đến các mô hình hợp tác hiệu quả giữa các bên liên quan trong chuỗi cungứng, tạo ra những sáng kiến bền vững.

b Lợi ích về môi trường

KTTH ảnh hưởng tích cực đến môi trường sinh thái thông qua giảm phát thai vàtiêu thụ nguyên liệu sơ cấp Băng cách tuân theo các nguyên tắc của nền KTTH, lượngphát thải khí nhà kính sẽ giảm trên quy mô toàn cau Biến đổi khí hậu và việc sử dụngvật liệu có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Theo tính toán của Circle Economy (2019),62% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu đến từ việc khai thác, chế biến và sản xuấthàng hóa đáp ứng nhu cầu của xã hội; chỉ 38% được tạo ra từ quá trình sử dụng cácsản phẩm, hàng hoá Theo lý thuyết về KTTH, 100% nguyên liệu thô sẽ được giữ lạitrong nền kinh tế Điều này dẫn tới các DN sẽ không còn phải dựa vào việc khai thácnguyên liệu thô để sản xuất nữa, do đó sẽ giảm được ảnh hưởng tiêu cực đến môi

trường bởi các chất thải độc hại.

Trang 17

c Lợi ích đối với doanh nghiệp

KTTH tạo ra cho DN các cơ hội lợi nhuận mới, nguồn cung cấp nguyên vật liệu

ồn định hơn và tăng cường mối quan hệ với khách hàng

Tạo ra cơ hội lợi nhuận mới: Kết quả của việc chuyển đôi sang nền KTTH, các

DN có thé thu được những nguồn lợi nhuận thông qua việc cắt giảm chi phí nguyênvật liệu Trong một số lĩnh vực, nguyên vật liệu thô là một mặt hàng có chi phí cao.

Việc khai thác các nguyên liệu thô mới và sự không chắc chắn về nguồn cung củachúng trong nền KTTT đang đây giá các nguyên liệu này lên cao Do đó, sự chuyênđổi sang KTTH có thé mang lại cơ hội lợi nhuận mới thông qua chỉ phí thấp hơn, tăngcường an ninh nguồn cung cấp nguyên liệu, hợp tác chuỗi chặt chẽ hơn và chuỗi cung

ứng mạnh mẽ hơn.

Nguồn cung cấp nguyên vật liệu 6n định: Việc chuyên đôi sang KTTH đảm bảosử dụng ít nguyên liệu thô hơn, nguyên liệu đầu vào được tái chế nhiều hơn Từ đógiảm kha năng doanh nghiệp tiếp cận với giá nguyên liệu thô biến động Với sự ổnđịnh hơn, một doanh nghiệp có thể thuận lợi thực hiện các khoản đầu tư dài hạn.

Tăng cường mối quan hệ với khách hàng: Nền KTTH khuyến khích các mô hìnhkinh doanh chuyền đổi từ cung cấp sản phẩm sang dịch vụ, được khách hàng thuêtrong những khoảng thời gian khác nhau Điều này tạo ra một mối quan hệ lâu dàigiữa khách hàng và DN, bởi vì có nhiều tương tác hơn trong suốt thời gian sử dụng

của sản phẩm Khi DN vẫn chịu trách nhiệm về sản phẩm đã giao, dịch vụ tạm thời,

bảo trì, sửa chữa sẽ mang lại sự hai lòng cho khách hang, đảm bao rằng họ sẽ mua lạisản phẩm sau khi sử dụng.

d Lợi ích đối với người tiêu dùng

KTTH mang lại cho người tiêu dùng những tiện ích lớn hơn do có nhiều lựachọn hơn, giá thấp hơn và tổng chỉ phí sở hữu thấp hơn Sự tiện ích được nâng cao

nhờ sự lựa chọn bồ sung hoặc chất lượng mà các mô hình tuần hoàn cung cấp Sự lựa

chọn của người tiêu dùng cũng tăng lên khi các nhà sản xuất cung cấp các hệ thống

bảo trì, sữa chữa các sản phẩm hoặc dịch vụ.

