Quán triệt Nghị quyết 29/NQ-TW của Đảng, với mục tiêu tổng quát là "Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yê
Trang 1Mục Nội dung Trang
2.3
Giải pháp nâng cao năng lực giao tiếp cho HS khi dạy
kiểu bài “Nói và nghe” ở lớp 7 (Ngữ liệu
SGK Ngữ văn 7, bộ “Cánh diều”)
4
Trang 2Số TT Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ Ghi chú
Trang 3A ĐẶT VẤN ĐỀ:
I Lí do chọn đề tài:
Giao tiếp là hoạt động mang tính xã hội của con người, là một trong những điều kiện quan trọng để xã hội loài người tồn tại và phát triển Hiện nay, các nước phát triển trên thế giới đều quan tâm nghiên cứu vấn đề giao tiếp và đưa nội dung này vào dạy học trong nhà trường từ tiểu học đến đại học Xu hướng phát triển chung của giáo dục các nước tiên tiến trên thế giới là hướng đến việc hình thành các loại năng lực cho HS, trong đó giao tiếp là một năng lực quan trọng. Quán triệt Nghị quyết 29/NQ-TW của Đảng, với mục tiêu tổng quát là
"Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả" [1], việc triển khai dạy học các bộ môn nói chung và Ngữ văn nói riêng theo định hướng phát triển năng lực hiện nay là một yêu cầu bức thiết
Về mục tiêu, Chương trình GDPT 2018 đã xác định yêu cầu cần đạt về
phẩm chất chủ yếu và năng lực chung: "Môn Ngữ văn góp phần hình thành, phát triển ở HS những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể" [2] Chương trình GDPT 2018 cũng qui định các yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của HS, trong đó có năng lực ngôn ngữ (bao gồm năng lực sử dụng tiếng Việt và năng lực sử dụng ngoại ngữ; mỗi năng lực được thể hiện qua các hoạt động: đọc, viết, nói, nghe) và năng lực văn học
Để đạt được mục tiêu này, chương trình đã đưa ra những quy định yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực gồm sáu phẩm chất và chín năng lực Trong số chín năng lực HS cần hình thành và phát triển thì năng lực giao tiếp
là một trong những năng lực cốt lõi, quan trọng cần hình thành và phát triển
vì nó là tiền đề, là cơ sở cho việc phát triển các năng lực khác Bởi nó giúp các em làm chủ bản thân, làm chủ các tình huống đặt ra trong cuộc sống, giải quyết các vấn đề một cách nhanh nhất bằng con đường tư duy và ngôn ngữ Mục tiêu chương trình môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực là hướng tới việc hình thành và bồi dưỡng hai năng lực chung: năng lực giao tiếp và năng lực sử dụng ngôn ngữ (với 4 nhóm năng lực bộ phận cơ bản là: nghe, nói, đọc, viết); thông qua hai năng lực này mà bồi dưỡng và phát triển các phẩm chất tinh thần cao đẹp khác cho
HS Ngoài ra môn học này còn hình thành và phát triển các năng lực chuyên biệt như năng lực phân tích - cảm thụ - thưởng thức văn học; năng lực sáng tạo nghệ thuật ngôn từ; năng lực đồng cảm - chia sẻ
Như vậy môn Ngữ văn là môn học đóng vai trò chủ đạo trong việc hình
Trang 4thành, phát triển năng lực giao tiếp cho HS Qua môn Ngữ văn, HS biết xác định mục đích giao tiếp, lựa chọn nội dung, kiểu văn bản và thể loại, ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp khác phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp để thảo luận, lập luận, phản hồi, đánh giá về các vấn đề trong học tập và đời sống; biết tiếp nhận các kiểu văn bản và thể loại đa dạng; chủ động, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ trong giao tiếp, từ đó mà hình thành ở các em khả năng phản xạ nhanh, khả năng xử lý tình huống giao tiếp trong đời sống xã hội
SGK Ngữ văn - bộ sách “Cánh diều - Nguyễn Minh Thuyết và cộng sự”
[4] là 1 trong 3 bộ sách được Bộ GD-ĐT phê duyệt; trở thành một tài liệu lựa chọn giảng dạy hữu ích trong cả nước Việc thực hiện Chương trình GDPT
