1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chủ đề trình bày nội dung hội nghị tw đảng lần thứ 11 3 1965 và lần thứ 12 12 1965

32 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình bày nội dung hội nghị TW Đảng lần thứ 11 (3-1965) và lần thứ 12 (12-1965)? Từ vai trò của đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ, liên hệ với việc phát triển hệ thống giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay?
Tác giả Nguyễn Thị Quỳnh
Người hướng dẫn Th.S Lê Thu Trang
Trường học ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Vĩnh Phúc
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 517,75 KB

Nội dung

thi hành các biện pháp bưng bít tin tức, không gọi lính trù bị, không tăngthuế, với hy vọng duy trì được sự ổn định nội bộ, tranh thủ được sự đồngtình, ủng hộ của Quốc hội và nhân dân Mỹ

Trang 1

ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI

GIẢNG VIÊN HD: Th.S Lê Thu Trang

SINH VIÊN TH : Nguyễn Thị Quỳnh

MÃ SV :71DCKT12034

LỚP : 71DCKT12

GV CHẤM 1 ĐIỂM GV CHẤM 2

Vĩnh Phúc, năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG 3

I LÝ THUYẾT 3

1 Bối cảnh lịch sử 3

2 Nội dung của hội nghị TW Đảng lần thứ 11 (3-1965) và lần thứ 12 (12-1965) 4

- Hội nghị TW Đảng lần thứ 11 (3-1965): 4

- Hội nghị TW Đảng lần thứ 12 (12-1965): 7

3 Ý nghĩa của hội nghị TW Đảng lần thứ 11 (3-1965) và lần thứ 12 (12-1965) 10

II LIÊN HỆ VAI TRÒ CỦA TRƯỜNG 11

1 Đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến 11

- Bối cảnh lịch sử ra đời của đường Trường Sơn: 11

- Sự phát triển của dãy Trường Sơn: 13

- Vai trò của đường Trường Sơn: 15

2 Hệ thống giao thông vận tải 16

- Vị trí, vai trò của giao thông vận tải: 16

- Chủ trương của Đảng về phát triển giao thông vận tải: 17

- Thực trạng phát triển hệ thống GTVT hiện nay: Thành tựu và hạn chế: 17 - Những giải pháp tiếp tục phát triển hệ thống GTVT hiện nay: 21

- Trách nhiệm của bản thân trong việc phát triển hệ thống GTVT: 25

KỂT LUẬN 27

TƯ LIỆU THAM KHẢO 28

Trang 3

MỞ ĐẦU

Các cuộc chiến tranh đi qua để lại bao đau thương và mất mát Cho dù đó làchiến tranh phi nghĩa hay chiến tranh chính nghĩa thì đất nước đó cũng hứngchịu những tổn thất nặng nề Song, không phải đất nước nào cũng có quyềnchọn cho mình nền hòa bình, tự do Có những lúc họ không muốn chiến tranh,nhưng họ buộc phải chiến đấu cho nền độc lập nước nhà Và Việt Nam - đấtnước chúng ta rơi vào tình thế đó Tuy nhiên, chiến thắng thần thánh năm 1975của toàn dân ta trước tên đầu sỏ đế quốc Mỹ tạo nên trang sử cho dân tộc ViệtNam Kể từ lúc đó, nước Việt Nam hoàn toàn độc lập - tự do và thống nhất Để

có được chiến thắng phải kể đến lòng yêu nước, đấu tranh không mệt mỏi nhândân ta, đặc biệt là sự lãnh đạo tài tỉnh của Đảng Cộng Sản Việt Nam suốt Cáchmạng dân tộc - dân chủ Sau năm 1954, Mỹ đã nhảy vào miền Nam thay chânPháp nhằm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ.Dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dânmiền Nam đã anh dũng kiên cường chống Mỹ Nhờ có sự chi viện của hậuphương miền Bắc, phong trào phát triển rất mạnh, từ thế giữ gìn lực lượngchuyển sang thế tấn công Những thắng lợi giòn giã, liên tục ở miền Nam làmcho ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn suy yếu, chiến lược “chiến tranh đặc biệt”của Mỹ bị phá sản Để cứu vãn tình hình, Mỹ ồ ạt đưa quân viễn chinh và chưahầu vào xâm lược miền Nam chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam thấtbại chúng gây chiến tranh phá hoại miền Bắc nhằm cắt đường chi viện cho chiếntrường miền Nam Đứng trước tình hình trên, Đảng ta tổ chức 2 Hội nghị trungương lần thứ 11 (3/1965), lần thứ 12 (12/1965) đã chủ động chỉ đạo chuẩn bịphương án sẵn sàng đối phó với tình huống trên và khẳng định: Cuộc khángchiến chống Mỹ, cứu nước dù phải trải qua nhiều khó khăn, gian khổ và trongbất cứ tình huống nào, cách mạng và nhân dân ta trong cả nước cũng nêu caoquyết tâm đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xân lược Nghị quyết trung ương 11 và

