Trong nghiên cứu này, dân SỐ thường được phân chia thành các nhóm đối tượng như dân sô thành thị và dân số nông thôn đề nghiên cứu sự chuyển động dân số giữa hai môi trường sống khác nha
Trang 1BO XAY DUNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN TRÚC HÀ NỘI - KHOA QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN
KINH TE DO THI
SINH VIEN THUC HIEN:
LOP:
MSV:
GIAO VIÊN HƯỚNG DẪN:
KIEM TRA GIUA KI
Ngô Khởi 20Q1
2051020094 Nguyễn Quang Minh
Trang 2Đề tài: Ảnh hưởng của vấn đề dân só, lao động, việc làm, thu nhập chênh lệch thành thị-
nông thôn đên đô thị hóa của địa phương
A_- PHẢN MỞ DAU
B-NOI DUNG
1 Lý luận chung vè đề tài nghiên cứu
1 Định nghĩa các yếu tỔ chính
2 Mối quan hệ giữa các yếu t6 nay va quá trình đô thị hóa của địa phương
3 Miối quan hệ giữa đô thị hóa với các yếu to
2 Thực trạng quá trình đô thi hoa
1 Đặc điểm tổng quan về đô thị hóa
2 Các chỉ số và dấu hiệu đánh giá quá trình đô thị hóa
3 Thách thức và cơ hội của quá trình đô thị hóa
3 Giải pháp
1] Chính sách và biện pháp hỗ trợ đô thị hóa
2 Các giải pháp đề cái thiện việc làm và thị trường lao động
3 Phát triển đô thị bên vững
C— KẾT LUẬN
D~ TÀI LIỆU THAM KHẢO
A_- PHẢN MỞ DAU
Đô thị hóa và quá trình phát triển đô thị là xu thế tất yêu của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có nước ta Đô thị hóa có các tác động không nhỏ đến sinh thái và kinh tế khu vực Dưới tác động đô thị hóa, tâm lý và lối sông của người dân thay đôi Đô thị hóa góp phần đầy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cầu lao động, thay đối sự phân bố dân cư Các đô thị không chỉ là nơi tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động mà còn là nơi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sử dụng lực lượng lao động có chất lượng cao, cơ sở kĩ thuật hạ tầng cơ sở hiện đại
có sức hút đầu tư mạnh trong nước và nước ngoài Tuy nhiên, đô thị hóa làm sản xuất ở nông thôn bị đình trệ do lao động chuyên đến thành phó Thành thị phải chịu áp lực thất nghiệp, quá tải cho cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường sống, an ninh xã hội không đảm
bảo, các tệ nạn xã hội ví dụ như thiêu việc làm sẽ nảy sinh ra nhiều vấn đề xã hội Một trong những vấn đề xã hội nảy sinh từ vấn đề đô thị hóa là chênh lệch thu nhập,
khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng Sự phân hóa này có thể thấy rõ giữa các khu vực thành thị và nông thôn, giữa các nhóm thu nhập trong xã hội, giữa các vùng kinh té, gitra cac dia phuong, SỐ người giàu đang giàu lên nhanh và là nhóm người thiểu số sở hữu nhiều của cải, vật chất trong xã hội Sự chênh lệch giàu nghèo sẽ dẫn tới sự bất bình
Trang 3đăng trong tiếp cận dịch vụ đô thị như nhà ở, việc làm, giáo dục, y tế, cấp điện, môi trường
B-NOI DUNG
1 Lý luận chung vè đề tài nghiên cứu
1 Định nghĩa các yếu tô chính
« - Dân số: Dân số là tông số người sống trong một khu vực cụ thể, bao gồm cả cư dân thành thị và nông thôn Trong nghiên cứu này, dân SỐ thường được phân chia thành các nhóm đối tượng như dân sô thành thị và dân số nông thôn đề nghiên cứu sự chuyển động dân số giữa hai môi trường sống khác nhau và ảnh hưởng của chúng đối
với quá trình đô thị hóa
« - Lao động: Lao động bao gồm tất cả những người lao động có khả năng lao động và
