Giá trị tài sản thu được chính là động lực cơ bản để các chủ nợ viết đơn yêu cầu tuyên bố phá sản đối với DN, viết giấy yêu cầu đòi nợ cũng như tham gia nhiệt tình vào quá trình tố tụng phá sản. Mặc dù pháp luật quy định rất nhiều chủ thể có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản nhưng chủ thể nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản chủ yếu trên thực tế vẫn là các chủ nợ, nên đảm bảo quyền lợi của họ trong tố tụng phá sản, nâng cao tỷ lệ thu hồi nợ là yêu cầu cơ bản để đảm bảo tính khả thi của đạo luật phá sản. Để làm được điều này thì khâu bảo toàn tài sản DN trước khi thanh lý và quy trình thanh lý đều đóng những vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, thực tế trong những năm qua ở Việt Nam, giá trị tài sản của DN sau khi tiến hành thủ tục thanh lý rất thấp, dẫn đến số tài sản mà chủ nợ nhận được không đáng là bao so với tổng số nợ mà DN nợ họ. Để tìm hiểu vấn đề này, em xin lựa chọn và phân tích đề tài: “Pháp luật bảo toàn và thanh lý tài sản doanh nghiệp trong thủ tục phá sản”.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
BÀI THI CUỐI KỲ LUẬT PHÁ SẢN
PHÁP LUẬT VỀ BẢO TOÀN VÀ THANH LÝ TÀI SẢN DOANH NGHIỆP
TRONG THỦ TỤC PHÁ SẢN
Học viên:
Mã số học viên:
Giảng viên hướng dẫn:
Lớp: Thạc sĩ Luật kinh tế - Khóa 2022
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 12 năm 2023
Trang 2NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ
1 Nhận xét của giảng viên hướng dẫn
1.1 Về hình thức bài thi
….
……….
.……… ….
………
………
1.2 Về nội dung bài thi … ……….
.……… ….
………
………
2 Đánh giá
Ngày … tháng 12 năm 2023
Xác nhận của giảng viên đánh giá
Nội dung
đánh giá Hình thức mở đầu Phần luận Lý Thực tiễn pháp Giải luận Kết TLTK Điểm số
đánh giá
Điểm đạt
Tổng
điểm
Bằng chữ
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ giảng viên hướng dẫn là TS……… Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây Những thông tin trong đề tài nhằm phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính em thu thập từ nhiều nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng cũng như kết quả bài tiểu luận của mình
Ngày 19 tháng 12 năm 2023
Học viên thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS Dương Kim Thế Nguyên trong quá trình học tập và tìm hiểu bộ môn, em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ rất nhiệt tình, tâm huyết của thầy Thầy đã giúp em tích luỹ thêm nhiều kiến thức để có cái nhìn sâu sắc và hoàn thiện hơn trong cuộc sống Từ những kiến thức mà thầy truyền tải, em đã dần trả lời được những câu hỏi trong đề tài Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm đề tài cũng như những hạn chế về kiến thức, trong bài luận chắc chắn
sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía giảng viên để đề tài được hoàn thiện hơn Lời cuối cùng, em xin kính chúc thầy thật nhiều sức khoẻ, thành công và hạnh phúc
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1
TÓM TẮT Error! Bookmark not defined.