2018 mới chỉ được hơn 2 năm đối với bậc THCS, một bộ phận GV còn ít kinh nghiệm trong việc đổi mới phương pháp dạy học Dự định lựa chọn bộ SGK này làm phạm vi nghiên cứu cho đề tài theo tôi nghĩ là một việc làm thiết thực cho hành trang giáo dục sắp tới
Vì những lí do trên, cá nhân tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “ Giải pháp nâng cao năng lực giao tiếp cho HS qua tiết học “Nói và nghe” trong Ngữ văn 7 tại trường THCS” để trao đổi, chia sẻ với các đồng nghiệp của mình về
những kinh nghiệm trong khi dạy một kiểu bài nhằm phát huy, nâng cao năng lực giao tiếp cho HS
II Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở lí thuyết và thực tiễn, với đề tài tôi mong muốn đề xuất một
số biện pháp nhằm hình thành, củng cố và phát triển năng lực giao tiếp của
HS thông qua dạy học kiểu bài “Nói và nghe” trong chương trình Ngữ văn 7
III Đối tượng nghiên cứu:
Kinh nghiệm nâng cao năng lực giao tiếp cho HS khi dạy kiểu bài “Nói
và nghe” trong chương trình Ngữ văn 7 tại trường
III Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp nghiên cứu thống kê
- Phương pháp thực nghiệm dạy học
B NỘI DUNG
Trang 5I Cơ sở lí luận:
- Khái niệm về năng lực : Hiện nay có nhiều quan niệm về năng lực, theo
Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), năng lực được hiểu là “Khả năng đáp ứng một cách hiệu quả những yêu cầu phức hợp trong một bối cảnh
cụ thể” [2]; theo Chương trình GDPT năm 2018: Năng lực là thuộc tính cá
nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể [3]
- Khái niệm về giao tiếp: Giao tiếp là hoạt động tiếp xúc giữa các thành
viên trong xã hội nhằm đạt được mục đích, tác động về mặt nhận thức hoạt động với các đối tượng quan hệ Giao tiếp thể hiện qua quá trình chia sẻ thông tin, trao đổi quan điểm nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau Giao tiếp tốt là giao tiếp có văn hóa, trong đó mức độ đánh giá được nhìn nhận qua thái độ, nguyên tắc ứng xử, nghi thức lời nói [5]
- Khái niệm về năng lực giao tiếp: Ở Việt Nam, khái niệm về năng lực
giao tiếp được các nhà nghiên cứu chủ yếu tổng kết lại quan điểm của các chương trình giáo dục trên thế giới Có thể khái niệm về năng lực giao tiếp như sau: Năng lực giao tiếp là khả năng vận dụng kiến thức, kinh nghiệm, thái độ, tình cảm liên quan đến giao tiếp, đảm bảo cho hoạt động giao tiếp thu được hiệu quả [5]
II Thực trạng vấn đề
1 Định hướng dạy học “Nói và nghe” trong Chương trình GDPT 2018 môn Ngữ văn:
Chương trình GDPT 2018 đã quy định rõ thời lượng dành cho hoạt động nói và nghe là 10% số tiết của năm học Lộ trình dạy học kĩ năng nói và nghe trong chương trình có sự nhất quán, liên tục cả ba cấp học Kiểu dạng bài
“Nói và nghe” trong chương trình Ngữ văn 7 bao gồm 12 tiết, được giáo viên dạy xuyên suốt cả năm học ở 10 bài học
2 Về phía GV:
Đa số GV đã có ý thức nâng cao năng lực giao tiếp cho HS trong quá trình dạy học Tuy nhiên do thiếu kinh nghiệm rèn luyện năng lực giao tiếp cho HS nên GV vẫn còn lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch bài dạy cũng như quy trình các hoạt động lên lớp
GV chưa tích cực hóa các hoạt động học tập của HS, chưa tạo điều kiện cho
HS hoàn cảnh giao tiếp thuận lợi như không khí hào hứng của lớp học, thái độ hợp tác của những người cùng tham gia giao tiếp, sự động viên khuyến khích kịp thời của GV, chưa tạo cho HS nhu cầu muốn giao tiếp, muốn được bộc lộ
Trang 63 Về phía HS:
Khảo sát thực tế bằng phiếu thăm dò (Phụ lục 2) tại 2 lớp 7 trường THCS
có 72 HS với kết quả đầu năm như sau:
Đầu năm học
2023-2024
Tổng
số HS khảo sát
Kỹ năng giao tiếp tốt
Kỹ năng giao tiếp đạt
Kỹ năng giao tiếp chưa đạt
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Qua bảng số liệu trên và tổng hợp ý kiến của giáo viên dạy môn Ngữ văn 7, tôi nhận thấy, các kỹ năng về “nghe” và “nói” của HS còn nhiều khiếm khuyết
