1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Một số biện pháp hình thành khả năng thể hiện sự tự tin, tự lực cho trẻ 3 4 tuổi Ở trường mầm non

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tuy nhiên, thực tế trẻ 3 tuổi nói chung và các bé lớp mẫu giáo bé nói riêng do tôi phụ trách cũng đã mạnh dạn tự tin, nhưng không phải lúc nào các bé cũng thể hiện sự mạnh dạn đó trong giao tiếp với mọi người xung quanh, ở lớp học mầm non hiện tượng các bé nhút nhát không tham gia giao tiếp với các bạn, với cô giáo, thường xuyên xảy ra và rất nhiều phụ huynh phải than phiền vì bé ở nhà ít giao tiếp với người xung quanh có thì lại rất nhút nhát. Cho nên tầm quan trọng của việc mạnh dạn tự tin trong giao tiếp rất cần thiết cho trẻ ngay từ bậc học mầm non. Tính tự lập của trẻ 3 tuổi  còn ở mức thấp, trẻ chưa  tự tin tham gia vào hoạt động, chưa thể hiện khả năng tự lập của mình, chưa quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ được giao, khả năng hợp tác khi trẻ chơi theo nhóm còn yếu, trẻ chỉ chơi cạnh nhau nhưng chưa biết hợp tác cùng nhau. Khi các điều kiện thay đổi hoặc khi gặp tình huống xẩy ra khả năng thích nghi của trẻ chưa cao, trẻ thường chán nản, bỏ lửng hoạt động của mình vì chưa tìm được cách giải quyết và trẻ cũng không nhờ vào sự giúp đỡ của cô giáo hay bạn bè điều này do kinh nghiệm thực tiễn của trẻ chưa nhiều, chưa phong phú. Chính sự cần thiết về tính tự lập của trẻ nên tôi đã tìm tòi ra một vài biện pháp nhỏ giúp giáo dục tính tự lập cho trẻ

Trang 1

3.1 Biện pháp hình thành sự tự tin cho trẻ 3

3.1.1 Giáo dục kỹ năng mạnh dạn tự tin giao tiếp cho trẻ thông qua giờ đón và trả trẻ, rèn trẻ cách chào hỏi người thân, cô giáo và bạn khi đến lớp 3

3.1.2 Trong các giờ học luôn tạo tình huống để trẻ giao lưu với nhau

Tạo không khí vui tươi thỏa mái trong giờ học 3

3.1.3 Dạy trẻ mạnh dạn tự tin khi chơi theo nhóm hoặc chơi theo góc 3

3.1.4 Dạy trẻ tính mạnh dạn tự tin thông qua các hoạt động tập thể 4

3.1.5 Dạy trẻ mạnh dạn tự tin giao tiếp trước và sau bữa ăn 4

Trang 2

3.2.4 Tuyên truyền với phụ huynh để giáo dục tính tự lập cho trẻ 8III PHẦN KẾT LUẬN

Trang 3

I PHẦN MỞ ĐẦU

Vì sao trẻ em cần phải mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp?

Bởi vì tự tin trong giao tiếp không những là điều kiện cơ bản để phát triển trí tuệmà còn phát triển cả về mặt ngôn ngữ và nhận thức xã hội của một đứa trẻ Trẻ muốngiao tiếp tốt phải có ngôn ngữ phong phú, đa dạng, hiểu biết nhiều…Tự tin trong giaotiếp giúp trẻ mạnh dạn trao đổi với mọi người, tự đề xuất hoặc nói lên những mongmuốn, suy nghĩ hoặc ý kiến của mình với người khác mà không hề cảm thấy sợ hãihay xấu hổ Điều quan trọng nhất, nó giúp trẻ có thể mở lòng mình để tâm sự, sẻ chiacùng mọi người.

