Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí 9 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 Câu 4. Tại sao tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên nước ta có xu hướng giảm? Tại sao gia tăng dân số tự nhiên của nước ta giảm nhưng dân số vẫn tăng? Hướng dẫn: - Gia tăng dân số tự nhiên giảm, chủ yếu do: + Thực hiện tốt chính sách kế hoạch hoá dân số + Trình độ phát triển kinh tế ngày càng tăng. + Chất lượng cuộc sống dân cư ngày càng được cải thiện theo hướng nâng cao. - Gia tăng dân số tự nhiên giảm, nhưng dân số nước ta vẫn tăng do: + Quy mô dân số nước ta lớn (98,5 triệu người năm 2021). + Trong cơ cấu dân số, các nhóm tuổi trẻ có tỉ trọng còn cao, do đó lứa tuổi sinh đẻ và “tiềm năng sinh đẻ” vẫn còn cao. Câu 5. Việc hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân số nước ta tác động tích cực như thế nào đối với kinh tế, môi trường và chất lượng cuộc sống của người dân? Hướng dẫn: Việc hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân số nước ta tác động tích cực đến người dân: - Về kinh tế: Góp phần vào tăng năng suất lao động, đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế đất nước, tăng thu nhập bình quân đầu người... - Về chất lượng cuộc sống: Tạo điều kiện để nâng cao về y tế, chữa bệnh, chăm sóc con cái, giáo, dục, cải thiện đời sống, thụ hưởng các phúc lợi xã hội, tăng tuổi thọ... - Về môi trường: Giảm áp lực đến tài nguyên và môi trường sống. LH zalo: 0393908970
Trang 1CHƯƠNG 1 ĐỊA LÍ DÂN CƯ VIỆT NAM
I NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Thành phần dân tộc: Trình bày được đặc điểm phân bố các dân tộc Việt Nam
- Gia tăng dân số ở các thời kì: Vẽ và nhận xét được biểu đồ về gia tăng dân số
- Cơ cấu dân số theo tuổi và giới tính: Phân tích được sự thay đổi cơ cấu tuổi và giớitính của dân cư
- Các loại hình quần cư thành thị và nông thôn: Trình bày được sự khác biệt giữaquần cư thành thị và quần cư nông thôn
- Phân bố dân cư: Đọc bản đồ Dân số Việt Nam để rút ra được đặc điểm phân bố dân
cư
- Lao động và việc làm: Phân tích được vấn đề việc làm ở địa phương
- Chất lượng cuộc sống: Nhận xét được sự phân hoá thu nhập theo vùng từ bảng sốliệu cho trước
II CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1 Những nét văn hoá riêng của các dân tộc nước ta thể hiện ở những mặt nào?
Trình bày sự phân bố chủ yếu của dân tộc Kinh và của các dân tộc ít người
+ Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du
Câu 2 Trình bày sự phân bố của các dân tộc ít người ở nước ta
Hướng dẫn:
- Trung du và miền núi phía Bắc: Có khoảng 30 dân tộc cư trú đan xen nhau
+ Ở vùng thấp: Người Tày, Nùng ở tả ngạn sông Hồng; người Thái, Mường ở từ hữungạn sông Hồng đến sông Cả
+ Ở vùng cao: Người Dao sinh sống chủ yếu ở các sườn núi từ 700 – 1000 m; ngườiH’Mông ở trên các vùng núi cao
- Trường Sơn – Tây Nguyên: Có trên 20 dân tộc, cư trú thành vùng khá rõ:
+ Người Ê-đê ở Đắk Lắk
+ Người Gia-rai ở Kon Tum và Gia Lai
+ Người Cơ-ho chủ yếu ở Lâm Đồng
- Duyên hải cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ:
+ Dân tộc Chăm, Khơ-me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Kinh
+ Người Hoa tập trung chủ yếu ở các đô thị, nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 2Câu 3 Tại sao nói sự phân bố các dân tộc ít người ở nước ta hiện nay đã có nhiều
thay đổi?
Hướng dẫn:
Sự phân bố các dân tộc ít người ở nước ta hiện nay đã có nhiều thay đổi, biểu hiện:
- Một số dân tộc ít người từ miền núi phía Bắc đến cư trú ở Tây Nguyên
- Tình trạng du canh, du cư của một số dân tộc vùng cao đã được hạn chế nhờ cuộcvận động định canh, định cư gắn với xoá đói, giảm nghèo; đầu tư thúc đẩy phát triển kinh
tế ở các vùng dân tộc ít người
- Đời sống các dân tộc được nâng cao, môi trường được cải thiện
Câu 4 Tại sao tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên nước ta có xu hướng giảm? Tại sao gia
tăng dân số tự nhiên của nước ta giảm nhưng dân số vẫn tăng?
Hướng dẫn:
- Gia tăng dân số tự nhiên giảm, chủ yếu do:
+ Thực hiện tốt chính sách kế hoạch hoá dân số
+ Trình độ phát triển kinh tế ngày càng tăng
+ Chất lượng cuộc sống dân cư ngày càng được cải thiện theo hướng nâng cao
- Gia tăng dân số tự nhiên giảm, nhưng dân số nước ta vẫn tăng do:
+ Quy mô dân số nước ta lớn (98,5 triệu người năm 2021)
+ Trong cơ cấu dân số, các nhóm tuổi trẻ có tỉ trọng còn cao, do đó lứa tuổi sinh đẻ
và “tiềm năng sinh đẻ” vẫn còn cao
Câu 5 Việc hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân số nước ta tác động tích cực như thế nào đối
với kinh tế, môi trường và chất lượng cuộc sống của người dân?
Hướng dẫn:
Việc hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân số nước ta tác động tích cực đến người dân:
- Về kinh tế: Góp phần vào tăng năng suất lao động, đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tếđất nước, tăng thu nhập bình quân đầu người
- Về chất lượng cuộc sống: Tạo điều kiện để nâng cao về y tế, chữa bệnh, chăm sóccon cái, giáo, dục, cải thiện đời sống, thụ hưởng các phúc lợi xã hội, tăng tuổi thọ
- Về môi trường: Giảm áp lực đến tài nguyên và môi trường sống
Câu 6 Giải thích tại sao trong cơ cấu dân số theo tuổi của nước ta, tỉ trọng nhóm tuổi
từ 0 – 14 tuổi giảm, tỉ trọng nhóm tuổi 15 – 64 tuổi và từ 65 tuổi trở lên tăng?
Trang 3Câu 7 Tại sao tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta đang ở mức cao? Hướng dẫn:
- Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta đang ở mức cao: 112 bétrai/100 bé gái (năm 2021)
- Nguyên nhân chủ yếu là do:
+ Tác động của phong tục tập quán cũ (thích đông con, coi trọng con trai hơn congái ) vẫn đang còn ở nhiều bộ phận dân cư và nhiều địa phương
+ Việc sử dụng tiến bộ của khoa học công nghệ trong sinh đẻ theo ý muốn
Câu 8 Trình bày về mật độ dân số và phân bố dân cư nước ta Vì sao mật độ dân cư
khác nhau giữa đồng bằng và miền núi?
Hướng dẫn:
- Mật độ dân số nước ta cao (297 người/km, năm 2021)
- Phân bố dân cư nước ta không đều:
+ Giữa đồng bằng với miền núi: Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, thưa thớt ởmiền núi Vùng trung du có mật độ thấp hơn ở các đồng bằng, nhưng cao hơn nhiều ởmiền núi
+ Giữa các vùng kinh tế: Các vùng có mật độ dân cư cao là Đồng bằng sông Hồng(1091 người/km); Đông Nam Bộ (778 người/km) Các vùng có mật độ thấp là Tây Nguyên(111 người/km); Trung du và miền núi Bắc Bộ (136 người/km2)
+ Giữa thành thị và nông thôn: Khoảng 62,9% sống ở nông thôn, 37,1% sống ở thànhthị (năm 2021) Ở thành thị, dân cư tập trung với mật độ cao ở Thành phố Hồ Chí Minh(4375 người/km’); Hà Nội (2 480 người/km)
- Quần cư nông thôn:
+ Tên gọi điểm quần cư: làng, ấp (người Kinh), bản (người Tày, Thái, Mường ),buôn, plây (các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên), phum, sóc (người Khơ-me)
+ Mật độ dân số thấp hơn so với điểm quần cư đô thị
+ Phổ biến là nhà vườn; diện mạo làng quê đang có nhiều thay đổi, gần với quần cư
đô thị
+ Do chức năng của quần cư nông thôn: Quần cư nông thôn gắn với hoạt động kinh
tế chính là nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; tiểu thủ công nghiệp, một số hoạt động xâydựng và dịch vụ ; do tác động của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựngnông thôn mới
- Quần cư thành thị:
Trang 4+ Tên gọi: thị trấn, thị xã, thành phố
+ Mật độ dân số cao hơn điểm quần cư nông thôn
+ Phổ biến kiểu nhà ống, nhà cao tầng, chung cư…; một số nơi có nhiều kiểu nhà biệtthự, nhà vườn
+ Do chức năng của đô thị thường là công nghiệp, dịch vụ Đồng thời, đô thị thường
là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá, khoa học công nghệ, đầu mối giaothông
Câu 10 Trình bày một số đặc điểm của nguồn lao động nước ta Cơ cấu lao động
theo ngành kinh tế ở nước ta hiện nay có sự chuyển dịch như thế nào?