NỘI DUNG 3
I Một số vấn đề lý luận cơ bản về bảo toàn và thanh lý tài sản doanh nghiệp trong thủ tục phá sản 3 1.1 Khái niệm, đặc điểm của bảo toàn tài sản doanh nghiệp trong thủ tục phá sản 3 1.2 Khái niệm, đặc điểm thanh lý tài sản doanh nghiệp trong thủ tục phá sản 3
II Thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn thực thi các quy định pháp luật
về bảo toàn và thanh lý tài sản doanh nghiệp trong thủ tục phá sản 4 2.1 Thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn thực thi các quy định pháp luật về bảo toàn tài sản doanh nghiệp trong thủ tục phá sản 4 2.2 Thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn thực thi các quy định pháp luật về thanh lý tài sản doanh nghiệp trong thủ tục phá sản 9 III Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo toàn và thanh lý tài sản doanh
nghiệp trong thủ tục phá sản 111 3.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo toàn tài sản doanh nghiệp trong thủ tục phá sản 111 3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thanh lý tài sản doanh nghiệp trong thủ tục phá sản 111 3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo toàn và thanh lý tài sản doanh nghiệp trong thủ tục phá sản 122 KẾT LUẬN 133 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
0
Trang 6DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1
Trang 7PHÁP LUẬT VỀ BẢO TOÀN VÀ THANH LÝ TÀI SẢN DOANH NGHIỆP
TRONG THỦ TỤC PHÁ SẢN
NGUYỄN THỊ PHƯỢNG ANH
HV trường Đại học Mở Tp.HCM
TÓM TẮT
Giá trị tài sản thu được chính là động lực cơ bản để các chủ nợ viết đơn yêu cầu tuyên
bố phá sản đối với DN, viết giấy yêu cầu đòi nợ cũng như tham gia nhiệt tình vào quá trình tố tụng phá sản Mặc dù pháp luật quy định rất nhiều chủ thể có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản nhưng chủ thể nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản chủ yếu trên thực tế vẫn là các chủ nợ, nên đảm bảo quyền lợi của họ trong tố tụng phá sản, nâng cao tỷ lệ thu hồi
nợ là yêu cầu cơ bản để đảm bảo tính khả thi của đạo luật phá sản Để làm được điều này thì khâu bảo toàn tài sản DN trước khi thanh lý và quy trình thanh lý đều đóng những vai trò hết sức quan trọng Tuy nhiên, thực tế trong những năm qua ở Việt Nam, giá trị tài sản của DN sau khi tiến hành thủ tục thanh lý rất thấp, dẫn đến số tài sản mà chủ nợ nhận được không đáng là bao so với tổng số nợ mà DN nợ họ Để tìm hiểu vấn đề này, em xin lựa chọn và
phân tích đề tài: “Pháp luật bảo toàn và thanh lý tài sản doanh nghiệp trong thủ tục phá
sản”.
Từ khóa: Pháp luật bảo toàn và thanh lý tài sản doanh nghiệp trong thủ tục phá sản,
thanh lý tài sản trong phá sản, thanh lý tài sản
ABSTRACT
The value of the assets obtained is the fundamental motivation for creditors to file for bankruptcy against a company, to write debt collection letters, and to actively participate in the bankruptcy litigation process Although the law stipulates many subjects have the right and obligation to file for bankruptcy, in reality, it is mainly the creditors who file these petitions Therefore, ensuring their interests in the bankruptcy proceedings and improving the debt recovery rate are essential requirements to ensure the feasibility of the bankruptcy law
To achieve this, preserving the company's assets before liquidation and the liquidation process itself play extremely important roles However, in practice over the years in Vietnam, the value of the company's assets after liquidation procedures is very low, resulting in the assets creditors receive being insignificant compared to the total debt owed by the company To
explore this issue, I choose to analyze the topic: “The Law on Preservation and
Liquidation of Corporate Assets in Bankruptcy Procedures”.
