Phân tích ảnh hưởng cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt NamPhân tích ảnh hưởng cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt NamPhân tích ảnh hưởng cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt NamPhân tích ảnh hưởng cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt NamPhân tích ảnh hưởng cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt NamPhân tích ảnh hưởng cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt NamPhân tích ảnh hưởng cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt NamPhân tích ảnh hưởng cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt NamPhân tích ảnh hưởng cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt NamPhân tích ảnh hưởng cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt NamPhân tích ảnh hưởng cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt NamPhân tích ảnh hưởng cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt NamPhân tích ảnh hưởng cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt NamPhân tích ảnh hưởng cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt NamPhân tích ảnh hưởng cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt NamPhân tích ảnh hưởng cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt NamPhân tích ảnh hưởng cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt NamPhân tích ảnh hưởng cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt NamPhân tích ảnh hưởng cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt NamPhân tích ảnh hưởng cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt NamPhân tích ảnh hưởng cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt NamPhân tích ảnh hưởng cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt NamPhân tích ảnh hưởng cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt NamPhân tích ảnh hưởng cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt NamPhân tích ảnh hưởng cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt NamPhân tích ảnh hưởng cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Tính cấp thiết của đề tài
Trong môi trường kinh doanh, các doanh nghiệp luôn luôn phải đối mặt với các chính sách về nhu cầu vốn đề mở rộng hay duy trì hoạt động kinh doanh nhằm mang lại hiệu quả tốt Đối với các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả kinh doanh kém, khả năng cạnh tranh thấp, các khoản nợ ngày càng tăng dẫn tới nguy cơ phá sản sẽ bắt buộc các doanh nghiệp phải giảm tỷ lệ nợ nhằm giảm các khoản tiền phải trả hàng kì Với các doanh nghiệp hiệu quả kinh doanh cao thì việc sử dụng đòn bẩy tài chính hay tăng vốn vay làm cho kết quả kinh doanh hiệu quả hơn khi tận dụng được lá chắn thuế Do đó, các doanh nghiệp ở các tình huống khác nhau có những chiến lược về cấu trúc vốn khác nhau.
Hầu hết các doanh nghiệp khi bắt đầu hoạt động đều phải có nguồn vốn ban đầu đủ để đảm bảo cho nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp.
Nguồn vốn của doanh nghiệp có thể sử dụng đến từ nguồn khác nhau như vốn chủ sở hữu, vốn vay từ ngân hàng, chiếm dụng vốn từ nhà cung cấp hay huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu Các nhà quản trị phải biết căn cứ vào từng thời điểm để biết được sử dụng nguồn vốn nào là hợp lý, giúp tối ưu nhất chi phí sử dụng vốn cho doanh nghiệp của mình Chẳng hạn, bằng cách chiếm dụng vốn từ đối tác sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí lãi vay so với sử dụng vốn vay từ ngân hàng Còn nếu sử dụng vốn vay từ ngân hàng thì doanh nghiệp có thể tận dụng được lá chắn thuế Vì thế, vấn đề đặt ra cho các nhà quản trị doanh nghiệp là phải quan tâm đến bài toán quản trị doanh nghiệp trọng tâm là thiết lập cấu trúc vốn phù hợp cho doanh nghiệp của mình Một cấu trúc vốn phù hợp là quyết định quan trọng với mọi doanh nghiệp không chỉ bởi nhu cầu tối đa lợi ích thu được từ các cá nhân và tổ chức liên quan tới doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp mà còn bởi tác động của quyết định này tới năng lực kinh doanh của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh Một cấu trúc vốn được coi là tối ưu khi chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) thấp nhất, đồng thời khi đó giá trị doanh nghiệp đạt được là lớn nhất Dưới góc độ quản trị tài chính, một cấu trúc vốn được lựa chọn phù hợp không chỉ giúp tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp lên mức tối đa, hạn chế những rủi ro tài chính mà còn là nền tảng vứng chắc đương đầu với những biến động bên ngoài Trong thời kỳ nền kinh tế lạm phát cao, doanh nghiệp vay nhiều tiền thì hiệu quả kinh doanh có tăng không? Ngược lại trong thời điểm lạm phát thấp, lãi vay ngân hàng giảm, doanh nghiệp dễ tiếp cận với nguồn vay nhưng vẫn bị thua lỗ Như vậy nguyên nhân chính dẫn đến hiệu quả kinh doanh giảm là do đâu? Cấu trúc vốn có mối quan hệ nào với hiệu quả kinh doanh không?
Có nhiều yếu tố tác động tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó cấu trúc vốn có ảnh hưởng quan trọng Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh đến nay vẫn còn nhiều kết luận trái chiều Cụ thể, một số nghiên cứu thực nghiệm về cơ cấu vốn cho thấy doanh nghiệp có tỷ lệ nợ cao thường có kết quả kinh doanh tốt hơn như nghiên cứu của (Chowdhury Anup và Suman Paul Chowdhury, 2010).
Kết quả này phù hợp với lý thuyết của (Modigliani Franco và Merton HMiller, 1963) trong trường hợp có thuế khi cho rằng vay nợ tạo ra lá chắn thuế giúp tối đa hóa hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên,nhiều nghiên cứu khác, đặc biệt tại các nước đang phát triển như Jordan,Ghana, Nam Phi, Ấn Độ… của (Dawar, 2014) cho thấy tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh Các nghiên cứu này cho rằng vay nợ làm tăng rủi ro phá sản và do vậy tỷ lệ nợ cao sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tại các nền kinh tế mới nổi Tại Việt
Nam, kết quả nghiên cứu thực nghiệm của ( Lê Thị Phương Vy, 2015) đưa ra bằng chứng về tác động ngược chiều của tỷ lệ nợ đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Vì thế, nghiên cứu “Phân tích ảnh hưởng cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” nhằm hệ thống lý thuyết về cấu trúc vốn, hiệu quả kinh doanh và phân tích cấu trúc vốn có tác động như thế nào đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.
Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của đề án
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu cơ bản của đề án là đưa ra cơ sở lý luận về cấu trúc vốn và hiệu quả kinh doanh, đồng thời phân tích tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Từ mục tiêu cơ bản của đề án, các mục tiêu nghiên cứu cụ thể về mặt lý thuyết và thực nghiệm bao gồm:
(1) Hệ thống hóa về mặt lý luận cấu trúc vốn và hiệu quả kinh doanh.
(2) Phân tích thực trạng và xu hướng biến động cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
(3) Phân tích thực trạng và xu hướng biến động hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
(4) Xây dựng mô hình tác động cấu trúc vốn đến biến động hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
(5) Đo lường mức độ tác động của cấu trúc vốn biến động hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
(6) Đề xuất một số giải pháp để nâng cao biến động hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu sẽ đạt được thông qua việc tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu cụ thể dưới đây:
Câu hỏi 1: Đặc điểm cấu trúc vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2019 – 2022 như thế nào?
Câu hỏi 2: Cấu trúc vốn tác động như thế nào đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2019 – 2022?
Câu hỏi 3: Những giải pháp nào giúp hoàn thiện cấu trúc vốn nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam?
Những đóp góp của đề tài
Kết quả nghiên cứu có những đóng góp nhất định vào việc hệ thống hóa và phát triển lý thuyết về cấu trúc vốn Góp phần làm rõ hơn khái niệm về cấu trúc vốn và hiệu quả kinh doanh về lý luận cũng như nhận thức đối với một phạm trù quen thuộc trong khoa học quản lý đối với các nhà quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam.
Nghiên cứu cung cấp phương pháp đo lường cấu trúc vốn hiệu quả cho doanh nghiệp, giúp các nhà quản lý đánh giá cấu trúc vốn một cách chính xác hơn Những kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa thực tiễn cao, đóng vai trò như tài liệu tham khảo đáng tin cậy cho các nhà quản lý trong việc sử dụng cấu trúc vốn Bằng cách tiếp cận dựa trên nền tảng nghiên cứu, các nhà quản lý có thể đưa ra những quyết định tin cậy hơn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Kết cấu đề án
Các nghiên cứu về mối quan hệ tuyến tính giữa cấu trúc vốn và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Mối quan hệ giữa cấu trúc vốn với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là vấn đền được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm trên thế giới Một số những quan điểm được đưa ra bởi các lý thuyết điểm hình như lý thuyếtM&M, lý thuyết trật tự phân hạng Lý thuyết cấu trúc vốn, Theo lý thuyết(Modigliani Franco và Merton H Miller, 1958) chỉ ra rằng trong rường hợp không có thuế, chi phí phá sản, chi phí đại lý và thông tin bất đối xứng, và trong một thị trường hiệu quả, giá trị doanh nghiệp của một công ty không bị ảnh hưởng bởi cấu trúc vốn Với việc loại bỏ giả thiết về thuế thu nhập doanh nghiệp, M&M đưa ra kết luận cấu trúc vốn có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp hay doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ,hiệu quả kinh doanh càng gia tăng và gia tăng tối đa khi doanh nghiêp được tài trợ bằng 100% nợ Nghiên cứu (Haroon Mumtaz và Francesco Zanetti,2013) ở Pakistan cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa cấu trúc vốn và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn dạng tĩnh (Myers Stewart C, 1922) cho rằng hiệu quả của doanh nghiệp có sử dụng nợ bằng hiệu quả của doanh nghiệp không sử dụng nợ cộng với giá trị hiện tại của tấm lá chắn thuế từ nợ trừ đi giá trị hiện tại của chi phí phá sản.
1.1.1 Cấu trúc vốn tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
(Abor, 2005) nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc vốn với hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Ghana (GSE) trong khoảng thời gian 5 năm Với phương pháp phân tích hồi quy được sử dụng trong ước tính các chức năng liên quan đến lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) với các biện pháp cấu trúc vốn Kết quả cho thấy mối quan hệ tích cực đáng kể giữa tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản và ROE Tuy nhiên, một mối quan hệ tiêu cực giữa tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản và ROE đã được tìm thấy Liên quan đến mối quan hệ giữa tổng nợ và tỷ suất lợi nhuận, kết quả cho thấy mối liên hệ tích cực đáng kể giữa tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Nghiên cứu cho thấy các công ty có lợi nhuận phụ thuộc nhiều hơn vào nợ là lựa chọn tài chính chính của họ Trong trường hợp của Ghana, một tỷ lệ cao (85%) nợ được thể hiện bằng nợ ngắn hạn Tương tự như vậy, ta có nghiên cứu của (Khan Abdul Ghafoor, 2012), (Awunyo-Vitor Dadson và Jamil Badu, 2012) cũng đưa ra kết luận tương tự.
(Gill Amarjit, Nahum Biger và Neil Mathur, 2011) tìm cách mở rộng những phát hiện của (Abor, 2005) về ảnh hưởng của cấu trúc vốn đối với hiệu quả kinh doanh bằng cách kiểm tra ảnh hưởng của cấu trúc vốn đối với hiệu quả kinh doanh của các công ty dịch vụ và sản xuất của Mỹ Một mẫu gồm272 công ty Mỹ niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán New York trong thời gian 3 năm từ 2005 – 2007 đã được chọn Các phân tích tương quan và hồi quy được sử dụng để ước tính các chức năng liên quan đến hiệu quả kinh doanh (được đo bằng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) với các biện pháp cấu trúc vốn Kết quả thực nghiệm cho thấy mối quan hệ tích cực giữa i) nợ ngắn hạn trên tổng tài sản và hiệu quả kinh doanh và ii) tổng nợ trên tổng tài sản và lợi nhuận trong ngành dịch vụ Những phát hiện của bài báo này cho thấy mối quan hệ tích cực giữa i) nợ ngắn hạn trên tổng tài sản và lợi nhuận, ii) nợ dài hạn trên tổng tài sản và lợi nhuận, và iii) tổng nợ trên tổng tài sản và lợi nhuận trong ngành sản xuất Bài viết này cung cấp những hiểu biết hữu ích cho chủ sở hữu và nhà điều hành, người quản lý và tổ chức cho vay dựa trên bằng chứng thực nghiệm Tuy nhiên so với nghiên cứu của (Abor, 2005) thì tác động tích cực của nợ dài hạn đến ROE chỉ có ý nghĩa thống kê đối với ngành sản xuất Như vậy khi áp dụng cùng một mô hình nghiên cứu, cùng một phương pháp ước lượng nhưng ở các quốc gia khác nhau sẽ có sự khác nhau về chiều tác động của nợ dài hạn đến ROE Ngoài ra, khi phân ra các ngành nghề khác nhau trong cùng một môi trường nghiên cứu cũng có sự khác biệt về sự tác động của nợ dài hạn đến ROE.
(El-Sayed Ebaid Ibrahim, 2009) đã điều tra thực nghiệm tác động của việc lựa chọn cấu trúc vốn đối với hiệu quả kinh doanh của 64 doanh nghiệp phi tài chính ở Ai Cập với tư cách là một trong những nền kinh tế mới nổi hoặc chuyển đổi Phương phap phân tích hồi quy OLS được sử dụng nhiều trong nghiên cứu để ước tính mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả kinh doanh của công ty Sử dụng ba trong số các thước đo dựa trên kế toán về hiệu quả tài chính (tức là lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), lợi nhuận trên tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận gộp) và dựa trên một mẫu các công ty niêm yết phi tài chính của Ai Cập từ năm 1997 đến năm 2005, kết quả cho thấy quyết định lựa chọn cơ cấu vốn có tác động yếu đến hiệu suất của công ty.
Chowdhury Anup và Suman Paul Chowdhury (2010) đã nghiên cứu tác động của cơ cấu vốn chủ sở hữu đến hiệu quả kinh doanh của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Dhaka (DSE) và Sở giao dịch chứng khoán Chittagong (CSE) của Bangladesh trong giai đoạn 1994-2003.
Các mẫu được rút ra từ bốn lĩnh vực chiếm ưu thế nhất của ngành công nghiệp, tức là kỹ thuật, thực phẩm, nhiên liệu & năng lượng, và hóa chất & dược phẩm để cung cấp một phân tích so sánh Kết quả cho thấy mối quan hệ cùng chiều của tỷ lệ nợ trên tổng tài sản và hiệu quả kinh doanh nhưng độ tin cậy không cao Trong nghiên cứu này, Chowdhury đưa ra hàm ý chính sách nên kết hợp hoàn hảo giữa nợ và vốn chủ sở hữu để tạo thành cấu trúc vốn tối ưu để hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là cao nhất.
(San Ong Tze và Teh Boon Heng, 2011) nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trước và trong khủng hoảng (2007) Nghiên cứu này tập trung vào các công ty xây dựng được niêm yết trong Main Board của Bursa Malaysia từ năm 2005 đến năm 2008 Tất cả 49 công ty xây dựng được chia thành các quy mô lớn, vừa và nhỏ, dựa trên số vốn huy động Kết quả cho thấy có mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và cũng có bằng chứng cho thấy không có mối quan hệ giữa các biến được điều tra Đối với các công ty lớn, ROC với DEMV và EPS với LDC có mối quan hệ cùng chiều trong khi EPS với DC có mối quan hệ nghịch biến Trong khi đó, chỉ OM với LDCE có mối quan hệ tích cực ở các công ty vừa và EPS với DC có mối quan hệ tiêu cực ở các công ty nhỏ Tóm lại, kết quả cho thấy mối quan hệ tồn tại giữa cấu trúc vốn và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong các biến đại diện được chọn.
(Abu-Rub Nour, 2012) điều tra tác động của cấu trúc vốn đối với hiệu suất của công ty Nghiên cứu sử dụng các thước đo hiệu suất thứ năm (bao gồm lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, lợi nhuận trên tài sản, thu nhập trên mỗi cổ phiếu, giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu so với giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu và Tobin's Q) làm biến phụ thuộc và bốn thước đo cơ cấu vốn(bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và tổng nợ trên tổng tài sản và tổng nợ trên tổng vốn chủ sở hữu) làm biến độc lập Cuộc điều tra được thực hiện bằng cách sử dụng quy trình dữ liệu bảng điều khiển cho một mẫu của 28 công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Palestine (PSE) trong giai đoạn 2006-2010 Kết quả cho thấy cấu trúc vốn của công ty có tác động tích cực đến các biện pháp hoạt động của công ty, trong cả các biện pháp kế toán và thị trường, và có ý nghĩa thống kê Cuối cùng, kết quả nghiên cứu đề xuất các phương trình để xác định tác động của các khoản nợ khác nhau đối với hiệu suất của công ty Các kết quả này phù hợp với lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn dạng tĩnh và nghiên cứu thực nghiệm của (Antwi Samuel, Ebenezer Fiifi Emire Atta Mills và Xicang Zhao, 2012).
Kết quả nghiên cứu tại Sàn giao dịch chứng khoán Bombay, phân tích dữ liệu của 78 doanh nghiệp phi tài chính (Robert M Hull và Varun Dawar, 2014) cho thấy cấu trúc vốn có ảnh hưởng tích cực về mặt thống kê đối với cả lợi nhuận trên tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE).
(Asiri Batool K and Salwa A Hameed, 2014) cố gắng đo lường cách các tỷ lệ tài chính giải thích giá trị của các công ty thông qua tỷ lệ thu nhập giá hoặc tỷ lệ thị trường trên sổ sách ở Bahrain Bourse Tất cả các công ty niêm yết tại Bahrain Bourse, ngoại trừ các công ty đã đóng, được sử dụng trong giai đoạn 1995 đến 2013 Sử dụng tất cả các loại chính trong các tỷ lệ tài chính như lợi nhuận, thanh khoản, hiệu quả và nợ, bài báo nhận thấy rằng lợi nhuận trên tài sản (ROA) là yếu tố quyết định nhất trong việc giải thích giá trị thị trường theo sau là đòn bẩy tài chính và beta Hơn nữa, các phát hiện cho thấy quy mô của công ty cũng có ảnh hưởng đáng kể đến giá trị thị trường của nó Quy mô của công ty được đo lường thông qua tổng tài sản và tỷ lệ Q- Tobin Về mặt này, các nhà đầu tư nhận thấy các tín hiệu khác nhau từ các công ty nhỏ so với các công ty lớn và từ các công ty tăng trưởng so với các công ty không tăng trưởng Về phân tích ngành, người ta thấy rằng ROA là yếu tố quyết định chính để giải thích giá trị của công ty.
(Hoque Jahirul, Ashraf Hossain và Kabir Hossain, 2014) nghiên cứu về chính sách cấu trúc vốn và tác động của nó đối với giá trị của công ty Nghiên cứu này dựa trên khảo sát ý kiến của 80 người trả lời trong số 20 công ty sản xuất, thuộc Sở giao dịch chứng khoán Dhaka Phân tích thực nghiệm của nghiên cứu được giới hạn trong khoảng thời gian năm năm từ 2008-2012.
Nghiên cứu chỉ ra rằng các biến độc lập như cấu trúc vốn, nợ trên vốn chủ sở hữu, nợ trên tài sản, tài sản cố định trên tổng tài sản, thu nhập trước lãi và thuế đối với chi phí lãi vay, hệ số đòn bẩy tài chính có tác động đáng kể đến giá trị của công ty, chiếm tới 79,1%.
(Vătavu, S., 2015) nhằm mục đích thiết lập mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả kinh doanh tại 196 công ty Rumani niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Bucharest và hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, trong khoảng thời gian tám năm (2003-2010) Phân tích dựa trên hồi quy mặt cắt ngang Các chỉ tiêu cơ cấu vốn đề cập đến nợ dài hạn, nợ ngắn hạn; Tổng nợ và tổng vốn chủ sở hữu, trong khi lợi nhuận trên tài sản và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là các proxy hiệu suất Các nghiên cứu trước đây chỉ ra tính hữu hình của tài sản, thuế, rủi ro, thanh khoản và lạm phát là những yếu tố quyết định cấu trúc vốn trong các công ty sản xuất Rumani Miễn là các yếu tố này có tác động quan trọng đến các quyết định tài chính, chúng sẽ được đưa vào phân tích vì chúng dự kiến cũng ảnh hưởng đến hiệu suất Kết quả chỉ ra rằng hiệu suất trong các công ty Rumani cao hơn khi họ tránh nợ và hoạt động dựa trên vốn chủ sở hữu Tuy nhiên, có vẻ như các công ty sản xuất không có đủ vốn nội bộ để thực hiện các khoản đầu tư sinh lời và không sử dụng tài sản của họ một cách hiệu quả Trong thời gian thuế và lạm phát tăng, các công ty có lợi nhuận thoái vốn một phần tài sản của họ, giảm chi phí Có một dấu hiệu cho thấy hành vi chấp nhận rủi ro giữa các công ty sản xuất Điều này cho thấy sự ưa thích nợ nần khi họ gặp khó khăn về tài chính và họ phải đối mặt với rủi ro kinh doanh cao, hoặc khi họ không thể giải quyết các khoản nợ do thiếu tiền mặt Do thiếu dữ liệu liên quan đến tỷ lệ nợ dài hạn, những kết quả hồi quy đó không có ý nghĩa thống kê Hơn nữa, các mô hình hồi quy đề cập đến lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giải thích tỷ lệ biến thể của nó giảm.
Nghiên cứu trong ngành xi măng với dữ liệu gồm 19 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Karachi giai đoạn 2008-2012; (Farooq Muhammad Azhar và Ahsan Masood, 2016) đã sử dụng biến Tobin’Q để làm biến đại diện cho hiệu quả kinh doanh của DN, còn tỷ số nợ/ vốn chủ sở hữu làm biến đại diện cho cấu trúc tài chính Bằng phương pháp FEM, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: Cấu trúc vốn tác động tích cực lên hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và có ý nghĩa thống kê cao (1%) Kết quả này trùng với kết luận của (D K Ater, 2017) khi nghiên cứu các doanh nghiệp niêm yết phi tài chính trên TTCK Nairobi - Kenya Ngoài ra, (D K Ater, 2017) còn cho biết nợ dài hạn cũng như vốn chủ sở hữu cũng có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kinh doanh Bên cạnh đó, nghiên cứu còn khuyến khích các doanh nghiệp nên luôn so sánh lợi ích biên của việc sử dụng nợ dài hạn với chi phí biên của khoản nợ dài hạn trước khi sử dụng nguồn tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp.
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, có một số tác giả cũng nghiên cứu về đề tài này và cũng cho ra kêt quả cấu trúc vốn có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Các nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy phân vị để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Nghiên cứu thực nghiệm về CTV bằng phương pháp hồi quy trên dữ liệu bảng được nghiên cứu rất nhiều như Pooled OLS, FEM, REM, GMM… tuy nhiên có rất ít công trình nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy phân vị.
(Choi Jae-Kyu, Seung-Kyu Yoo, Ju-Hyung Kim và Jae-Jun Kim, 2014) phân tích thực nghiệm các yếu tố quyết định cấu trúc vốn của 43 công ty xây dựng niêm yết tại Hàn Quốc từ năm 2000 đến năm 2010 bằng cách sử dụng phân tích hồi quy nhiều lần Các kết quả chính của nghiên cứu là: 1) các công ty xây dựng tuân theo lý thuyết đánh đổi tĩnh liên quan đến quy mô; 2) lá chắn thuế phi nợ có tác dụng khá hạn chế đối với các quyết định liên quan đến cơ cấu vốn của các công ty xây dựng; 3) các công ty xây dựng được tìm thấy tuân theo lý thuyết trật tự mổ liên quan đến lợi nhuận; và 4) tính hữu hình của tài sản được ước tính có dấu hiệu ngược lại với dấu hiệu được tìm thấy trong các nghiên cứu trước đây.
Tiwari và Raveesh (2015) nhận thấy rằng quy mô, cấu trúc tài sản, tấm lá chắn thuế và lợi nhuận đều có tác động đáng kể đến cấu trúc vốn của các công ty Ấn Độ Ở các phân vị thấp (0,25 đến 0,5), quy mô, cấu trúc tài sản và tấm lá chắn thuế có tác động tiêu cực đến tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (CTV) Tuy nhiên, ở các phân vị cao (0,75 đến 0,95), quy mô và lợi nhuận lại tác động tích cực đến CTV, cho thấy rằng các công ty có quy mô lớn hơn và lợi nhuận cao hơn có xu hướng sử dụng nhiều nợ hơn.
(Trần Thị Kim Oanh và Hoàng Thị Phương Anh, 2017) nghiên cứu tác động của CTV đến HQKD của DN thông qua phân tích số liệu của 60 doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoánViệt Nam trong giai đoạn 2009-2015 với kỹ thuật xử lý dữ liệu bảng và hồi quy phân vị cho thấy HQKD của DN chịu sự tác động của CTV, thuế TNDN,rủi ro kinh doanh và khả năng thanh toán với mức độ khác nhau trên từng phân vị khác nhau Ở phân vị càng cao, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, CTV có tác động mạnh đến HQKD Ngược lại, ở mức phân vị càng thấp thì mức suy giảm của HQKD càng lớn và khả năng thanh toán, thuế thu nhập doanh nghiệp và rủi ro kinh doanh càng cao thì HQKD của DN càng thấp.
(Hoàng Thị Việt Hà, Đặng Ngọc Hùng, Trần Mạnh Dũng, Vũ Thị Thúy Vân và, 2019) thực hiện nghiên cứu để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính của các DN niêm yết trên TTCK Việt Nam Các nhân tố được lựa chọn trong mô hình bao gồm CTTC, quy mô DN, tính thanh khoản, đầu tư tài sản cố định, tỷ lệ tăng trưởng Dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính của 269 doanh nghiệp niêm yết trong giai đoạn 2010-2016 Phương pháp OLS và hồi quy phân vị đã được sử dụng để phân tích dữ liệu trong nhiều năm Kết quả chỉ ra rằng, quy mô DN có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tài chính, trong khi đó, CTV, tính thanh khoản, đầu tư tài sản cố định lại có tác động tiêu cực Ngoài ra, tỷ lệ tăng trưởng lại không tác động tới hiệu quả tài chính và các tác động trên khác nhau ở các phân vị khác nhau.
Các nghiên cứu thực nghiệm về CTV đã chỉ ra mối quan hệ đáng tin cậy giữa CTV và HQKD Tuy nhiên, mức ảnh hưởng của CTV đến HQKD có sự khác biệt giữa các loại hình doanh nghiệp và thời điểm khác nhau Ngoài CTV, còn có các yếu tố khác cũng tác động đến HQKD Điều này cho thấy mối quan hệ phức tạp giữa các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Các phương pháp được sử dụng trong các nghiên cứu trên bao gồm:
Để tiếp cận bài nghiên cứu, phương pháp định lượng được sử dụng bao gồm các thủ thuật thống kê như thống kê mô tả, phân tích hệ số tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính đa biến Các phân tích này cho phép nhà nghiên cứu điều tra mối quan hệ giữa các biến và đưa ra kết luận về tác động của một biến lên các biến khác Các nghiên cứu trước đã cung cấp nền tảng cho đề án, nhưng đề án sẽ được điều chỉnh để phù hợp với nội dung cụ thể và đề xuất một mô hình mới cùng kỳ vọng nghiên cứu rõ ràng về các biến để đạt được mục đích nghiên cứu.
Khoảng trống nghiên cứu
Từ tổng quan các công trình nghiên cứu về tác động của cấu trúc vốn lên hiệu quả kinh doanh, có thể thấy cấu trúc vốn có những ảnh hưởng đa dạng tùy thuộc vào từng quốc gia, ngành nghề Các nghiên cứu quốc tế và trong nước đã chứng minh tác động của cấu trúc vốn lên hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thứ nhất: Một số nghiên cứu đã xem xét mối quuan hệ giữa cấu trúc vốn và khả năng sinh lời nhưng chưa tính tới kỳ hạn của nợ
Một số nghiên cứu đã xem xét mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và một số biến phụ thuộc như giá trị doanh nghiệp, Tobin's q, hiệu quả đo bằng DEA (Margaritis Dimitris và Maria Psillaki , 2010); (Đỗ Văn Thắng và Trịnh Quang Thiều, 2010); (Đoàn Vinh Thăng, 2016) Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ tập trung vào tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản, chưa xem xét tới kỳ hạn của nợ bao gồm tỷ lệ nợ ngắn hạn và dài hạn.
- Thứ hai: Một số nghiên cứu xem xét kỳ hạn của nợ nhưng lại chưa xem xét dạng mô hình đủ biến
Các nghiên cứu như của (Abor, 2005), (Salim Mahfuzah và Raj Yadav,2012) và (Vătavu, S., 2015) có tính tới cả tác động của tỷ lệ nợ ngắn hạn và nợ dài hạn bên cạnh tác động của tổng nợ trên tổng tài sản Tuy nhiên, các nghiên cứu nêu trên chưa xem xét một mô hình bao gồm cả tỷ lệ nợ ngắn hạn và tỷ lệ nợ dài hạn với tư cách là biến độc lập Việc chỉ xem xét một biến tỷ lệ nợ ngắn hạn hay tỷ lệ nợ dài hạn trong một mô hình có thể gây hiện tượng thiếu biến, làm sai lệch kết quả hồi quy.
Trong luận án này, tác giả thực hiện một mô hình hồi quy đầy đủ gồm cả tỷ lệ nợ dài hạn và tỷ lệ nợ ngắn hạn Tác giả không đưa tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản vào mô hình đầy đủ nói trên vì như vậy sẽ gây hiện tượng đa cộng tuyến do tổng nợ trên tổng tài sản là tổng của hai chỉ tiêu phản ánh cấu trúc vốn nói trên.
Trong chương này, tác giả tổng quan các nghiên cứu trước đây có liên quan đến vấn đề nghiên cứu Phần lớn các nghiên cứu cả trong và ngoài nước đều chứng minh được giữa CTV có sự tác động đến HQKD Tuy nhiên, chiều tác động của CTV đến HQKD chưa thống nhất trong các nghiên cứu này còn tùy thuộc vào từng nước, từng ngành nghề, từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế Các biến thường được sử dụng trong nghiên cứu về CTV bao gồm biến về nợ phải trải và vốn chủ sở hữu, ngoài ra còn có đưa thêm các biến kiểm soát như tuổi, tăng trưởng, quy mô vào mô hình Thông qua các nghiên cứu trước đây ở trên thế giới và ở Việt Nam, tác giả đã xác định được khoảng trống nghiên cứu để bổ sung thêm về mặt lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa CTV tới HQKD của DN.
CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẤU TRÚC VỐN VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP.
Có nhiều định nghĩa khác nhau được thực hiện cho cấu trúc vốn Theo Ross & cộng sự (2008) định nghĩa cấu trúc vốn của một doanh nghiệp, hay còn gọi là đòn bẩy tài chính, là sự kết hợp giữa việc sử dụng vốn nợ và vốn chủ sở hữu theo một tỉ lệ nhất định để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh Mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp có thể được giải thích thông qua các lý thuyết về cấu trúc vốn như sau.
2.1.1 Lý thuyết cấu trúc tài chính tối ưu
Từ quan điểm về lý thuyết cấu trúc vốn đây là một quan điểm truyền thống về tối ưu hóa nguồn vốn nhìn nhận rằng, khi một doanh nghiệp bắt đầu quan tâm đến nợ hay bắt đầu vay nợ, họ sẽ suy xét khoản nợ đó sẽ mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp, hay là mang lại rủi ro, bất lợi cho khoanh nghiệp khi sử dụng nợ vay Nếu chi phí sử dụng vốn vay không cao, cùng với kết hợp từ lá chắn thuế có giúp cho WACC giảm khi tăng vốn vay Tuy nhiên, nếu hệ số nợ tiếp tục tăng lên thì khi đó mức độ rủi ro cũng sẽ tăng theo, nhưng doanh nghiệp luôn mong muốn tỷ suất sinh lời cao hơn, vì vậy nhu cầu vay vốn tăng, lãi suất tăng lên từ đó làm cho WACC tăng lên Với quan điểm truyền thống này, nếu doanh sử dụng nợ đến một mức nào đó sẽ làm WACC tăng lên, vì vậy tồn tại một cấu trúc vốn tối ưu tại đó tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn và tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.
Tuy nhiên vẫn chưa thấy được sự thuyết phục với quan điểm truyền thống trên, do cơ sở để khẳng định quan điểm này chưa có cơ sở nào thể hiện được chi phí vốn chủ sở hữu sẽ tăng lên và tăng bao nhiêu khi tăng hệ số nợ và chi phí sử dụng nợ sẽ tăng như thế nào khi có nguy cơ vỡ nợ Nghiên cứu của Modigliani và Miller (M&M) được công bố vào năm 1958 được coi là nghiên cứu mở đầu cho lý thuyết đại diện về cấu trúc vốn Tiếp nối sau đó là các lý thuyết đã được phát triển sau này như lý thuyết trật tự phân hạng lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn, lý thuyết chi phí đại diện, lý thuyết tín hiệu thị trường, cùng với việc thêm vào các giả định để thực tế hóa lý thuyết cấu trúc vốn.
2.1.2 Lý thuyết cấu trúc vốn của Modigliani và Miller (M&M)
Sự phát triển của lý thuyết tài chính hiện đại dựa trên nghiên cứu cấu trúc tài chính của hai nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Modigliani và Miller (lý thuyết M&M) Lý thuyết về cấu trúc vốn hiện đại bắt đầu với bài báo của Modigliani và Miller vào năm 1958 Theo lý thuyết M&M, sự lựa chọn giữa vốn chủ sở hữu và nợ không liên quan đến giá trị của doanh nghiệp Cấu trúc vốn tối ưu là cấu trúc cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận và do đó tối đa hóa giá cổ phiếu của công ty Ban đầu, trong nghiên cứu năm 1958, không tính đến tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp, lý thuyết M&M cho rằng không có cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp Trong một nghiên cứu tiếp theo vào năm 1963, khi tính đến thuế thu nhập doanh nghiệp, Modigliani và Miller (1963) đã chỉ ra rằng giá trị của công ty có nợ lớn hơn giá trị của công ty không có nợ bằng thuế suất nhân với giá trị nợ, vì vậy lý thuyết M&M nói rằng việc tăng sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ nâng cao giá trị của doanh nghiệp.
Từ đó, theo lý thuyết M&M và lý thuyết cấu trúc vốn tối ưu, doanh nghiệp có thể đánh giá tác động của lựa chọn và sử dụng vốn đến hiệu quả hoạt động và tình hình tài chính.
2.1.3 Lý thuyết trật tự phân hạng (Pecking Oder Theory – POT)
Myers và Majluf (1984) nói rằng không có cấu trúc vốn tối ưu cho một công ty và giải thích về sự ưu tiên giữa vốn nội bộ và vốn vay khi doanh nghiệp huy động vốn Họ phân loại tài trợ thành vốn nội bộ (thu nhập giữ lại) và vốn bên ngoài (vốn chủ sở hữu và các vấn đề nợ) Quyết định cơ cấu vốn không dựa trên tỷ lệ nợ/tổng tài sản tối ưu mà dựa trên mức độ ưu tiên sử dụng vốn theo thứ tự sau: Nguồn lực tài chính nội bộ (đặc biệt là sử dụng lợi nhuận giữ lại), tiếp theo là nợ và vốn cuối cùng và vốn chủ sở hữu Lý thuyết này dựa trên vấn đề bất đối xứng thông tin giữa các nhà quản lý, nhà đầu tư và chủ nợ So với các nhà đầu tư bên ngoài doanh nghiệp, các nhà quản lý biết nhiều hơn về giá trị thực và rủi ro của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, các nhà quản lý không thể truyền đạt thông tin đáng tin cậy về chất lượng tài sản hiện có cũng như các cơ hội đầu tư hiện tại của doanh nghiệp cho các nhà đầu tư tiềm năng bên ngoài Không thể phân biệt các dự án tốt với những dự án xấu Các nhà đầu tư sẽ nghĩ rằng doanh nghiệp chỉ phát hành thêm cổ phiếu khi cổ phiếu của họ đang được định giá cao hơn giá trị thị trường Do đó, khi doanh nghiệp công bố thông tin phát hành thêm cổ phiếu đồng nghĩa với việc gửi thông điệp xấu về triển vọng kinh doanh đến nhà đầu tư, như vậy giá cổ phiếu sẽ giảm.
Cơ sở lý luận về cấu trúc vốn
2.2.1.1 Khái niệm cấu trúc vốn
Cấu trúc vốn là sự kết hợp giữa nợ (debt) và vốn chủ sở hữu (equity) trong tổng nguồn vốn dài hạn được sử dụng để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh Theo Ahmad và các cộng sự (2012), cấu trúc vốn là quan hệ tỷ trọng giữa nợ và vốn chủ sở hữu trong ngồn vốn của doanh nghiệp để tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh Ngoài ra theo Trần Ngọc Thơ thì
“Cấu trúc vốn là sự kết hợp số lượng nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn,cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường được dùng để tài trợ cho quyết định đầu tư của một doanh nghiệp Ngược lại, cấu trúc tài chính là sự kết hợp nợ vay ngắn hạn, nợ dài hạn, cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường được dùng để tài trợ cho quyết định đầu tư của một doanh nghiệp” Cấu trúc vốn của doanh nghiệp là sự pha trộn giữa nợ và vốn chủ sở hữu được sử dụng để tài trợ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh (Damodaran, 2011) Theo Ahmad và các cộng sự (2012), cấu trúc vốn là quan hệ tỷ trọng giữa nợ và vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp để tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cấu trúc vốn được định nghĩa là tỷ lệ giữa nợ và vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động đầu tư Để thống nhất trong đề án này, cấu trúc vốn được hiểu là tỷ lệ cân đối giữa nợ và vốn chủ sở hữu trong hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.
Tỷ trọng của tổng nợ (bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn) trên tổng tài sản để tài trợ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
2.2.1.2 Khái niệm nợ phải trả
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 01: Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các sự kiện và giao dịch đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình Nợ phải trả của một doanh nghiệp bao gồm các khoản nợ phải trả thông thường, dự phòng nợ phải trả và nợ tiềm tàng Căn cứ theo thời gian, nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
Nợ ngắn hạn chính là tổng các khoản nợ mà doanh nghiệp còn phải trả và có thời hạn thanh toán không quá 12 tháng hay thấp hơn với một chu kỳ kinh doanh, sản xuất thông thường Nợ ngắn hạn thường chính là những khoản vay được sử dụng để giải quyết các vấn đề phát sinh bất ngờ và mang tính chất thời vụ Nợ ngắn hạn thường được dùng để mua các tài sản ngắn hạn Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21, nợ ngắn hạn được trình bày trên bảng cân đối kế toán bao gồm khoản vay ngắn hạn, các khoản phải trả thương mại và phải trả ngắn hạn khác, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước,dự phòng phải trả ngắn hạn Nhằm giảm thiểu rủi ro trong thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn trả, nợ ngắn hạn được huy động để bổ sung nhu cầu vốn ngắn hạn của doanh nghiệp hay được đầu tư vào tài sản ngắn hạn.
Nợ dài hạn là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp bao gồm những khoản nợ có thời hạn thanh toán còn lại từ 12 tháng trở lên hoặc trên một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo Tuy nhiên, nợ dài hạn chi phí lớn và thường được sử dụng để tài trợ cho tài sản dài hạn và một phần tài sản ngắn hạn Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21, nợ dài hạn được trình bày trên bảng cân đối kế toán bao gồm khoản vay dài hạn, các khoản phải trả thương mại và phải trả dài hạn khác, dự phòng phải trả dài hạn Ở Việt Nam, hiện nay các doanh nghiệp có thể huy động nguồn vốn này qua hai kênh chính: (i) Vay trung hạn và dài hạn của các tổ chức tín dụng (ngân hàng); (ii) Phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Sử dụng đòn bẩy tài chính bằng việc vay nợ để tăng lợi nhuận ròng, do được khấu trừ lãi vay từ thu nhập chịu thuế, là một cách giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiệu quả Tuy nhiên, sử dụng đòn bẩy tài chính cũng tiềm ẩn những nhược điểm như: doanh nghiệp phụ thuộc vào các chủ nợ và nhà đầu tư, tính tự chủ về tài chính bị hạn chế, áp lực trả nợ có thể dẫn đến rủi ro tài chính và mất khả năng thanh toán.
2.2.1.3 Khái niệm vốn chủ sở hũu
Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn do doanh nghiệp sở hữu hoặc được góp vốn, đồng sở hữu cùng các nhà đầu tư, các cổ đông, thành viên liên doanh, tạo dựng nguồn lực để đưa doanh nghiệp đi vào hoạt động Tất cả thành viên góp vốn sẽ được hưởng quyền lợi như nhau trong việc quản lý hoạt động kinh doanh, mức lợi nhuận và chịu trách nhiệm khi doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21, vốn chủ sở hữu được trình bày trên bảng cân đối kế toán bao gồm phần sở hữu của cổ đông thiểu số, vốn góp, các khoản dự trữ và lợi nhuận chưa phân phối.
Vốn chủ sở hữu được xem là nguồn tài trợ cho doanh nghiệp một cách bền vững và lâu dài, là cơ sở để định giá cho giá trị của doanh nghiệp Vì vậy, sẽ giúp DN giảm thiểu rủi ro hơn so với việc tài trợ bằng nợ vay Tuy nhuên, nhược điểm của việc sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu sẽ khiến cho doanh nghiệp mất đi lợi ích của lá chắn thuế từ việc đi vay và làm tăng chi phí sử dụng vốn Mặt khác, khi giá trị VCSH tăng đồng nghĩa với số lượng cổ đông nhiều, áp lực về sự quản lý điều hành, giám sát hoạt động của DN càng lớn.
2.2.2 Các chỉ têu đo lường cấu trúc vốn Để đánh giá cấu trúc vốn có 3 cách đo lường: căn cứ theo chủ thể tài trợ và căn cứ theo thời hạn hoàn trả và tiếp cận theo thời gian hoàn trả.
Căn cứ theo chủ thể tài trợ có hệ số nợ, hệ số tự tài trợ, hệ số nợ trên VCSH và hệ số đòn bẩy tài chính.
Bảng 2 1: Các chỉ tiêu đo lường cấu trúc vốn căn cứ theo chủ thể tài trợ
Chỉ tiêu Công thức Ý nghĩa
Hệ số nợ Tổng nợ phải trả /
Phản ánh tổng quát tổng số nợ phải trải trong nguồn vốn của doanh nghiệp Chỉ tiêu này càng cao thể hiện cơ cấu nguồn vốn càng rủi ro của doanh nghiệp, tuy nhiên nếu sử dụng nhiều vốn vay sẽ tiết kiệm chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp Tỷ số nợ lớn hơn 50% cho biết cấu trúc vốn nghiêng về nợ.
Hệ số tự tài trợ VCSH/Tổng tài sản
Tỷ lệ tự tài trợ phản ánh mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu trong tổng tài sản doanh nghiệp Tỷ lệ càng cao thì doanh nghiệp càng độc lập về tài chính Nếu tỷ lệ tự tài trợ trên 50%, điều đó biểu thị cấu trúc vốn của doanh nghiệp thiên về vốn chủ sở hữu.
Hệ số nợ trên VCSH
Chỉ tiêu này thể hiện với 1 đồng vốn chủ sở hữu thì thì “gánh” bao nhiêu đồng nợ Nếu hệ số này lớn hơn 1 thì chứng tỏ trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp đang nghiêng về nợ, khả năng thanh toán nợ thấp và ngược lại
Hệ số đòn bẩy tài chính Tổng tài sản/ VCSH
Tổng số vốn của DN gấp bao nhiêu lần so với VCSH Hệ số đòn bẩy tài chính lớn hơn 2 cho biết cấu trúc vốn nghiêng về nợ
Căn cứ vào thời hạn hoàn trả, nợ phải trả được chia thành nợ ngắn hạn và nợ dài hạn
Bảng 2 2: Các chỉ tiêu đo lường cấu trúc vốn căn cứ theo thời hạn hoàn trả
Chỉ tiêu Công thức Ý nghĩa
Tỷ số nợ ngắn hạn
Nợ ngắn hạn /Tổng tài sản
Chỉ tiêu này thể hiện với 1 đồng tài sản thì được tài trợ bao nhiêu đồng nợ ngắn hạn hay mức động sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp.
Tỷ số nợ dài hạn
Nợ dài hạn/Tổng tài sản
Chỉ tiêu này thể hiện với 1 đồng tài sản thì được tài trợ bao nhiêu đồng nợ dài hạn hay mức động tài trợ của nợ dài hạn cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, cấu trúc vốn còn được tiếp cận theo thời gian hoàn trả bao gồm nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn
Bảng 2 3: So sánh nợ ngắn hạn và nợ dài hạn
Tiêu chí Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu
Hoàn trả trong vòng 1 năm hoặc 1 chu kỳ kinh doanh
Không phải hoàn trả 1 năm hoặc trên 1 chu kỳ kinh doanh
2 Đối tượng tài trợ Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn 3 Chi phí sử dụng vốn Thấp Cao
4 Tính ổn định Thấp Cao
5 Tính linh hoạt Cao Thấp
Cơ sở lý thuyết về hiệu quả kinh doanh
Cho đến nay, đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước đưa ra những ý kiến khác nhau liên quan đến hiệu quả kinh doanh Với quan điểm của nhà kinh tế học người Anh Adam Smith (1723-1790), ông cho rằng: “Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hóa” Trong quan điểm này, hiệu quả được đồng nghĩa với chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh Theo ông thì các mức chi phí khác nhau mà mang lại cùng một kết quả thì có hiệu quả như nhau.
Theo Alfred Marshall (1842-1924) cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí doanh thu” Quan điểm này cho rằng hiệu quả kinh doanh đoạt được là do chi phí đã bỏ ra, tuy nhirn lại chưa xét đến phần kết quả bổ sung và chi phí bổ sung.
Theo Samuelson và Nordhaus, nhà kinh tế học nổi tiếng người Mỹ thì
“Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hóa mà không cắt giảm sản lượng hàng hóa khác” Tác giả đang muốn nhắc đến vấn đề phân bổ các nguồn lực trong nền kinh tế sản xuất của xã hội và cần phân bổ, sử dụng nguồn lực này một cách tối ưu nhằm làm cho nền kinh tế đạt hiệu quả cao nhất mà nền kinh tế đó có thể đạt được.
Theo Bernard Guerrien (2007) hiệu quả đề cập đến sự phân bổ nguồn lực tối ưu Nguyễn Văn Ngọc (2006) định nghĩa hiệu quả là mối liên hệ giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra sản phẩm - dịch vụ Hiệu quả được phân loại theo phương pháp đo lường, bao gồm hiệu quả kỹ thuật (đo lường bằng hiện vật) và hiệu quả kinh tế (đo lường bằng chi phí).
Theo Điều 4 Luật Doanh nghiệp Việt Nam (2014), kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư,từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường,nhằm mục đích sinh lợi Đồng thời, theo Điều 8 Luật Doanh nghiệp Việt Nam(2014), DN có nghĩa vụ đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh, tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật, đảm bảo lợi ích hợp pháp và chính đáng lao động, tạo điều kiện người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ tay nghề, đảm bảo về chất lượng hàng hóa, bảo vệ tài nguyên môi trường, bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh, thực hiện đạo đức kinh doanh để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng và người tiêu dùng.
HQKD là một phạm trù của nền kinh tế hàng hóa phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, nguồn vốn…) nhằm đạt được mục tiêu của DN trong từng thời kỳ phát triển của nó Bản chất của HQKD là hiệu quả kinh tế được xem xét trong phạm vi DN và được thực hiện thông qua nâng cao năng suất và tiết kiệm chi phí trong quá trình tiến hành sản xuất kinh doanh của DN Chính việc khan hiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính chất cạnh tranh nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng gia tăng của xã hội đặt ra yêu cầu cần phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực HQKD không chỉ là thước đo trình độ quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của DN Tuy nhiên, tùy thuộc vào cách tiếp cận và mục đích nghiên cứu mà có nhiều quan điểm khác nhau về HQKD. Ở nước ta, nhiều nghiên cứu về HQKD cho rằng, HQKD được đo bằng hiệu số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó Hay trong một nghiên cứu của mình, tác giả Ngô Đình Giao (1984) cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh của một quá trình nào đó theo nghĩa chung nhất là quan hệ tỷ lệ giữa kết quả với những điều kiện, nhân tố chi phí vật chất sử dụng để đạt được kết quả theo mục đích của quá trình đó” Các quan điểm trên thể hiện mối quan hệ bản chất hoạt động của DN, gắn được kết quả với toàn bộ chi phí, coi HQKD là trình độ sử dụng chi phí, xem xét HQKD trong sự vận động tổng thể với các yếu tố khác, nhưng đã bỏ qua và không đề cập đến trình độ sử dụng các nguồn lực, tức là vẫn chưa biểu hiện được tương quan về chất và lượng giữa kết quả và chi phí.
Một quan điểm khác của tác giả Nguyễn Văn Tạo (2004) thì “Hiệu quả kinh doanh không chỉ là sự so sánh giữa chi phí đầu vào và kết quả nhận ở đầu ra Hiệu quả kinh doanh trước hết là sự hoàn thành mục tiêu, nếu không đạt được mục tiêu thì không thể nào có hiệu quả và để hoàn thành mục tiêu ta cần phải sử dụng nguồn lực như thế nào?” Như vậy, hiệu quả kinh doanh không chỉ là so sánh giữa kết quả đầu vào và kết quả đầu ra mà còn phải xem xét đến mức độ hoàn thành và mức độ ử dụng nguồn lực để đạt được mục tiêu đó.
Hiệu quả kinh doanh phản ánh khả năng sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu đã đề ra (Lê Thị Bích Thủy, 2005) Tuy nhiên, quan điểm này chưa xem xét hiệu quả kinh doanh trong trạng thái biến động và thiếu mốc thời gian cụ thể để đánh giá độ hiệu quả.
Theo tác giả Bùi Xuân Phong: “Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm đạt được kết quả của mục tiêu hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh” (Bùi Xuân Phong, 2010) Hiệu quả kinh doanh là thước đo thể hiện quá trình sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu.
Tác giả Nguyễn Văn Công (2010) lại cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân, tài, vật, lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất” Quan điểm này cho rằng hiệu quả kinh doanh là thước đo chất lượng nhất để phản ánh mức độ tổ chức, quản lý kinh doanh của doanh nghiệp sao cho với mức chi phỉ thấp nhất phải bỏ ra để đạt được kết quả tốt nhất.
Theo tác giả Nguyễn Thu Thủy (2011), vấn đề DN cần quan tâm là hiệu quả kinh doanh tức là một đồng vốn kinh doanh có thể mang lại lợi nhuận là bao nhiêu chứ không chỉ đơn thuần là chỉ tiêu lợi nhuận HQKD
“được biểu hiện thông qua các thuật ngữ khác nhau như hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả hoạt động hay khả năng sinh lời của doanh nghiệp…”
Quan niệm về hiệu quả kinh doanh ở những quan điểm trên không chỉ có sự khác nhau mà nó còn là sự phát triển về lý thuyết Điểm giống nhau ở các quan điêm trên đều cho rằng hiệu quả kinh doanh là sự tương quan giữa kết quả đầu ra với các nguồn lực đầu vào, đồng thời thể hiện khả năng sử dụng các nguồn lực để tạo ra hiệu quả kinh doanh một cách hiệu quả nhất.
Tóm lại, quan điểm về HQKD là đa dạng, tùy theo mục đích nghiên cứu có thể xét HQKD theo những khía cạnh khác nhau Tuy nhiên, xuất phát từ những hạn chế về thời gian và nguồn số liệu, do vậy quan điểm về HQKD mà đề án sử dụng là thể hiện mối quan hệ tối ưu giữa kết quả kinh tế đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó, hay nói một cách khác thì “Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố sản xuất đảm bảo kết quả đạt được cao nhất trong điều kiện chi phí bỏ ra thấp nhất nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra”
Hiệu quả (H) được xác định bằng cách lấy kết quả đạt được (K) chia cho hao phí nguồn lực (C) Do đó, công thức chung để tính hiệu quả là: H = K / C Công thức này áp dụng cho mọi hiện tượng hoặc quá trình có thể đo lường được kết quả đạt được và hao phí nguồn lực.
Từ công thức này, có thể thấy: Với một sự hao phí nguồn lực không đổi, nếu hiện tượng/quá trình nào có kết quả cao hơn thì được đánh giá là có hiệu quả hơn và ngược lại Do vậy, để tăng hiệu quả, có thể thực hiện các phương án sau:
(1) Tăng K, giảm C(2) Tăng K, và giữ nguyên C(3) Tăng K, tăng C nhưng tốc độ tăng K lớn hơn tốc độ tăng C
(4) Giữ nguyên K, giảm C (5) Giảm K, giảm C nhưng tốc độ giảm K nhỏ hơn tốc độ giảm C.
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Trong chương này, tác giả tổng quan các nghiên cứu trước đây có liên quan đến vấn đề nghiên cứu Phần lớn các nghiên cứu cả trong và ngoài nước đều chứng minh được giữa CTV có sự tác động đến HQKD Tuy nhiên, chiều tác động của CTV đến HQKD chưa thống nhất trong các nghiên cứu này còn tùy thuộc vào từng nước, từng ngành nghề, từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế Các biến thường được sử dụng trong nghiên cứu về CTV bao gồm biến về nợ phải trải và vốn chủ sở hữu, ngoài ra còn có đưa thêm các biến kiểm soát như tuổi, tăng trưởng, quy mô vào mô hình Thông qua các nghiên cứu trước đây ở trên thế giới và ở Việt Nam, tác giả đã xác định được khoảng trống nghiên cứu để bổ sung thêm về mặt lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa CTV tới HQKD của DN.
CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẤU TRÚC VỐN VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP.
Có nhiều định nghĩa khác nhau được thực hiện cho cấu trúc vốn Theo Ross & cộng sự (2008) định nghĩa cấu trúc vốn của một doanh nghiệp, hay còn gọi là đòn bẩy tài chính, là sự kết hợp giữa việc sử dụng vốn nợ và vốn chủ sở hữu theo một tỉ lệ nhất định để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh Mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp có thể được giải thích thông qua các lý thuyết về cấu trúc vốn như sau.
2.1.1 Lý thuyết cấu trúc tài chính tối ưu
Từ quan điểm về lý thuyết cấu trúc vốn đây là một quan điểm truyền thống về tối ưu hóa nguồn vốn nhìn nhận rằng, khi một doanh nghiệp bắt đầu quan tâm đến nợ hay bắt đầu vay nợ, họ sẽ suy xét khoản nợ đó sẽ mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp, hay là mang lại rủi ro, bất lợi cho khoanh nghiệp khi sử dụng nợ vay Nếu chi phí sử dụng vốn vay không cao, cùng với kết hợp từ lá chắn thuế có giúp cho WACC giảm khi tăng vốn vay Tuy nhiên, nếu hệ số nợ tiếp tục tăng lên thì khi đó mức độ rủi ro cũng sẽ tăng theo, nhưng doanh nghiệp luôn mong muốn tỷ suất sinh lời cao hơn, vì vậy nhu cầu vay vốn tăng, lãi suất tăng lên từ đó làm cho WACC tăng lên Với quan điểm truyền thống này, nếu doanh sử dụng nợ đến một mức nào đó sẽ làm WACC tăng lên, vì vậy tồn tại một cấu trúc vốn tối ưu tại đó tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn và tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.
Tuy nhiên vẫn chưa thấy được sự thuyết phục với quan điểm truyền thống trên, do cơ sở để khẳng định quan điểm này chưa có cơ sở nào thể hiện được chi phí vốn chủ sở hữu sẽ tăng lên và tăng bao nhiêu khi tăng hệ số nợ và chi phí sử dụng nợ sẽ tăng như thế nào khi có nguy cơ vỡ nợ Nghiên cứu của Modigliani và Miller (M&M) được công bố vào năm 1958 được coi là nghiên cứu mở đầu cho lý thuyết đại diện về cấu trúc vốn Tiếp nối sau đó là các lý thuyết đã được phát triển sau này như lý thuyết trật tự phân hạng lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn, lý thuyết chi phí đại diện, lý thuyết tín hiệu thị trường, cùng với việc thêm vào các giả định để thực tế hóa lý thuyết cấu trúc vốn.
2.1.2 Lý thuyết cấu trúc vốn của Modigliani và Miller (M&M)
Sự phát triển của lý thuyết tài chính hiện đại dựa trên nghiên cứu cấu trúc tài chính của hai nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Modigliani và Miller (lý thuyết M&M) Lý thuyết về cấu trúc vốn hiện đại bắt đầu với bài báo của Modigliani và Miller vào năm 1958 Theo lý thuyết M&M, sự lựa chọn giữa vốn chủ sở hữu và nợ không liên quan đến giá trị của doanh nghiệp Cấu trúc vốn tối ưu là cấu trúc cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận và do đó tối đa hóa giá cổ phiếu của công ty Ban đầu, trong nghiên cứu năm 1958, không tính đến tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp, lý thuyết M&M cho rằng không có cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp Trong một nghiên cứu tiếp theo vào năm 1963, khi tính đến thuế thu nhập doanh nghiệp, Modigliani và Miller (1963) đã chỉ ra rằng giá trị của công ty có nợ lớn hơn giá trị của công ty không có nợ bằng thuế suất nhân với giá trị nợ, vì vậy lý thuyết M&M nói rằng việc tăng sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ nâng cao giá trị của doanh nghiệp.
Như vậy, theo lý thuyết M&M và lý thuyết cấu trúc vốn tối ưu, chúng ta có thể thấy việc lựa chọn và sử dụng vốn sẽ có tác động như thế nào đến hiệu quả kinh doanh và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.
2.1.3 Lý thuyết trật tự phân hạng (Pecking Oder Theory – POT)
Myers và Majluf (1984) nói rằng không có cấu trúc vốn tối ưu cho một công ty và giải thích về sự ưu tiên giữa vốn nội bộ và vốn vay khi doanh nghiệp huy động vốn Họ phân loại tài trợ thành vốn nội bộ (thu nhập giữ lại) và vốn bên ngoài (vốn chủ sở hữu và các vấn đề nợ) Quyết định cơ cấu vốn không dựa trên tỷ lệ nợ/tổng tài sản tối ưu mà dựa trên mức độ ưu tiên sử dụng vốn theo thứ tự sau: Nguồn lực tài chính nội bộ (đặc biệt là sử dụng lợi nhuận giữ lại), tiếp theo là nợ và vốn cuối cùng và vốn chủ sở hữu Lý thuyết này dựa trên vấn đề bất đối xứng thông tin giữa các nhà quản lý, nhà đầu tư và chủ nợ So với các nhà đầu tư bên ngoài doanh nghiệp, các nhà quản lý biết nhiều hơn về giá trị thực và rủi ro của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, các nhà quản lý không thể truyền đạt thông tin đáng tin cậy về chất lượng tài sản hiện có cũng như các cơ hội đầu tư hiện tại của doanh nghiệp cho các nhà đầu tư tiềm năng bên ngoài Không thể phân biệt các dự án tốt với những dự án xấu Các nhà đầu tư sẽ nghĩ rằng doanh nghiệp chỉ phát hành thêm cổ phiếu khi cổ phiếu của họ đang được định giá cao hơn giá trị thị trường Do đó, khi doanh nghiệp công bố thông tin phát hành thêm cổ phiếu đồng nghĩa với việc gửi thông điệp xấu về triển vọng kinh doanh đến nhà đầu tư, như vậy giá cổ phiếu sẽ giảm.
2.2 Cơ sở lý luận về cấu trúc vốn 2.2.1 Khái niệm
2.2.1.1 Khái niệm cấu trúc vốn
Cấu trúc vốn là sự kết hợp giữa nợ (debt) và vốn chủ sở hữu (equity) trong tổng nguồn vốn dài hạn được sử dụng để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh Theo Ahmad và các cộng sự (2012), cấu trúc vốn là quan hệ tỷ trọng giữa nợ và vốn chủ sở hữu trong ngồn vốn của doanh nghiệp để tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh Ngoài ra theo Trần Ngọc Thơ thì
Cấu trúc vốn là tập hợp các nguồn nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn, cổ phiếu ưu đãi và vốn cổ phần thường được sử dụng để tài trợ cho quyết định đầu tư của doanh nghiệp (Damodaran, 2011) Tương tự, cấu trúc tài chính cũng bao gồm các nguồn này để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh Do đó, cấu trúc vốn là thành phần kết hợp giữa nợ và vốn chủ sở hữu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (Ahmad và cộng sự, 2012).
Xét về bản chất, có thể thấy sự đồng nhất về khái niệm cấu trúc vốn: tỷ trọng giữa nợ và vốn chủ sở hữu trong hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Để thống nhất về khái niệm, trong đề án này cấu trúc vốn sẽ được hiểu như sau:
Tỷ trọng của tổng nợ (bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn) trên tổng tài sản để tài trợ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
2.2.1.2 Khái niệm nợ phải trả
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 01: Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các sự kiện và giao dịch đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình Nợ phải trả của một doanh nghiệp bao gồm các khoản nợ phải trả thông thường, dự phòng nợ phải trả và nợ tiềm tàng Căn cứ theo thời gian, nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
Nợ ngắn hạn bao gồm các khoản nợ đến hạn phải trả trong vòng 12 tháng trở lại hoặc ngắn hơn một chu kỳ kinh doanh thông thường Các khoản vay ngắn hạn thường được sử dụng để giải quyết những vấn đề phát sinh bất ngờ và mang tính chất thời vụ Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21, nợ ngắn hạn được trình bày trên bảng cân đối kế toán, bao gồm các khoản vay ngắn hạn, các khoản phải trả thương mại và phải trả ngắn hạn khác, các khoản thuế phải nộp và các khoản phải trả cho Nhà nước, dự phòng phải trả ngắn hạn Nợ ngắn hạn được huy động để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn của doanh nghiệp hoặc được đầu tư vào các tài sản ngắn hạn, nhằm giảm thiểu rủi ro trong thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn trả.
Nợ dài hạn là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp bao gồm những khoản nợ có thời hạn thanh toán còn lại từ 12 tháng trở lên hoặc trên một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo Tuy nhiên, nợ dài hạn chi phí lớn và thường được sử dụng để tài trợ cho tài sản dài hạn và một phần tài sản ngắn hạn Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21, nợ dài hạn được trình bày trên bảng cân đối kế toán bao gồm khoản vay dài hạn, các khoản phải trả thương mại và phải trả dài hạn khác, dự phòng phải trả dài hạn Ở Việt Nam, hiện nay các doanh nghiệp có thể huy động nguồn vốn này qua hai kênh chính: (i) Vay trung hạn và dài hạn của các tổ chức tín dụng (ngân hàng); (ii) Phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Một trong những cách để giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là sử dụng lá chắn thuế của việc tài trợ bằng nợ phải trả trong trường hợp có phát sinh lãi vay Bên cạnh đó nhà đầu tư cũng sẽ thận trọng hơn trong việc đầu tư Tuy nhiên, nhược điểm của việc đi nhận tài trợ là doanh nghiệp phải chịu sự quản lý, giám sát của các chủ đầu tư, nhà cho vay và thị trường Do vậy tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp cũng giảm đi và áp lực trả nợ có thể dẫn đến kiệt quệ tài chính và mất thanh khoản.
2.2.1.3 Khái niệm vốn chủ sở hũu
Mô hình nghiên cứu
Sau khi tham khảo mô hình nghiên cứu trước đó cua các tác giả nghiên cứu về đề tài tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu như sau:
Phương trình hồi quy: Dạng tổng quát của phương trình như sau:
- Y là biến phụ thuộc (dependent variable) hoặc còn gọi là regressand;
- X là các biến giải thích hay biến độc lập (explanatory variables | independent variables) Các tên gọi khác như predictors, covariates, hoặc regressors;
-𝐵 𝑛 là hệ số của các biến độc lập trong đó B1 là hệ số tự do;
- u là hạng nhiễu hay sai số ngẫu nhiên (random hay stochastic error term);
- i là ký hiệu cho quan sát thứ i trong tổng thể.
Các biến số: đã được liệt kê trong bảng 3.1 bao gồm:
- 2 biến phụ thuộc: ROE, EPS;
- 2 biến giải thích: TLNNH, TLNDH;
- 3 biến kiểm soát: SIZE, GRO, AGE.
Mô hình nghiên cứu chính của đề án:
𝑅𝑂𝐴 𝑖,𝑡 : Tỷ suất sinh lời trên tài sản bình quân (đo bằng lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản bình quân) của doanh nghiệp i năm t
𝐸𝑃𝑆 𝑖,𝑡 : Lãi cơ bản trên cổ phiếu (đo bằng (Lợi nhuận sau thuế - cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / số lượng cổ phiếu phổ thông đang lưu hành)) của doanh nghiệp i năm t
𝑇𝐿𝑁𝑁𝐻 𝑖,𝑡 : Tỷ lệ nợ ngắn hạn (đo bằng nợ ngắn hạn/tổng tài sản) của doanh nghiệp i năm t
𝑇𝐿𝐷𝑁𝐻 𝑖,𝑡 : Tỷ lệ nợ dài hạn (đo bằng nợ dài hạn/tổng tài sản) của doanh nghiệp i năm t
𝑆𝐼𝑍𝐸 𝑖,𝑡 : Quy mô doanh nghiệp (đo bằng ln tổng tài sản) của doanh nghiệp i năm t
𝐺𝑅𝑂 𝑖,𝑡 : Tốc độ tăng trưởng (đo bằng doanh thu năm t – doanh thu năm (t-1)) của doanh nghiệp i năm t
𝐴𝐺𝐸 𝑖,𝑡 : Tuổi của doanh nghiệp (đo bằng năm t – năm thành lập) của doanh nghiệp i năm t
𝑒 𝑖.𝑡 , 𝑜 𝑖.𝑡 : sai số trong các phương trình hồi quy tương ứng
Các nghiên cứu trước đây đã sử dụng nhiều chỉ tiêu khác nhau để đánh giá hiệu quả kinh doanh (HQKD) của doanh nghiệp, dẫn đến kết quả khác nhau về tác động của công ty liên kết (CTV) lên HQKD trong cùng một nghiên cứu hoặc các nghiên cứu khác nhau Các chỉ tiêu tỷ suất sinh lời phổ biến bao gồm tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), được sử dụng bởi các tác giả như Zeitun Rami và Gary Gang Tian (2007), San và Heng (2011), Đoàn Ngọc Phúc (2014), Nguyễn Hữu Huân và Lê Nguyễn Quỳnh Hương (2014), cũng như các chỉ tiêu khác được lựa chọn như Nieh Chien-Chung, Hwey-Yun Yau và Wen-Chien Liu (2004) và Cheng Yu-Shu, Yi-Pei Liu và Chu-Yang Chien (2010).
Chỉ tiêu EPS cũng được sử dụng để đo lường hiệu quả kinh doanh trong nhiều nghiên cứu trước đó như: (San và Heng 2011), (Salim Mahfuzah và Raj Yadav, 2012), (Saeedi Ali và Iman Mahmoodi, 2011), (Nieh và cộng sự 2008) EPS cung cấp thông tin quan trọng về hiệu quả kinh doanh của công ty và hiệu suất tài chính của công ty đó Một EPS cao thường được xem là tích cực vì nó cho thấy công ty đang tạo ra lợi nhuận tốt cho cổ đông EPS cũng là một trong những chỉ số quan trọng mà các nhà đầu tư thường xem xét khi đánh giá một công ty và quyết định đầu tư vào cổ phiếu của công ty đó EPS càng cao thì cổ phiếu càng hấp dẫn với các nhà đầu tư, nhưng cũng cần xem xét kỹ lưỡng để đảm bảo rằng EPS đó là bền vững và không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngắn hạn.
Ngoài ra, cũng có những quan điểm khác được xem như có tính đến tác động của giá thị trường chẳng hạn như: Sử dụng giá trị vốn hóa của cổ phiếu thường như (Rajhans Rajni Kant, 2013) hay chỉ số Tobin’Q Chỉ số Tobin’Q là chỉ tiêu kết hợp giữa giá thị trường và giá trị sổ sách kế toán tài chính và được sử dụng để đo lường HQKD của DN trong nhiều nghiên cứu như:
(Cheng Yu-Shu, Yi-Pei Liu và Chu-Yang Chien, 2010); (Đỗ Văn Thắng vàTrịnh Quang Thiều, 2010); (Lin Feng-Li và Tsangyao Chang, 2011); (Lê Thị
Sự lựa chọn các tiêu chí để đánh giá HQKD có thể bị ảnh hưởng bởi mục tiêu của DN là lựa chọn các tiêu chí hiệu quả (thể hiện qua các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính hay thể hiện qua các chỉ tiêu giá trị thị trường) cũng như tính hiệu quả của thị trường cổ phiếu, thị trường vốn Tại Việt Nam, nếu đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán thì các chỉ tiêu giá trị thị trường như Tobin’Q, tỷ lệ giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu so với giá trị sổ sách (MBVR), P/E… rất dễ xác định Tuy nhiên, đối với các DN chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán thì việc xác định giá thị trường của DN là chưa đủ cơ sở và rất khó xác định.
Với mẫu là toàn bộ các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK tại Việt Nam giai đoạn 2019-2022, trong đề án này, kế thừa các nghiên cứu của (Zeitun Rami và Gary Gang Tian, 2007); (El-Sayed Ebaid Ibrahim, 2009); (Ahmad Zuraidah, 2012); (Đỗ Văn Thắng và Trịnh Quang Thiều, 2010); (Cheng Yu- Shu, Yi-Pei Liu và Chu-Yang Chien, 2010) tác giả sử dụng 2 chỉ tiêu ROA và EPS để đo lường HQKD của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam tại Việt Nam.
Nhóm biến độc lập bao gồm cả biến giải thích và biến kiểm soát.
Trên nền tảng lý thuyết về chi phí vốn tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như Lý thuyết chi phí vốn hiện đại của Modigliani Franco và Merton H Miller (1958), nghiên cứu kết hợp với các nghiên cứu thực nghiệm của nhiều tác giả trong và ngoài nước, bài viết này sẽ phân tích mối quan hệ giữa chi phí vốn và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
(Zeitun Rami và Gary Gang Tian, 2007); (Cheng Yu-Shu, Yi-Pei Liu và Chu-Yang Chien, 2010); (Lin Feng-Li và Tsangyao Chang, 2011), (Antwi Samuel,Ebenezer Fiifi Emire Atta Mills và Xicang Zhao, 2012); (Lê Thị Phương Vy
Irina, 2015) có các cách tính chỉ tiêu CTV bao gồm: tỷ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản và tỷ số nợ dài hạn trên tổng tài sản, tỷ số giữa nợ phải trả trên VCSH.
Vì vậy, để phản ánh CTV đề án sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ ngắn hạn và tỷ lệ nợ dài hạn Ngoài ra, do hạn chế trong việc xem xét giá trị thị trường nên các chỉ tiêu được tính toán là các chỉ tiêu theo giá trị sổ sách.
Bên cạnh đó, theo một số tác giả nghiên cứu trong và ngoài nước như:
(Rajhans Rajni Kant, 2013); (Nieh Chien-Chung, Hwey-Yun Yau và Wen- Chien Liu, 2004); (Chowdhury Anup và Suman Paul Chowdhury, 2010);
Để giải thích tốt hơn sự thay đổi hiệu quả kinh doanh (HQKD) của doanh nghiệp (DN), các nghiên cứu trước đây như Cheng Yu-Shu (2010), Lê Thị Phương Vy (2013), Hoque Jahirul (2014), Farooq Muhammad Azhar (2016) chỉ ra rằng còn có một số biến khác tác động đến HQKD của DN Do đó, đề án bổ sung thêm một số biến kiểm soát vào mô hình là các biến về khả năng chi trả, giá cả, chi phí, trình độ công nghệ, mức độ đổi mới, quy mô thị trường.
- Quy mô doanh nghiệp (SIZE) được đo bằng logarit của tổng giá trị tài sản của DN Các nghiên cứu thực nghiệm của một số tác giả như: (Lê Thị Phương Vy và Phùng Đức Nam, 2013); ( Lê Thị Phương Vy, 2015) cho rằng:
Quy mô DN có tác động đến HQKD của DN với độ tin cậy cao và nó góp phần giải thích tốt hơn cho mô hình Với các bằng chứng thực nghiệm trên, đề án xem xét để đưa biến quy mô DN vào mô hình nghiên cứu.
- Tốc độ tăng trưởng (GRO): có nhiều thước đo tốc độ tăng trưởng củaDN, phần lớn dựa vào tỷ lệ giữa giá thị trường của VCSH của DN (Cai và cộng sự, 2008) Tuy nhiên, ở các thị trường đang phát triển khả năng giá cổ
Tổng quan về thị trường chứng khoán việt nam trong giai đoạn 2019 – 2022
4.1.1 Tính tất yếu và lịch sử hình thành của thị trường chứng khoán Việt Nam
4.1.1.1 Sự cần thiết thành lập thị trường chứng khoán ở Việt Nam
Thị trường chứng khoán là một kênh quan trọng trong thu hút vốn dài hạn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển ở các khu vực kinh tế quan trọng, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn để đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh trong một nền kinh tế hàng hóa đang phát triển nhanh như ở nước ta Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán cùng với hệ thống ngân hàng sẽ tạo ra một hệ thống tài chính đủ mạnh, cung cấp các nguồn vốn ngắn, trung và dài hạn cho nền kinh tế Có thể nói nguồn vốn huy động được qua thị trường chứng khoán là một nguồn vốn có tính linh hoạt cao nhất, nó đáp ứng các đòi hỏi về hình thức đầu tư, thời gian đáo hạn cũng như số vốn cần thiết để tham gia thị trường của các NĐT khác nhau.
Hơn thế nữa, trên phương diện chính trị và ngoại giao, việc xây dựng thị trường chứng khoán còn có tác động rất tích cực đến tiến trình hội nhập của nước ta vào cộng đồng khu vực và thế giới.
4.1.1.2 Lịch sử hình thành của thị trường chứng khoán Việt Nam
Hiểu được tầm quan trọng của thị trường chứng khoán, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến việc xây dựng và phát triển một kênh huy động vốn dài hạn cho mục tiêu đầu tư và phát triển đất nước. phủ chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc xây dựng TTCK ở Việt Nam.
Ngày 19/02/2004 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66/2004/NĐ-CP chuyển Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính.
Ngày 11/07/2000, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 127/1998/QĐ-TTg, thành lập hai thị trường giao dịch chứng khoán lớn tại hai thành phố lớn nhất nước ta lúc bấy giờ là Thị trường giao dịch chứng khoán TP.HCM và Thị trường giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Ngày 05/08/2003, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2010 Theo đó, Thị trường giao dịch chứng khoán Hà Nội được xác định là thị trường giao dịch CP đăng ký giao dịch, chuẩn bị điều kiện để sau năm 2010 chuyển thành thị trường giao dịch chứng khoán phi tập trung (OTC) của Việt Nam Ngày 08/03/2005, Thị trường giao dịch chứng khoán Hà Nội đã chính thức khai trương hoạt động tại TP.Hà Nội, đánh dấu thêm một bước tiến mới của thị trường chứng khoán Việt Nam.
4.1.2 Bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2019 – 2022 Thị trường cổ phiếu: Bối cảnh thị trường cổ phiếu Việt Nam từ năm
Năm 2021 ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường cổ phiếu Việt Nam, với VN-Index tăng khoảng 27% so với năm trước Sự tăng trưởng này tiếp diễn đến tháng 7 năm 2022, đưa VN-Index lên mức cao kỷ lục.
Thị trường trái phiếu niêm yết: thị trường trái phiếu niêm yết Việt
Nam đã có sự phát triển đáng kể và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.
Trong giai đoạn này, thị trường trái phiếu niêm yết Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể Số lượng trái phiếu niêm yết và khối lượng giao dịch trên sàn
Thị trường chứng khoán phái sinh: Trong giai đoạn từ 2019 đến 2022, thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam đã trải qua nhiều thay đổi và phát triển Trong thời gian này, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã mở rộng danh mục sản phẩm chứng khoán phái sinh.
4.1.3 Số lượng và cơ cấu doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2019 – 2022 a Theo sàn chứng khoán Bảng 4.1 cho ta thấy số lượng doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán tại Việt Nam giai đoạn 2019 – 2022 Có thê thấy rằng các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán tại Việt Nam giai đoạn này chiếm phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ được niêm yết trên sàn chứng khoán UPCOM.
Số lượng doanh nghiệp nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán HNX và HOSE cũng tăng dần lên theo các năm (HNI: năm 2022 so với 2019 tăng 25 doanh nghiệp, HOSE: năm 2022 so với 2019 tăng 45 doanh nghiệp), tuy nhiên số lượng tăng lên này lại bị giảm dần đi qua các năm.
Bảng 4 1: Số lượng và cơ cấu doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam theo sàn chứng khoán giai đoạn 2019 – 2022
Số lượng công ty đại chúng niêm yết trên thị trường chứng khoán chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tất cả các năm nghiên cứu (hơn 95%) Con số này có xu hướng tăng dần từ năm 2019 đến năm 2022.
Ngoài ra, còn có các loại hình doanh nghệp khác: Công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán và ngân hàng Tuy nhiên các loại hình doanh nghiệp này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (tổng chưa đén 5%).
Bảng 4 2: Số lượng và cơ cấu doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2019 – 2022
Nguồn: Tính toán của tác giả c Theo ngành NAICS cấp 1Tư bảng 4.3 cho thấy, doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam được phân loại theo ngành NAICS cấp 1 được chia làm 12 mã ngàng chi tiết, trong đó hai nhóm ngành Sản xuất và Xây dựng & Bất động sản là hai nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất Lĩnh vực Sản xuất chiếm hơn 1/3 trên tổng số doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán trong cả giai đoạn 2019 – 2022 Và đây cũng là lĩnh vực có số lượng
Bảng 4 3: Số lượng và cơ cấu doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam theo ngành NAICS cấp 1 giai đoạn 2019 – 2022
3 Công nghệ và thông tin 44 45 45 47
5 Dịch vụ chuyên môn, khoa học và công nghệ 36 37 39 40
9 Tài chính và bảo hiểm 56 67 78 80
11 Vận tải và kho bãi 121 125 128 130
12 Xây dựng và Bất động sản 269 285 302 316
Trong lĩnh vực Tài chính và Bảo hiểm, mặc dù số lượng doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam không quá lớn, nhưng tốc độ tăng trưởng rất ấn tượng Từ năm 2019 đến 2022, số lượng doanh nghiệp tăng từ 67 lên 80, đạt mức tăng 24 doanh nghiệp (42,86%) Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2018-2022 của các doanh nghiệp niêm yết trong lĩnh vực này cũng rất đáng ghi nhận.
Thực trạng cấu trúc tài chính của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam giai đoạn 2019 – 2022
4.2.1 Thực trạng cấu trúc tài sản của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2019 – 2022 a Cấu trúc tài sản Cấu trúc tài sản thể hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa từng bộ phận tài sản với tổng tài sản Cấu trúc tài sản của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh cũng như chiến lược kinh doanh của từng doanh nghiệp Cấu trúc tài sản thường có quan hệ chặt chẽ với cấu trúc tài chính do nguồn hình thành tài sản phải phù hợp với thời gian sử dụng tài sản Ngoài ra, doanh nghiệp có tỷ trọng đầu tư tài sản dài hạn lớn thường có khả năng tiếp cận nguồn vốn vay tốt hơn vì có nhiều tài sản đảm bảo cho các khoản vay.
Cấu trúc tài sản của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2019 – 2022
Bảng 4 4: Cấu trúc tài sản của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2019 – 2022 Đơn vị tính: Tỷ đồng
Tài sản ngắn hạn 2.358.956 2.517.715 3.023.038 3.383.564 Tài sản dài hạn 2.146.549 2.331.828 2.448.115 2.565.730
Nguồn: Tính toán của tác giả
2019 tổng tài sản là 4.050.505 tỷ đồng, trong giai đoạn này tổng tài sản đã tăng lên 1.443.790 tỷ đồng (tương đương 32,05%) và đạt 5.949.294 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng trung bình là 9,73% Trong đó, tỷ lệ tăng trưởng năm 2020 – 2021 là cao nhất (12,82%) Điều này có thể coi là một dấu hiệu tích cực, cho thấy sự phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh Tuy nhiên, cần phải xem xét kỹ lưỡng để hiểu rõ nguyên nhân của sự tăng này Nguyên nhân tăng tài sản chủ yếu do tài sản ngắn hạn, có thể đòi hỏi sự quản lý cẩn thận để đảm bảo tính thanh khoản và ổn định tài chính của công ty Việc tăng tài sản cũng cần phải đi kèm với việc tăng doanh số bán hàng, lợi nhuận và hiệu quả hoạt động kinh doanh để đảm bảo sự bền vững của sự tăng trưởng này.
Nguồn: Tính toán của tác giả
Hình 4 1: Cấu trúc tài sản của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2019 – 2022
Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn 51.92%
47.64% so với tài sản ngắn hạn trong cả 4 năm Năm 2019, tỷ lệ tài sản ngắn hạn chiếm 52,36% trong khi tài sản dài hạn chiếm 47,64% Tỷ lệ này cho thấy tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn gần như là cân bằng Trong năm 2020, tỷ lệ tài sản ngắn hạn giảm nhẹ xuống 51,92% trong khi tỷ lệ tài sản dài hạn tăng lên 48,08% Điều này cho thấy có một sự chuyển dịch nhỏ từ tài sản ngắn hạn sang tài sản dài hạn Qua năm 2021, tỷ lệ tài sản ngắn hạn tăng lên 55,25% trong khi tỷ lệ tài sản dài hạn giảm xuống 44,75% Điều này cho thấy sự chuyển dịch rõ rệt từ tài sản dài hạn sang tài sản ngắn hạn Tỷ lệ tài sản ngắn hạn tiếp tục tăng lên 56,87%, trong khi tỷ lệ tài sản dài hạn giảm xuống 43,13% trong năm 2022, như vậy xu hướng chuyển dịch từ tài sản dài hạn sang tài sản ngắn hạn tiếp tục.
Từ năm 2019 đến năm 2022, có một xu hướng chuyển dịch nhỏ từ tài sản dài hạn sang tài sản ngắn hạn Tỷ lệ tài sản ngắn hạn tăng dần trong khi tỷ lệ tài sản dài hạn giảm dần Điều này có thể chỉ ra rằng công ty đang tập trung vào việc sử dụng tài sản ngắn hạn để tăng cường hoạt động kinh doanh ngắn hạn, có thể là để đáp ứng nhu cầu ngắn hạn hoặc tận dụng cơ hội thị trường.
Xem xét tổng tài sản của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán phân loại theo ngành trong bảng 4.5 Trong giai đoạn 2019 – 2022 ta thấy tổng tài sản tăng lên 1.443.790 tỷ đồng (32,05%), từ 4.505.505 tăng lên tỷ đồng (năm 2019) 5.949.295 tỷ đồng (năm 2022).
Nhìn chung, hầu hết các ngành trong giai đoan 2019 - 2022 đều mở rộng quy mô, tuy nhiên duy nhất ngành sản xuất nông nghiệp lại giảm quy mô trong giai đoạn này Khoảng cách khá lớn về quy mô tổng tài sản giữa các nhóm ngành cho thấy xu hướng tập trung hóa giữa các ngành Sự khác
Bảng 4 5: Cấu trúc tài sản của doanh nghiệp theo ngành niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2019 – 2022
(Đơn vị tính: Tỷ đồng)
3 Công nghệ và thông tin 130.677 141.939 154.113 149.044
5 Dịch vụ chuyên môn, khoa học và công nghệ 18.184 19.861 21.788 19.627
7 Sản xuất 1.191.968 1.269.659 1.490.754 1.508.872 8 Sản xuất nông nghiệp 103.381 104.322 76.048 75.229 9 Tài chính và bảo hiểm 304.000 357.679 496.451 520.697
11 Vận tải và kho bãi 327.396 306.469 323.938 357.895 12 Xây dựng và Bất động sản 1.553.666 1.749.083 1.947.119 2.318.900
Nguồn: Tính toán của tác giả
Hình 4 2: Cấu trúc tài sản của doanh nghiệp theo ngành niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2019 – 2022
Hình 4.4 cho thấy, tổng tài sản của ngành sản xuất và ngành Xây dựng và Bất động sản có quy mô lớn nhất trong tất cả các ngành, lớn nhớ rất nhiều lần so với các doanh nghiệp còn lại Trong đó ngành Xây dựng và Bất động sản chiếm tỷ trọng lớn nhất tất cả các ngành giai đoạn 2019 – 2022 và đang có xu hướng tăng lên, tổng tài sản đạt 1.553.666 tỷ vào năm 2019 (tương đương 34,48%), 1.749.083 tỷ năm 2020, 1,947,119 tỷ năm 2021 và năm 2022 tăng vụt lên 2.318.900 tỷ (tương đương 38,98%) Tốc độ tăng trưởng bình quân là 14,33% trong khi tốc độ tăng bình quân là 9,73% Tiếp theo sau là ngành sản xuất chiếm tỷ trọng lớn thứ hai và cũng có xu hướng tăng lên trong giai đoạn này, tăng trưởng mạnh nhất là từ năm 2020 – 2021, tăng 221.094 tỷ đồng (tương đương 17,41%) Ngược lại, ngành sản xuất nông nghiệp lại có xu hướng giảm đi, năm 2020 có tăng lên 940 tỷ đồng so với năm 2019 vàd đạt 103.381 tỷ đồng Tuy nhiên tổng tài sản lại liên tiếp giảm trong hai năm tiếp ty e đ ồ tượng nhưng lại có tỷ lệ tăng trưởng trung bình cao nhất là 20,45%. b Tỷ trọng hàng tồn kho và khoản phải thu Tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng tài sản của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2019 – 2022 không có giao động lớn (từ 15% - 16% trong cả 4 năm) Điều này cho thấy không có nhiều sự chuyển dịch về lượng tồn đọng hàng tồn kho trong tổng tài sản của doanh nghiệp
Về tỷ trọng các khoản phải thu: Chỉ tiêu tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng tài sản thể hiện khả năng thu hồi từ các chủ đầu tư Trị số chỉ tiêu càng cao thì khả năng thu hồi tiền từ các chủ đầu tư càng tốt, hiệu quả sử dụng vốn càng cao và rủi ro tài chính từ thanh toán càng giảm Hình 4.3 cho thấy tỷ trọng các khoản phải thu khô có sự chuyển biến nhiều từ năm 2019 – 2021, đều sấp sỉ 12% Tuy nhiên sang năm 2022 lại có sự tăng trưởng đột biến, gấp 1,9 lần năm 2021 và đạt 22,88% Điều này chứng tỏ một lượng vốn tương đối lớn khoảng 22,88% của các doanh nghiệp luôn bị chiếm dụng, chưa thanh toán.
Nguồn: Tính toán của tác giả
Tỷ trọng hàng tồn kho Tỷ trọng khoản phải thu
4.2.2 Thực trạng cấu trúc vốn của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2019 – 2022
Trong giai đoạn 2019 – 2022 kinh tế tế Việt Nam đã duy trì mức tăng trưởng ổn định trong suốt giai đoạn này Mặc dù đại dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng đáng kể đến kinh tế, nhưng Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng tương đối cao so với nhiều quốc gia khác Trong giai đoạn này, chính phủ Việt Nam đã tiếp tục thực hiện các biện pháp cải cách cơ cấu kinh tế nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng cường hiệu quả sản xuất và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Các ngành công nghiệp mới như công nghệ thông tin, năng lượng tái tạo và khoa học công nghệ đã nhận được sự quan tâm và đầu tư Các chính sách và chương trình hỗ trợ đã được triển khai để khuyến khích các doanh nghiệp và cá nhân tham gia vào cuộc cách mạng công nghệ và số hóa.
Cấu trúc vốn là sự kết hợp giữa nợ vay và nguồn vốn chủ sở hữu Nghiên cứu sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản (tổng nguồn vốn) để phản ánh cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam được nghiên cứu Tỷ lệ nợ phải trả đo lường bằng tổng giá trị sổ sách của nợ phải trả trên tổng nguồn vốn (bao gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu) của doanh nghiệp.
Nguồn: Tính toán của tác giả
Hình 4 4: Cấu trúc vốn của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2019 – 2022
Nguồn: Tính toán của tác giả
Hình 4 5: Cấu trúc vốn của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2019 – 2022
Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu
Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn
Tỷ lệ nợ phải trả của doanh nghiệp tăng dần từ năm 2018 đến năm 2022, cho thấy doanh nghiệp sử dụng vốn vay để đáp ứng nhu cầu tài chính và chi trả nợ Tuy nhiên, sự biến động nhỏ trong tỷ lệ vốn chủ sở hữu và nợ phải trả cho thấy doanh nghiệp duy trì cấu trúc vốn tương đối ổn định trong giai đoạn này.
Đặc điểm đáng chú ý trong cấu trúc nợ vay của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam là sở hữu mức vốn vay ở mức trung bình Cụ thể, giai đoạn 2019 - 2021, tỷ lệ này dao động quanh ngưỡng 25% Tuy nhiên, năm 2022 ghi nhận sự sụt giảm xuống chỉ còn 24,26% Nhìn chung, cấu trúc vốn của doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2019 - 2022, trừ năm 2021 ghi nhận sự gia tăng.
Cấu trúc vốn trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2019 – 2022
Xem xét cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán HNX và UPCOM giai đoạn 2019 – 2022 cao hơn nhiều so với mức trung bình (khoảng 40% ở cả 2 sàn) Năm 2019, cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán HNX là 39,81%, năm 2020 chỉ số này giảm xuống còn 38,99% nhưng sang năm 2021 lại tăng lên đạt 42,71%, năm2022 giảm 1,65% (còn 41,06%) Tuy nhiên, cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán UPCOM lại có xu hướng giảm đi qua các năm 2019 – 2021, lần lượt là 43,95%, 42,29% và 41,1%, sang năm 2022 có tăng lên 0,03% so với năm 2021 Ngược lại, cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE lại thấp hơn mức trung bình nhưng không nhiều Nguyên nhân là do tất cả các chỉ tiêu của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE cao hơn rất nhiều so với hai sàn chứng khoán HNX và UPCOM nên kéo cấu trúc vốn trung bình xuống.
HNX HOSE UPCOM Trung bình
Nguồn: Tính toán của tác giả
Hình 4 7: Cấu trúc vốn theo sàn chứng khoán các doanh nghiệp niêm yết
Thực trạng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2019 – 2022
Hiệu quả kinh doanh được thể hiện qua các chỉ tiêu lợi nhận và tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp Đây là nhân tố có mối quan hệ trực tiếp với cấu trúc tài chính của doanh nghiệp Lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng, nếu một doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh cao thường ưu tiên sử dụng nguồn vốn nội sinh từ lợi nhuận giữ lại để tài trợ vốn trược khi phát hành trái phiếu và cuối cùng là cổ phiếu khi cần thiết Để đánh giá hiệu quả kinh doanh doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ta đi xem xét kết quả hoạt động kinh doanh và tỷ suất sinh lời của các doanh nghiệp trong giai đoạn2019 – 2022.
Về doanh thu: Tổng doanh thu của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2019 – 2022 tăng 1.003.597 tỷ đồng (tương đương tăng 26,10%) và đạt 4.849.163 tỷ đồng, điều này cho thấy sự tăng trưởng và phát triển của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn này Mặc dù có sự tăng trưởng chung, nhưng có sự biến động trong tổng doanh thu của các doanh nghiệp từ năm 2019 đến 2022 Tổng doanh thu có một sự giảm nhẹ từ năm 2019 (3.845.566 tỷ đồng) xuống năm 2020 (3.613.210 tỷ đồng) trước khi tăng trở lại vào năm 2021 (4.121.487 tỷ đồng) và năm 2022 (4.849.163 tỷ đồng) Từ năm 2019 đến năm 2022, tổng doanh thu của các doanh nghiệp niêm yết có xu hướng tăng dần. Điều này cho thấy sự khả năng tăng trưởng và sự phát triển của các doanh nghiệp trong giai đoạn này Như vậy, doanh thu bình quân của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã được cải thiện đáng kể theo thời gian Kết quả này cho biết hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã không ngừng gia tăng, đồng thời có tác dụng thúc đẩy doanh nghiệp tích cực hơn nữa trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Về lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp đã có sự tăng trưởng trong giai đoạn này Từ năm 2019 (404.887 tỷ đồng) đến năm 2022 (586.946 tỷ đồng), lợi nhuận trước thuế đã tăng từng năm, cho thấy sự phát triển và hiệu quả của doanh nghiệp Mặc dù có sự tăng trưởng chung, nhưng có sự biến động trong lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp từ năm 2019 đến năm 2022 Lợi nhuận trước thuế có một sự giảm nhẹ từ năm 2019 (404.887 tỷ đồng) xuống năm 2020 (396.368 tỷ đồng), giảm 2,1% Tuy nhiên đến năm 2021 lợi nhuận trước thuế đã có một sự tăng trưởng đáng kể, tăng lên 38,31%
(tăng 151.886 tỷ đồng) và đạt 548.254 tỷ đồng Năm 2022 tiếp tục có sự tăng cho thấy sự nâng cao hiệu suất và khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Nguồn: Tính toán của tác giả
Hình 4 8: Tổng doanh thu và lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2019 – 2022
Trong giai đoạn từ 2019 đến 2022, phần lớn các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam đều có lãi (trên 80% trong cả 4 năm), cao gấp 4 lần so với doanh nghiệp lỗ Đáng chú ý, tỷ lệ doanh nghiệp lãi đã giảm 1,35% từ năm 2019 đến năm 2020 do tác động của đại dịch COVID-19 Tuy nhiên, đến năm 2021, tỷ lệ này phục hồi lên mức 87,44% Tuy nhiên, năm 2022 chứng kiến sự sụt giảm trở lại trong tỷ lệ doanh nghiệp có lãi.
Doanh thu Lợi nhuận trước thuế
Nguồn: Tính toán của tác giả
Hình 4 9: Tình hình lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2019 – 2022 4.3.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2019 – 2022
Từ hình 4.12 ta thấy, tổng lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2019 – 2020 bị giảm đi 12.395 tỷ đồng, giảm từ 323.200 (năm 2019) xuống còn 310.804 (năm 2020).
Tuy nhiên sang năm 2021 tổng lợi nhuận sau thuế đã có tăng lên 127.970 tỷ đồng (tương đương 41,17%) so với năm 2020 và đạt 438.774 tỷ đồng Năm 2022 tổng lợi nhuận sau thuế vẫn tiếp tục tăng lên đạt 463.463 tỷ đồng Lợi
Tỷ lệ doanh nghiệp có lãi Tỷ lệ doanh nghiệp bị lỗ doanh số bán hàng, cải thiện hiệu suất hoạt động và quản lý chi phí hiệu quả.
Bên cạnh đó tăng lợi nhuận sau thuế cũng có thể cho thấy doanh nghiệp đang quản lý tài chính của mình một cách hiệu quả, tối ưu hóa cấu trúc vốn, giảm thiểu rủi ro tài chính và tăng cường hiệu quả kinh doanh.
Nguồn: Tính toán của tác giả
Hình 4 10: Lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2019 – 2022
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2019 - 2022 dựa trên chỉ số ROA và ROE được đánh giá ở mức trung bình Phân tích chi tiết hơn về tỷ suất sinh lời cũng như mức độ biến động của tỷ suất sinh lời được thể hiện trực quan trong hình 4.13.
Nguồn: Tính toán của tác giả
Hình 4 11: Biến động chỉ tiêu ROA và ROE của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2019 – 2022
Dù lợi nhuận tăng nhưng tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản (ROA) của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam năm 2022 lại giảm 0,23% từ 8,02% (2021) xuống 7,79% (2022) Điều này phản ánh tình trạng doanh nghiệp sử dụng tài sản kém hiệu quả (lãng phí, hao hụt) hoặc chưa khai thác tối đa tiềm năng sinh lời Ngoài ra, ROA giảm cũng có thể do doanh nghiệp đầu tư vào tài sản mới nhưng lợi nhuận tăng chậm hơn mức tăng tài sản Bên cạnh đó, các nguyên nhân khác như tăng chi phí hoạt động, thay đổi trong đánh giá lại tài sản cũng ảnh hưởng đến ROA của doanh nghiệp.
(năm 2019) lên 13,09% (năm 2022) Tuy nhiên từ năm 2019 – 2020 ROE lại bị giảm còn 11,57% (giảm 1,43%) điều này là do tổng lợi nhuận sau thuế năm2020 bị giảm đi 12.295 tỷ đồng nhưng tổng nguồn vốn lại tăng lên 199.596 tỷ đồng Năm 2021, ROE đã có sự hồi trở lại, đạt 13,73% (tăng 2,16%) và đây cũng là năm có ROE cao nhất trong giai đoạn này.
Thảo luận kết quả nghiên cứu
Trong chương này, tác giả tổng quan các nghiên cứu trước đây có liên quan đến vấn đề nghiên cứu Phần lớn các nghiên cứu cả trong và ngoài nước đều chứng minh được giữa CTV có sự tác động đến HQKD Tuy nhiên, chiều tác động của CTV đến HQKD chưa thống nhất trong các nghiên cứu này còn tùy thuộc vào từng nước, từng ngành nghề, từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế Các biến thường được sử dụng trong nghiên cứu về CTV bao gồm biến về nợ phải trải và vốn chủ sở hữu, ngoài ra còn có đưa thêm các biến kiểm soát như tuổi, tăng trưởng, quy mô vào mô hình Thông qua các nghiên cứu trước đây ở trên thế giới và ở Việt Nam, tác giả đã xác định được khoảng trống nghiên cứu để bổ sung thêm về mặt lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa CTV tới HQKD của DN.
CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẤU TRÚC VỐN VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP.
Có nhiều định nghĩa khác nhau được thực hiện cho cấu trúc vốn Theo Ross & cộng sự (2008) định nghĩa cấu trúc vốn của một doanh nghiệp, hay còn gọi là đòn bẩy tài chính, là sự kết hợp giữa việc sử dụng vốn nợ và vốn chủ sở hữu theo một tỉ lệ nhất định để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh Mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp có thể được giải thích thông qua các lý thuyết về cấu trúc vốn như sau.
2.1.1 Lý thuyết cấu trúc tài chính tối ưu
Từ quan điểm về lý thuyết cấu trúc vốn đây là một quan điểm truyền thống về tối ưu hóa nguồn vốn nhìn nhận rằng, khi một doanh nghiệp bắt đầu quan tâm đến nợ hay bắt đầu vay nợ, họ sẽ suy xét khoản nợ đó sẽ mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp, hay là mang lại rủi ro, bất lợi cho khoanh nghiệp khi sử dụng nợ vay Nếu chi phí sử dụng vốn vay không cao, cùng với kết hợp từ lá chắn thuế có giúp cho WACC giảm khi tăng vốn vay Tuy nhiên, nếu hệ số nợ tiếp tục tăng lên thì khi đó mức độ rủi ro cũng sẽ tăng theo, nhưng doanh nghiệp luôn mong muốn tỷ suất sinh lời cao hơn, vì vậy nhu cầu vay vốn tăng, lãi suất tăng lên từ đó làm cho WACC tăng lên Với quan điểm truyền thống này, nếu doanh sử dụng nợ đến một mức nào đó sẽ làm WACC tăng lên, vì vậy tồn tại một cấu trúc vốn tối ưu tại đó tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn và tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.
Tuy nhiên vẫn chưa thấy được sự thuyết phục với quan điểm truyền thống trên, do cơ sở để khẳng định quan điểm này chưa có cơ sở nào thể hiện được chi phí vốn chủ sở hữu sẽ tăng lên và tăng bao nhiêu khi tăng hệ số nợ và chi phí sử dụng nợ sẽ tăng như thế nào khi có nguy cơ vỡ nợ Nghiên cứu của Modigliani và Miller (M&M) được công bố vào năm 1958 được coi là nghiên cứu mở đầu cho lý thuyết đại diện về cấu trúc vốn Tiếp nối sau đó là các lý thuyết đã được phát triển sau này như lý thuyết trật tự phân hạng lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn, lý thuyết chi phí đại diện, lý thuyết tín hiệu thị trường, cùng với việc thêm vào các giả định để thực tế hóa lý thuyết cấu trúc vốn.
2.1.2 Lý thuyết cấu trúc vốn của Modigliani và Miller (M&M)
Sự phát triển của lý thuyết tài chính hiện đại dựa trên nghiên cứu cấu trúc tài chính của hai nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Modigliani và Miller (lý thuyết M&M) Lý thuyết về cấu trúc vốn hiện đại bắt đầu với bài báo của Modigliani và Miller vào năm 1958 Theo lý thuyết M&M, sự lựa chọn giữa vốn chủ sở hữu và nợ không liên quan đến giá trị của doanh nghiệp Cấu trúc vốn tối ưu là cấu trúc cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận và do đó tối đa hóa giá cổ phiếu của công ty Ban đầu, trong nghiên cứu năm 1958, không tính đến tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp, lý thuyết M&M cho rằng không có cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp Trong một nghiên cứu tiếp theo vào năm 1963, khi tính đến thuế thu nhập doanh nghiệp, Modigliani và Miller (1963) đã chỉ ra rằng giá trị của công ty có nợ lớn hơn giá trị của công ty không có nợ bằng thuế suất nhân với giá trị nợ, vì vậy lý thuyết M&M nói rằng việc tăng sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ nâng cao giá trị của doanh nghiệp.
Như vậy, theo lý thuyết M&M và lý thuyết cấu trúc vốn tối ưu, chúng ta có thể thấy việc lựa chọn và sử dụng vốn sẽ có tác động như thế nào đến hiệu quả kinh doanh và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.
2.1.3 Lý thuyết trật tự phân hạng (Pecking Oder Theory – POT)
Myers và Majluf (1984) nói rằng không có cấu trúc vốn tối ưu cho một công ty và giải thích về sự ưu tiên giữa vốn nội bộ và vốn vay khi doanh nghiệp huy động vốn Họ phân loại tài trợ thành vốn nội bộ (thu nhập giữ lại) và vốn bên ngoài (vốn chủ sở hữu và các vấn đề nợ) Quyết định cơ cấu vốn không dựa trên tỷ lệ nợ/tổng tài sản tối ưu mà dựa trên mức độ ưu tiên sử dụng vốn theo thứ tự sau: Nguồn lực tài chính nội bộ (đặc biệt là sử dụng lợi nhuận giữ lại), tiếp theo là nợ và vốn cuối cùng và vốn chủ sở hữu Lý thuyết này dựa trên vấn đề bất đối xứng thông tin giữa các nhà quản lý, nhà đầu tư và chủ nợ So với các nhà đầu tư bên ngoài doanh nghiệp, các nhà quản lý biết nhiều hơn về giá trị thực và rủi ro của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, các nhà quản lý không thể truyền đạt thông tin đáng tin cậy về chất lượng tài sản hiện có cũng như các cơ hội đầu tư hiện tại của doanh nghiệp cho các nhà đầu tư tiềm năng bên ngoài Không thể phân biệt các dự án tốt với những dự án xấu Các nhà đầu tư sẽ nghĩ rằng doanh nghiệp chỉ phát hành thêm cổ phiếu khi cổ phiếu của họ đang được định giá cao hơn giá trị thị trường Do đó, khi doanh nghiệp công bố thông tin phát hành thêm cổ phiếu đồng nghĩa với việc gửi thông điệp xấu về triển vọng kinh doanh đến nhà đầu tư, như vậy giá cổ phiếu sẽ giảm.
2.2 Cơ sở lý luận về cấu trúc vốn 2.2.1 Khái niệm
2.2.1.1 Khái niệm cấu trúc vốn
Cấu trúc vốn là sự kết hợp giữa nợ (debt) và vốn chủ sở hữu (equity) trong tổng nguồn vốn dài hạn được sử dụng để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh Theo Ahmad và các cộng sự (2012), cấu trúc vốn là quan hệ tỷ trọng giữa nợ và vốn chủ sở hữu trong ngồn vốn của doanh nghiệp để tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh Ngoài ra theo Trần Ngọc Thơ thì
“Cấu trúc vốn là sự kết hợp số lượng nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn,cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường được dùng để tài trợ cho quyết định đầu tư của một doanh nghiệp Ngược lại, cấu trúc tài chính là sự kết hợp nợ vay ngắn hạn, nợ dài hạn, cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường được dùng để tài trợ cho quyết định đầu tư của một doanh nghiệp” Cấu trúc vốn của doanh nghiệp là sự pha trộn giữa nợ và vốn chủ sở hữu được sử dụng để tài trợ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh (Damodaran, 2011) Theo Ahmad và các cộng sự (2012), cấu trúc vốn là quan hệ tỷ trọng giữa nợ và vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp để tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Xét về bản chất, cấu trúc vốn được hiểu thống nhất là sự cân đối giữa nợ và vốn chủ sở hữu trong hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Để thống nhất trong đề án này, cấu trúc vốn sẽ được định nghĩa như sau:
Tỷ trọng của tổng nợ (bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn) trên tổng tài sản để tài trợ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
2.2.1.2 Khái niệm nợ phải trả
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 01: Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các sự kiện và giao dịch đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình Nợ phải trả của một doanh nghiệp bao gồm các khoản nợ phải trả thông thường, dự phòng nợ phải trả và nợ tiềm tàng Căn cứ theo thời gian, nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
Nợ ngắn hạn chính là tổng các khoản nợ mà doanh nghiệp còn phải trả và có thời hạn thanh toán không quá 12 tháng hay thấp hơn với một chu kỳ kinh doanh, sản xuất thông thường Nợ ngắn hạn thường chính là những khoản vay được sử dụng để giải quyết các vấn đề phát sinh bất ngờ và mang tính chất thời vụ Nợ ngắn hạn thường được dùng để mua các tài sản ngắn hạn Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21, nợ ngắn hạn được trình bày trên bảng cân đối kế toán bao gồm khoản vay ngắn hạn, các khoản phải trả thương mại và phải trả ngắn hạn khác, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước,dự phòng phải trả ngắn hạn Nhằm giảm thiểu rủi ro trong thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn trả, nợ ngắn hạn được huy động để bổ sung nhu cầu vốn ngắn hạn của doanh nghiệp hay được đầu tư vào tài sản ngắn hạn.
Nợ dài hạn là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp bao gồm những khoản nợ có thời hạn thanh toán còn lại từ 12 tháng trở lên hoặc trên một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo Tuy nhiên, nợ dài hạn chi phí lớn và thường được sử dụng để tài trợ cho tài sản dài hạn và một phần tài sản ngắn hạn Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21, nợ dài hạn được trình bày trên bảng cân đối kế toán bao gồm khoản vay dài hạn, các khoản phải trả thương mại và phải trả dài hạn khác, dự phòng phải trả dài hạn Ở Việt Nam, hiện nay các doanh nghiệp có thể huy động nguồn vốn này qua hai kênh chính: (i) Vay trung hạn và dài hạn của các tổ chức tín dụng (ngân hàng); (ii) Phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Một trong những cách để giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là sử dụng lá chắn thuế của việc tài trợ bằng nợ phải trả trong trường hợp có phát sinh lãi vay Bên cạnh đó nhà đầu tư cũng sẽ thận trọng hơn trong việc đầu tư Tuy nhiên, nhược điểm của việc đi nhận tài trợ là doanh nghiệp phải chịu sự quản lý, giám sát của các chủ đầu tư, nhà cho vay và thị trường Do vậy tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp cũng giảm đi và áp lực trả nợ có thể dẫn đến kiệt quệ tài chính và mất thanh khoản.
2.2.1.3 Khái niệm vốn chủ sở hũu