1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trình bày nội dung và đánh giá về đường lối đánh mỹ của đảng trong nghị quyết trung ương 11 (tháng 3 năm 1965) và nghị quyết trung ương 12 (tháng 12 năm 1965

20 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Để phù hợp với tình hình mới, nhiệm vụ cơ bản của toàn Đảng, toàn quân và Trang 7 và tăng cường quốc phòng, kiên quyết bảo vệ miền Bắc đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại và phong toả

lOMoARcPSD|38895030 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TIỂU LUẬN GIỮA KỲ HỌC PHẦN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỀ TÀI: TRÌNH BÀY NỘI DUNG VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ ĐƯỜNG LỐI ĐÁNH MỸ CỦA ĐẢNG TRONG NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 11 (THÁNG 3 NĂM 1965) VÀ NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 12 (THÁNG 12 NĂM 1965) BÀN LUẬN VỀ QUAN ĐIỂM “QUYẾT ĐỊNH CỦA ĐẢNG VỀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ LÀ SAI LẦM” Giảng viên hướng dẫn : TS Hồ Thị Liên Hương Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 7 MỤC LỤC Hà Nội – 2023 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 2 NỘI DUNG 3 I BỐI CẢNH LỊCH SỬ 3 II NỘI DUNG VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ ĐƯỜNG LỐI ĐÁNH MỸ CỦA ĐẢNG TRONG NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 11 (3/1965) VÀ NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 12 (12/1965) 4 2.1 Nội dung đường lối đánh Mỹ của Đảng trong Nghị quyết Trung ương 11 (3/1965) 5 2.2 Nội dung đường lối đánh Mỹ của Đảng trong Nghị quyết Trung ương 12 (12/1965) 8 2.3 Đánh giá về đường lối đánh Mỹ của Đảng trong Nghị quyết Trung ương 11(3/1965) và Nghị quyết Trung ương 12 (12/1965): 10 III BÀN LUẬN VỀ QUAN ĐIỂM CHO RẰNG “QUYẾT ĐỊNH CỦA ĐẨNG VỀ VIỆC CHỐNG MỸ LÀ SAI LẦM” 12 3.1 Một số quan điểm sai trái về quyết định của Đảng về việc tiến hành kháng chiến chống Mỹ 12 3.2 Quyết định của Đảng về việc tiến hành kháng chiến chống Mỹ không phải là quyết định sai lầm 13 KẾT LUẬN 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO 18 1 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 MỞ ĐẦU Nước Việt Nam ta đã và đang trải qua một quá trình lịch sử dài đẵng đẵng dựng nước và giữ được Nước Việt Nam có được độc lập, dân tộc Việt Nam có được nền hòa bình như ngày hôm nay đó là kết quả của sự chiến đấu anh dũng, sự hy sinh vĩ đại của nhân dân ta Và hơn hết là sự lãnh đạo tài tình, thông thái của Đảng Cộng sản Việt Nam Ngay từ khi ra đời cho đến nay, Đảng luôn giữ vai trò vô cùng quan trọng trong tất cả các lĩnh vực Đặc biệt, phải nhắc đến thời kỳ kháng chiến chống Mỹ đầy gam go, khốc liệt - giá trị của Đảng được bộc phát một cách rõ nét thông qua những đường lối, chủ trương và quyết định phù hợp, kịp thời và đúng đắn Bài tiểu luận của chúng tôi sẽ trình bày nội dung và đánh giá về “đường lối đánh Mỹ trong Nghị quyết Trung ương 11 (3/1965) và Nghị quyết Trung ương 12 (12/1965)” Đồng thời phân tích và bàn luận về quan điểm “quyết định của Đảng về kháng chiến chống Mỹ là sai lầm” liệu có đúng hay không? Nội dung của bài tiểu luận gồm 3 phần chính như sau: 1 Bối cảnh lịch sử 2 Nội dung và đánh giá về đường lối đánh Mỹ trong Nghị quyết Trung ương 11 (3/1965) và Nghị quyết Trung ương 12 (12/1965) 3 Bàn luận về quan điểm “quyết định của Đảng về kháng chiến chống Mỹ là sai lầm” 2 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 NỘI DUNG I BỐI CẢNH LỊCH SỬ Trong giai đoạn từ năm 1964 đến đầu năm 1965, cuộc đấu tranh cách mạng của đồng bào, chiến sĩ ở miền Nam phát triển nhanh chóng, thu được những thắng lợi ngày càng to lớn, khiến cho chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mỹ bị thất bại nghiêm trọng Trước nguy cơ thất bại hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, để cứu vãn cơ đồ chủ nghĩa thực dân mới, ngăn chặn sự sụp đổ của chính quyền và quân đội Sài Gòn, chính quyền của tổng thống Mỹ L.Gionxon quyết định tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ”( Local War Strantegy) ở Miền Nam “Chiến tranh cục bộ” là một hình thức chiến tranh trong chiến lược toàn cầu “Phản ứng linh hoạt” của đế quốc Mỹ, mục đích là đưa quân chiến đấu Mỹ và quân các nước đồng minh của Mỹ vào trực tiếp tham chiến, đóng vai trò chủ yếu trên chiến trường miền Nam; quân đội Sài Gòn đóng vai trò hỗ trợ quân Mĩ và thực hiện bình định Quân Mỹ tìm mọi cách để giữ vững những vị trí chiến lược và lực lượng Chúng từng bước tăng cường lực lượng chiến đấu