Hướng dẫn:
- Đặc điểm nguồn lao động:
+ Nguồn lao động dồi dào (50,6 triệu người, năm 2021) và tăng nhanh; bình quânmỗi năm tăng thêm khoảng gần 1 triệu lao động
+ Lao động tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn
+ Người lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,thuỷ sản, tiểu thủ công nghiệp; có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật Chất lượng nguồnlao động đang được nâng cao
+ Tuy nhiên, số lao động chưa qua đào tạo còn lớn (73,9%, năm 2021)
- Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế ở nước ta hiện nay đang thay đổi theo hướngtích cực:
+ Tỉ lệ lao động ở khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm nhanh (từ48,6% năm 2010 giảm còn 29,1% năm 2021)
+ Tỉ lệ lao động trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng
Câu 11 Tại sao giải quyết việc làm là vấn đề gay gắt ở nước ta? Giải thích nguyên
nhân dẫn đến thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn nước ta
Hướng dẫn:
- Giải quyết việc làm là vấn đề gay gắt ở nước ta, vì:
+ Tình trạng thiếu việc làm còn phổ biến ở cả nông thôn và thành thị (năm 2021, tỉ lệthiếu việc làm ở nông thôn là 3,0%; ở thành thị là 3,3%)
+ Tỉ lệ thất nghiệp vẫn còn tương đối cao, nhất là ở khu vực thành thị (năm 2021 là4,3%)
+ Mỗi năm nước ta tăng thêm khoảng gần 1 triệu lao động
- Nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn nước talà:
+ Khu vực thành thị: Các ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển còn hạn chế, tạo ra
ít việc làm; số lao động chưa qua đào tạo còn nhiều
+ Khu vực nông thôn: Do sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ, sự phát triển ngànhnghề ở nông thôn còn hạn chế
Câu 12 Trình bày khái quát một số thành tựu trong việc nâng cao chất lượng cuộc
sống của người dân nước ta
Trang 5Hướng dẫn:
- Tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ tăng (năm 2021 là 95,7%)
- Mức thu nhập bình quân đầu người gia tăng
- Người dân được hưởng các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn
- Tuổi thọ bình quân tăng (năm 2021, tuổi thọ trung bình của cả nước là 73,6; nam là71,1; nữ là 76,4)
- Tỉ lệ tử vong, suy dinh dưỡng của trẻ em ngày càng giảm, nhiều dịch bệnh được đẩylùi
Câu 13 Căn cứ vào bảng số liệu sau, vẽ biểu đồ và nhận xét thu nhập bình quân đầu
người một tháng theo vùng ở nước ta năm 2021
Bảng 1.1 Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giả hiện hành phân theovùng ở nước ta năm 2021 (Đơn vị: nghìn đồng)
Vùng
Trung du
và miền núiBắc Bộ
Đồngbằng sôngHồng
Bắc Trung Bộ
và Duyên hảimiền Trung
TâyNguyên
ĐôngNam Bộ
Đồngbằng sôngCửu LongThu
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam) Hướng dẫn:
- Vẽ biểu đồ:
+ Vẽ biểu đồ thanh ngang
+ Biểu đồ có cột đứng thể hiện các vùng, trục ngang thể hiện thu nhập (nghìn đồng) + Các thanh ngang ứng với các vùng, thể hiện thu nhập mỗi vùng năm 2021
+ Biểu đồ có tên và chú giải thích hợp
A Có khoảng hơn 6 triệu người ở khắp nơi trên thế giới (năm 2021)
B Là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam
C Là một nguồn lực quan trọng để xây dựng và bảo vệ đất nước
D Luôn hướng về và đóng góp tích cực vào phát triển quê hương
Câu 15 Phát biểu nào sau đây đúng về vấn đề việc làm của nước ta?
Trang 6A Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo rất cao
B Lực lượng lao động nước ta dồi dào
C Số người có việc làm đang còn thấp
D Lao động có việc làm thiếu ổn định
Câu 16 So với nông thôn (năm 2021), thành thị nước ta có
A tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thiếu việc làm đều thấp hơn
B tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thiếu việc làm đều cao hơn
C tỉ lệ thất nghiệp cao hơn và thiếu việc làm thấp hơn
D tỉ lệ thất nghiệp thấp hơn và thiếu việc làm cao hơn
Câu 17 Loại hình quần cư thành thị và nông thôn nước ta phân biệt không dựa vào
A chức năng quần cư
B hoạt động kinh tế
C kiến trúc cảnh quan
D quy mô của dân số
CHƯƠNG 2 ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ
1 NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, THUỶ SẢN
I NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông, lâm, thuỷ sản:Phân tích được một trong các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nôngnghiệp
- Sự phát triển và phân bố nông, lâm, thuỷ sản:
+ Phân tích được đặc điểm phân bố tài nguyên rừng và nguồn lợi thuỷ sản
+ Trình bày được sự phát triển và phân bố nông, lâm, thuỷ sản
+ Tìm kiếm thông tin, viết báo cáo ngắn về một số mô hình sản xuất nông nghiệp cóhiệu quả
- Vấn đề phát triển nông nghiệp xanh: Trình bày được ý nghĩa của việc phát triểnnông nghiệp xanh
II CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1 Phân tích những thuận lợi của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông
nghiệp ở nước ta
Hướng dẫn:
- Địa hình, đất:
+ Đồi núi: Diện tích rộng, chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, chủ yếu là đồi núi thấp vớiđất feralit là phổ biến; một số vùng có cao nguyên và đồng cỏ rộng Đây là điều kiện thuậnlợi để phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp (cà phê, cao su, chè, đậu tương ),cây ăn quả, chăn nuôi gia súc
Trang 7+ Đồng bằng: Chiếm 1/4 diện tích với hai đồng bằng lớn (Đồng bằng sông Cửu Long,Đồng bằng sông Hồng) và dải đồng bằng ven biển miền Trung, đất phù sa là chủ yếu,thuận lợi để phát triển tập trung các vùng sản xuất lương thực, thực phẩm
- Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa
+ Thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với nhiều cây trồng có giá trịkinh tế cao
+ Nguồn nhiệt, ẩm phong phú tạo điều kiện cây cối phát triển quanh năm, có thểtrồng 2 – 3 vụ/năm
+ Phân hoá rõ rệt theo chiều bắc – nam, theo mùa và theo độ cao, cho phép nước ta
có sản phẩm đa dạng (cả cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới), cơ cấu mùa vụ khác nhaugiữa các vùng
- Nguồn nước:
+ Mạng lưới sông, hồ dày đặc tạo điều kiện thuận lợi cho tưới tiêu trong sản xuấtnông nghiệp
+ Nguồn nước ngầm dồi dào là nguồn cung cấp nước quan trọng vào mùa khô
+ Các hệ thống sông cung cấp phù sa cho các đồng ruộng, làm đất trồng thêm màu
mỡ
- Sinh vật: Phong phú, đa dạng
+ Có nhiều giống cây trồng, vật nuôi tốt là cơ sở để thuần dưỡng, tạo nên các câytrồng, vật nuôi
+ Nhiều giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt, thích nghi với các điều kiện sinhthái của từng địa phương
+ Có nhiều đồng cỏ tự nhiên thuận lợi cho chăn nuôi gia súc lớn
- Khó khăn: Khí hậu diễn biến thất thường, nhiều thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán,sương muối, sâu bệnh ) làm cho sản xuất nông nghiệp thêm bấp bênh
Câu 2 Tại sao thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước
ta?
Hướng dẫn:
Thuỷ lợi có vai trò to lớn trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta, đặc biệt là đối vớitrồng trọt, góp phần tạo ra được năng suất cây trồng cao và tăng sản lượng cây trồng Cụthể, thuỷ lợi:
- Chống úng, lụt trong mùa mưa bão
- Đảm bảo nước tưới trong mùa khô
- Cải tạo đất, mở rộng diện tích canh tác
- Góp phần tăng vụ, thay đổi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng
Câu 3 Sự phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng như thế nào đến
phát triển và phân bố nông nghiệp nước ta?
Hướng dẫn:
Trang 8Sự phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có nhiều tác động đến phát triển vàphân bố nông nghiệp nước ta, thúc đẩy nền nông nghiệp nước ta tiến nhanh lên sản xuấthàng hoá, cụ thể:
- Làm tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản (gạo, cà phê,cao su, hồ tiêu, trái cây )
- Thúc đẩy sự phát triển các vùng chuyên canh để cung cấp nguồn nguyên liệu lớn và
ổn định cho các nhà máy sản xuất công nghiệp chế biến
- Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp
Câu 4 Khoa học công nghệ tác động như thế nào đến sản xuất nông nghiệp nước ta? Hướng dẫn:
Khoa học và công nghệ đã có ảnh hưởng sâu rộng đến sản xuất nông nghiệp nước ta,đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện năng suất, hiệu quả và bền vững của sản xuấtnông nghiệp, cụ thể:
- Cải thiện giống cây và giống vật nuôi: Khoa học gen và công nghệ sinh học đã giúpcải thiện giống cây và giống gia súc, gia cầm để chúng có khả năng chịu đựng tốt hơn đốivới điều kiện môi trường khắc nghiệt và bệnh tật, đồng thời tăng cường năng suất
Nâng cao năng suất: Công nghệ đã giúp nâng cao năng suất trong nông nghiệp thôngqua việc áp dụng các phương pháp như tự động hoá, rô-bốt hoá, cảm biến và trí tuệ nhântạo (AI)
- Tăng cường kiểm soát và quản lí: Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đãcung cấp các công để theo dõi và quản lí các yếu tố quan trọng như điều kiện thời tiết, chấtlượng đất đai và sức kháng của cây trồng Các cảm biến và hệ thống giám sát từ xa giúpnông dân có thể tối ưu hoá việc quản lí tài nguyên và tăng cường sản xuất
- Tối ưu hoá sử dụng tài nguyên: Công nghệ đã giúp tối ưu hoá việc sử dụng tàinguyên như nước và phân bón Các hệ thống tưới tiêu thông minh (ví dụ: tưới nhỏ giọt )
có thể giảm lượng nước cần thiết và giảm thiểu lượng chất phụ gia được sử dụng
- Nâng cao chất lượng và an toàn sản phẩm: Công nghệ đã giúp nâng cao quy trìnhsản xuất và kiểm soát chất lượng, từ việc thu hoạch đến vận chuyển và lưu trữ, giúp đảmbảo an toàn thực phẩm và chất lượng cao cho người tiêu dùng
- Tiếp cận thị trường và tiếp thị: Công nghệ thông tin đã mở ra các cơ hội mới để tiếpcận thị trường, tiếp thị sản phẩm và tạo mối quan hệ trực tiếp với người tiêu dùng thôngqua các nền tảng trực tuyến và mạng xã hội
Câu 5 Thị trường có tác động như thế nào đến sản xuất nông nghiệp nước ta?