12 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá III là một minh chứng về sự chủđộng, sáng tạo và kiên quyết của Đảng ta Để làm sáng tỏ và nhận thức đúng đắnhơn Nghị quyết trung ương lần thứ 11 (3/1965) và lần thứ 12 (12/1965), em đãchọn đề tài “Trình bày nội dung hội nghị TW Đảng lần thứ 11 (3-1965) và lầnthứ 12 (12-1965)? Từ vai trò của đường Trường Sơn trong kháng chiến chống

Mỹ, liên hệ với việc phát triển hệ thống giao thông vận tải ở Việt Nam hiệnnay?” làm đề tải tiểu luận của mình Trong quá trình làm bài tiểu luận em đãnhận được sự giúp đỡ hướng dẫn của giảng viên Lê Thu Trang Tuy nhiên, trongquá trình làm bài em vẫn còn nhiều thiếu sót, mong cô tạo điều kiện giúp đỡ vàđược nhận lời đóng góp ý kiến từ cô

Em xin chân thành cảm ơn cô!

Trang 4

ra nhanh, nghĩa là muốn giành thắng lợi trong một thời gian ngắn.

Từ mùa hè năm 1965, quân Mỹ và quân đồng minh của Mỹ (Nam TriềuTiên, Úc, Niu Dilân ) ồ ạt đổ bộ vào miền Nam Việt Nam Đến cuối năm

1965 đội quân đó lên tới hơn 20 vạn, trong đó có nhiều sư đoàn, lữ đoàn tinhnhuệ của Mỹ Tháng 7-1965, Giônxơn chấp thuận kế hoạch chiến lược "tìm

và diệt" của đại tướng Oétmolen, Tư lệnh Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ tại miềnNam Việt Nam Mỹ dự tính đạt các mục tiêu chiến lược trên đây trongkhoảng hai năm đến hai năm sáu tháng (từ tháng 7-1965 đến giữa hoặc cuốinăm 1967) Để có một chính quyền tay sai đắc lực hơn, ngày 18-6-1965, Mỹđạo diễn cho Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ làm đảo chính lật đổNguyễn Khánh, lập chính phủ quân sự

Trên miền Bắc, cuộc chiến tranh phá hoại của không quân và hải quân Mỹtừng bước được mở rộng về quy mô và cường độ Mỹ đồng thời đẩy mạnh

"chiến tranh đặc biệt" ở Lào; gây sức ép nhằm buộc chính phủ Vương quốcCampuchia từ bỏ chính sách trung lập

Trên trường quốc tế, Mỹ triệt để lợi dụng mâu thuẫn Xô - Trung và mở

"chiến dịch hoà bình" hòng cô lập Việt Nam Trong nước, chính quyền Mỹ

Trang 5

thi hành các biện pháp bưng bít tin tức, không gọi lính trù bị, không tăngthuế, với hy vọng duy trì được sự ổn định nội bộ, tranh thủ được sự đồngtình, ủng hộ của Quốc hội và nhân dân Mỹ đối với chiến tranh Việt Nam.Việc Mỹ đổ quân vào miền Nam và "leo thang" đánh phá miền Bắc, nhằmphá hoại công cuộc xây dựng CNXH miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện củamiền Bắc đối với miền Nam, làm lung lay quyết tâm chống Mỹ, cứu nướccủa ta, buộc chúng ta kết thúc chiến tranh theo điều kiện có lợi cho Mỹ Với âm mưu và thủ đoạn đó của đế quốc Mỹ, đặt ra cho toàn Đảng, toànquân và toàn dân ta câu hỏi lớn: Việt Nam có đánh được Mỹ không, đánh Mỹ

và thắng Mỹ bằng cách nào? Sự nghiệp xây dựng miền Bắc vẫn tiếp tục hayphải dừng lại? Hội nghị TW Đảng lần thứ 11 và lần thứ 12 đã ra đời và trả lờicho câu hỏi đó

2 Nội dung của hội nghị TW Đảng lần thứ 11 (3-1965) và lần thứ 12 1965)

có thể dùng tầu chiến để phong toả đường biển và tập kích một số vùng ở bờbiển miền Bắc”