tham gia vào hoạt động sản xuất, dịch vụ hoặc hành chính Trong ngữ cảnh của
nghiên cửu này, lao động thường được phân loại thành lao động thành thị và lao động
nông thôn, với sự khác biệt về điều kiện làm việc và nguồn lực kinh tế
« - Việc làm: Việc làm là mọi hoạt động mà một người lao động thực hiện đề kiếm sống, bao gồm cả công việc tự do và công việc thuê mướn Trong ngữ cảnh của đề tài, việc làm được xem xét trong hai môi trường sống khác nhau, thành thị và nông thon, dé hiểu rõ hơn về sự phân bố và đặc điểm của các ngành nghè và nền kinh tế
¢ Thu nhập chênh lệch: Thu nhập chênh lệch là sự khác biệt trong mức thu nhập giữa các nhóm dân số, khu vực hoặc ngành nghề khác nhau Trong nghiên cứu này, thu nhập chênh lệch giữa thành thị và nông thôn thường được sử dụng đề đánh giá sự bất đồng trong phân phối thu nhập và ảnh hưởng của nó đến quá trình đô thị hóa
« - Đô thị hóa: quá trình tăng tỷ lệ dân số sống trong các đô thị và khu vực thành thị so với dân số sống trong các khu vực nông thôn Trong quá trình này, dân số từ các khu vực nông thôn chuyên đôi và di cư vào các thành phố hoặc các đô thị lớn để tìm kiếm
cơ hội kinh doanh, việc làm, và cải thiện chất lượng cuộc sống
« Thước đo đô thị hóa: Có nhiều thước đo ĐTH được đưa Ta, nhằm đánh giá các đặc trung cua qua trinh DTH Ở đây, chúng tôi sử dụng chí số đô thị — néng thôn dé lam thước đo Chỉ số này thường được sử dụng trong các nghiên cứu dự báo về động lực
và xu hướng phát triển của ĐTH Chí số đô thị — nông thôn (Urban — Rural Ratio)
URR, = PU,
duoc xac dinh bang công thức sau: PR,
URRt: Chỉ số đô thị - nông thôn tại thời điểm t
PUt : Dân số đô thị tại thời điểm t
PRt : Dân số nông thôn tại thời điểm t
2 Mối quan hệ gitta cac yéu to nay va qua trình đồ thị hóa của địa phương
Sự gia tăng dân sô thường đi đôi với quá trình đô thị hóa Khi dân so tang, nhu cầu về nhà ở, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công cộng trong đô thị cũng tăng lên, đồng thời thu
hút người dân từ nông thôn vào thành thị để tìm kiếm cơ hội việc làm và cuộc sống tốt
hơn Lao động là nhân tô chính thúc đây quá trình đô thị hóa Sự di cư của lao động từ
nông thôn vào thành thị tạo ra một lực lượng lao động đáng ké cho các ngành công
Trang 4nghiệp và dịch vụ trong thành phố Việc tạo ra việc lam hấp dẫn cũng là một yếu tố quan trọng trong việc thu hút dân số đến các đô thị
Sự chênh lệch về thu nhập giữa thành thị và nông thôn thường làm tăng cơ hội và
ý định di cư của người dân từ nông thôn vào thành thị đề tìm kiếm thu nhập cao hơn và cải thiện cuộc sống Điều này có thê dẫn đến sự tăng lên của dân số đô thị và thúc đây quá trình đô thị hóa
Các yếu tố này không tồn tại độc lập mà thường tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau Ví dụ, một nên kinh tế thành thị mạnh mẽ có thể tạo ra nhiêu cơ hội việc làm, dẫn đến sự tăng trưởng dân số đô thị và làm tăng thu nhập chênh lệch giữa thành thị và nông thôn Mỗi quan hệ phức tạp giữa các yếu tô này đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu và dự đoán quá trình đô thị hóa của một địa phương, từ đó đưa ra các chính sách và biện pháp quản lý hợp lý và bền vững
3 Ý nghĩa và tầm quan trọng của quá trình đô thị hóa