1.1.2.3 Nguyên tắc của kinh tế tuần hoàn

Theo Ellen MacArthur Foundation (2015), KTTH hoạt động dựa trên ba nguyên

tắc cơ bản sau:

Thiết kế loại bỏ chất thải và ô nhiễm: Trong các hoạt động sản xuất, chất thải

thường được xem như là một loại chi phí Do đó, thay vì cố gang tìm cách tốt nhất dé

Trang 18

xử lý lượng chất thải nói trên, chúng ta cần phải áp dụng những giải pháp giúp hạnchế tác hại đến môi trường và đảm bao rang ô nhiễm và chat thải không được tạo ratừ giai đoạn đầu như thay đổi tư duy của các nhà thiết kế, sử dụng vật liệu và công

nghệ mới,v.v.

Giữ các sản phẩm và vật liệu được sử dụng: Sức chứa của môi trường là hạnchế, cũng như các nguồn lực mà nó cung cấp Điều cần thiết là sự thay đổi trong cáchsử dụng nguyên vật liệu: các sản phâm và nguyên liệu phải được lưu giữ một cáchtuần hoàn trong nền kinh tế thông qua các hoạt động tái sử dụng, sửa chữa hoặc tái

sản xuất dé tránh vật liệu bị đưa vào bãi chôn lấp hoặc lò đốt.

Tái tạo hệ thống tự nhiên: Trong môi trường tự nhiên, không có khái niệm chấtthai, mọi thứ được duy trì trong một vòng tuần hoàn khép kín Khi một thứ gì đó kếtthúc vòng đời của nó, nó sẽ chuyền giá trị và tiện ích sang một thứ khác Điều tươngtự cũng có thể được thực hiện trong nên kinh tế của chúng ta Bằng cách trả lại chấtdinh dưỡng cho đất và các hệ thống khác, chúng ta có thé tăng cường các nguồn tài

nguyên thiên nhiên.

1.1.2.4 Các bên liên quan trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Sự tham gia của các bên liên quan trong phát trién KTTH được nhắn mạnh trongmột số khuôn khổ quốc tế (Ellen MacArthur Foundation, 2013), tập trung vào cácnhóm cụ thể như sau:

e Chính phủ: Xây dựng khung pháp lý về KTTH, ban hành cơ chế khuyến khích sựtham gia chuyền đổi sang nền KTTH ở các DN Trong bối cảnh này, Chính phủ có

thé đưa ra các chính sách cụ thé (trợ cấp, ưu đãi, giảm thuế và tài trợ cho các y tưởng

khởi nghiệp) dé hỗ trợ các biện pháp, các sáng kiến BVMT.

e_ Nhà cung cấp: Sự tham gia của nhà cung cấp thúc day việc chia sẻ và gắn kết các

giá trị giữa nhà cung cấp và khách hàng để đảm bảo rằng việc mua sắm diễn ra theocác nguyên tắc tuần hoàn và bền vững (tức là ưu tiên các nguồn tài nguyên có thé tái

tạo và ít ảnh hưởng đến môi trường xã hội) Do đó, sự tham gia của các nhà cung cấp

phải dựa trên việc chia sẻ mục tiêu KTTH cũng như định hướng của DN đối với các

lựa chọn nguyên liệu tái tạo.

e_ Người tiêu dùng: Sự tham gia của họ là rất cần thiết bởi họ mắt xích quan trọng vàtiên quyết dé xây dựng mô hình KTTH Đặc biệt, việc tái chế các sản phẩm có nghĩa

là thay đôi vai trò của người tiêu dùng thành vai trò của một nhà cung câp tiêm năng.

Trang 19

e Các don vị nghiên cứu, dao tao: Sự tham gia của các đơn vị nghiên cứu, đào tạo

trong việc tham van với các bên liên quan, hỗ trợ R&D, nghiên cứu phát triển các quytrình tái chế sáng tạo mới hoặc để tối ưu hóa hơn nữa các quy trình hiện có.

e Các đối tác trong ngành: Sự tham gia của các đối tác trong ngành có thé tạo ranhững tac động tích cực cụ thé trong nền KTTH về quy mô kinh tế, chi phi sinh lờivà chia sẻ rủi ro, lợi thế tiềm năng và định vị cạnh tranh tốt hơn.