Trang 6

Để phù hợp với tình hình mới, nhiệm vụ cơ bản của toàn Đảng, toàn quân

và dân ta là: "tích cực kiềm chế và thắng địch trong cuộc chiến tranh đặc biệt

ở mức cao nhất ở miền Nam, ra sức tranh thủ thời cơ, tập trung lực lượng của

cả nước giành thắng lợi quyết định ở miền Nam trong thời gian tương đốingắn, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng đối phó và quyết thắng cuộc chiến tranhcục bộ ở miền Nam nếu địch gây ra; tiếp tục xây dựng miền Bắc, kết hợp chặtchẽ xây dựng kinh tế và tăng cường quốc phòng, kiên quyết bảo vệ miền Bắcđánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại và phong toả bằng không quân và hảiquân của địch, chuẩn bị sẵn sàng để đánh bại địch trong trường hợp chúngđưa cuộc chiến tranh phá hoại hiện nay đến một trình độ ác liệt gấp bội, hoặcchuyển nó thành một cuộc chiến tranh cục bộ cả ở miền Nam lẫn miền Bắc, rasức động viên lực lượng của miền Bắc chi viện cho miền Nam; ra sức giúp đỡcách mạng Lào" Hội nghị cho rằng, nhiệm vụ cấp bách ở miền Bắc lúc này làphải: “kịp thời chuyển hướng tư tưởng và tổ chức, chuyển hướng xây dựngkinh tế và tăng cường lực lượng quốc phòng cho hợp với tình hình mới” Đồng thời, Hội nghị cũng nêu ra những nhiệm vụ cụ thể của cách mạng miềnBắc:

1- Kịp thời chuyển hướng nền kinh tế và tăng cường lực lượng quốc phòngcho kịp với sự phát triển của tình hình

Về mặt kinh tế: mục tiêu của việc chuyển hướng là nhằm làm cho việcxây dựng và phát triển kinh tế phù hợp với tình hình địch ngày càng tăngcường phá hoại miền Bắc và có thể mở rộng “chiến tranh đặc biệt” ởmiền Nam thành cuộc “chiến tranh cục bộ” cả ở miền Nam lẫn miềnBắc, bảo đảm yêu cầu chiến đấu và yêu cầu chi viện cho miền Nam,đồng thời vẫn phù hợp với phương hướng về lâu dài của công cuộc côngnghiệp hoá xã hội chủ nghĩa và chú ý đúng mức các yêu cầu về đời sốngcủa nhân dân Để đạt được những yêu cầu trên đây, Trung ương Đảngchủ trương: tích cực đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nôngnghiệp ở trung du và miền núi; chú trọng phát triển công nghiệp địa

Trang 7

phương và thủ công nghiệp, chú trọng hơn nữa đến việc xây dựng các xínghiệp công nghiệp vừa và nhỏ Phải tích cực xây dựng và phát triểnkinh tế theo từng vùng chiến lược quan trọng làm cho mỗi vùng có khảnăng tự giải quyết phần lớn những nhu cầu thiết yếu trong đời sống, sảnxuất và chiến đấu

Về quốc phòng: tăng thêm lực lượng bộ đội thường trực, gọi nhập ngũ lạimột số cán bộ và quân nhân phục viên, tuyển thêm thanh niên vào bộđội, tăng thêm thời hạn nghĩa vụ quân sự, tăng thêm số người phục vụtrực tiếp cho quốc phòng; ra sức phát triển và củng cố về mọi mặt chodân quân; đẩy mạnh công tác phòng không nhân dân và tích cực phátđộng phong trào toàn dân bắn máy bay địch Ngoài ra, cần tranh thủ sựgiúp đỡ về mặt quân sự của các nước anh em đến mức cao nhất Hộinghị nhấn mạnh đến việc chuyển hướng bắt đầu được triển khai chặt chẽtheo phương châm: khẩn trương, tích cực, toàn diện, chu đáo, thận trọng

và có trọng tâm

2- Ra sức tăng cường công tác phòng thủ, trị an bảo vệ miền Bắc, kiên quyếtđánh bại kế hoạch địch ném bom, bắn phá, phong toả miền Bắc bằngkhông quân và hải quân; đặc biệt chú trọng tăng cường lực lượng phòngthủ ở các vùng và mục tiêu quan trọng về quân sự và kinh tế Theophương châm dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡcủa các nước anh em