Hướng dẫn:
Thị trường có tác động sâu rộng đến sản xuất nông nghiệp trong nhiều khía cạnh:
- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất: Thị trường đặt ra yêu cầu về chất lượng, loạihình và số lượng sản phẩm nông nghiệp; từ đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vậtnuôi, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh
- Giá cả và lợi nhuận: Thị trường quyết định giá cả của các sản phẩm nông nghiệp vàdoanh thu
- Tiêu chuẩn và quy định: Thị trường thường áp đặt các tiêu chuẩn và quy định về antoàn thực phẩm, quản lí môi trường và quy trình sản xuất
Trang 9- Cạnh tranh: Thị trường tạo ra môi trường cạnh tranh sản xuất
- Biến động: Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thường có sự biến động làmảnh hưởng đến tính ổn định của sản xuất nông nghiệp
Câu 6 Trình bày khái quát sự phát triển và phân bố nông nghiệp nước ta
Hướng dẫn:
- Giá trị sản xuất: Chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâmnghiệp và thuỷ sản (chiếm 73,4%, năm 2021)
- Tốc độ tăng giá trị sản xuất: Khá cao (đạt 5,6%, giai đoạn 2010 – 2021)
- Cơ cấu ngành nông nghiệp: Chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng ngành trồng trọt,tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp
- Ứng dụng ngày càng nhiều các tiến bộ khoa học, công nghệ
- Hình thành và phát triển các mô hình sản xuất như nông nghiệp xanh, nông nghiệphữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao
Câu 7 Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng là hai vùng sản
xuất lúa gạo lớn nhất nước ta?
Hướng dẫn:
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Đồng bằng sông Hồng có nhiều điều kiệnthuận lợi cho việc sản xuất lúa gạo nước ta:
- Đất: Đất phù sa màu mỡ Cả hai vùng đều có đất phì nhiêu, giàu chất dinh dưỡng từ
sự phân huỷ của các vật liệu hữu cơ, đặc biệt là từ phù sa, mùn bãi, và lớp đất bồi đắp saumùa lũ Đây là điều kiện thuận lợi cho cây lúa gạo phát triển mạnh mẽ
- Khí hậu: Cả hai vùng đều có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt ẩm dồi dào, thuận lợicho phát triển cây lúa gạo
- Hệ thống sông ngòi: Sông Cửu Long và sông Hồng, sông Thái Bình cung cấp nguồnnước dồi dào để tưới tiêu
- Cơ sở hạ tầng: Cả hai vùng đều có cơ sở hạ tầng phát triển, bao gồm hệ thống tướitiêu, đường giao thông và hệ thống kho giữ sản phẩm lúa gạo Điều này giúp cho việc sảnxuất và tiêu thụ lúa gạo trở nên thuận lợi hơn
- Lịch sử sản xuất lúa gạo: Cả hai vùng đều có lịch sử lâu dài trong sản xuất lúa gạo,Đồng bằng sông Hồng có nền văn minh lúa nước từ sớm Cộng đồng nông dân ở đâythường có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về cách canh tác và chăm sóc cây lúa
Câu 8 Nước ta có những loại cây công nghiệp chủ yếu nào? Phát triển cây công
nghiệp có ý nghĩa về kinh tế – xã hội như thế nào?
Hướng dẫn:
- Các cây công nghiệp chủ yếu ở nước ta:
+ Cây công nghiệp hàng năm: lạc (Bắc Trung Bộ), đậu tương (Đông Nam Bộ), mía(Đồng bằng sông Cửu Long), dâu tằm (Tây Nguyên), thuốc lá (Đông Nam Bộ)
+ Cây công nghiệp lâu năm: cà phê (Tây Nguyên), cao su (Đông Nam Bộ), hồ tiêu(Đông Nam Bộ, Tây Nguyên), điều (Đông Nam Bộ), dừa (Đồng bằng sông Cửu Long),chè (Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên)
Trang 10- Ý nghĩa của phát triển cây công nghiệp:
+ Tạo ra sản phẩm có giá trị xuất khẩu; cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chếbiến
+ Đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp; góp phần đưa nông nghiệp tiến lên sản xuấthàng hoá
+ Tạo ra các việc làm, góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống người dân
Câu 9 Trình bày một số đặc điểm của ngành chăn nuôi nước ta Các loại vật nuôi
nào là chủ yếu ở nước ta?
Hướng dẫn:
- Một số đặc điểm của ngành chăn nuôi nước ta:
+ Ngày càng chú trọng chăn nuôi theo quy mô công nghiệp, áp dụng công nghệ cao + Chú trọng đầu tư vào các công nghệ về giống, thức ăn, thuốc thú y, chế biến + Sản lượng thịt hơi xuất chuồng, sản phẩm không qua giết mổ (trứng, sữa) ngàycàng tăng
- Các loại vật nuôi chủ yếu:
+ Trâu: Nuôi nhiều ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
+ Bò: Nuôi nhiều ở vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
+ Lợn: Nuôi nhiều ở vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Trung du và miền núi Bắc
Bộ, vùng Đông Nam Bộ
+ Gia cầm: Nuôi rộng khắp; nhiều nhất ở vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Trung
du và miền núi Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 10 Tại sao lợn được nuôi nhiều ở vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Trung du
và miền núi Bắc Bộ, vùng Đông Nam Bộ?
Hướng dẫn:
Lợn được nuôi nhiều ở vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Trung du và miền núi Bắc
Bộ, vùng Đông Nam Bộ chủ yếu do:
- Đảm bảo cung cấp thức ăn: từ sản phẩm và phụ phẩm của cây lương thực, thức ăncông nghiệp chế biển
- Thị trường đông dân, sức tiêu thụ lớn
- Nhu cầu việc làm của người lao động lớn
Câu 11 Căn cứ vào bảng số liệu sau, nhận xét và giải thích về mối tương quan giữa
diện tích và sản lượng lúa ở nước ta giai đoạn 2010 – 2021
Bảng 2.1.1 Diện tích và sản lượng lúa ở nước ta giai đoạn 2010 – 2021
Diện tích
Trang 11Sản lượng
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam)
Hướng dẫn:
- Trong cả giai đoạn 2010 – 2021:
+ Diện tích có xu hướng giảm; do chuyển đổi cơ cấu mùa vụ (giảm diện tích vụ lúamùa ), chuyển đổi mục đích sử dụng đất (chuyển diện tích trồng lúa năng suất không caosang cây trồng khác hoặc diện tích đất thích hợp hơn cho nuôi trồng thuỷ sản )
+ Sản lượng có xu hướng tăng do tăng năng suất (bắt nguồn từ việc sử dụng cácgiống lúa cao sản, đẩy mạnh thâm canh, áp dụng các tiến bộ kĩ thuật và công nghệ )
Câu 12 Phát biểu nào sau đây không đúng về ngành trồng trọt ở nước ta?
A Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp
B Diện tích có sự thay đổi nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường
C Các loại cây công nghiệp hàng năm chiếm diện tích lớn nhất
D Cơ cấu cây trồng đa dạng và đã phát triển vùng chuyên canh
Câu 13 Vai trò của cây công nghiệp ở nước ta không phải là
A tăng thêm nguồn lương thực
B tạo ra sản phẩm xuất khẩu
C làm nguyên liệu công nghiệp
D góp phần bảo vệ môi trường
Câu 14 Một số cây công nghiệp lâu năm chủ yếu ở nước ta gồm
A cà phê, cao su, hồ tiêu, lạc
B cà phê, mía, cao su, hồ tiêu
C cà phê, dừa, đậu tương, chè
D cà phê, cao su, hồ tiêu, chè
Câu 15 Các loại vật nuôi chủ yếu ở nước ta là
A trâu, dê, lợn, gia cầm
B trâu, bò, lợn, gia cầm
C trâu, bò, cừu, gia cầm
D trâu, bò, dê, gia cầm
Trang 12Câu 16 Trình bày một số điểm khác nhau giữa rừng tự nhiên và rừng trồng ở nước
+ Đa dạng sinh học cao: Nhiều kiểu rừng khác nhau, nhiều loài thực vật và độngvật
- Rừng trồng:
+ Chiếm diện tích nhỏ hơn (chiếm 31,0% tổng diện tích rừng cả nước, năm 2021) + Chủ yếu là rừng sản xuất, có khả năng khai thác gỗ làm nguyên liệu cho các ngànhkinh tế và xuất khẩu
+ Đa dạng sinh học thấp: Chủ yếu là rừng thuần chủng, trồng một loại cây
Câu 17 Phân biệt các loại rừng ở nước ta: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản
xuất
Hướng dẫn:
- Rừng phòng hộ: Phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường; gồm các khu rừng ở đầunguồn các con sông, các cánh rừng chắn cát bay dọc ven biển, rừng ngập mặn ven biển
- Rừng đặc dụng: Các vườn quốc gia, các khu dự trữ tự nhiên
- Rừng sản xuất: Cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ và cho xuất khẩu (ví dụ:rừng nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ )
Câu 18 Rừng trồng ở nước ta chủ yếu là các loại rừng nào? Tại sao từ năm 2010 đến
nay, diện tích rừng tự nhiên giảm, nhưng tổng diện tích rừng lại tăng lên?
