1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sử dụng hoa văn thủy ba trong bộ lễ phục thể thao cho thể thao việt nam

41 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sử dụng hoa văn thủy ba trong bộ lễ phục thể thao cho thể thao Việt Nam
Tác giả Trần Tống Mỹ Linh, Phạm Thị Thu Hằng
Người hướng dẫn Ths. Nguyễn Thị Hồng Vân, Ths. Nguyễn Thị Hồng
Trường học Trường Đại Học Kiến Trúc Hà Nội
Chuyên ngành Thiết kế Mỹ thuật
Thể loại Bài luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 1,92 MB

Nội dung

Vì thế, lựa chọn trang phục thể thao để ứng dụng hoa văn thủy ba là một lối đi nhanh đểquảng bá văn hóa dân tộc đến với thế giới.2.Tình hình nghiên cứu đề tàiCác nghiên cứu phân tích trư

Trang 1

BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

KHOA THIẾT KẾ MỸ THUẬT

SỬ DỤNG HOA VĂN THỦY BA TRONG BỘ LỄ PHỤC THỂ THAO CHO THỂ THAO VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện: Trần Tống Mỹ Linh - 21TT1

Phạm Thị Thu Hằng - 21TT1

Giáo viên hướng dẫn: Ths Nguyễn Thị Hồng Vân

Ths Nguyễn Thị Hồng

Trang 2

Hà Nội, 2022 MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU ……….…

1 Tính cấp thiết của đề tài ………

2 Tình hình nghiên cứu ………

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ………

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ………

5 Phương pháp nghiên cứu ………

6 Đóng góp mới của đề tài ………

7 Kết cấu của đề tài ………

B PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1 Các khái niệm liên quan tới hoa văn thuỷ ba 1.1.1 Khái niệm, nguồn gốc hoa văn ………

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của hoa văn thủy ba………

1.1.3 Phân loại hoa văn thủy ba ………

1.1.4 Đặc trưng nghệ thuật của hoa văn thủy ba………

1.2 Các yếu tố biểu đạt tạo hình trong trang phục thời trang………

1.2.1 Phom dáng………

1.2.2 Màu sắc ………

1.2.3 Chất liệu ………

1.3 Các khái niệm liên quan tới lễ phục 1.3.1 Khái niệm lễ phục ………

1.3.2 Khái niệm lễ phục thể thao………

TIỂU KẾT CHƯƠNG I ………

Trang 3

CHƯƠNG II NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG HỌA TIẾT TRONG NGHỆ THUẬT

2.1.Ứng dụng hoa văn thuỷ ba trong kiến trúc và trang trí điêu khắc

2.2 Ứng dụng một số hoa văn truyền thống vào trang phục thời trang

2.2.1 Ứng dụng hoa văn Ấn Độ ………

2.2.2 Ứng dụng hoa văn Trung Quốc………

2.2.3 Ứng dụng hoa văn Nhật Bản ………

2.2.4 Ứng dụng hoa văn Hàn Quốc ………

TIỂU KẾT CHƯƠNG II………

CHƯƠNG III ỨNG DỤNG HỌA TIẾT HOA VĂN THỦY BA VÀO THIẾT KẾ BỘ LỄ PHỤC CHO ĐOÀN THỂ THAO VIỆT NAM 3.1 Định hướng sáng tác………

3.2.1 Nghiên cứu một số thiết kế lấy cảm hứng từ hoa văn họa tiết thủy ba 3.2 Đề xuất đồ án thiết kế ………

3.3.2 Kết cấu chung của bộ sưu tập………

3.3.3 Chất liệu, họa tiết và màu sắc ………

C KẾT LUẬN………

D TÀI LIỆU THAM KHẢO

E PHỤ LỤC

Trang 4

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời kì đổi mới và phát triển ngày nay, Việt Nam đang dần có bước tiến và hội nhập với thế giới Có thể thấy chúng ta đã chọn lọc và áp dụng thành công các thành tựu khoa học – kĩ thuật, văn hóa, nghệ thuật, từ thế giới cũng như quảng bá những phương diện nổi vật của chúng ta đến với quốc tế Tuy vậy,song song với sự phát triển và hội nhập, chúng ta cũng cần bảo tồn những giá trị văn hóa lịch sử - màu sắc riêng của đất nước Việc lựa chọn hoa văn thủy ba để nghiên cứu và sử dụng trong bộ lễ phục cho đoàn thể thao Việt Nam đảm bảo yếu tố gìn giữ giá trị văn hóa dân tộc, bên cạnh đó vừa có thể quảng bá nét văn hóa lịch sử lâu đời của Việt Nam với bạn bè quốc tế Thể thao Việt Nam trong những năm gần đây đã có chỗ đứng rõ rệt trên bản đồ thể thao châu Á nói riêng

