nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu tham khảo về môn tin học cơ bản. Chúng tôi đã làm dựa trên 1 vài yêu cầu để giúp các bạn có thể có tư liệu tham khảo hữu ích cho môn học.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH KHOA HỌC HÀNG HẢI( QUẢN LÝ CẢNG
VÀ LIGISTICS )
TIỂU LUẬN MÔN HỌC : TIN HỌC CƠ BẢN CHUYÊN ĐỀ : “Ẩm thực Việt Nam và đặc sản vùng miền”
Sinh viên thực hiện : Nguyễn
Thanh Trúc MSSV
077305005184
Giảng viên hướng dẫn : Huỳnh
Thanh Việt Thời gian thực hiên :
Một tuần
TP.HỒ CHÍ MINH, ngày 21 Tháng 06 năm 2024
Trang 2Mục Lục
TP.HỒ CHÍ MINH, ngày 21 Tháng 06 năm 2024 1
CHƯƠNG 1: Tổng Quan về ẩm thực Việt Nam 4
1.1 Ẩm Thực Việt Nam là gì? 4
1.2 Đặc Điểm 5
Chương 2: Đặc điểm theo vùng miền, dân tộc 7
2.1 tổng quan về ẩm thực các miền 7
9
Chương 3: Bữa ăn Tại Việt Nam 9
3.1 Bữa Cơm Nhà 10
3.2 Công thức để có thể nấu một bữa ăn ngon của người miền Bắc 11
KẾT LUẬN 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các Thầy Cô của trường Đại học Giao Thông Vận Tải Thành Phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là các Thầy Cô bộ môn tin học đại cương của trường đã tạo điều kiện cho em được học tập ở khoa để có nhiều thông tin cần thiết hoàn thiện đề tài này, và em cũng xin chân thành cám ơn Thầy/Cô bộ môn đã nhiệt tình hướng dẫn hướng dẫn em hoàn thành tốt đề tài “Khách sạn 7 sao”
Tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy/Cô bộ môn, Thầy,Cô đã hướng dẫn tôi Trong thời gian thực hiện luận văn này, Thầy/Cô đã tận tình hướng dẫn, động viên tôi những lúc khó khăn và giúp đỡ tôi rất nhiều Thầy/Cô đã gợi cho tôi những hướng phát triển, ý kiến, lời khuyên quý báu
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy Cô trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy tôi trong thời gian qua
TP Hồ Chí Minh, tháng 6 năm
2024
Trang 4CHƯƠNG 1: Tổng Quan về ẩm thực Việt Nam
1.1 Ẩm Thực Việt Nam là gì?
Ẩm thực Việt Nam là cách gọi của phương thức chế biến món ăn, nguyên lý pha trộn gia vị và những thói quen ăn uống nói chung của cộng đồng người Việt và các dân tộc thuộc Việt trên đất nước Việt Nam Tuy có ít nhiều sự khác biệt, ẩm thực Việt Nam vẫn bao hàm ý nghĩa khái quát nhất để chỉ tất cả những món ăn phổ biến trong cộng đồng các dân tộc thiểu số nhưng đã tương đối phổ thông trong cộng đồng người Việt
Trong văn hóa Việt Nam, ăn uống là cả một nghệ thuật, nó không chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu cơ bản của con người mà còn có mối quan hệ mật thiết đến lối sống, truyền thống dân tộc, được thể hiện rất rõ qua những dụng cụ được dùng trong bữa ăn, cách ứng xử với mọi người trong khi ăn Vì thế việc ăn uống còn minh chứng cho lịch sử và
sự hình thành nền văn hoá của Việt Nam Các món ăn qua từng giai đoạn nói lên được cuộc sống, con người của giai đoạn đó và của vùng đất – nơi đã sản sinh ra mỗi món ăn
1.2 Đặc Điểm
