1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận kỹ năng làm bài nhóm

17 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

khảo sát ý kiến về vấn đề làm việc nhóm. chúng tôi làm bài tiểu luận dựa trên yêu cầu của giáo viên nhắm khảo sát về vấn đề làm việc nhóm cho môn học

Trang 1

Ngày 19/07/2024 TIỂU LUẬN NHÓM CUỐI KỲ

ĐỀ TÀI: kỹ năng nhómTên Nhóm:

Giảng Viên Hướng dẫn:

TP HCM ngày 19 tháng 07 năm 2024TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG KHOA

Trang 2

PHẦN I: MỞ ĐẦU1 Lý do lựa chọn đề tài

Sinh viên là thế hệ trẻ mang trong mình đầy nhiệt huyết của độ tuổi thanh niên, lòng sôi nổi sựkiêu hãnh, song cũng có những biểu hiện của sự nông nổi, hạn chế hiểu biết thực tế Họ là nguồn tríthức trẻ, là những người sẽ đóng góp cho công cuộc xây dựng đất nước, là những người sẽ làm chủvận mệnh của đất nước trong tương lai Cho nên việc xác định, bổ sung những kỹ năng cần thiết đểcác bạn trẻ có thể rèn luyện bản thân, bổ xung thêm kỹ năng trong thời đại mới Bởi vậy việc cho cácbạn sinh viên làm bài nhóm để có thể trang bị cho bản thân những kiến thức, làm quen với việc làmviệc nhóm Để khi tốt nghiệp các bạn có những kỹ năng tốt, bổ ích có thể giúp ích cho công việc

Chắc hẳn khi được làm bài nhóm, các bạn sẽ gặp phải nhiều khó khăn, lo ngại và sự chi phốicủa của nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan, đặc biệt là khi các bạn còn chưa quen biết nhau,nên việc kết hơp, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau để vượt qua một vấn đề nào đó hẳn là rất khó khăn Qua

đó nhận thức được tầm qua trọng của vấn đề đó em quyết định lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu những vấnđề về Kỹ năng làm việc nhóm”, để tìm hiểu.

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.

 Mục đích nghiên cứu:

- Nghiên cứu này nhằm hiểu rõ các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm,bao gồm giao tiếp, sự hợp tác, vai trò và trách nhiệm, và sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên.- Xác định những khó khăn và thách thức mà các nhóm làm việc đang gặp phải trong quá trìnhhợp tác, từ đó tìm ra các nguyên nhân gốc rễ.

- Dựa trên các phân tích và đánh giá, nghiên cứu sẽ đưa ra các biện pháp và chiến lược nhằmnâng cao kỹ năng làm việc nhóm, giúp tăng cường hiệu suất và hiệu quả làm việc của các nhóm;- Đưa ra các giải pháp hoàn thiện;

 Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Xác định, lựa chọn, vận dụng một số lý thuyết, xã hội học, phương pháp điều tra xã hội học đểlàm rõ vấn đề làm việc nhóm;

- Xây dựng bảng thu thập ý kiến sau đó tiến hành khảo sát một số nhóm sinh; - Phân tích số liệu, tìm ra những yếu tố tác động đến lựa chọn của sinh viên;- Đưa ra các nhận định, đánh giá ban đầu về kết quả thực hiện nhiệm vụ.

3 Giả thuyết nghiên cứu.

- Hiệu quả giao tiếp trong nhóm ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất làm việc của nhóm của sinh

Trang 3

- Nhìn tổng quát đa số sinh viên Đại học Văn Lang về việc phân chia vai trò và trách nhiệm rõràng sẽ tăng cường sự phối hợp và hiệu quả làm việc nhóm.

4 Phương pháp nghiên cứu.

- Những người tham gia trả lời bảng hỏi.

Vì đây là cuộc điều tra về kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên Đại học Văn Lang đang đi họcvà sau khi tốt nghiệp ra trường nên những người tham gia trả lời bảng hỏi đều là sinh viên Đại họcVăn Lang Để kết quả điều tra được khách quan và sát với thực tế nhất, các bảng hỏi đã được phátcho cả sinh viên năm thứ nhất cho đến năm thứ tư của trường.

- Số lượng phiếu phát ra thu về: 100/100- Cách xử lý thông tin thu được.

Làm sạch số liệu, tạo ra các thang đo, mã hóa, nhập số liệu và sau đó tính toán các số liêu.