và thế giới nói chung, tạo được tiếng vang lớn với truyền thông quốc tế Vì thế, lựa chọn trang phục thể thao để ứng dụng hoa văn thủy ba là một lối đi nhanh đểquảng bá văn hóa dân tộc đến với thế giới

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Các nghiên cứu phân tích trước đây thường tập trung vào phân tích nguồngốc lịch sử, phân loại và ý nghĩa của hoa văn thủy ba và ứng dụng vào một số loại trang phục Việt cổ như áo ngũ thân, áo viên lĩnh,

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Gìn giữ, duy trì nét văn hóa lịch sử lâu đời của đất nước và tuyên truyền lịch sử đến người dân, đặc biệt là lớp trẻ

- Quảng bá văn hoa dân tộc đến bạn bè quốc tế

- Đổi mới hình thức của trang phục thể thao, đưa đến cái nhìn mới mẻ trongtrang phục nhưng vẫn đảm bảo yếu tố truyền thống

Trang 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Hoa văn thủy ba và trang phục thể thao Việt Nam cùng các yếu tố nghiên cứu có liên quan đến việc sử dụng hoa văn vào trang phục

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp lịch sử

- Phương pháp nghiên cứu định lượng

- Phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm

6 Đóng góp mới của đề tài

Hoa văn thủy ba thường chỉ được tìm thấy trong các tư liệu cổ và ở các trang phục Việt cổ, chưa có bước tiến trong trang phục hiện đại Đồng thời, trang phục của đoàn thể thao Việt Nam trong những năm qua đều có những quy chuẩn màu sắc và đường nét hình học cơ bản, chưa áp dụng được nét văn hóa dân tộc vào trang phục Vì vậy, lựa chọn sử dụng hoa văn thủy ba trong trang phục của đoàn thể thao Việt Nam mang tính mới mẻ, bứt phá trong việc áp dụngvăn hóa xưa của dân tộc vào trang phục ngày nay

7 Kết cấu của đề tài

- Chương I: Nghiên cứu về hoa văn thủy ba

- Chương II: Ứng dụng hoa văn thủy ba vào trang phục thời trang

- Chương III: Ứng dụng hoa văn thủy ba vào thiết kế bộ lễ phục cho đoàn

thể thao Việt Nam trong Seagames 32

Trang 6

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: NGHIÊN CỨU VỀ HOA VĂN THỦY BA

1.1 Khái niệm, nguồn gốc và quá trình hình thành phát triển

1.1.1 Khái niệm, nguồn gốc hoa văn

Khái niệm hoa văn thủy ba

- Trong tiếng Hán Việt, “thủy” tức là nước, “ba” có nghĩa là sóng, “thủy ba” mang nghĩa là sóng nước Ở một cách hiểu khác, “thỷ ba” không chỉ mang nghĩa sóng nước mà còn mang ý nghĩa là khởi nguồn của sự sống Vạn vật trongcuộc sống bắt nguồn từ biển cả, những tế bào đầu tiên của sự sống cũng bắt đầu

từ biển cả Và như vậy, thủy ba còn chỉ sự bắt đầu, chỉ một nguồn năng lượng vôtận không bao giờ kết thúc Thủy ba phản ánh sự luân chyển không ngừng của

sự sống, tính bất diệt và khẳng định cái sôi nổi, nhộn nhịp, rạo rực của các giai điệu hình sin và parabol như sự đi lên và kiên cường của con người chiến thắng thiên nhiên và thời tiết khắc nghiệt