Tuy nhiên, thực tế trẻ 3 tuổi nói chung và các bé lớp mẫu giáo bé nói riêng do tôiphụ trách cũng đã mạnh dạn tự tin, nhưng không phải lúc nào các bé cũng thể hiện sựmạnh dạn đó trong giao tiếp với mọi người xung quanh, ở lớp học mầm non hiệntượng các bé nhút nhát không tham gia giao tiếp với các bạn, với cô giáo, thườngxuyên xảy ra và rất nhiều phụ huynh phải than phiền vì bé ở nhà ít giao tiếp với ngườixung quanh có thì lại rất nhút nhát Cho nên tầm quan trọng của việc mạnh dạn tự tintrong giao tiếp rất cần thiết cho trẻ ngay từ bậc học mầm non Tính tự lập của trẻ 3tuổi còn ở mức thấp, trẻ chưa tự tin tham gia vào hoạt động, chưa thể hiện khả năngtự lập của mình, chưa quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ được giao, khả năng hợp táckhi trẻ chơi theo nhóm còn yếu, trẻ chỉ chơi cạnh nhau nhưng chưa biết hợp tác cùngnhau Khi các điều kiện thay đổi hoặc khi gặp tình huống xẩy ra khả năng thích nghicủa trẻ chưa cao, trẻ thường chán nản, bỏ lửng hoạt động của mình vì chưa tìm đượccách giải quyết và trẻ cũng không nhờ vào sự giúp đỡ của cô giáo hay bạn bè điều nàydo kinh nghiệm thực tiễn của trẻ chưa nhiều, chưa phong phú Chính sự cần thiết vềtính tự lập của trẻ nên tôi đã tìm tòi ra một vài biện pháp nhỏ giúp giáo dục tính tự lậpcho trẻ

Như chúng ta củng biết, tính tự lập là những suy nghĩ, hoạt động do chính bảnthân thực hiện, không phụ thuộc, không chờ giúp đỡ Đó là những cách nghĩ độc lậpluôn cố gắng để đạt mục đích đề ra Tự lập không phân biệt lớn nhỏ, không phải chờđến tuổi trưởng thành mới cần tự lập Đặc biệt hơn tự lập không phải ai sinh ra củng đãcó mà nó có được thông qua rèn luyện.

Trong thực tế tính tự lập của trẻ 3 tuổi còn ở mức thấp, trẻ chưa tự tin tham giavào hoạt động, chưa thể hiện khả năng tự lập của mình, chưa quyết tâm thực hiện các

Trang 4

nhiệm vụ được giao, khả năng hợp tác khi trẻ chơi theo nhóm còn yếu, trẻ chỉ chơicạnh nhau nhưng chưa biết hợp tác cùng nhau Khi các điều kiện thay đổi hoặc khi gặptình huống xẩy ra khả năng thích nghi của trẻ chưa cao, trẻ thường chán nản, bỏ lửnghoạt động của mình vì chưa tìm được cách giải quyết và trẻcũng không nhờ vào sựgiúp đỡ của cô giáo hay bạn bè điều này do kinh nghiệm thực tiễn của trẻ chưa nhiều,chưa phong phú.

Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy học sinh, tôi đã gặp và tiếp xúc vớirất nhiều trẻ chưa có tính tự tin, tự lập Để giúp trẻ sống trong một tập thể có nềnếp,ngoan ngoãn, tự lập mạnh dạn là nhiệm vụ quan trọng của một giáo viên mầm

non Chính vì vậy tôi chọn đè tài nghiên cứu “Một số biện pháp hình thành khả năngthể hiện sự tự tin, tự lực cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non g” để trẻ được thể hiện

tình cảm của mình, biết thể hiện tình cảm, được thực hành rèn luyện các kĩ năng cầnthiết cơ bản nhất nhằm phát huy những năng lực sẵn có trong trẻ.

II PHẦN NỘI DUNG1 Cơ sở lý luận

1.1 Các khái niệm cơ bản1.1.1 Tự tin

Tự tin là tin tưởng vào bản thân, tin vào khả năng và hành động của chính mình Có thể hiểu “tự” là chính bản bản thân mình Còn “tin” chính là niệm tin, sự tin tưởng.

