1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Skkn Một Số Biện Pháp Tạo Hứng Thú Giúp Học Sinh Lớp 6 Yêu Thích Phân Môn Lịch Sử Theo Hướng Nâng Cao Hiệu Quả Bài Học (2024).Doc

38 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp tạo hứng thú giúp học sinh lớp 6 yêu thích phân môn Lịch sử theo hướng nâng cao hiệu quả bài học
Chuyên ngành Lịch Sử
Thể loại Báo cáo sáng kiến
Năm xuất bản 2024
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

Để làm được điều này, giáo viên khi lên lớp, ngoàicác phương pháp dạy học truyền thống cần phát huy tính tích cực của học sinhthông qua việc tổ chức các trò chơi, hoạt động nhóm, khuyến

Trang 1

1 Tên sáng kiến: Một số biện pháp tạo hứng thú giúp học sinh lớp 6 yêu thích phân môn Lịch sử theo hướng nâng cao hiệu quả bài học.

2 Mô tả bản chất sáng kiến:

Môn Lịch sử lẽ ra là môn học rất hấp dẫn đối với đa số học sinh vì các emluôn có nhu cầu khám phá những gì mà nhân loại hay cha ông chúng ta đã trải quatrong tiến trình lịch sử, đồng thời bất kỳ một công dân của quốc gia nào cũng đềuphải biết và hiểu lịch sử của đất nước mình, tổ tiên mình cũng như lịch sử các quốcgia khác trên thế giới Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh dựng nước vàgiữ nước Được học môn Lịch sử, học sinh mới biết được nguồn gốc dân tộc, biếtnhững chiến công oanh liệt của các thế hệ ông cha trong công cuộc xây dựng vàbảo vệ đất nước Học lịch sử, học sinh sẽ được bồi đắp lòng yêu nước, tinh thần tựhào dân tộc Từ đó cũng có ý chí, bản lĩnh và có mục tiêu rèn luyện phấn đấu Chonên có thể nói môn Lịch sử có vai trò quan trọng trong việc giáo dục thái độ, tưtưởng tình cảm và ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ trong hiện tại và tương lai

Mặc dù có vai trò, chức năng, nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục thế hệ trẻnhưng hiện nay việc dạy học lịch sử chưa hoàn thành tốt vai trò của mình và mộtthực tế đáng buồn là học sinh không thích môn Lịch sử, xem nhẹ môn Lịch sử Các

em tiếp thu kiến thức một cách hời hợt, thiếu chính xác, thiếu hệ thống Thực trạngnày đã ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến kết quả học tập của học sinh Do đó, rấtcần tập trung nghiên cứu để tìm ra biện pháp tạo hứng thú học tập lịch sử cho họcsinh, thông qua đó góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử trong nhà trường

Vì vậy làm thế nào để tạo cho học sinh hứng thú học lịch sử, có thái độ yêuthích môn học, có phương pháp học tập đúng đắn, đạt hiệu quả bài học cao nhất?

Đó là câu hỏi mà giáo viên đứng lớp nào cũng quan tâm

Nhất là học sinh lớp 6, khi các em mới bước vào cấp THCS, còn khá lạ lẫmvới thầy cô, phương pháp học tập mới Vì vậy các em chưa thể thích ứng ngayđược, để giúp các em có thể nhanh chóng hòa nhập, tạo niềm đam mê hứng thúcho các em đối với môn Lịch sử ngay từ những ngày đầu cấp học, bản thân tôi đã

Trang 2

cố gắng tìm tòi, học hỏi, để có được những giờ dạy lịch sử sinh động nhằm từngbước gây hứng thú và khơi gợi niềm yêu thích của học sinh đối với môn học đầy

tính nhân văn này Vì vậy “Một số biện pháp tạo hứng thú giúp học sinh lớp 6 yêu thích phân môn Lịch sử theo hướng nâng cao hiệu quả bài học” là đề tài

tôi lựa chọn để nghiên cứu

2.1 Các bước và cách thức thực hiện giải pháp:

* Để thực hiện các giải pháp nêu trên, theo tôi cần phải:

- Về phía giáo viên:

+ Cần có sự đầu tư về bài giảng, cố gắng tạo nên tiết học sinh động, lôi cuốncác em vào học tập Làm thế nào để học sinh đến với giờ học lịch sử bằng sự yêuthích, ham học hỏi, khám phá Để làm được điều này, giáo viên khi lên lớp, ngoàicác phương pháp dạy học truyền thống cần phát huy tính tích cực của học sinhthông qua việc tổ chức các trò chơi, hoạt động nhóm, khuyến khích học sinh nêulên những suy nghĩ của mình, có hình thức khen thưởng kịp thời…

- Đối với phụ huynh:

+ Cần quan tâm nhiều hơn đến việc học tập của con em mình, kiểm tra, nhắcnhở, động viên các em học tập Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với giáo viên chủnhiệm, giáo viên bộ môn để nắm bắt tình hình học tập của các em Từ đó có biệnpháp thích hợp để giúp con mình tiến bộ hơn trong học tập