của quân Mỹ và chư hầu vào miền Nam để quyết giữ một số vùng chiến lược quan trọng, đồng thời, mở rộng hoạt động không quân và hải quân, ném bom bắn phá miền Bắc để gây áp lực hòng làm giảm sức tiến công của ta ở miền Nam Ngày 8/3/1965, quân Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng trực tiếp tham chiến ở miền Nam Việt Nam Đồng thời, đế quốc Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đánh phá miền Bắc và ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho cách mạng miền Nam Chiến tranh lan rộng ra cả nước đã đặt vận mệnh của dân tộc ta trước những thách thức nghiêm trọng Trước tình hình đó, Hội nghị lần thứ 11(3/1965) và Hội nghị lần thứ 12 (12/1965) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã phát động cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên phạm vi toàn quốc và hạ quyết tâm chiến lược: “Động viên lực lượng của cả nước, kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất cứ tình huống nào, để bảo vệ miền Bắc 3 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 giải phóng miền Nam hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà” II NỘI DUNG VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ ĐƯỜNG LỐI ĐÁNH MỸ CỦA ĐẢNG TRONG NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 11 (3/1965) VÀ NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 12 (12/1965) Chủ trương của Đảng được nêu rõ trong nội dung cơ bản của hai Nghị quyết Trên cơ sở phân tích tình hình chiến trường khi Mỹ đưa quân đội viễn chinh và quân đội của các nước phụ thuộc Mỹ trực tiếp tham chiến trên chiến trường miền Nam, Đảng ta nhận định: tính chất cơ bản của cuộc chiến tranh của Mỹ ở miền Nam vẫn là chiến tranh xâm lược thực dân mới Mỹ tuy có tăng về lực lượng quân sự nhưng lại có nhiều chỗ yếu cơ bản, nhất là về chính trị Về phía ta, từ một nửa nước có chiến tranh thành cả nước có chiến tranh với mức độ và hình thức khác nhau Cuộc chiến đấu gay go, quyết liệt hơn nhưng ta đã vững mạnh hơn hẳn trước, đã có sự chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức Từ đó, Đảng đưa ra kết luận: Một là, so sánh lực lượng giữa ta và địch căn bản không thay đổi Vì thế, ta vẫn giữ vững và phát huy chiến lược tiến công Hai là, ta tiếp tục tiến công và phản công, kết hợp đấu tranh quân sự và chính trị nhưng đấu tranh quân sự ngày càng có tác dụng quyết định trực tiếp Ba là, ta chủ trương đẩy mạnh hơn nữa hoạt động đối ngoại và đấu tranh ngoại giao, tăng cường tiếp xúc cả công khai và bí mật với nhiều nước trên thế giới, làm rõ chính nghĩa và thiện chí của ta, góp phần hình thành trên thực tế một mặt trận nhân dân chống Mỹ Cụ thể, nội dung đường lối đánh Mỹ của Đảng trong Nghị quyết trung ương 11(3/1965) và Nghị quyết Trung ương 12 (12/1965) được thể hiện như sau: 4 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 2.1 Nội dung đường lối đánh Mỹ của Đảng trong Nghị quyết Trung ương 11 (3/1965) Trong điều kiện khi quân ta ở thế chủ động, đang trên đà chiến thắng và được cả thế giới đồng tình, ủng hộ mạnh mẽ của các nước XHCN, chính phủ nhiều nước và đông đảo nhân dân trên thế giới Thì trái lại, về phía địch tư tưởng thất bại ngày càng lan rộng trong quân đội Mỹ Kể từ sau chiến thắng Ấp Bắc và Bình Giã, quân Mỹ đã phải kiêng dè ta, nhận ra rằng khó đánh bại được ta và chúng có thể bị thất bại trong chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" Cùng với mâu thuẫn giữa các giới cầm quyền Mỹ với nhau và mâu thuẫn giữa Mỹ và các quốc gia khác ngày một phát triển So sánh tương quan lực lượng về mọi mặt giữa ta và địch đã biến đổi nhanh chóng theo hướng có lợi cho chúng ta Trước những tình hình mới này, Đảng ta đã kịp thời đề ra những nhiệm vụ mới Trước yêu cầu mới của cách mạng, từ ngày 25 đến 27-3-1965, tại Hà Nội, Ban chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 11 và ra Nghị quyết về tình hình và nhiệm vụ cấp bách trước mắt Hội nghị nhận định: với những hành động mới của đế quốc Mỹ, "rồi đây địch có thể đưa thêm những đơn vị chiến đấu của Mỹ và của một số nước chư hầu vào miền Nam ngày càng nhiều hơn, điều ấy sẽ làm cho tính chất “đặc biệt” của cuộc chiến tranh của chúng ở miền Nam từng bước có thể có biến đổi Và cùng với việc ấy, chúng có thể tăng cường các hoạt động ném bom, bắn phá miền Bắc thường xuyên hơn, bằng những lực lượng không quân lớn hơn, trên phạm vi rộng hơn và nhằm nhiều mục tiêu hơn; và chúng cũng còn có thể dùng tầu chiến để phong toả đường biển và tập kích một số vùng ở bờ biển miền Bắc” Để phù hợp với tình