MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của mọi người được Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện hành ghi nhận tại khoản 1 Điều 30: “Mọi người đều có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Với sự ghi nhận này của Nhà nước trong văn bản quy phạm pháp luật cao nhất đã thể hiện thái độ của Nhà nước đối với quyền khiếu nại của mọi người dân. Khi thấy các quyết định hành chính, hành vi hành chính có thể xâm phạm tới quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc không hợp lý thì mọi người được quyền khiếu nại tới cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để những chủ thể này giải quyết khiếu nại đó nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của mọi người dân trong xã hội. Đây là điều mà Nhà nước ta rất chú trọng để tiến tới hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa như mục tiêu được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tám (khóa VII) triển khai từ đó đến ngày nay. Khiếu nại hành chính (KNHC) là một trong những nhóm quan hệ xã hội diễn ra thường xuyên, phức tạp, nhạy cảm, thậm chí có thể gây ra những ảnh hưởng sâu rộng đến tình hình an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội của mỗi địa phương. Vì vậy, để cải cách hành chính nâng cao năng lực giải quyết KNHC là điều mà các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương rất chú trọng. Để đảm bảo quyền khiếu nại và giải quyết khiếu nại, Nhà nước ta đã ban hành Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 (sửa đổi, bổ sung năm 2004, năm 2005); sau đó, Quốc hội tách riêng quyền khiếu nại và quyền tố cáo thành Luật Khiếu nại năm 2011 và Luật Tố cáo năm 2011. Bên cạnh đó, Luật Tiếp công dân năm 2013 được ban hành tạo cơ sở pháp lý quan trọng để công dân và các cơ quan nhà nước thực hiện quyền khiếu nại và giải quyết KNHC. Tuy đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực khiếu nại và giải quyết KNHC thì trên thực tiễn việc giải quyết khiếu nại vẫn còn chậm, khiếu nại vượt cấp, khiếu nại kéo dài vẫn còn, có nhiều đối tượng lợi dụng quyền khiếu nại, quyền dân chủ kích động người dân khiếu nại đông người gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị. Do vậy, giải quyết khiếu nại hiệu quả là một trong những yêu cầu cấp bách cần giải quyết. Phú Thọ là vùng đất tổ, đất phát tích của dân tộc Việt Nam nơi có bề dày truyền thống lịch sử và hàng nghìn năm văn hiến. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ thấm nhuần truyền thống lịch sử, phát huy tiềm năng kinh tế - xã hội để xây dựng tỉnh trở thành “trung tâm kinh tế vùng; là một trong những trung tâm khoa học, công nghệ; giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, du lịch của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; là đầu mối giao thông quan trọng nội vùng và là thành phố lễ hội về nguồn của dân tộc Việt Nam; đồng thời, là địa bàn trọng điểm chiến lược về quốc phòng, an ninh của vùng cũng như của cả nước” . Chính vì vậy, công tác tiếp dân và giải quyết KNHC được Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để ổn định tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh. Từ những vấn đề lí luận và thực tiễn nêu trên, học viên nhận thấy nghiên cứu các quy định pháp luật về giải quyết KNHC thông qua thực tiễn thực hiện tại UBND tỉnh Phú Thọ là cần thiết nên đã lựa chọn đề tài “Giải quyết khiếu nại hành chính và thực tiễn tại Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ” làm đề tài luận văn cao học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Trong những năm gần đây, vấn đề khiếu nại nói chung, giải quyết khiếu nại nói riêng có khá nhiều công trình của các nhà nghiên cứu về khoa học pháp lý và các nhà hoạt động thực tiễn quan tâm. Các công trình này được thể hiện ở những góc độ khác nhau song đều có nội dung đề cập đến khiếu nại, giải quyết khiếu nại. Trong các công trình đó có thể kể đến như:
Trang 1Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ GIẢI
1.1 Khái quát về khiếu nại hành chính và giải quyết khiếu nại hành chính 81.2 Phân biệt giải quyết khiếu nại hành chính với giải quyết khiếu nại
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính 27
Chương 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH
2.1 Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ 332.2 Thực tiễn giải quyết khiếu nại hành chính tại Ủy ban nhân dân tỉnh
2.3 Những kết quả đạt được và hạn chế, bất cập trong giải quyết khiếu
nại hành chính tại Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ 39
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT
3.1 Yêu cầu phải đổi mới công tác giải quyết khiếu nại nhằm nâng cao
chất lượng, hiệu quả trong công tác giải quyết khiếu nại 543.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại hiện nay 56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 2KNHC : Khiếu nại hành chính UBND : Ủy ban nhân dân
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của mọi người được Hiến phápnước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện hành ghi nhận tại khoản 1 Điều 30:
“Mọi người đều có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩmquyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân” Với sự ghinhận này của Nhà nước trong văn bản quy phạm pháp luật cao nhất đã thể hiện thái
độ của Nhà nước đối với quyền khiếu nại của mọi người dân Khi thấy các quyếtđịnh hành chính, hành vi hành chính có thể xâm phạm tới quyền, lợi ích chính đángcủa mình hoặc không hợp lý thì mọi người được quyền khiếu nại tới cơ quan, tổ chức,
cá nhân có thẩm quyền để những chủ thể này giải quyết khiếu nại đó nhằm đảm bảoquyền và lợi ích chính đáng của mọi người dân trong xã hội Đây là điều mà Nhànước ta rất chú trọng để tiến tới hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩanhư mục tiêu được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tám (khóa VII)triển khai từ đó đến ngày nay
Khiếu nại hành chính (KNHC) là một trong những nhóm quan hệ xã hộidiễn ra thường xuyên, phức tạp, nhạy cảm, thậm chí có thể gây ra những ảnh hưởngsâu rộng đến tình hình an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội của mỗi địa phương Vìvậy, để cải cách hành chính nâng cao năng lực giải quyết KNHC là điều mà các cấpchính quyền từ trung ương đến địa phương rất chú trọng Để đảm bảo quyền khiếunại và giải quyết khiếu nại, Nhà nước ta đã ban hành Luật Khiếu nại, tố cáo năm
1998 (sửa đổi, bổ sung năm 2004, năm 2005); sau đó, Quốc hội tách riêng quyềnkhiếu nại và quyền tố cáo thành Luật Khiếu nại năm 2011 và Luật Tố cáo năm 2011.Bên cạnh đó, Luật Tiếp công dân năm 2013 được ban hành tạo cơ sở pháp lý quantrọng để công dân và các cơ quan nhà nước thực hiện quyền khiếu nại và giải quyếtKNHC Tuy đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực khiếu nại
và giải quyết KNHC thì trên thực tiễn việc giải quyết khiếu nại vẫn còn chậm, khiếunại vượt cấp, khiếu nại kéo dài vẫn còn, có nhiều đối tượng lợi dụng quyền khiếu
Trang 4nại, quyền dân chủ kích động người dân khiếu nại đông người gây ảnh hưởng đến
an ninh, chính trị Do vậy, giải quyết khiếu nại hiệu quả là một trong những yêu cầucấp bách cần giải quyết
Phú Thọ là vùng đất tổ, đất phát tích của dân tộc Việt Nam nơi có bề dàytruyền thống lịch sử và hàng nghìn năm văn hiến Đảng bộ, chính quyền và nhândân tỉnh Phú Thọ thấm nhuần truyền thống lịch sử, phát huy tiềm năng kinh tế - xã hội
để xây dựng tỉnh trở thành “trung tâm kinh tế vùng; là một trong những trung tâmkhoa học, công nghệ; giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, du lịch của vùngtrung du và miền núi Bắc Bộ; là đầu mối giao thông quan trọng nội vùng và là thànhphố lễ hội về nguồn của dân tộc Việt Nam; đồng thời, là địa bàn trọng điểm chiếnlược về quốc phòng, an ninh của vùng cũng như của cả nước”1 Chính vì vậy, côngtác tiếp dân và giải quyết KNHC được Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh xác định làmột trong những nhiệm vụ trọng tâm để ổn định tình hình an ninh, trật tự trên địabàn tỉnh
Từ những vấn đề lí luận và thực tiễn nêu trên, học viên nhận thấy nghiêncứu các quy định pháp luật về giải quyết KNHC thông qua thực tiễn thực hiện tại
UBND tỉnh Phú Thọ là cần thiết nên đã lựa chọn đề tài “Giải quyết khiếu nại hành chính và thực tiễn tại Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ” làm đề tài luận văn cao học
của mình
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Trong những năm gần đây, vấn đề khiếu nại nói chung, giải quyết khiếu nạinói riêng có khá nhiều công trình của các nhà nghiên cứu về khoa học pháp lý vàcác nhà hoạt động thực tiễn quan tâm Các công trình này được thể hiện ở nhữnggóc độ khác nhau song đều có nội dung đề cập đến khiếu nại, giải quyết khiếu nại.Trong các công trình đó có thể kể đến như:
Luận án tiến sĩ luật học của Nguyễn Hạnh “Hoàn thiện thủ tục pháp lý về giải quyết khiếu nại của công dân”, bảo vệ thành công năm 2005; Luận án tiến sĩ
1 Theo Quyết định số 99/2008/QĐ-TTg ngày 14/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ đến năm 2020.
Trang 5luật học của Ngô Mạnh Toan “Hoàn thiện pháp luật khiếu nại, tố cáo trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền”, bảo vệ thành công năm 2007
Luận văn thạc sĩ của Lê Thị Sáu: “Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội - Thực trạng và giải pháp”, Khoa
Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2014 Luận văn tập trung nghiên cứu nhữngvấn đề lý luận về hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, đánh giá thực trạng về hoạtđộng giải quyết khiếu nại, tố cáo và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả giảiquyết khiếu nại, tố cáo nói chung và thực tiễn ở một địa phương cụ thể là huyệnQuốc Oai, Thành phố Hà Nội
Luận văn thạc sĩ của Bùi Sỹ Đức: “Thực hiện quyền khiếu nại trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk - Thực trạng và giải pháp”, Trường Đại học Luật
Hà Nội, năm 2019 Luận văn cung cấp một số thông tin góp phần làm sâu sắc thêm
lý luận về thực hiện quyền khiếu nại trong lĩnh vực đất đai; Thông qua việc nghiêncứu thực trạng quy định của pháp luật và việc thực hiện quyền khiếu nại trong lĩnhvực đất đai, luận văn đã tổng kết sơ lược về tình hình thực hiện quyền khiếu nạitrong lĩnh vực đất đai ở một địa phương cụ thể là tỉnh Đăk Lăk
Luận văn thạc sĩ luật học của Phương Trung Kiên “Pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính - Thực trạng và giải pháp”, Trường Đại học Luật Hà Nội,
năm 2019
Chuyên đề “Xây dựng quy trình nghiệp vụ giải quyết khiếu nại hành chính”, Đề tài nghiên cứu khoa học, Thanh tra nhà nước, 2004.