1.1.2 Tự lập

Tự lập là biết tự giải quyết công việc , tự lo liệu cho bản thân và tự mình xây dựngcuộc sống tốt đẹp Sống không ỷ lại hay dựa dẫm vào người khác Người có tính tự lậpluôn tự làm lấy công việc của mình.

2 Thực trạng về biện pháp hình thành khả năng thể hiện sự tự tin, tự lập chotrẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non.

2.1.Thuận lợi

- Ban giám hiệu luôn quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất và chuyên môn, bồi dưỡng phương pháp, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo mọi điều kiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non

Trang 5

- Nhà trường đã trang bị đầy đủ tài liệu học, thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về kỹ năng sống cho trẻ.

- Đã tổ chức các buổi học, trải nghiệm về việc giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên và học sinh toàn trường.

- Lớp học trang bị các thiết bị hiện đại phục vụ cho giảng dạy: Máy vi tính, ti vi,đầu đĩa.

- Một số trẻ cũng có những biểu hiện khá tốt về sự tự tin, tính tự lập, tự phục vụ

bản thân tốt.

2.2 Khó khăn

- Trẻ không học qua các lớp nhà trẻ, bố mẹ đi làm ăn xa trẻ ở nhà với ông bà Vìvậy, mà thời gian bố mẹ giao lưu, trò chuyện với con cái dường như không có, mà thờigian học tập ở trường của trẻ rất lâu, bằng 2/3 số thời gian trẻ thức trong ngày Đa sốtrẻ tính tự lập chưa cao, giáo viên phải mất rất nhiều thời gian để hướng dẫn trẻ.

- Nhà trường đã phối hợp với các bậc phụ huynh tổ chức các chương trình thamquan dã ngoại cho các cháu ở trường mầm non Song trẻ 3 tuổi vì độ tuổi còn nhỏ nênchưa được tham gia nhiều Đây cũng là yếu tố phần nào ảnh hưởng đến rèn lyện kỹnăng tự tin, tự lập cho trẻ.

- Một số trẻ nói chưa rõ, nói ngọng nên khó thể hiện được mong muốn hoặc ýđịnh của mình Tuy cùng một độ tuổi nhưng khả năng hoà nhập không đồng đều Mộtsố bé còn nhút nhát, một số bé đi học chưa đều, do sức khoẻ hoặc hạn chế về thể chất

- Thời gian đầu trẻ đến lớp một số trẻ rất ít nói và rụt rè, tính tự lập của trẻ cònhạn chế như: không biết tự cởi áo, cởi dày dép, xúc cơm ăn, lấy nước uống, thậm chímột số trẻ không biết cắm vòi vào ống sữa để uống… tính tự lập của trẻ còn rất yếu

- Trẻ quen được nuông chiều Nhiều trẻ chưa có thói quen chào hỏi, chưa mạnhdạn hồn nhiên trong giao tiếp.

- Đôi lúc giáo viên ít quan tâm đến những hoạt động sinh hoạt hàng ngày mà chỉquan tâm đến môi trường học và chơi cho trẻ.

- Các đồ dùng đồ chơi chuẩn bị cho các hoạt động cho trẻ thường là một khungcó sẵn cho cả một năm, một vài chủ điểm, đôi khi có thay mới đồ dùng đồ chơi cho trẻnhưng số lượng chưa được nhiều, chưa thật đầy đủ, đồ chơi chưa mang tính chất mở.

Trang 6

3

Biện pháp hình thành khả năng thể hiện sự tự tin, tự lập cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non

3.1

Biện pháp hình thành sự tự tin cho trẻ

3.1.1 Giáo dục kỹ năng mạnh dạn tự tin giao tiếp cho trẻ thông qua giờ đón và trảtrẻ, rèn trẻ cách chào hỏi người thân, cô giáo và bạn khi đến lớp

Ví dụ: Khi giờ đón trẻ tôi tạo tiếng cười và phát triển giao tiếp bằng tình cảm ngay

từ cửa lớp Tôi gián ở cửa lớp bức tranh chào mừng bé đến lớp với những biểu tượngcử chỉ thân thiện như: Cử chỉ ôm, bắt tay, đá chân, 2 bàn tay chập vào nhau dê, nhúnnhảy, mặt cười khi trẻ đến lớp trẻ thích biểu tượng nào, trẻ chỉ vào biểu tượng đó vàcùng giao tiếp bằng tình cảm với cô giáo.