Câu 19 Việc trồng rừng mang lại những lợi ích gì? Tại sao cần phải vừa bảo vệ rừng
vừa khai thác rừng?
Hướng dẫn:
- Lợi ích của việc trồng rừng:
+ Cung cấp gỗ, củi; cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp; cho dược liệu
+ Góp phần phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường (chống lũ, bảo vệ đất, chốngxói mòn, bảo vệ bờ biển, chống cát bay )
Trang 13+ Bảo tồn nguồn gen, các hệ sinh thái tự nhiên
+ Góp phần điều hoà môi trường sinh thái
- Cần phải bảo vệ để tránh cạn kiệt rừng, đảm bảo lợi ích cho cả thế hệ hiện tại và chocác thế hệ mai sau Tuy nhiên, không thể dừng việc khai thác rừng vì những lợi ích củacon người, nhưng đi đôi với khai thác là phải bảo vệ rừng
Câu 20 Hoạt động khoanh nuôi và bảo vệ rừng ở nước ta tác động như thế nào đến
môi trường? Tính đa dạng của hoạt động này ở nước ta được biểu hiện như thế nào?
Hướng dẫn:
- Hoạt động khoanh nuôi và bảo vệ rừng làm cho diện tích rừng được tăng lên, chấtlượng rừng không bị giảm sút Từ đó, rừng góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế
lũ lụt, chống xói mòn, xâm thực, bảo vệ đất, bảo vệ sự đa dạng sinh vật
- Hoạt động khoanh nuôi và bảo vệ rừng ở nước ta đa dạng: Phát triển các mô hìnhnông, lâm kết hợp; trồng cây dược liệu dưới tán rừng; du lịch sinh thái; quản lí, chăm sócrừng; cảnh báo cháy rừng
Câu 21 Chứng minh nước ta có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận
lợi để phát triển khai thác thuỷ sản biển (hải sản)
Câu 22 Việc khai thác thuỷ sản biển ở nước ta gặp phải những khó khăn nào là chủ
yếu?
Hướng dẫn:
Việc khai thác thuỷ sản biển ở nước ta gặp phải những khó khăn chủ yếu là:
- Bão và gió mùa Đông Bắc làm biển động đã hạn chế số ngày ra khơi, nhiều khi gâythiệt hại về người và của
- Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thuỷ sản bị suy giảmkhá mạnh
Câu 23 Chứng minh nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nuôi trồng
Trang 14Câu 24 Trình bày một số tình hình chủ yếu của nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta từ năm
2010 đến nay
Hướng dẫn:
Giá trị thuỷ sản nuôi trồng ở nước ta luôn lớn hơn thuỷ sản khai thác và tăng nhanh(từ 2,7 triệu tấn, năm 2010 tăng lên 4,9 triệu tấn, năm 2021)
- Đối tượng nuôi đa dạng: cá, tôm, cua, ngọc trai, nhuyễn thể, rong biển
- Tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại (ví dụ: sử dụng hệ thống internet vạn vậtgiám sát tự động khu vực nuôi diện tích lớn )
- Phân bố: Rộng rãi, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi trồng thuỷ sảnlớn nhất nước ta
- Hướng phát triển: Phát triển theo hướng bền vững và xanh; đẩy mạnh các mô hìnhnuôi thuỷ sản hữu cơ, sinh thái, tuần hoàn, công nghệ cao
Câu 25 Tại sao khai thác hải sản xa bờ được đẩy mạnh ở nước ta? Trình bày một số
tình hình nổi bật của khai thác hải sản ở nước ta từ năm 2010 đến nay
Hướng dẫn:
- Khai thác hải sản xa bờ được đẩy mạnh ở nước ta do một số lí do chủ yếu:
+ Tăng cường sản lượng và giá trị sản phẩm hải sản
+ Tạo cơ hội việc làm và thu nhập cho người lao động, góp phần thúc đẩy phát triểnkinh tế các khu vực ven biển
+ Giảm áp lực lên nguồn lợi thuỷ sản gần bờ; giảm thiểu tác động tiêu cực lên môitrường ven biển
- Một số tình hình nổi bật của khai thác hải sản ở nước ta:
+ Sản lượng tăng nhanh và tăng liên tục từ năm 2010 đến năm 2021 (năm 2010:2273,9 nghìn tấn; năm 2015: 2988,1 nghìn tấn; năm 2021: 3740,2 nghìn tấn)
+ Đẩy mạnh khai thác hải sản xa bờ, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ trongkhai thác và bảo quản (ví dụ: định vị khai thác, truy xuất nguồn gốc khai thác, sử dụngcông nghệ na-nô trong bảo quản )
+ Các tỉnh có sản lượng cá biển khai thác lớn là: Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu,Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Thuận
Câu 26 Nông nghiệp xanh là gì? Phát triển nông nghiệp xanh có vai trò gì đối với
phát triển kinh tế ở nước ta?
Hướng dẫn:
- Nông nghiệp xanh: Là nền nông nghiệp áp dụng đồng bộ các quy trình công nghệ,
sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường
- Phát triển nông nghiệp xanh có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế nước tatheo hướng bền vững, cụ thể:
+ Nâng cao tính cạnh tranh của nông sản, duy trì hoặc tăng năng suất trong dài hạn + Tạo ra sản phẩm sạch, đảm bảo sức khoẻ người tiêu dùng
+ Áp dụng các công nghệ mới giảm sử dụng hoá chất, giảm thiểu tác động tiêu cựcđến môi trường
Trang 15Câu 27 Căn cứ vào bảng số liệu sau, vẽ biểu đồ và nhận xét sản lượng thuỷ sản nước
+ Biểu đồ có trục đứng thể hiện sản lượng (triệu tấn), trục ngang thể hiện năm
+ Ứng với vị trí mỗi năm trên trục ngang có 2 cột ghép, một cột thể hiện sản lượngkhai thác và một cột thể hiện sản lượng nuôi trồng
+ Biểu đồ có tên và chú giải thích hợp
- Nhận xét:
+ Sản lượng nuôi trồng luôn lớn hơn sản lượng khai thác
+ Sản lượng nuôi trồng và khai thác đều có xu hướng tăng
+ Sản lượng nuôi trồng tăng (177,8%) nhanh hơn sản lượng khai thác (156,0%)
Câu 28 Hoạt động nào sau đây đóng góp phần lớn cho giá trị sản xuất lâm nghiệp
Câu 29 Các vùng có sản lượng gỗ khai thác lớn ở nước ta (năm 2021) là
A Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Trung du và miền núi Bắc Bộ
B Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long
C Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên
D Tây Nguyên, Đồng bằng sông Hồng
Câu 30 Diện tích mặt nước nuôi thuỷ sản nước ngọt ở nước ta tập trung nhiều ở các
vùng
A Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng
B Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng
C Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên
D Đồng bằng sông Cửu Long, Trung du và miền núi Bắc Bộ
Trang 162 CÔNG NGHIỆP
I NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp: Phân tích đượcvai trò của một trong các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố côngnghiệp
- Sự phát triển và phân bố của các ngành công nghiệp chủ yếu:
+ Trình bày được sự phát triển và phân bố của một trong các ngành công nghiệp chủyếu
+ Xác định được trên bản đồ các trung tâm công nghiệp chính
- Vấn đề phát triển công nghiệp xanh: Giải thích được tại sao cần phát triển côngnghiệp xanh
II CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1 Phân tích những thuận lợi của tài nguyên thiên nhiên để phát triển công
nghiệp ở nước ta
Hướng dẫn:
- Tài nguyên thiên nhiên nước ta đa dạng, tạo cơ sở để phát triển cơ cấu công nghiệp
đa ngành
+ Khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản nước ta đa dạng và phong phú, tạo điều kiện
để phát triển đa dạng công nghiệp
+ Nguồn thuỷ năng dồi dào của các sông, suối là cơ sở tự nhiên cho phát triển côngnghiệp năng lượng (thuỷ điện)
+ Năng lượng mặt trời, sức gió dồi dào, có ở nhiều nơi là tài nguyên quan trọng đểphát triển điện tái tạo (điện mặt trời, điện gió)
+ Tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng, nguồn lợi sinh vật biển là cơ sở để phát triểncác ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; từ đó, cung cấp nguyên liệu cho côngnghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm và đồ uống
- Sự phân bố tài nguyên trên lãnh thổ tạo các thế mạnh phát triển công nghiệp khácnhau giữa các vùng
Câu 2 Chứng minh tài nguyên khoáng sản nước ta là cơ sở thuận lợi để phát triển
nhiều ngành công nghiệp khác nhau
Trang 17- Khoáng sản vật liệu xây dựng: Đá vôi, sét, cát là cơ sở để phát triển ngành côngnghiệp vật liệu xây dựng
Câu 3 Phân tích ý nghĩa của việc phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản
nước ta đối với ngành công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm và đồ uống
+ Ngành chăn nuôi: Các cơ sở chăn nuôi cung cấp thịt để sản xuất thịt hộp, lạpxường, xúc xích; cung cấp sữa để sản xuất sữa hộp, bơ, pho mát
+ Ngành nuôi trồng thuỷ sản: Cung cấp tôm, cá để đóng hộp, đông lạnh; cung cấp cá
- Nguồn lao động: Nước ta có nguồn lao động dồi dào và có khả năng tiếp thu khoahọc kĩ thuật, công nghệ; tỉ lệ lao động qua đào tạo tăng, tạo điều kiện phát triển các ngànhcông nghiệp (nhất là các ngành cần nhiều lao động) và phát triển các ngành công nghiệpcông nghệ cao
- Cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải, thông tin liên lạc, cung cấp điện, nước ) và cơ sởvật chất – kĩ thuật: ngày càng hoàn thiện, góp phần thúc đẩy sự phát triển và phân bố côngnghiệp
- Khoa học, công nghệ: Phát triển nhanh với những công nghệ mới, hiện đại ngàycàng áp dụng rộng rãi trong sản xuất công nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng sảnphẩm, năng suất lao động, phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao
- Chính sách phát triển công nghiệp: Các chính sách phát triển công nghiệp (pháttriển nguồn nhân lực, thu hút đầu tư, chuyển dịch cơ cấu công nghiệp ) là động lực pháttriển và phân bố công nghiệp
- Thị trường: Thị trường trong nước khá rộng lớn, do dân số đông; thị trường ngoàinước đang mở rộng đã làm cho công nghiệp phát triển với quy mô lớn và sản phẩm đadạng, chất lượng sản phẩm công nghiệp không ngừng tăng
Câu 5 Giữa công nghiệp khai thác than, dầu thô và khí tự nhiên với công nghiệp sản
xuất điện ở nước ta có mối quan hệ như thế nào về phân bố?