Đô thị hóa ảnh hưởng đến các quá trình dân số như di dân từ những vùng nông thôn đến các thành phô lớn, gia tăng tỉ lệ dân số đô thị Ngoài ra, đô thị hóa còn chi phối các hành vi dân số như hôn nhân, mức sinh và mức tử, cơ cấu tuổi và cơ cầu giới tính Trong quá trình đô thị hóa, ngoài việc tích tụ dân cư để hình thành các thành phố mới, sỐ dân thành thị tăng lên chủ yếu do mở rộng địa giới hành chính, gia tăng tự nhiên và một
phần do di dân từ nông thôn ra thành thị dưới nhiều hình thức khác nhau
Trong điều kiện bình thường, quá trình đô thị hóa tạo ra những thế mạnh như: cung ứng nguôn lao động từ nông thôn cho thành thị, điều tiết phí nhân công cũng như thu nhập của người lao động, giảm sức ép về dân số, về đất đai đề tạo tiền đề cho tập trung và tích tụ ruộng đất, phát triển nền nông nghiệp lớn
Tuy nhiên, tốc độ đô thị hóa ngày cảng lớn ở các nước đang phát triển đã và đang dé lại những hậu quả và tác động không tốt đến điều kiện sống ở thành thị, can trở tiến trình phát triển xã hội
2 Thực trạng quá trình đô thị hóa
1 Đặc điểm tong quan về đô thị hóa
(1) Đô thị hóa gắn liền với quá trình công nghiệp hóa Mot mat qua trỉnh công nghiệp hóa
là tiền đề cho sự hình thành đô thị hóa khi gia tăng về số lượng và quy mô các CƠ SỞ sản xuất Mặt khác, hệ thông đô thị được hình thành cùng với sự hình thành phát triển về cơ
sở vật chất, kỹ thuật, hạ tầng thúc đây quá trình công nghiệp hóa phát triển, mở rộng quy
mô và hình thành mới các khu công nghiệp Năm 2011, nước ta có 260 khu công nghiệp với tông điện tích là 72 nghìn ha tăng lên 335 khu công nghiệp trong năm 2020 với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 97,8 nghìn ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 66,1 nghìn ha;
(2) Đô thị hóa diễn ra không đồng đều tại các vùng miền, địa phương và chủ yếu là các
đô thị vừa và nhỏ Năm 2010, có 772 đô thị tăng lên 862 đô thị trong năm 2020, trong đó
có 2 đô thị đặc biệt tại Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, 23 đô thị loai I, 32
đô thị loại II, 48 đô thị loại III, 90 đô thị loại IV và 668 đô thị loại V chủ yếu là các thị xã
Trang 5thuộc tính hoặc thị trấn Tỷ lệ đô thị hóa năm 2020 lên 39,3%, tăng hơn 9%% so với năm 2010;
Hình 1: Đô thị và tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam
600
500
25
400
20
2010 2015 2020 2022
Ba Số đô thị Ty lệ đô thị hóa (%)
Hình 1.1 Ảnh từ tổng cục thong kê
(3) Mat do dan số ở các đô thị lớn tăng cao trong quá trình đô thị hóa Song song với sự gia tăng về số lượng đô thị là sự gia tăng về dân sô ở khu vực thành thị, đặc biệt tại các khu đô thị lớn Năm 2020, dân số của nước ta là 97,58 triệu người, trong đó dân số thành
thị là 35,93 triệu người, chiếm 36,82% tổng dân số, tăng 6% so với năm 2010 Dân số
thành thị tăng chủ yêu do tác động của di cư từ khu vực nông thôn sang khu vực thành thị
chủ yếu đề học tập và làm việc và chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 15-39 tuổi chiếm tỷ lệ
84% Theo số liệu công bồ trong Niên giám thống kê hàng năm của Tổng cục thống kê, Vùng đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là 2 vùng có tỷ lệ di cư thuần cao nhất cả nước tương ứng là 3o và 18,7% vào năm 2020, đặc biét la 1 số địa phương là trung tâm kinh tế như Hà Nội 3,7%o, thành phố Hồ Chí Minh 18% và một số địa phương tập trung các khu công nghiệp lớn như Bắc Ninh 35,8%o; Binh Dương 58,6%; Đồng Nai §,2%o; Bà
Rịa — Vũng Tàu 3,2%
Công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra nhanh chóng trong một thời gian ngắn đã có những đóng góp không nhỏ trong sự nghiệp phát triển kinh tế của cả nước, tuy nhiên một mặt cũng làm cho sự phân hóa giàu nghèo diễn ra giữa các tầng lớp dân cư, đặc biệt là
người dân sống tại khu vực nông thôn, địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh do: Mắt đi
kế sinh nhai của người dân chủ yếu làm nông nghiệp khi trình độ không đáp ứng được nhu cầu làm việc tại các khu công nghiệp do chưa được đảo tạo kịp thời, tạo ra khoảng cách lớn về thu nhập giữa nhóm người có thu nhập cao và nhóm người có thu nhập thấp
Trang 6Bảng 1: Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng giai đoạn 2010-2020
_ ĐVT: Nghìn đồng
Bình
Năm quân Nhóm 1 | Nhóm 2 | Nhóm 3 | Nhóm 4 | Nhóm Š a b (lần)
2010 1387 369 669 1000 1490 3410 3041 9.2
2012 2000 $12 984 1500 2222 4784 4272 9.3
2014 2637 660 1314 1972 2830 6413 5753 9.7
2018 3876 932 1907 2934 4291 9320 | 8388 10.0 |
2020 4249 1139 2491 3528 4896 9193 8053 8.1
GD 2010-2020 11.8 11.9 14.1 13.4 12.6 10.4
a: Khoảng cách (Chênh lệch tuyệt đói) về thu nhập giữa nhóm 1 và nhóm S b: Số lần chênh lệch về thu nhập giữa nhóm 1 và nhóm 5
Nguôn: Niên giám thống kê, TCTK
Bắt bình đăng trong thu nhập còn được thể hiện qua khoảng cách về thu nhập giữa giữa các nhóm thu nhập, đặc biệt là nhóm người nghèo nhất (nhóm 1) va nhom người giau nhat (nhom 5) Trong giai doan 2010-2020, thu nhập của tat cả các nhóm dân cư đều tăng, khoáng cách về thu nhập giữa nhóm I và nhóm 5 tăng từ 2,2 lần năm 2010
tăng lên 10,2 lần năm 2019, năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh đã làm ảnh hưởng
không nhở tới thu nhập của người làm công, ăn lượng và do tác động của một số chính sách hỗ trợ thiểu đói trong người dân do ảnh hưởng dịch bệnh nên mức chênh lệch này giảm còn 8,I lần Chênh lệch giàu nghèo nhìn rõ hơn trên góc độ chênh lệch
về giá trị tuyệt đối giữa các nhóm thu nhập, năm 20 10 chênh lệch giữa nhóm thu nhập
thấp nhất (nhóm 1) và thu nhập cao nhất (nhóm 5) là 3 triệu đồng, đến năm 2019 chênh lệch này tăng lên gấp 3 lần năm 2010 là 9,1 triệu đồng, năm 2020 mức chênh
lệch này tuy có giảm nhưng khoảng cách vẫn lớn ở mức gần 8 triệu đồng
2 Các chỉ số và dấu hiệu đánh giá quá trình đô thị hóa
‹ - Kinh tế - xã hội
Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của đô thị phản ánh một số nội dung cơ bản về quy mô, trình
độ phát triển kinh tế, mức sông của cư dân đô thị, bao gồm các chỉ tiêu sau: - Tổng thu ngân sách trên địa bàn (tỉ đồng/năm, không kê thu ngân sách của Trung ương trên địa bàn
và ngân sách được cấp) - Mức tăng trưởng kinh tế trung bình năm (%) - Tí lệ GDP phi nông nghiệp/tống GDP (%) - Thu nhập bình quân đầu người GDP/người/năm
(USD/ngườinăm) - Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp (%) - Tỉ lệ các hộ nghèo (%) Nội dung KT - XH rất quan trọng trong đánh giá đô thị hóa, các chỉ tiêu này phản ánh chất lượng, nội dung đô thị hoa Dac biệt, chỉ tiêu tí lệ lao động phi nông nghiệp là chí dau hàng đầu của quá trình chuyển đổi nông thôn — thành thị, là yêu cầu thiết yếu trong quá
Trang 7trỉnh đô thị hóa Căn cứ vào nhóm chỉ tiêu này giúp quá trình nhận diện đô thi hoa chân
thực hơn, tránh hiện tượng “đô thị hóa giả tạo” hay “đô thị hóa - hành chính” Vì vậy,
trong phương pháp chấm điểm, nhóm chỉ tiêu này được xác định trọng sô 2, riêng tỉ lệ lao động phi nông nghiệp có trọng số 3
¢ Cơ sở hạ tầng đô thị
Cơ sở hạ tầng đô thị phản ánh “bộ mặt” đô thị hóa Dân số đô thị tăng nhanh, yêu cầu chất lượng cuộc sống ngày càng cao gây nhiều sức ép lên hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị
Vi vay, đây là nội dung có nhiều chỉ tiêu đánh giá nhất nên mặc dù trọng sô được chọn là
1 nhưng tí trọng của nhóm chỉ số này cùng với nhóm chỉ tiêu dân sô cao nhất trong tong điểm đánh giá đô thị hóa (35%) Cơ sở hạ tầng đô thị bao gồm cơ sở hạ tầng xã hội và cơ
sở hạ tầng kĩ thuật (xem bảng 1)
« - Dân số đô thị
Trong điều kiện đô thị hóa của nước ta hiện nay, đô thị hóa phải gắn liền với nội dung gia tăng dân số đô thị Vì vậy, đây là nhóm chỉ tiêu tiên quyết, co trong số cao nhất (4 Ngoài
ra, lựa chọn tí trọng l:I cho 2 nội dung dan SỐ và cơ Sở hạ tầng vừa xuất phát từ yêu cầu nâng cao chất lượng sông cũng như phản ánh thực tiễn trong quá trình đô thị hóa ở nước
ta hiện nay Các chỉ tiêu thuộc nội dung dân số và công thức tính cụ thê như sau: Quy mô dân số đô thị (N) bao gom số dân thường trú (N1) và sô dân tạm trú trên sáu tháng (No) tại khu vực noi thành, nội thị Đối với thành phố trực thuộc Trung ương, đân sô đô thi bao gom dan số khu vực nội thành, dân số của thị xã trực thuộc (nếu có) và dân số của thị
trần Dân số tạm trú quy về dân số đô thị được tính theo công thức sau:
2 Nị x m Na=
365
0
NO: Số dân tạm trú quy về dân số đô thị (người);
NH1: Số lượt khách đến tạm trú ở khu vực
M Số ngày tạm trú trung bình của một khách (ngày)
« - Mật độ dân số ( Số người/m2)
- Mật độ dân số là chỉ tiêu phản ánh mức độ tập trung dân cư của đô thị được xác định
trên cơ sở quy mô dân số đô thị là diện tích đất đô thị
- mật độ dân số được xác định theo công thức sau :
D=N/S Trong do:
D: Mật độ dân số (người/km2)
N: Dân số đô thị (N = NI+N0)
S: Diện ticchs đất đô thị (km2)
3 Thách thức và cơ hội của quá trình đô thị hóa
Những thách thức trong quả trình đô thị hóa:
Thứ nhất, quan ly phat trién hệ thống đô thị theo mạng lưới và công tác phân loại đô thị
Trang 8Sự phân bồ đô thị trong hệ thông đô thị Việt Nam còn chưa phát huy được kết nối vùng trong hệ thống đô thị Tính liên kết giữa các đô thị, giữa khu vực đô thị với khu vực nông thôn chưa chặt chẽ, còn rời rạc, ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển tong thé của vùng và
hanh lang kinh tế Trừ hai đô thị Hà Nội và TP.HCM từ lâu đã hình thành mối liên kết chặt chẽ với các đô thị vệ tĩnh, các đô thị khác phát triển khá riêng ré va thiéu su tương
tác, liên kết với nhau
Từ năm 2009, Luật Quy hoạch đô thị đã phân thành 6 loại đô thị, gồm: Loại đặc biệt, loại
L, loại H, loại II, loại IV và loại V Mặc dù đã có những sửa đổi về nội dung phân loại đô thị (Nghị quyết số 26/2022/UBTVQHIS5 cua Uy ban Thuong vu Quốc hội ban hành ngày 21/9/2022 về sửa đối, bố sung một sô điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQHI3 về phân loại đô thị) đã có tính đến những yếu tô đặc thù vùng miền và đặc thù đô thị