hình mới, nhiệm vụ cơ bản của toàn Đảng, toàn quân và dân ta là: "tích cực kiềm chế và thắng địch trong cuộc chiến tranh đặc biệt ở mức cao nhất ở miền Nam, ra sức tranh thủ thời cơ, tập trung lực lượng của cả nước giành thắng lợi quyết định ở miền Nam trong thời gian tương đối ngắn, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng đối phó và quyết thắng cuộc chiến tranh cục bộ ở miền Nam nếu địch gây ra; tiếp tục xây dựng miền Bắc, kết hợp chặt chẽ xây dựng kinh tế 5 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 và tăng cường quốc phòng, kiên quyết bảo vệ miền Bắc đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại và phong toả bằng không quân và hải quân của địch, chuẩn bị sẵn sàng để đánh bại địch trong trường hợp chúng đưa cuộc chiến tranh phá hoại hiện nay đến một trình độ ác liệt gấp bội, hoặc chuyển nó thành một cuộc chiến tranh cục bộ cả ở miền Nam lẫn miền Bắc, ra sức động viên lực lượng của miền Bắc chi viện cho miền Nam” Nhiệm vụ cấp bách là phải kịp thời chuyển hướng tư tưởng và tổ chức, chuyển hướng xây dựng kinh tế và tăng cường lực lượng quốc phòng cho phù hợp với tình hình mới và để cho miền Bắc có đủ sức mạnh kịp thời đáp ứng yêu cầu bảo vệ miền Bắc, chống lại các cuộc ném bom bắn phá và phong tỏa của địch; nhằm sẵn sàng đối phó với khả năng địch mở rộng chiến tranh ở bất cứ mức độ nào ở miền Nam, miền Bắc cũng như ở Lào; nhằm đáp ứng nhu cầu chi viện to lớn cho cách mạng miền Nam trong tình hình mới, đồng thời vẫn đáp ứng yêu cầu tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội Khẩu hiệu chung: xây dựng và bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam (nói trong nội bộ), tích cực ủng hộ miền Nam (nói ở ngoài) Với những nhiệm vụ cụ thể đó là: - Kịp thời chuyển hướng kinh tế và tăng cường lực lượng quốc phòng cho kịp với sự phát triển của tình hình: Về kinh tế: Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp toàn miền Bắc Phải chú trọng phát triển công nghiệp địa phương và thủ công nghiệp, xây dựng các xí nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ; Phải điều chỉnh lại các chỉ tiêu xây dựng cơ bản công nghiệp và danh mục các công trình công nghiệp đang xây dựng hoặc chuẩn bị xây dựng cho phù hợp với tình hình mới; Phải ra sức phát triển giao thông, bưu điện Phải tích cực xây dựng và phát triển kinh tế theo từng vùng chiến lược Chú trọng công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật, đào tạo cán bộ, tận dụng tài nguyên thiên nhiên và lao động 6 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 Về quốc phòng: Tăng thêm bộ đội thường trực; kêu gọi nhập ngũ lại một số cán bộ, quân nhân; tuyển thêm thanh niên vào bộ đội; tăng thời hạn nghĩa vụ quan sự;… Phát triển và củng cố về mọi mặt dân quân: sức chiến đấu, năng lực chiến đấu…Đẩy mạnh công tác phong không nhân dân, phát động phong trào toàn dân bắn máy bay địch (phải nâng cao kỹ thuật bắn và tiết kiệm đạn).Tranh thủ sự ủng hộ về mặt quân sự của các nước anh em tới mức cao nhất; tăng cường đoàn kết quốc tế trong phe xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Liên Xô và Trung Quốc - Tăng cường công tác phòng thủ, trị an bảo vệ miền Bắc: Kiên quyết đánh bại địch ném bom, băn phá, phong tỏa miền Bắc bằng không quân và hải quân; chú trọng lực lượng phòng thủ ở các vùng và mục tiêu quan trọng về kinh tế, quân sự - Ra sức chi viện cho miền Nam; tích cực giúp đỡ cách mạng Lào: Địch đánh miền Bắc để cứu vãn miền Nam Vì vậy, hướng tích cực nhất để làm thất bại âm mưu của địch là tập trung toàn lực đánh địch ở Miền Nam - Cùng với việc chuyển hướng nền kinh tế và tăng cường quốc phòng an ninh ở miền Bắc, cần phải kịp thời chuyển hướng tư tưởng và tổ chức cho phù hợp với tình hình mới: Nâng cao nhân thức cán bộ, Đảng viên và nhân dân Làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thấy rõ âm mưu của Mỹ và nhận định rõ về tình hình, đánh giá đúng về lực lượng giữa ta và địch Từ đó, làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận thấy rõ “ Giải phóng miền Nam là trách nhiệm chung của nhân dân cả nước” - Đẩy mạnh công tác đấu tranh ngoại giao cho phù hợp với tình hình mới: nhằm tranh thủ sự ủng hộ của bè bạn quốc tế, vạch rõ âm mưu mới của đế quốc Mỹ đối với cách mạng miền Nam và miền Bắc xã hội chủ nghĩa Đối với miền Nam: Làm rõ chính sách và hành động của Mỹ là xâm lược, chính quyền miền Nam chỉ là tay sai của đế quốc Mỹ; Làm rõ: chính Mỹ và chính quyền tay sai đã phá vỡ hiệp định Gioneve (1954); Làm rõ: cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam là chính nghĩa: nhân dân miền Nam vì hòa bình, đọc lập dân 7 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 tộc mà phải chống Mỹ; Làm rõ: cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam là đóng góp lớn và sự nghiệp đấu tranh của nhân dân thế giới chống chủa nghĩa đế quốc Mỹ cầm đầu; Tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ ngày càng mạnh mẽ, đầy đủ của phe XHCN và nhân dân trên toàn thế giới đối với các cuộc chiến tranh chính nghĩa của ta ở miền Nam Đối với miền Bắc cần làm rõ các vấn đề sau: Đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc là hõng gỡ thế thất bại của chúng trong “ chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam; Đế quốc Mỹ xâm phạm chủ quyền độc lập của Việt Nam; Đế quốc Mỹ đã phá hoại Hiệp định Gioneve năm 1954; Miền Bắc cùng với phe ta quyết đánh bại chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, bảo vệ độc lập dân tộc và hòa bình 2.2 Nội dung đường lối đánh Mỹ của Đảng trong Nghị quyết Trung ương 12 (12/1965) Năm 1965, sau thất bại của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” hàng chục vạn quân viễn chinh Mỹ và chư hầu đã vào miền Nam Việt Nam thực hiện cuộc "chiến tranh cục bộ" Trên chiến trường miền Nam, Mỹ vẫn sử dụng hai lực lượng chính đó là quân viễn chinh Mỹ và ngụy quân, ngụy quyền Mỹ đang từ hạn chế cuộc chiến tranh trong phạm vi miền Nam thì nay đã tiến tới vừa tập trung lực lượng chủ yếu trên chiến trường miền Nam, vừa mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân, tạo ra tình hình cả nước có chiến tranh Từ đây, Đảng ta đưa ra nhận định: Về quân địch: Mỹ đã đem quân xâm lược nước ta nhưng mục đích của chúng vẫn là “tiếp tục thực hiện chính sách thực dân kiểu mới” Mỹ có tiềm lực quân sự mạnh, nhưng vì là cuộc chiến tranh phi nghĩa, nên không thể sử dụng hết sức mạnh kinh tế, quân sự vào cuộc chiến tranh Trên chiến trường, Mỹ đang bị mâu thuẫn giữa cơ động tiến công với phòng ngự giữ đất Hậu phương lại ở xa, tiếp tế khó khăn, chiến đấu không phù hợp với huấn luyện và buộc phải đánh theo ý định của ta… Do vị trí quan trọng của miền Nam, do bản chất xâm lược của đế quốc Mỹ và do sự thất bại liên tiếp của Mỹ trên chiến trường, nên rất có thể Mỹ 8 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 sẽ đưa vào miền Nam 30 đến 40 vạn quân (thực tế sau này, vào lúc cao điểm, miền Nam đã có tới hơn 50 vạn quân viễn chinh Mỹ) và sẽ tiếp tục mở rộng đánh phá miền Bắc Âm mưu của Mỹ trước mắt là ra sức tiến công tiêu diệt lực lượng chủ lực của ta ở miền Nam, mở rộng địa bàn bình định, giành lại những nơi đã mất, ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc, tiến tới cô lập chiến trường miền Nam Mỹ hy vọng giành lại thế chủ động, tạo thế để ép ta thương lượng theo điều kiện của Mỹ, đồng thời chuẩn bị cơ sở để khi cần thiết thì mở rộng chiến tranh xâm lược Về lực lượng của quân và dân ta: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã sáng tạo ra những lực lượng to lớn về mọi mặt và đang đứng vào một thế thuận lợi… Trung ương Đảng đã đi đến kết luận: cách mạng miền Nam vẫn phải giữ vững và phát triển thế chiến lược tiến công Cần phải động viên lực lượng của cả nước kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam Với các nội dung đường lối cụ thể như sau: - Quyết tâm chiến lược: Nhân dân ta có cơ sở chắc chắn để giữ vững thế chủ động trên chiến trường Trung ương khẳng định chúng ta có đủ điều kiện và sức mạnh để đánh Mĩ và thắng Mĩ Với tinh thần “ Quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ xâm lược”, Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước trong toàn quốc, coi chống Mĩ, cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc từ Nam chí Bắc - Mục tiêu chiến lược: kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào nhằm bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam và hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước - Phương châm chiến lược: đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính, càng đánh càng mạnh, cần phải cố gắng đến mức độ cao, tập trung lực lượng của cả hai miền để mở những cuộc tiến công lớn, tranh thủ thời cơ giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn trên chiến trường miền Nam 9 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 - Tư tưởng chỉ đạo đối với miền Nam: Giữ vững và phát triển thế tiến công, kiên quyết tiến công và liên tục tiến công Tiếp tục kiên trì phương châm kết hợp đấu tranh quân sự với chính trị, triệt để thực hiện ba mũi