1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Skkn bồi dưỡng hsg địa lí 9

26 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Về Một Số Kỹ Năng Nhận Dạng Và Vẽ Các Dạng Biểu Đồ Địa Lí 9
Tác giả Tô Kim Ngọc
Trường học Trường PTDTNT Him Lam
Chuyên ngành Địa Lí
Thể loại sáng kiến kinh nghiệm
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 184,49 KB

Nội dung

Trường PTDTNT HimLam Sáng Kiến Kinh Nghiệm MỤC LỤC I.ĐẶT VẤN ĐỀ I.1 Lí do chọn đề tài trang 3,4 I.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu trang 4 I.3 Mục tiêu và nhiệm vụ .trang 4 I.3 Mục tiêu và nhiệm vụ .trang 4 II PHẦN NỘI DUNG II.1 Cơ sở lí luận trang 4,5,6 II.2 Cơ sở thực tiễn trang 6,7 II.3 Thực trạng của vấn đề: trang 7 II.3.1.Chất lượng đội ngũ: trang 7 II.3.2.Học sinh: .trang 7 II.4 Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề: II.4.1 Khái quát chung về kỹ năng vẽ biểu đồ địa lí trong chương trình cấp THCS trang 8 II.4.2 Các loại biểu đồ thường gặp trong chương trình dạy và học địa lí trang 8,9 II.4.3.Cách chọn dạng biểu đồ nhanh - đúng trang 9 II.4.4 Cách thực hiện nhanh việc xác định đúng dạng, vẽ chính xác và nhận xét các loại biểu đồ .trang 9_23 III KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM .trang 24 IV KẾT LUẬN trang 24,25 Trang: 1 GV: Tô Kim Ng ọc Trường PTDTNT HimLam Sáng Kiến Kinh Nghiệm V KIẾN NGHỊ .trang 25 CÁC TỪ VIẾT TẮT 1 GV ( giáo viên) 2 HS ( học sinh ) 3 SGK ( sách giáo khoa) 4 THCS ( trung học cơ sở) 5 SKKN ( sáng kiến kinh nghiệm ) 8 HSG (học sinh giỏi) TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Kĩ thuật biểu đồ - bản đồ (Đỗ Vũ Sơn khoa địa lí trường ĐHSP Thái Nguyên, 2008) 2 Kĩ năng thực hiện các bài tập địa lí THPT (Nguyễn Minh Tuệ) 3 Các đề thi HSG huyện, tỉnh các năm 4 Sách bồi dưỡng HSG môn địa lí 9.Phạm văn Đông( NXB tổng hợp TPHCM) 5 Sách giáo khoa địa lí 9( NXB giáo dục Việt Nam) 6 Sách giáo khoa địa lí 12(NXB giáo dục Việt Nam) Trang: 2 GV: Tô Kim Ng ọc Trường PTDTNT HimLam Sáng Kiến Kinh Nghiệm ĐỀ TÀI: BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VỀ MỘT SỐ KỸ NĂNG NHẬN DẠNG VÀ VẼ CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ 9 I.ĐẶT VẤN ĐỀ I 1 Lí do chọn đề tài Địa lí- Là một bộ môn khoa hoc ngoài việc nắm bắt kiến thức còn rèn luyện cho học sinh đức tính cần cù, cẩn thận, tỉ mỉ, khoa học và chính xác Từ những kiến thức thực tế học sinh áp dụng giải thành thạo các dạng bài tập, giúp học sinh củng cố kiến thức phát triển tư duy sáng tạo Chương trình Địa Lí 6 đến 8 học sinh đã nắm được về Địa Lí đại cương, Địa Lí các châu lục và phần Địa Lí Việt Nam Đặc biệt lên lớp 9 còn trang bị cho học sinh kiến thức về dân cư, các ngành kinh tế, sự phân hoá lãnh thổ kinh tế xã hội của nước ta, những hiểu biết về Địa Lí địa phương tỉnh (Thành phố) nơi các em sinh sống học tập Trong lượng kiến thức ấy cần rèn luyện cho các em nhiều kiến thức, uốn nắn kiến thức được chặt chẽ Những kỹ năng phân tích văn bản, kỹ năng đọc và phân tích kiến thức thức từ bản đồ, kỹ năng vẽ biểu đồ, kỹ năng phân tích số liệu bảng thống kê … Xuất phát từ tình hình thực tế chung của toàn trường