1.1.2.5 Các cấp độ của kinh tế tuần hoàn

Nền KTTH đòi hỏi những nỗ lực ở các cấp độ khác nhau dé đạt hiệu quả tốtnhất:

O cap độ vi mô: KTTH đề cập đến các công nghệ sản xuất sạch hơn, thiết kếsinh thái trong quá trình sản xuất của các DN riêng lẻ Cấp độ này mô tả hoạt độngkinh tế, môi trường hoặc xã hội của một DN.

Ở cấp độ trung bình: KTTH tập trung vào hình thành các khu công nghiệp sinhthái trên toàn quốc Khu công nghiệp sinh thái có thể được định nghĩa là một cộngđồng các DN hợp tác nhằm đạt được các lợi ích chung về kinh tế và môi trường bằng

cách sử dụng hiệu quả và hiệu quả các nguồn lực Cấp độ này mô tả hoạt động kinh

tế, môi trường hoặc xã hội của một ngành công nghiệp.

Ở cấp độ vĩ mô: KTTH chú trọng đến các quyết định trong các lĩnh vực như hộinhập kinh tế, các chiến lược phát triển bền vững và các kế hoạch hành động cấp quốcgia Cấp độ này mô tả hoạt động kinh tế, môi trường và xã hội tại cấp tỉnh và toànquốc.

1.2 Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn

Trong những năm gần đây, nền KTTH đã nhận được sự ủng hộ ngày càng tăng,thể hiện qua việc áp dụng các chính sách ở nhiều quốc gia Dưới đây là một số quốc

gia tiêu biểu cho việc tiên phong áp dụng KTTH dé phát triển:

1.2.1 Áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại Liên minh châu Âu

Vào năm 2015, Ủy ban Châu Âu đã thông qua “Kế hoạch hành động Kinh tếtuần hoàn” đầu tiên của mình Kế hoạch đã thiết lập các hành động cụ thể và đầy thamvọng, thúc đây một loạt các biện pháp dé thay đổi toàn bộ vòng đời của sản phamthông qua sản xuất, tiêu dùng bền vững (cụ thé là thiết kế sinh thái và dan nhãn nănglượng), xây dựng các tiêu chí dé do độ bền, khả năng tái sử dụng, sửa chữa, tái chế vàquản lý chất thải hợp lý.

Trang 20

Đi kèm với kế hoạch hành động, vào tháng 7/2018 khung pháp lý về chất thải

được sửa đổi có hiệu lực đã thiết lập các mục tiêu cụ thé dé giảm thiêu chat thải, baogồm: đến năm 2030 tái chế 70% tổng lượng chất thải bao bì, 65% lượng chất thải đôthị phải được tái chế vào năm 2035, đồng giảm ty lệ chôn lap chat thải đô thị xuốngcòn 10%, 30% nhựa tái chế được sử dụng làm chai nước giải khát từ năm 2030, 25%đối với chai PET từ năm 2025 cũng như mục tiêu thu gom 90% chai nhựa vào năm2029 và đưa ra các yêu cầu thiết kế đối với nắp chai.

Gần đây nhất, Uý ban Châu Âu đã thông qua “Kế hoạch hành động Kinh tế tuầnhoàn” mới vào tháng 3/2020 đưa ra những sáng kiến đối với các lĩnh vực có tiềm năng

chuyền đổi KTTH, bao gồm: điện tử và công nghệ thông tin, ác quy và phương tiệngiao thông, nhựa, dét may, xây dựng và toà nhà và thực phẩm Theo Ủy ban châu Âu,việc sử dụng hiệu qua hơn nguồn tài nguyên trong chuỗi cung ứng có thé giảm nhucầu nguyên liệu thô mới từ 17% -24% vào năm 2030, với mức tiết kiệm cho ngànhcông nghiệp ước tính khoảng 630 ty Euro mỗi năm, thúc day tăng trưởng GDP củachâu Âu khoảng 3,9% và tạo ra hàng triệu việc làm mới (Ủy ban Châu Âu, 2014c)

1.2.2 Áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại Nhật Bản

Nhật Bản là một đất nước có trình độ phát triển cao Tuy nhiên, quốc gia này lạihạn chế về các nguồn tài nguyên khoáng sản Do đó, vào năm 2003, “Đạo Luật Cơbản thành lập một xã hội tái chế” đã được ban hành bởi chính phủ Nhật Bản nhằmkhuyến khích các DN tuần hoàn nguồn nguyên vật liệu, tập trung vào các nhóm: nhựa;sinh khối; kim loại; đá, vật liệu xây dựng.