Keywords: Law on Preservation and Liquidation of Corporate Assets in Bankruptcy
Procedures, asset liquidation in bankruptcy, asset liquidation
2
Trang 8NỘI DUNG
I Một số vấn đề lý luận cơ bản về bảo toàn và thanh lý tài sản doanh nghiệp trong thủ tục phá sản
1.1 Khái niệm, đặc điểm của bảo toàn tài sản doanh nghiệp trong thủ tục phá sản
Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (do Hoàng Phê chủ biên) “bảo toàn” là
“giữ cho nguyên vẹn, không thể suy suyển, mất mát”1 Theo Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh, “bảo toàn” là “giữ cho an toàn, giữ cho hoàn toàn”2
Như vậy, có thể hiểu bảo toàn tài sản DN trong thủ tục phá sản là các hình thức, cách thức nhằm bảo toàn phần lớn các tài sản của doanh nghiệp khi lâm vào tình trạng phá sản và không còn khả năng thanh toán
Bảo toàn tài sản của DN trong thủ tục phá sản có những đặc điểm sau:
Một là, về thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo toàn tài sản
Thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo toàn tài sản hiện nay chủ yếu trao cho Tòa án Xét về mặt bản chất thì quan hệ về bảo toàn tài sản và phá sản là quan hệ về mặt dân sự, mang tính cá nhân nhiều do đó việc tòa án tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên là điều cần thiết, và chỉ can thiệp khi xảy ra tranh chấp khiến các bên không thể tự dàn xếp được và có yêu cầu nhờ tòa án giải quyết Hiện nay, ở Việt Nam, chủ thể có trách nhiệm quản lý và thanh
lý tài sản của DN mất khả năng thanh toán là QTV, DNQLTLTS
Hai là, về sự cần thiết phải bảo toàn tài sản DN trong thủ tục phá sản
Việc pháp luật quy định về vấn để bảo toàn tài sản DN trong thủ tục phá sản là hoàn toàn cần thiết Bên cạnh đó, tâm lý của các chủ nợ là luôn muốn được DN ưu tiên trả nợ cho mình nên các biện pháp bảo toàn tài sản cũng là nhằm hạn chế tình trạng ưu tiên thanh toán cho một số chủ nợ nhất định, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ khác
Ba là, về yêu cầu đặt ra khi bảo toàn tài sản
Xuất phát từ tính không bất biến của tài sản của DN mất khả năng thanh toán như đã phân tích ở trên nên việc bảo toàn tài sản DN trong thủ tục phá sản không có nghĩa là “đóng băng” tài sản của DN Yêu cầu đặt ra đối với việc bảo toàn tài sản DN trong thủ tục phá sản là vừa duy trì tính ổn định của tài sản, vừa phải có các biện pháp thúc đẩy DN tiếp tục kinh doanh, hoặc các biện pháp khác làm cho khối tài sản DN tăng lên Bởi nếu số tài sản của DN tăng lợi ích của các chủ thể liên quan như chủ nợ, người lao động bản thân DN… cũng tăng theo Đây cũng là một trong những tính chất khiến cho việc bảo toàn tài sản DN trên thực tế gặp rất nhiều khó khăn, và thuật ngữ “bảo toàn tài sản” không đồng nhất với thuật ngữ “bảo
vệ tài sản”
1.2 Khái niệm, đặc điểm thanh lý tài sản doanh nghiệp trong thủ tục phá sản
Theo từ điển Tiếng Việt xuất bản năm 2003 của Viện Ngôn ngữ học có nêu thì “Thanh
lý là bán hoặc hủy bỏ tài sản cố định không dùng nữa hoặc là hoàn tất việc thực hiện một hợp đồng giữa bộ phận liên quan”
Do đó có thẻ hiểu thanh lý tài sản doanh nghiệp trong thủ tục phá sản là việc thanh toán các khoản vay của mà doanh nghiệp phải trả khi làm thủ tục phá sản, và quyết định thanh lý tài sản doanh nghiệp ở đây sẽ do tòa án áp dụng
Có thể liệt kê một số đặc điểm của thanh lý tài sản doanh nghiệp trong thủ tục phá sản sau:
Thứ nhất, về đối tượng của thanh lý tài sản doanh nghiệp trong thủ tục phá sản là tài sản của DN mất khả năng thanh toán Việc thanh lý tài sản theo thông lệ chủ yếu được tiến hành
1 Viện ngôn ngữ học, tldđ, tr.39