giáp công, đánh địch trên cả ba vùng chiến lược Đặc biệt đấu tranh quân sự giữ vị trí quan trọng và có tác dụng quyết định trực tiếp trong giai đoạn này - Tư tưởng chỉ đạo đối với miền Bắc: chuyển hướng xây dựng kinh tế, bảo đảm tiếp tục xây dựng miền Bắc vững mạnh về kinh tế và quốc phòng trong điều kiện có chiến tranh, tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ để bảo vệ vững chắc miền Bắc xã hội chủ nghĩa, động viên sức người, sức của ở mức cao nhất để chi viện cho miền Nam, đồng thời tích cực chuẩn bị đề phòng để đánh bại địch trong trường hợp địch liều lĩnh mở rộng “Chiến tranh cục bộ” ra cả nước - Mối quan hệ và nhiệm vụ cách mạng của hai miền: bảo vệ miền Bắc (bởi miền Bắc xã hội chủ nghĩa là thành quả chung to lớn của cả nước, là hậu phương vững chắc cho miền Nam), đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, ra sức tăng cường lực lượng ở miền Bắc về mọi mặt đặc biệt là về kinh tế và quốc phòng để đảm bảo chi viện đắc lực cho miền Nam đồng thời chống Mỹ ở miền Nam Bên cạnh đó tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc Trong cuộc chiến này, miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn Hai nhiệm vụ này luôn phải song hành với nhau, không thể tách rời 2.3 Đánh giá về đường lối đánh Mỹ của Đảng trong Nghị quyết Trung ương 11(3/1965) và Nghị quyết Trung ương 12 (12/1965): Đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trong giai đoạn mới là sự kế thừa và phát triển sáng tạo đường lối chiến lược chung của cách mạng Việt Nam đã được Đảng đề ra ra tại Đại hội lần thứ III (1960) Đường lối đánh Mỹ của Đảng ta trong 2 nghị quyết 11 và 12 là đúng đắn, hợp lý, linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh Đảng ta đã đánh giá đúng tương quan 10 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 lực lượng giữa ta và địch, có chủ trương phù hợp với từng thời điểm, từng giai đoạn cụ thể, đánh bại từng bước, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn Thông qua Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 và lần thứ 12 Ban chấp hành Trung ương - đó là những văn kiện lịch sử quan trọng đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta, có ý nghĩa quyết định trong giai đoạn phát triển cao của cuộc chiến tranh Cả hai nghị quyết Trung ương đã khẳng định quyết tâm đánh Mỹ và kiên quyết đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào nhằm bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam Cả hai nghị quyết đều chủ trương đẩy mạnh hơn nữa hoạt động đối ngoại và đấu tranh ngoại giao, tăng cường tiếp xúc cả công khai và bí mật với nhiều nước trên thế giới, làm rõ chính nghĩa và thiện chí của ta, góp phần hình thành trên thực tế một mặt trận nhân dân chống Mỹ Với khẩu hiệu đấu tranh là: “Tất cả để đánh thắng Mỹ xâm lược, hễ còn một tên giặc Mỹ xâm lược trên đất nước ta thì ta phải quét sạch nó đi.” Tự quyết định phát động cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước trong toàn quốc, coi chống Mĩ cứu nước là nhiệm vụ hàng đầu thiêng liêng của cả dân tộc từ Nam chí Bắc Nghị quyết Trung ương 11(3/1965) là nghị quyết về tình hình và nhiệm vụ cấp bách trước mắt Ra quyết định về tình hình và nhiệm vụ cấp bách trước mắt, quyết định chuyển toàn bộ hoạt động của miền Bắc từ thời bình sang thời chiến trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, an ninh quốc phòng, đối ngoại và văn hóa giáo dục đảm bảo cho miền Bắc có đầy đủ sức mạnh đánh thắng không quân, hải quân Mỹ; duy trì và giữ vững sản xuất, tăng khả năng chi viện cho chiến trường miền Nam Nghị quyết Trung ương 11 đã chủ trương tiếp tục xây dựng miền Bắc thành một hậu phương lớn với định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện có chiến tranh Đó là một chủ trương thích hợp, bảo đảm miền Bắc tiếp tục làm tròn nghĩa vụ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn Dưới ánh sáng của Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 11, cách mạng miền Bắc đã có bước chuyển hướng kịp thời về kinh tế, quốc phòng, tư tưởng và tổ chức để tiến lên giành thắng lợi mới trong những giai đoạn tiếp theo của cách mạng 11 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 Nghị quyết Trung ương 12 (12/1965) là nghị quyết về tình hình và nhiệm vụ mới Kết hợp đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị, nhưng đấu tranh quân sự quyết định trực tiếp Phương châm là đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính Xác định miền Bắc cần được củng cố vững mạnh về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế Nghị quyết đã phân tích một cách khoa học so sánh lực lượng giữa ta và địch, khẳng định thất bại tất yếu của đế quốc Mỹ, vạch rõ nhiệm vụ cụ thể cho cách mạng hai miền, động viên quân đội và nhân dân cả nưóc giữ vững chiến lược tiến công, nêu cao ý chí tự lực tự cường và ra sức tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của bè bạn quốc tế, tiến lên đánh thắng hoàn toàn đế quốc Mỹ xâm lược Nghị quyết Trung ương 12 là sự phát triển và bổ sung hoàn chỉnh của Nghị quyết Trung ương 11 Có thể thấy rằng, đường lối kháng chiến chống Mỹ của Đảng trong hai Nghị quyết Trung ương 11 và 12 đã thể hiện quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ, tinh thần cách mạng tiến công, tinh thần độc lập tự chủ, sự kiên trì mục tiêu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, phản ánh đúng đắn ý chí, nguyện vọng chung của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta Thể hiện tư tưởng nắm vững, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tiếp tục tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ hai chiến lược cách mạng trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh ở mức độ khác nhau, phù hợp với thực tế đất nước và bối cảnh quốc tế Là đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính được phát triển trong hoàn cành mới, tạo nên sức mạnh mới để dân tộc ta đủ sức đánh thắng giặc Mỹ xâm lược Bên cạnh đó, còn thể hiện niềm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn cách mạng, với nhiệm vụ bảo vệ đảng chống lại những biểu hiện, những thế lực phản động chống phá Đảng và cách mạng Việt Nam III BÀN LUẬN VỀ QUAN ĐIỂM CHO RẰNG “QUYẾT ĐỊNH CỦA ĐẨNG VỀ VIỆC CHỐNG MỸ LÀ SAI LẦM” 3.1 Một số quan điểm sai trái về quyết định của Đảng về việc tiến hành kháng chiến chống Mỹ 12 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 Theo cách gọi của các thế lực thù địch thì cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) của Nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương - Đảng Lao động Việt Nam là cuộc “nội chiến” giữa một bên là lực lượng Việt Nam Cộng hòa, được đế quốc Mỹ và một số nước đồng minh của Mỹ hậu thuẫn và bên còn lại là lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác ủng hộ, giúp sức Chưa dừng lại ở đó, họ còn khẳng định đây là cuộc chiến tranh “ủy nhiệm” giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa trong thời kỳ Chiến tranh lạnh; và nếu cứ giữ nguyên tình trạng chia đôi đất nước ở vĩ tuyến 17 thì miền Nam sẽ phát triển như Hàn Quốc hiện nay Từ đó, họ đặt ra câu hỏi: Có cần thiết phải hy sinh xương máu của nhân dân Việt Nam để tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hay không? 3.2 Quyết định của Đảng về việc tiến hành kháng chiến chống Mỹ không phải là quyết định sai lầm Chúng ta cần khẳng định một cách chắc chắn rằng cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ cùng bè lũ tay sai (1954-1975) là những cuộc kháng chiến chống xâm lược, giải phóng dân tộc, bảo vệ thành quả của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thống nhất nước nhà Thứ nhất, đây không phải là những cuộc chiến tranh “ý thức hệ” hay “nội chiến” như nhận định của các thế lực thù địch trong và ngoài nước Chiến tranh xâm lược Việt Nam 1954 - 1975 trước hết và căn bản khởi phát từ lợi ích bên trong của đế quốc Mỹ, từ chiến lược toàn cầu của Mỹ mà căn nguyên sâu xa là xuất phát từ bản chất chế độ chính trị cường quyền Từ năm 1949, Mỹ bắt đầu can thiệp, giúp đỡ thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954) và Hiệp định Genève (21/7/1954), Pháp buộc phải rút quân về nước, Mỹ thay chân Pháp, dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm với mục đích phá hoại Hiệp định 13 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 Genève, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, ngăn chặn “làn sóng đỏ” từ Trung Quốc xuống khu vực Đông Nam Á Thực chất đây là cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, không phải là “nội chiến” hay chiến tranh “ý thức hệ”, và nếu xuất phát từ “ý thức hệ” thì cũng chỉ là xuất phát từ phía Mỹ Một thực tế rõ ràng là, tuy Mỹ coi lực lượng tay sai ở miền Nam Việt Nam là những người “quốc gia chủ nghĩa”, nhưng chưa bao giờ thực sự coi trọng những lực lượng này Mỹ chỉ xem họ như những quân cờ trên bàn cờ chiến lược của mình Một khi quân cờ nào không còn hữu dụng nữa thì Mỹ sẵn sàng thay thế, vứt bỏ họ Một học giả Mỹ đánh giá: “Quan hệ đồng minh Mỹ - Diệm là một sản phẩm của tính toán địa chính trị của Mỹ thời chiến