HS chưa có năng lực biết lắng nghe để nhận thức, thấu hiểu mà ứng xử cho phù hợp HS chưa quen với lắng nghe để cảm nhận theo cách nghệ thuật
Bên cạnh đó, HS yếu về kỹ năng nói, thuyết trình và tranh luận Cho nên, nhiều em trong lớp học còn thụ động, rụt rè; đôi khi còn khép nép thu mình vì sợ nói, sợ sai
III Các giải pháp áp dụng để giải quyết vấn đề
1 Nắm vững mục tiêu cần đạt:
GV nắm vững yêu cầu của từng bài, từng tiết dạy Yêu cầu này bám sát yêu cầu của Chương trình GDPT 2018 Từ đó, GV xây dựng mục tiêu tiết dạy sao cho phù hợp với nội dung tiết học, phương pháp dạy học được sử dụng Mục tiêu cần phù hợp với đối tượng HS và phải gắn liền giữa việc rèn kĩ năng và kiến thức của quá trình học những yêu cầu trước đó Mà đặc biệt là cần phải đạt được
kĩ năng sử dụng ngôn ngữ nói và kĩ năng thuyết trình trước tập thể
Ví dụ: Tôi xây dựng mục tiêu cho tiết nói và nghe ở
Bài 5: VĂN BẢN THÔNG TIN
Tiết 71 : Nói và nghe: “Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một
trò chơi hay hoạt động” như sau:
I MỤC TIÊU
1 Kiến thức:
- HS ý thức được ý nghĩa của việc giải thích về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay họat động
- HS biết giải thích rành mạch về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động nhằm giải đáp những thắc mắc của người tham gia hoặc muốn tìm hiểu về trò chơi hay hoạt động ấy
2 Năng lực
a Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân,
năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực trình bày
b Năng lực riêng biệt:
Trang 7- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập giải thích quy tắc hay luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động
- Năng lực tiếp thu tri thức tiếng việt để hoàn thành các bài tập, vận dụng thực tiễn
3 Phẩm chất:
- Chăm chỉ, trách nhiệm
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập
Khi GV xác định được mục tiêu rõ ràng, cụ thể thì sẽ tiến hành các bước lên lớp thuận tiện, để biết áp dụng hình thức, phương pháp dạy học phù hợp Tuy nhiên, mục tiêu đó có thể thay đổi tuỳ theo mức độ, khả năng của đối tượng HS
2 Xây dựng Kế hoạch bài dạy:
- GV thiết kế, xây dựng kế hoạch bài dạy phù hợp với tình hình thực tiễn,
cơ sở vật chất của nhà trường và đặc điểm đối tượng HS Cụ thể:
* Hoạt động Mở đầu/xác định vấn đề: khơi gợi kiến thức nền về kĩ năng
nói/nghe hoặc kiểu bài nói (cách kể, cách tóm tắt, thuyết trình, …), kiến thức liên quan đến nội dung nói mà HS sẽ học, kết nối với nội dung phần viết (nếu phù hợp) bằng một số câu hỏi
* Hoạt động Hình thành kiến thức mới:
+ Hướng dẫn HS phân tích đặc trưng của kiểu bài nói qua 1 mẫu (video clip, GV làm mẫu) HS rút ra cách thức nói (sử dụng các phương tiện hỗ trợ, cách thu hút người nghe, cử chỉ, điệu bộ, …)
+ Hướng dẫn HS chuẩn bị bài nói (mục đích nói, người nghe, đề tài, nội dung, cách thức luyện tập)
+ Hướng dẫn HS xác định tiêu chí đánh giá (công cụ đánh giá) và cách dùng các tiêu chí đó để luyện tập, thực hành
* Hoạt động Luyện tập: Tổ chức cho HS luyện nói theo cặp/nhóm và nói
toàn lớp; có thể kết hợp cho HS nói - nghe tương tác (nhưng cần nhấn mạnh kĩ năng nào được chọn trong mục tiêu bài học); hướng dẫn và yêu cầu HS ở vai người nghe dùng công cụ để đánh giá phần trình bày của HS nói (để những HS
tự học, rút kinh nghiệm về kĩ năng nói) GV tổ chức cho cả lớp đánh giá, rút kinh nghiệm
Lưu ý: có thể cho HS luyện nói, luyện nghe và nói - nghe tương tác (tổ chức cho HS trao đổi giữa người nói với người nghe).
* Hoạt động Vận dụng: Giao nhiệm vụ để HS tự nói/kể, quay video, đăng
lên group lớp/Google Classroom để các HS khác xem và nhận xét bằng công cụ
đã sử dụng ở lớp
Lưu ý: Dạy nói cần gắn với dạy nghe nhưng ở mỗi bài cần chú ý mục
Trang 8tiêu trọng tâm là nói hay nghe để có định hướng đánh giá yêu cầu cần đạt nào.