Một số tài liệu chuyên khảo, giáo trình phục vụ nghiên cứu và giảng dạy có
đề cập đến khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo như:
Cuốn sách Tìm hiểu pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân, PGS.TS Lê
Bình Vọng, Nxb Pháp lý, Hà Nội, 1991
Cuốc sách Tìm hiểu pháp luật về khiếu nại, tố cáo, PGS.TS Phạm Hồng
Thái (chủ biên), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2003
Cuốn sách Cơ chế giải quyết khiếu nại - Thực trạng và giải pháp, TS Hoàng
Ngọc Giao (chủ biên), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội
Trang 6Nguyễn Hoàng Anh (2006), Mối quan hệ giữa khiếu nại và khởi kiện hành chính, tiếp cận từ góc độ luật so sánh và bảo vệ quyền công dân, Đề tài nghiên cứu
khoa học cấp trường, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
Đinh Văn Minh (2005), “Xây dựng quy trình giải quyết khiếu nại hành chính”, Tạp chí Thanh tra, số 1/2005.
Mặc dù đã có nhiều đề tài nghiên cứu đề cập đến những vấn đề liên quanđến khiếu nại, giải quyết khiếu nại được tiếp cận từ những giác độ khác nhau; cónhững công trình chỉ đề cập đến giải quyết khiếu nại về một lĩnh vực cụ thể như đấtđai, có những công trình nghiên cứu về quyền khiếu nại của cơ quan, tổ chức, cánhân, trong đó có đề cập đến thẩm quyền của cơ quan nhà nước, người có thẩmquyền trong cơ quan nhà nước khi thụ lý, xem xét, xác minh… và ra quyết định giảiquyết khiếu nại Những công trình này đã khái quát những vấn đề lý luận về khiếunại, giải quyết khiếu nại hành chính hoặc có những bình luận, đánh giá về thực tiễngiải quyết khiếu nại hành chính nói chung; song số công trình nghiên cứu về thựctiễn giải quyết khiếu nại tại một địa phương cụ thể chưa nhiều Do đó, kết quảnghiên cứu của những công trình nói trên là những tài liệu tốt, có giá trị tham khảocao để tác giả kế thừa, tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là hệ thống hóa các vấn đề lý luận về giảiquyết KNHC, phân tích các quy định pháp luật về giải quyết KNHC thuộc thẩmquyền của UBND cấp tỉnh thông qua thực tiễn thực hiện giải quyết KNHC tạiUBND tỉnh Phú Thọ để đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng caochất lượng, hiệu quả giải quyết KNHC tại cơ quan hành chính nhà nước nói chung
và UBND tỉnh Phú Thọ nói riêng
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, tác giả xác định những nhiệm vụ nghiên cứucủa đề tài như sau:
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về giải quyết KNHC
Trang 7- Phân tích và đánh giá thực trạng của pháp luật về giải quyết KNHC thôngqua thực tiễn hoạt động giải quyết khiếu nại tại tỉnh Phú Thọ
- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết khiếu nạitại tỉnh Phú Thọ
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật và thực tiễn giảiquyết KNHC tại UBND tỉnh Phú Thọ
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về KNHC,quy định của pháp luật và thực tiễn giải quyết KNHC tại UBND tỉnh Phú Thọ
- Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- Về thời gian: Từ năm 2015 đến tháng 6 năm 2021
5 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích và hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn đã sửdụng các phương pháp nghiên cứu thông thường của khoa học xã hội và luật học như:
- Phương pháp lịch sử: Tìm hiểu những quy định pháp luật về giải quyếtKNHC tại Việt Nam để làm rõ về sự hình thành, phát triển của pháp luật về giảiquyết KNHC và vai trò của pháp luật về giải quyết KNHC trong từng giai đoạn
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Luận văn phân tích, tổng hợp lại kếtquả các công trình nghiên cứu quy định của pháp luật về giải quyết KNHC và đưa
ra những nhận xét, đánh giá của tác giả, từ đó kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiệnpháp luật về giải quyết KNHC
- Phương pháp so sánh: Luận văn so sánh quy định pháp luật về giải quyếtKNHC ở Việt Nam trong từng giai đoạn khác nhau
- Phương pháp thống kê xã hội học: Luận văn sử dụng những kết quả thống
kê các số liệu, thông tin tổng hợp về thực tiễn giải quyết KNHC trong giai đoạn từnăm 2015 đến nay tại tỉnh Phú Thọ
Nguồn tài liệu nghiên cứu để hoàn thành luận văn là các văn bản quy phạmpháp luật liên quan đến giải quyết KNHC, các báo cáo, nghiên cứu, đánh giá của
Trang 8các cơ quan nhà nước và các chuyên gia pháp luật Bên cạnh đó, luận văn còn đượchoàn thành trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo một số bài viết về vấn đề này trên cáctạp chí, website.
6 Những điểm mới của luận văn
Thứ nhất, luận văn làm rõ cơ sở lý luận về giải quyết KNHC như khái
niệm, đặc điểm của KNHC, giải quyết KNHC; thẩm quyền giải quyết KNHC, thủtục giải quyết KNHC; phân biệt giải quyết KNHC và giải quyết khiếu nại trong hoạtđộng tư pháp; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết KNHC
Thứ hai, luận văn phân tích, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về
giải quyết KNHC thông qua thực tiễn thực hiện tại tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn
2015 đến nay
Thứ ba, luận văn phân tích những yêu cầu phải đổi mới cơ chế giải quyết
KNHC nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác giải quyết KNHC và đềxuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác giải quyết KNHCtại tỉnh Phú Thọ
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
7.1 Ý nghĩa lý luận
Luận văn là một công trình nghiên cứu về giải quyết KNHC theo quy địnhcủa pháp luật khiếu nại hiện hành Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổsung, hoàn thiện lý luận về KNHC, giải quyết KNHC, pháp luật về giải quyếtKNHC Do đó, luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các sinh viên,học viên cao học, nghiên cứu sinh khi nghiên cứu về lĩnh vực này, đồng thời là tàiliệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu khác, nhà quản lý có nghiên cứu về lĩnh vựcgiải quyết KNHC
7.2 Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn có giá trị phục vụ cho hoạt động xây dựng pháp luật về giải quyếtKNHC và công tác giải quyết KNHC trên thực tiễn của các cơ quan hành chính nhànước; giúp cán bộ, công chức và nhân dân nâng cao nhận thức về giải quyết KNHC
từ đó có ý thức chấp hành pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật vềgiải quyết KNHC
Trang 98 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nộidung của luận văn có kết cấu 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về giải quyết khiếu nại hành chính.
Chương 2: Quy định pháp luật và thực trạng giải quyết khiếu nại hành
chính tại tỉnh Phú Thọ
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết khiếu nại
hành chính tại tỉnh Phú Thọ
Trang 10Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ
VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH
1.1 Khái quát về khiếu nại hành chính và giải quyết khiếu nại hành chính
1.1.1 Khiếu nại hành chính
1.1.1.1 Khái niệm khiếu nại hành chính
Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; bảo đảm các quyền, nghĩa vụ cơ bảncủa công dân là một trong những vấn đề quan trọng luôn được Đảng và Nhà nước tađặc biệt quan tâm Điều đó được thể hiện rõ trong quá trình thể chế hóa quan điểmđường lối về quyền khiếu nại của công dân, tổ chức và trách nhiệm của Nhà nướcđối với việc tiếp nhận và giải quyết khiếu nại vào hệ thống pháp luật nước ta
Thuật ngữ “Khiếu nại” theo nghĩa Hán - Việt là “kêu nài về sự việc phi lýphải chịu”; trong tiếng Anh “khiếu nại” là “complain”, nghĩa là “kêu ca, phàn nàn,kêu nài, than phiền”
Theo Từ điển Tiếng Việt, khiếu nại “là đề nghị cơ quan có thẩm quyền xemxét một việc làm mà mình không đồng ý, cho là trái phép hay không hợp lý”2
Từ điển Luật học đưa ra định nghĩa: “Khiếu nại hành chính là yêu cầu cơquan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vihành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ công chức khi cho rằng các quyết địnhhay hành vi đó xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình”3
Trong cuốn sách Cơ chế giải quyết khiếu nại - Thực trạng và giải pháp, do
TS Hoàng Ngọc Giao chủ biên đưa ra khái niệm: “Khiếu nại hành chính được hiểu
là một vụ việc tranh chấp giữa một bên là công dân với một bên là cơ quan hànhchính hoặc công chức hành chính nhà nước về một quyết định hành chính hoặc
2 Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng, tr 501.
3 Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển luật học, Nxb Tư pháp, Hà Nội,tr 422.
Trang 11hành vi hành chính, được đệ trình đến cơ quan hành chính nhà nước để xem xét giảiquyết theo thủ tục hành chính”4.
Theo giáo trình Thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo đưa ra khái niệm:Khiếu nại là đề nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức bị tác động trực tiếp bởi quyếtđịnh hành chính hay hành vi hành chính hoặc đề nghị của cán bộ, công chức chịutác động trực tiếp của quyết định kỷ luật đối với cơ quan, tổ chức hoặc người cóthẩm quyền giải quyết khiếu nại5
Với nhận thức khiếu nại là thể hiện mối quan hệ giữa công dân, tổ chức vớinhà nước; là phương thức rất quan trọng để nhân dân tham gia trực tiếp vào hoạtđộng quản lý nhà nước, quản lý xã hội; bảo đảm một trong các quyền cơ bản củacông dân được quy định trong Hiến pháp và tiếp tục được cụ thể hóa ở Luật Khiếu
nại năm 2011 với quy định: “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán
bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân
có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quanhành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nướchoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặchành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”6
Nếu việc yêu cầu, phản ánh, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, công dân hoặc
tố cáo của cá nhân nhằm thực hiện mục đích là góp ý hoặc để các cơ quan, tổ chứckiểm tra, xem xét lại những ý kiến, phản ánh, kiến nghị đó và lựa chọn các biệnpháp khắc phục, sửa chữa khi phát hiện những sơ hở, bất cập thiếu sót trong hoạtđộng quản lý nhà nước hoặc thụ lý, giải quyết những nội dung tố cáo theo quy địnhcủa pháp luật về tố cáo Do đó, trong mối quan hệ này không phát sinh tranh chấphành chính giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý hành chính nhà nước Đối vớiKNHC, người khiếu nại (hoặc người đại diện, người được ủy quyền khiếu nại) làmối quan hệ phát sinh từ những tranh chấp hành chính và nó có thể được giải quyết
4 TS Hoàng Ngọc Giao (chủ biên), Cơ chế giải quyết khiếu nại - Thực trạng và giải pháp, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr 34.