- Đối với học sinh:

+ Học sinh phải chuẩn bị bài mới, hoàn thành nhiệm vụ mà giáo viên giao

về nhà chuẩn bị những câu hỏi, tư liệu mà giáo viên yêu cầu

+ Trong giờ học học sinh tự chủ tự giác tìm hiểu, chủ động tiếp thu kiếnthức tích cực phát biểu ý kiến, phản biện lại những vấn đề mà bản thân chưa hiểuhoặc còn vướng mắc

+ Biết cách làm việc theo nhóm, hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụgiáo viên giao cho

+ Có ý thức trong việc sưu tầm, tìm kiếm các tư liệu lịch sử từ nhiều nguồnkhác nhau như báo chí, sách vở, internet… để phục vụ cho bài học và thực hiệncác hoạt động thực hành, vận dụng

Trang 3

+ Biết cách sử dụng sổ tay và ghi chép trong sổ tay những kiến thức màmình chưa biết, những kiến thức hay, mới và lạ trong sách giáo khoa chưa cungcấp.

+ Học sinh có kĩ năng khai thác và sử dụng được các thông tin của một số tưliệu lịch sử trong bài học

- Nhìn nhận thực trạng dạy học tiết lịch sử ở lớp 6 để từ đó thấy rõ nhữngnhược điểm cần khắc phục, những ưu điểm cần phát huy

- Trao đổi với đồng nghiệp về mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, trang thiết bị–CSVC… để thực hiện tiết dạy học theo hướng đổi mới có hiệu quả Đây là nhữngvấn đề có ý nghĩa cơ sở, làm tiền đề cho sự thăng hoa, sáng tạo trong dạy học nóichung và dạy học lịch sử nói riêng

- Mô tả một số giải pháp dạy học theo hướng đổi mới Đây chỉ là những gợi

ý để đồng nghiệp tham khảo, vận dụng một cách linh hoạt

- Giới thiệu một số tiết đã thực hiện theo hướng đổi mới nhằm trao đổi kinhnghiệm và làm cơ sở đánh giá tính khả thi của đề tài

- Sơ bộ đánh giá bước đầu những ưu điểm, nhược điểm của đề tài qua thăm

dò ý kiến của đồng nghiệp và học sinh

Để thực hiện đề tài trên, tôi đã sử dụng một số phương pháp:

+ Phương pháp hệ thống

+ Phương pháp so sánh giữa thực tiễn dạy học với lý luận dạy học

+ Phương pháp phân tích tổng hợp

+ Phương pháp tích hợp, phối hợp với các phân môn trong bộ môn

Đề tài đã được tiến hành nghiên cứu, khảo nghiệm trong năm học

2022-2023, và học kì 1 năm học 2023-2024 với sự tham gia của giáo viên trong tổ CM

và học sinh trong nhà trường

2.2 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:

Hiện nay, giáo viên đã cố gắng đổi mới phương pháp nhưng hiệu quả chưacao là do:

Trang 4

+ Giáo viên chưa xác định đúng kiến thức trọng tâm của bài, chưa bám sáchgiáo khoa Chưa bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng và vận dụng linh hoạt cácphương pháp, kĩ thuật tích cực nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo cho

học sinh, chưa tạo ra tình huống tích cực để gây sự chú ý của học sinh trong việc

tiếp thu nội dung kiến thức của bài học

+ Chưa phát huy tốt của các phương tiện dạy và học Mặc dù hiện nay trongsách giáo khoa mới hệ thống kênh hình rất sinh động, đầy đủ hấp dẫn, các phònghọc đã trang bị đầy đủ ti vi, tranh ảnh, tài liệu phục vụ cho dạy học rất nhiều nhưngmột số giáo viên và học sinh chưa biết vận dụng và phát huy tối đa hiệu quả củachúng nên giờ học còn khô khan, cứng nhắc, chưa đủ sức tạo sự hấp dẫn, kíchthích hứng thú cho học sinh

+ Học sinh hợp tác chưa tốt trong học tập có thái độ coi nhẹ, không hứng thúkhi học, các em chưa thực sự tích cực trong giờ học ở lớp cũng như học ở nhà nên

có biểu hiện đối phó, làm bài sơ sài hoặc chép tài liệu, copy khi kiểm tra, thi cửhoặc là học theo kiểu “đọc chép”, “nghe ghi” thầy cô cho ghi chữ nào thì về họcchữ đó, khi trả bài thì đọc y như những gì thầy cho ghi khi gặp câu hỏi cần suyluận thì không trả lời được Đặc biệt là với học sinh lớp 6, qua một thời gian dạyhọc, tôi nhận thấy việc học lịch sử với các em không hoàn toàn mới nhưng có sựkhác biệt nhất định so với các em khi còn học ở tiểu học Lên lớp 6, nội dung họcnhiều hơn, khó hơn, phương pháp dạy học cấp THCS cũng khác hơn Sự thay đổinày không phải học sinh nào cũng thích nghi ngay được Vả lại, các em còn quenvới cách học ở tiểu học, chưa có sự đầu tư cho học tập, chưa có phương pháp cũngnhư động cơ học tập đúng đắn, không xác định được nội dung bài học thậm chí làkhông xác định được yêu cầu của giáo viên Chính vì vậy dẫn đến các bài kiểm tracác em chưa có kết quả cao, các em chưa có sự hệ thống hóa kiến thức, chưa cókhả năng phân tích, mở rộng vấn đề, liên hệ thực tiễn Các em ngại đưa ra ý kiếntrả lời không có trong sách giáo khoa, sợ trả lời sai Nên không phát huy được nănglực tự học, chủ động, sáng tạo của học sinh