3- Ra sức chi viện cho miền Nam để hạn chế địch chuyển “chiến tranh đặcbiệt” ở miền Nam thành “chiến tranh cục bộ” và ngăn chặn âm mưu địch

mở rộng “chiến tranh cục bộ” ra miền Bắc Đồng thời, miền Bắc phải rasức giúp đỡ cách mạng Lào

4- Cùng với việc chuyển hướng nền kinh tế và tăng cường quốc phòng củamiền Bắc, cần phải kịp thời chuyển hướng tư tưởng và tổ chức cho phùhợp với tình hình mới Cần phải làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận rõ so

Trang 8

khăn của ta và địch, hiểu rõ âm mưu của địch, thấy rõ miền Bắc đã ởtrong thời chiến Trên cơ sở đó, làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận rõ giảiphóng miền Nam là trách nhiệm chung của nhân dân cả nước Kịp thờichuyển hướng về tổ chức, điều chỉnh lực lượng công nhân viên giữa cácngành và các địa phương; bố trí lại lực lượng cán bộ cho phù hợp với việcchuyển hướng nền kinh tế và việc tăng cường quốc phòng Tăng cườngcán bộ cho các tỉnh trung du, miền núi và các địa phương quan trọngkhác Cải tiến bộ máy, sửa đổi lề lối làm việc ở các cấp cho phù hợp vớitình hình mới Công tác chuyển hướng về tổ chức là hết sức quan trọng vàphức tạp, cho nên vừa phải tiến hành một cách khẩn trương và mạnh dạn,vừa phải có kế hoạch kỹ lưỡng để tránh những xáo trộn không cần thiết 5- Đẩy mạnh công tác đấu tranh ngoại giao nhằm tranh thủ sự ủng hộ của bèbạn quốc tế, vạch rõ âm mưu mới của đế quốc Mỹ đối với cách mạngmiền Nam và miền Bắc xã hội chủ nghĩa.

Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III có tầmquan trọng đặc biệt đối với cách mạng Việt Nam Hội nghị đã chủ trương tiếptục xây dựng miền Bắc thành một hậu phương lớn với định hướng xã hội chủnghĩa trong điều kiện có chiến tranh Đó là một chủ trương thích hợp, bảođảm miền Bắc tiếp tục làm tròn nghĩa vụ của hậu phương lớn đối với tiềntuyến lớn Dưới ánh sáng của Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 11,cách mạng miền Bắc đã có bước chuyển hướng kịp thời về kinh tế, quốcphòng, tư tưởng và tổ chức để tiến lên giành thắng lợi mới trong những giaiđoạn tiếp theo của cách mạng

Trang 9

quốc Mỹ trong thế bị động đã đưa vào miền Nam một lực lượng lớn quân độiviễn chinh Mỹ, đồng thời tiếp tục mở rộng chiến tranh phá hoại chủ yếu bằngkhông quân ở miền Bắc nước ta Cách mạng Việt Nam đứng trước những thửthách cực kỳ nghiêm trọng

Trước sự chuyển biến của tình hình, trong tháng 12-1965, Ban Chấp hànhTrung ương Đảng đã họp Hội nghị lần thứ 12 và ra Nghị quyết Về tình hình

và nhiệm vụ mới cho cách mạng hai miền Hội nghị từ chỗ phân tích tình hìnhcách mạng miền Nam từ sau Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 11

và nhận định: "Đặc điểm chủ yếu, của tình hình hiện nay là trong cuộc chiếntranh xâm lược của chúng, đế quốc Mỹ không chỉ dựa vào lực lượng ngụyquân, ngụy quyền làm công cụ chủ yếu, mà đã trực tiếp xâm lược miền Namnước ta, đưa vào miền Nam một lực lượng lớn quân đội viễn chinh Mỹ, đồngthời tiếp tục mở rộng chiến tranh phá hoại chủ yếu bằng không quân ở miềnBắc nước ta” Trong chiến lược quân sự của địch đã có sự thay đổi và đã vượtkhỏi khuôn khổ của một cuộc “chiến tranh đặc biệt” Hội nghị nhận định âmmưu trước mắt của địch là: “với lực lượng quân đội viễn chinh Mỹ và chư hầungày càng được tăng thêm, với trên dưới nửa triệu quân đội ngụy, ra sức mởnhững cuộc tấn công nhằm tiêu diệt lực lượng của ta, nhất là các lực lượng vũtrang tập trung của ta; giữ vững và củng cố hoặc chiếm đóng thêm các vị tríchiến lược quan trọng rồi dựa vào đó mà đẩy mạnh công tác bình định cótrọng điểm, đánh phá vùng giải phóng, khống chế kìm kẹp quần chúng vàchiếm lại một số vùng đã mất; tìm mọi biện pháp để ngăn chặn sự chi việncủa miền Bắc, bao vây và cô lập chiến trường miền Nam; đồng thời tăngcường chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc nước ta Chúng mong từng bướcgiành lại thế chủ động, tạo thế mạnh để ép ta thương lượng theo điều kiện cólợi cho chúng, đồng thời chuẩn bị cơ sở khi cần thiết thì kéo dài và mở rộngchiến tranh xâm lược”