5 Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr 67.
6 Điều 2 Khoản 1 Luật Khiếu nại năm 2011
Trang 12theo phương thức KNHC theo thủ tục hành chính, cũng có thể được thực hiện theophương thức khiếu kiện hành chính theo thủ tục tố tụng hành chính.
Từ những phân tích về khiếu nại và trên cơ sở quy định của pháp luật, có thể
hiểu: Khiếu nại hành chính là hoạt động của các đối tượng quản lý hành chính nhà nước đề nghị chủ thể có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức mà người khiếu nại cho rằng trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích của mình theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
1.1.1.2 Đặc điểm của khiếu nại hành chính
Khiếu nại là một hoạt động thực hiện quyền của công dân, tổ chức trongmối quan hệ quản lý hành chính với các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhànước có thẩm quyền giải quyết các yêu cầu của đối tượng quản lý và cũng là cơ chế
để đối tượng quản lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình đối với các quyếtđịnh hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật của chủ thể quản lý hành chínhnhà nước Do đó, KNHC khác với khiếu nại trong các hoạt động tư pháp và KNHCđược thể hiện thông qua những đặc điểm chủ yếu sau:
Đối tượng của KNHC, pháp luật quy định cụ thể về đối tượng khiếu nại làquyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức.Như vậy, đối tượng của khiếu nại được xác định bao gồm quyết định hành chính,hành vi hành chính phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính giữa cơ quan, tổchức và công dân và quyết định kỷ luật phát sinh trong thi hành nhiệm vụ, công vụcủa cán bộ, công chức nhà nước
Chủ thể có thẩm quyền KNHC là các cơ quan, tổ chức (thực tế, đây lànhững người đứng đầu cơ quan, tổ chức) và người có thẩm quyền trong cơ quan, tổchức; những chủ thể này có thể là chủ thể đã trực tiếp ban hành quyết định hànhchính hoặc thực hiện hành vi hành chính hay không trực tiếp ban hành, thực hiệnhành vi hành chính bị khiếu nại
Trang 13Trong khi đó, pháp luật cũng quy định cụ thể người bị khiếu nại là người đãban hành quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính, ban hành quyếtđịnh kỷ luật cán bộ, công chức.
Chủ thể có quyền khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân bị tác động trựctiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, côngchức Những chủ thể này có thể tự mình thực hiện việc khiếu nại hoặc ủy quyền chongười khác và cũng có thể việc khiếu nại được thực hiện thông qua người đại diệnhợp pháp theo quy định của pháp luật
Chủ thể bị khiếu nại là cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơquan nhà nước đã ban hành quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hànhchính mà người khiếu nại (hoặc người đại diện của người khiếu nại) khi quyết địnhhoặc hành vi hành chính đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp củangười có quyền khiếu nại
Căn cứ KNHC, khi đối tượng quản lý bị tác động trực tiếp bởi các quyếtđịnh hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật và với nhận thức chủ quan,người khiếu nại “cho rằng” quyết định đó là trái quy định của pháp luật, xâm phạmđến quyền, lợi ích hợp pháp của mình và họ lựa chọn phương thức để được giảiquyết tranh chấp này thông qua việc KNHC
Hình thức KNHC, hình thức khiếu nại được pháp luật quy định phải thể hiệnbằng văn bản; tuy nhiên, người khiếu nại có thể gửi đơn khiếu nại hoặc trình bày trựctiếp để cán bộ tiếp công dân, tổ chức ghi lại thành văn bản và yêu cầu người khiếu nại
ký tên (hoặc điểm chỉ) xác nhận nội dung khiếu nại Pháp luật cũng quy định ngườikhiếu nại cũng có thể trực tiếp gửi đơn khiếu nại hoặc chuyển qua đường bưu điện
Về thủ tục khiếu nại, thủ tục khiếu nại được thực hiện theo thủ tục hànhchính, trong thời hiệu, thời hạn do pháp luật về khiếu nại quy định cụ thể đối vớikhiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật
Mục đích khiếu nại, người khiếu nại đề nghị cơ quan, người có thẩm quyềngiải quyết khiếu nại xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyếtđịnh kỷ luật đã ban hành Như vậy, mục đích của KNHC là nhằm bảo vệ quyền, lợi
Trang 14ích hợp pháp của người khiếu nại (hoặc của người được đại diện, ủy quyền thựchiện khiếu nại) từ những quyết định, hành vi trái pháp luật của chủ thể quản lý tronghoạt động quản lý hành chính nhà nước.
1.1.2 Giải quyết khiếu nại hành chính
1.1.2.1 Khái niệm giải quyết khiếu nại hành chính
Xuất phát từ hoạt động quản lý hành chính nhà nước nói chung và hoạtđộng giải quyết khiếu nại nói riêng nên khiếu nại, giải quyết khiếu nại là giải quyếtnhững tranh chấp hành chính phát sinh trong hoạt động quản lý của các chủ thể cóthẩm quyền với đối tượng quản lý hành chính nước có liên quan giữa các bên chủthể tham gia để đưa ra một quyết định giải quyết đúng đắn trong quá trình giải quyếtKNHC hiện nay
Thực tế, pháp luật quy định giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của cácchủ thể trong cơ quan nhà nước; để việc thực hiện thẩm quyền được thực hiện trên
cơ sở quy định của pháp luật, đúng pháp luật thì các chủ thể phải có trách nhiệmgiải quyết khiếu nại đúng trình tự, thủ tục, nguyên tắc, thời hạn… và phải chịu tráchnhiệm đối với quyết định do mình ban hành trong quá trình giải quyết khiếu nại
Để thực hiện việc giải quyết KNHC, pháp luật quy định cụ thể; “Giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại” 7
do đó giải quyết khiếu nại được tiến hành theo những giai đoạn, với các trình tự, cácbước khác nhau và ở mỗi giai đoạn, trình tự đó đều được thực hiện bởi các chủ thểquản lý nhà nước do pháp luật quy định Việc quy định này bảo đảm sự phân công,phối hợp giữa các chủ thể có thẩm quyền giải quyết với các cơ quan, tổ chức, cánhân có liên quan và xác định rõ trách nhiệm của mỗi chủ thể trong giải quyếtKNHC của cơ quan, tổ chức, cá nhân Do đó, có thể khái quát đặc điểm của giảiquyết KNHC như sau:
Một là, giải quyết KNHC do chủ thể có thẩm quyền (người giải quyết khiếu
nại là cơ quan, tổ chức, có thẩm quyền giải quyết khiếu nại)8 tiến hành trên cơ sở
7 Khoản 11 Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011.
8 Khoản 6 Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011.
Trang 15quy định của pháp luật theo trình tự, thủ tục chặt chẽ, bao gồm các giai đoạn thụ lýđơn khiếu nại của người khiếu nại, xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ và xem xét
ra quyết định giải quyết khiếu nại
Hai là, bản chất của giải quyết khiếu nại là hoạt động giải quyết tranh chấp
hành chính giữa chủ thể quản lý với đối tượng quản lý hành chính Đây là điều kiện
để các chủ thể quản lý xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính củamình, nếu có vi phạm pháp luật, chủ thể quản lý ra quyết định xử lý và khắc phụckịp thời những hậu quả do quyết định hành chính, hành vi hành chính của mìnhhoặc của cán bộ, công chức do mình quản lý gây ra; bảo đảm tính đúng đắn, hiệuquả, khả thi của các quyết định hành chính, hành vi hành chính
Ba là, nội dung của giải quyết khiếu nại bao gồm nhiều hoạt động với
những trình tự khác nhau như xác minh, thu thập chứng cứ, xem xét, đánh giá đểlàm rõ và đưa ra kết luận về tính đúng đắn hay vi phạm pháp luật của quyết địnhhành chính, hành vi hành chính; thông qua đó bảo đảm quyền và nghĩa của các bêntham gia giải quyết khiếu nại do pháp luật quy định
Từ những phân tích ở trên, có thể đưa ra khái niệm giải quyết khiếu nại hành chính là hoạt động có tính đặc thù (mang quyền lực nhà nước)trong quản lý hành chính, được thực hiện bởi chủ thể có thẩm quyền theo những giai đoạn, trình
tự, thủ tục và hình thức khi thụ lý, xác minh, thu thập tài liệu; xem xét, đánh giá để đưa ra kết luận và ban hành quyết định giải quyết khiếu nại đối với yêu cầu, kiến nghị của chủ thể khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
1.1.2.2 Khái niệm thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính
Thẩm quyền giải quyết KNHC là một trong những nội dung quan trọng củapháp luật khiếu nại, nhằm tạo cơ sở pháp lý và bảo đảm cơ chế giải quyết khiếu nạiđược tiến hành chanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật Thông qua việc thực hiệnthẩm quyền, các chủ thể quản lý đã giải quyết những yêu cầu của cơ quan, tổ chức,công dân khi khiếu nại; bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổchức, cá nhân trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước
Trang 16Trong quản lý nhà nước, thuật ngữ “thẩm quyền” được sử dụng từ rất sớm
và khá phổ biến với nhiều cách hiểu khác nhau, xuất phát từ những cách tiếp cận ởnhững góc độ, những góc độ khác nhau Dưới góc độ pháp lý, thuật ngữ này đượcthể hiện là một nội dung không thể thiếu trong các văn bản pháp luật, nhất là vănbản pháp luật quy định về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, các cơ quan,
tổ chức của nhà nước
Theo Từ điển Hán - Việt, thẩm quyền là được quyền xét đoán, định đoạtmột việc gì đó9 Theo đó, xét về ngữ nghĩa của từ thì thẩm quyền được hiểu là khảnăng của một chủ thể đối với việc xem xét, đánh giá, kết luận và định đoạt một côngviệc nào đó trên cơ sở các quy tắc, các chuẩn mực đã được định trước10
Theo Từ điển Tiếng Việt, thẩm quyền là quyền xem xét để kết luận và địnhđoạt một vấn đề theo pháp luật11 Như vậy, dưới góc độ pháp lý thẩm quyền đượchiểu là người được trao quyền quản lý nhà nước, quản lý xã hội theo quy định củapháp luật để xem xét, giải quyết những công việc, nhiệm vụ được giao; thẩm quyềnđược thực hiện trên cơ sở quyền lực nhà nước, buộc các tổ chức, cá nhân khi thamgia vào quan hệ quản lý thuộc thẩm quyền giải quyết của mình phải tuân thủ, chấphành các mệnh lệnh, quyết định do người có thẩm quyền đưa ra
Thẩm quyền giải quyết KNHC được chủ thể quản lý nhà nước sử dụng đểgiải quyết khi có các tranh chấp hành chính phát sinh giữa chủ thể quản lý hànhchính với đối tượng quản lý và đối tượng quản lý đã khiếu nại đến chủ thể có thẩmquyền giải quyết khiếu nại; khi đó, chủ thể có thẩm quyền khiếu nại có quyền xácđịnh vụ việc bị khiếu nại có thuộc thẩm quyền giải quyết của mình không và nếuthuộc thẩm quyền thì người giải quyết khiếu nại có quyền xem xét, kiểm tra về tínhhợp pháp (thẩm quyền, trình tự, thủ tục, căn cứ pháp lý… để ban hành quyết địnhhành chính hay thực hiện hành vi hành chính) và tính hợp lý (về sự phù hợp với
9 Xem Bửu Kế (1999), Từ điển Hán - Việt từ nguyên, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr 1996.
10 Xem TS Nguyễn Mạnh Hùng (2015), Phân định thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính và thẩm quyền xét xử hành chính ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 40-41.