+ Học sinh chưa tích cực trong học tập Các em còn cho rằng đây là mônphụ, không cần đầu tư tìm hiểu Bên cạnh đó, một số gia đình chưa quan tâm đến

Trang 5

việc học của con em mình, khoán trắng cho nhà trường nên không quản lí đượcviệc học của các em.

Chính vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã có kế hoạch khảo sát học sinh đểthấy rõ chất lượng và thái độ học tập của các em lớp 6 đối với môn học

Việc khảo sát ấy được thể hiện ở hai nội dung:

+ Thứ nhất là dò xem tâm lý của học sinh đam mê việc học sử như thế nào ởcác mức độ: Thích - bình thường - không thích

+ Thứ hai là đánh giá ở bài kiểm tra số 1

* Bảng 1: Kết quả của phép điều tra học sinh với câu hỏi em thích học mônlịch sử ở mức độ nào như sau:

2.3 Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục nhược điểm hiện tại:

Trang 6

Nhiều năm nay, cả nước ta đã và đang tiến hành công cuộc đổi mới giáodục nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Trong thời gian qua Bộ Giáo dục vàĐào tạo đã có nhiều chủ trương, biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng dạy và

học Tuy có nhiều tiến bộ nhưng chất lượng thật sự của giáo dục hiện nay vẫn còn

có một số tồn tại chưa giải quyết được Yêu cầu đặt ra cho chúng ta là phải tìmnhững giải pháp tích cực sát với thực tế để từng bước nâng cao chất lượng, tạo

nguồn hứng thú học sử nơi các em “khơi dậy ngọn lửa tâm hồn” nơi bản thân học sinh, chứ không phải “ nhồi nhét kiến thức” vào bộ não non nớt của các em Từ

những băn khoăn đó, bản thân là giáo viên dạy học sử, với niềm đam mê truyềnkiến thức, tôi đã không ngừng nâng cao và cải tiến những phương pháp tích cựckhi dạy học nhằm đem lại hứng thú cho học sinh, nhất là học sinh lớp 6 Cụ thểnhư sau:

a Đổi mới trong khâu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới:

Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới chính là bước khởi động của một quátrình lĩnh hội tri thức mới trong mỗi giờ lên lớp của giáo viên Giáo viên muốn họcsinh tự giác tìm tòi khám phá tri thức, trước tiên phải có cách hướng dẫn chuẩn bịbài mới cụ thể, hơn thế nữa có thể khơi gợi sự thích thú về nội dung bài sắp học,gợi ra cho học sinh một tâm thế háo hức chuẩn bị cho tiết học mới Để làm đượcđiều đó tôi đã kết hợp cách làm cũ mà nhiều giáo viên khác đã thực hiện rồi kếthợp với một số cách làm mới của bản thân Cụ thể, tôi đã thực hiện như sau:

- Đối với việc hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi: Tôi cụ thể hóa câu hỏi

trong Sách giáo khoa (có thể chia nhỏ câu hỏi để phù hợp với trình độ của họcsinh, nhằm tránh học sinh ngại soạn bài do câu hỏi có tính chất phức tạp, khóhiểu)

- Phát huy năng khiếu của mỗi học sinh, cụ thể khuyến khích và giao nhiệm

vụ học sinh diễn kịch, vẽ tranh… sao cho phù hợp với mỗi bài dạy mới

- Giáo viên cho điểm thưởng, tuyên dương để khích lệ các em

b Xây dựng tình huống khởi động hấp dẫn, thu hút

Trong mỗi bài học, giáo viên có thể sử dụng các biện pháp sư phạm để kíchthích động cơ học tập của học sinh đầu giờ học, trong suốt quá trình giải quyết vấn

Trang 7

đề nhận thức Nhưng quan trọng và có tác dụng trước tiên là kích thích sự chú ý,tính tò mò, nhu cầu học tập ngay từ đầu giờ học.