Hướng dẫn:
Sự phân bố công nghiệp sản xuất điện ở nước ta có mối quan hệ gần gũi với phân bốcông nghiệp khai thác than, dầu thô và khí tự nhiên
Trang 18- Các nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu than thường phân bố chủ yếu ở miềnBắc, nơi có công nghiệp khai thác than an-tra-xít ở Quảng Ninh
Ví dụ: Phả Lại, Ninh Bình, Uông Bí
- Các nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu khí tự nhiên thường phân bố chủ yếu ởNam Bộ, nơi phát triển mạnh công nghiệp khai thác dầu thô và khí tự nhiên ở thềm lục địaphía Nam
- Nguồn nhiên liệu cho nhiệt điện đa dạng và dồi dào, sản lượng khai thác khá cao(than, dầu mỏ, khí tự nhiên); cung cấp ổn định vì không phụ thuộc vào thời tiết
- Thuỷ điện gắn với nguồn thuỷ năng ở các sông; điện mặt trời, sức gió phụ thuộcnhiều vào tự nhiên Việc xây dựng thuỷ điện và điện mặt trời, sức gió đòi hỏi nhiều vốn, kĩthuật khá phức tạp
Câu 7 Tại sao ngành công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm và đồ uống ở nước ta
Câu 8 Tại sao ngành công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm và đồ uống ở nước ta
chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản xuất công nghiệp?
- Có nhiều mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao
Câu 9 Công nghiệp xanh là gì? Phát triển công nghiệp xanh ở nước ta nhằm mục
đích gì?
Trang 19Hướng dẫn:
Công nghiệp xanh: Là nền công nghiệp sử dụng các công nghệ tiên tiến để sản xuất
ra những sản phẩm thân thiện với môi trường, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng,tái sử dụng các chất thải và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường
- Phát triển công nghiệp xanh ở nước ta nhằm mục đích:
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, hạn chếlượng phát thải, kiểm soát ô nhiễm môi trường, hướng tới phát triển công nghiệp bềnvững
+ Góp phần hội nhập công nghiệp nước ta với thế giới, làm cho các sản phẩm côngnghiệp đáp ứng được các tiêu chuẩn của toàn cầu
Câu 10 Căn cứ vào bảng số liệu sau, vẽ biểu đồ và nhận xét về tốc độ tăng trưởng
sản lượng dầu thô và khí tự nhiên ở nước ta giai đoạn 2010 – 2021
Bảng 2.2.1 Sản lượng khai thác dầu thô, khí tự nhiên ở nước ta giai đoạn 2010 –
+ Vẽ biểu đồ đường tăng trưởng
+ Xử lí bảng số liệu, chuyển từ số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối thể hiện tốc độtăng trưởng
Cách tính: Tốc độ tăng trưởng = Giá trị năm sau/Giá trị năm gốc × 100% (năm gốc lànăm được lấy làm mốc, 100%; ở đây là năm 2010)
Bảng 2.2.2 Tốc độ tăng trưởng sản lượng khai thác dầu thô, khí tự nhiên ở nước tagiai đoạn 2010 – 2021 (Đơn vị: %)
Trang 20+ Biểu đồ có tên và chú giải thích hợp
- Nhận xét: Tốc độ tăng trưởng sản lượng của cả dầu thô và khí tự nhiên tăng từ năm
2010 đến năm 2015, sau đó giảm liên tục đến năm 2021
Câu 11 Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp nước ta?
A Giá trị sản xuất không ngừng tăng
B Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng
C Phân bố đồng đều ở khắp các vùng
D Cung cấp nhiều mặt hàng xuất khẩu
Câu 12 Dầu thô nước ta khai thác không phải để dùng cho
A xuất khẩu
B sản xuất ô tô
C sản xuất điện
D lọc, hoá dầu
Câu 13 Phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp sản xuất sản phẩm điện
tử, máy vi tính ở nước ta?
A Là ngành phát triển lâu đời
B Nhiều mặt hàng xuất khẩu
C Có đầu tư nước ngoài lớn
D Có giá trị sản xuất khá cao
Câu 14 Công nghiệp dệt, may và giày, dép nước ta hiện nay
A mới phát triển gần đây, phát triển nhanh, có trị giá xuất khẩu lớn
B gồm nhiều phân ngành khác nhau, chủ yếu phục vụ ở trong nước
C phân bố rộng khắp tại các vùng, miền, địa phương trong cả nước
D có sản phẩm đa dạng, sản lượng tăng, nhiều thương hiệu có uy tín
Câu 15 Các sản phẩm nào sau đây của công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm và
đồ uống thuộc phân ngành chế biến sản phẩm trồng trọt?
A Sữa tươi, gạo xay xát
B Thuỷ sản ướp đông, bia
C Gạo xay xát, bia
D Sữa tươi, thuỷ sản ướp đông
3 DỊCH VỤ
I NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ: Phân tíchđược vai trò của một trong các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bốcác ngành dịch vụ
- Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông:
Trang 21+ Xác định được trên bản đồ các tuyến đường bộ huyết mạch, các tuyến đường sắt,các cảng biển lớn và các sân bay quốc tế chính
+ Trình bày được sự phát triển ngành bưu chính viễn thông
- Thương mại, du lịch: Phân tích được một số xu hướng phát triển mới trong ngànhthương mại và du lịch
II CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ ở nước
ta
Hướng dẫn:
- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ ở nước ta là: kinh tế,dân cư, thị trường, khoa học và công nghệ, chính sách, vị trí địa lí; các tài nguyên thiênnhiên, lịch sử, văn hoá
- Kinh tế: Kinh tế nước ta ngày càng phát triển thúc đẩy dịch vụ phát triển
- Dân số:
+ Quy mô dân số lớn, mức sống và sức mua của người dân tăng lên thúc đẩy dịch vụphát triển
+ Sự phân bố dân cư tác động đến phân bố mạng lưới dịch vụ
- Thị trường: Thị trường trong nước và thế giới ngày càng mở rộng thúc đẩy các loạihình dịch vụ phát triển
- Khoa học và công nghệ: Sự phát triển của khoa học, công nghệ, đặc biệt là côngnghệ thông tin, chuyển đổi số làm thay đổi phương thức sản xuất và cung ứng dịch vụ,phát triển nhiều loại hình dịch vụ hiện đại
- Chính sách: Các chính sách phát triển dịch vụ (phát triển ngành ưu tiên, thu hút vốnđầu tư ) tạo động lực cho sự phát triển dịch vụ
- Vị trí địa lí: Nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế thuậnlợi cho phát triển nhiều loại hình dịch vụ như giao thông vận tải, thương mại
- Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, lịch sử, văn hoá là điều kiện để pháttriển các ngành dịch vụ như du lịch
Câu 2 Phân tích tác động của khoa học công nghệ đến ngành dịch vụ nước ta
- Phát triển dịch vụ mới: Khoa học và công nghệ mở ra cơ hội cho việc phát triển cácdịch vụ mới, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ kĩ thuật số như dịch vụ trực tuyến, thươngmại điện tử
Trang 22- Nâng cao an ninh và bảo mật: Khoa học và công nghệ đã đóng vai trò quan trọngtrong việc phát triển các giải pháp an ninh và bảo mật để đảm bảo an toàn cho dữ liệu vàgiao dịch của khách hàng
- Tăng cường quản lí dữ liệu và phân tích: Công nghệ hiện đại đã giúp các doanhnghiệp dịch vụ phân tích dữ liệu khách hàng một cách hiệu quả hơn, từ đó cung cấp dịch
vụ cá nhân hoá hơn và đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng khách hàng
- Kênh giao tiếp mới: Công nghệ đã mở ra các kênh giao tiếp mới như mạng xã hội
và các nền tảng trò chuyện trực tuyến, giúp các doanh nghiệp dịch vụ tương tác trực tiếp
và nhanh chóng với khách hàng, cũng như xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn
Câu 3 Trình bày cơ cấu ngành dịch vụ nước ta
Câu 4 Lấy một số ví dụ để chứng minh nền kinh tế nước ta càng phát triển thì các
hoạt động dịch vụ càng trở nên đa dạng
Hướng dẫn:
- Trước đây nền kinh tế chưa phát triển, các phương tiện giao thông còn hạn chế; hiệnnay nền kinh tế phát triển, các loại hình giao thông đa dạng, phổ biến rộng rãi (đường bộ,đường sắt, đường sắt đô thị, đường thuỷ nội địa, đường biển, đường hàng không, đườngống ); tốc độ phát triển nhanh, nhất là đường bộ và đường hàng không
- Hiện nay, có nhiều loại hình dịch vụ mới ở nước ta mà trước đây, khi nền kinh tếchưa phát triển hầu như chưa có như chứng khoán, nhà đất, bảo hiểm, quảng cáo, tiếp thị,xây dựng khu vui chơi giải trí, tư vấn du học, chăm sóc sắc đẹp, tư vấn tâm lí
- Các ngành dịch vụ như tài chính, ngân hàng hiện nay phát triển mạnh và rộng rãihơn rất nhiều so với trước đây, khi nền kinh tế còn chậm phát triển
Câu 5 Lấy một số ví dụ để chứng minh ở đâu đông dân thì ở đó hoạt động dịch vụ
phát triển
Hướng dẫn:
- Ở các đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn và ở các vùng đồng bằng là nơi tập trungđông dân cư, nơi đó tập trung nhiều hoạt động dịch vụ Ở vùng núi, dân cư thưa thớt, hoạtđộng dịch vụ còn hạn chế
- Ngay ở đô thị, tại các đô thị lớn có dân số đông (Hà Nội, Thành phố Hồ ChíMinh ), hoạt động dịch vụ đa dạng, phong phú và có quy mô lớn hơn ở các đô thị nhỏ, ítdân
Câu 6 Tại sao Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất
ở nước ta?