11 Xem Hoàng Phê (Chủ biên) (2002), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng, tr.1024.
Trang 17điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn, tính khách quan, khoa học, tính khả thi, hiệu quả…)của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại.
Thực tế, hoạt động quản lý trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, hầu hếtnhững lĩnh vực đó đều tác động đến quyền, nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, cánhân nên phạm vi, nội dung được nêu ra trong yêu cầu của người khiếu nại cũng rất
đa dạng Do đó, để giải quyết nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả các KNHC của cơquan, tổ chức, cá nhân và bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của ngườikhiếu nại đối với các tranh chấp trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước
Như vậy, thẩm quyền giải quyết KNHC là thẩm quyền xem xét, quyết địnhgiải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước đượcthể hiện ở những đặc điểm:
Thứ nhất, khác với thẩm quyền giải quyết các khiếu nại trong hoạt động tư
pháp, thẩm quyền giải quyết KNHC được xác lập trên cơ sở quyền hành pháp12 Tùythuộc vào phạm vi, nội dung lĩnh vực quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạncủa cơ quan, tổ chức, pháp luật có quy định cụ thể, phù hợp đối với các chức danhquản lý trong các cơ quan, tổ chức đó Như vậy, thẩm quyền giải quyết KNHC chỉđược quy định đối với những chức danh quản lý trong các cơ quan, đơn vị của nhànước mà không quy định đối với công chức không đảm nhiệm chức danh lãnh đạotrong bộ máy nhà nước, cơ quan, đơn vị của nhà nước
Thứ hai, nếu thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp được
thực hiện trên cơ sở quy định của pháp luật tố tụng (tố tụng hành chính, tố tụng dânsự…) thì thẩm quyền giải quyết KNHC được thực hiện theo thủ tục hành chính và
do pháp luật hành chính quy định
Thứ ba, chủ thể có thẩm quyền giải quyết KNHC rất đa dạng, bao gồm
nhiều chủ thể trong bộ máy nhà nước, các cơ quan, đơn vị của nhà nước từ trungương đến địa phương (như thẩm quyền giải quyết KNHC của Thủ tướng Chính phủ,
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND các cấp, của Chánh ánTòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, thẩm quyền của Thủ trưởng
12 Xem TS Nguyễn Mạnh Hùng (2015), Phân định thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính và thẩm quyền xét xử hành chính ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 43.
Trang 18cơ quan thuộc Chính phủ, của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND ).Đồng thời, thẩm quyền giải quyết KNHC cũng được pháp luật quy định cụ thể đối
với khiếu nại lần đầu và khiếu nại lần thứ hai
Thứ tư, mặc dù thẩm quyền giải quyết KNHC được thực hiện qua nhiều giai
đoạn, nhiều bước khác nhau song kết quả cuối cùng của việc thực hiện thẩm quyềnnày phải được thể hiện bằng văn bản (ở một quyết định giải quyết định giải quyếtKNHC) do chủ thể giữ chức danh lãnh đạo ban hành
Từ những phân tích ở trên, có thể hiểu thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính được hiểu là tổng thể các quy định pháp luật về việc thực hiện quyền hạn, trách nhiệm đối với các chức danh trong bộ máy hành chính nhà nước (gồm
cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan thuộc chính phủ, các tổ chức, đơn vị thuộc
cơ quan hành chính nhà nước) từ trung ương đến địa phương trong việc giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Hay nói cách khác, thẩm quyền giải quyết KNHC là nhiệm vụ, quyền hạn,trách nhiệm của các chức danh lãnh đạo trong bộ máy nhà nước, nhân danh nhànước, sử dụng quyền lực nhà nước để tiến hành xem xét, xác minh, đánh giá tínhhợp pháp, hợp lý của các quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷluật cán bộ, công chức theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định nhằm bảo vệ lợiích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân
1.1.2.3 Thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính
Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng, thuật ngữ “thủ tục” nói chung đượchiểu là “cách thức tiến hành một công việc với nội dung, trình tự nhất định, theoquy định của nhà nước”13 Như vậy, thủ tục hành chính là cách thức tổ chức thựchiện hoạt động quản lý hành chính nước theo đó các cơ quan, cán bộ, công chứcthực hiện nhiệm vụ, cá nhân, tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định củapháp luật trong quá trình giải quyết các công việc của quản lý hành chính nhà
13 Xem: Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1995), Từ điển tiếng Việt thông dụng, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Trang 19nước14 Thủ tục giải quyết khiếu nại là một loại thủ tục hành chính, được thực hiệntrong hoạt động quản lý hành chính, do pháp luật hành chính quy định nhằm giảiquyết khiếu nại theo một trình tự, thủ tục nhất định; bảo đảm việc giải quyết khiếunại được nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả Hay nói cách khác, thủ tục giải quyếtkhiếu nại là hoạt động của chủ thể quản lý thực hiện theo những trình tự, thủ tụcnhất định từ khi có đơn khiếu nại đến khi kết thúc thi hành quyết định giải quyếtkhiếu nại của chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
Luật Khiếu nại năm 2011 và các văn bản pháp luật khác có liên quan quyđịnh về thủ tục giải quyết khiếu nại được thực hiện theo các trình tự, thủ tục, côngđoạn bao gồm: Thụ lý giải quyết khiếu nại; Thẩm tra, xác minh, kết luận và kiếnnghị biện pháp giải quyết khiếu nại; Tổ chức đối thoại; Ban hành quyết định giảiquyết khiếu nại; Thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
Thủ tục thụ lý đơn khiếu nại
Để đơn khiếu nại được thụ lý để xem xét giải quyết thì cần bảo đảm 02 điềukiện là đơn khiếu nại phải thuộc thẩm quyền và hợp lệ, đủ điều kiện Những khiếunại thuộc một trong các trường hợp sau sẽ không được thụ lý để giải quyết:
“Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong nội bộ cơ quan nhà nước
để chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ; quyết định hành chính, hành vihành chính trong chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính cấp trên với cơ quanhành chính cấp dưới; quyết định hành chính có chứa đựng các quy phạm pháp luật
do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục của phápluật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật; quyết định hành chính, hành vi hànhchính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoạigiao theo danh mục do Chính phủ quy định;
Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quantrực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;
14 Trường Đại học Luật Hà Nội (2020), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, TS Trần Minh Hương (chủ
biên), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr 152-153.
Trang 20Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không cóngười đại diện hợp pháp;
Người đại diện không hợp pháp thực hiện khiếu nại;
Đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại;
Thời hiệu, thời hạn khiếu nại đã hết mà không có lý do chính đáng;
Khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
Có văn bản thông báo đình chỉ việc giải quyết khiếu nại mà sau 30 ngàyngười khiếu nại không tiếp tục khiếu nại;
Việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý hoặc đã được giải quyết bằng bản án,quyết định của Tòa án, trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của Tòa án”15
Khi xem xét nhận đơn khiếu nại, nếu không đáp ứng 02 điều kiện về thẩmquyền và hợp lệ, đủ điều kiện thì cán bộ tiếp nhận, xử lý đơn phải đề xuất với Thụtrưởng cơ quan thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nạibiết Trong trường hợp đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết nhưng không đủđiều kiện thụ lý thì người được phân công xử lý đơn khiếu nại đề xuất với Thủ trưởng
cơ quan để trả lời cho người khiếu nại biết rõ lý do đơn của mình không được thụ lý
Về thời hạn thụ lý khiếu nại, Luật Khiếu nại năm 2011, Nghị định số124/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định rõ trong thời hạn 10ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hànhchính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền giải quyết mà khôngthuộc một trong các trường hợp khiếu nại không được thụ lý giải quyết thì người cóthẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc lần hai phải thụ lý giải quyết Trườnghợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung và cử người đại diện để trình bàynội dung khiếu nại thì thụ lý khi trong đơn khiếu nại có đầy đủ chữ ký của nhữngngười khiếu nại và có văn bản cử người đại diện theo quy định của pháp luật về việc
cử người đại diện khiếu nại Trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý
do trong văn bản thông báo cho người khiếu nại Cụ thể là:
15 Điều 11 Luật Kiếu nại năm 2011.
Trang 21Đối với khiếu nại lần đầu: “Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được
khiếu nại thuộc thẩm quyền mà không thuộc một trong các trường hợp được quyđịnh tại Điều 11 của Luật này, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầuphải thụ lý giải quyết; thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổchức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nướccùng cấp biết, trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do”16
Đối với khiếu nại lần 2: “Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được
đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và không thuộc một trong cáctrường hợp quy định tại Điều 11 của Luật này, người giải quyết khiếu nại lần haiphải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổchức, cá nhân có thẩm quyền đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhànước cùng cấp biết; trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do
Đối với vụ việc khiếu nại phức tạp, nếu thấy cần thiết, người giải quyết khiếunại lần hai thành lập Hội đồng tư vấn để tham khảo ý kiến giải quyết khiếu nại”17
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại quyết địnhhành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức thuộc thẩmquyền giải quyết mà không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 11của Luật Khiếu nại thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc lầnhai phải thụ lý giải quyết Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung
và cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại thì thụ lý khi trong đơn khiếunại có đầy đủ chữ ký của những người khiếu nại và có văn bản cử người đại diệntheo quy định tại Điều 7 của Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 củaChính phủ Trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do trong văn bảnthông báo cho người khiếu nại
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì đối với khiếu nại quyếtđịnh hành chính, hành vi hành chính, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nạithông báo việc thụ lý hoặc không thụ lý bằng văn bản đến người khiếu nại, cơ quan,
16 Điều 27 Luật Khiếu nại 2011.