Nguồn gốc hoa văn thủy ba

- Hoa văn thủy ba và các dạng thức của hoa văn thủy ba ở các thời kì thể hiện rõ nhất từ hoa văn khuông nhạc, được cho là tiền thân của hoa văn thủy ba xuất hiện cuối thời kì tiền sử, là đặc trưng riêng của văn hóa Đồng Hậu

Trang 7

(Ảnh: Mỹ thuật MS)

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của hoa văn thủy ba

Sự hình thành của hoa văn thủy ba

- Nguồn nước là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong đời sống cũng như trong sinh hoạt của người dân nên họ đã sớm thiên liêng hóa và đưa hình tượng nước vào nghệ thuật tạo hình

Nước vốn không có hình thù cụ thể nên để biểu tượng nước người ta phải

sử dụng những hình ảnh tượng trưng, và như vậy không thể có hình tượng nào biểu thị nước rõ rành hơn bằng hình tượng sóng Cứ như vậy, hình tượng sóng nước được biến đổi dần dần theo nhận thức cái đẹp của con người và được đưa vào nghệ thuật tạo hình với nhiều hình thức khác nhau Thủy ba đã ra đời từ đó

Sự phát triển của hoa văn thủy ba

- Hoa văn thủy ba được hình thành dựa trên một dạng hoa văn được gọi làhoa văn khuông nhạc Gọi là khuông nhạc vì nghệ nhân gốm lúc kẻ vạch hoa văn đã dùng một vật cứng dẹt, trên đó được chia làm nhiều cạnh nhỏ, nhọn và

Trang 8

họ kẻ lên phôi gốm để trang trí trước khi nung Kết quả của việc đó đã tạo nên nhiều đường kẻ song song cách đều nhau giống như khuông nhạc của các bài hát, có lúc là một băng thẳng chạy vòng quanh chu vi của gốm, có lúc lại lượn sóng, uốn lượn đều đặn kiểu hình sin.

- Với hình tượng văn thuỷ ba mà đỉnh cao là tạo hình thời Lý - Trần là khuôn thước rực rỡ nhất đánh dấu thời kỳ vàng son của nghệ thuật tạo hình thuỷ

ba Thời kỳ này các môtip thuỷ ba đã được đẩy lên ở mức thành biểu trưng hoànthiện nhất, đến các thời kỳ sau hình tượng thuỷ ba đã hoá thân thành nhiều môtip hơn Nhiều khi chúng kết hợp cùng mây gấm, văn khánh tạo nên những đường diềm đặc sắc mà dường như thiếu yếu tố thuỷ ba thì bố cục có vẻ như mất

đi một điều gì rất quan trọng quý giá tựa như son không thể thiếu vàng vậy Đến các thời kỳ sau, thuỷ ba đã đơn giản hơn, chúng đã biến hoá vào cuộc sống lao động thuần nông và giản dị lúc này thuỷ ba thường làm nền cho các bố cục lao động, tượng trưng cho cuộc sống thanh bình mà điển hình là các bức chạm lan can trên đá trắng và đá xanh của chùa Bút Tháp cuối thế kỷ XVIII- thời kỳ Lê Trịnh Trong suốt chiều dài lịch sử, thủy ba đã ra đời và chuyển biến gắn liền với những quan niệm của người dân qua từng thời kỳ, nhưng dù chuyển biến thếnào nó vẫn có những nguyên tắc cơ bản và cái giá trị của nó cũng không hề thay đổi

1.1.3 Phân loại hoa văn thủy ba

Họa tiết thủy ba hình nấm

- Loại sóng này thắt chân bên dưới nên gọi là thủy ba hình nấm Loại này

có trên đồ án trang trí chân tháp Phổ Minh và tháp Huệ Quang Bố cục của đồ ánsóng hình nấm thời này gần giống với cùng loại thời Lý Nhất là bố cục của sóng hình nấm ở chân tháp Phổ Minh, chỉ khác nhau ở chỗ đồ án ở tháp Phổ Minh được thể hiện theo lối khắc chìm, ở mặt bằng nhỏ bé giữa hình nấm còn cóthêm một số hình xoắn hình hoa Còn ở tháp Huệ Quang có độ uốn éo ít hơn và nét đục có phần khỏe khoắn hơn Tại chùa Phật Tích dù là trên bên tượng Phật,