Hội nghị phân tích một cách khoa học và toàn diện lực lượng so sánh giữa

ta và địch và cho rằng “sức mạnh mà Mỹ có thể sử dụng trong cuộc chiến

Trang 10

tranh ở Việt Nam vẫn là một sức mạnh bị hạn chế Chỗ yếu cơ bản nhất củađịch từ trước đến nay vẫn là về chính trị” Về phía cách mạng, “dưới sự lãnhđạo sáng suốt và đúng đắn của Đảng ta, nhân dân ta đã sáng tạo nên nhữnglực lượng to lớn về mọi mặt và đang ở vào một thế thuận lợi”

Nhiệm vụ trước mắt của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta là: "động viênlực lượng của cả nước, kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đếquốc Mỹ trong bất cứ tình huống nào, để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miềnNam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tớithực hiện hoà bình thống nhất nước nhà Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân tacần cố gắng vượt bực, tập trung lực lượng của cả nước, kiên quyết đẩy mạnhđấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị, đánh bại đế quốc Mỹ và bè lũ tay saitrên chiến trường chính là miền Nam" Hội nghị nhấn mạnh nhiệm vụ chống

Mỹ, cứu nước hiện nay là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc ta, của nhândân ta từ Nam chí Bắc Hội nghị khẳng định “Phương châm đánh lâu dài, dựavào sức mình là chính do Đảng ta đề ra, là hoàn toàn chính xác” Dù trongtình hình đế quốc Mỹ đưa quân viễn chinh vào trực tiếp xâm lược miền Nam,chúng ta vẫn kiên trì phương châm đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranhchính trị; triệt để vận dụng ba mũi giáp công (đấu tranh quân sự, đấu tranhchính trị và binh vận)

Trong giai đoạn hiện nay, “đấu tranh quân sự có tác dụng quyết định trựctiếp và giữ một vị trí ngày càng quan trọng Nhưng đấu tranh quân sự chỉ thuđược kết quả lớn nhất nếu nó được kết hợp chặt chẽ với đấu tranh chính trị;đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị tiếp tục phối hợp với nhau, thúc đẩylẫn nhau” Sau khi xác định nhiệm vụ chung và phân tích những nhân tố thắnglợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Hội nghị đã đề ra nhữngnhiệm vụ cụ thể và những công tác lớn ở miền Nam và miền Bắc Đối vớimiền Bắc, “nhiệm vụ của quân và dân ta ở miền Bắc là tiếp tục thực hiệnNghị quyết Hội nghị lần thứ 11 của Trung ương: vừa sản xuất, vừa chiến đấu

để bảo vệ miền Bắc, đánh bại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, động viên

Trang 11

sức người, sức của tăng cường chi viện miền Nam, ra sức giúp đỡ cách mạngLào, đồng thời tích cực chuẩn bị đánh thắng địch nếu chúng mở rộng chiếntranh cục bộ ra cả nước” Để làm tròn nhiệm vụ chung đó, Hội nghị đã xácđịnh miền Bắc cần phải được củng cố vững mạnh về mọi mặt chính trị, quân

sự và kinh tế Trước mắt, miền Bắc cần tập trung vào một số công việc lớnsau đây: -Bảo vệ miền Bắc, đánh bại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ,đồng thời chuẩn bị đánh thắng địch nếu chúng mở rộng chiến tranh cục bộ ra

cả nước ta - Động viên sức người, sức của, tăng cường chi viện cho miềnNam - Ra sức xây dựng miền Bắc vững mạnh về kinh tế và quốc phòng -Tích cực giúp đỡ cách mạng Lào - Tăng cường công tác tư tưởng và công tác