17 Điều 36 Luật Khiếu nại 2011.
Trang 22tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến (nếu có) và cơ quanthanh tra nhà nước cùng cấp biết Đối với khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, côngchức thì văn bản thông báo việc thụ lý hoặc không thụ lý được gửi cho người khiếunại Trường hợp nhiều người khiếu nại về cùng một nội dung và cử người đại diện
để thực hiện việc khiếu nại thì văn bản thông báo việc thụ lý hoặc không thụ lýđược gửi đến một trong số những người đại diện18
Với quy định của pháp luật về việc thông báo cho người khiếu nại, cơ quanthanh tra (đối với khiếu nại lần 2) có ý nghĩa xác định căn cứ để người khởi kiệnbiết rõ về vụ việc khiếu nại của mình đã được cơ quan có thẩm quyền thụ lý giảiquyết hay không thụ lý giải quyết, lý do đơn khiếu nại không được giải quyết đểngười khiếu nại thực hiện quyền khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của người có thẩmquyền giải quyết khiếu nại (kể cả trường hợp đơn khiếu nại của họ được thụ lýnhưng việc giải quyết không đúng thời hạn pháp luật quy định mà không có lý dochính đáng) Đồng thời, việc thông báo về đơn khiếu nại được thụ lý giải quyết còn
là cơ sở để các cơ quan, tổ chức chuyển đơn theo dõi, giám sát việc giải quyết khiếunại của cơ quan có thẩm quyền có đúng thời hạn theo quy định của pháp luật haykhông, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại
Sau khi đơn khiếu nại được thụ lý (ghi vào sổ thụ lý), người nhận đơn phảivào sổ, việc vào sổ có ý nghĩa xác nhận là khiếu nại đã được tiếp nhận để xem xét giảiquyết và là cơ sở để xem xét giải quyết khiếu nại sau này, không nhận được đơn giảiquyết khi chưa được đưa vào sổ thụ lý Sau khi vào sổ thụ lý, người có thẩm quyền
sẽ giao cho công chức hoặc Thủ trưởng cơ quan chuyên môn tiến hành xác minh,kết luận và kiến nghị biện pháp giải quyết khiếu nại Hoạt động này có vai trò rấtquan trọng đối với bảo đảm tính đúng đắn, chính xác, chất lượng, hiệu quả củaquyết định giải quyết khiếu nại
Về việc kiểm tra lại đối tượng bị khiếu nại, sau khi thụ lý đơn của ngườikhiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải kiểm tra lại quyết
18 Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 124/2020 ngày 19/10/2020 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật khiếu nại.
Trang 23định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếunại Nếu khiếu nại đối với quyết định kỷ luật thì người có thẩm quyền giải quyếtkhiếu nại phải trực tiếp kiểm tra lại hoặc phân công người có trách nhiệm kiểm tralại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức Việc kiểm tra cần làm rõ các nội dung vềcăn cứ pháp lý; Thẩm quyền ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành vi hànhchính hoặc ban hành quyết định kỷ luật; Nội dung của quyết định hành chính, việcthực hiện hành vi hành chính, quyết định kỷ luật; Trình tự, thủ tục ban hành, thểthức, kỹ thuật trình bày quyết định hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức.
Đồng thời, pháp luật khiếu nại cũng quy định trong trường hợp nếu khiếunại đúng tì người có thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay; nếu cầnphải xác minh nội dung khiếu nại thì việc xác minh do người có thẩm quyền giảiquyết khiếu nại tiến hành hoặc giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại cho
người khác có trách nhiệm thực hiện Cụ thể là: “Người giải quyết khiếu nại tự
mình xác minh hoặc giao cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổchức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của mình tiến hành xác minh nội dungkhiếu nại Người giải quyết khiếu nại hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị được giaonhiệm vụ xác minh ban hành Quyết định xác minh nội dung khiếu nại, trong đó xácđịnh rõ người thực hiện xác minh, quyền và nghĩa vụ của người thực hiện xác minh,thời gian, nội dung xác minh Quyết định xác minh nội dung khiếu nại được thựchiện theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị định này”19
Thủ tục tiến hành xác minh nội dung khiếu nại
Quá trình thẩm tra, xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ, lập hồ sơ giảiquyết khiếu nại là giai đoạn không chỉ có tính quyết định đến việc kết luận, kiếnnghị biện pháp giải quyết khiếu nại mà nó còn tác động đến cả việc ra quyết định,thi hành quyết định giải quyết khiếu nại Chính vì vậy, việc thẩm tra, xác minh, thuthập tài liệu chứng cứ, kết luận, kiến nghị biện pháp xử lý, lập hồ sơ về giải quyết
19 Điều 18 Nghị định số 124/2020 ngày 19/10/2020 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật khiếu nại.
Trang 24khiếu nại phải tuân thủ triệt để các quy định của pháp luật (về trình tự, thủ tục, thẩmquyền, phương thức, nguyên tắc…) khi tiến hành xác minh nội dung khiếu nại.
Để bảo đảm các yêu cầu đặt ra trong quá trình xác minh nội dung khiếu nại,người xác minh sẽ tiến hành các công việc sau:
Làm việc trực tiếp với người khiếu nại, người đại diện, người được ủy quyền, luật sư, trợ giúp viên pháp lý của người khiếu nại, người xác minh nội dung
khiếu nại yêu cầu người khiếu nại hoặc người đại diện, người được ủy quyền, luật
sư, trợ giúp viên pháp lý của người khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu, bằngchứng có liên quan đến nhân thân, nội dung khiếu nại Nội dung làm việc được lậpthành biên bản, ghi rõ thời gian, địa điểm, thành phần, nội dung và có chữ ký củacác bên tham gia buổi làm việc về xác minh nội dung khiếu nại
Làm việc trực tiếp với người có quyền, lợi ích liên quan và người bị khiếu nại,
trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, người giải quyết khiếu nại hoặc ngườiđược giao nhiệm vụ xác minh làm việc trực tiếp với người có quyền, lợi ích liên quan
và yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại.Đối với giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại hoặc người được giaonhiệm vụ xác minh làm việc trực tiếp với người bị khiếu nại, người có quyền, lợi íchliên quan và yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dungkhiếu nại, giải trình về quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại Nộidung làm việc được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật (phải được lập thànhbiên bản, ghi ghi rõ thời gian, địa điểm, thành phần,… và có chữ ký của các bên
Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng, khi xác minh nội dung khiếu nại, người giải quyết khiếu nại
hoặc người được giao nhiệm vụ xác minh gửi văn bản yêu cầu cơ quan, tổ chức,đơn vị, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đếnnội dung khiếu nại Trường hợp làm việc trực tiếp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cánhân có liên quan để yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng thì lập biênbản làm việc Biên bản được lập thành ít nhất hai bản, mỗi bên giữ một bản
Trang 25Tiếp nhận, xử lý thông tin, tài liệu, bằng chứng, người giải quyết khiếu nại
hoặc người được giao nhiệm vụ xác minh khi tiếp nhận thông tin, tài liệu, bằngchứng do người khiếu nại hoặc người đại diện, người được ủy quyền, luật sư, trợgiúp viên pháp lý của người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, đơn vị,
cá nhân cung cấp trực tiếp phải lập biên bản giao nhận
Xác minh thực tế, trong quá trình xác minh nội dung khiếu nại, nếu cần thiết
người giải quyết khiếu nại hoặc người được giao nhiệm vụ xác minh tiến hành xácminh thực tế để thu thập, kiểm tra, xác định tính chính xác, hợp pháp, đầy đủ củacác thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung vụ việc khiếu nại và lậpthành biên bản, ghi rõ thời gian, địa điểm, thành phần làm việc, nội dung, kết quảxác minh, ý kiến của những người tham gia xác minh và những người khác có liênquan đối với việc xác minh thực tế đó
Trưng cầu giám định, trong trường hợp phải trưng cầu giám định thì người
giải quyết khiếu nại quyết định việc trưng cầu giám định để đánh giá về nội dung liênquan đến chuyên môn, kỹ thuật làm căn cứ cho việc kết luận nội dung khiếu nại.Tuy nhiên, người khiếu nại, người bị khiếu nại và cơ quan, tổ chức có liên quan có thể
đề nghị người giải quyết khiếu nại trưng cầu giám định Việc trưng cầu giám địnhthực hiện bàng văn bản trong đó nêu rõ tên cơ quan, tổ chức giám định, thông tin,tài liệu cần giám định, nội dung yêu cầu giám định, thời hạn có kết luận giám định
Làm việc với các bên có liên quan trong quá trình xác minh nội dung khiếu nại,
trường hợp kết quả xác minh khác với thông tin, tài liệu, bằng chứng do người khiếunại, người bị khiếu nại cung cấp thì người giải quyết khiếu nại hoặc người được giaonhiệm vụ xác minh phải tổ chức làm việc với người khiếu nại, người bị khiếu nại;trường hợp cần thiết thì mời cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan tham gialàm việc Nội dung làm việc phải được lập thành biên bản, ghi rõ thời gian, địa điểm,thành phần tham gia, nội dung, ý kiến của những người tham gia, những nội dung
đã được thống nhất, những vấn đề còn ý kiến khác nhau và có chữ ký của các bên
Trang 26Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại, trong quá
trình giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy việc thi hành quyết định hành chính bị khiếunại sẽ gây hậu quả khó khắc phục thì người giải quyết khiếu nại ra quyết định tạmđình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại
Báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại, người được giao nhiệm vụ
xác minh phải báo cáo trung thực, khách quan kết quả xác minh nội dung khiếu nạibằng văn bản với người giải quyết khiếu nại Báo cáo kết quả xác minh nội dungkhiếu nại phải thể hiện rõ thông tin về người khiếu nại, người bị khiếu nại, quyếtđịnh hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật; kết quả xác minh đốivới từng nội dung được giao xác minh; kết luận nội dung khiếu nại được giao xácminh là đúng toàn bộ, sai toàn bộ hoặc đúng một phần; kiến nghị giữ nguyên, hủy
bỏ toàn bộ hoặc sửa đổi quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định
kỷ luật…; kiến nghị về việc ban hành quyết định giải quyết khiếu nại
Tổ chức đối thoại
Đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại là quy định thể hiện sựtiến bộ quan trọng trong quản lý hành chính nhà nước, thông qua đối thoại các bêntham gia hiểu rõ về căn cứ pháp luật, nội dung của quyết định hành chính, hành vihành chính hoặc quyết định kỷ luật; đồng thời, người khiếu nại, người bị khiếu nại
có cơ hội để bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình, trao đổi, thống nhất với nhau vềphương thức giải quyết đối với tranh chấp hành chính giữa các bên Trên cơ sở đó,tăng đồng thuận, giảm bớt những căng thẳng, bức xúc và loại trừ hoặc hạn chếnhững phức tạp có thể phát sinh trong quá trình giải quyết khiếu nại đối với cáctranh chấp hành chính giữa người khiếu nại và người bị khiếu nại
Theo quy định của pháp luật, đối với giải quyết khiếu nại lần hai, người giảiquyết khiếu nại phải tổ chức đối thoại Cụ thể là người giải quyết khiếu nại lần hai
là Chủ tịch UBND cấp huyện, Giám đốc sở hoặc tương đương phải trực tiếp đốithoại với người khiếu nại; trong trường hợp khiếu nại phức tạp mà người giải quyếtkhiếu nại lần hai là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND cấp
Trang 27tỉnh phải trực tiếp đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại để các bên thamgia làm rõ các nội dung, yêu cầu cần thiết của khiếu nại.