Trang 9

tạng kê chân cột hay trụ búp, dù chỉ một đợt hay tới năm đợt chồng nhau thì đều

là sóng thắt chân hình nấm Mỗi ngọn són thường có ba lớp to nhỏ lồng nhau,

mô típ sóng thường có từ hai đến ba tầng tạo bởi những chỗ thắt gãy của đường cong parabol, cuối ngọn sóng bẻ gấp cong vào để tạo ra chân sóng kế tiếp bên

Họa tiết thủy ba hình sin

- Thủy ba hình sin hay thường gọi đơn thuần là sóng nước, là loạt thủy ba uốn lượn dàn ngang doãng nhịp nhàng, có loại đồ án là nhiều ớp sóng cùng bướcnhưng độ cao thì khác nhau nhìn cảm giác rất thư thái trang nhã

Họa tiết thủy ba hình núi

- Đây là loại thủy ba doãng chân có dáng hình như núi Sóng vẫn lồng nhau ba lớp, nhô cao nhưng kéo dài hơn và các lớp từ trong ra có số tầng là 1, 2,

3, chân sóng mở ra bắt liền sang sóng bên tạo thành những dây uốn lượn nhịp nhàng theo hình sin gãy khúc

Họa tiết thủy ba hình sin và hình núi

(Ảnh: Tạp chí mỹ thuật)

1.1.4 Đặc trưng nghệ thuật của hoa văn thuỷ ba

Khái niệm đặc trưng nghệ thuật

Đặc trưng vốn là sự khác biệt, riêng rẽ của sự vật giúp phân biệt được với các cá thể còn lại

Trang 10

Đặc trưng nghệ thuật chính là những nét riêng, nét độc đáo và nổi bật, được thể hiện và đem lại những ý nghĩa mang tính nghệ thuật.

Đặc trưng nghệ thuật được xét trên 3 phương diện:

- Đối tượng nghệ thuật

- Nội dung nghệ thuật

- Phương tiện nghệ thuật

Vì vậy, ta có thể hiểu rằng muốn chỉ ra được những đặc trưng của đối tượng cần nói đến, ta cần phải thể hiện được những nét đặc sắc bổi bật, những nét riêng giúp cho đối tượng khác biệt với những cá thể còn lại

Đặc trưng nghệ thuật của hoa văn thủy ba

Trong văn học, kiến trúc, điêu khắc, hay các loại hình nghệ thuật người ta thường lấy những hình ảnh thiên nhiên để làm tiền đề sáng tác

“Tiếng suối trong như tiếng hát xaTrăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Hồ Chí Minh – Nhật ký trong tù

Trang 11

Đối tượng ở đây chính là hình ảnh sóng và nước Nước và sóng xô đập lẫnnhau, tạo thành những vòng luân hồi nước xô sóng, sóng xô nước Nhưng điều đặc biệt trong hoa văn thủy ba ở cảm hứng và hình ảnh chính là cả sóng và nướcđều là những hình ảnh giản đơn, trần trụi, đơn sắc Điều ấn tượng mà những nhà nghệ sĩ nhìn ra được lại là hành động sóng và nước xô vào lẫn nhau, khiến người

ta có cảm giác cộng sinh, cộng hưởng Từ đây, ý nghĩa sinh sôi, khởi nguồn sự sống được hình thành

 Đặc trưng về yếu tố tạo hình

Yếu tố tạo hình chính là phương tiện nghệ thuật giúp cho hoa văn thủy ba lột tả được các tầng lớp ý nghĩa của đối tượng Bởi vậy mà các yếu tố tạo hình rất quan trọng trong việc thể hiện được vẻ đẹp của khởi nguồn sự sống, của mọi năng lượng

Tiến sĩ Trần Trọng Dương người đã từng khảo sát thống kê các hình tượng sóng nước - núi non (Sơn Thủy) từ thời Lý- Trần đến đầu Lê sơ- Mạc nhận định rằng 98% các di vật có hình tượng sóng nước núi non đều xuất hiện trong không gian văn hóa Phật giáo thuộc thời Lý Trần Nhà nghiên cứu Chu Quang Trứ từng đưa ra một nhận định về giai đoạn này: Mỹ thuật Lý Trần - Mỹ thuật Phật giáo, đây cũng là tên cuốn sách được “Giải thưởng 1998 Hội