3 Hướng dẫn HS chuẩn bị ở nhà:
Phần chuẩn bị ở nhà là vô cùng quan trọng để tổ chức thành công một tiết dạy luyện nói nghe nâng cao năng lực giao tiếp Công việc của phần này chủ yếu là của HS nhưng để HS chuẩn bị tốt góp phần vào sự thành công của tiết dạy thì GV phải hướng dẫn HS chuẩn bị ở nhà đúng yêu cầu Sự hướng dẫn giúp
HS chuẩn bị tốt hơn và tạo thói quen cho HS ở những tiết học sau
Khi chuẩn bị cần chú ý:
* Chuẩn bị nội dung nói đảm bảo đầy đủ
- Nội dung nói là yếu tố đầu tiên và vô cùng quan trọng Người có năng lực nói tốt thế nào đi nữa nhưng vốn kiến thức và hiểu biết nghèo nàn thì khó mà nói hay được
- Muốn có nội dung để nói hay, cần thường xuyên học hỏi nâng cao vốn sống, vốn hiểu biết thông qua tri thức Ngữ văn Nếu có điều kiện hãy đọc thêm những cuốn sách và báo chí phù hợp với lứa tuổi của mình
* Cần viết ra giấy những điều sẽ nói thành một dàn bài:
- Phải là chính mình lập dàn bài Nhờ một người khác lập dàn bài thay
mình thì khó mà nói hay được Chỉ nên làm một dàn bài ngắn gọn Dàn ý phải
đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài với các ý trong từng phần
- Chuẩn bị nội dung sẽ nói ra giấy, chỉ nên ghi vắn tắt các ý và biết sắp xếp, lựa chọn các từ ngữ then chốt
- Sau khi lập dàn bài HS cần nghiền ngẫm về chính dàn bài đó và có thể triển khai dàn ý thành một bài văn với các gợi ý ở trong SGK, không nên viết thành một bài nói hoàn chỉnh để học thuộc
- HS cần thoát li văn bản chữ, chỉ sử dụng các thiết bị đa phương tiện hỗ trợ cho phần trình bày nhưng không nên quá lệ thuộc
4 Vận dụng linh hoạt, hiệu quả các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực:
a Dùng phương pháp đóng vai:
* Bản chất
- Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định `Đây là phương pháp nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được
- Phương pháp đóng vai thu hút được sự chú ý và hứng thú học tập cho HS, giúp HS rèn luyện, thực hành những kỹ năng giao tiếp, ứng xử và bày tỏ thái độ trong những tình huống thực tiễn Phương pháp này còn tạo điều kiện làm nảy
Trang 9sinh óc sáng tạo của HS khi xử lý tình huống
* Quy trình thực hiện
Có thể tiến hành đóng vai theo các bước sau:
- GV nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, yêu cầu đóng vai cho từng nhóm Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai
- Các nhóm lên đóng vai
- Lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử và cảm xúc của các vai diễn; về ý nghĩa của các cách ứng xử
- GV kết luận, định hướng cho HS về cách ứng xử tích cực trong tình huống đã cho
* Một số lưu ý
- Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề bài học, phù hợp với lứa tuổi, trình độ HS và điều kiện, hoàn cảnh lớp học
- Tình huống không nên quá dài và phức tạp, vượt quá thời gian cho phép
- Tình huống phải có nhiều cách giải quyết
- Tình huống cần để mở để HS tự tìm cách giải quyết, cách ứng xử phù hợp; không cho trước “kịch bản”, lời thoại
- Cần quy định rõ thời gian thảo luận và đóng vai của các nhóm
- Trong khi HS thảo luận và chuẩn bị đóng vai, GV nên đi đến từng nhóm lắng nghe và gợi ý, giúp đỡ HS khi cần thiết
- Nên khích lệ cả những HS nhút nhát cùng tham gia
- Nên có hoá trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của tiểu phẩm đóng vai
Ví dụ: Khi dạy Bài 2- Thơ bốn chữ, năm chữ, SGK Ngữ văn 7 (tập 2), bộ
sách “Cánh diều” ở phần Nói và nghe: “Trao đổi về một vấn đề” GV nêu vấn
đề trao đổi là hiện tượng đời sống hoặc vấn đề văn học, có thể nêu chủ đề, chia nhóm và giao nhiệm vụ cho HS đóng vai theo các tình huống trong đời sống:
- Tình huống 1: Để tham gia hội diễn văn nghệ của trường, có nhiều ý kiến
nên chọn các bài hát sôi động xen lẫn các bản ráp hít và kết hợp nhảy vũ đạo; có
ý kiến lại cho rằng nên tham gia bằng các tiết mục múa nón, múa quạt, múa khăn trên nền nhạc các bài hát dân ca Các em hãy nhập vai tham gia cuộc trao đổi trên
- Tình huống 2: Có nhiều bạn trang trí góc học tập bằng các sản phẩm thủ
công truyền thống mà ta thường bắt gặp: bình gốm, khay tre, lọ trúc, giỏ mây, tranh Đông Hồ, đồ gỗ mĩ nghệ…; có bạn lại chọn treo tranh và các vật dụng trang trí hiện đại Các em hãy nhập vai 2 nhóm HS trên để đưa ra các ý kiến
b Dùng phương pháp thảo luận nhóm (TLN)
- Thông qua việc tổ chức hoạt động TLN, HS được kích thích bản năng nói
và nghe, rèn luyện nói và nghe có chủ đích Qua hoạt động, HS biết xác định
Trang 10mục đích giao tiếp, lựa chọn nội dung, kiểu văn bản và thể loại, ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ khác nhau để thảo luận; biết đối thoại phù hợp dựa trên ngữ cảnh; chủ động, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ trong giao tiếp HS biết đồng cảm với suy nghĩ của người khác; biết sống hoà hợp và hoá giải các mâu thuẫn; thiết lập và phát triển mối quan hệ với người khác
* Yêu cầu:
- Trong khi trình bày, HS cần có phong thái tự tin, tác phong nhanh nhẹn,
ăn mặc gọn gàng HS cần thoát li văn bản chữ, chỉ sử dụng các thiết bị đa phương tiện hỗ trợ cho phần trình bày nhưng không nên quá lệ thuộc Yếu tố quan trọng nhất là giọng điệu nói cần linh hoạt: nhẹ nhàng, ca ngợi, cảm thán hay hùng hồn, phê phán, bức xúc… tùy theo chủ đề nói, tuy nhiên cần nhấn mạnh ở các luận điểm quan trọng, giúp người nghe nắm bắt được nội dung trọng tâm Đồng thời, người nói cũng cần chú ý đến ngôn ngữ cơ thể, các cử chỉ tay, chuyển động chân, biểu cảm gương mặt, ánh mắt…
- Về kĩ năng nói và nghe tương tác, người nói cần tạo ra được kết nối, tương tác với người nghe, tích cực nhận thông tin phản hồi Khi nắm bắt được những tri thức nền về chủ đề, thông tin bổ ích về kĩ năng nói và nghe, kĩ năng TLN, HS sẽ tự điều chỉnh hành vi để thực hành tốt hơn
* Cách thực thực hiện:
- Lựa chọn chủ đề thảo luận: GV lựa chọn một chủ đề trong SGK hoặc
ngoài SGK, tuy nhiên, chủ đề đó phải gần gũi, thiết thực với HS; hoặc GV trao quyền lựa chọn chủ đề cho HS, nếu HS không đề xuất được chủ đề phù hợp, GV gợi ý một vài chủ đề cho HS lựa chọn Đề tài lựa chọn có thể là kế thừa ở phần Viết trước đó hoặc một đề tài hoàn toàn mới mà nhóm quan tâm ở hiện tại
Ví dụ: Trong Bài 8 Nghị luận xã hội SGK Ngữ văn 7 (tập 2) bộ sách
“Cánh diều”, ở phần Nói và nghe: “Thảo luận nhóm về một vấn đề đời sống”,
HS có thể kế thừa phần viết: “Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống” HS có thể lựa chọn một trong những chủ đề sau:
- Có thể bỏ qua một số môn, chỉ nên học những môn mình yêu thích
- Tắt thiết bị điện trong Giờ Trái Đất chỉ là việc làm hình thức, không có tác dụng vì chẳng tiết kiệm điện được bao nhiêu
- SGK bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình, nếu muốn, mình
có thể viết, vẽ vào đó
- Các thủ thuật gợi dẫn vấn đề thảo luận cho HS: GV có thể gợi dẫn bằng
các thủ thuật sau: Tạo không gian khám phá đối tượng bí mật: Ô cửa bí mật, Bức tranh bí ẩn, Chiếc nón kì diệu; Tạo không gian tranh biện: Trường teen, Phiên tòa thế kỉ, Ai thông minh hơn HS lớp 7, Nhanh như chớp, Ai là triệu phú, Chuyện kể sáng tạo