PTDTNT Him Lam về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các môn nói chung và môn Địa Lí nói riêng, bản thân tôi muốn đóng góp một số kinh nghiệm nhỏ của mình mong được bổ sung thêm cho đội ngũ giáo viên đang làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trong tổ, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng học sinh giỏi trong nhà trường: “ Bồi dưỡng học sinh giỏi về một số kỹ năng vẽ và nhận dạng các loại biểu đồ Địa Lý 9” Trang: 3 GV: Tô Kim Ng ọc Trường PTDTNT HimLam Sáng Kiến Kinh Nghiệm Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một quá trình, ngoài việc có thầy giỏi , có kinh nghiệm, phải có học sinh chăm học thông minh Đối với học môn Địa Lí số học sinh tham gia thi hầu hết là các học sinh bị loại từ các đội tuyển khác, độ thông minh không có, thậm trí ý thức học tập chưa cao, kỹ năng tính toán yếu Tuy vậy trong một số năm làm nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi, bản thân tôi đã đạt được những kết quả đáng khích lệ được các cấp ghi nhận Xong kết quả đạt được vẫn là một con số khá khiêm tốn so với các trường bạn I.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.Đối tượng nghiên cứu: Học sinh giỏi khối 9 2 Phạm vi nghiên cứu: trường PTDTNT Him Lam I.3 Mục tiêu và nhiệm vụ - Mục tiêu: Một số biện pháp giúp học sinh rèn kỹ năng vẽ và nhận dạng các loại biểu đồ Địa Lý 9 - Nhiệm vụ: Để đạt mục tiêu trên, trong quá trình thực hiện đề tài, cần giải quyết các nhiệm vụ cụ thể: + Tìm hiểu, tham khảo sách giáo khoa, sách tham khảo bồi dưỡng học sinh giỏi, kinh nghiệm của đồng nghiệp +Lựa chọn một số bài tập phù hợp với học sinh lớp 9 + Tham khảo 1 số bài tập vẽ biểu đồ ở sách giáo khoa Địa Lý 12 II PHẦN NỘI DUNG II.1 Cơ sở lí luận Hiện nay cùng với các nhà trường thuộc các cấp học, bên cạnh việc chú trọng nâng câo chất lượng giáo dục đại trà còn quan tâm đúng mức đến chất lượng giáo dục mũi nhọn, đó là công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi các bộ môn, trong đó có bộ môn Địa lí Trang: 4 GV: Tô Kim Ng ọc Trường PTDTNT HimLam Sáng Kiến Kinh Nghiệm Môn Địa lí có khả năng bồi dưỡng cho học sinh một khối lượng tri thức phong phú về tự nhiên – kinh tế – xã hội và những kỹ năng kỹ xảo hết sức cần thiết trong cuộc sống , đặc biệt là kỹ năng về bản đồ mà không một môn học nào đề cập tới và còn có khả năng to lớn trong việc bồi dưỡng học sinh thế giới quan khoa học và những quan điểm nhận thức đúng đắn, khả năng hình thành cho học sinh nhân cách con người mới trong xã hội Theo Giáo sư- Tiến sĩ Nguyễn Viết Thịnh giảng viên khoa học Địa Lý Trường Đại học sư phạm Hà Nội, người được ví như một trong những cánh chim đầu đàn của ngành khoa học địa lí kinh tế- xã hội và cũng là người có nhiều năm tham gia ra đề Cao Đẳng, Đại Học, các kì thi học sinh giỏi quốc gia môn Địa Lý cho rằng: “ Học sinh giỏi môn Địa Lý chỉ cần học thuộc bài là chưa đủ, chưa chính xác, vì Địa lý là môn khoa học có đối tượng nghiên cứu phong phú, phức tạp Các hiện tượng địa lí không chỉ phân bố trên bề mặt Trái Đất mà cả trong không gian và trong lòng đất Hơn nữa các hiện tượng ấy ở đâu và bao giờ cũng phát sinh, tồn tại và phát triển một cách độc lập, nhưng lại luôn có mối quan hệ hữu cơ với nhau Chính vì vậy, người dạy và học Địa Lý cần có phương pháp tư duy, phân tích, xét đoán các hiện tượng địa lý theo quan điểm hệ thống.” Với quan niệm trên, chúng ta hiểu rằng học sinh giỏi môn Địa lý là những học sinh phải nắm được những kiến thức cơ bản của bộ môn và phải vận dụng được những hiểu biết; những kỹ năng địa lý để giải quyết những nội dung cơ bản theo yêu cầu của đề bài, của thực tiễn cuộc sống và học sinh giỏi môn Địa lý là những học sinh có năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng tốt nhất những kiến thức, kỹ năng chắc chắn về địa lý Với nội dung học tập của môn Địa Lý 9 chứa đựng cả một kho tàng kiến thức sinh động và phong phú, hấp dẫn, kích thích tính tò mò ham hiểu biết của học sinh, tạo điều kiện cho việc hình thành động cơ, nhu cầu nhận thức cũng Trang: 5 GV: Tô Kim Ng ọc Trường PTDTNT HimLam Sáng Kiến Kinh Nghiệm như hứng thú học tập cảu học sinh Địa Lý là môn khoa học của các môn khoa học, tri thức chủ yếu được hình thành bằng các phương pháp quan sát, mô tả thực nghiệm, thực hành, tưởng tượng, liên hệ địa phương, Muốn học sinh chủ động tích cực tiếp thu, lĩnh hội các bài tập, giáo viên phải là người hướng dẫn các em chủ động trong khi ôn và học Từ kiến thức lý thuyết các em đã nắm được để vận dụng sáng tạo theo từng cấp độ để làm tốt các bài tập biểu đồ và các bài thực hành Qua thực tế hiện nay, hầu hết học sinh chưa nắm bắt chắc các kỹ năng cơ bản như: đọc, xử lí số liệu, vẽ biểu đồ và phân tích bảng số liệu Để học sinh hình thành kỹ năng và vận dụng một cách thành thục, đòi hỏi người giáo viên cần dành nhiều thời gan và quan tâm nhiều hơn nữa đến các bài thực hành và bài tập Bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và học sinh giỏi môn Địa lý nói riêng nhằm phát triển tư duy ở trình độ cao phù hợp với khả năng trí tuệ của học sinh II.2 Cơ sở thực tiễn Trong quá trình dạy học trên lớp của bản thân, quá trình đi dự giờ rút kinh nghiệm một số tiết dạy thì tôi nhận thấy có những tiết giáo viên gặp những phần dạy có bài tập vẽ biểu đồ thì việc truyền tải hoặc hướng dẫn học sinh khai thác còn qua loa Từ đó học sinh sau khi học xong bài chưa nắm vững được kiến thức, tiếp thu một cách thụ động, 1 chiều, chưa phát huy tối đa tính chủ động tích cực, tư duy sáng tạo của học sinh; không đáp ứng được mục tiêu ban đầu mà bài học đề ra Như chúng ta đã biết, khi làm bất cứ việc gì, nếu có hứng thú, say mê sẽ đi đến thành công; đặc biệt là trong giáo dục nhà trường Trung Học Cơ Sở, các phương pháp giáo dục, cách thức truyền đạt của thầy cô ảnh hưởng to lớn đến việc học tập cũng như việc tiếp thu kiến thức của học sinh Vì vậy, đòi hỏi Trang: 6 GV: Tô Kim Ng ọc Trường PTDTNT HimLam Sáng Kiến Kinh Nghiệm người giáo viên phải biết khai thác những lợi thế, những điểm mạnh của các em dựa trên tâm sinh lí, lứa tuổi, tạo cho các em lòng say mê, sáng tạo, nghiên cứu khoa học II.3 Thực trạng của vấn đề: Tuy học sinh đã được làm quen và học ở Địa lý 7, 8, nhưng lên lớp 9 những kỹ năng đó phần