iệt Nam là một nước thiên về nông nghiệp thuộc đới khí hậu nhiệt đới, vùng nhiệt đới gió mùa Ngoài ra, lãnh thổ Việt Nam được chia ra ba miền rõ rệt là Bắc, Trung, Nam Chính các đặc điểm về địa lý, văn hóa, dân tộc, khí hậu đã quy định những đặc điểm riêng của ẩm thực từng vùng – miền Mỗi miền có một nét, khẩu vị cách chế biến đặc trưng Điều đó góp phần làm ẩm thực Việt Nam phong phú,
đa dạng Nền văn minh lúa nước của Việt Nam khiến rất nhiều món ăn và nguyên liệu nấu ăn có nguồn gốc từ lúa gạo (khác với cây lúa mì hoặc lúa mạch, ngũ cốc như các vùng khác) Đây là một văn hóa ăn uống sử dụng rất nhiều loại rau (luộc, xào, làm dưa, ăn sống); nhiều loại nước canh đặc biệt là canh chua, trong khi đó số lượng các món ăn có dinh dưỡng từ động vật thường ít hơn Những loại thịt được dùng phổ biến nhất là thịt lợn, bò, gà, ngan, vịt, các loại tôm, cá, cua, ốc, hến, trai, sò, Những món
ăn chế biến từ những loại thịt ít thông dụng hơn như thịt lợn, thịt dê, thịt trâu Các loại thịt rùa, thịt rắn,ba ba Việt Nam đã cấm săn bắn, giết mổ thịt thú rừng, còn thịt chuột chỉ một ít người dân sử dụng làm thực phẩm thường không phải là nguồn thịt chính, nhiều khi được coi là đặc sản và chỉ được sử dụng trong một dịp liên hoan nào đó với rượu uống kèm Người Việt cũng có một số món ăn chay theo đạo Phật hoặc mục đích khác được chế biến từ các loại thực vật, không có nguồn thực phẩm từ động vật Tuy
V
Trang 5Page 5
of 13 of
SVTH:
Ẩm Thực Việt Nam
nhiên, trong cộng đồng thì lại có ít người ăn chay trường, chỉ có các sư thầy trong các chùa hoặc người bị bệnh nặng buộc phải ăn kiêng
Một đặc điểm ít nhiều cũng phân biệt với một số nước khác: ẩm thực Việt Nam chú trọng ăn ngon tuy đôi khi không đặt mục tiêu hàng đầu là ăn bổ Bởi vậy trong hệ thống ẩm thực người Việt ít có những món hết sức cầu kỳ, hầm nhừ ninh kỹ như ẩm thực Trung Hoa, cũng không thiên về bày biện có tính thẩm mỹ cao độ như ẩm thực Nhật Bản, mà thiên về phối trộn gia vị một cách tinh tế để món ăn được ngon, hoặc sử dụng những nguyên liệu dai, giòn thưởng thức rất thú vị dù không thực sự bổ béo (ví
dụ như các món măng, chân cánh gà, phủ tạng động vật )
Trong thực tế, nhiều người nhận thấy, một cách cảm tính, đặc trưng ẩm thực Việt Nam toát lộ trong sự đối sánh với các nền văn hóa ẩm thực khác trên thế giới: món ăn Trung Hoa ăn bổ dưỡng, món ăn Việt ăn ngon miệng, món ăn Nhật nhìn thích mắt Tuy nhiên, đặc điểm này ngày càng phai nhòa trong thời hội nhập
Theo ý kiến của tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã, ẩm thực Việt Nam có 9 đặc trưng:
Page 5 of 13
Đ
a
d
ạ
n
g
ít
m ỡ N h iề u V ịd g đ ũ a
n
g
o , là
n
t
ậ
p
t
h
ể
h
iế
u
k
h
á
c
h
t
h
à
n
M
â
m
đ
ậ
m
đ
à
Trang 61.3 Nguyên tắc phối hợp
Ẩm thực Việt Nam đặc trưng với sự trung dung trong cách pha trộn nguyên liệu không quá cay, quá ngọt hay quá béo Các nguyên liệu phụ (gia vị) để chế biến món ăn Việt Nam vô cùng phong phú, bao gồm:
Nhiều loại rau thơm như húng thơm, tía tô, kinh giới, hành, thìa là, mùi tàu
Gia vị thực vật như ớt, hạt tiêu, sả, hẹ, tỏi, gừng, chanh quả hoặc lá non
Gia vị lên men như mẻ, mắm tôm, dấm bỗng, dấm thanh hoặc kẹo đắng, nước cốt dừa