Trang 23Câu 7 Giải thích nguyên nhân tại sao các hoạt động dịch vụ ở nước ta phân bố
Câu 8 Trình bày tình hình phát triển mạng lưới các loại hình giao thông vận tải ở
nước ta Tại sao giao thông vận tải nước ta hiện nay phát triển nhanh?
Hướng dẫn:
a) Tình hình phát triển mạng lưới các loại hình giao thông vận tải ở nước ta
- Đường bộ:
+ Mạng lưới đường phủ khắp các vùng
+ Các tuyến huyết mạch theo hướng bắc – nam, nối liền các vùng kinh tế như quốc lộ
1, đường Hồ Chí Minh, các tuyến cao tốc
+ Các tuyến theo hướng đông – tây kết nối các tỉnh miền Trung với nước láng giềngLào như quốc lộ 7, 8, 9
- Đường sắt:
+ Các tuyến đường tập trung chủ yếu ở miền Bắc (Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - LàoCai, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội -Đồng Đăng )
+ Tuyến đường quan trọng nhất là đường sắt Bắc - Nam (Thống Nhất)
+ Hình thành đường sắt ở các đô thị lớn: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh
- Đường thuỷ nội địa: Tập trung nhiều ở vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Đồngbằng sông Cửu Long
- Đường biển:
+ Các tuyến nội địa, tuyến quốc tế ngày càng phát triển
Trang 24+ Các cảng biển quan trọng là Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Định, Thànhphố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu
- Đường hàng không:
+ Mạng lưới đường bay nội địa và quốc tế được mở rộng
+ Có nhiều cảng hàng không, trong đó các cảng hàng không quốc tế hoạt động nhộnnhịp là Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất
b) Giao thông vận tải nước ta hiện nay phát triển nhanh, chủ yếu do:
- Kinh tế phát triển, nhu cầu vận tải hàng hoá lớn ở khắp các vùng và đa dạng
- Số dân đông, nhu cầu di chuyển của người dân lớn, nhất là trong điều kiện chấtlượng cuộc sống ngày càng cao
- Nước ta hội nhập quốc tế sâu rộng, phát triển mạnh giao thương, giao lưu, hợp tácquốc tế, du lịch
Câu 9 Phân tích vai trò của ngành bưu chính viễn thông nước ta trong sản xuất và
+ Đảm bảo thông suốt thông tin trong cứu hộ, cứu nạn, ứng phó với thiên tai
Câu 10 Căn cứ vào bảng số liệu sau, vẽ biểu đồ và nhận xét về tốc độ tăng trưởng
doanh thu bưu chính và doanh thu viễn thông nước ta giai đoạn 2010 – 2021
Bảng 2.3.1 Doanh thu bưu chính và doanh thu viễn thông nước ta giai đoạn 2010 –
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam)
Trang 25Hướng dẫn:
- Vẽ biểu đồ:
+ Vẽ biểu đồ đường tăng trưởng
+ Xử lí bảng số liệu, chuyển từ số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối thể hiện tốc độtăng trưởng
Cách tính: Tốc độ tăng trưởng = Giá trị năm sau/Giá trị năm gốc × 100% (năm gốc lànăm được lấy làm mốc, 100%; ở đây là năm 2010)
Bảng 2.3.2 Tốc độ tăng trưởng doanh thu bưu chính và doanh thu viễn thông nước tagiai đoạn 2010 – 2021 (Đơn vị: %)
Nă
m
Chỉ tiêu
+ Biểu đồ có cột đứng thể hiện tốc độ tăng trưởng (%), trục ngang thể hiện năm.+ Biểu đồ có hai đường xuất phát từ một điểm bất kì trên trục đứng có giá trị 100,0%
đi qua điểm giá trị phần trăm ứng với mỗi năm
+ Biểu đồ có tên và chú giải thích hợp
Câu 11 Xu hướng phát triển mới trong ngành thương mại không phải là
A tăng mức bán lẻ hàng hoá qua siêu thị và trung tâm thương mại
B đa dạng hình thức kinh doanh và phát triển thương mại điện tử
C chuyển dịch theo hướng số hoá, công nghệ hoá, kết nối toàn cầu
D tăng xuất khẩu nhiều loại khoáng sản và đa dạng hoá thị trường
Câu 12 Xu hướng phát triển mới trong ngành du lịch không phải là
A tập trung phát triển thị trường khách châu Á
B chú ý đầu tư các khu vực động lực phát triển
C khai thác hiệu quả, bền vững các tài nguyên
D tạo các sản phẩm hấp dẫn, có sức cạnh tranh
Câu 13 Loại hình vận tải nào chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu khối lượng vận
chuyển hàng hoá ở nước ta giai đoạn 2010 – 2021?
A Đường bộ
Trang 26B Đường sắt
C Đường biển
D Đường thuỷ nội địa
Câu 14 Giao thông vận tải nước ta trong những năm qua không phải
A phát triển với tốc độ nhanh
B khối lượng vận chuyển tăng
C chỉ chú ý đầu tư đường bộ
D chất lượng vận tải tăng lên
CHƯƠNG 3 SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ
1 VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
I NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ: Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí và phạm vilãnh thổ của vùng
- Các đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
+ Trình bày được đặc điểm phân hoá thiên nhiên giữa Đông Bắc và Tây Bắc; các thếmạnh để phát triển công nghiệp, lâm – nông – thuỷ sản, du lịch
+ Vẽ được sơ đồ tư duy thể hiện các thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế – xãhội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Các đặc điểm nổi bật về dân cư, xã hội của vùng: Nhận xét được đặc điểm nổi bật
về thành phần dân tộc, phân bố dân cư và chất lượng cuộc sống dân cư (sử dụng bản đồ vàbảng số liệu)
- Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành kinh tế của vùng: Trình bày được sự pháttriển và phân bố một trong các ngành kinh tế của vùng (sử dụng bản đồ và bảng số liệu)
II CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1 Vị trí địa lí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa như thế nào đối
với phát triển kinh tế?
Hướng dẫn:
- Trung du và miền núi Bắc Bộ nằm ở phía bắc nước ta, giáp Đồng bằng sông Hồng
và Bắc Trung Bộ; giáp với nước láng giềng Trung Quốc và Lào
- Vị trí thuận lợi cho giao thương, hợp tác, liên kết phát triển kinh tế với nước ngoài
và trong nước
- Liền kề với vùng kinh tế năng động, phát triển bậc nhất nước ta (Đồng bằng sôngHồng) thuận lợi để phát triển kinh tế
Câu 2 Trình bày sự khác nhau về địa hình, khoáng sản và sông, hồ giữa khu vực
Đông Bắc và khu vực Tây Bắc của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Hướng dẫn:
Khu vực Đông Bắc nằm ở phía đông dãy Hoàng Liên Sơn, khu vực Tây Bắc nằm ởphía tây Hoàng Liên Sơn
a) Địa hình
Trang 27+ Có các cánh đồng thung lũng núi (Mường Thanh, Than Uyên )
b) Khoáng sản
- Đông Bắc: Giàu khoáng sản, nổi bật là a-pa-tít, sắt, chì, kẽm, thiếc, than, đá vôi
- Tây Bắc: Ít khoáng sản tập trung hơn; chủ yếu có đất hiếm, pi-rít, đá vôi, nướcnóng, nước khoáng
c) Sông, hồ
- Đông Bắc: Mạng lưới dày đặc với các hệ thống sông: Hồng, Kỳ Cùng – BằngGiang ; hồ Ba Bể
- Tây Bắc: Là thượng lưu của nhiều sông có tiềm năng thuỷ điện lớn, nhất là sông Đà
Câu 3 Trình bày sự khác nhau về khí hậu và sinh vật giữa khu vực Đông Bắc và khu
vực Tây Bắc của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Đông Bắc: Diện tích rừng lớn, độ che phủ rừng cao (trên 50%, năm 2021); có loàisinh vật nhiệt đới, cận nhiệt đới
- Tây Bắc: Sinh vật khá đa dạng, có loài nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới núi cao
Câu 4 Trình bày sự khác nhau về thế mạnh kinh tế giữa khu vực Đông Bắc và khu
vực Tây Bắc của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Hướng dẫn:
- Thế mạnh kinh tế của Đông Bắc:
+ Khai thác khoáng sản: than, sắt, chì, kẽm, thiếc, bô-xít, a-pa-tít, pi-rít, đá xâydựng
+ Trồng rừng, cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt
+ Du lịch sinh thái: Sa Pa, hồ Ba Bể
Trang 28- Thế mạnh kinh tế của Tây Bắc:
+ Phát triển thuỷ điện (Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu trên sông Đà)
+ Trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn (ở cao nguyên MộcChâu)
Câu 5 Trình bày các thế mạnh phát triển kinh tế của địa hình, đất, khoáng sản và
nguồn nước ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Hướng dẫn:
- Địa hình, đất:
+ Địa hình đa dạng (núi cao, núi trung bình, cao nguyên, cánh đồng thung lũngnúi ), có đất feralit thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, pháttriển lâm nghiệp, sản xuất lương thực
+ Địa hình các-xtơ phổ biến với nhiều cảnh quan đẹp, hấp dẫn du lịch
- Khoáng sản: Đa dạng (khoáng sản năng lượng, kim loại, phi kim loại, vật liệu xâydựng ); nhiều loại có giá trị kinh tế (a-pa-tít, than, đồng, thiếc, đá vôi ) là cơ sở để pháttriển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản
- Nguồn nước: Mạng lưới sông ngòi khá dày đặc và nhiều giá trị kinh tế
+ Nhiều sông có tiềm năng lớn về thuỷ điện là cơ sở để phát triển thuỷ điện
+ Sông có giá trị về cung cấp nước cho nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản
+ Các hồ nước, nguồn nước khoáng tạo điều kiện phát triển du lịch
Câu 6 Trình bày các thế mạnh phát triển kinh tế của khí hậu và rừng ở vùng Trung
du và miền núi Bắc Bộ
Hướng dẫn:
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, phân hoá theo độ cao địa hình,thuận lợi để trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu, cây rau thực phẩm có nguồngốc cận nhiệt, ôn đới và phát triển du lịch
- Rừng: Diện tích rừng lớn với hệ sinh thái đa dạng, nhiều vườn quốc gia là cơ sở đểphát triển lâm nghiệp, du lịch sinh thái
Câu 7 Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có những khó khăn gì đối với
phát triển kinh tế – xã hội?