Để làm được điều đó, khi bắt đầu bài học, giáo viên cần xây dựng một hoạtđộng khởi động, tạo tình huống học tập dựa trên việc huy động kiến thức, kinhnghiệm của bản thân học sinh có liên quan đến vấn đề của bài học nhằm làm bộc lộcái học sinh đã biết, bổ khuyết những gì học sinh còn thiếu nhằm giúp các em nhận

ra cái chưa biết và muốn biết thông qua hoạt động này; từ đó các em suy nghĩ vàthể hiện những quan điểm của mình về vấn đề học tập

Một số cách khởi động mà bản thân thường sử dụng nhằm tạo hứng thú chohọc sinh trong dạy học Lịch sử là: cho học sinh xem video, hình ảnh, bài hát, kểchuyện, liên quan đến bài học, tổ chức trò chơi như ô chữ, hộp quà bí mật, , tổchức cho các em sắm vai,

Kết thúc hoạt động này, giáo viên không chốt nội dung kiến thức mà chỉ giúphọc sinh phát biểu được vấn đề và chuyển sang các hoạt động học tập tiếp theonhằm bổ sung những kiến thức, kĩ năng mới để tiếp tục hoàn thiện câu trả lời hoặcgiải quyết được vấn đề học tập

Ví dụ: Bài 4: Nguồn gốc loài người giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh

quan sát video clip về Lịch sử loài người và thảo luận một số vấn đề dưới đây:

Trang 8

- Con người có nguồn gốc từ đâu?

- Em biết gì về cuộc sống của người nguyên thủy? Vì sao xã hội nguyênthủy tan rã?

Với việc quan sát video clip về lịch sử loài người, học sinh có thể nói đượccon người có nguồn gốc từ loài vượn cổ và cuộc sống của người nguyên thủy làsống bằng hái lượm và săn bắt, biết dùng lửa

Tuy nhiên, các em chưa có thể biết đầy đủ và chi tiết quá trình tiến hóa củacon người qua các giai đoạn, đời sống người tinh khôn tiến bộ hơn so với người tối

cổ như thế nào, vì sao xã hội nguyên thủy tan rã? Từ đó kích thích sự tò mò, lòngkhát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiếnthức mới của bài học

c Tăng cường sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực.

* Sử dụng phương pháp hoạt động nhóm:

Với hình thức này học sinh được lôi cuốn vào hoạt động học tập, tiếp thukiến thức bằng chính khả năng của mình với sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên.Học sinh tự học theo nhóm sẽ phát huy tính tích cực của học sinh mà tinh thần cơbản là tập trung vào học sinh, giáo viên chỉ là người tổ chức hướng dẫn, tạo cơ hội

để các em tham gia tích cực, chủ động trong quá trình học tập

Việc trước tiên giáo viên phải làm là biết cách chia nhóm, tạo kiểu nhóm,mỗi nhóm 2- 8 em, các nhóm có thể chia ngẫu nhiên hoặc chủ định, thay đổi trongtừng phần của tiết học, được giao thảo luận cùng nhiệm vụ hoặc khác nhiệm vụ,các em có cơ hội để thể hiện ý kiến của nhóm mình Và cùng với đó là ý kiến của

cá nhân mình Để nâng cao tính tích cực trong thảo luận nhóm giáo viên nên có sựđiều khiển sao để tất cả các thành viên trong một nhóm có thể được trình bày ýkiến không phải chỉ nhóm trưởng mới là người trình bày ý kiến

Ví dụ: Thay vì gọi nhóm trưởng lên trình bày ý kiến thì ai dơ tay nhanh nhất

trong nhóm sẽ được trả lời trước ai trả lời nhanh nhất, đúng nhất sẽ được ghi điểmcao nhất rồi ai nhanh thứ hai, đúng thứ hai sẽ được điểm cao thứ nhì…

Trang 9

Giáo viên có thể sử dụng một số phương pháp làm việc nhóm tích cực phùhợp với học sinh vùng khó khăn như vùng của chúng ta, đó là sử dụng kĩ thuậtkhăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép… để làm việc nhóm

Khi hoạt động nhóm các thành viên cần: Tập trung vào nhiệm vụ của nhómmình, từng thành viên sẵn sàng đưa ra ý kiến của mình, trao đổi, thảo luận để có ýkiến thống nhất ngoài việc chú tâm vào làm nhiệm vụ của nhóm mình còn cầnchăm chú nghe nhóm khác phát biểu, sau đó nhận xét câu trả lời của nhóm bạn,nhóm nào nhận xét đúng sẽ được ghi điểm cộng (1 điểm + hoặc 2 điểm + đểkhuyến khích) Bằng cách học này học sinh được hấp dẫn, lôi cuốn vào hoạt độnghọc tập, thu lượm kiến thức bằng chính khả năng của mình dưới sự hướng dẫn củagiáo viên

Trang 10

Ví dụ: Khi dạy bài 16 “Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước

thế kỉ X” Giáo viên có thể cho học sinh đóng vai thành các nhân vật như: Trưng

Trắc, Trưng Nhị, Lý Bí, Bà Triệu, Phùng Hưng, Mai Thúc Loan… Học sinh cácnhóm cùng nhau thảo luận cách diễn, cách ứng xử và bài học rút ra cho từng nhânvật Sau đó cả lớp thảo luận đánh giá cách diễn từng nhóm Cuối cùng giáo viênkết luận và đánh giá