tranh lạnh”, và “việc Mỹ can thiệp sâu vào Đông Dương xuất phát từ các quan ngại về sự bành trướng Xô-viết” Mỹ đã tiêu tốn vào cuộc chiến 676 tỷ USD; cử 6,6 triệu lượt quân tham chiến; huy động 70% lục quân, 60% lính thủy đánh bộ, 40% hải quân, 60% không quân; trên 72 nghìn quân các nước đồng minh Mỹ tham gia cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam Với những vũ khí mới nhất, với khối lượng lớn bom đạn, chất độc hóa học, chất độc da cam, quân đội Mỹ đã tiến hành càn quét, đốt phá, và giết hại nhiều dân thường Từ năm 1961 đến năm 1971, quân đội Mỹ đã tiến hành 19.905 phi vụ, phun rải khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học Cùng với việc đưa quân vào miền Nam, Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại vô cùng khốc liệt đối với miền Bắc Việt Nam Sau thất bại trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968), Mỹ muốn rút dần quân Mỹ và quân các nước đồng minh của Mỹ về nước, giảm bớt xương máu của người Mỹ trên chiến trường miền Nam Việt Nam bằng việc thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973), song âm mưu này cũng bất thành, Mỹ buộc phải ký kết Hiệp định Paris (27/1/1973), chấp nhận rút quân về nước Tuy vậy, Mỹ vẫn để lại miền Nam Việt Nam hơn 2 vạn cố vấn quân sự nhằm giúp đỡ ngụy quân, ngụy quyền Đến đây, chúng ta có thể thấy luận điệu cho rằng cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) là một cuộc “nội chiến” là hoàn toàn sai về bản chất, với mục đích tẩy trắng cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ và hòng chạy tội cho ngụy quân, ngụy quyền Việt Nam Cộng hòa 14 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 Thứ hai, cuộc đấu tranh nhằm thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 không chỉ là cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, mà còn đồng thời là đấu tranh nhằm loại bỏ những thế lực đi ngược lại lợi ích quốc gia - dân tộc và nguyện vọng nhân dân Trên bình diện quốc tế, đó là một bộ phận của cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức, nhằm khẳng định và bảo vệ quyền tự quyết của dân tộc mình Nhằm đạt mục tiêu hòa bình, thống nhất đất nước, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nhân dân Việt Nam đã nghiêm chỉnh chấp hành Hiệp định Giơ-ne-vơ Tháng 6-1955, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố sẵn sàng mở hội nghị hiệp thương với chính quyền Sài Gòn, nhưng không được đáp ứng Tháng 7- 1956, sau khi yêu cầu đàm phán không được chính quyền Ngô Đình Diệm trả lời, thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa yêu cầu các đồng chủ tịch Hội nghị Giơ-ne-vơ tổ chức một cuộc hội nghị mới Các yêu cầu đàm phán với chính quyền Ngô Đình Diệm tiếp tục được phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiên trì nêu lên, nhưng đều bị từ chối Chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp dã man các phong trào hòa bình, bắt bớ, truy bức, giết hại những người yêu nước ở khắp miền Nam, từ năm 1954 đến năm 1959, 466.000 người cộng sản và người yêu nước bị bắt, 400.000 người bị tù đày và có 68.000 người bị giết hại Một báo cáo của Việt Nam Cộng hòa năm 1960 đưa ra con số những người cộng sản bị bắt giữ từ năm 1954 là 48.200 người; một công bố năm 1961 ghi nhận tổng số người bị bắt giữ và thiệt mạng dưới bàn tay lực lượng an ninh chính quyền Sài Gòn lên tới trên 60.000 người Ở miền Nam, năm 1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập Tháng 6-1969, tại Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập Dưới ngọn cờ chính nghĩa của Chính phủ cách mạng lâm thời, các phong trào vận động nhân dân, trí thức đã kết thành một sức mạnh rộng lớn, tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân, không phân biệt tôn giáo, đảng phái, vì một mục tiêu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Đến cuối năm 1972, Chính phủ cách mạng lâm thời được 30 nước trên thế giới chính thức công nhận, với tư cách là đại diện chân chính, hợp 15 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 pháp duy nhất của nhân dân miền Nam Dù phải chịu tác động bởi mâu thuẫn, bất đồng trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế khi đó, nhưng Việt Nam vẫn giữ vững đường lối độc lập, tự chủ, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết; xử lý các mối quan hệ một cách đúng đắn, mềm dẻo; coi trọng, kiên trì vấn đề đoàn kết quốc tế Vì vậy phải khẳng định rằng, quyết định của Đảng về cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ là hoàn toàn đúng đắn vì “Dân tộc ta là một, nước