2 Đào Duy Anh (2005), Hán Việt từ điển giản yếu (thượng), NXB Văn hóa thông tin, tr.37
3
Trang 9sau khi có QĐTBPS Lúc này, DN đã ở trạng thái phá sản, tức là DN không còn tiến hành hoạt động kinh doanh nữa Vì vậy, tài sản của DN mất khả năng thanh toán về cơ bản đã mang tính ổn định và có thể được xác định một cách tương đối về số lượng các loại tài sản Tuy nhiên, lúc này DN đã bị tuyên bố phá sản nên tài sản của DN mất khả năng thanh toán đối diện với nguy cơ bị giảm sút về giá trị và tính thanh khoản trầm trọng hơn ở giai đoạn chưa tuyên bố phá sản Điều này khiến cho việc xác định tổng giá trị tài sản của DN mất khả năng thanh toán gặp nhiều khó khăn
Thứ hai, về chủ thể tiến hành thanh lý tài sản, chủ thể thanh lý tài sản chính là tổ chức hoặc cá nhân được cử ra để thực hiện việc thanh lý tài sản của DN phá sản Pháp luật phá sản của Việt Nam đã kế thừa có chọn lọc các quy định của pháp luật phá sản của các nước và lần đâu tiên ghi nhận về QTV, DNQLTLTS Theo LPS 2014, việc thanh lý tài sản chủ yếu được tiến hành bởi QTV, DNQLTLTS dưới sự giám sát của CQTHADS
Thứ ba, về mục tiêu của thanh lý tài sản là tối đa hóa tài sản của doanh nghiệp và mức
độ thu hồi của chủ nợ Đứng trước thực tế tài sản DN đối diện với nguy cơ bị giảm sút về giá trị và tính thanh khoản thì mục tiêu của việc thanh lý tài sản DN là tối đa hóa tài sản của DN
và mức độ thu hồi cho chủ nợ Phù hợp với mục tiêu này, pháp luật phá sản thường quy định chủ thể tiến hành việc bán phải có chuyên môn đối với việc quản lý và thanh lý tài sản, việc bán theo nguyên tắc công khai, lựa chọn phương thức bán phù hợp đối với loại tài sản cần thanh lý
II Thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn thực thi các quy định pháp luật về bảo toàn và thanh lý tài sản doanh nghiệp trong thủ tục phá sản
2.1 Thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn thực thi các quy định pháp luật về bảo toàn tài sản doanh nghiệp trong thủ tục phá sản
2.1.1 Xác định tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán
2.1.1.1 Phạm vi khối tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán
Theo Điều 64 LPS 2014, phạm vi khối tài sản của DN mất khả năng thanh toán bao gồm:
* Tài sản và quyền tài sản mà DN có tại thời điểm TAND quyết định mở thủ tục phá sản
Nếu như LPS 2004 quy định tài sản và quyền tài sản mà DN có tại “thời điểm Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản” nằm trong phạm vi khối tài sản DN mất khả năng thanh toán3 thì LPS 2014 lại quy định việc xác định phạm vi tài sản DN mất khả năng thanh toán tính từ mốc thời gian là “thời điểm TAND quyết định mở thủ tục phá sản” Sự thay đổi này có thể coi là hợp lý, bởi chỉ khi TAND ra quyết định mở thủ tục phá sản đồng nghĩa với việc DN đã được nhận định là đã bị mất khả năng thanh toán thì việc xác định cụ thể tài sản của DN mới được triển khai trên thực tế
* Giá trị của tài sản bảo đảm vượt quá khoản nợ có bảo đảm mà DN phải thanh toán cho chủ nợ có bảo đảm
Theo Điều 53 LPS 2014 thì tài sản bảo đảm sẽ được xử lý riêng trước khi tiến hành phân chia tài sản, theo đó “nếu giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản của DN” Phù hơp với quy định này, Điều 64 LPS 2014 quy định “giá trị của tài sản bảo đảm vượt quá khoản nợ có bảo đảm” cũng được coi là nằm trong khối tài sản có của DN mất khả năng thanh toán Quy định này là sự kế thừa quy định trong LPS 2004
và phù hợp với nguyên tắc
* Giá trị quyền sử dụng đất của DN được xác định theo quy định của pháp luật về đất đai
3 Điều 49 LPS 2004
4