Kết quả là, mô hình KTTH tại Nhật Bản đã đạt được những con số ấn tượng: tỷlệ kim loại được tái chế lên tới 98%, chỉ có 5% chất thải xử lý bằng cách chôn lap,nền kinh tế tái sử dụng và tái chế của Nhật Bản trị giá 163 tỷ bảng Anh năm 2007

(7,6% GDP) và hơn 650.000 người có được việc làm (Government of Japan, 2010).

1.2.3 Áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại Cộng hoà Liên bang Đức

Đức bắt đầu triển khai KTTH vào năm 1996 với việc ban hành “Đạo luật vềquản lý chất thải và chu trình khép kín” Cùng với đó, các chiến lược khác nhau đã

được Đức đề ra đề thúc đây chuyền đối KTTH, bao gồm tuần hoàn vật liệu và đốt các

phế phẩm dé sản xuất điện và nhiệt Thông qua Luật đóng gói được ban hành vào năm

1991 quy định thu hồi tat cả các loại bao bì dé tái chế, quốc gia này đã triển khai mô

hình đặc cọc hoàn trả vỏ chai Theo đó, khi người tiêu dùng đi mua hàng sẽ phải trả

thêm một khoản tiền — tiền đặt cọc Sau khi sử dụng, người dân sẽ mang những vỏ

Trang 21

chai quay trở lại cửa hàng tạp hoá dé nhận lại khoản đặt cọc từ nhân viên bán hàng:

hoặc sẽ nhận lại tiền từ các máy thu gom vỏ chai tự động khi mua hàng ở các siêu thị.

Bên cạnh đó, dé việc tái chế chat thải trở nên dé dang hơn, chính phủ Đức đã áp dung“Sáng kiến Green Dot” — phân loại theo 5 màu thùng rác tương ứng với 5 loại chất

Đức cũng đã triển khai chính sách thúc đây giảm thiểu carbon thông qua banhành “Đạo luật Năng lượng tái tạo” Đạo luật nhằm thúc đây việc sử dụng năng lượngtái tạo (NLTT) như năng lượng gió, năng lượng nước,v.v thay thế cho các nguồnnăng lượng đến từ nhiên liệu hoá thạch

1.2.4 Áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại Trung Quốc

Trung Quốc là một quốc gia rất chú trọng đến quy mô khi triển khai KTTH ở cả3 cấp độ Ở cấp độ vi mô, sản xuất sạch hơn được khuyến khích dé giảm việc sử dụngnguyên liệu thô và năng lượng trong quá trình sản xuất tại các DN Ở cấp độ trungbình, nơi được xác định với các khu công nghiệp sinh thái được hình thành Ở cấp độvĩ mô, gồm tư duy và lập kế hoạch KTTH vùng tại cấp tỉnh và toàn quốc với cácchương trình thí điểm ở tỉnh, thành phố, ngành, lĩnh vực và khu công nghiệp từ năm

Trung Quốc cũng chú trọng vào khía cạnh pháp luật băng việc ban hành khungchính sách quốc gia đề theo đuôi KTTH là “Luật Thúc đây Kinh tế tuần hoàn” có hiệulực từ năm 2009 “Luật thúc đây Kinh tế tuần hoàn” ra đời, đề cập đến việc nâng caotỷ lệ sử dụng tài nguyên và tăng cường thu hồi tài nguyên nhằm đạt được mục tiêuphát triển bền vững

Nhờ đó, KTTH tại Trung Quốc đạt được những thành tựu tương đối tốt: năm2020, tỷ lệ sử dụng chat thai ran đạt 56%, ty lệ sử dụng rom ra đạt 86%, tỷ lệ sử dung

phế liệu xây dựng đạt 50%, tận dụng được 54,9 tấn giấy phế liệu, 260 triệu tấn thép

phế liệu, tái chế 14,5 triệu tan kim loại màu (UNDP China 2021).