Đối với các trường hợp khác, người giải quyết khiếu nại có thể phân côngcấp phó của mình hoặc thủ trưởng cơ quan chuyên môn cùng cấp hoặc thủ trưởng
cơ quan, đơn vị trực thuộc được giao nhiệm vụ xác minh đối thoại với người khiếunại Việc đối thoại được lập thành biên bản, ghi rõ thời gian, địa điểm, thành phầntham gia, nội dung, ý kiến của những người tham gia, những nội dung đã đượcthống nhất, nhũng vấn đề còn có ý kiến khác nhau và có chữ ký của các bên
1.2 Phân biệt giải quyết khiếu nại hành chính với giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp
Quyền lực nhà nước được tổ chức, thực hiện theo ba nhánh lập pháp, hànhpháp và tư pháp với sự phân công rành mạch quyề lập pháp thuộc về Quốc hội,quyền hành pháp thuộc về Chính phủ, quyền tư pháp thuộc về các cơ quan tư pháp.Theo đó, các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện những hoạt động của mìnhtrên cơ sở quy định của Hiến pháp, pháp luật và có những cơ chế kiểm soát quyềnlực, bảo đảm hoạt động thống nhất, vận hành thông suốt từ trung ương đến địaphương, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
Thực tế, hoạt động hành chính và hoạt động tư pháp được thực hiện vớinhiều cơ chế, biện pháp kiểm soát khác nhau, sự khá nhau này xuất phát từ tính đặctrưng của mỗi lĩnh vực hoạt động trong bộ máy nhà nước; song khiếu nại là mộtbiện pháp được thực hiện khá phù hợp, hiệu quả và thường xuyên được bảo đảm cảtrong hoạt động hành chính lẫn hoạt động tư pháp Biện pháp này được pháp luậtquy định cụ thể đối với hoạt động hành chính và hoạt động tư pháp với những đặctrưng thể hiện sự khác biệt đối với mỗi lĩnh vực quản lý nhà nước và chúng cầnđược phân biệt rõ để việc áp dụng được chính xác, đúng quy định pháp luật
Khác với KNHC, khiếu nại tư pháp được hiểu là hoạt động của cơ quan, tổchức, cá nhân khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩmquyền tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trảipháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình Chẳng hạn: Cơ quan, tổ
Trang 28chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính của
cơ quan, người tiến hành tố tụng hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định,hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình20 Từkhái niệm KNHC, khiếu nại các hoạt động tư pháp cho thấy cả hai khái niệm đó đềuhướng đến việc bảo vệ, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nạitrước hoạt động của cơ quan công quyền Mặc dù vậy, chúng vẫn có những điểmkhác biệt cơ bản đó là:
Thứ nhất, chủ thể KNHC là cơ quan, tổ chức, cá nhân, cán bộ, công chức bị
tác động bởi các quyết định/hành vi hành chính, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp củamình nên người bị tác động trực tiếp bởi các quyết định/hành vi hành chính (hoặcngười đại diện, người được ủy quyền thực hiện khiếu nại) đã khiếu nại yêu cầu chủ thể
có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xem xét lại các quyết định hành chính, hành vihành chính hoặc quyết định kỷ luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ
Đối với khiếu nại trong hoạt động tư pháp, chủ thể có quyền khiếu nại là cơquan, tổ chức, cá nhân là chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng, với tư cách ngườitham gia tố tụng, có quyền, lợi ích hợp pháp họ cho rằng bị xâm phạm bởi các quyếtđịnh hoặc hành vi tư pháp của chủ thể tiến hành tố tụng (mang quyền lực nhà nước)trong quá trình giải quyết các vụ việc, tranh chấp theo thủ tục tố tụng nên họ đãkhiếu nại theo quy định của pháp luật tố tụng
Thứ hai, cơ sở để thực hiện KNHC là Luật Khiếu nại năm 2011 và các văn
bản pháp luật khác có liên quan; cơ sở của khiếu nại các quyết định tư pháp, hành vi
tố tụng là các quy định của pháp luật tố tụng (như Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật
Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính…) và các quy định pháp luật khác có liênquan đến hoạt động tư pháp, bổ trợ tư pháp (như khiếu nại về hoạt động giám địnhtrong tố tụng)
Thứ ba, đối tượng KNHC là quyết định/hành vi hành chính, quyết định kỷ
luật cán bộ, công chức; các quyết định và hành vi bị khiếu nại phát sinh trong hoạtđộng quản lý hành chính nhà nước Đối tượng khiếu nại tư pháp là các quyết
20 Khoản 1 Điều 327 Luật Tố tụng hành chính năm 2015.
Trang 29định/hành vi tố tụng của các chủ thể trong hoạt động tư pháp như quyết định ápdụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, quyết định áp dụng biện pháp tạm giam, tạm giữngười theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, khiếu nại đối với hoạt động giámđịnh tư pháp… Đồng thời, pháp luật tố tụng cũng quy định đối với bản án, quyếtđịnh sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nếu có kháng cáo,kháng nghị và các quyết định tố tụng khác do người tiến hành tố tụng hành chínhban hành nếu có khiếu nại, kiến nghị thì không giải quyết theo quy định về khiếunại quyết định hành vi tố tụng mà được giải quyết theo quy định của pháp luật (teoquy định của các chương tương ứng của các loại tố tụng mà Bộ luật Tố tụng hình
sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính… quy định cụ thể)
Thứ tư, thẩm quyền giải quyết KNHC được pháp luật quy định trao cho
nhiều chủ thể trong các cơ quan nhà nước từ trung ương đến cơ sở (cấp xã) Trongkhi đó, do tính đặc thù của hoạt động tư pháp nên chủ thể có thẩm quyền giải quyếtkhiếu nại tư pháp được pháp luật quy định trao cho các chủ thể tiến hành tố tụng(gồm cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng mà cụ thể là Chánh ánTòa án nhân dân và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân) nên thẩm quyền giảiquyết khiếu nại tư pháp hẹp hơn chủ thể có thẩm quyền giải quyết KNHC
Thứ năm, thủ tục giải quyết KNHC được thực hiện theo thủ tục hành chính
với thời hạn dài hơn khiếu nại tư pháp (kể cả về thời hiệu khiếu nại, thời hạn raquyết định giải quyết…) Khiếu nại tư pháp được thực hiện theo trình tự, thủ tục tốtụng được pháp luật quy định cụ thể, chặt chẽ, rõ rằng và phải tuân thủ triệt để cácquy định pháp luật tố tụng
Với việc phân biệt rõ ràng KNHC với khiếu nại tư pháp là cơ sở để thựchiện việc khiếu nại, giải quyết khiếu nại trong hai hoạt động này theo những cơ chế,thủ tục phù hợp; bảo đảm để cơ quan, tổ chức cá nhân thực hiện tốt nhất quyền,nghĩa vụ của mình, bảo vệ lợi ích hợp pháp cho đối tượng quản lý nhà nước Đồngthời, tạo cơ sở để các chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xác định rõ quyềnhạn, nhiệm vụ của mình khi giải quyết khiếu nại các tranh chấp phát sinh trong hoạt
Trang 30động hành chính, hoạt động tư pháp, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
xã hội chủ nghĩa được Đảng và Nhà nước ta tiếp tục đặc biệt quan tâm; nhất là trongcuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng 4.0) đang phát triển mạnh mẽcùng với toàn cầu hóa trở thành xu thế tất yếu của thời đại Vấn đề này không chỉđược thể hiện trong Cương lĩnh xây dựng và phát triển đất nước năm 2001 (sửa đổi,phát triển năm 2011) mà còn được xác định cụ thể trong các văn kiện Đại hội toànquốc lần IX, X, XI và XII của Đảng; đặc biệt tại Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứXIII tiếp tục khẳng định: “Lấy cải cách, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập và thực thipháp luật hiệu lực, hiệu quả là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy phát triển đất nước.Thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả cácnguồn lực sản xuất, nhất là đất đai Hệ thống pháp luật phải thúc đẩy đổi mới sángtạo, chuyển đổi số và phát triển các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh tế mới Phảicoi trọng hơn quản lý phát triển xã hội; mở rộng dân chủ phải gắn với giữ vững kỷluật, kỷ cương Phát triển nhanh, hài hòa các khu vực kinh tế và các loại hình doanhnghiệp; phát triển kinh tế tư nhân thực sự là một động lực quan trọng của nền kinhtế”21 Đồng thời, thông qua việc đánh giá tình hình thực hiện phương hướng, nhiệm
vụ giai đoạn năm 2016 đến 2021, Những kết quả và hạn chế đối với việc bảo đảmquyền công dân được Văn kiện Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: “Trong khi quyền dânchủ trực tiếp và quyền tự quản của nhân dân ở nhiều nơi đã thực hiện tốt với nhiều
21 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2021, tr 215.