tổ chức của Đảng đáp ứng kịp thời nhu cầu của tình hình mới - Đẩy mạnhđấu tranh ngoại giao, tích cực tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của phe xã hộichủ nghĩa và của nhân dân thế giới Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trungương Đảng có ý nghĩa lịch sử quan trọng đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ,cứu nước của nhân dân ta Hội nghị đã phân tích một cách khoa học so sánhlực lượng giữa ta và địch, khẳng định thất bại tất yếu của đế quốc Mỹ, vạch rõnhiệm vụ cụ thể cho cách mạng hai miền, động viên quân đội và nhân dân cảnước giữ vững chiến lược tiến công, nêu cao ý chí tự lực tự cường và ra sứctranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của bè bạn quốc tế, tiến lên đánh thắng hoàntoàn đế quốc Mỹ xâm lược Phát biểu ý kiến tại phiên bế mạc Hội nghị (ngày27-12-1965), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân

ta đoàn kết chặt chẽ, quyết tâm làm đúng Nghị quyết của Trung ương, không

sợ gian khổ, hy sinh thì nhất định chúng ta đánh thắng được giặc Mỹ xâmlược, giải phóng được miền Nam, bảo vệ được miền Bắc, thống nhất đượcnước nhà"

3 Ý nghĩa của hội nghị TW Đảng lần thứ 11 (3-1965) và lần thứ 12 1965)

(12-Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 và lần thứ 12 Ban chấp hành Trung ương lànhững văn kiện lịch sử quan trọng đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu

Trang 12

nước của dân tộc ta và có ý nghĩa quyết định trong giai đoạn phát triển caocủa cuộc chiến tranh:

 Thể hiện quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ, tinh thần cách mạng tiếncông, tinh thần độc lập tự chủ, sự kiên trì mục tiêu giải phóng miềnNam, thống nhất Tổ quốc, phản ánh đúng đắn ý chí, nguyện vọngchung của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta

 Thể hiện tư tưởng nắm vững, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc vàchủ nghĩa xã hội, tiếp tục tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ haichiến lược cách mạng trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh ở mức độkhác nhau, phù hợp với thực tế đất nước và bối cảnh quốc tế

Hội nghị lần thứ 11 đã chủ trương tiếp tục xây dựng miền Bắc thành mộthậu phương lớn với định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện có chiếntranh Đó là một chủ trương thích hợp, bảo đảm miền Bắc tiếp tục làm trònnghĩa vụ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn Dưới ánh sáng của Nghịquyết Hội nghị Trung ương lần thứ 11, cách mạng miền Bắc đã có bướcchuyển hướng kịp thời về kinh tế, quốc phòng, tư tưởng và tổ chức để tiến lêngiành thắng lợi mới trong những giai đoạn tiếp theo của cách mạng

Hội nghị lần thứ 12 đã phân tích một cách khoa học so sánh lực lượng giữa

ta và địch, khẳng định thất bại tất yếu của đế quốc Mỹ, vạch rõ nhiệm vụ cụthể cho cách mạng hai miền, động viên quân đội và nhân dân cả nưóc giữvững chiến lược tiến công, nêu cao ý chí tự lực tự cường và ra sức tranh thủ

sự ủng hộ và giúp đỡ của bè bạn quốc tế, tiến lên đánh thắng hoàn toàn đếquốc Mỹ xâm lược

 Đó là đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức

mình là chính được phát triển trong hoàn cảnh mới, tạo nên sức mạnh mới đểdân tộc ta đủ sức đánh thắng giặc Mỹ xâm lược

II LIÊN HỆ VAI TRÒ CỦA TRƯỜNG

Trang 13

1 Đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến

- Bối cảnh lịch sử ra đời của đường Trường Sơn:

Đường Trường Sơn hay đường mòn Hồ Chí Minh là một tuyến Hậu cầnchiến lược bao gồm mạng lưới giao thông quân sự, chạy từ lãnh thổ miền bắcViệt Nam vào tới lãnh thổ miền nam Việt Nam, phía đông Trường Sơn đi quamiền trung Việt Nam và phía tây Trường Sơn, có đoạn đi qua hạ Lào,Campuchia Đây là tuyến hậu cần chiến lược trọng yếu cung cấp binh lực vàvật lực hậu cần, vũ khí khí tài để chi viện cho Quân Giải phóng miền Namtrên chiến trường miền Nam Việt Nam, liên tục trong suốt 16 năm (1959–1975) của thời kỳ Chiến tranh Việt Nam

Đường Trường Sơn xưa

Trên thực tế, đường Trường Sơn xuất hiện từ trong cuộc kháng chiến chốngthực dân Pháp, tuy nhiên đó chỉ là những con đường mòn nhỏ hẹp, hình thứcvận chuyển chủ yếu là gùi thồ đơn giản Sang thời kỳ chống đế quốc Mỹ xâmlược, trước yêu cầu ngày càng cao của tiền tuyến miền nam, nếu chỉ dựa vàonhững con đường mòn nhỏ hẹp như vậy thì không thể vận chuyển đủ và kịpthời nhân lực, vật lực cho quân và dân miền nam đánh Mỹ; cho nên, việc khai

