GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẨN DỆT MAY HÒA THỌ.Được thành lập từ 1962, Hòa Thọ là một trong những doanh nghiệp dệt may có bềdày lịch sử và quy mô lớn với 2 lĩnh vực chính: - Sản xuấ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG
KHOA KINH TẾ
QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN DỆT MAY HÒA THỌ
Giảng viên: Trần Hữu Hải
Thành viên nhóm 5:
1 Trần Thị Phương Thảo
2 Trần Thị Thanh Thuyền
3 Đinh Thị Thu Thảo
4 Trương Thị Thơ
5 Lê Tuấn Thành
Trang 2MỤC LỤC
I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẨN DỆT MAY HÒA
THỌ 1
1 Lịch sử hình thành và phát triển: 1
2 Mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh: 1
3 Các sản phẩm: 2
4 Các chi nhánh, nhà máy: 2
II PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI CỦA CÔNG TY CP DỆT MAY HÒA THỌ 4
1 Môi trường vĩ mô: 4
1.1 Môi trường kinh tế: 4
1.2 Môi trường công nghệ: 6
1.3 Môi trường văn hóa – xã hội 7
1.4 Môi trường nhân khẩu học 7
1.5 Môi trường chính trị pháp luật: 8
1.6 Môi trường toàn cầu: 8
2 Phân tích ngành và cạnh tranh 9
2.1 Sự cần thiết của phân tích ngành và cạnh tranh: 9
2.2 Mô hình năm lực lượng cạnh tranh: 10
2.3 Các nhóm chiến lược trong ngành 14
2.4 Hạn chế của mô hình năm lực lượng cạnh tranh 14
2.5 Các nhân tố then chốt cho thành công (KFS) 15
2.6 Kết luận về sức hấp dẫn của ngành: 15
III KẾT LUẬN: 16
Trang 3I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẨN DỆT MAY HÒA THỌ.
Được thành lập từ 1962, Hòa Thọ là một trong những doanh nghiệp dệt may có bề dày lịch sử và quy mô lớn với 2 lĩnh vực chính:
- Sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu các loại sản phẩm may mặc, các loại sợi
- Nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị thiết yếu dùng để kéo sợi và sản xuất hàng may mặc
Không chỉ là một hệ thống cung ứng Sợi - May hàng đầu Việt Nam, Hòa Thọ còn giữ vai trò nòng cốt, trong các hoạt động của Vinatex và Vitas, tích cực đóng góp to lớn vào ngành dệt may Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua
1 Lịch sử hình thành và phát triển:
- Năm 1962: Được thành lập từ năm 1962, tiền thân có tên là Nhà máy Dệt Hoà Thọ (SICOVINA) thuộc Công ty Kỹ nghệ Bông vải Việt Nam Năm 1975, khi thành phố Đà Nẵng được giải phóng, Nhà máy Dệt Hoà Thọ được chính quyền tiếp quản và đi vào hoạt động trở lại vào ngày 21/04/1975
- Năm 1993: Đổi tên thành lập doanh nghiệp Nhà nước: Công ty Dệt Hoà Thọ theo quyết định thành lập số 241/TCLĐ ngày 24/03/1993 của Bộ Công nghiệp nhẹ
Trang 4- Năm 1997: Đổi tên thành Công ty Dệt May Hoà Thọ theo quyết định số 433/QĐ-TCLĐ của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam
- Năm 2005: Chuyển thành Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt May Hoà Thọ theo quyết định số 200/2005/QĐ-TTg ngày 08/08/2005 của Thủ tướng Chính phủ
- Năm 2006: Ngày 15/11/2006 chuyển thành Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hoà Thọ theo quyết định số 3252/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp, và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 01 tháng 02 năm 2007
2 Mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh:
Tầm nhìn - Sứ mệnh
Xây dựng Tổng Công Ty Cổ Phần Dệt May Hòa Thọ phát triển trường tồn, có tính nhân văn cao, có chất lượng vượt trội, có sáng tạo không ngừng nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng để hàng hóa Hòa Thọ đi khắp thế giới và Hòa Thọ là Doanh Nghiệp nòng cốt của Tập Đoàn Dệt May Việt Nam
Triết lý kinh doanh
- Người lao động là tài sản quý giá nhất của Tổng Công Ty
- Tạo giá trị thực sự cho khách hàng
- Đóng góp vào sự phát triển của đất nước, môi trường sống và đáp ứng kỳ vọng của các cổ đông
Định hướng phát triển doanh nghiệp
- Văn hóa nhân văn và thượng tôn pháp luật
- Môi trường xanh, sạch, đẹp
- Chủ động hội nhập kinh tế Quốc tế
- Tích cực tham gia chuỗi giá trị ngành và toàn cầu
Mục tiêu:
- Tôn chỉ hoạt động của Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ là không ngừng sáng tạo, xây dựng và phát triển sản phẩm cốt lõi, đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày một cao của khách hàng
- Tăng cường công tác quản trị nhân sự, đào tạo nguồn nhân lực, đẩy mạnh công tác thị trường, bảo đảm phát triển thị trường bền vững
- Đẩy mạnh phát triển nghiên cứu khoa học kỹ thuật và ứng dụng công nghệ thông tin, tập trung đầu tư chiều sâu máy móc thiết bị hiện đại, thiết bị tự động hoá
- Không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông Tổng Công ty, chủ chốt tập trung các ngành nghề cốt lõi, tiếp tục duy trì việc huy động và
sử dụng vốn hiệu quả
Trang 5- Nâng cao công tác quản lý tài chính, tăng cường công tác giám sát của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Ban kiểm soát nội bộ
- Thực hiện tốt công tác trách nhiệm xã hội và môi trường theo hướng sản xuất xanh, quản lý môi trường, quản lý lao động theo tiêu chuẩn quốc tế
3 Các sản phẩm:
- Sản phẩm chủ lực: Sản phẩm sợi, Bảo hộ lao động, Veston, Áo khoác ngoài, Sản phẩm dệt kim và quần tây
- Sản phẩm xuất khẩu: Quần chống nhăn, sản phẩm sợ, bảo hộ lao động, veston, áo khoác ngoài và sản phẩm dệt kim
- Sản phẩm thời trang: Thương hiệu Merriman, Target, Savane…
- Sản phẩm cơ khí
4 Các chi nhánh, nhà máy:
- Công ty có tổng số 19 nhà máy và chi nhánh ở nhiều tình thành như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Trị
1 CHI NHÁNH TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÒA THỌ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2 CHI NHÁNH THÀNH PHỐ BIÊN HÒA - TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÒA THỌ
3 CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI - TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÒA THỌ
4 CHI NHÁNH TỔNG CÔNG TY CP DỆT MAY HÒA THỌ - CÔNG TY MAY HÒA THỌ ĐIỆN BÀN
5 CHI NHÁNH TỔNG CÔNG TY CP DỆT MAY HÒA THỌ - CÔNG TY MAY HÒA THỌ QUẢNG NAM
6 CHI NHÁNH TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÒA THỌ - CÔNG TY MAY HÒA THỌ HỘI AN
7 CHI NHÁNH TỔNG CÔNG TY CP DỆT MAY HÒA THỌ - CÔNG TY MAY HÒA THỌ DUY XUYÊN
8 CHI NHÁNH TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÒA THỌ - CÔNG TY MAY HÒA THỌ - ĐÔNG HÀ
9 CHI NHÁNH TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÒA THỌ TẠI THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH
10 NHÀ MÁY MAY HÒA THỌ 1- TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÒA THỌ
11 NHÀ MÁY MAY HÒA THỌ II- TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÒA THỌ
12 NHÀ MÁY SỢI HÒA THỌ -TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÒA THỌ
13 CHI NHÁNH TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÒA THỌ TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG, TỈNH KHÁNH HÒA
Trang 614 CHI NHÁNH TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÒA THỌ - NHÀ MÁY MAY HÒA THỌ - QUẢNG NGÃI
15 CHI NHÁNH TỈNH BẠC LIÊU - TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÒA THỌ
16 CHI NHÁNH TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÒA THỌ TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
17 CHI NHÁNH TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÒA THỌ TẠI TỈNH KIÊN GIANG
18 CHI NHÁNH TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÒA THỌ - NHÀ MÁY MAY QUẾ SƠN
19 CHI NHÁNH TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÒA THỌ - NHÀ MÁY MAY HÒA THỌ TRIỆU PHONG
II PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI CỦA CÔNG TY CP DỆT MAY HÒA THỌ
1 Môi trường vĩ mô:
Mục tiêu chính của phân tích môi trường vĩ mô là nhận diện các thay đỗi, khuynh hướng
dự kiến từ các yếu tố bên ngoài Với sự tập trung vào tương lai, việc phân tích môi trường bên ngoài cho phép tổ chức nhận diện cơ hội và đe dọa Trong thực tế, các ngành và tổ chức được đặt trong một môi trường rộng lớn gồm sáu phân đoạn: kinh tế, công nghệ, văn hóa xã hội, nhân khẩu học, chính trị pháp luật và toàn cầu hóa Những thay đổi trong môi trường vĩ mô có thể tác động trực tiếp đến bất kỳ lực lượng nào đó trong ngành, do đó, làm biến đổi sức mạnh tương đối đến các thế lực khác và với chính nó, cuối cùng làm thay đổi tính hấp dẫn của ngành
1.1 Môi trường kinh tế:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế:
Áp lực lạm phát dai dẳng và triển vọng thắt chặt tiền tệ mạnh hơn, các nền kinh tế phát triển làm suy giảm tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Hơn nữa là vào thời điểm các hoạt động kinh tế đang chững lại Đồng thời người tiêu dùng các nước nhập khẩu hàng dệt may thắt chặt chi tiêu, dẫn tới cầu tiêu dùng giảm gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động của các doanh nghiệp và hậu quả là giảm lợi nhuận cho doanh nghiệp và gây tăng sức ép cạnh tranh
Trang 7- Tỷ giá hối đoái:
Trang 8Tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023 mới đây, cho biết do kinh tế vĩ mô Việt Nam rất ổn định, đồng VNĐ có giá trị cao nên so với các đối thủ bị mất giá trị đồng tiền , hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam bị mất lợi thế cạnh tranh, trong khi nhu cầu lại thấp Chính vì vậy, cả năm 2023 dự báo thị trường sẽ khá trầm lắng
- Tình hình lạm phát:
Lạm phát tại các quốc gia lớn như Mỹ: tháng 9/2023 tăng 0,26% so với tháng trước, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát của khu vực đồng Euro tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước Nguyên nhân chủ yếu do bình quân giá xăng dầu trong nước 9 tháng năm 2023 giảm 15,26% so với cùng kỳ năm trước, giá dầu hỏa giảm 11,26%, giá gas giảm 10,21% và nhất là do ảnh hưởng của tình hình dịch Covid và chiến tranh Nga – Ukraina
Nhu cầu của các mặt hàng quần áo cao cấp như sơmi và áo phông làm từ sợi tái chế
và sợi bông (giá cao hơn) chậm lại trong nửa đầu năm 2023 một phần bởi tiết kiệm chi tiêu của người dân các nước Điều này đã tác động không nhỏ đến ngành dệt may Việt Nam trong những tháng gần đây, bởi nhiều doanh nghiệp nhập khẩu hàng dệt may của
Mỹ, EU đã rút ngắn đơn hàng, thậm chí một số đơn hàng đang bị tạm dừng
- Mức lãi suất:
Liên quan đến nguồn cung đối với giá lương thực và năng lượng từ cuộc xung đột Nga-Ukraina có thể làm tăng mạnh lạm phát và tác động tới lạm phát cơ bản, dẫn đến việc thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa Các ngân hàng trung ương lớn đã phản ứng với lạm phát cao bằng cách tăng lãi suất
Nhất là trong khi đơn hàng giảm, chi phí cho dệt may lại tăng cao do giá nguyên liệu đầu vào tăng (sợi bông) Do thiếu ngành công nghiệp phụ trợ để cung cấp nguyên liệu, ngành dệt may hầu hết nhập khẩu đến khoảng 80% nguyên, phụ liệu sản xuất Đây chính
là điểm yếu của ngành, khiến lợi nhuận của doanh nghiệp thu về rất nhỏ Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, lợi nhuận càng thêm teo tóp
1.2 Môi trường công nghệ:
Công nghệ lạc hậu hơn, đi sau so với các nước khác trên thế giới là một trong những hạn chế lớn của ngành may mặc Việt Nam hiện nay Gia công cho nước ngoài hoặc chỉ sản xuất những sản phẩm đơn giản, còn những sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật cao lại chưa đáp ứng được Vì thế, Hòa Thọ nên có những chính sách đầu tư phát triển máy móc để có thể tăng năng suất và chất lượng sản phẩm
Việt Nam đang đi theo xu hướng công nghiệp xanh, ‘xanh hóa’ ngành dệt may
Trang 9bằng môi trường Sự chuyển đổi xanh sẽ giúp Hòa Thọ tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm nhẹ sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, cũng như giảm thiểu các ảnh hưởng bất lợi của quá trình sản xuất đến môi trường
1.3 Môi trường văn hóa – xã hội
Năm 2020, ảnh hưởng từ sức nóng của đại dịch Covid-19 ngày càng tăng, dưới sự chỉ đạo của Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ đã khởi động chiến dịch “Hành động vì sức khỏe cộng đồng” với sản phẩm khẩu trang vải kháng khuẩn Tạo cơ hội sản xuất khẩu trang, ổn định nguồn doanh thu trong thời kỳ dịch bệnh ảnh hưởng
Cơ hội: Ngành dệt may làm tăng tính đa dạng số lượng lao động, cụ thể là số lượng lao động nữ trong ngành chiếm số lượng lớn và không ngừng tăng lên Không những thế, lao động nữ có năng suất lao động cao và có thể sẽ là lợi thế cạnh tranh lớn
Đe dọa: Với lối sống bảo vệ môi trường hiện nay, người tiêu dùng lựa chọn loại quần áo 2hand- đã qua sử dụng ngày càng tăng cao, gây ảnh hưởng đến sản lượng và doanh thu của các doanh nghiệp ngành dệt may nói chung và cả tổng công ty dệt may Hòa Thọ nói riêng