Qua việc giao tiếp bằng tình cảm thông qua cử chỉ này, trẻ rất thích thú sẵn sàng thểhiện tình cảm của mình với cô giáo, từ đó trẻ có thể luôn chủ động giao tiếp với nhữngngười mà trẻ yêu quý như người thân, bạn bè

3.1.2 Trong các giờ học luôn tạo tình huống để trẻ giao lưu với nhau Tạo khôngkhí vui tươi thỏa mái trong giờ học

Ví dụ 1: Trong câu chuyện “ gấu con bị sâu răng” tôi cho trẻ nhận vai trẻ yêu thích

và cùng nhau thể hiện vai chơi của mình Trẻ giao tiếp với nhau thông qua các tình tiếtcủa câu chuyện.

Qua cách đóng vai nhân vật, cô giáo có thể sửa được lỗi nói ngọng của trẻ Trẻ biếtsử dụng các vốn từ đã được nghe trong câu chuyện, để mạnh dạn tự tin kết hợp vớibạn, diễn đạt vai của mình.

Ví Dụ 2: Trong giờ học phát triển tình cảm xã hội tôi dạy trẻ các kỹ năng như:

+ Kỹ năng sống tự tin: Kỹ năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọitình huống ở mọi nơi.

+ Kỹ năng giao tiếp: Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp trẻ sẵn sàng học mọi thứ.

3.1.3 Dạy trẻ mạnh dạn tự tin khi chơi theo nhóm hoặc chơi theo góc

Ở những trò chơi, tôi là những người bạn của trẻ, luôn gần gũi cùng các con chơitheo các nhóm Tôi luôn tích hợp, cho trẻ học và chơi theo các nhóm, khi chơi cácnhóm tình bạn của trẻ nảy sinh, chúng sẵn sàng giao lưu chia sẻ với bạn Và tình bạntrở lên quan trọng với trẻ Ngoài ra, khi chơi theo nhóm, nhóm có những bạn mạnhdạn và bạn nhút nhát, làm nảy sinh sự mạnh dạn và chủ động trong giao tiếp đối vớibạn nhút nhát Tôi dạy trẻ mạnh dạn tự tin thể hiện kỹ năng giao tiếp qua các trò chơi

Trang 7

phân vai như ( bán hàng, bác sỹ, thợ xây ) Những hoạt động giao tiếp qua vai chơi “người bán – người mua, bác sĩ – bệnh nhân ” dạy trẻ biết thể hiện thái độ ân cần niềmnở với khách hàng thông qua đó tạo được mối quan hệ thân thiết giữa trẻ với trẻ khichơi Bên cạnh đó tôi luôn động viên, khích lệ trẻ tự tin mạnh dạn biểu lộ cảm xúc, ýthích, băn khoăn, của mình qua các vai chơi.

Ví dụ 1: Trò chơi bán hàng tôi khích lệ trẻ hóa thân mình vào các vai chơi, xưng hô

theo đúng vai chơi của mình Hoặc ở những buổi chơi tôi hướng cho trẻ chơi theonhóm.

Ví dụ 2: Ở chủ đề bản thân tôi cho trẻ chơi trò chơi ‘ giới thiệu bản thân” trẻ tự lên

giới thiệu về tên tuổi của mình, sở thích, giới tính cho các bạn cùng nghe Ở trò chơinày rèn luyện kỹ năng thuyết trình, mạnh dạn tự tin giao tiếp trước đám đông.