nào đã không còn nắm chắc, vì yêu cầu của kỹ năng này cao hơn và phần kỹ năng vễ biểu đồ đối với học sinh giỏi lớp 9 phải hoàn thiện hơn( phải nhanh, đảm bảo đúng, chính xác, đầy đủ và đạt tính thẩm mỹ cao) Chất lượng học sinh giỏi bộ môn: Trong những năm gân đây chất lượng học sinh giỏi Địa Lí cấp huyện của trường nhìn chung vẫn được duy trì qua các năm nhưng chất lượng giải chưa cao, số lượng giải chưa nhiều II.3.1.Chất lượng đội ngũ: Đa số giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi thiếu kinh nghiệm Việc đầu tư thời gian cho ôn luyện, bồi dưỡng còn ít Bồi dưỡng trong thời gian ngắn học sinh tiếp thu kiến thức quá tải, học sinh không có thời gian ôn luyện II.3.2.Học sinh: Khả năng nhận thức chậm, kỹ năng tính toán còn hạn chế Quan niệm của phụ huynh, học sinh chưa trú trọng học tập bộ môn, việc đầu tư thời gian cho bộ môn còn ít Thời gian giành cho việc bồi dưỡng đội tuyển quá ít, thậm trí dồn ép dẫn đến học sinh không có thời gian tiêu hoá, nghiền ngẫm kiến thức Trang: 7 GV: Tô Kim Ng ọc Trường PTDTNT HimLam Sáng Kiến Kinh Nghiệm II.4 Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề: II.4.1 Khái quát chung về kỹ năng vẽ biểu đồ địa lí trong chương trình cấp THCS Các loại biểu đồ rất phong phú và đa dạng Mỗi loại biểu đồ lại có thể dùng để biểu hiện nhiều mục đích khác nhau Vì vậy, việc đầu tiên là phải nắm hiểu đặc điểm của từng loại và dạng biểu đồ, sau đó xem xét kĩ bảng số liệu và phần yêu cầu cụ thể của đề bài (có thể nói: đây là 3 căn cứ cơ bản và khoa học để chọn nhanh, đúng loại và dạng biểu đồ thích hợp nhất) Biểu đồ là một hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng động thái phát triển của một đại lượng (hoặc so sánh động thái phát triển của 2, 3, 4 đại lượng); so sánh tương quan về độ lớn của 1 đại lượng (hoặc 2, 3, 4 đại lượng); thể hiện quy mô và cơ cấu thành phần của 1 tổng thể Tuy vậy, bất kỳ một biểu đồ nào sau khi vẽ xong cũng cần phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau : + Tính khoa học (chính xác) + Tính trực quan (đúng, đầy đủ) + Tính thẩm mỹ (rõ ràng, đẹp) II.4.2 Các loại biểu đồ thường gặp trong chương trình dạy và học địa lí : Biểu đồ đường (đồ thị): bao gồm các dạng: 1 đường, 2 hoặc nhiều đường trong cùng 1 biểu đồ Biểu đồ cột : bao gồm các dạng : cột đơn (1 đại lượng); cột nhóm (nhiều đại lượng ); cột chồng (cơ cấu thành phần của một tổng thể) Biểu đồ kết hợp (cột và đường) : thường gồm 1 cột + 1 đường để thể hiện cả động thái phát triển và tương quan độ lớn giữa các đại lượng (biểu đồ cột thể hiện tương quan độ lớn, biểu đồ đường thể hiện động thái phát triển) qua thời gian Trang: 8 GV: Tô Kim Ng ọc Trường PTDTNT HimLam Sáng Kiến Kinh Nghiệm Biểu đồ hình - hình học (thường dùng hình tròn): Dùng để thể hiện quy mô và cơ cấu thành phần của một tổng thể Chỉ vẽ được ở giá trị tương đối (%) - Biểu đồ thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể trong 1 năm Xử lí số liệu và chuyển đổi sang giá trị ( %), vẽ 1 hình tròn cho năm đó - Biểu đồ thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể qua 2 năm, hoặc 3 năm (tối đa là 4 năm, thông