VNDGVN” của ông do Nhà xuất bản Thuận Hóa (Huế) xuất bản lần đầu năm

1998

Thủy ba không chỉ xuất hiện ở Việt Nam trên các lăng tẩm vua chúa các thời, trong tranh thờ, trong tranh dân gian, nghệ thuật tuồng… nó còn xuất hiện phổ biến ở các nước phương Đông như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… Thậm chí, chúng cũng xuất hiện trong các hình tượng trang trí của Thiên Chúa giáo Điều này chứng tỏ đây là một biểu tượng quan trọng trong nghệ thuật tạo hình

Trang 12

Yếu tố đường nét

Hoa văn thủy ba thiên về đường cong, nét uốn lượn mềm mại, uyển chuyển, nhịp nhàng và hầu như không xuất hiện đường thẳng, nét thẳng

Ở thời kỳ văn hóa Phùng Nguyên và Đồng Đậu tiêu biểu ở chất liệu gốm

có các họa tiết hoa văn hình chữ S được xếp song song theo lối bố cục đứng hơi nghiêng Một dạng hoa văn khác là dạng hoa văn lượn sóng hình Sin, đây là mộtđường lượn đơn giản chạy ngoằn ngoèo uốn đi uốn lại đều đặn thành một băng trang trí

Hình khối uốn lượn, không có gấp khúc trong hoa văn thủy ba tạo cảm giác mềm mại, nhẹ nhàng, tự do và không tạo sự mạnh mẽ, gò bó

1.2.3 Các yếu tố biểu đạt tạo hình trong trang phục thời trang

Phom dáng

Phom dáng trang phục là dáng vẻ tổng thể của một bộ trang phục khi bạn mặc chúng lên người Thông thường, phom dáng nhằm mục đích tôn lên các đường nét cơ thể, do đó các nhà thiết kế thường nhờ vào chúng để giúp người mặc tôn lên các ưu điểm trên cơ thể và che đi các khuyết điểm bẩm sinh

Trang 13

Màu sắc

Màu sắc trong trang phục là hiệu quả chung của bộ trang phục do sự tương tác, cộng hưởng về màu sắc giữa các bộ phận quần, áo, mũ, nón, giày dép,trang sức Màu sắc trong trang phục không tách rời chất liệu và cảm giác do chấtliệu mang lại cũng như hiệu quả của chất liệu trong sự tương tác giữa chất và màu

Chất liệu

Chất liệu trong thời trang ảnh hưởng rất lớn đến sản phẩm cuối cùng Nó không chỉ quyết định nhận diện hình ảnh mà còn liên quan đến phom dáng và những kỹ thuật cắt may

 Trọng lượng

- Chất liệu vải ảnh hưởng đến giao diện thiết kế theo một số cách, ngoài màu sắc và hình ảnh in mang lại cho thiết kế một cái nhìn nhất định, trọng lượngvải cũng sẽ thay đổi hình thức

Trang 14

- Độ co của các loại vải khác nhau cũng có thể ảnh hưởng đến trang phục cuối cùng và độ hao mòn của nó theo thời gian Trong quá trình sản xuất, vải không được giặt trước khi cắt và may trang phục, điều này có nghĩa là nếu vải

dễ bị co rút sẽ xảy ra sau khi khách hàng mua và giặt sau khi mặc Hầu hết khách hàng sẽ chấp nhận co rút một chút trong một bộ quần áo mới, nhưng nếu vải bị co lại đáng kể thì phải cân nhắc lựa chọn lại vải

- Về mặt kỹ thuật, thiết kế bị ảnh hưởng rất nhiều bởi việc chọn vải/chất liệu phù hợp Loại vải quyết định những đường khâu và đường may phù hợp vớithiết kế Nếu vải bị giãn, các đường may sẽ phải kéo căng để chỉ không bị đứt hoặc rút Một số loại đường may có nhiều lợi ích hơn những loại khác là do tùy thuộc vào thiết kế, rập và chất liệu

 Độ mờ

- Độ mờ của vải cũng có ảnh hưởng kỹ thuật đến thiết kế Thiết kế có thể không yêu cầu lớp lót để có được vẻ ngoài mong muốn, nhưng loại vải sheer có thể cần lớp lót để che đủ cơ thể hoặc che các yếu tố cấu tạo bên trong