Học sinh lớp 6.1 với phần thi đóng vai nhân vật lịch sử

Trang 11

* Phương pháp tổ chức trò chơi phù hợp trong tiết học:

Học sinh là lứa tuổi hiếu động, ham chơi Dựa vào đặc điểm tâm sinh lí này,tôi mạnh dạn đưa vào tiết học một số trò chơi nhằm giúp học sinh hứng thú tronggiờ học Chẳng hạn:

Đuổi hình bắt chữ: Giáo viên chọn một hình ảnh liên quan đến chủ đề bài

học và sử dụng các miếng ghép để che đi hình ảnh đó Mỗi miếng ghép tương ứngvới một câu hỏi Khi học sinh trả lời được câu hỏi, miếng ghép sẽ được lật mở.Người đầu tiên đoán được hình ảnh mà giáo viên chọn là người chiến thắng

Đi tìm “một nửa”: Giáo viên viết tên các nhân vật, sự kiện hoặc thời gian

lên các tờ giấy riêng lẻ Giáo viên phát cho mỗi học sinh một tờ giấy, đảm bảo mỗithông tin về nhân vật sẽ có một sự kiện tương ứng Học sinh sẽ di chuyển quanhlớp để tìm kiếm xem bạn nào đang sở hữu “nửa còn lại” của mình

Thử tài đoán vật: Giáo viên sẽ lựa chọn các đồ vật, gắn với các nhân vật,

sự kiện sẽ xuất hiện trong bài học và đặt vào trong một chiếc hộp Học sinh sẽ chotay vào bên trong của chiếc hộp và chọn một đồ vật Học sinh phải mô tả để cácbạn khác đoán được đồ vật này là gì Nếu các bạn trong lớp đoán được đồ vật đó,học sinh sẽ là người thắng cuộc

Sử dụng hình ảnh: Giáo viên chọn một bức ảnh và yêu cầu học sinh mô tả

những gì nhìn thấy trong bức ảnh đó Học sinh sẽ dự đoán mối quan hệ giữa bứcảnh và nội dung của bài học

Khi tìm đến với các trò chơi này, học sinh sẽ thấy đây là một trong nhữngthú vị nhất mà chắc chắn ai cũng muốn tham gia trải nghiệm Một số ưu điểm củacác trò chơi này chính là vừa học vừa giải trí, hay nói cách khác học mà chơi, chơi

mà học

* Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy:

Trong dạy học lịch sử, do không trực tiếp quan sát các sự kiện nên phươngpháp trực quan góp phần quan trọng trong việc tạo biểu tượng cho học sinh, cụ thểhóa các sự kiện nhằm nâng cao chất lượng dạy học Đồ dùng trực quan có nhiềuloại trong đó sơ đồ thuộc loại đồ dùng quy ước Nhiều bài dạy lịch sử có rất nhiều

Trang 12

thông tin và sự kiện học sinh không thể nhớ hết, nhưng giáo viên hệ thống bằng sơ

đồ thì bài học sẽ trở nên ngắn gọn và dễ hiểu

Có thể sử dụng sơ đồ tư duy để hình thành nội dung kiến thức mới hoặchoàn thiện kiến thức

Ví dụ: Khi dạy bài 6: Sự chuyển biến và phân hóa của xã hội nguyên thuỷ,

để giúp học sinh thấy rõ nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của xã hội nguyên thuỷhình thành xã hội mới – Công xã thị tộc, giáo viên chuẩn bị sơ câm, trên cơ sở nộidung đã học ở phần đầu, giáo viên giúp học sinh hoàn thiện sơ đồ

d Tăng cường sáng tạo và sử dụng đồ dùng dạy học (ĐDDH), ứng dụng công nghệ thông tin nhằm khơi gợi hứng thú học tập ở học sinh:

Tôi nghĩ rằng sử dụng đồ dùng dạy học (ĐDDH) là một trong những yếu tốmang lại thành công cho tiết dạy và học Thứ nhất vì tâm lí của học sinh hiếu động

tò mò, các em thích quan sát hình ảnh lạ, đẹp, hơn là những câu chữ hiện lên trênbảng, lúc này ĐDDH sẽ là hình ảnh trực quan sinh động giúp học sinh tiếp thu bàitốt hơn Thứ hai, phương tiện - ĐDDH giảm nhẹ công việc của người giáo viên vàgiúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách thuận lợi Có được các phương tiện, đồdùng dạy học, người giáo viên sẽ phát huy hết năng lực sáng tạo trong công tácgiảng dạy, làm cho học sinh có sự hứng thú để khơi gợi sự tìm tòi, khám phá trithức mới

* Sử dụng hình ảnh minh họa, tranh ảnh:

Hình ảnh minh họa rất có giá trị trong học tập Nó giúp học sinh có thể hìnhdung vấn đề rõ hơn, từ đó để lại ấn tượng sâu sắc trong trí nhớ các em, giúp có thể

Xã hội

có giai cấp

Xã hội nguyên thuỷ tan rã

Trang 13

nhớ được lâu hơn Đồng thời giúp học sinh không bị lạc lõng khi bắt gặp một hìnhảnh nào đó mang tính lịch sử.