thường là 3 năm) : Xử lí số liệu và chuyển sang số %, vẽ 2 hình tròn cho 2 năm, 3 hình tròn cho 3 năm, (chú ý đặt 2, (3) hình tròn ngang nhau và tính toán - xác định bán kính (r) của 2, (3) năm đó Biểu đồ miền: thường được sử dụng để thể hiện cả cơ cấu và động thái phát triển của một đối tượng (1 tổng thể) qua thời gian , chỉ vẽ được ở giá trị tương đối (%) II.4.3.Cách chọn dạng biểu đồ nhanh - đúng : Căn cứ vào bảng số liệu đã cho, trong bảng số liệu đã thể hiện tên đại lượng, bao nhiêu đại lượng, giá trị tuyệt đối hay tương đối, thời gian - bao nhiêu năm, các số liệu cụ thể như thế nào Căn cứ vào yêu cầu cụ thể của đề (phần chữ viết) để xem yêu cầu gì? có thể hiện sự biến thiên không? Tăng, giảm như thế nào? thời gian được ghi như thế nào? có so sánh độ lớn không? có so sánh cơ cấu không? đề bài có lưu ý, chú giải, chú thích gì không? Sự kết hợp đồng thời các căn cứ trên cho phép chúng ta xác định một cách nhanh chóng và chính xác Việc ghi nhớ là quan trọng nhưng cái quan trọng hơn là vừa kết hợp vừa loại bỏ dần các loại, dạng không thích hợp để chọn loại, dạng biểu đồ đúng II.4.4 Cách thực hiện nhanh việc xác định đúng dạng, vẽ chính xác và nhận xét các loại biểu đồ : a Biểu đồ đường (đồ thị ) : * Dấu hiệu nhận biết: khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ đường, biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng, phát triển, Trang: 9 GV: Tô Kim Ng ọc Trường PTDTNT HimLam Sáng Kiến Kinh Nghiệm * Xử lý số liệu: nếu đề bài yêu cầu tính tốc độ tăng trưởng thì ta phải tính tốc độ tăng trưởng Lấy năm đầu là 100%, rồi tính các năm sau bằng cách lấy số liệu năm sau chia cho năm đầu và nhân 100% * Cánh vẽ: Vẽ hệ trục tọa độ vuông góc, xác định tỉ lệ thích hợp với tỉ lệ của tờ giấy vẽ, trên trục tung ghi giá trị nhỏ nhất (0) ở góc tọa độ, ghi giá trị lớn nhất (trong bảng số liệu) ở phần cuối của trục, sau đó chia các giá trị chẵn (10, 20, 30 ; hoặc 50, 100, 150 ) cho dễ vẽ Trên trục hoành ghi số năm đầu tiên ở góc tọa độ, năm cuối trong bảng số liệu ở phần cuối của trục, sau đó chia khoảng cách năm tương ứng Căn cứ vào số liệu của từng năm tương ứng lần lượt dùng các dấu chấm ghi nhớ, sau đó gạch nối các dấu chấm lại với nhau để tạo thành đường Chú thích các đường bằng các kí hiệu riêng, đơn giản và thẩm mỹ * Nhận xét: Nhận xét tốc độ tăng trưởng của từng đường, nhận xét đột biến trong đường đó nếu có So sánh tốc độ tăng trưởng của các đường để rút ra nhận xét đường có tốc độ tăng trưởng lớn nhất và nhỏ nhất Dựa vào kiến thức đã học để giải thích vấn đề nếu có * Bài tập minh họa Cho bảng số liệu: Tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng Sông Hồng(%) Năm 1995 1998 2000 2002 Tiêu chí 100,0 103,5 105,6 108,2 Dân số Trang: 10 GV: Tô Kim Ng ọc Trường PTDTNT HimLam Sáng Kiến Kinh Nghiệm * Cách vẽ: Vẽ hệ trục tọa độ vuông góc, xác định tỉ lệ thích hợp với tỉ lệ của tờ giấy vẽ, sau đó chia trên trục tung, trục hoành tương tự như biểu đồ đường Biểu đồ cột đơn (chia và không chia khoảng cách năm, cột nhóm không chia khoảng cách năm, biểu đồ cột chồng không chia khoảng cách năm; có thể không dùng hệ trục