Mới đây nhất, Trung Quốc đã ban hành kế hoạch KTTH 5 năm lần thức 14

(2021-2025) vào 11/3/2021 với các định hướng liên quan đến việc thực hiện đầy đủKTTH, thiết kế xanh, sản xuất sạch, sử dụng và tái chế tài nguyên,v.v Các mục tiêucụ thê bao gồm: đến năm 2025, tỷ lệ sản lượng các nguồn tài nguyên chính sẽ tăng

khoảng 20% so với năm 2020, tỷ lệ sử dụng rơm rạ sẽ duy trì trên 86%, tỷ lệ sử dụng

chất thải rắn đạt 60%, tỷ lệ sử dụng hoàn toàn chất thải xây dựng đạt 60%, lượng thép

Trang 22

phế liệu sử dụng sẽ đạt 320 triệu tấn và sản lượng kim loại màu tái chế sẽ đạt 20 triệutan (UNDP China 2021).

1.2.5 Áp dung mô hình kinh tế tuần hoàn tại Hà Lan

Vào 10/2016, Chính phủ quốc gia này đã triển khai một chương trình KTTH,đưa ra tầm nhìn và tham vọng về một nền kinh tế bền vững, với mục tiêu là giảm 50%việc sử dụng nguyên liệu thô vào năm 2030 và đạt được một nền kinh tế không có rácthải vào năm 2050 Chương trình cũng bao gồm việc thành lập “Điểm nóng tuần hoànHà Lan”, một nền tang tư nhân - công cộng, nơi tổ chức, trao đồi ý tưởng và thông tin

giữa các quan chức chính phủ, trường đại học, cơ sở nghiên cứu và các DN nhằm thúc

đây phát trién KTTH.

Ngoài ra, các thành phố của Ha Lan đã phát triển các đổi mới về KTTH ở nhiềucấp địa phương Điền hình là thành phố Amsterdam đã hợp tác với The Great BubbleBarrier lắp đặt rào chắn bong bóng trên sông IIssel để ngăn chat thải nhựa trôi ra biển.Bởi vì rất nhiều chất thải nhựa kết thúc trong các kênh đào ở Amsterdam và cuối cùngđồ ra Biên Bắc, người Hà Lan đã bắt đầu thực hiện các biện pháp phòng ngừa bồ sungchống lại việc thêm vào “súp nhựa” vào đại dương.

Thông qua chuyển đổi sang mô hình KTTH, Hà Lan đã cắt giảm được 10%lượng khí thải CO2, giảm 20% lượng nước tiêu thụ và giảm 25% lượng nhập khẩunguyên liệu thô, tạo ra hơn 50.000 việc làm và mang lại nguồn thu nhập 7 tỷ Euro mỗi

năm (Rood & Hanemaaijer, 2017).

1.2.6 Áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại Australia

Australia đã tiếp cận KTTH với các chiến lược và chính sách về quản lý chấtthải ở cấp liên bang và tiểu bang ké từ khi Trung Quốc cắm nhập khẩu rác thải nướcngoài vào tháng 1 năm 2018 Chính quyền các bang cũng đã thể hiện sự ủng hộ củahọ đối với nền KTTH Vào tháng 2 năm 2019, New South Wales đã ban hành “Chínhsách kinh tế tuần hoàn”, trong khi Tây Úc đã thông qua “Kế hoạch hành động chiếnlược phục hồi và tránh lãng phí tài nguyên” vào đầu năm 2019 Tương tự, Queenslandđã ban hành “Chiến lược quản lý chất thải và phục hồi tài nguyên” vào tháng 7 năm2019, trong đó bao gồm một trong những ưu tiên chiến lược “chuyển đổi sang nềnkinh tế tuần hoàn đối với chất thải” và Tasmania đã thông qua dự thảo “Kế hoạchhành động xử lý chất thải” trong cùng tháng với lĩnh vực trọng tâm đầu tiên là “chuyểnsang nền kinh tế tuần hoàn” Từ 1/7/2019, lệnh “cắm chôn lấp rác thải điện tử” được

ban hành tai bang Victoria.