3.1.4 Dạy trẻ tính mạnh dạn tự tin thông qua các hoạt động tập thể

Với trẻ mầm non mạnh dạn tự tin giao tiếp tốt trong tập thể giúp trẻ thích nghi dễdàng, nhanh chóng với môi trường mới, thầy cô, bạn bè mới và những đòi hỏi mới củahoạt động học tập, ý thức và tinh thần tập thể sẽ giúp tránh được những xung độtkhông đáng có giữa trẻ với nhau, giữa trẻ với thầy cô, làm nảy sinh ở trẻ tính mạnhdạn tự tin chủ động trong giao tiếp với người khác và trên cơ sở đó phát triển nhữngmối quan hệ thân thiện, gần gũi, cảm thông giữa trẻ với những người xung quanh Tấtcả những điều này tác động một cách tích cực lên trẻ, làm cho trẻ cảm thấy hứng thúmuốn đến trường, muốn giao tiếp với cô, bạn bè và muốn học tập

Ví Dụ 1: Tham gia liên hoan chào đón Tết Trung thu, trẻ được tham gia vào các trò

chơi dân gian ‘’kéo co’’ làm đồ chơi trung thu (đèn lồng, đèn ông sao…), làm bánhchưng…

Ví Dụ 2: Tổ chức hoạt động giáo dục tại lớp cho trẻ chào mừng ngày 20/10, tôi cho

trẻ thi đua làm bưu thiếp, tập cắm hoa, làm bánh tặng mẹ, tập nói lời chúc mừng côgiáo, bà ,mẹ và các bạn gái.

3.1.5 Dạy trẻ mạnh dạn tự tin giao tiếp trước và sau bữa ăn

Trước giờ ăn, tôi luôn tạo không khí vui tươi trước khi ăn Tôi đặt câu hỏi để trẻ tựtrả lời giao tiếp trước bữa ăn như : “ Hôm nay lớp mình được ăn những món ăn gì?Canh gì nào! điều này giúp trẻ ăn ngon miệng, tinh thần thỏa mái, tình cảm thânthiện với cô giáo và các bạn.

3.2 Biện pháp hình thành tính tự lập cho trẻ

Trang 8

3.2.1 Tạo môi trường gần gũi, an toàn để trẻ phát huy tính tự lập của bảnthân trẻ.

Một trong những bí quyết dạy trẻ tính tự lập chính là tạo môi trường gần gũi, antoàn giúp trẻ phát huy tính tự lập của bản thân Bởi bất cứ đứa trẻ nào cũng có nănglực tự lập, chỉ cần cô giáo, người lớn chúng ta biết khuyến khích và cho trẻ có cơ hộiđược thực hiện những điều con có thể và việc tạo môi trường gần gũi, an toàn cho trẻchính là một trong những điều kiện giúp trẻ phát huy tính tự lập của mình.

Vào đầu năm học tôi tiến hành thiết kế các khu vực của lớp học ngăn nắp, trật tự,phù hợp, thuận tiện để phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của trẻ, phù hợp với khả năngcủa trẻ theo độ tuổi, phù hợp với chủ đề trong năm.

Tôi đã tận dụng các đồ dùng đơn giản dễ kiếm, lành tính, hạn chế tối đa sự nguyhiểm cho trẻ khi va chạm để tạo ra nhiều đồ dùng đồ chơi hấp dẫn Cụ thể: đồ dùng,dụng cụ để trẻ tự phục vụ cá nhân (Ca, bàn chải, khăn mặt, chậu, xô có hình dạnggần gũi với sở thích của trẻ như hình mặt cười, hình quả táo, quả cam ) Dán các kýhiệu cho từng cá nhân cho từng trẻ đảm bảo ký hiệu đó phải được trẻ yêu thích, dễnhớ, gần gũi với trẻ để trẻ dễ nhận ra đồng thời thu hút sự chú ý, kích thích trẻ thíchthú tham gia vào thực hiện lao động tự phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày.