Hướng dẫn:
Các khó khăn về tự nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đối với phát triểnkinh tế – xã hội là:
- Địa hình bị chia cắt sâu sắc, nhất là ở khu vực Tây Bắc
- Thời tiết diễn biến thất thường
- Khoáng sản có trữ lượng nhỏ và điều kiện khai thác phức tạp
- Xói mòn đất, sạt lở đất, lũ quét diễn ra ở nhiều nơi
Câu 8 Trình bày các đặc điểm nổi bật về dân cư, xã hội của vùng Trung du và miền
núi Bắc Bộ
Hướng dẫn:
Trang 29- Phân bố dân cư:
+ Mật độ dân số thấp hơn mức trung bình cả nước (136 người/km, năm 2021)
+ Khác nhau giữa trung du và miền núi, giữa thành thị và nông thôn Các tỉnh có mật
độ dân số cao: Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên
+ Tỉ lệ dân thành thị còn thấp (chiếm 20,5% tổng số dân, năm 2021)
- Cây công nghiệp lâu năm:
+ Là vùng chuyên canh lớn của cả nước
+ Chè: Cây chủ lực, nổi tiếng với chè Shan tuyết (Sơn La, Hà Giang ), chè TânCương (Thái Nguyên) Một số vùng sản xuất theo mô hình hữu cơ, truy xuất nguồn gốc + Cà phê: Phát triển trong những năm gần đây ở Sơn La
- Cây ăn quả:
+ Vùng trồng cây ăn quả lớn của nước ta
+ Diện tích tăng nhanh, cơ cấu đa dạng (lê, mận, xoài, nhãn, vải, cam ); một số câyđược trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP
+ Phân bố rộng khắp, tập trung nhiều ở Sơn La, Bắc Giang, Tuyên Quang, Hoà Bình,Lạng Sơn
- Cây dược liệu:
+ Vùng trồng cây dược liệu có quy mô lớn của cả nước
+ Các loại cây chủ yếu: quế (Yên Bái), hồi (Lạng Sơn, Cao Bằng); tam thất, đươngquy, đỗ trọng, thảo quả (Lào Cai, Hà Giang, Sơn La)
- Chăn nuôi gia súc:
+ Vật nuôi có số lượng lớn: Trâu, lợn (đứng đầu cả nước, năm 2021) và bò sữa
Trang 30+ Trâu: Nuôi nhiều ở Hà Giang, Điện Biên, Sơn La
+ Lợn: Nuôi nhiều ở Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên
+ Bò sữa: Phát triển ở Mộc Châu (Sơn La)
Câu 10 Tại sao cây chè phát triển mạnh ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? Hướng dẫn:
Cây chè được phát triển mạnh ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ do các lí do chủyếu sau:
- Đất feralit thích hợp cho cây chè có diện tích rộng
- Khí hậu cận nhiệt thuận lợi cho cây chè (là cây cận nhiệt đới)
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn
+ Trong nước: Chè là thức uống truyền thống của nhân dân ta
+ Thế giới: Chè là thức uống ưa thích của nhiều nước trên thế giới Thương hiệu chèShan tuyết, Tân Cương được nhiều nước ưa chuộng, nhất là thị trường EU, Nhật Bản vàBắc Mỹ
Câu 11 Việc phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp ở vùng Trung du
và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa như thế nào?
+ Cơ sở nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất giấy, chế biến gỗ… được ổn định hơn
- Nghề rừng góp phần sử dụng nguồn lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp, do đó, thunhập của người dân tăng lên, đời sống người dân từng bước được cải thiện
Câu 12 Trình bày sự phát triển và phân bố công nghiệp ở vùng Trung du và miền
- Công nghiệp thuỷ điện: Nhiều nhà máy đã được xây dựng, các nhà máy có côngsuất lớn là Sơn La (2400 MW), Hoà Bình (1920 MW), Lai Châu (1200 MW)
- Công nghiệp chế biến thực phẩm: Chế biến rau quả phát triển mạnh và phân bố rộngkhắp, tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu
- Công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính: Phát triển nhanh, tập trung ởBắc Giang, Thái Nguyên
Trang 31Câu 13 Căn cứ vào bảng số liệu sau, vẽ biểu đồ và nhận xét diện tích cây chè và cây
ăn quả của Trung du và miền núi Bắc Bộ so với cả nước năm 2010 và năm 2021
Bảng 3.1.1 Diện tích cây chè và cây ăn quả của Trung du và miền núi Bắc Bộ so với
cả nước năm 2010 và năm 2021
Loại cây
Trung du vàmiền núi Bắc
Bộ (nghìn ha)
So với cả nước(%)
Trung du vàmiền núi Bắc
Bộ (nghìn ha)
So với cả nước(%)
(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)
Hướng dẫn:
- Vẽ biểu đồ:
+ Vẽ biểu đồ cột chồng theo nhóm
+ Trục đứng của biểu đồ thể hiện giá trị phần trăm, trục ngang thể hiện năm
+ Ở mỗi năm có hai cột chồng giá trị đều 100%, một cột thể hiện cây chè, cột thứ haithể hiện cây ăn quả Trong mỗi cột, có phần dưới (từ trục ngang lên) thể hiện tỉ trọng củaTrung du và miền núi Bắc Bộ, phần còn lại là của các vùng khác
+ Biểu đồ có tên và chú giải thích hợp
Câu 14 Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành du lịch ở vùng Trung du và
miền núi Bắc Bộ?
A Ngành kinh tế là thế mạnh của vùng
B Số khách nội địa chiếm phần lớn
C Sản phẩm đặc thù là nghỉ dưỡng
D Số lượng và chất lượng đều tăng
Câu 15 Các tỉnh có hoạt động thương mại phát triển ở vùng Trung du và miền núi
Bắc Bộ là
A Thái Nguyên, Bắc Giang, Lai Châu
B Bắc Giang, Lai Châu, Cao Bằng
C Lai Châu, Cao Bằng, Phú Thọ
D Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang
Trang 32Câu 16 Phát biểu nào sau đây đúng về dịch vụ ở vùng Trung du và miền núi Bắc
Bộ?
A Các hoạt động dịch vụ ngày càng đa dạng và chất lượng tăng
B Xu hướng phát triển là tăng cường đầu tư vào du lịch biển đảo
C Phát triển rộng rãi giao thông vận tải hàng không và đường sắt
D Tài chính ngân hàng những năm gần đây phát triển rất mạnh,
Câu 17 Điểm du lịch nào sau đây thuộc khu vực Tây Bắc của vùng Trung du và
I NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ: Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnhthổ của vùng
- Các đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Phân tíchđược thế mạnh của vùng về tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển nông – lâm – thuỷsản; vấn đề phát triển kinh tế biển
- Các đặc điểm nổi bật về dân cư, xã hội của vùng:
+ Phân tích được đặc điểm dân cư, nguồn lao động và ảnh hưởng của các nhân tố nàyđến sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng
+ Phân tích được vấn đề đô thị hoá ở Đồng bằng sông Hồng; vị thế của Thủ đô HàNội
- Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành kinh tế của vùng: Trình bày được sự pháttriển và phân bố kinh tế ở vùng Đồng bằng sông Hồng (sử dụng bản đồ và bảng số liệu)
- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Sưu tầm tư liệu và trình bày được về vùng kinh tếtrọng điểm Bắc Bộ
II CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1 Phân tích ý nghĩa của vị trí địa lí vùng Đồng bằng sông Hồng đối với phát
triển kinh tế - xã hội
Trang 33- Giáp với nước láng giềng Trung Quốc, thuận lợi cho giao lưu, giao thương, liên kết
và hợp tác quốc tế
- Vùng có Thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học, côngnghệ của cả nước
Câu 2 Phân tích thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của vùng Đồng bằng sông Hồng
đối với phát triển nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
Hướng dẫn:
- Địa hình, đất:
+ Địa hình đồng bằng châu thổ bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ chiếm phần lớn diệntích; một số nơi (Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Ninh Bình) có địa hình đồi núi với đất chủ yếu
là feralit; ven biển có nhiều bãi triều, vũng, vịnh, đảo, quần đảo
+ Đây là những thuận lợi để trồng cây lương thực, thực phẩm; cây ăn quả; phát triểnlâm nghiệp và thuỷ sản nước mặn, nước lợ
+ Đây là thế mạnh để phát triển lâm nghiệp
Câu 3 Phân tích thế mạnh phát triển kinh tế biển đảo của vùng Đồng bằng sông
Hồng
Hướng dẫn:
Vùng Đồng bằng sông Hồng có vùng biển rộng lớn, nhiều đảo và quần đảo; bờ biểndài (từ Quảng Ninh đến Ninh Bình) với nhiều vũng, vịnh, bãi triều , thuận lợi để pháttriển tổng hợp kinh tế biển
- Có ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh, nhiều bãi tôm, bãi cá thuận lợi để đánhbắt thuỷ sản
- Có nhiều vũng, vịnh, bãi triều, rừng ngập mặn thuận lợi để nuôi trồng thuỷ sản
Hệ thống các đảo, quần đảo, bãi biển, vịnh, đặc biệt có Di sản thiên nhiên thế giới vịnh HạLong – quần đảo Cát Bà là thế mạnh để phát triển du lịch
Có tiềm năng về muối, khí tự nhiên làm cơ sở để phát triển công nghiệp khaikhoáng
Trang 34Câu 4 Hệ thống đê sông, đê biển ở Đồng bằng sông Hồng có vai trò quan trọng như
thế nào đối với vùng?