Khi thưởng thức các món ăn, tính chất phối trộn nguyên liệu một cách tổng hợp nói trên càng trở nên rõ nét hơn: người Việt ít khi ăn món nào riêng biệt, thưởng thức từng món, mà một bữa ăn thường là sự tổng hòa các món ăn từ đầu đến cuối bữa Một nét đặc biệt khác của ẩm thực Việt Nam mà các nước khác, nhất là nước phương Tây không có chính là gia vị nước mắm
Nước mắm được sử dụng
thường xuyên trong hầu hết các
món ăn của người Việt Ngoài
ra còn có các loại nước chấm
như tương bần, xì dầu (làm từ
đậu nành) Trong bữa ăn, thức
ăn được xúc ra bát, tô, đĩa và
bày trong mâm hình tròn và
luôn có bát nước chấm đặt chính
giữa mâm Các thức ăn, nước
chấm đều được dùng chung Bát
nước mắm dùng chung trên
mâm cơm, không chỉ làm khẩu vị đậm đà hơn, món ăn có hương vị đặc trưng hơn mà còn biểu thị tính cộng đồng và mực thước trong mỗi bữa ăn của người Việt thể hiện tính cộng đồng Bởi lẽ bát nước chấm đặt giữa mâm nên ai cũng phải dùng do đó nó trở thành thước đo sự ý tứ và trình độ văn hóa của mỗi người
Trang 7Page 7
of 13 of
SVTH:
Ẩm Thực Việt Nam
Chương 2: Đặc điểm theo vùng miền, dân tộc
2.1 tổng quan về ẩm thực các miền
Ẩm thực các
miền
Ẩm Thực Miền Bắc
Ẩm thực miền Nam
Ẩm thực Miền Trung
Ẩm thực dân tộc
Đặc trưng Ẩm thực miền
Bắc đặc trưng với khẩu vị mặn
mà, đậm đà, thường không đậm các vị cay, béo, ngọt bằng các vùng khác, chủ yếu sử dụng nước mắm loãng, mắm tôm
Ẩm thực miền Nam, có thiên hướng hảo vị chua ngọt, đây
là nơi chịu ảnh hưởng nhiều của ẩm thực Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, có đặc điểm là thường cho thêm đường và hay sử dụng sữa dừa
Đồ ăn miền Trung được biết đến với vị cay nồng, với tất cả tính chất đặc sắc của nó thể hiện qua hương vị riêng biệt, nhiều món ăn cay và mặn hơn đồ ăn miền Bắc và miền Nam, màu sắc được phối trộn phong phú, rực rỡ, thiên
về màu đỏ và nâu sậm
Với 54 dân tộc sống trên nhiều vùng địa
lý đa dạng khắp toàn quốc, ẩm thực của mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều có bản sắc riêng biệt
Nguyên Liệu
chính
Sử dụng nhiều món rau và các loại thủy sản nước ngọt dễ kiếm như tôm, cua, cá, trai, hến và nhìn chung, do truyền thống xa xưa có nền nông nghiệp nghèo nàn, ẩm
Nền ẩm thực này cũng sản sinh ra vô số loại mắm khô (như mắm cá sặc, mắm bò hóc, mắm ba khía ) và rất đặc biệt với những món ăn dân dã, đặc thù của một
Các tỉnh miền Trung như Huế, Đà Nẵng, Bình Định rất nổi tiếng với mắm tôm chua
và các loại mắm ruốc
Rất nhiều món trong số đó ít được biết đến tại các dân tộc khác, như các món thịt lợn sống trộn phèo non của các dân tộc Tây Nguyên
Page 7 of 13
Trang 8thực miền Bắc trước kia ít thịnh hành các món ăn với nguyên liệu chính là thịt, cá
thời đi mở cõi
Các món ăn
đặc sản
tinh hoa ẩm thực miền Bắc Việt Nam với những món phở, bún thang, bún chả, các món quà như cốm Vòng, bánh cuốn Thanh Trì và gia vị đặc sắc như tinh dầu cà cuống, rau húng Láng
hiện nay nhiều khi đã trở thành đặc sản:
chuột đồng khìa nước dừa, dơi quạ hấp chao, rắn hổ đất nấu cháo đậu xanh, đuông dừa, đuông đất hoặc đuông chà là, vọp chong, cá lóc nướng trui
Đặc biệt, ẩm thực Huế do ảnh hưởng từ phong cách
ẩm thực hoàng gia, cho nên rất cầu kỳ trong chế biến
và trình bày
Một mặt khác,
do địa phương không có nhiều sản vật
mà ẩm thực hoàng gia lại đòi hỏi số lượng lớn món, nên mỗi loại nguyên liệu đều được chế biến rất đa dạng
nhiều món ăn
đã trở thành đặc sản trên đất nước Việt Nam và được nhiều người biết đến, như mắm bò hóc miền Nam, bánh cuốn trứng (Cao Bằng, Lạng Sơn), bánh coóng phù (bánh trôi dân tộc Tày, xuất
xứ từ bánh trôi tàu của người Hoa), lợn sữa
và vịt quay mắc mật (quả mặt), khâu nhục Lạng Sơn
Các Tỉnh nổi
tiếng
Hà Nội, Cao Bằng, Hải Phòng, Nam Định, Thái Nguyên, Lạng sơn,Thái Bình,
…
Cần Thơ, Long An, Kiên Giang, Bạc Liêu,tp HCM,
…
TT Huế, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên
Các dân tộc đều có những nét đặc thù riêng biệt
Kết Luận Việt Nam có diện tích trải dài với mỗi miền khì hậu khác nhau và
hơn thế nữa VN có 54 dân tộc anh em nên hình thành lên văn hóa
ẩm thực rất là phong phú một điểm đặc biệt mà hiếm có một quốc gia nào có thể có nhiều đặc sản phong phú như ở Việt Nam
Trang 9Page 9
of 13 of
SVTH:
Ẩm Thực Việt Nam
3.1 Bữa Cơm Nhà
gười Việt thường ăn phụ vào
buổi sáng với các thức quà vặt
(như các loại bánh, xôi, cháo,
phở, bún) Một bữa ăn chính, đặc trưng
của một gia đình Việt Nam diễn ra vào
buổi trưa và buổi tối, thông thường là
khi gia đình đã tụ họp đông đủ Bữa ăn
chính của người Việt dùng lương thực
chính là cơm và từ ba đến năm món ăn
tùy điều kiện kinh tế mỗi gia đình:
N
-Một nồi cơm chung cho cả gia đình
(mỗi người một bát và đôi đũa)
-Một bát nhỏ đựng nước chấm (nước
mắm hoặc xì dầu) cả gia đình dùng
chung
-Một món mặn có chất đạm động vật và
chất béo được luộc, rán hoặc kho như
thịt, cá
-Một món rau luộc hoặc xào, hoặc rau
thơm, rau sống, dưa muối
-Một món canh có thể đậm đà, cầu kỳ
nhưng cũng không hiếm khi chỉ đơn
giản là một bát nước luộc rau
nay, do đời sống được nâng cao hơn, cơ cấu bữa ăn chính của người Việt hiện cũng đã cải thiện đáng kể theo hướng gia tăng các món mặn nhiều dinh dưỡng sử dụng nguyên liệu động vật Bên cạnh xu hướng một số vùng miền (nhất là những vùng thôn quê) có đặc tính càng nhiều món trên mâm càng tốt, nhiều gia đình thành thị lại chú trọng xu hướng tinh giản bằng cách chỉ nấu một món trọng tâm có đủ chất đạm
và các loại rau bày lên mâm, ăn kèm với các loại rau dưa lặt vặt khác Một số gia đình làm các món ăn đặc biệt nhân ngày chủ nhật rảnh rỗi, những món cầu
kỳ mà ngày thường ít có thời gian để làm Bát nước chấm "cộng đồng" nay cũng dần được nhiều gia đình, hoặc các nhà hàng cầu kỳ san riêng ra bát cho từng người để hợp vệ sinh hơn, và có
Page 9 of 13
Chương 3: Bữa ăn Tại Việt Nam
Trang 10nhiều loại nước chấm khác nhau tùy
theo trong bữa có loại đồ ăn gì
ỗ bàn thường
sử dụng nhiều
món ăn trong
đó nhấn mạnh đặc biệt
các món mặn dùng
nguyên liệu động vật,
loại trừ tất cả những