Việt Nam là một Nhân dân ta nhất định sẽ vượt tất cả mọi khó khăn và thực hiện kỳ được “thống nhất đất nước, Nam, Bắc một nhà” Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, nhận được sự ủng hộ, giúp sức của Liên Xô, Trung Quốc và các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, các lực lượng dân chủ, tiến bộ, yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới, nhưng đó thực sự là cuộc chiến đấu của chính bản thân nhân dân Việt Nam, không có sự tham gia trực tiếp của nước ngoài Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ mang ý nghĩa lịch sử to lớn, kết thúc quá trình 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, chấm dứt ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lịch sử giải phóng dân tộc và thống nhất nước nhà, mở ra bước ngoặt vĩ đại thiết lập quyền làm chủ của nhân dân trên toàn bộ đất nước, đưa cả nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội Thắng lợi của nhân dân Việt Nam đã đẩy lùi và làm suy yếu trận địa của chủ nghĩa đế quốc, phá vỡ một phòng tuyến quan trọng của đế quốc Mỹ ở Đông Nam Á, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, mở rộng trận địa của chủ nghĩa xã hội, tăng thêm sức mạnh và thế tiến công của ba dòng thác cách mạng của thời đại đem lại lòng tin và niềm phấn khởi của hàng triệu người dân trên thế giới đang đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội 16 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 KẾT LUẬN Trải qua 21 năm chiến đấu, nhân dân ta đã đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới có quy mô lớn, dài ngày nhất, ác liệt và dã man nhất từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai Âm mưu của đế quốc Mỹ biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và chia cắt lâu dài đất nước ta đã bị đập tan Thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước kết thúc quá trình 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, chấm dứt ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lịch sử giải phóng dân tộc và thống nhất nước nhà, mở ra bước ngoặt vĩ đại thiết lập quyền làm chủ của nhân dân trên toàn bộ đất nước, đưa cả nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội Từ đó, khẳng định vai trò to lớn của Đảng trong sự nghiệp cách mạng với những chủ trương, đường lối và quyết định đúng đắn, tài tình Từ thời chiến cho đến thời bình – thời kỳ xã hội hiện tại của chúng ta, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã và đang là một nền tảng cốt yếu, chi phối và mang vai trò quan trọng tác động tới mọi lĩnh vực của nước Việt Nam ta nói chung và thế giới nói riêng 17 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia sự thật, 2021 [2] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 36 (1975), NXB Chính trị quốc gia, H.2004, tr.201 [3] Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tập 12, tr.674 [4] Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 - 1975, tập 2 - Chuyển chiến lược, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội (1996), tr 178 [5] Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975, tập I - Nguyên nhân chiến tranh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr 117 [6] Edward Miller: Liên minh sai lầm: Ngô Đình Diệm, Mỹ và số phận Nam Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội (2016), tr 17 [7] DUẨN T C T L (2022, November 15), “Phản bác quan điểm sai trái của các thế lực thù địch phủ nhận bản chất, tính chính nghĩa và thành quả của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ (1945- 1975), Trường Chính trị Lê Duẩn: https://truongleduan.quangtri.gov.vn:443/vi/hoat-dong-khoa-hoc/bao-ve- nen-tang-tu-tuong-cua-dang/phan-bac-quan-diem-sai-trai [8] Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.(n.d.), Https://Dangcongsan.Vn.Retrieved March 14, 2023, https://dangcongsan.vn/tu-lieu-tham-khao-cuoc-thi-trac-nghiem-tim-hieu- 90-nam-lich-su-ve-vang-cua-dang-cong-san-viet-nam/ 18 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 [9] Goerges Chaffard: Indochine: Dix ans d’indépendance, Paris: Calmann-Lévy, 1964, tr 168 - 169; và Seven Years of the Ngo Dinh Diem Administration, 1954 - 1961 [10] Robert S.Mc Na-ma-ra: Nhìn lại quá khứ - Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam, Sđd, tr 4[11] Douglas C Dacy: Foreign aid, war and economic development South Vietnam 1955 - 1975, Cambridge University Press, 1986, tr 245 19 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com)

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w