Trang 10Tùy thuộc vào nguồn gốc đất của DN đang sử dụng, giá trị quyền sử dụng đất sẽ có sự thay đổi Vì vậy, mặc dù vẫn quy định quyền sử dụng đất nằm trong số tài sản còn lại của DN nhưng việc xác định giá trị quyền sử dụng đất của DN được pháp luật phá sản dẫn chiếu sang quy định pháp luật đất đai Theo Điều 65 Luật Đất đai năm 2013 thì tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, người sử dụng đất thuê của Nhà nước trả tiền thuê đất hằng năm bị phá sản thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất
* Tài sản thu hồi từ hành vi cất giấu, tẩu tán tài sản của DN
Điều 48 LPS 2014 quy định sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, DN bị cấm cất giấu, tẩu tán tài sản Trên cơ sở đó, pháp luật quy định tài sản thu hồi từ hành vi cất giấu, tẩu tán tài sản của DN nằm trong khối tài sản của DN mất khả năng thanh toán
* Tài sản và quyền tài sản có được do thu hồi từ giao dịch vô hiệu
Trong trường hợp Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu, một số tài sản trước đó DN dùng
để thực hiện nghĩa vụ sẽ được thu hồi về Tài sản này sẽ được nhập vào khối tài sản của DN mất khả năng thanh toán
* Các tài sản khác theo quy định của pháp luật
Ngoài những tài sản đã liệt kê ở trên, trong trường hợp các văn bản pháp luật khác có quy định thì các tài sản khác cũng có thể trở thành tài sản của DN mất khả năng thanh toán Đây là quy định mang tính dự liệu của pháp luật
Nhìn chung quy định về xác định tài sản của DN mất khả năng thanh toán theo LPS
2014 đã có nhiều điểm tiến bộ so với LPS 2004 Cách thức liệt kê cũng mang tính bao quát hơn để hạn chế việc bỏ sót tài sản của DN Tuy nhiên, thực tiễn triển khai các quy định này cho thấy còn bộc lộ một số bất cập sau:
Một là, không nên dùng từ tài sản và quyền tài sản, vì theo khoản 1 Điều 105 BLDS năm 2015 tài sản theo dạng liệt kê ở đây đã bao hàm cả quyền tài sản Cách liệt kê như vậy xét về nội hàm vừa thừa vừa tạo sự khó hiểu cho người đọc trong trường hợp không liệt kê quyền tài sản thì tài sản có bao gồm quyền tài sản không?
Hai là, quy định về tài sản của chủ DNTN và thành viên hợp danh của CTHD chưa được cụ thể Pháp luật không quy định rõ những tài sản không trực tiếp dùng vào hoạt động kinh doanh gồm những tài sản phát sinh từ thời điểm nào?
Ba là, hiện nay pháp luật chưa có các quy định cụ thể xác định giá trị quyền sử dụng đất của DN trong trường hợp bị phá sản mà chỉ có các quy định xác định giá trị quyền sử dụng đất áp dụng cho mọi trường hợp xác định giá đất
Bốn là, thuật ngữ “tranh chấp về tài sản” tại khoản 1 Điều 114 LPS không rõ ràng dẫn đến trong thực tiễn có hai cách hiểu khác nhau: Cách hiểu thứ nhất cho rằng tranh chấp về tài sản là tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác về tài sản (ví dụ tranh chấp về việc ai có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản, tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác chiếm hữu, quản lý) Cách hiểu thứ hai cho rằng tranh chấp về tài sản là những tranh chấp về nghĩa vụ tài sản phát sinh giữa các bên, do vậy tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa (cụ thể
là tranh chấp về nghĩa vụ thanh toán hợp đồng mua bán hàng hóa), tranh chấp về hợp đồng tín dụng cũng được coi là tranh chấp về tài sản Ví dụ: TAND thành phố H đang giải quyết vụ việc phá sản giữa bên yêu cầu mở thủ tục phá sản là Công ty Sejin Trong quá trình giải quyết
vụ việc phá sản, TAND thành phố H thụ lý giải quyết theo trình tự sơ thẩm vụ án kinh doanh thương mại về tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa nguyên đơn là Ngân hàng N với bị đơn là Công ty Sejin (vụ án đã xét xử sơ thẩm, phúc thẩm nhưng đã bị giám đốc thẩm hủy để sơ
5