Trang 23

1.3 Bài học kinh nghiệm áp dụng kinh tế tuần hoàn rút ra cho Việt Nam

Về cơ bản, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Đức, Trung Quốc, Hà Lan và

Australia đã thực hiện KTTH từ khá sớm và tương đối thành công Những mô hìnhtrên đã dé lại nhiều bài học kinh nghiệm về áp dụng KTTH cho Việt Nam:

Thứ nhất, cần phải xây dựng lộ trình cụ thể, kế hoạch chỉ tiết về thực hiện KTTH,các nhiệm vụ trong từng giai đoạn và gắn với trách nhiệm, vai trò của từng bên liên

Thứ hai, cần ban hành các chính sách hỗ trợ, cơ chế ưu đãi, khuyến khích các cá

nhân, DN, tô chức thực hiện KTTH trong các hoạt động phát triển sao cho phù hợp

với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước Cùng với đó, nhà nước cũng cần có nhữngchế tài rõ ràng, minh bạch để xử phạt những DN, tô chức lợi dụng cơ chế hỗ trợ nhưngkhông áp dụng KTTH trong sản xuất, tiêu dùng.

Thứ ba, đây mạnh triển khai thị trường nguyên liệu thứ cấp bằng các hoạt độngtai sử dụng, tai chế chất thải Bên cạnh đó, cũng cần có cơ chế giám sát các hoạt độngtái chế nhằm tránh hiện tượng nhập lậu “rác” từ các quốc gia khác.

Thứ tư, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu bao gồm các tiêu chí để đánh giá việcthực hiện KTTH, các chỉ số đo lường như tỷ lệ tái chế, tái sử dụng chất thải,v.v.thôngtin về các điển hình áp dụng KTTH thành công trong và ngoài nước để xem xét và

nhân rộng.

Thứ năm, đây mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo duc dé nâng cao nhận thức,trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức và DN đối với các sản phâm, hàng hoá mà họsản xuất hay sử dụng trong suốt vòng đời.

1.4 Các chính sách về kinh tế tuần hoàn của Việt Nam

Đề hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, trong nhiều năm qua, Nhà nước ta

đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật liên quan đến KTTH:

Tại Việt Nam, từ năm 1998, Chi thị 36/CT-TW của Bộ Chính trị ngày 25/6/1998

đã nêu rõ phải “ban hành các chính sách về thuế, tín dụng nhằm hỗ trợ áp dụng cáccông nghệ sạch” và “áp dụng công nghệ sạch, ít phế thải, tiêu hao ít nguyên liệu vànăng lượng” Tiếp đến là nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 nêu rõ “Khuyếnkhích tái chế và sử dụng các sản phẩm tái chế” và “Từng bước áp dụng các biện pháp

buộc các cơ sở sản xuất, nhập khẩu phải thu hồi và xử lý sản phâm đã qua sử dụng”.

Các Chỉ thị 29- CT/TW năm 2009, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 201 1 - 2020,và Nghị Quyết 24-NQ/TW ngày 03/06/2013 cũng tiếp tục nhấn mạnh và làm rõ các

Trang 24

491/QD-Về pháp luật của nhà nước, Luật BVMT 2005 và 2014 đã quy định một số điều

về “khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, đây mạnh tái chế,tái sử dụng và giảm thiểu chất thải” Mới đây nhất, khái niệm KTTH lần đầu được

luật hóa trong Luật BVMT 2020 tại Khoản 1, Điều 142: “Kinh tế tuần hoàn là mô

hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm

giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo đài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thảiphát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường”

các cơ sở san xuất,

thải, tiêu hao ít = "

nguyên liệu và nhập khẩu phải thụ

Trang 25

- tạo thành mô hình ReSOLVE Mô hình này cung cấp cho các DN một công cụ dé

tạo ra các chiên lược tuân hoàn và các sáng kiên tăng trưởng Theo những cách khác

nhau, những hoạt động này đều làm tăng việc sử dụng nguyên vật liệu, kéo dài tuổi

thọ của chúng và chuyên việc sử dụng tài nguyên từ các nguôn hữu hạn sang các

nguôn tai tao.