tọa độ Sau khi đã chia trên 2 trục xong, căn cứ vào số liệu trong bảng số liệu của từng năm tương ứng lần lượt dùng các dấu chấm ghi nhớ, sau đó dùng các dấu chấm của các năm làm trung điểm của các đoạn thẳng để định kích thước của các cột ( kích thước các cột bằng nhau, thích hợp nhất là 1 ô li giấy vở ) Chú thích bằng hình vuông hoặc hình chữ nhật * Nhận xét: Nhận xét xu hướng tăng giảm của từng cột Nhận xét đột biến của từng cột nếu có So sánh giữa các cột để rút ra cột nào có xu hướng tăng nhanh nhất và chậm nhất * Bài tập minh họa - Vẽ biểu đồ so sánh tình hình biến động của cây công nghiệp hàng năm và lâu năm của nước ta thời kì 1990 - 2001 - Từ biểu đồ rút ra nhận xét (Đơn vị: nghìn ha) Cây công Cây công Cây công Cây công Năm nghiệp nghiệp lâu Năm nghiệp nghiệp lâu hàng năm năm hàng năm năm 1990 542,0 657,3 1996 694,3 1015,3 Trang: 12 GV: Tô Kim Ng ọc Trường PTDTNT HimLam Sáng Kiến Kinh Nghiệm 1992 584,3 697,8 1998 808,2 1202,7 1994 655,8 809,9 2001 789,9 1476,7 * vẽ biểu đồ cột ghép Ngh×n ha 1600 C©y CN hµng n¨m 1476.7 1400 C©y CN l©u n¨m 789.9 1200 1000 809.9 1015.3 1202.7 655.8 694.3 808.2 800 600 657.3 697.8 1994 400 542 584.3 200 1990 1992 1996 1998 2001* 0 N¨m Biểu đồ thể hiện diện tích cây công nghiệp hàng năm và lâu năm thời kì 1990 - 2001 - Nhận xét: Diện tích cây công nghiệp hàng năm và lâu năm thời kì 1990 - 2001 có sự thay đổi: Diện tích cây công nghiệp hàng năm thời kì 1990 - 2001 có xu hướng tăng Năm 1990 là 542,0 nghìn ha đến năm 2001 tăng lên 789,9 nghìn ha Trong đó thời ki 1996 - 1998 tăng mạnh nhất Diện tích cây công nghiệp lâu năm thời kì 1990 - 2001 có xu hướng tăng mạnh Năm 1990 là 657,3 nghìn ha, đến năm 2001 tăng lên 1476,7 nghìn ha Trong đó giai đoạn 1994 - 2001 tăng mạnh nhất Trang: 13 GV: Tô Kim Ng ọc Trường PTDTNT HimLam Sáng Kiến Kinh Nghiệm Nhìn chung, diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn diện tích cây công nghiệp hàng năm Bài tập 2 Cho bảng số liệu về lực lượng lao động, số người cần giải quyết việc làm ở khu vực thành thị và nông thôn nước ta năm 1998 (Đơn vị: nghìn người) Cả nước Nông thôn Thành thị Lực lượng lao động 37407,2 29757,6 7649,6 Số người thiếu việc làm 9418,4 8219,5 1198,9 Số người thất nghiệp 856,3 511,3 345,0 Vẽ biểu đồ thích hợp và nhận xét tình hình việc làm nước ta năm 1998 Vẽ biểu đồ: Có thể vẽ nhiều kiểu biểu đồ nhưng biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ cột chồng 40000 Ng×n ng­êi 35000 30000 25000 20000 15000 Biểu đồ thể 10000 5000 hiện thực 0 N«ng th«n Thµnh thÞ C¶ n­íc trạng việc làm ở nước Sè ng­êi thiÕu viÖc lµm Sè ng­êi thÊt nghiÖp ta năm 1998 Cã VLTX - Nhận xét: Thực trạng việc làm ở nước ta năm 1998 có sự thay đổi: Trang: 14 GV: Tô Kim Ng ọc Trường PTDTNT HimLam Sáng Kiến Kinh Nghiệm Số người trong độ tuổi lao động của nước ta tương đối lớn Trong đó, lao động ở nông thôn nhiều hơn so với khu vực thành thị Số người thiếu việc làm còn nhiều, tập trung nhiều ở khu vực thành thị Số người thất nghiệp tập trung nhiều ở khu vực nông thôn Nhìn chung, số người thiếu việc làm lớn hơn so với số người thất nghiệp c Biểu đồ tròn : * Dấu