Trang 14

thông, mở rộng hệ thống đường mòn Trường Sơn thật sự cấp thiết Nhận thức

rõ yêu cầu của thực tiễn lịch sử, tháng 5/1959, Hội nghị T.W Đảng khẳngđịnh: “Đây là một việc làm lớn, có ý nghĩa chiến lược, quan hệ trực tiếp đến

sự nghiệp giải phóng miền nam, thống nhất Tổ quốc” 1

Binh đoàn Trường Sơn (đoàn 559) Quân đội nhân dân Việt Nam là đơn vịtrực tiếp triển khai các đơn vị hậu cần đảm bảo giao liên chuyển quân, đảmbảo y tế, vận tải, xăng dầu, công binh, bộ binh và phòng không để đảm bảohoạt động cho cả hệ thống giao thông hoả tuyến chiến lược này Tuyến đườngTrường Sơn còn được những người lính trong cuộc chiến gọi là Tuyến lửa

Ở Việt Nam, hệ thống đường này đặt tên là Đường Trường Sơn, lấy tên củadãy Trường Sơn – dãy núi chạy dọc miền Trung Việt Nam, nơi hệ thống này

đi qua (trên bản đồ là QL15) Sau này, nó còn có thêm tên gọi Đường mòn HồChí Minh (Ho Chi Minh trail), tên gọi này có nguồn gốc từ Mỹ 2

- Sự phát triển của dãy Trường Sơn:

Trong những năm đầu của cuộc xung đột, đường Trường Sơn chủ yếu đượcdùng để chuyển quân, do hệ thống hạ tầng đường sá trên tuyến còn hạn chế,chưa phát huy được phương tiện cơ giới, nên khi đó việc vận chuyển tiếp việnhậu cần, súng đạn vào Nam chủ yếu là thông qua tuyến đường chi viện trênbiển bằng những "con tàu không số" đã thực sự có hiệu quả cao hơn 3 4

Từ những đường mòn nhỏ hẹp ở Đông Trường Sơn, chỉ sau 5 năm hoạtđộng, Đoàn 559 cùng các đơn vị thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến

đã xây dựng được tuyến hành lang vận tải, với tổng chiều dài gần 2.000 km,gồm đường cơ giới, đường gùi thồ, đường giao liên và đường sông, hoạt động

ở cả Đông và Tây Trường Sơn Đến cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứunước, Đường Hồ Chí Minh đã mở rộng, vươn xa tới Lộc Ninh (Bình Phước),

1 Lịch sử giao thông vận tải Việt Nam, Nxb GTVT, H.1999, tr.473.

2 Military History Institute of Vietnam, Victory in Vietnam: The Official History of the People's Army of Vietnam, 1954-1975 Người dịch: Merle Pribbenow, Lawerence KS: University of Kansas Press, 2002, tr 28.

3 Đường Hồ Chí Minh trên biển đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam

4 Năm 1959, VNDCCH thành lập Đoàn 759, với 20 con tàu để vận chuyển vũ khí khí tài.Victory in Vietnam, tr.88

Trang 15

gồm 5 trục dọc, 21 trục ngang, tổng chiều dài gần 17.000 km đường xe cơgiới, hơn 3.000 km đường giao liên, gần 1.400 km đường ống dẫn xăng dầu;cùng hệ thống đường vòng tránh, đường vượt khẩu, đường sông, đường thôngtin liên lạc tạo thành một thế trận đường chiến lược xuyên Bắc - Nam, điqua các nước bạn Lào, Cam-pu-chia, vươn tới các chiến trường, các địaphương một cách liên hoàn, đồng bộ, thông suốt, bắt kịp thời cơ “thần tốc”

mở đường, đáp ứng yêu cầu vận tải chi viện chiến lược từ hậu phương lớnmiền Bắc tới tiền tuyến lớn miền Nam

Con đường chi viện chiến lược xẻ dọc Trường Sơn từ Bắc vào Nam ấy, mà

kẻ thù với mọi phương kế hiểm độc, mọi phương tiện chiến tranh hiện đại vàvới mọi vũ khí tối tân nhất, tàn phá khốc liệt nhất để cố ngăn chặn, chia cắt,san bằng, hủy diệt cũng đều vô hiệu Nhằm cắt đứt “dạ dày của đối phương”,