Đối với những bài học có sẵn tranh vẽ trong SGK, tôi cho học sinh dựa vào

đó vẽ lại vào giấy, tô màu phù hợp Lên lớp, đến phần nội dung liên quan, tôi sẽcho các em nhìn tranh nhưng lại trình bày sự kiện lịch sử có liên quan Tuy bức vẽkhông lạ với các em (vì giống với hình vẽ từ SGK) nhưng cách làm này đã gây sựthu hút không nhỏ đến học sinh Vì được học sử, được khắc sâu nội dung bài họcthông qua năng khiếu hội họa của chính mình Những tiết học như thế, tôi nhậnthấy các em vui hơn, phấn khởi hơn nhiều Những tranh vẽ nghiêm túc đều đạtđiểm cộng cho cột kiểm tra miệng Ngoài ra tôi còn công bố với cả lớp về bứctranh đẹp nhất, cách trình bày ấn tượng nhất và cho điểm 10 tuyên dương

* Sử dụng các đoạn phim tư liệu lịch sử:

Phim tư liệu là loại phim được xây dựng dựa trên hình ảnh hoặc nhữngthước phim ghi lại diễn biến sự kiện lịch sử tại thời điểm mà nó diễn ra Do vậy nóđảm bảo được tính chính xác, chân thực của quá khứ Âm thanh, hình ảnh sinhđộng của phim tư liệu lịch sử (PTLLS) là phương tiện tác động đến thị giác, thínhgiác giúp cho quá trình thu nhận thông tin dễ dàng hơn

Ví dụ: Bài 16 “Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X”

Phần 1 Khởi nghĩa Hai Bà Trưng giáo viên có thể đưa đoạn phim “Trưng

Nữ Vương”

Phần 3 Khởi nghĩa Lí Bí và sự thành lập nước Vạn Xuân giáo viên có thểlồng ghép đoạn phim hoạt hình nói về khởi nghĩa Lí Bí là đoạn phim “Vạn XuânChiến Quốc” sẽ tạo hứng thú cho học sinh rất nhiều và xem phim học sinh có thểkhắc sâu kiến thức không chỉ những kiến thức có trong sách giáo khoa mà còn cóthể bổ sung thêm kiến thức bên ngoài Những đoạn phim này trên mạng rất dễ tìmkiếm

Hay dạy bài 18 phần 2 Ngô Quyền và Chiến Thắng Bạch Đằng năm 938giáo viên có thể đưa đoạn phim “Đại chiến Bạch Đằng”

Trang 14

Học sinh lớp 62 xem phim tư liệu (hoạt hình) lịch sử

Với những đoạn phim hoạt hình này phù hợp với lứa tuổi của các em, kíchthích các giác quan Không chỉ giúp các em nắm kiến thức vững hơn còn có tácdụng giáo dục tư tưởng, tình cảm yêu quê hương, đất nước, căm thù quân xâmlược Cần lưu ý giáo viên không nên đưa những đoạn phim quá dài sẽ chiếm nhiềuthời gian của tiết dạy Giáo viên cũng có thể cắt bớt những phần không cần thiếttrước khi đưa vào giáo án trình chiếu Để làm tốt việc này mỗi giáo viên chúng taphải trau dồi thêm kiến thức tin học để phục vụ tốt nhất cho việc giảng dạy củamình

e Nâng cao chất lượng tự học của học sinh

* Hướng dẫn các em tự học qua khai thác kênh hình:

Trang 15

Những kênh hình có sẵn trong sách giáo khoa dưới dạng nêu vấn đề để họcsinh suy nghĩ, giảm tải được 25% số lượng kênh chữ Theo số liệu khoa học củaUNESCO: “Khi nghe, học sinh chỉ nhớ 15% thông tin, khi nhìn không ai nói gìhọc sinh chỉ nhớ 25%, khi nghe và nhìn học sinh sẽ nhớ 65% thông tin” Nếu biếthuy động sự tham gia của nhiều giác quan, sẽ kết hợp chặt chẽ được hai hệ thốngtín hiệu với nhau, tai nghe mắt thấy tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu, nhớ lâu,gây được những mối liên hệ thần kinh tạm thời khá phong phú, phát triển ở họcsinh năng lực chú ý, quan sát, hứng thú Kênh hình không chỉ minh họa, đặt cơ sởcho việc tạo biểu tượng lịch sử mà là nguồn cung cấp kiến thức cho học sinh Bêncạnh đó một số bài viết trong sách giáo khoa còn có nhiều nội dung để ngỏ chưaviết hết, yêu cầu học sinh thông qua làm việc với tranh ảnh, sơ đồ, bản đồ… Sẽ cầnthiết liên quan đến nội dung bài học mà tác giả trong sách giáo khoa muốn chuyểntải đến học sinh.

Ví dụ: Khi học bài Nước Văn Lang dạy về phần tổ chức bộ máy nhà nước

Văn Lang giáo viên chỉ cần yêu cầu học sinh vẽ lại sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nướcVăn Lang và tự nắm kiến thức theo sơ đồ Và có thể dựa vào sơ đồ này để học sinh

vẽ được sơ đồ nhà nước thời An Dương Vương Từ đây học sinh có thể nêu nhậnxét so sánh về tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang và Âu Lạc Để hướng dẫn họcsinh nắm kiến thức theo sơ đồ giáo viên có thể hỏi một số câu hỏi gợi ýnhư: “Đứng đầu nhà nước là ai”? “Giúp việc cho vua là ai”? “Dưới cấp trungương là cấp nào”? Ai đứng đầu”?…

Kênh hình phong phú đa dạng như vậy đòi hỏi giáo viên phải sử dụng linhhoạt, sáng tạo, hướng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu những nội dung đó để các em

có biểu tượng ban đầu về sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử… Thể hiện trongkênh hình Tuy nhiên đây là việc khó khăn với học sinh Nên giáo viên phải hướngdẫn cho học sinh quan sát

Thông thường kênh hình nói chung và hình vẽ tranh ảnh nói riêng được trìnhbày với tư cách là nguồn cung cấp thông tin, kiến thức được kèm theo câu hỏi đểhọc sinh tự làm việc với sách giáo khoa dưới sự hướng dẫn của giáo viên Nhằmrút ra những kiến thức lịch sử nhất định

Trang 16

Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát từ tổng thể đến chi tiết, kết hợp mô

tả, phân tích, đàm thoại qua hệ thống câu hỏi gợi mở để học sinh tự rút ra nhữngkết luận Giáo viên có thể tổ chức cho các em làm việc cá nhân, theo nhóm hoặc cảlớp

Ví dụ: Khi xem bức tranh Kim tự tháp Ai Cập giáo viên giảng một số

ý: “Kim tự tháp là một khối đá hình tháp, hàng ngàn người đã được huy độngmang những tảng đá lớn từ dãy A – ráp tới sông Nil, hàng triệu tảng đá được ghèđẽo, mài nhẵn, chồng xếp lên nhau không có một loại vật liệu kết dính nào” Sau

đó giáo viên có thể hỏi:

“Em có suy nghĩ gì qua công trình kiến trúc này?” học sinh sẽ nhận thứcđược đây là một công trình kiến trúc vĩ đại, thể hiện tài năng, năng lực của conngười thời kì bấy giờ, và các em sẽ thêm thán phục và biết quý trọng những người

đã làm ra nó

Ví dụ: Khi quan sát bức tranh hình 4 SGK sử 6 bài 7 “Ai Cập và Lưỡng Hà

cổ đại” và đặt câu hỏi: “Em hãy miêu tả cảnh làm ruộng của người Ai Cập?” Giáoviên có thể hướng dẫn học sinh quan sát: “Hàng dười từ trái sang phải người nôngdân trồng các loại cây gì? Hàng trên từ phải sang trái người nông dân đang làmnhững việc gì?” học sinh sẽ tự miêu tả nhận xét được cảnh làm ruộng của người Aicập cổ đại dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh sẽ tự làm việc với sách giáokhoa

Bên cạnh kênh hình có sẵn trong Sách giáo khoa giáo viên có thể bổ sungthêm một số hình ảnh từ phòng thiết bị của nhà trường hoặc nếu dạy máy chiếu thìrất thuận tiện

* Học sinh tự học thông qua hoạt động ngoại khóa như thi kể chuyện lịch

sử, đóng kịch lịch sử…

Lịch sử với tư cách là một môn khoa học có vai trò quan trọng trong việcgiáo dục học sinh không chỉ lòng yêu nước, lòng biết ơn, mà còn giáo dục học sinhtình cảm yêu ghét, yêu cái đẹp, yêu lao động, căm thù quân xâm lược Những câuchuyện lịch sử phù hợp với cách tổ chức dạy học phù hợp có tác dụng rất to lớntrong việc giáo dục đạo đức học sinh không những vậy còn tạo ra một động lực

Trang 17

mạnh mẽ để các em phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo, trong quátrình học tập nhằm vươn tới nắm bắt kiến thức, biến kiến thức trong sách vở, kiếnthức của thầy cô thành kiến thức của mình.

Những câu chuyện lịch sử nhìn chung thường có nội dung về những sự kiện,hiện tượng lịch sử, những nhân vật lịch sử… Thông qua những câu chuyện ấy bồidưỡng những tình cảm tốt đẹp trong tâm hồn ngây thơ, trong trắng của các em,những mẫu chuyện hay sẽ tạo được ấn tượng mạnh mẽ, sâu sắc, khó quên giúp các

em có thể nhớ rất lâu về một sự kiện lịch sử nổi bật, về một nhân vật anh hùng…

Có nhiều cách để đưa những câu chuyện lịch sử đó đến với các em như giáo viên

có thể sưu tầm về kể cho các em, lồng ghép trong các tiết dạy… nhưng với một tiếthoạt động ngoại khóa thì nên để cho các em tự kể bằng cách tổ chức cho các em thigiữa các nhóm Trong chương trình lịch sử lớp 6 có rất nhiều câu chuyện liên quanđến các sự kiện, nhân vật lịch sử rất quen thuộc với các em có thể các em đã đượcbiết đến từ cấp Tiểu học hoặc thông qua các môn học khác, ví dụ như môn Ngữvăn: Truyền thuyết Âu Cơ – Lạc Long Quân, Thánh Gióng, Sơn Tinh – Thủy Tinh,