Câu 5 Phân tích ảnh hưởng của đặc điểm dân cư, nguồn lao động ở Đồng bằng sông
Hồng đến sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng
- Mật độ dân số, đô thị hoá:
+ Mật độ dân số cao nhất cả nước (1091 người/km, năm 2021); tỉ lệ dân thành thị cao(chiếm 37.6% dân số toàn vùng, năm 2021)
+ Bên cạnh các thuận lợi về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội thì các yếu tố này cũnggây sức ép đến vấn đề việc làm, nhà ở, môi trường
- Lao động:
+ Nguồn lao động dồi dào (chiếm 65,1%, năm 2021) Chất lượng ngày càng nâng cao
và đứng đầu cả nước, có nhiều lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật, tỉ lệ qua đào tạokhá cao so với mức trung bình cả nước (37%, năm 2021)
+ Đây là thế mạnh quan trọng để thu hút đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theohướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; phát triển kinh tế – xã hội vùng
Câu 6 Phân tích vấn đề đô thị hoá ở vùng Đồng bằng sông Hồng
Hướng dẫn:
Trang 35- Quá trình đô thị hoá diễn ra sớm (các đô thị có từ lâu đời là: Cổ Loa, Phố Hiến, HoaLư )
- Tỉ lệ dân thành thị vào loại cao nhất nước ta (37,6%, năm 2021)
- Mạng lưới đô thị dày đặc, nhiều đô thị mở rộng quy mô, một số đô thị mới đượchình thành gần đây
- Vùng có Thủ đô Hà Nội, là trung tâm đầu não chính trị – hành chính quốc gia, trungtâm lớn về kinh tế, văn hoá, khoa học, công nghệ, giáo dục và quan hệ quốc tế
- Trong những thập kỉ gần đây, quá trình đô thị hoá gắn liền với quá trình côngnghiệp hoá, hiện đại hoá Các đô thị đóng vai trò hạt nhân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế –
- Cơ cấu ngành đa dạng, trong đó:
+ Các ngành chiếm tỉ trọng cao là: sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; cơ khí chếtạo (sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy )
+ Các ngành dựa trên lợi thế về lao động và tài nguyên phát triển khá mạnh như khaithác than, sản xuất xi măng; dệt, may và giày, dép; sản xuất, chế biến thực phẩm và đồuống
- Phân bố: Các trung tâm công nghiệp của vùng là Hà Nội, Hải Phòng, Phúc Yên(Vĩnh Phúc); Cẩm Phả, Hạ Long (Quảng Ninh); Từ Sơn (Bắc Ninh)
- Xu hướng phát triển: Chú trọng phát triển công nghiệp xanh, hiệu quả, bền vững
Câu 8 Trình bày sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải và thương mại ở
vùng Đồng bằng sông Hồng
Hướng dẫn:
- Giao thông vận tải:
+ Đứng đầu cả nước về khối lượng vận chuyển hàng hoá (chiếm 36,4% của cả nước,năm 2021)
+ Mạng lưới phát triển, đầy đủ các loại hình giao thông vận tải, hệ thống đồng bộ vàhiện đại nhất cả nước
+ Đường bộ: Các tuyến quan trọng là quốc lộ 1, 5, 18 ; các tuyến cao tốc: Hà Nội –Hải Phòng – Quảng Ninh, Hà Nội – Lào Cai, Cầu Giẽ – Ninh Bình
+ Đường sắt: Từ Hà Nội có nhiều tuyến đi các nơi
Trang 36+ Cảng hàng không quốc tế: Nội Bài (Hà Nội), Cát Bi (Hải Phòng), Vân Đồn (QuảngNinh)
+ Cảng biển lớn: Hải Phòng, Quảng Ninh
+ Đầu mối giao thông vận tải quan trọng: Hà Nội
Câu 9 Trình bày sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ
+ Chăn nuôi lợn, gia cầm phân bố rộng khắp Chăn nuôi phát triển theo quy mô côngnghiệp, ứng dụng công nghệ cho năng suất và chất lượng cao
- Lâm nghiệp:
+ Khai thác gỗ: Tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh
+ Trồng rừng: Tập trung nhiều ở Quảng Ninh Hoạt động trồng rừng kết hợp với bảo
vệ, nâng cao chất lượng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ ven biển được đẩy mạnh
Câu 10 Căn cứ vào bảng số liệu sau, vẽ biểu đồ và nhận xét một số chỉ tiêu về sản
xuất lương thực, thực phẩm của vùng Đồng bằng sông Hồng so với cả nước năm 2010 vànăm 2021
Bảng 3.2.1 Một số chỉ tiêu về sản xuất lương thực, thực phẩm của vùng Đồng bằngsông Hồng và cả nước năm 2010 và năm 2021
Chỉ tiêu
Đồng bằngsông Hồng Cả nước
Đồng bằngsông Hồng Cả nước
Trang 37+ Xử lí bảng số liệu, chuyển sang bảng mang giá trị phần trăm
Bảng 3.2.2 Một số chỉ tiêu về sản xuất lương thực, thực phẩm của Đồng bằng sôngHồng so với cả nước năm 2010 và năm 2021 (Đơn vị: %)
Chỉ tiêu
Đồng bằngsông Hồng Cả nước
Đồng bằngsông Hồng Cả nước
+ Trục đứng của biểu đồ thể hiện giá trị phần trăm, trục ngang thể hiện năm
+ Ở mỗi năm có 4 cột chồng giá trị đều 100%, một cột thể hiện lúa, cột thứ hai thểhiện lợn, cột thứ ba thể hiện gia cầm, cột thứ tư thể hiện thuỷ sản Trong mỗi cột, có phầndưới (từ trục ngang lên) thể hiện tỉ trọng của Đồng bằng sông Hồng, phần còn lại là củacác vùng khác
+ Biểu đồ có tên và chú giải thích hợp
- Nhận xét: Từ năm 2010 đến năm 2021, tỉ trọng sản lượng lúa, tỉ trọng số lượng lợncủa Đồng bằng sông Hồng giảm nhiều; tỉ trọng của số lượng gia cầm giảm nhưng ít hơn; tỉtrọng sản lượng thuỷ sản tăng khá nhiều
Câu 11 Ngành tài chính ngân hàng ở vùng Đồng bằng sông Hồng
A phát triển rộng khắp với trung tâm là Hà Nội
B chỉ tập trung đầu tư một số loại hình tài chính
C có các thương hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới
D đã thực hiện chuyển đổi số ở toàn bộ hoạt động
Câu 12 Phát biểu nào sau đây không đúng với vùng Đồng bằng sông Hồng?
A Là vùng động lực phát triển kinh tế hàng đầu của nước ta
Trang 38B Tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ cao trong cơ cấu kinh tế
C Ngành công nghiệp hình thành sớm, giá trị sản xuất tăng
D Là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước
Câu 13 Các tỉnh trồng lúa nhiều ở vùng Đồng bằng sông Hồng là
A Thái Bình, Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình
B Thái Bình, Hà Nội, Nam Định, Hải Dương
C Thái Bình, Hà Nội, Nam Định, Vĩnh Phúc
D Thái Bình, Hà Nội, Nam Định, Bắc Ninh
Câu 14 Các địa phương có sản lượng thuỷ sản lớn ở vùng Đồng bằng sông Hồng là
A Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Hải Dương
B Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Hưng Yên
C Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Quảng Ninh
D Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Ninh Bình
3 BẮC TRUNG BỘ
I NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ: Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí và phạm vilãnh thổ của Bắc Trung Bộ
- Các đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
+ Trình bày được đặc điểm phân hoá của tự nhiên và giải thích ảnh hưởng của tựnhiên đến sự thành cơ cấu kinh tế của Bắc Trung Bộ
+ Trình bày được vấn đề phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu ởBắc Trung Bộ
- Các đặc điểm nổi bật về dân cư, xã hội của Bắc Trung Bộ: Trình bày và giải thíchđược đặc điểm phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ
- Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành kinh tế của Bắc Trung Bộ:
+ Phân tích được sự phát triển và phân bố kinh tế ở Bắc Trung Bộ (sử dụng bản đồ vàbảng số liệu)
+ Phân tích được thế mạnh về du lịch ở Bắc Trung Bộ
+ Phân tích được vấn đề phát triển kinh tế biển ở Bắc Trung Bộ
II CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1 Phân tích ý nghĩa của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Bắc Trung Bộ đối với
phát triển kinh tế – xã hội
Hướng dẫn:
- Vị trí địa lí: Tiếp giáp với Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng,Duyên hải Nam Trung Bộ, giáp với nước láng giềng Lào ở phía tây và tiếp giáp với BiểnĐông ở phía đông
- Lãnh thổ: