1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

kinh nghiệm sử dụng nền tảng meet trong google để dạy học trực tuyến và hướng dẫn học tập môn ngữ văn

45 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kinh nghiệm sử dụng nền tảng Meet trong Google để dạy học trực tuyến và hướng dẫn học tập môn Ngữ văn
Tác giả Nguyễn Thị Anh
Trường học Trường Phổ thông DTNT cấp 2-3 Vĩnh Phúc
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến
Năm xuất bản 2021
Thành phố Vĩnh Phúc
Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 31,34 MB

Nội dung

Sovới các nền tảng khác như Zoom, Zalo, Zavi, Lạc Việt, Microsoft Teams, Hangout…thì Google Meet có những tiện ích về thời gian, liên kết, dễ sử dụng với giáo viên vàhọc sinh nhất.Trong

Trang 1

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1 Lời giới thiệu

Không chỉ do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh, trong điều kiện ứng dụngcông nghệ vào dạy học hiện đại, mọi môn học và hoạt động giáo dục đều nhờ đến cácnền tảng dạy học trực tuyến hoặc phối hợp trực tiếp và trực tuyến Bên cạnh các hoạtđộng dạy học tương tác giáo viên – học sinh, các ứng dụng trực tuyến còn tạo điềukiện cho giáo viên và học sinh trao đổi, giao bài tập/dự án, kiểm tra đánh giá, lưu trữ

tư liệu…Cho đến nay, chưa có ứng dụng công nghệ nào hỗ trợ 100% cho giáo viên vàhọc sinh tất cả các khâu từ tương tác học tập cho đến kiểm tra, đánh giá Tuy nhiên,giáo viên vẫn vận dụng công nghệ ở từng khâu để hỗ trợ dạy - học qua các ứng dụngcủa Google như Gmail, Google Drive, Google Site, Google Meet, Google Classroom

để trao đổi kiến thức, gửi học liệu, tạo ra các sản phẩm học tập trực tuyến đa dạng Sovới các nền tảng khác như Zoom, Zalo, Zavi, Lạc Việt, Microsoft Teams, Hangout…thì Google Meet có những tiện ích về thời gian, liên kết, dễ sử dụng với giáo viên vàhọc sinh nhất

Trong thời gian học tập online trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, GoogleMeet không chỉ giúp tương tác dạy học không giới hạn thời gian, mà còn tích hợptrong đó nhiều ứng dụng khác giúp giáo viên vừa đưa học liệu, vừa thiết kế bài tậpkiểm tra, đánh giá vừa có thể lưu trữ các sản phẩm học tập Việc nộp bài, chấm bài từMeet sang Classroom và Drive cùng nền tảng sẽ hạn chế việc học sinh phải gặp trựctiếp giáo viên nộp bài, giảm giấy in ấn, việc lưu trữ bài và điểm sẽ được mãi mãi vàchấm bài trên ứng dụng có thể phóng to lên dễ nhìn hơn Mọi thông báo về nhận xét,trả bài, điểm số sẽ được gửi đến học sinh ngay lập tức Giáo viên cũng có thể tạo ranhững bài tập, bài kiểm tra 15 phút, bài viết ở nhà trong một thời hạn nhất định do càiđặt tự động để chấm, chữa bài cho học sinh Đối với phần đọc - hiểu, giáo viên cũng

có thể dùng Google site để cài đặt chế độ chấm và cộng điểm tự động khá nhanhchóng, khoa học Hơn nữa, việc cài đặt các tính năng trong Meet so về âm thanh, kếtnối, tin nhắn, chia sẻ bài…cũng dễ nhận biết hơn các nền tảng khác

Vì thế, tôi chọn sáng kiến về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mônNgữ văn do ảnh hưởng của Covid-19, cụ thể là tận dụng sức mạnh của nền tảngGoogle để dạy học trên Google Meet và giao bài, hướng dẫn học sinh học tập hiệuquả

Trang 2

2 Tên sáng kiến: Kinh nghiệm sử dụng nền tảng Meet trong Google để dạy học trực tuyến và hướng dẫn học tập môn Ngữ văn.

3 Tác giả sáng kiến:

- Họ và tên: Nguyễn Thị Anh

- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Phổ thông DTNT cấp 2-3 Vĩnh Phúc

- Số điện thoại: 0986056782; Email: nguyenanhdtnt@gmail.com

4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Anh

5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: áp dụng trong giảng dạy Ngữ văn cho học sinh

Trung học phổ thông

6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Ngày 09 tháng 11 năm

2021

7 Mô tả bản chất của sáng kiến:

7.1 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến

7.1.1 Về thuận lợi:

Ban giám hiệu nhà trường và sự chỉ đạo của các cấp đã tạo điều kiện cho giáoviên bồi dưỡng, khai thác ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học từ nhiều nămnay Công nghệ thông tin tạo thuận lợi lớn về nguồn khai thác tư liệu phong phú chogiáo viên

Trong thời kỳ bùng nổ của công nghệ thông tin, bên cạnh các phần mềm tiệních, công cụ hỗ trợ ưu việt cho dạy học Ngữ văn đã được dùng hiệu quả nhưPowerpoint, E-learning, Presenter Giáo viên cũng đã mạnh dạn tìm kiếm các hỗ trợkhác như Kahoot, Prezi, Sway… với nhiều tính năng nổi trội đem lại hiệu quả caotrong việc tạo video, bài giảng, hỗ trợ thiết kế bài tập Ngữ văn Các phần mềm dạytrực tuyến đều có lợi thế riêng mà được sử dụng nhiều nhất là Zoom và Teams Tất cảphần mềm, ứng dụng đều có tiện ích và giúp giáo viên có thể sử dụng dạy học hiệuquả

Dạy học trực tuyến do ảnh hưởng của dịch song các em học sinh có nề nếp vàtinh thần thái độ học tập tốt, các em sẵn sàng thực hiện các dự án học tập, trao đổi vớigiáo viên thường xuyên, làm đủ các bài tập được giao HS trường Phổ thông DTNTcấp 2-3 Vĩnh Phúc được tạo điều kiện tốt nhất về trang bị các thiết bị hỗ trợ học tập.Nhiều em có kỹ năng sống tốt, có năng khiếu, có năng lực cắt ghép, chỉnh sửa hìnhảnh Đây là đặc điểm thuận lợi khích lệ GV đổi mới dạy học

Trang 3

Trong năm học vừa qua, trường Phổ thông DTNT cấp 2-3 Vĩnh Phúc là mộttrong những trường THPT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện dạy học online hiệuquả, bộ môn Ngữ văn cũng cố gắng khai thác các ứng dụng trực tuyến phù hợp vớimôn học để phát huy năng lực học sinh.

7.1.2 Về khó khăn:

Có quá nhiều ứng dụng dạy học trực tuyến có thể hỗ trợ GV tương tác với họcsinh hiệu quả, trong tình hình phải dạy học online cùng lúc với đông lượt truy cập,nếu tất cả cùng sử dụng một ứng dụng sẽ tạo ra sự quá tải và ảnh hưởng đường truyềnmạng Giáo viên phải học hỏi, tìm kiếm giải pháp tối ưu hơn để giờ học trực tuyếndiễn ra liên tục, hiệu quả nhất

Nhiều GV vẫn coi trọng phương pháp dạy học truyền thống và lấy sách giáokhoa là công cụ tuyệt đối trong dạy học Việc sử dụng các phương tiện công nghệ, đặcbiệt và những công cụ mới, hiện đại trong các hoạt động dạy học còn nhiều hạn chếnên chưa tạo được sự hấp dẫn và khơi dậy được niềm yêu thích môn Ngữ văn cho HS.Trong khi đã và đang có rất nhiều ứng dụng được các môn học khác sử dụng để thiết

kế tạo trò chơi, câu hỏi trắc nghiệm, phim hoạt hình khiến học sinh vô cùng hứng thú.Khi sử dụng nền tảng Google để dạy học trực tuyến, giáo viên không chỉ họp (tronggiờ học tương tác) mà còn có thể liên kết với Gmail, Classroom, Labhok, Drive củaGoogle để lưu bài giảng, giao bài tập, chấm chữa bài rất tiện ích

Các ứng dụng/phần mềm hầu hết đều phụ thuộc đường truyền Internet nênthưởng xảy ra mất tín hiệu, gián đoạn tương tác khi mạng không ổn định

Các phần mềm được sử dụng nhiều như Zoom, Teams thì đều có giới hạn thờigian

Ứng dụng Zoom sử dụng tiếng Anh trong nhiều cài đặt khiến một số giáo viên

Trong thời gian hạn chế tiếp xúc xã hội do ảnh hưởng của dịch bệnh hoặc cáctrường hợp học tập online, nếu làm bài kiểm tra đánh giá trên giấy thì ít kiểm soátđược việc học sinh trực tiếp làm bài, học sinh không thể nộp bài cho giáo viên nếukhông gặp trực tiếp Các phần mềm và ứng dụng được sử dụng trong môn Ngữ văn

Trang 4

mới chỉ phục vụ việc thiết kế trình chiếu, bài giảng, video…chứ chưa có ứng dụnghọc tương tác và chưa hỗ trợ giáo viên chấm, chữa, trả bài.

Trang 5

7.1.3 Sự cần thiết đề xuất giải pháp mới

Hướng tới mục tiêu dạy học đánh giá năng lực của chương trình giáo dục phổthông mới, giáo viên tăng cường sáng tạo, vận dụng công nghệ vào dạy học, môn Ngữvăn tất yếu phải vận dụng thế mạnh công nghệ để đổi mới và hỗ trợ hoạt động dạyhọc tức thời, khóa học, trong đó có ứng dụng họp trực tuyến Google Meet không giớihạn thời gian, số lượng người tham gia có thể tới 200 người và khi mạng gián đoạntrở lại bình thường thì các thông tin đang diễn ra của giờ học ngay lập tức được giữnguyên

Môn Ngữ văn dù chưa áp dụng đại trà cách kiểm tra đánh giá theo hình thứctrắc nghiệm, song có thể sử dụng Google Classroom có liên kết với Google Meet để

hỗ trợ giải quyết vấn đề lưu trữ, soi đáp án khi chấm bài, lưu bài và xuất điểm của họcsinh một cách dễ dàng hơn Google Meet cũng có thể hỗ trợ đưa các tài liệu, video bàigiảng khác hoặc link học tập lên ứng dụng cho học sinh theo dõi, học tập một cách dễhiểu, dễ làm với hầu hết giáo viên do sử dụng tiếng Việt trên cả trang Web hướng dẫn

và ứng dụng

7.2 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:

7.2.1 Nghiên cứu tính mới, sự khác biệt của giải pháp Google Meet

* Tính năng, đặc điểm, công dụng của Google Meet:

Google meet là hệ thống học/họp trực tuyến qua mạng trên nền Web được tíchhợp trong bộ G-suite của Google Chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng Google Meet để

tổ chức các buổi học/họp trực tuyến với số lượng người tham gia đồng thời lên đến

250 người trong một phòng (room) Google Meet là dịch vụ liên lạc qua video doGoogle phát triển Đây là ứng dụng để thay thế cho Google Hangouts bên cạnhGoogle Chat từ tháng 10/2019 Đây là ứng dụng hoàn toàn miễn phí nhằm hỗ trợ chocác buổi học/buổi họp trực tuyến có số lượng người tham gia lớn

Google Meet chính thức ra mắt vào tháng 3/2017 Ứng dụng này có khả năng

xử lý hình ảnh chất lượng và âm thanh ổn định hơn Google Hangouts Ngoài phiênbản trên web https://meet.google.com/ thì Google Meet còn phát hành dưới dạng ứngdụng có trên Android và iOS với các tính năng nổi bật như:

- Cho phép tối đa 100 thành viên tham gia mỗi cuộc gọi với người dùng Suite basic; tối đa 150 thành viên tham gia với G-Suite Business; tối đa 250 ngườitham gia với G-Suite Enterprise

G Có thể tham gia và sử dụng trên nền tảng website hoặc ứng dụng điện thoại

Trang 6

- Nội dung cuộc họp/học sẽ được bảo mật bằng mật khẩu dành cho người dùngG-Suite Enterprise.

- Tích hợp với Google Calendar để lên lịch cho cuộc họp trực tuyến bằng 1click chuột

- Chia sẻ màn hình để trình bày tài liệu, bảng tính, thuyết trình

- Cuộc gọi được mã hóa với tất cả người dùng

- Phụ đề chi tiết thông qua nhận dạng giọng nói

- Người dùng miễn phí sẽ gặp phải một số hạn chế như: thời gian sử dụng giớihạn trong 60 phút kể từ tháng 9/2020; tất cả người tham gia phải có tài khoản Google

- Giáo viên và học sinh có thể theo dõi, cập nhật tình hình lớp học ở bất kỳ nơiđâu (chỉ cần có laptop, tablet hay điện thoại có kết nối internet)

- Khi giáo viên giao bài học, câu hỏi, bài tập thì học sinh sẽ nhận được thôngbáo tức thời để thực hiện và các tương tác được thực hiện dễ dàng có thể tùy chọn chế

độ riêng tư hoặc công khai

- Liên kết với Drive và Classroom của Google, giáo viên có thể zoom (phóng

to, thu nhỏ) bài làm trong quá trình chấm bài, nhận xét trực tiếp vào các đoạn, ghiđiểm ở mỗi câu, mỗi ý trên bài và ứng dụng sẽ tự cộng điểm, xuất điểm và thông báotới học sinh ngay lập tức khi việc chấm bài hoàn thành

* Tiện ích, tính mới nổi bật của Google Meet so với ứng dụng khác:

Có nhiều hệ thống quản lý học tập (LMS), nhiều nền tảng hỗ trợ học tập trựctuyến và hỗn hợp khác được sử dụng/ứng dụng phổ biến và rộng rãi trên thế giới Sovới các hệ thống quản lý học tập, các nền tảng hỗ trợ trực tuyến và hỗn hợp cơ bảnkhác, Meet của google tiện ích ở các điểm sau:

Trang 7

- Giáo viên có thể truy cập trực tiếp vào Google Meet thông qua GoogleChrome hay trên các trình duyệt khác bằng cách truy cập meet.google.com mà khôngcần tải tệp hoặc plugin.

- Giáo viên không cần phải tạo tài khoản riêng mà vẫn có thể lên lịch và thamgia các cuộc họp chỉ với thông tin đăng nhập Google

- Đã có bản ứng dụng miễn phí cho hệ điều hành Android và iOS sử dụng dễdàng trên thiết bị di động

+ Tích hợp tính năng G Suite

+ Tích hợp khả năng gọi thoại và video

+ Tính năng lọc tiếng ồn xung quanh

+ Có thể trò chuyện trực tiếp thông qua tính năng Trò chuyện

+ Chức năng tìm kiếm thông minh cho tin nhắn

+ Dễ dàng chia sẻ tập tin và màn hình

+ Tự động lấy nét màn hình

+ Hỗ trợ các tùy chỉnh cho quản trị viên (người điều khiển – giáo viên)

+ Chế độ xem thư viện cho các cuộc họp nhiều người

- Phần mềm Google Meet cho phép người dùng tích hợp cuộc họp với cácnhóm khác thông qua Skype for Business và các hệ thống họp video khác dựa trêntiêu chuẩn SIP và H.323

- Đồng thời, Google Meet cũng tích hợp với các ứng dụng bổ sung bao gồm cácdịch vụ khác của Google như dịch vụ tích hợp với Lịch Google

- Đặc biệt tính bảo mật: Phần mềm Google Meet đến hiện tại chưa có bất kỳbáo cáo vi phạm nào liên quan đến việc dữ liệu bị đánh cắp do mức độ mã hóa vượttrội và khả năng bảo mật tuyệt vời của Google

7.2.2 Đăng kí và đăng nhập tài khoản và tạo buổi học trên Meet

* Đăng kí và đăng nhập tài khoản:

Truy cập đường dẫn https://meet.google.com rồi chọn: Meet Đăng nhập vàobằng một tài khoản gmail cá nhân, nên chọn Gmail do trường hoặc đơn vị tổ chứccấp:

Trang 8

Ảnh 1 Giao diện đăng nhập gmail

Ảnh 2 Ứng dụng Classroom trong Gmail

* Tạo phòng học/buổi học trực tuyến mới

Cách 1: Tạo phòng họp để thực hiện:

Ảnh 3 Giao diện tạo cuộc họp mới

Cách 2: Chọn Bắt đầu một cuộc họp tức thì để mở một phòng họp mới ngay

lập tức

Ảnh 4 Giao diện tạo cuộc họp tức thì

Trang 9

* Sử dụng lại phòng học đã tạo:

Nếu mỗi lần họp ta lại tạo một phòng mới thi sẽ mất công gửi link phòng họpcho các thành viên nhiều lần Do đó, ta chỉ cần tạo phòng họp một lần rồi lưu lại đểbuổi sau dùng tiếp

Cách lưu lại hiệu quả nhất là đánh dấu lại đường link của phòng họp đó bằngcách như sau:

+ Tại cửa sổ phòng họp hiện hành, nhìn về phía cuối của thanh địa chỉ của trìnhduyệt, nhấn vào dấu sao:

+ Đặt tên cho phòng họp (Ngữ văn 11A1), rồi nhấn nút Done (Xong):

+ Mỗi lần cần bắt đầu buổi học với 1 lớp, giáo viên chỉ cần mở thẻ mới (NewTab) trên web, sẽ nhìn thấy phòng học được lưu để nhấp vào bắt đầu cho buổi học màkhông phải tạo lại buổi học mới

Chùm ảnh 5 Cách sử dụng phòng học đã tạo

* Học sinh đăng nhập vào cuộc họp/buổi học

Cách 1: Học sinh đăng nhập vào lớp bằng Gmail.

- Nhấn chọn vào biểu tượng của ứng dụng Google Meet hoặc đăng nhập trênweb bằng Gmail

- Học sinh truy cập vào đường dẫn trực tiếp đến lớp học nếu được giáo viên gửithư mời qua Gmail Click vào đường link (hoặc sao chép rồi dán đường link vàothanh địa chỉ của trình duyệt, sau đó nhấn Enter)

Ảnh 6 Cách tham gia buổi học

Trang 10

Cách 2: Học sinh vào học bằng đường link (đường dẫn tới cuộc họp) hoặc

mã cuộc họp.

- Học sinh truy cập vào đường link: Đường link sẽ hiện lên thông báo đầu tiênngay khi giáo viên vừa vào buổi học nếu học sinh đã cài đặt ứng dụng Meet trên điệnthoại hoặc đã từng tương tác buổi học với giáo viên Nếu thông báo đã tắt thì nhậnđược đường link buổi học, học sinh chỉ cần dán vào phần truy cập trang web hoặcnhấp trực tiếp vào đường link

Ảnh 8 Cách đăng nhập vào buổi học Meet

Sau khi nhấp vào đường link thì ứng dụng hiện ra, học sinh nhấp vào: Tham gia

và chờ được duyệt để vào lớp:

Ảnh 9 Cách thức yêu cầu tham gia buổi học

Trang 11

7.2.3 Cài đặt và điều khiển buổi học trên Meet:

(Các nút này xuất hiện phía dưới màn hình, chỉ xuất hiện khi di chuyển chuột)

- Cách tắt tiếng của tất cả người tham gia trên Google Meet

+ Mở ứng dụng Google Meet, sau khi tạo phòng học, họp online trên Google Meet > Nhấn vào mã lớp học, họp online

+ Chọn Mọi người.

+ Chọn Tắt tiếng của mọi người.

- Giáo viên có thể tắt mic của một hoặc tất cả các thành viên trong phòng học.Tuy nhiên để mở lại mic thì thành viên đó phải tự mở khi được giáo viên gọi trả lời

* Tương tác trong buổi học (trò chuyện, thảo luận hoặc chia sẻ)

- Trong quá trình buổi học diễn ra, các học sinh có thể trao đổi với nhau thông

qua cửa sổ Trò chuyện xuất hiện phía bên phải màn hình Giáo viên có thể nhìn vào

đó để biết được ai đó đang muốn có ý kiến để gọi phát biểu

- Giáo viên cũng như các thành viên có thể chia sẻ màn hình của mình cho tất

cả các thành viên khác trong phòng thấy khi muốn trình chiếu các slide bài giảng hay

Trang 12

các nội dung khác trong máy tính của mình bằng cách nhấn vào nút Trình bày ngay ở phía dưới màn hình.

* Cách tắt chia sẻ màn hình, tắt trò chuyện trên Google Meet trên máy tính

- Khi mở buổi học online trên Google Meet, nhấn vào biểu tượng ổ khóa.

- Nhấn vào biểu tượng nút gạt tại mục Chia sẻ màn hình và mục Gửi tin nhắn trò chuyện để tắt tính năng chia sẻ màn hình và chat trong Google Meet.

Trang 13

Ảnh 12 Cách thay đổi bố cục màn hình

- Ngoài ra, còn có các bố cục khác để bạn lựa chọn như:

+ Tự động: Google Meet sẽ tự động lựa chọn kiểu hiển thị cho bạn dựa vào số

lượng thành viên tham gia học, họp online

+ Tiêu điểm: Chỉ hiển thị duy nhất 1 cửa sổ của người đang nói hoặc thuyết

trình và không hiển thị bất cứ thành viên nào trên màn hình

+ Thanh bên: Màn hình chính sẽ hiển thị người đang nói hoặc thuyết trình với

những thành viên được hiển thị ở cột bên phải

* Tự động thêm học sinh vào lớp:

- Tìm biểu tượng Meet Auto Admit trên thanh công cụ và click vào mục Tuỳ chọn phần mở rộng.

Trang 14

- Sau đó, mỗi khi có học sinh vào lớp học, Google Meet sẽ hiện lên thông báonhư hình bên dưới và tự động thêm học sinh vào lớp.

* Cách điểm danh học sinh online trên Google Meet khi học, họp online bằng Meet Attendance (Không phải dùng thủ công đọc tên từng học sinh):

- Cài tiện ích Meet Attendance

- Chọn tài khoản Gmail mà bạn sử dụng để dạy học hoặc họp online.

- Chọn Allow để đồng ý cho phép tiện ích Meet Attendance truy cập

vào Google Meet

- Sau khi tạo phòng học, họp online trên Google Meet, nhấn vào biểu tượng ở góc dưới bên phải.

- Di chuyển con trỏ chuột vào biểu tượng ô vuông có dấu tích Tại đây sẽ có 2

tính năng để bạn lựa chọn:

- Biểu tượng dấu cộng ở bên trái: sẽ điểm danh số người tham gia phòng học,

họp online tại thời điểm hiện tại

- Biểu tượng dấu cộng ở bên phải: sẽ điểm danh toàn bộ số người đã tham gia

vào phòng học, họp online

- Nhấn vào biểu tượng dấu cộng.

- Nhấn vào biểu tượng ô vuông có dấu tích để xuất hiện file dữ liệu điểm

danh File này sẽ được lưu trong Google Drive của thầy cô

Ảnh 14 Cách điểm danh HS

* Cách ghi lại cuộc họp, học online trên Google Meet trên máy tính

Muốn khắc phục hạn chế của Meet là không ghi lại được buổi học, các thầy côgiáo cần sử dụng tài khoản do tổ chức hoặc trường học cấp

- Khi đang sử dụng ứng dụng Google Meet, nhấn vào biểu tượng 3 dấu chấm rồi chọn: Ghi lại cuộc họp.

Trang 15

Ảnh 15 Thao tác ghi lại cuộc họp

- Chọn Bắt đầu ghi.

- Để dừng ghi lại cuộc họp, học online trên Google Meet, chọn Dừng ghi, sau

đó bản ghi sẽ được lưu vào Google Drive của thầy cô

- Sau này muốn xem lại bản ghi, thầy cô chỉ cần mở hộp thư trong Gmail >

Chọn thư nhận được từ Google Meet > Chọn Mở trong Drive để xem và tải về bản

ghi cuộc họp, học online Drive khi liên kết với Meet sẽ lưu tất cả tài liệu, bài giảng,bài tập và thông tin buổi học của thầy cô

7.2.4 Xác định mục tiêu giáo dục và hướng dẫn chuẩn bị bài kĩ lưỡng

* Bước 1: Xác định các phẩm chất và năng lực cần hình thành

Về phẩm chất: Giáo dục các phẩm chất: Tình yêu thương con người, yêu quê

hương đất nước (qua nội dung các bài học), phẩm chất trung thực, chăm chỉ, tráchnhiệm qua các hoạt động chuẩn bị bài, tự học và làm chủ các hoạt động học

Về năng lực: Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề

và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực côngnghệ thông tin và truyền thông

Năng lực riêng :

+ Năng lực tái hiện và vận dụng kiến thức,

+ Năng lực đọc - hiểu, giải mã văn bản,

+ Năng lực sáng tạo, năng lực tạo lập văn bản,

+ Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống…

+ Năng lực giao tiếp Tiếng Việt

Trang 16

+ Năng lực thưởng thức Văn học/cảm thụ thẩm mỹ

+ Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học

* Bước 2: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài:

- Giáo viên cần thiết phải giao chi tiết các nội dung hoạt động cần chuẩn bị chohọc sinh từ trước khi diễn ra buổi học trực tuyến với một thời gian hợp lý

- Thường thì GV sẽ hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà theo các yêu cầu sau: Đọc

và tóm tắt văn bản; Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu cuối bài; Tìmhiểu kiến thức và làm bài tập cô giáo yêu cầu khi về nhà Các sản phẩm chuẩn bị đượcgiao (thực hiện hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm trong dạy học dự án…)

Để tiết kiệm thời gian tương tác trong buổi học trực tuyến thường chỉ diễn ra tối

đa 90 phút (2 tiết học), GV cần thiết kế hoạt động chuẩn bị bài mô phỏng các dự án:

Ví dụ :

Giao dự án trong khâu chuẩn bị bài Sóng (Ngữ văn 12 dạy trực tuyến)

Do giới hạn của chương trình giáo dục, bài thơ Sóng được học trong 02 tiết, HSlớp 12 phải thực hiện nhiều hoạt động học tập ở các môn nên không tổ chức dạy họctheo dự án đầy đủ tất cả các khâu, ở đây GV chỉ vận dụng giao dự án để HS tạo ra sảnphẩm và đánh giá

Trước 1 tuần, GV giao nhiệm vụ tới HS theo cá nhân và theo nhóm: GV ghi 4

phiếu với 4 nhiệm vụ và chia lớp thành 8 nhóm cho HS bốc thăm sản phẩm các emcần hoàn thiện, kí kết với GV về sản phẩm và thời gian

* Tất cả HS:

- Đọc hiểu văn bản, hoàn thiện phiếu HT theo thiết kế của GV

- Đọc tài liệu, xem các video về nhà thơ Xuân Quỳnh, sưu tầm những bài thơ,câu thơ hay nhất Tìm các bài hát phổ nhạc bài thơ Sóng và các ý kiến đánh giá bàithơ

* Từng nhóm HS:

- Nhóm 1,2: Tạo ra sản phẩm video, tranh ảnh về Xuân Quỳnh (Cuộc đời, sự nghiệp, những bài thơ hay nhất)

+ Phương pháp: Dựng video theo cách cắt ghép sản phẩm có sẵn hoặc tự quay

để giới thiệu Vẽ tranh, sưu tầm ảnh (Không quá 2 phút)

+ Phương tiện: Điện thoại, internet, tuyển tập thơ Xuân Quỳnh

- Nhóm 3, 4: Đọc, bình những bài thơ hay nhất của Xuân Quỳnh để giới thiệu đặc điểm phong cách thơ.

Trang 17

+ Phương pháp: thuyết trình

+ Phương tiện: trình chiếu power point

+ Thời gian trình bày: 3 phút

- Nhóm 5,6: Quay hoặc sưu tầm video về sóng biển thể hiện rõ âm điệu, giai điệu sóng Giới thiệu đến hoàn cảnh, xuất xứ bài thơ Sóng.

+ Phương pháp: thuyết trình

+ Phương tiện: trình chiếu power point

+ thời gian trình bày: 2 phút

- Nhóm 7,8: Tóm tắt thuyết minh những bài thơ viết về tình yêu cùng chủ đề bài thơ Sóng, nêu 1 vài quan niệm của giới trẻ về tình yêu.

+ Phương pháp: thuyết trình hoặc tiểu phẩm

+ Phương tiện: trình chiếu power point Thời gian: 3 phút

Trong tuần tiến hành dạy học theo kế hoạch, GV hoàn thiện thiết kế các hoạt

động dạy học chi tiết, hỗ trợ HS trong các hoạt động chuẩn bị theo nhóm, kiểm tra vàkhuyến khích công việc chuẩn bị bài của HS, HS nộp trước sản phẩm cho GV đầutuần để GV góp ý

7.2.5 Thiết kế dạy học trên lớp bằng các hoạt động đa dạng

* Chú trọng hoạt động khởi động

- Kích hoạt kiến thức tạo hứng thú, tạo tâm thế vào bài học mới

- Nhận biết và kết nối kiến thức đã biết và sẽ biết, cần học

- Các hình thức khởi động có thể thực hiện khi dạy trực tuyến trên Meet:

+ Mở video/bài hát/phim cùng chủ đề

+ Trò chơi: Ô chữ, Ai là triệu phú, Vòng quay kì diệu, Ong tìm chữ…

Ví dụ các hình thức khởi động có thể thiết kế trong dạy học bài học Chí Phèo(Nam cao):

1) Chiếu lên cho HS xem hình ảnh Lão Hạc và cậu vàng và hỏi các câu hỏi:

- Hình ảnh này gợi em nhớ đến nhân vật nào? Nhân vật đó trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

- Tác phẩm đó thuộc thể loại nào? Viết về đề tài gì?

2) Giới thiệu tác phẩm bằng video đã chuẩn bị sẵn

+ Ý tưởng thiết kế hoạt động: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh vào bài học.+ Nội dung hoạt động: cho học sinh trả lời câu hỏi sau khi xem video

+ Phương pháp tổ chức dạy học: Giáo viên nêu câu hỏi và gợi mở sau khi họcsinh trả lời

Trang 18

+ Phương tiện: máy tính, máy chiếu, video…

+ Sản phẩm: câu trả lời của học sinh

+ Giáo viên cho học sinh xem trích đoạn phim Làng Vũ đại ngày ấy

+ Giáo viên đặt câu hỏi: Em hãy cho biết trích đoạn phim vừa xem thuộc bộphim nào? Được chuyển thể từ tác phẩm chính nào của nhà văn Nam Cao? Cách khaithác số phận nhân vật trong tác phẩm có gì đặc biệt?

Học sinh: suy nghĩ, phát biểu ý kiến (Giáo viên: Quan sát, hỗ trợ học sinh).Giáo viên nhận xét, kết nối bài học

Trang 19

3) Đuổi hình bắt chữ (Như hình sau):

Ảnh 16 Trò chơi đuổi hình bắt chữ

* Đổi mới các phương pháp hoạt động hình thành kiến thức:

- Phương pháp đọc sáng tạo: Được coi là hình thức học tập phát triển năng

lực ngôn ngữ và tự chủ, tự học của học sinh, đọc sáng tạo được coi là yêu cầu bắtbuộc, phù hợp với thể loại và kiểu bài học đọc hiểu văn bản

Ví dụ: Đọc sáng tạo văn bản thơ được thực hiện trong phần II Đọc văn bản vớicách thức như sau:

- GV hướng dẫn HS đọc đúng ngắt nhịp, âm điệu Gọi HS đọc tốt nhất thể hiện

- GV mở video lồng ghép hình ảnh hoặc video giọng đọc, lời bình đánh giá chủ

đề bài thơ

- GV nêu các câu hỏi:

+ Em hãy xác định thể thơ và ngôn ngữ của văn bản?

+ Nhận xét cách gieo vần, ngắt nhịp?

+ Em nhận xét gì về giọng đọc của từng khổ thơ?

+ Giọng đọc, âm điệu của bài thơ được tạo nên bởi những yếu tố nào?

+ Sau khi đọc, em nêu cảm nhận chung của mình về:

Hình tượng thơ?

Tư tưởng, cảm xúc chủ yếu?

Cấu tứ bài thơ?

Như vậy ngay từ khâu đọc, HS đã có thể hình dung về thế giới tác phẩm, hòamình vào âm điệu và thế giới văn bản thơ để có những cảm nhận đầu tiên cơ bản nhất

về bài thơ

Trang 20

- Tăng cường cho HS làm việc nhóm (qua mục trò chuyện), có tạo ra sản phẩm học tập:

Thường khi dạy trực tuyến, vì lo thời gian và đường truyền mạng, Gv vẫn engại tổ chức hoạt động, song các HĐ nhóm sẽ tăng cường hứng thú học tập và giúpquản lí học sinh tốt hơn Các hình thức có thể sử dụng là:

+ Sơ đồ tư duy

Giáo viên đặt câu hỏi theo hình thức trắc nghiệm, hỏi đáp cho học sinh

Học sinh suy nghĩ và trả lời bằng miệng

Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh, nhận xét, đánh giá và bổ sung câu trả lờicủa học sinh

+ Sản phẩm mong đợi: Câu trả lời của học sinh.

Trang 21

Ảnh 18: HĐ luyện tập trên Meet

Trang 22

Giáo viên thu sản phẩm học sinh

+ Sản phẩm: Những bài thơ, tranh vẽ, sơ đồ, video

Ảnh 19: Tranh vẽ của HS sau bài học Chí Phèo

7.2.6 Liên kết với ứng dụng Classroom (lớp học) và Drive trong Google để giao bài, chấm bài, lưu trữ sản phẩm học tập của học sinh.

* Cách tạo bài tập.

Khi tạo lớp học, thì việc Upload bài tập là một bước rất quan trọng:

Ảnh 20 Giao diện tạo bài tập

- Bấm vào lớp mà thầy/cô muốn thêm một bài tập/câu hỏi

- Nhấp vào "bài tập" ở giữa trang

- Sau đó click chọn Google Drive

Ngày đăng: 20/07/2024, 18:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w