1.3 Các khái niệm liên quan tới lễ phục

1.3.1 Khái niệm lễ phục

- Lễ phục là loại trang phục được mặc trong những dịp rất đặc biệt như lễ tốt nghiệp, lễ đăng quang, buổi diễu hành, thờ phụng, Trong nhiều nền văn hóa, lễphục được coi là mức độ ăn mặc trang trọng nhất và có những quy tắc kèm theo

1.3.2 Khái niệm lễ phục thể thao

Là trang phục của đoàn thể thao, được mặc trong các dịp trang trọng như lễ diễu hành, tham gia các buổi lễ quan trọng của ngành thể thao, thường là suit và áo dài

Trang 15

(Ảnh: Doanh nhân Sài Gòn)

- Một bộ áo dài truyền thống của Việt Nam có cấu tạo gồm tay áo, cổ áo,

tà áo và quần Cổ áo thường cao khoảng 3 cm, tay áo dài đến cổ tay, thân áo dài được thiết kế ôm dáng có nút bấn một bên hoặc khóa kéo đằng sau lưng Tà áo

Trang 16

gồm 2 tà, tà sẽ được xẻ từ eo cho đến gần cổ chân Ở ngực và sau lưng sẽ có chiết li Quần áo dài sẽ có độ dài từ eo cho đến mắt cá chân hoặc có thể dài cho đến gót bàn chân, ống quần rộng.

Trang 17

TIỂU KẾT CHƯƠNG I

Sự ra đời và phát triển của văn thủy ba gắn với những thăng trầm và biến

cố của lịch sử dân tộc Ngay từ khi hình thành, với hoa văn khuông nhạc là đỉnh cao của sự khởi thủy, hình tượng hoa văn độc đáo này đã chắp cánh để dần tạo được một đỉnh cao rực rỡ nhất của nghệ thuật tạo hình thủy ba đó là kỷ Lý Trần

- nét vàng son trong nghệ thuật điêu khắc đá và gỗ của Việt Nam Trải qua các triều đại, Thủy ba đã hình thành và có chỗ đứng vững chắc trong hình thái trang trí của dân tộc, văn thủy ba xuất hiện trang trọng, phong phú, độc đáo, có hồn thái cốt cách rất riêng

Kỹ thuật thiết kế trang phục phụ thuộc vào nhiều yếu tố tạo thành, từ đó làm nên bộ trang phục có chủ đích theo ý tưởng của nhà thiêt kế Lựa chọn chất liệu, phom dáng và thiết kế là những bước quan trọng khi bắt tay vào thiết kế trang phục

Trang 18

CHƯƠNG II ỨNG DỤNG HOA VĂN THỦY BA VÀO TRANG PHỤC THỜI TRANG

2.1 Ứng dụng của hoa văn thủy ba trong kiến trúc, điêu khắc và thời trang

2.1.1.Ứng dụng trong kiến trúc

Văn thuỷ ba thường xuất hiện ở chân bệ, cột của các công trình tín

ngưỡng Nó kết hợp với các hoạ tiết hoa lá, sen, mai, cúc… trong điêu khắc gỗ ở

hạ lương (đố bậc bước vào) ở tư gia các gia đình quyền quý hoặc quan lại… vănthủy ba trong kiến trúc có nhiều phong cách như phong cách nghệ thuật Tháp Mẫm thế kỷ thứ XII đến XIV, phong cách ở Mỹ Sơn, Khương Mỹ, phong cách ởĐồng Dương Đến giữa thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, chúng ta lại thấy hình tượng thuỷ ba xuất hiện một cách trang nhã ca ngợi cuộc sống thanh nhàn lạc đạo, thấm nhuần tư tưởng của đạo Phật trong chi tiết kiến trúc lan can đá trang trí chùa Bút Tháp