1.4 Môi trường nhân khẩu học.
Năm 2010, dân số thế giới là hơn 6,9 tỷ người, đến năm 2022 lên đến hơn 7,9 tỷ người Trong đó dân số châu Á ( chiếm 59,5% dân số thế giới), Châu Âu ( chiếm 9,6 % dân số thế giới), Mỹ Latinh( chiếm 8,4%) tăng lên nhanh chóng Các chuyên gia cho rằng đến năm 2050 dân số thế giới có thể đạt tới con số gần 10 tỷ người Dự kiến về dân số cho thấy những thách thức và cơ hội mới cho người làm kinh doanh Khi dân số thế giới tăng nhanh, cấu trúc nhân khẩu học thay đổi tổng thể, tạo cơ hội cho các hoạt động kinh doanh như nhu cầu may mặc quần áo tăng lên và sản xuất phát triển, nhất là ngành dệt may vì họ luôn cần nguồn nhân lực trẻ Tuy nhiên dân số tăng nhanh cũng ảnh hưởng đến khả năng phát triển của quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển
Việt Nam là nước đang phát triển có dân số đông, có cơ cấu dân số trẻ, cơ hội tốt để doanh nghiệp Hòa Thọ có được nguồn lao động trẻ dồi dào Và hiện nay tỉ lệ lao động nữ chiếm khoảng 80% tổng số lao động Chính điều này đã giải quyết được vấn đề thất nghiệp ở nữ (lực lượng lao động nữ đạt 24,0 triệu người, chiếm 46,8% lực lượng lao động của cả nước) và tạo lợi thế cạnh tranh cho Hòa Thọ nói riêng và các doanh nghiệp trong ngành nói chung
1.5 Môi trường chính trị pháp luật:
Trang 10Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hoà Thọ chịu sự điều chỉnh bởi luật của hệ thống pháp luật Việt Nam như Luật Doanh Nghiệp, Luật Kế Toán, Luật Lao Động… Ngoài ra, Tổng công ty phải tuân thủ các chính sách thuế hải quan liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu
Bên cạnh đó, Tổng công ty còn chịu tác động các điều luật của thị trường chứng khoán Việt Nam vì doanh nghiệp được đăng ký giao dịch trên sàn UPCOM
Với các điều luật, chính sách pháp luật liên tục đổi mới để phù hợp với nền kinh tế, Hoà Thọ chủ động cập nhật liên tục, nghiên cứu luật và chính sách kỹ lưỡng nhằm vừa nâng cao hiệu quả phòng ngừa các rủi ro pháp lý trong hoạt động kinh doanh, vừa duy trì hoạt động hiệu quả
- Đe dọa:
EU yêu cầu và kiểm soát nghiêm ngặt khi nhập khẩu các mặc hàng may mặc nếu không đáp ứng những yêu cầu này thì hàng may mặc muốn xuất khẩu sang EU rất khó khăn có thể bị phạt vậy nên cần tìm hiểu rõ Và Hòa Thọ làm rất tốt trong mảng này đáp ứng đủ nhu cầu yêu cầu hàng sản phẩm sang EU đảm bảo mẫu mã hợp thời trang rất hài long khách hàng kể cả những thị trường khắc khe nhất như Mỹ, EU, Nhật
- Cơ hội:
Việt Nam có sự ổn định về chính trị doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều
có thể yên tâm kinh doanh, Quốc phòng an ninh được giữ vững công tác cải cách hành chính có những bước tiến mới
Công tác rà soát và xây dựng thể chế được chú trọng hơn cơ chế mở cửa được mở rộng thực hiện ở nhiều nơi nhà nước củng có chính sách hỗ trợ ưu đãi đầu tư và phát triển ngành dệt may tạo điều kiện cho Công ty Hòa Thọ phát triển tốt ngành dệt may cải tạo và cung ứng sản phẩm toàn quốc và cả ngoài nước
1.6 Môi trường toàn cầu:
Tình hình kinh tế toàn cầu biến động mở ra khả năng đẩy mạnh xuất khẩu cho Việt Nam và đây cũng chính là cơ hội dành cho doanh nghiệp Việt có thể bước chân ra thị trường thế giới, khẳng định vị thế