Bang 1.1 Mô hình RESOLVE

Tái tạo - Chuyên sang vật liệu và NLTT

- Cải tạo, giữ lại và tái tạo cácHST

- Hoàn trả các tài nguyên sinh vật

đã phục hồi cho sinh quyền

- Ngành điện ở châu Âu đangchuyển dịch nhanh chóng sangnguồn NLTT Các khoản đầu tư

mới đạt 650 tỷ đô la trong giaiđoạn 2004 — 2013 (UNEP, 2014)

- Việc thúc day quan lý đất dai

toàn diện của Viện Savoury đã

ảnh hưởng đến việc tái tạo hơn 2,5triệu ha đất thương mại trên toànthế giới (EMF, 2015)

Chia sẻ- Chia sẻ sản phâm, dịch vụ,thông tin giữa các bên liên quan

- Tái sử dụng sản phẩm

- Bảo trì, sửa chữa đê kéo dàivòng đời sản phâm

- Chương trình chia sẻ xe của

BlaBlaCar đang tăng 200% mỗi

năm và có 20 triệu người dùng

đăng ký ở I9 quốc gia

(Pandodaily, 2014)

- Công ty Airbnb có hơn một triệukhông gian cho thuê tại hơn

34.000 thành phó, trên hơn 190

quốc gia (EME, 2015)

Tôi ưu- Tăng hiệu quả của sản phâm

- Loại bỏ sự lãng phí trong quátrình sản xuât và chuỗi cung ứng

- Tận dụng nguồn dữ liệu lớn

(big data)

- Triết lý tin gọn của Toyota:Hãng xe này luôn tìm cách đề loạibỏ sự lãng phí Một số điều cần

phải tuân thủ trong quá trình sản

xuât:

Trang 26

liệu tiên tiến không thé tái tạo

- Ung dung cong nghé moi

- Cung cap các san pham và dichvu moi

Tái chế - Tái sản xuất linh kiện sản phâm | - Tại Anh, 66% bùn thải được

- Tái chế nguyên vật liệu phân hủy ki khí tai 146 nhà máyvà có 175 nhà máy sản xuât năng

- Phân hủy ky khí lượng sinh học từ chất thải rắn

- Chiết xuất thành phần sinh hóa (EMF, 2015)

từ chất thải hữu cơ

Số hóa - Văn phòng sô - Basecamp là một công ty hoạt

- San phẩm/dịch vụ số động trên 26 quôc gia và vùnglãnh thô Trụ sở chính được đặt

- Quy trình sô hóa tại Chicago nhưng nhân viên của

Basecamp thì sống và làm việc taibất kỳ nơi nào họ mong muốn

Chuyển đổi | - Thay thế vật liệu cũ bằng vật | - Năm 2014, công ty WinSun củaTrung Quốc đã in 3D mười ngôi

e Lĩnh vực Chuân bị bao gôm các chỉ sô xem xét các khía cạnh tạo điêu kiện

cho sự chuyển đổi trên toàn DN, từ ưu tiên chiến lược của nền KTTH đến việc phát

Trang 27

thiết bị, cơ sở hạ tầng, dịch vụ và tài chính

Trong mỗi lĩnh vực trên được chia nhỏ hơn nữa thành các tiêu chí Có năm tiêu

chí trong lĩnh vực chuẩn bị và sáu tiêu chí trong lĩnh vực hoạt động.

Bảng 1.2 Các tiêu chí đánh giá 4p dụng KTTH theo EMF

Chiến lược và kế hoạch

R&D, đổi mới sáng tạo

Con người

Cơ sở dữ liệu

Hợp tác truyền thôngSản phẩm và vật liệu

Dịch vụ

Trang thiết bị, cơ sở hạ tầng

Năng lượngTài chính

Nguồn: Ellen MacArthur Foundation, 2020Chuan bi

Hoạt động

Trang 28

CHUONG 2: DANH GIÁ THUC TRẠNG VÀ TIEM NĂNG ÁP DỤNG KINH

TE TUẦN HOÀN TRONG NGANH HANG TIEU DUNG NHANH TẠI VIET

7 2 Dầu, gạo, bột, đường, muối, phụ gia mm

TT | WEirỏse cnedpsewenla | |

Bao bì thực phẩm

tán 111

Nguon: Tính toán từ khảo sát chuyển đổi KTTH của VCCI

Trong số 88 DN có 18% DN chỉ sản xuất, chế biến nguyên, phụ liệu, 66% DN

chỉ sản xuât, chê biên sản phâm và có 16% DN vừa sản xuât, cung câp nguyên liệu và

vừa chế biến ra sản phâm cuối cùng.