Trang 31hình thức sáng tạo, thì ở một số nơi vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thực chất, cònmang tính hình thức Vẫn còn tình trạng chưa tôn trọng và bảo đảm quyền làm chủcủa nhân dân, thậm chí còn vi phạm quyền làm chủ và lợi ích của nhân dân, củacộng đồng, gây nên bức xúc xã hội, khiếu kiện vượt cấp kéo dài”22
Trong đó, KNHC là một trong những biện pháp kiểm soát quan trọng đốivới hoạt động hành chính, khiếu nại không chỉ nhằm bảo đảm lợi ích nhà nước,quyền lợi ích hợp pháp của người có quyền khiếu nại mà nó còn kiểm soát tốt việctuân thủ pháp luật của các chủ thể khiếu nại, xem xét lại các quyết định hành chính,hành vi hành chính, quyết định kỷ luật Thông qua đó, kiểm tra, đánh giá công việc,nhiệm vụ của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đốivới công tác giải quyết khiếu nại; đây là biện pháp kiểm soát hoạt động hành chínhnhà nước với sự tham gia của đối tượng quản lý, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợppháp của mình bị xâm phạm bởi chủ thể quản lý hành chính nhà nước
Cùng với quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, đến nay Nhànước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về khiếu nại và các văn bản pháp luậtkhác có liên quan đến khiếu nại như Luật Đất đai, Luật Xử lý vi phạm hành chính,Luật Thanh tra… cùng nhiều văn bản dưới luật có chứa đựng quy phạm pháp luậtnhằm quy định chi tiết, điều chỉnh kịp thời những quan hệ xã hội về thực hiện quyền,nghĩa vụ của công dân, tổ chức đối với khiếu nại; quyền hạn, nhiệm vụ của cơ quannhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước trong giải quyết KNHC củacông dân, tổ chức Những văn bản pháp luật đó đã từng bước đáp ứng những yêu cầu,đòi hỏi đặt ra và thu được những kết quả nhất định Tuy nhiên, trong điều kiện xâydựng Nhà nước pháp quyền, yêu cầu về tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật đầy
đủ, đồng bộ, thống nhất, vận hành thông suốt, hiệu quả đã bảo đảm thực hiện tốtnhững mục tiêu, nhiệm vụ trong tình hình mới nhằm phát triển kinh tế thị trường,hội nhập quốc tế; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay
22 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2021, tr 103.
Trang 32Với hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất chất lượng và hiệu quả sẽtạo nên hành lang pháp lý để các chủ thể quản lý thực hiện tốt quyền hạn, nhiệm vụ,đối tượng quản lý thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình một cách thuận lợi, tích cực nhấttrong quan hệ được pháp luật khiếu nại điều chỉnh Thông qua hệ thống chính sách,pháp luật với cơ linh hoạt, phù hợp với thực tiễn, tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan cóthẩm quyền tổ chức, chỉ đạo và thực hiện quản lý nhà nước về công tác giải quyếtkhiếu nại hiện nay Chính vì vậy, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luậttrong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân, vì nhândân; bảo đảm thực thi tốt nhất các quyền, nghĩa vụ của công dân, trong đó có quyềnkhiếu nại và được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, ra quyết định giải quyết đúng phápluật là một trong nội dung cơ bản luôn được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm.
1.3.2 Yếu tố tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực
Nhằm đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đặt ra hiện nay đối vớicông tác giải quyết khiếu nại do các chủ thể có thẩm quyền thực hiện; cùng với việcthực thi các chính sách, pháp luật bảo đảm hiệu lực, hiệu quả trong thực tiễn thì tổchức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, giải quyếtKNHC có vai trò to lớn để triển khai, thực hiện; bảo đảm đưa các quy định của phápluật đó vào đời sống xã hội Thông qua việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mỗi
cơ quan, tổ chức, quyền hạn, trách nhiệm của cán bộ, công chức mà những nội dungquản lý nhà nước được bảo đảm thực hiện tốt từ trung ương đến địa phương Do đó,việc nghiên cứu, xây dựng và lựa chọn mô hình tổ chức bộ máy với cơ cấu, tổ chứcphù hợp với nội dung, mục đích, hình thức, phương pháp quản lý nhà nước, quản lý
xã hội về khiếu nại, giải quyết khiếu nại; nhất là trong nền kinh tế thị trường để bộmáy vận hành thông suốt, hiệu quả; khắc phục những hạn chế bất cập hoặc giảiquyết kịp thời sự trùng lặp, chồng chéo giữa các cơ quan, tổ chức trong thực hiệnchức năng quản lý của mình, từ đó phát huy vai trò của các cơ quan, tổ chức đối vớiviệc tiếp công dân, thực hiện các trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại theo đúng quyđịnh của pháp luật nhằm đạt hiệu quả cao nhất; bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền vàlợi ích hợp pháp của công dân tổ chức
Trang 33Bên cạnh cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý khoa học, hợp lý thì yếu tố
về nguồn nhân lực (con người) để tham gia vận hành của bộ máy, thực thi phápluật với những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của mỗi cơ quan nhà nước, người cóthẩm quyền trong cơ quan nhà nước đối với công tác giải quyết khiếu nại cũng làmột trong những yếu tố quan trọng, thông qua việc thực hiện nhiệm vụ, công vụnhằm chỉ đạo, điều hành cũng như thanh tra, kiểm tra, đánh giá mô hình, phươngthức hoạt động và quá trình thực hiện công việc trong qua trình giải quyết khiếunại có thể đánh giá được những yêu cầu về năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp
vụ, kỹ năng, tinh thần trách nhiệm… của cán bộ, công chức trong công tác tiếpcông dân, lắng nghe ý kiến trao đổi, phản ánh của công dân, nâng cao năng lực, kỹnăng khi nhận, phân loại, thụ lý đơn khiếu nại, thẩm tra xác minh… và ra quyếtđịnh giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lựcpháp luật
1.3.3 Một số yếu tố khác
Bên cạnh các yếu tố chính trị, pháp lý; yếu tố tổ chức bộ máy và nguồnnhân lực (nhóm các yếu tố về thể chế và thiết chế) thì một số yếu tố khác như vănhóa pháp luật, kinh phí, công nghệ, thông tin… cũng có tác động không nhỏ đếnchất lượng, hiệu quả giải quyết khiếu nại của cơ quan, tổ chức công dân
Văn hóa pháp luật thể hiện sự tiến bộ của pháp luật, đây cũng là yếu tố cótác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; văn hóa phápluật phản ánh trình độ nhận thức và nâng cao ý thức hiểu biết pháp luật, tôn trọngpháp luật của nhân dân Qua đó, công dân lựa chọn những hành vi, xử sự cần thiết,phù hợp với yêu cầu của pháp luật khi tham gia các quan hệ pháp luật nói chung vàquan hệ pháp luật khi thực hiện quyền, nghĩa vụ khiếu nại của mình Đồng thời,trong công tác giải quyết khiếu nại, cán bộ, công chức bên cạnh việc lựa chọn quyphạm pháp luật để áp dụng vào công việc của mình cần nâng cao ý thức văn hóapháp luật, đạo đức công vụ và văn hóa ứng xử của mình đối với công dân, tổ chức.Chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải xác định mình là công bộc củanhân dân, là người trực tiếp giải quyết khiếu nại nên bắt buộc phải hiểu rõ pháp luật,
Trang 34tôn trọng pháp luật, tôn trọng người dân; tận tụy, nâng cao tinh thần, trách nhiệm,thái độ phục vụ nhân dân… Có như vậy, công tác giải quyết khiếu nại mới thực sựbảo đảm dân chủ, công khai, chính xác; tạo đồng thuận và giảm bớt căng thẳng,xung đột trong quá trình đối thoại cũng như thực hiện quy trình giải quyết khiếu nại
mà pháp luật quy định; tăng cường niềm tin của nhân dân vào cán bộ, công chức vàchính sách pháp luật của nhà nước
Đối với yếu tố khoa học, công nghệ, trong điều kiện phát triển mạnh mẽ củakhoa học, công nghệ, quyền được cung cấp, tiếp cận thông tin của tổ chức, cá nhânvới các “kênh thông tin” bảo đảm tính nhanh chóng, chính xác, kịp thời đang trởthành những yêu cầu, đòi hỏi đối với Nhà nước và xã hội… Để đáp ứng được yêucầu giải quyết khiếu nại chính xác, khách quan, kịp thời, chất lượng, hiệu quả cần
bố trí đủ nguồn kinh phí để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức làm côngtác tiếp công dân, xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ, kết luận,… trong giả quyếtkhiếu nại và mua sắm trang thiết bị, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, kết nối Internet,xây dựng, khai thác và sử dụng hiệu quả cơ sở dữ liệu về khiếu nại, giải quyết khiếunại; để tổ chức công dân thận lợi trong việc thực hiện khiếu nại, tìm hiểu pháp luật,tra cứu tài liệu, văn bản chính sách, pháp luật của Nhà nước về khiếu nại, giải quyếtkhiếu nại… Bên cạnh đó, yếu tố phát huy vai trò của các tổ chức, cá nhân trongtuyên truyền, phổ biến giáo dục nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân đểthực hiện tốt quyền, nghĩa vụ khiếu nại của mình theo quy định của Hiến pháp vàpháp luật cũng có vai trò quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại
Kết luận chương 1
Thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại không chỉ nhằm bảo đảm quyền
cơ bản của công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, mà còn phát huydân chủ, thực hiện cơ chế công dân, tổ chức bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp củamình trong mối quan hệ quản lý với cơ quan, người có thẩm quyền trong cơ quannhà nước Đồng thời, thông qua công tác giải quyết khiếu nại đó còn trực tiếp xácđịnh rõ trách nhiệm của các chủ thể quản lý nhà nước; góp phần bảo vệ lợi ích nhànước, công dân, tổ chức và toàn xã hội Việc làm rõ hơn các vấn đề lý luận, pháp lý
Trang 35về giải quyết khiếu nại trong chương 1 là cơ sở để đánh giá quy định pháp luật vàthực tiễn áp dụng pháp luật trong công tác giải quyết khiếu nại, đáp ứng các yêucầu, nhiệm vụ trong quản lý hành chính nhà nước đặt ra
Trang 36Chương 2 THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH
TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
2.1 Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ
Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng miền núi trung du Bắc Bộ Địa giới hành chínhcủa tỉnh tiếp giáp với: Tỉnh Tuyên Quang về phía Bắc; tỉnh Hòa Bình về phía Nam;tỉnh Vĩnh Phúc về phía Đông; thành phố Hà Nội về phía Đông Nam; tỉnh Sơn La,Yên Bái về phía Tây
Nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng vàvùng Tây Bắc, Phú Thọ có vị trí địa lý mang ý nghĩa là trung tâm tiểu vùng Tây -Đông - Bắc; cách trung tâm Hà Nội khoảng 80km về phía Bắc, cách sân bay Quốc