Trang 11Việt Nam là nước xuất khẩu sang các thị trường lớn và tiềm năng như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản…Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 9/2023 ước đạt 31,41 tỷ USD, tăng 4,6%
so với cùng kỳ năm trước Tuy nhiên, tính chung 9 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vẫn giảm so với cùng kỳ năm trước, ước đạt 259,67 tỷ USD, giảm 8,2%
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 55,9
tỷ USD trong nửa đầu năm 2022 Xuất siêu sang Hoa Kỳ ước đạt 60,7 tỷ USD giảm 18%
so với cùng kỳ năm trước Và Việt Nam cũng tham gia vào các hiệp định thương mại như FTA( Hiệp định thương mại tự do)… và nổi bật nhất là tham gia vào WTO ( Hiệp định thương mại tự do Quốc tế)
Việc tham gia WTO đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp dệt may trong nước nói chung và Hòa Thọ nói riêng:
Trang 12- Tạo điều kiện mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, tăng cường khả năng cạnh tranh.
- Thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài nhờ có môi trường ổn định, minh bạch
- Có cơ hội tiếp cận các kĩ năng quản lý và công nghệ kỹ thuật mới
Nhưng cũng gặp những rủi ro nhất là về vấn đề sức ép cạnh tranh gia tăng và lãi suất quá cao khi Việt Nam tham gia vào WTO
Những tháng đầu năm, ngành dệt may Việt Nam trải qua những cung bậc cảm xúc đan xen, mặc dù bị ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 khiến nguồn cung bị đứt gãy, chi phí vận chuyển tăng cao nhưng lượng đơn hàng dồi dào, đơn hàng giá cao đã tạo cú huých tích cực tới hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của Chiến tranh Ukraina- Nga và những diễn biến khó lường của thị trường, tình hình lạm phát ở các quốc gia lớn như Mỹ, EU… đã khiến cầu giảm, lượng tồn kho lớn, làm gián đoạn nguồn cung; giá nhiên liệu, nguyên phụ liệu, chi phí vận chuyển tăng cao ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp
2 Phân tích ngành và cạnh tranh
2.1 Sự cần thiết của phân tích ngành và cạnh tranh:
Ngành là một nhóm các công ty cung cấp các sản phẩm hay dịch vụ có thể thay thế chặt chẽ với nhau Mỗi ngành bao gồm hỗn hợp và đa dạng các chiến lược các chiến lược cạnh tranh mà công ty theo đuổi để đạt được mực thu nhập cao hơn trung bình
Các ngành khác nhau thì sẽ có các đặc tính kinh tế, tình thế cạnh tranh và triển vọng lợi nhuận trong tương lai
Đặc tính kinh tế nổi bật của Hòa Thọ:
- Phân bố tập trung gần các khu dân cư, trong khu đất công nghiệp, cần nhiều nguồn lao động và làm việc trong một không gian rộng lớn
- Các sản phẩm sản xuất ra chủ yếu xuất khẩu sang các nước lớn như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản,
- Chi phí đầu tư tương đối thấp và khả năng thu hồi vốn nhanh chóng hơn so với các ngành công nghiệp “có khói”
- Mức độ ô nhiễm thấp vì ít tác động xấu đến môi trường tự nhiên
Tình thế cạnh tranh:
- Việt Nam phải nhập đến 80% vải cho may XK Mặc dù hiện nay, Hòa Thọ cũng đang tập trung đầu tư nghiên cứu phát triển nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất, nâng cao tính chủ động nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, chủ