hiệu nhận biết: khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ tròn, trong đề bài có cụm từ “cơ cấu” hoặc “quy mô”, từ 4 năm trở lại, nhưng thường là 3 năm * Xử lý số liệu: Nếu đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ tròn mà số liệu không phải là % ta đổi ra % như sau: cộng tổng các thành phần của 1 năm làm 100% của năm đó Sau đó, tính % các thành phần năm đó bằng cách lấy thành phần chia tổng các thành phần của năm và nhân 100% Các năm còn lại xử lý tương tự Trường hợp 2 năm trở lên ta phải tính bán kính bằng cách: lấy bán kính năm đầu là 1 đơn vị bán kính, bán kính năm sau bằng cân bậc 2 tổng năm sau chia có tổng năm trước Tương tự ta tính bán kính những năm còn lại * Cách vẽ: Mở khẩu độ compa chọn (r) bán kính để xác định tỉ lệ của hình tròn sao cho tương ứng với tỉ lệ của tờ giấy vẽ, sau đó kẻ đường bán kính qui định ở tia 12 h (giờ)- trên mặt đồng hồ giấy ) Căn cứ vào số liệu đã được chuyển đổi, xử lí (số liệu thô số tương đối (%) số độ (0) - số đo lượng giác, sau đó lần lượt vẽ: đại lượng nào có giá trị lớn vẽ trước, đại lượng nào có giá trị nhỏ vẽ sau (vẽ lần lượt theo chiều quay của kim đồng hồ ) Đặt 00 của thước đo độ vào đường (r) căn cứ vào số độ của đại lượng đầu tiên trên thước đo độ chấm ngoài đường tròn để ghi nhớ, sau đó nối chấm vào Trang: 15 GV: Tô Kim Ng ọc Trường PTDTNT HimLam Sáng Kiến Kinh Nghiệm tâm của đường tròn Dịch chuyển thước đo độ đến đường vừa vẽ để vẽ tiếp cho đại lượng thứ 2, tương tự cho đại lượng thứ 3, thứ 4… - Nhận xét: Trường hợp 1 hình tròn: ta nhận xét tỉ trọng từng đối tượng trong cơ cấu Sau đó, rút ra kết luận đối tượng có tỉ trọng lớn nhất và nhỏ nhất Từ hai hình tròn trở lên: ta nhận xét xu hướng tăng giảm tỉ trọng của từng đối tượng qua các năm Sau đó, rút ra kết luận đối tượng có tỉ trọng lớn nhất và nhỏ nhất, đối tượng có sự thay đổi tỉ trọng đột biến Cuối cùng nhận xét sự thay đổi quy mô giữa các hình tròn * Bài tập minh họa a Dựa vào bảng số liệu dưới dây, hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện quy mô giá trị sản xuất công nghiệp và cơ cấu của nó phân theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 2006 và 2010 GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Đơn vị: Tỉ đồng Năm Tổng số Chia ra Kinh tế nhà Kinh tế ngoài Khu vực có vốn nước nhà nước đầu tư nước ngoài 2006 485844 147 994 151 515 186 335 2010 811182 188 959 287 729 334 494 b Dựa vào biểu đồ, nhận xét sự thay đổi quy mô giá trị công nghiệp phân theo thành phần kinh tế và sự thay đổi cơ cấu các thành phần kinh tế năm 2006 và 2010 Trang: 16 GV: Tô Kim Ng ọc Trường PTDTNT HimLam Sáng Kiến Kinh Nghiệm Qua đề bài ta thấy, biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ tròn và phải xử lý số liệu ra đơn vị % đồng thời tính bán kính hai đường tròn Dựa vào cách tính số liệu phần lý thuyết ta có kết quả như sau: b Nhận xét GV: Tô Kim Ng ọc Trang: 17 Trường PTDTNT HimLam Sáng Kiến Kinh Nghiệm Quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế năm 2006 và 2010 có sự thay đổi: Tỉ trọng khu vực nhà nước có xu hướng giảm, năm 2006 là 30,5 %, đến năm 2010 giảm