Lựa chọn đồ dùng, đồ chơi dễ làm, dễ thực hiện để khuyến khích trẻ tự làm trongcác hoạt động, mặt khác để giúp trẻ dễ dàng tự thực hiện được mong muốn, nhu cầu tựhoạt động của mình Chẳng hạn, muốn trẻ lao động tự phục vụ như tự cất, lấy đồ dùngđúng nơi qui định, tự đi giày dép, tự mặc quần áo thì tủ đựng đồ đùng cá nhân, giátreo mũ, giá để giày dép có chiều cao phù hợp với trẻ để trẻ tự cất, tự lấy…

Xây dựng môi trường tinh thần cho trẻ để mang lại xúc cảm, tình cảm và sự tự tin,cảm giác an toàn, thôi thúc trẻ tự hoạt động Cho trẻ thấy được gần gũi như ở nhà củamình Cụ thể:

+ Quan tâm đến biểu hiện của trẻ để kịp thời phát hiện những biểu hiện vui, buồn,những biểu hiện khác lạ, kịp thời động viên, khích lệ trẻ trong khi trẻ hoạt động.

+ Cho trẻ tự chọn hoạt động để làm, tự chọn trò chơi để chơi Cô làm cùng trẻ, chơicùng trẻ, nghĩ cách nghĩ của trẻ, chơi kiểu chơi của trẻ tạo cho trẻ cảm giác cô thựcsự là một “người bạn nhỏ” của chúng.

+ Khuyến khích trẻ nói lên những cảm xúc, suy nghĩ của mình trong các hoạt động.Chẳng hạn, “con tự làm việc giúp cô con thấy thế nào?”, “con được tự chơi theo ý

Trang 9

mình con thấy thế nào?”, “con có khó khăn gì khi tự làm không?” qua đó GV nắmđược nhu cầu, nguyện vọng, khả năng của trẻ để có tác động phù hợp.

+ Cùng trẻ lưu lại những kết quả trong các hoạt động thông qua sản phẩm, nhữnghình ảnh đáng yêu của cô và trẻ trong các hoạt động Cuối ngày cô cùng trẻ xem lại,trẻ tự xem, tự nói lên cảm xúc, nhận xét của mình về bức ảnh, về các sản phẩm củamình Cô khen ngợi để tạo động cơ, thúc đẩy nhu cầu hoạt động của trẻ.

+ Cuối chủ đề, cuối giai đoạn kết hợp với các lớp, với phụ huynh tổ chức sự kiệncủa lớp để trưng bày, chia sẻ sản phẩm của mình.

3.2.2/ Tổ chức lồng ghép giáo dục tính tự lập cho trẻ vào các hoạt động: * Hoạt động đón trả trẻ:

Như chúng ta đã biết đặc điểm tâm lí của trẻ 3 – 4 tuổi là “ Mau nhớ nhưng cũngchóng quên” Vì vậy việc rèn luyện tính tự lập cho trẻ cần phải thường xuyên liên tục.Khi trẻ đến lớp tôi nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ, trẻ tự cất đồ dùng cá nhân đúng nơiquy định, tự đổi cất dép lên giá, lấy ghế ngồi cho mình, nếu có sữa tự lấy và bỏ vàochỗ quy định đến giờ về tôi cho các trẻ ở từng tổ vào lấy đồ dùng cá nhân của mìnhvào chỗ ngồi và tự kiểm tra trẻ xem có thiếu gì không, ngày nào tôi cũng nhắc nhở trẻvà cho trẻ thực hiện các thao tác đó nên bây giờ trẻ biết cất và lấy đồ dùng cá nhân củamình rất chủ động, thành thạo, không còn bị nhầm đồ dùng cá nhân của bạn nữa Côgiáo cũng đỡ vất vả trong việc phân phát đồ cho cho các cháu phụ huynh rất vui, đồngtình và rất ủng hộ cô (Ví dụ: Giờ đón trẻ, tôi có thể thiết kế trò chơi “Tìm chỗ cho đồdùng của bạn”, hay “Đồ dùng của bạn để ở đâu”… để hình thành cho trẻ thói quen tựphục vụ, trò chơi “kể nhanh những công việc con có thể làm khi đến lớp hay trước khira về”)…