Trang 4

II PHẦN NỘI DUNG

1 Một số vấn đề lý luận chung1.1 Khái niệm

Trong thời đại ngày nay, làm việc theo nhóm là xu hướng tất yếu của sự phát triển xã hội Từxu hướng này, nhiều nhà nghiên cứu đã nghiên cứu về “nhóm” và đưa ra nhiều quan niệm khác nhaunhư:

Theo Katzenbach và Smith (1993), từ khía cạnh quản lý và mục tiêu công việc: Một nhóm làmột số nhỏ những người có các kỹ năng hỗ trợ nhau, họ cam kết thực hiện một mục đích, mục tiêuhoạt động chung để giải quyết vấn để mà họ đang cùng chịu trách nhiệm

Theo Christopher Avery (2001), từ khía cạnh cá nhân tham gia vào nhóm: Nhóm là một tậphợp cá nhân cùng chia sẻ trách nhiệm hoàn thành công việc

Tóm lại, nhóm là một tập hợp những người có vai trò và trách nhiệm rõ ràng, có quy tắcchung chi phối lẫn nhau, thường xuyên tương tác với nhau và cùng nỗ lực để đạt được mục tiêuchung của cả nhóm

Trong xã hội luôn tồn tại rất nhiều kiểu nhóm khác nhau như nhóm gia đình, bạn bè, lánggiềng, học tập, nghiên cứu, sản xuất, vui chơi, thể thao, Nhóm có thể được thành lập dựa trên mốiquan hệ, sở thích hay mối quan tâm chung của các thành viên Một người có thể cùng lúc là thànhviên của nhiều nhóm khác nhau Nhưng một khi đã là thành viên của một nhóm nào đó, họ đều đảmnhận một vai trò nhất định và thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với công việc cũng như với các thànhviên khác trong nhóm Mỗi người đều có ý nghĩa riêng của mình, mỗi người đều có lí do để tồn tạitrong nhóm đó và mỗi người là một mắt xích không thể thiếu trong chuỗi liên kết nhóm.

Người chơi muốn chiến thắng trong những môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ,chèo thuyền, kéo co,… đều phụ thuộc vào quá trình tương tác và sự đóng góp của tất cả các thànhviên Một đội bóng không thể chiến thắng trong từng trận đấu nếu có những thành viên thiếu sự nhiệttình, hăng say và hành động “lỗi nhịp” so với những thành viên khác Do đó, kỹ năng làm việc nhómđược đề cao trong nhiều lĩnh vực trong cuộc sống

Vì vậy, kỹ năng làm việc nhóm là khả năng tương tác giữa các thành viên trong một nhómnhằm phát triển tiềm năng, năng lực của tất cả các thành viên và thúc đẩy hiệu quả công việc (ĐỗHải Hoàn) Kỹ năng làm việc nhóm của một cá nhân là sự kết hợp của một tập hợp những kỹ năng vàphẩm chất giúp cá nhân đó có thể làm việc hiệu quả trong môi trường nhóm Kỹ năng này cho phépphát huy tốt nhất những năng lực và phẩm chất của bản thân để đem lại những ảnh hưởng tích cựcđến hoạt động của nhóm.

Trang 5

1 2 Đặc điểm

Kỹ năng làm việc nhóm của một cá nhân là sự kết hợp của một tập hợp những kỹ năng vàphẩm chất giúp cá nhân đó có thể làm việc hiệu quả trong môi trường nhóm Kỹ năng này cho phépphát huy tốt nhất những năng lực và phẩm chất của bản thân để đem lại những ảnh hưởng tích cựcđến hoạt động của nhóm

Kỹ năng làm việc nhóm hình thành trên

- Những nền tảng kỹ năng cơ bản như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng cân bằng cảm xúc, kỹ năngthuyết phục… Đó là những kỹ năng mà con người cần có trong bất cứ môi trường công việc nào;

- Những kỹ năng phối hợp với các thành viên khác trong nhóm;

- Kỹ năng để tham gia hiệu quả những hoạt động mang tính tập thể của nhóm.

Hình 1.1 mô hình phát triễn kỹ năng làm việc nhóm

Nguồn: NEU - EDUTOP

2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

Để mở đầu cho quá trình thu thập ý kiến, chúng tôi đưa ra câu hỏi đầu tiên đối với các bạn sinh

viên là: Các bạn đã từng tham gia làm việc nhóm bao giờ chưa? Thì nhóm chúng tôi nhận được

những câu trả lời hết sức thực tế và chính đáng, cho thấy phần lớn các bạn đều đã từng tham gia làmviệc nhóm Kết quả như sau:

Trang 6

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ

Bảng số liệu câu hỏi 1

Trong việc thu thập ý kiến của 100 bạn sinh viên kết quả thu được từ câu hỏi: bạn có thích khi

tham gia làm việc nhóm hay không?, tỷ lệ câu trả lời rất thích khi tham gia làm bài nhóm đạt tới 50%,

đây là một kết quả đáng quan tâm, và cũng là kết quả đáng mừng cho các bạn có thể nâng cao một kỹnăng cho mình, có thể thấy được rằng đại đa số các bạn sinh viên đều có định hướng cho mình Songbên cạnh đó thực tế vẫn còn tồn tại một tỷ lệ không nhỏ chiếm 42% cảm thấy bình thường và 8% cácbạn cảm thất không thích tham gia làm bài nhóm, đây cũng là một vấn đề cần đặt ra câu hỏi tại sao đểmọi người quan tâm đặc biệt là các chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo giáo dục cho thế hệ trẻ mai sau.

Bảng số liệu câu hỏi 2

Có thể thấy rằng, sinh viên trường Đại học Văn Lang nói chung đã có những ý thức nhất định vềvấn đề kỹ năng tham gia làm việc nhóm, những kế hoạch cho bản thân trong tương lai (tỷ lệ số sinhviên năm 1, 2, 3, 4, của chúng tôi khi điều tra là khá tương đương với nhau:

Trang 7

Với câu hỏi dành cho các bạn đã từng tham gia làm việc nhóm, các bạn có những ý kiến tráichiều và khác nhau Có những bạn thích khi được tham gia làm bài nhóm, còn có bạn không thích.Vật câu hỏi nhóm chúng tôi đặt ra cho mấy bạn rằng hiệu quả khi tham gia làm bài nhóm sẽ thế nào,

để các bạn dễ hình dung hơn với kỹ năng mới này Bạn cảm thấy làm việc nhóm có hiệu quả hơn

không? Các bạn sinh viên đều có cái nhìn rất thực tế khi trả lời câu hỏi này Có 67% người được hỏi

cho rằng việc tham gia làm việc nhóm đều sẽ đạt được những hiệu quả mang lại là lớn Tuy nhiêncũng sẽ có số lượng không nhỏ khi cho rằng với kỹ năng làm việc nhóm chỉ mang lại những kết quảbình thường chiếm 25% Không thể thiếu những bạn cho rằng kỹ năng này đem lại không hiều hiệu

quả chúng mang lại với 8% người cho biết rằng không hiệu quả và gặp nhiều khó khăn Đúng là các

bạn mới hoặc những bạn có năng lực đặc biệt nên không ảnh hưởng gì nhiều đến kết quả của mấy bạnlắm, thậm chí những kỹ năng này ảnh hưởng đến quá trình học tập của mấy bạn

Bảng số liệu câu hỏi 3

Để hiểu sâu hơn các bạn sinh viên với lý do hiệu quả Chúng tôi ghi nhận và hỏi sâu thêm cácbạn, điều gì dẫn đến việc tỉ lệ hiệu quả, việc sẵn sàng tham gia chưa được cao Vì vậy chúng tôi đặt ra

câu hỏi cho các bạn sinh viên là Bạn đánh giá thế nào về sự đóng góp của từng thành viên trong

nhóm?

Qua nghiên cứu số liệu từ thực tế điểu tra chúng tôi thu được, các bạn sinh viên khá thành thậtkhi tỉ lệ các bạn đánh giá việc tham gia làm nhóm và có những đóng góp cho bài nhóm khá là khớpvới tỉ lệ hài long khi tham gia Chúng ta có thể thấy việc các bạn trong nhóm có tích cực khi tham gialàm bài nhóm ảnh hướng thế nào đến vấn đề làm việc nhóm của từng bạn.

Trang 8

Tổng cộng 100100%

Bảng số liệu câu hỏi 4

Khi được hỏi Bạn có thấy việc giao tiếp trong nhóm của bạn là rõ ràng và hiệu quả không?

thì đa số trả lời là rõ ràng – chiếm tỷ lệ 56% Điều này cho thấy, khá đồng điệu với các nhóm có cácbạn tích cực tham gia Một bộ phận khác chiếm tỷ lệ khá lớn khi các bạn gặp khó khăn giao tiếp vớinhau khi tham gia làm bài nhóm.