2.1.2.Ứng dụng trong điêu khắc

Hoa văn thuỷ ba xuất hiện khá đậm nét trong điêu khắc thời Lý - Trần Ví

dụ “Cột rồng thời Lý” được trang trí bằng hình ảnh đôi rồng trong tư thế bay lên

từ sóng nước, với các đụn thuỷ ba chồng lên nhau dày đặc dưới dạng kết hợp các hình thức thủy ba lớp trên lớp dưới ùn ùn tạo lên những lớp núi non trùng điệp và sóng bạc đầu, các đường chạm nổi tinh xảo, ở đây chúng ta bắt nguồn từ

sự tích vua Lý Công Uẩn nhìn thấy rồng vàng bay lên khi thuyền vua bắt đầu ra đến vùng sông nước Đại La Công trình nổi tiếng cũng được mệnh danh là một trong những tác phẩm điêu khắc cổ đẹp nhất Việt Nam: tượng Adiđà chùa Phật Tích (Tiên Du, Bắc Ninh) Với chất liệu đá xanh nguyên khối và đá nhám bạc, người nghệ sĩ đã tài tình thổi hồn vào đá, toàn bộ phần lớn của bệ tượng được phủ một “lớp áo” Thuỷ ba lộng lẫy với những đường chạm nổi và chạm kênh hếtsức tinh xảo, là đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình Thuỷ ba - đó là một trong những môtip khuôn mẫu điển hình của thời kỳ này

Trang 19

Trong lĩnh vực điêu khắc, những tượng đài xây dựng trong khoảng 20 năm trở lại đây hầu như theo truyền thống tập cổ Từ xưa đến nay, Việt Nam thường dùng tượng thờ là chính, ít sử dụng tượng đài, sau năm 1975 mới thấy dần xuất hiện nhiều tượng đài Khi đó, tượng đài có quy mô – khối tích nhỏ, vừaphải, giản dị, không cầu kỳ, khoa trương Tượng đài được cho là những tác phẩm điêu khắc có giá trị nghệ thuật, giá trị văn hóa, là điểm nhấn của nơi đặt

nó và có tác dụng tuyên truyền, nâng cao thẩm mỹ cho nhân dân, những tượng đài này luôn hướng về một mục đích rõ ràng, nhân văn, đảm bảo các yếu tố tạo hình, người thợ điêu khắc và cả nhà thiết kế tâm huyết tới giây phút cuối cùng bên tác phẩm

Thủy ba là cái gốc, là nguồn cội tạo nên sự sống, nó có giá trị bền bỉ theo thời gian, nó được quan niệm là cái trường tồn, bền vững và tạo nên sự phát triển như quan niệm về “nước” của người Việt Từ quan niệm của “nước” hình thành nên biểu tượng các con sóng và cao hơn ở dạng hoa văn thủy ba Các họa tiết thủy ba luôn ở dưới của công trình không phải để nâng đỡ tác phẩm mà nó

có nhiệm vụ tô điểm Tượng là mảng khối khỏe lớn, để cân bằng và tạo được sự hài hòa thì từ điêu khắc cổ đến nay người ta thường làm cho nó nhẹ nhàng, hài hòa đi bằng cách đặt thủy ba bên dưới tượng Những đường lượn sóng mềm mại, cân bằng, nhẹ nhàng, giảm bớt đi những dáng cao vút, dáng thẳng, khỏe, không phải ngẫu nhiên mà trong mỹ thuật cổ và hiện đại hoa văn thủy ba được đặt bên dưới các tác phẩm, công trình Cảm thụ được vẻ đẹp của hoa văn vốn cổ của dân tộc từ xa xưa là vốn quý và luôn là nguồn cảm hứng cho các nhà thiết kếtrong mọi lĩnh vực, đã có nhiều tác phẩm ra đời lấy văn thủy ba để trang trí và

đã đạt được thành công nhất định cho tác phẩm

TƯỢNG ĐÀI NGÔ QUYỀN

Ngô Quyền (897 – 944) còn gọi là Tiền Ngô Vương, là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam Năm 2010, quận Hải An, Hải Phòng đã cho xây dựng tượng đài để tưởng nhớ công lao to lớn của ông

Trang 20

Phần bệ tượng hình vuông, vững chãi, bốn mặt xung quanh có chạm hoa văn thủy ba, thủy ba đặt bên dưới phần núi non và tượng vị tướng Ngô Quyền có

ý nghĩa rất to lớn như nhắc lại chiến thắng Bạch Đằng và những gì giang sơn ta

có đến ngày hôn nay là nhờ vào sức mạnh của nước, của trí tuệ con người Việt Thủy ba đước đặt bên dưới theo quan niệm về nước trong triết học phưogn đôngnhư một sức mạnh tiềm tàng nâng thúc giang sơn đất nước Với ý nghĩa đó, trong tượng đài này tác giả hẳn rất am hiểu về ý nghĩa của thủy ba cũng như quan niệm của thủy ba trong triết học phương Đông

Văn thủy ba ở bệ tượng mang dáng dấp thời Trần bởi đồ án họa tiết khá giống thủy ba hình nấm ở chân tháp Phổ Minh Thủy ba hình nấm có trên đồ án trang trí chân tháp Phổ Minh và tháp Huệ Quang Bố cục của đồ án thủy ba hìnhnấm thời này gần giống với cùng loại của thời Lý Nhất là bố cục của sóng nướchình nấm ở tháp Phổ Minh, chỉ khác nhau ở chỗ đồ án tháp Phổ Minh được thể hiện theo lối khắc chìm, ở mặt bằng nhỏ bé giữa hình nấm còn có thêm một số văn xoắn hình hoa Còn họa tiết thủy ba hình nấm ở tháp Huệ Quang có độ lượn

ít hơn và nét đục có phần khỏe khoắn hơn, phần dưới cùng chân bệ là đường lượn của thủy ba hình sin, so với thủy ba hình sin ở chân tháp Phổ Minh ở dạng thoai thoải thì thủy ba hình sin ở bệ tượng Ngô Quyền cung hình sin tròn trặn hơn, các cung sóng sin ẩn cũng cong hơn so với phần sin ẩn của chân tháp Phổ Minh Ở tượng Ngô Quyền, phần sin ẩn là 3 đương parabol lồng nhau chứ

không phải là 4 đường parabol lồng nhau như sin ẩn của chân tháp Phổ Minh Phần thủy ba hình nấm ở chân tháp Phổ Minh có 3 lớp, nhỏ dần vào tâm, hoa văn trang trí có nhiều họa tiết và tâm có hình hoa nhỏ Thủy ba hình nấm ở bệ tượng Ngô Quyền đã có sự tinh giản đi nhiều, tâm cũng không có hoa nhỏ nữa, điều đó phù hợp với một tượng quan võ và xu hướng hiện đại trong trang trí khi ứng dụng vốn cổ vào thiết kế mỹ thuật hiện đại Họa tiết đã được đơn giản và cách điệu hóa nhưng vẫn nằm trong kết cấu và tiết tấu của thủy ba cổ Mặc dù tượng ở hiện đại, và hoa văn ứng dụng trong hiện đại nhưng thủy ba không thoát

đi, không mất gốc, chính sự giản lược tinh tế này tạo nên vẻ đẹp của thủy ba hiện đại

Ngày đăng: 22/07/2024, 16:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Trần Thủy Bình (2005), Giáo trình mỹ thuật trang phục, Nxb Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình mỹ thuật trang phục
Tác giả: Trần Thủy Bình
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 2005
4. Trường Kinh tế Kỹ thuật Công Nghiệp (1994), Những cơ sở của thiết kế mỹ thuật trang phục, Tài liệu biên dịch nội bộ từ tài liệu Nga Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cơ sở của thiết kế mỹthuật trang phục
Tác giả: Trường Kinh tế Kỹ thuật Công Nghiệp
Năm: 1994
5. Trần Đức Quang (1999), Cơ sở tạo hình kiến trúc, Nxb Xây dựng Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở tạo hình kiến trúc
Tác giả: Trần Đức Quang
Nhà XB: Nxb Xây dựng Hà Nội
Năm: 1999
6. Nguyễn Quân (1986), Tiếng nói của hình và sắc, Nxb Văn hóa thông tin, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng nói của hình và sắc
Tác giả: Nguyễn Quân
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 1986
7. Trần Quang Đức (2013), Ngàn năm áo mũ, Nxb Nhã Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngàn năm áo mũ
Tác giả: Trần Quang Đức
Nhà XB: Nxb Nhã Nam
Năm: 2013
1. Tạp chí Khoa học và Công nghệ tập 179, số 03 – Đại học Thái Nguyên – 2018 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w