* Hoạt động học

Để giáo dục tính tự lập cho trẻ trong các giờ hoạt động học trên lớp tôi thường chotrẻ tự lấy và cất đồ dùng học tập của mình qua đó tôi thấy trẻ rất vui vẻ, hứng thú vàluôn muốn học hỏi khám phá xem hôm nay được học những gì từ các đồ dùng mà côgiáo đã chuẩn bị cho mình.Tôi thiết kế nội dung học gần gũi với trẻ như: Bé làm gì đểcơ thể luôn sạch sẽ, Bé sắp xếp đồ dùng cá nhân như thế nào… dưới hình thức các tròchơi, khuyến khích trẻ học qua chơi (Ví dụ: Giờ Khám phá khoa học về môi trường tựnhiên, thay vì yêu cầu trẻ chọn những loại đồ dùng gia đình để ăn và để uống, cho trẻ

Trang 10

đóng vai những đầu bếp đi siêu thị mua sắm những đồ dùng để ăn, những đồ dùng đểuống …) trẻ sẽ rất thích thú và tự giác tham gia vào hoạt động học.

* Hoạt động chơi ngoài trời:

Thông qua hoạt động ngoài trời, giáo viên cho trẻ được trở thành những nhân vậtmà bé rất thích được làm như “Nhà khoa học tí hon” để khám phá thông qua các tròchơi như “Vật chìm, vật nổi”, “Chất tan, chất không tan”, “Vật lăn được, vật không lănđược”… hay “Nhà thám hiểm tí hon” để tìm hiểu về sự thay đổi của sự vật xung quanh(cây nẩy mầm, lớn lên, nở hoa…) để trẻ được tự tìm hiểu, chủ động tham gia và tựkhám phá trong hoạt động.

Tổ chức các hoạt động cho trẻ được trải nghiệm với những công việc ngoài thực tiễnnhư “làm bác nông dân”; “làm bác chăm vườn” để tự nhổ cỏ, lau lá, tưới cây Thôngqua hoạt động, trẻ tự lựa chọn đồ dùng, phương tiện phù hợp để hoàn thành nhiệmvụ Tổ chức cho trẻ tham gia một số hoạt động như: Nhặt lá rụng sân trường, nhặt rácbỏ vào thùng rác…tôi chia trẻ ra thành các nhóm nhỏ cho trẻ tự chọn công việc màmình thích mỗi nhóm 5 – 6 trẻ, nếu trong quá trình trẻ thực hiện tôi quan sát thấy trẻnào còn lúng túng thì tôi lại gần hướng dẫn và cùng làm với trẻ trò chuyện với trẻ vềmục đích, ý nghĩa và công việc trẻ đang làm …từ đó trẻ them hiểu và yêu quý câyxanh, yêu thiên nhiên, biết giữ gìn bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp hơn…khi trẻlàm tốt công việc được giao cô tuyên dương, khen ngợi, trẻ cảm thấy hứng thú, tự tinhơn và từ đó thích tham gia vào các hoạt động tập thể của lớp hơn.

* Lồng ghép trong hoạt động chơi ở các góc, hoạt động chiều

Với trẻ mầm non hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo qua đó“ trẻ học mà chơi,chơi mà học” Vì vậy trong giờ hoạt động chơi ở các góc tôi gợi ý để trẻ tự chọn góc

chơi vai chơi mà trẻ thích hướng dẫn trẻ cách sử dụng đồ chơi, có lúc tạo ra các tìnhhuống để trẻ tự giải quyết, chơi cùng trẻ giúp trẻ khám phá những điều mới lạ, hấpdẫn…khi hết giờ chơi tôi cho trẻ tự cất đồ chơi ở các góc mà trẻ chơi, ngăn nắp, gọngàng động viên, khuyến khích trẻ để giờ sau trẻ chơi tốt hơn.

Ở hoạt động rèn các kỹ năng buổi chiều tôi cho trẻ được thực hành các kỹ năng như:Tự đi dày dép, tự mặc, xếp quần áo, đội mũ, đi tất…Đặc biệt là kỹ năng biết tự đi vệsinh khi có nhu cầu…Cho trẻ xem các tranh ảnh, video về rèn kỹ năng tự phục vụ bảnthân, tự lập được trong một số hoạt động mà không cần sự giúp đỡ của người lớn như:

Ngày đăng: 21/07/2024, 03:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w