Mị Châu – Trọng Thủy, An Dương Vương xây thành Cổ Loa,

- Giáo viên có thể tổ chức cho các em thi bằng cách chia lớp làm 4 đội, giáo

viên tự đặt tên cho mỗi đội, phân cho mỗi đội kể chuyện về một nhân vật lịch sửhoặc một thời kì lịch sử

- Giáo viên hướng dẫn các em sưu tầm tài liệu để học sinh có thể kể tốt hơn.Hoặc giáo viên có thể chuẩn bị sẵn nội dung và yêu cầu học sinh kể chuyện

- Giáo viên yêu cầu tất cả học sinh của tổ mình phải sưu tầm tài liệu và khi

kể chuyện gọi bất kì học sinh nào lên kể Sau tiết học giáo viên có thể ra thêm câuhỏi thu hoạch cho học sinh

- Hình thức thi: Mỗi đội sẽ kể 1 đến 2 câu chuyện về nhân vật hoặc sự kiệnlịch sử

- Cách chấm điểm dựa vào nội dung, giọng kể, điệu bộ, cử chỉ Nếu tốt sẽđạt điểm tối đa là 10 điểm

- Đội nào thắng nhất được thưởng 4 gói kẹo, thắng nhì được thưởng 3 gói,thắng ba được 2 gói, thứ tư được 1 gói

Trang 18

Làm như vậy học sinh sẽ lĩnh hội được kiến thức, tạo lòng ham học cho họcsinh.

Giáo viên có thể căn cứ vào chương trình lịch sử lớp 6 các em đã học cungcấp một số nội dung câu chuyện phù hợp chương trình học, có tính giáo dục cao,lượng kiến thức lịch sử trong các câu chuyện phù hợp với nội dung học tập của các

em Rồi giao cho các đội về nhà tìm hiểu nội dung để sau khi kể xong giáo viên racâu hỏi thu hoạch cho các đội để kiểm tra lại sự hiểu biết của các em, xem qua cáccâu chuyện đó các em nắm được những gì

Trang 19

Em Nguyễn Lê Anh Thư – Học sinh lớp 6.1 với phần thi kể chuyện lịch sử

h Liên hệ bài học với thực tế để giáo dục tư tưởng cho học sinh.

Liên hệ bài học với thực tế để giáo dục tư tưởng cho học sinh được thực hiệnbằng những câu hỏi nêu vấn đề Và thực tế dạng câu hỏi này mang lại hiệu quả caotrong dạy học và tạo hứng thú cho học sinh Nó được sử dụng rất hiệu quả khi đặthọc sinh vào tình huống có vấn đề với những câu hỏi có vấn đề vì đã “đụng chạm”vào sự tò mò của học sinh Việc liên hệ này giúp các em thấy được ý nghĩa củanhững bài học lịch sử đối với bản thân và xã hội hiện tại

Một trong những mục tiêu lớn của giáo dục nói chung và môn Lịch sử nóiriêng là giáo dục tư tưởng cho học sinh Thông qua môn lịch sử học sinh sẽ đượcbồi dưỡng thêm các truyền thống quý báu của dân tộc, giúp các em thêm yêu quêhương, đất nước mình,… Đó cũng là điều kiện, động lực để các em cố gắng saunày lớn lên sẽ ra sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việc giáo dục tư tưởng cho họcsinh phải được tiến hành trong từng bài học Giáo viên có thể nêu ra các tình huống

có vấn đề cũng có thể liên hệ kiến thức đang học với hiện tại để thực hiện ý đồ củamình

Ví dụ: Giáo viên có thể đặt câu hỏi: Để tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc

nhân dân ta ngày nay đã làm gì?

- Học sinh: Lập đền thờ, đặt tên đường, tên trường học…

- Giáo viên: Là học sinh em phải làm gì để xứng đáng với sự hi sinh lớn laocủa các anh hùng dân tộc?

- Học sinh: Phấn đấu học tập và rèn luyện tốt trở thành con ngoan trò giỏi,sau này góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước

Khi thực hiện việc giáo dục tư tưởng cho học sinh, giáo viên phải để cho họcsinh tự thể hiện ý kiến của mình Có thể cho học sinh đặt mình vào tình huống đểnêu lên ý kiến Ý kiến của học sinh có thể phù hợp cũng có thể không phù hợp vớiquan điểm dạy học Trong trường hợp đó giáo viên cần định hướng, giải thích chohọc sinh hiểu vấn đề

Ngày đăng: 22/07/2024, 12:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w