Bảng 2.2 Loại hình kinh doanh của DN

Loại hình kinh doanh Số lượng Tỷ lệ

Trang 29

2.2 Phương pháp đánh giá

2.2.1 Ứng dụng phương pháp Circulytics đánh giá mức độ áp dụng kinh tế

tuần hoàn của các doanh nghiệp trong ngành hàng tiêu dùng nhanh

Phương pháp Circulytics được xây dựng và áp dụng cho việc đánh giá mức độ

chuyền đổi KTTH của các DN Các tiêu chí và yêu cầu cho từng tiêu chí được thiếtkế dựa trên sự tham vấn với các DN trong giai đoạn phát triển của Ellen MacArthurFoundation Do đó khi ứng dụng phương pháp Circulytics dé đánh giá mức độ ápdụng KTTH của các DN FMCG tại Việt Nam cần lưu ý hai điểm sau:

e Dé chuyên đổi hoạt động của mình sang mô hình KTTH, các DN cần có chiếnlược, mục tiêu rõ ràng, các công cụ đề theo dõi tiến độ theo thời gian và sự hợp tác,hỗ trợ của các bên liên quan như khách hàng, nhà cung cấp,v.v Do đó, các tiêu chí vềchiến lược và kế hoạch, khả năng đổi mới, hợp tác truyền thông cũng như kết quả củanền KTTH, cụ thể là các hoạt động sử dụng nguyên vật liệu, năng lượng, trang thiếtbị, cơ sở hạ tầng được cho là phù hợp.

e _ Bên cạnh đó, có hai tiêu chí là dich vụ và tài chính có thê không hoàn toàn phù

hợp với các DN FMCG trong nghiên cứu này Bởi theo Ellen MacArthur, tiêu chí dịch

vụ sẽ chỉ được áp dụng nếu DN cung cấp các dịch vụ hỗ trợ chuyên đôi KTTH nhưdịch vụ tư vấn, dịch vụ thiết kế sản phẩm để tăng tuổi thọ,v.v., còn tiêu chí tài chínhsẽ chỉ áp dụng nếu DN là một tô chức về tài chính Trong nghiên cứu này, các DNFMCG thuộc nhóm ngành sản xuất, chế biến nguyên, phụ liệu và sản phẩm.

Đề tăng tính phù hop của phương pháp Circulytics, nghiên cứu đã có một sốđiều chỉnh các tiêu chí trong nhóm thực hiện các hoạt động chuyển đổi như sau: bé

sung thêm các tiêu chí về sử dụng bao bì thực phẩm, sử dụng hoá chất, phụ gia và

hoạt động góp phần phục hồi HST Đây đều là những hoạt động điển hình của các DNFMCG bởi lẽ ngành FMCG là ngành sử dụng khá nhiều bao bì thực phâm cũng như

hoá chất, phụ gia trong san xuất và chế biến nguyên liệu, sản phẩm Đối với hoạt động

gop phan phục hồi HST, đây đều là những hoạt động có thé thực hiện dé chuyền đổi

sang mô hình KTTH dựa trên mô hình ReSOLVE của Ellen MacArthur đã nêu ở mục

1.5 Các hoạt động này làm tăng việc sử dụng nguyên vật liệu, kéo dài tuổi thọ củachúng và chuyên việc sử dụng tài nguyên từ các nguồn hữu hạn sang các nguồn tái

Trên cơ sở phương pháp Circulytics của Ellen MacArthur Foundation, bài

nghiên cứu đã xây dựng 41 chỉ số đánh giá mức độ áp dụng KTTH theo 12 tiêu chí

Ngày đăng: 22/07/2024, 22:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w