xuống còn 23,3% Tỉ trọng khu vực ngoài nhà nước có xu hướng tăng, năm 2006 là 31,2 % đến năm 2010 tăng lên 35,5% Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh, năm 2006 là 38,3% đến năm 2010 tăng lên 41,2% Như vậy, tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất, khu vực nhà nước có tỉ trọng nhỏ nhất Nhìn chung, quy mô kinh tế ngành sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế năm 2010 lớn hơn năm 2006 d Biểu đồ kết hợp ( cột + đường ) : * Dấu hiệu nhận biết: khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ kết hợp, trong bản số liệu thường có 2 đối tượng có đơn vị khác nhau nhưng có quan hệ qua lại với nhau (diện tích và sản lượng, sản lượng và giá trị sản lượng, ) Biểu đồ kết hợp thường không cấn xử lý số liệu * Cách vẽ: Vẽ hệ trục tọa độ vuông góc, vẽ 2 trục tung và chia trên 2 trục tương tự như biểu đồ đồ thị, chia khoảng cách năm trên trục hoành, chia giá trị trên trục tung cho đại lượng cột và đại lượng đường với các đơn vị khác nhau: ví dụ giá trị cột có đơn vị là 10, thì giá trị đường có đơn vị là 5 (như vậy cột và đường sẽ có sự kết hợp với nhau) Chú thích cột bằng hình vuông hoặc hình chữ nhật, đường là một đường thẳng ngắn với kí hiệu riêng tùy chọn Trang: 18 GV: Tô Kim Ng ọc Trường PTDTNT HimLam Sáng Kiến Kinh Nghiệm * Nhận xét: Nhận xét xu hướng tăng giảm của cột trước, đường sau Nhận xét đột biến của cột hoặc đường nếu có So sánh tốc độ tăng trưởng giữa cột và đường, rút ra kết luận đối tượng nào tăng nhanh hơn, chậm hơn * Bài tập minh họa: Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi diện tích và sản lượng cây lạc nước ta trong thời gian tư năm 1980 đến năm 2001 Từ biểu đồ đã vẽ hãy nhận xét sự thay đổi diện tích và sản lượng cây lạc trong khoảng thời gian nói trên Năm Diện Sản lượng Năm Diện tích Sản lượng tích (Nghìn (Nghìn (Nghìn (Nghìn tấn) ha ) tấn) ha ) 1980 106,0 95,0 1995 259,9 334,5 1983 142,0 126,6 1998 269,4 386,0 1985 213,0 202,0 1999 247,6 318,1 1988 224,0 213,0 2000 244,9 355,5 1990 204,0 259,0 2001 241,4 352,5 Theo đề bài, biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ kết hợp Trang: 19 GV: Tô Kim Ng ọc Trường PTDTNT HimLam Sáng Kiến Kinh Nghiệm Diện tích và sản lượng cây lạc giai đoạn 1980 - 2001 - Nhận xét Diện tích cây lạc thời kì (1980 - 2001) có xu hướng tăng nhưng không ổn định Năm 1980 là 106,0 ha đến năm 2001 tăng lên 241,4 ha Trong đó giai đoạn (1980 - 1988) diện tích cây lạc tăng mạnh, từ năm 1988 đến 1990 diện tích giảm nhẹ Từ năm 1990 đến năm 1998 diện tích lạc tăng nhẹ sau đó giảm liên tục đến năm 2001 còn 241,4 ha Sản lượng Sản lượng cây lạc giai đoạn (1980 - 2001) có xu hướng tăng nhưng không ổn định Năm 1980 sản lượng lạc là 95,0 nghìn tấn đến năm 2001 tăng lên 352,5 nghìn tấn Trong đó, giai đoạn 1988 đến 1998 sản lượng lạc tăng mạnh nhất Năm 1988 là 213,0 nghìn tấn, đến năm 1998 tăng lên 386,0 nghìn tấn Từ năm 1998 đến năm 1999 sản lượng giảm mạnh, sau đó tăng nhẹ đến năm 2001 là 352,5 nghìn tấn Nhìn chung, sản lượng lạc tăng trưởng nhanh hơn diện tích e Biểu đồ miền : GV: Tô Kim Ng ọc Trang: 20

Ngày đăng: 16/03/2024, 17:21

w