Với câu hỏi: Bạn cảm thấy thoải mái khi đưa ra ý kiến và góp ý trong nhóm không? Có 56%

sinh viên trả lời là thoải mái và 37% trả lời là bình thường và không thoải mái là 7% Điều nàycho các bạn sinh viên còn khá là ngại giao tiếp với các bạn xung quanh Tuy vậy đa phần cácbạn đều có hình thức cởi mở hơn và rất thoải mái khi tham gia trao đổi

Bảng số liệu câu hỏi 6

Khi được hỏi về các bạn có thường xuyên nhận được sự hỗ trợ từ các thànhviên khác trong nhóm không? các bạn sinh viên đa số lựa chọn có vì thường nhóm này cácbạn có được những nhóm bạn tích cực tham gia hoặc một nhóm bạn đã thân quen từ khi còn họcTHPT Nhưng có thể khẳng định rằng đây là yếu tố quan trọng khi các bạn tham gia làm bài nhóm.Bên cạnh đó thực tế cá bạn vẫn thích tham gia hoạt động nhóm, tuy nhiên sự phản hồi của các bạntrong nhóm không được tích cực cho lắm, thậm chí có bạn chia sẻ riêng rằng các bạn chỉ tham giaphản hồi nhóm về phần bài làm của mình và không tham gia thêm Một số ít các bạn phản hồi rằng

Trang 9

nhiều thành viên trong nhóm không tích cực tham gia phản hồi lắm vì nhiều khi các bạn còn phải rathời hạn nộp bài để các bạn tham gia tích cực hơn, sự giúp đỡ thực sự đến từ vài bạn.

Bảng số liệu câu hỏi 7

Với câu hỏi: Bạn có hài lòng khi đã từng tham gia làm việc nhóm không?, chúng tôi thu được

kết quả thú vị rằng đa số các bạn đều hài lòng (chiếm 64%) Đây là tín hiệu tích cực về việc hiệu quảcủa kỹ năng làm việc nhóm Bên cạnh đó số lượng cảm thấy bình thường và không hài lòng khi thamgia làm việc nhóm còn khá cao với tỷ lệ không hài lòng là 9% khá là cao và 27% đối với các bạntrung lập cảm thấy bình thường khi tham gia làm việc nhóm.

Trang 10

ràng: Vai trò và trách nhiệm của các thành viên không được xác định rõ ràng, dẫn đến tình trạng làmviệc chồng chéo hoặc thiếu trách nhiệm Điều này không chỉ làm giảm hiệu quả mà còn tạo ra căngthẳng và xung đột nội bộ Thiếu sự hỗ trợ từ lãnh đạo: Lãnh đạo không cung cấp đủ sự hỗ trợ vàhướng dẫn cần thiết, khiến các thành viên cảm thấy mất phương hướng và thiếu động lực Một ngườilãnh đạo thiếu tầm nhìn và không biết cách thúc đẩy tinh thần đội ngũ sẽ làm giảm động lực và hiệusuất của nhóm Xung đột nội bộ: Các xung đột cá nhân hoặc mâu thuẫn trong nhóm không được giảiquyết kịp thời và hiệu quả, làm giảm sự đoàn kết và hợp tác Những mâu thuẫn này nếu không đượcxử lý khéo léo có thể dẫn đến sự chia rẽ và mất tinh thần làm việc nhóm Thiếu kỹ năng làm việcnhóm: Một số thành viên thiếu kỹ năng làm việc nhóm cơ bản, chẳng hạn như lắng nghe, hợp tác vàgiải quyết xung đột Sự thiếu sót trong kỹ năng này làm giảm khả năng tương tác và phối hợp giữacác thành viên, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả chung Môi trường làm việc không thuận lợi:Các yếu tố như áp lực công việc cao, thiếu nguồn lực, và môi trường làm việc căng thẳng góp phầnlàm giảm hiệu quả làm việc nhóm Một môi trường làm việc không hỗ trợ sẽ làm giảm tinh thần vànăng suất làm việc của các thành viên trong nhóm Thiếu động lực và khen thưởng: Các thành viêncảm thấy không được công nhận và khen thưởng xứng đáng cho sự đóng góp của họ, dẫn đến sựgiảm sút động lực làm việc Khi công sức không được đánh giá cao, tinh thần làm việc của các thànhviên sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng Đa dạng nhóm không được quản lý tốt: Sự đa dạng về kỹ năng,kinh nghiệm và quan điểm trong nhóm không được khai thác hiệu quả, dẫn đến xung đột và thiếu sựđồng thuận trong nhóm Thay vì tận dụng sự đa dạng để sáng tạo và phát triển, nhóm lại bị chia rẽ vàgặp khó khăn trong việc đạt được mục tiêu chung.