tế Nội Bài khoảng 60km Với vị trí “ngã ba sông” - điểm giao nhau của sông Hồng,sông Đà và sông Lô, là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ là đầu mốitrung chuyển, giao lưu kinh tế giữa các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnhmiền núi phía Bắc Việt Nam và hai tỉnh Quảng Tây, Vân Nam, Trung Quốc Nằmtrong vành đai của các tuyến trục giao thông quan trọng: đường bộ có Quốc lộ 2,Cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đường Hồ Chí Minh, đường sắt có tuyến đường xuyên
Á, đường sông chạy từ Trung Quốc qua các tỉnh phía Tây vùng Đông Bắc đều quy
tụ về Phú Thọ rồi mới tỏa đi Hà Nội, Hải Phòng và các khu vực khác Với vị trí địa
lý này, Phú Thọ hội tụ các điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao thươngvới các vùng trong nước và quốc tế
Tỉnh Phú Thọ có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế, văn hóa
và xã hội Trong đó phải kể đến các tiềm năng thế mạnh như về đất đai đáp ứng tốt
về nhu cầu sản xuất, phục vụ các dự án với nhiều chính sách ưu đãi phù hợp nhằmkích thích sản xuất và thu hút đầu tư Hiện Phú Thọ đã quy hoạch, thành lập 07 khucông nghiệp, ngoài ra tỉnh cũng đã quy hoạch khoảng 3.000 ha quỹ đất để phục vụcho phát triển công nghiệp dịch vụ Thời gian cho thuê đất dự án là 50 năm, cónhững dự án là 70 năm, thuận lợi về hệ thống giao thông, điện… Tiềm năng về du
Trang 37lịch với 150 di tích lịch sử văn hóa, nghệ thuật được xếp hạng và nhiều danh lamthắng cảnh, cùng với các điều kiện tự nhiên đã tạo cho Phú Thọ nguồn tài nguyên
du lịch phong phú và hấp dẫn Trong đó có thể khai thác các loại hình dịch vụ dulịch như tham quan, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, du lịch sinh thái, dịch
vụ nhà hàng ăn uống Tỉnh Phú Thọ coi đây là một trong ba khâu đột phá, ban hànhcác chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư, các khu du lịch trọng điểm gồm: Khu ditích lịch sử Đền Hùng; Khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thủy; Quần thể dulịch Ao Châu, đền Mẫu Âu Cơ - Ao giời suối tiên; Vườn quốc gia Xuân Sơn đãđược quy hoạch và đi vào khai thác có nhiều tiềm năng, đáp ứng nhu cầu đầu tưkinh doanh cho các dự án
2.2 Thực tiễn giải quyết khiếu nại hành chính tại Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ từ năm 2015 đến nay
2.2.1 Thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại tại Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ
Tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công táctiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Quy định số 11-QĐ/TW ngày 18/12/2019của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đốithoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân; Kết luận củaThủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị về công tác giải quyết các vụviệc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài tại Thông báo số 202/TB-VPCPngày 31/5/2018 của Văn phòng Chính phủ
Để tổ chức thực hiện nghiêm túc, kịp thời, hiệu quả các văn bản của Đảng vàvăn bản pháp luật của Nhà nước về giải quyết khiếu nại Thường trực Tỉnh ủy đãban hành Chỉ thị số 14-CT/TU ngày 21/6/2013 về tăng cường sự lãnh đạo của cấp
ủy đảng trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; Chỉthị số 31/CT-UBND ngày 01/11/2012 của UBND tỉnh về chấn chỉnh, tăng cườngtrách nhiệm của thủ trưởng các cấp, các ngành trong công tác tiếp công dân, giải quyếtkhiếu nại, tố cáo; chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy tại Văn bản số 869-CV/TU ngày
Trang 3817/10/2017 về việc tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết đơn khiếu nại tốcáo; Quyết định số 3545/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh PhúThọ, Ban Tiếp công dân; Quyết định số 1249/QĐ-UBND ngày 30/5/2019 của Chủtịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, Quyết định số 2388/QĐ-UBND ngày 09/9/2020
và Kế hoạch số 3058/KH-UBND ngày 05/7/2019 về kiểm tra, rà soát, giải quyếtkhiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp kéo dài Do đó, công tác tiếp công dân, giảiquyết khiếu nại đã đi vào nề nếp và đạt được những kết quả quan trọng trong thờigian qua (từ năm 2015 đến tháng 6/2021)
2.2.1.1 Tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại
Việc tiếp nhận và xử lý đơn khiếu nại là hoạt động đầu tiên làm phát sinhquan hệ pháp luật hành chính về khiếu nại giữa người khiếu nại với cơ quan, tổchức có thẩm quyền Do đó, tiếp nhận và xử lý đơn khiếu nại phải được thực hiệntheo đúng trình tự, thủ tục, hình thức… do pháp luật về khiếu nại quy định
Việc tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại hiện nay được thực hiện theo cơ chếmột cửa, nghĩa là đơn khiếu nại của công dân, tổ chức khiếu nại đến UBND tỉnhthuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đều được tập trungtại Ban Tiếp công dân tỉnh; sau khi đơn khiếu nại được tiếp nhận, cán bộ tiếp côngdân có trách nhiệm vào sổ theo dõi, trên cơ sở xác định rõ thẩm quyền nếu thuộcthẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND tỉnh được xử lý như sau:
Trong trường hợp đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết lần đầuthì cán bộ tiếp công dân trình người đứng đầu Ban Tiếp công dân tỉnh, hướng dẫnngười khiếu nại gửi đơn khiếu nại đó đến cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền giảiquyết khiếu nại để được giải quyết theo quy định của pháp luật Nếu đơn khiếu nạikhông thuộc thẩm quyền giải quyết đã được hướng dẫn nhưng đã quá thời hạn màchưa được giải quyết; cán bộ tiếp công dân báo cáo, trình người đứng đầu Ban Tiếpcông dân để ban hành văn bản đề nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền giảiquyết hoặc Trưởng ban tiếp công dân sẽ trao đổi để Chánh văn phòng UBND tỉnh ký,thừa lệnh Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xemxét, giải quyết, trả lời người khiếu nại và báo cáo kết quả cho Chủ tịch UBND tỉnh
Trang 39Trường hợp đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịchUBND tỉnh, đủ điều kiện thụ lý, được cán bộ tiếp công dân trình Trưởng ban Tiếpcông dân đề xuất UBND tỉnh giao cho Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBNDtham mưu, giải quyết theo quy định của pháp luật đối với thẩm quyền giải quyếtKNHC của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ.
2.2.1.2 Thụ lý đơn và giao Thủ trưởng cơ quan chuyên môn xác minh, kết luận, đề xuất biện pháp giải quyết khiếu nại
Theo quy định của pháp luật hiện hành, khiếu nại có thể được tiến hànhbằng việc gửi đơn hoặc trình bày trực tiếp, người tiếp nhận phải ghi lại thành đơnkhiếu nại hoặc văn bản sau đó yêu cầu người khiếu nại ký tên xác nhận nội dungkhiếu nại; nếu đơn thuộc thẩm quyền nhưng không đủ điều kiện để thụ lý thì phảithông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết Đối với các khiếu nại vừa có nộidung khiếu nại và tố cáo thì thụ lý giải quyết phần khiếu nại còn nội dung tố cáo thìgiải quyết theo quy định của pháp luật về tố cáo Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩmquyền cuả cấp dưới mà quá thời pháp mà pháp luật quy định vẫn chưa giải quyết, cơquan cấp, nhận được đơn phải yêu cầu cấp dưới giải quyết theo đúng quy định củapháp luật, chỉ đạo kiểm tra đôn đốc ở cấp dưới Đơn khiếu nại do đại biểu Hội đồngnhân dân, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Phú Thọ hoặc các tố cáo viên của Mặt trận hoặc cơquan báo chí chuyển đến nếu thuộc thẩm quyền thì cơ quan nhận đơn thụ lý giảiquyết và thông báo cho cơ quan, tổ chức chuyển đơn biết về việc thụ lý giải quyết;nếu không thuộc thẩm quyền thì trả đơn và thông báo cho người có đơn biết rõ lý dokhông thụ lý Trong trường hợp có nhiều người đứng tên một đơn người nhận đơnphải hướng dẫn từng người một đưa đơn Người nhận đơn phải vào sổ, việc vào sổ
có yêu cầu xác nhận là khiếu nại đã được tiếp nhận để xem xét giải quyết và là cơ
sở để xem xét giải quyết khiếu nại sau này, không nhận được đơn giải quyết khichưa được đưa vào sổ
Tại UBND tỉnh Phú Thọ việc thụ lý đơn được thực hiện bởi Ban Tiếp côngdân, đây là cơ quan đầu mối nhận đơn khiếu nại gửi đến UBND tỉnh Phú Thọ và cótrách nhiệm phân loại, xử lý, theo dõi kết quả giải quết khiếu nại, tổng hợp báo cáo
Trang 40Chủ tịch UBND tỉnh Tại Ban Tiếp công dân tỉnh Phú Thọ, bộ phận tiếp nhận và xử
lý đơn khi nhận được đơn khiếu nại do người khiếu nại gửi đến hoặc được chuyểnđến theo đường bưu chính Sau khi kiểm tra, xem xét, đơn khiếu nại sẽ được thụ lýkhi có đầy đủ các điều kiện khiếu nại theo quy định của pháp luật Ban Tiếp côngdân tỉnh sẽ không thụ lý để giải quyết khiếu nại nếu thuộc một trong các trườnghợp: Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong nội bộ cơ quan nhà nước đểchỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ; quyết định hành chính, hành vi hànhchính trong chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hànhchính cấp dưới; quyết định hành chính có chứa đựng các quy phạm pháp luật do cơquan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục của pháp luật
về ban hành văn bản quy phạm pháp luật; quyết định hành chính, hành vi hànhchính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoạigiao theo danh mục do Chính phủ quy định; Quyết định hành chính, hành vi hànhchính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của ngườikhiếu nại; Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không cóngười đại diện hợp pháp; Người đại diện không hợp pháp thực hiện khiếu nại; Đơnkhiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại; Thời hiệu, thời hạnkhiếu nại đã hết mà không có lý do chính đáng; Khiếu nại đã có quyết định giảiquyết khiếu nại lần hai; Có văn bản thông báo đình chỉ việc giải quyết khiếu nại màsau 30 ngày người khiếu nại không tiếp tục khiếu nại; Việc khiếu nại đã được Tòa
án thụ lý hoặc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án, trừ quyếtđịnh đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của Tòa án23
Sau khi thụ lý đơn khiếu nại (do chuyên viên thuộc Ban Tiếp công dân tỉnhPhú Thọ thực hiện) và nghiên cứu để đề xuất ý kiến, tham mưu cho Chủ tịch UBNDtỉnh giao cho thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND xác minh, kết luận và
đề xuất biện pháp xử lý đối với nội dung, yêu cầu trong đơn khiếu nại
Trong thời hạn 10 ngày, người có thẩm quyền phải ban hành văn bản thôngbáo cho người khiếu nại biết đơn khiếu nại của họ có được thụ lý hay không
23 Điều 11 Luật Khiếu nại năm 2011.