món ăn ngày thường
như rau luộc, dưa cà
Cúng tổ tiên (ngày giỗ chạp, ngày tết cổ truyền) thường sử dụng xôi đậu xanh, xôi gấc với gà luộc nguyên con hoặc chân giò Cúng người mới mất chỉ dùng xôi trắng và một quả trứng
luộc
Cỗ Tết
Cỗ tết truyền thống rất cầu kỳ, mâm cỗ cơ bản thường là 5 bát: bóng, miến, măng, mọc, chim hoặc gà tần và 5 đĩa: giò, chả, gà hoặc vịt luộc, nộm, xào Ngày nay mâm cỗ tết đã có nhiều thay đổi về thực đơn theo xu hướng tinh giản, chú trọng "chơi" hơn "ăn"
3.2 Công thức để có thể nấu một bữa ăn ngon của người miền Bắc
D x=∑
i=1
x
c i × Q i(cos x Q0
C1+sin xQ 1´
c0
Δ i
3.3 Các Món ăn vặt
Các món quà dùng để ăn chơi, không sử dụng để ăn lấy no thay thế một bữa ăn chính Trong ẩm thực Việt Nam các món quà rất phong phú, được bán dưới nhiều dạng: bán rong, bán ở các quán bình dân, quán đặc sản, hoặc dễ dàng chế biến trong gia đình Các món quà thường có:
Các loại bánh: Bánh giầy làm từ bột gạo, thường ăn với giò lụa Bánh giò gồm bột
gạo bọc nhân thịt lợn, mộc nhĩ, một chút sụn gói lá
Trang 11Page 11
of 13 of
SVTH:
Ẩm Thực Việt Nam
chuối và hấp chín Bánh nếp, Bánh gai, bánh khoai, Bánh cuốn, nhiều vùng có những đặc sản bánh cuốn riêng, nổi tiếng có Bánh cuốn Thanh Trì, bánh cuốn trứng Lạng Sơn Bánh trôi, bánh chay; Bánh xu xê hay còn gọi là bánh phu thê và Bánh cốm; bánh bèo, bánh bột lọc Huế; bánh khoái, bánh xèo v.v
Cốm: đặc biệt nhất là cốm làng Vòng (trước những năm 1990 thuộc huyện Từ Liêm
cũ, sau này thuộc quận Cầu Giấy), cốm Mễ Trì;
Ốc luộc: sử dụng ốc nước mặn như ốc len, ốc gai, ốc hương, ốc nước ngọt như ốc vặn,
ốc mít, ốc nhồi được luộc chín vừa, dùng que sắt hay tăm khêu ra chấm nước mắm pha gừng, sả, ớt, tỏi và lá chanh thái chỉ
Các loại củ quả luộc hoặc nướng như sắn luộc chấm muối vừng, khoai lang luộc,
khoai lang nướng, ngô luộc, ngô nướng, ngô rang
Nếp rượu (còn gọi là rượu nếp hay cốm rượu): làm từ gạo nếp trắng hoặc nếp cẩm
còn nguyên màng hạt, ngâm nở trong nước, xôi chín trên hơi nóng bằng chõ gốm, để nguội sau đó trộn với men rượu Món này có vị ngọt đậm do chất bột đường trong gạo lên men, mùi thơm giống mùi rượu và có nồng độ cồn thấp Ở miền Bắc, nếp rượu thường được làm nhiều vào dịp Tết Đoan Ngọ
mồng 5 tháng 5 âm lịch vì theo quan niệm dân
gian, món này có thể xua đuổi tà ma và những
điều không may mắn
Đồ chuyên dùng uống rượu, bia còn được gọi là "mồi nhậu", "đồ nhậu", "đồ nhắm",
"mồi nhắm" Người Việt không quá cầu toàn các loại đồ nhắm đi kèm rượu bia nên ngoài các món ăn thông thường hoặc món ăn tiệc tùng, thường chỉ có một số món ăn
"chuyên dụng" như:
Các món khô nướng: thường có cá mực khô, khô cá sặc, nai khô, khô cá đuối, cá chỉ
vàng khô, thường nướng trên than hoa hoặc cồn, dùng làm đồ nhắm kết hợp với bia, rượu
Các món trộn chua: quả cóc, quả xoài xanh băm nhỏ trộn với ớt, tỏi và/hoặc các
loại cá khô Thường dùng làm đồ nhắm rượu, thịnh hành ở miền Nam Việt Nam Một số đồ khô khác: lạc rang (lạc rang húng lìu), bánh đa (bánh đa vừng, bánh đa dừa) nướng,
Page 11 of 13