đế quốc Mỹ đã huy động một bộ máy chiến tranh khổng lồ gồm hàng chụcvạn quân, hàng chục triệu tấn bom đạn và cả chất độc hóa học, bom napan để

mở các cuộc hành quân tiêu diệt lực lượng chủ lực của ta trên dải TrườngSơn, nhằm chặn đứng, chia cắt con đường chi viện chiến lược ấy

Với tinh thần quyết tâm cao cả vì miền Nam thân yêu, qua 5.920 ngày đêm(từ năm 1959 đến năm 1975) hoạt động không ngừng nghỉ trên dãy TrườngSơn, bộ đội và thanh niên xung phong đã đưa đón trên hai triệu lượt quân ra,vào cùng hàng chục triệu tấn lương thực, vũ khí và đạn dược, chi viện chođồng bào miền Nam đánh Mỹ Suốt 16 năm mở đường và giữ vững conđường huyết mạch ấy là 16 năm chiến đấu vô cùng gian khổ, ác liệt Bom đạncủa kẻ thù đã cướp đi sinh mạng của 19.387 người con ưu tú (bộ đội và thanhniên xung phong) và làm bị thương hơn 32 ngàn người

Đế quốc Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn đã dùng trăm phương nghìn kế hòngcắt đứt tuyến đường, chia cắt hậu phương và các chiến trường Địch đã biếnTrường Sơn thành trọng điểm đánh phá, là chiến trường thực nghiệm cácchiến lược như “chiến tranh ngăn chặn”, “chiến tranh điện tử’, “chiến tranhhóa học”, với đủ loại vũ khí, thiết bị, phương tiện chiến tranh tối tân Mỹ-

Trang 16

ngụy đã sử dụng gần 4 triệu tấn bom đạn, hàng chục triệu lít chất độc hóa học

và huy động số lượng lớn binh lực và phương tiện chiến tranh, tiến hành hàngnghìn cuộc hành quân đánh phá, chia cắt tuyến chi viện chiến lược TrườngSơn Vừa đối phó với kẻ thù, Bộ đội Trường Sơn vừa phải đối mặt với địahình hiểm trở, núi cao, suối sâu; thời tiết, khí hậu khắc nghiệt với những ngày

“nắng như đổ lửa”, “mưa như trút nước” trên núi rừng Trường Sơn; đối mặtvới những trận sốt rét kéo dài trong điều kiện vô cùng khó khăn, thiếu thốn Nhưng, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ ChíMinh; trực tiếp là Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng mà người khởixướng là Đại tướng Võ Nguyên Giáp; được sự đùm bọc, chở che của nhândân cả nước và sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước Lào, Cam-pu-chia và bạn bèquốc tế; với tinh thần “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, “Sống bám đường,chết kiên cường dũng cảm”, “Máu có thể đổ, đường không thể tắc”, quyết tâmthực hiện mục tiêu cao cả, thiêng liêng là giải phóng miền Nam, thống nhấtđất nước; Bộ đội Trường Sơn đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh,vừa trực tiếp tổ chức mở đường, sửa đường, bảo đảm giao thông, vận tải,đánh địch tại chỗ, vừa phối hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực, bộ đội địaphương trên các chiến trường thực hiện nhiều chiến dịch lớn, tiêu diệt hàngvạn tên địch, bắn rơi hàng nghìn máy bay, phá hủy khối lượng lớn phươngtiện chiến tránh của địch, đập tan cuộc “chiến tranh ngăn chặn” vô cùng ácliệt của đế quốc Mỹ, bảo đảm cho Đường Hồ Chí Minh ngày càng “vươn sâu,vươn xa” tới các mật trận, các chiến trường Nhờ đó, Bộ đội Trường Sơn đãvận chuyển chi viện kịp thời cho chiến trường miền Nam hơn 1,5 triệu tấn vũkhí, lương thực, thuốc men và hơn 5,5 triệu tấn xăng dầu; bảo đảm cho hơn 2triệu lượt cán bộ, chiến sĩ hành quân vào, ra chiến trường miền Nam và cácmặt trận

Chính nhờ có tuyến chi viện Trường Sơn này mà chúng ta đã vận chuyểnđược hơn 2 triệu tấn vũ khí, đạn dược thiết bị và hơn 2 triệu lượt người vào racác chiến trường Cũng nhờ tuyến đường này thì quân đội Việt Nam đã thựchiện được các cuộc hành quân lớn cùng với các lực lượng thiết bị xe tăng, các

Ngày đăng: 22/07/2024, 16:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w