- Nguyên nhân chủ quan:

Trong số 50% số các bạn trả lời cuộc khảo sát thì các bạn cho thấy hài lòng khi làm việcnhóm, tuy vậy 50% còn lại vẫn còn thấy những thiếu sót cũng như không sẵn sàng khi làm bài nhóm.Nguyên nhân có thể bao gồm các yếu tố sau:

-Kỹ năng giao tiếp cá nhân kém: Nhiều thành viên không có kỹ năng giao tiếp tốt, sự khác biệtvề vùng miền, giới tính, bạn bè, dẫn đến việc không thể truyền đạt ý kiến, yêu cầu hoặc phản hồi mộtcách rõ ràng và hiệu quả Sự thiếu sót này có thể gây hiểu lầm và làm chậm tiến độ công việc và kéodài thời gian hạn nộp hơn

-Thiếu trách nhiệm cá nhân: Một số thành viên không nhận thức được tầm quan trọng của vaitrò và trách nhiệm cá nhân trong nhóm, dẫn đến việc thiếu nghiêm túc trong công việc và gây ảnhhưởng đến toàn bộ nhóm.

Trang 11

-Sự tự ti hoặc quá tự tin: Tự ti khiến một số thành viên không dám bày tỏ ý kiến hoặc đónggóp ý tưởng, trong khi quá tự tin có thể dẫn đến việc không lắng nghe người khác, tạo ra môi trườnglàm việc không hòa hợp

Khả năng quản lý thời gian kém:Trong bối cảnh hiện tại không ít các bạn sinh viên có thêmthời gian rảnh hơn, các bạn có thể tìm kiếm thêm cho mình một công việc bán thời gian để có thểthêm thu nhập phụ giúp gia đình, tham gia các hoạt động khác Nên dẫn đến các bạn dành ít thời giancho học tập hơn, xa đà vào việc đi kiếm tiền sớm Nhiều thành viên không biết cách quản lý thời gianhiệu quả, dẫn đến việc không hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn, gây áp lực và ảnh hưởng đến hiệu quảlàm việc chung của nhóm

Thiếu động lực cá nhân: Nếu các thành viên không có động lực làm việc hoặc không thấy rõmục tiêu và lợi ích của việc làm việc nhóm, họ sẽ thiếu nhiệt huyết và nỗ lực trong công việc Thiếukỹ năng giải quyết xung đột: Khi có mâu thuẫn nảy sinh, nhiều người không biết cách giải quyết mộtcách hợp lý và xây dựng, dẫn đến tình trạng xung đột kéo dài và ảnh hưởng xấu đến tinh thần làmviệc của nhóm

Khả năng tự học và phát triển bản thân hạn chế: Việc hiện nay công nghệ phát triển, rất nhiềucông cụ để các bạn sinh viên có thể tìm kiếm được các tài liệu một cách dễ dàng, vì thế các bạn có thểỷ lại cho các công nghệ đó, thiếu đi sự sáng tạo, khả năng học hỏi thêm của bản thân Nếu các thànhviên không chú trọng vào việc tự học và phát triển kỹ năng mới, họ sẽ không thể đáp ứng được yêucầu công việc ngày càng cao và phức tạp, gây cản trở cho hiệu quả làm việc nhóm

Thiếu sự cam kết và kiên nhẫn: Khi các thành viên không cam kết lâu dài với mục tiêu củanhóm hoặc thiếu kiên nhẫn trong quá trình làm việc, họ sẽ dễ dàng bỏ cuộc khi gặp khó khăn, ảnhhưởng tiêu cực đến tiến độ và kết quả công việc của nhóm.

- Nguyên nhân khách quan:

Một sự thật đã và đang diễn ra trong các trường đại học ở Việt Nam dĩ nhiên không ngoại trừĐại học Văn Lang đó chính là vấn đề bất cập trong công tác đào tạo, giảng dạy và có lẽ sai lầm này làtừ chính sách giáo dục Thiết nghĩ, vào được đại học là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời củamỗi con người, các tân sinh viên đến với trường đại học không chỉ để thu nạp kiến thức từ sách vởmà hơn hết họ khát khao được truyền đạt những kinh nghiệm làm nghề trong thực tiễn từ nhữngngười thầy nhưng điều này lại thật hiếm hoi trong các giờ học tín chỉ gấp gáp Để từ đó họ vững tinvào bản thân, định hướng nghề nghiệp thật đúng đắn, thêm yêu nghề, quyết tâm đi đến cuối conđường mình đã chọn Nhưng thực tế những giờ học chỉ toàn lý thuyết, thiếu tính thực tiễn, học nhómmà không đem lại kỹ năng làm việc nhóm thực sự đã gián tiếp làm cho sinh viên cảm thấy mìnhkhông biết bắt đầu từ công việc nào sau khi ra trường

Ngày đăng: 21/07/2024, 19:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w