Tuy nhiên, phân loại đô thị (hông qua áp dụng các tiêu chí, tiêu chuẩn để phân tích, đánh
giá trình độ phát triên của đô thị) vân còn chưa thật sát với các thực tiên phát triên vùng
miện, đặc thù da dang của các đô thị trên cả nước
Thứ hai, kiểm soát phát triển mới, cải tạo chỉnh trang, tái thiết đô thị theo chương trình,
khu vực
Phát triển đô thị còn khá pho bién theo mé hinh phat triển lan tỏa, phinh rộng, tao ra các
khu vực đô thị mật độ thâp, bám trục giao thông, các khu vực định cư mới lỗ chô, nhiêu
dự án phát triên mới gây chia cắt không gian đô thị
Nhiều dự án phát triển đô thị đã có quy hoạch nhưng chậm triển khai Đặc biệt thiểu kiểm
soát tong thé trong phat triển theo các dự án gây ra sự khó khăn trong việc duy trì sự kết nôi giữa các khu vực, dự án Các vân để hạ tâng xã hội cũng chưa được thực hiện đông
bộ tại các khu vực phát triển mới
Trong khi đó, tại các khu vực dân cư hiện hữu trong đô thị còn chậm được cải tạo, chỉnh trang, tái phát triên, nhật là các khu vực có hạ tâng chưa đạt tiêu chuân, khu nhà ở lụp
xụp, khu dân cư nghèo đô thị, các khu vực không phù hợp chức năng đô thị
Công tác cải tạo chỉnh trang theo chương trình, khu vực phát triển đô thị còn khá hạn chế
mà chủ yêu theo hình thức dàn trải, rải rác trong đô thị, phụ thuộc nhu câu của thị trường
hoặc khả năng bô trí vôn của địa phương
Một số hoạt động cải tạo chỉnh trang đô thị ưu tiên hạ tang kỹ thuật, trong khi chưa chủ
trọng đến hạ tang: xã hội đề gia tăng sức thu hút về cảnh quan đô thị và sức cạnh tranh của
đô thị Mô hình tổ chức triển khai thực hiện còn chủ yêu phụ thuộc đầu tư từ ngân sách nhà nước, thiếu đa dạng hóa, chưa khai thác tối ưu nguồn lực từ chính đô thị và xã hội hóa
Trang 9Định hướng phát triển không gian toàn đô thị:
Thành phố
>
Rừng quốc Đô thị vệ tỉnh Khu Du lich-di | «`
gia Ba Vi „ SơnTây tích Đền Sóc
~
Thành phố
phía Tây
7 “suas °
Hình 14 Hình ảnh quy hoạch đô thị vệ tỉnh của Hà Nội 2030 -2050
Thứ ba, phát triển hạ tâng đô thị và không gian công cộng
Thực trạng kết cầu, chất lượng hạ tầng đô thị chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển dân
sô và kinh tê khu vực đô thị còn khá phô biên tại nhiêu đô thị trên cả nước
Trang 10Cụ thê, việc đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật còn dàn trải, thiếu tính đồng bộ và kết ni
Lộ trình xây dựng, phát triển hệ thông hạ tầng kỹ thuật ở một số địa phương chưa thật
phù hợp với sự phát triển chung của đô thị Một số dự án đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật chưa phát huy hiệu quả Hạ tầng các trung tâm đô thị lớn bị quá tải, chưa thích ứng
với biến đối khí hậu, ứng phó với dịch bệnh quy mô lớn; tính liên kết còn yếu
Một SỐ, chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật (giao thông đô thị, cây xanh, thoát nước, xử lý nước thải)
va hạ tầng xã hội chưa đạt yêu câu Thực tế, tại các đô thị vẫn thường xuyên xảy ra tình trang ùn tắc giao thông, ngập úng và đảo lên lắp xuống, mạng nhện đường dây Phát triển đô thị tại một số địa phương còn chạy theo nhu cầu trước mắt và thiểu quan tâm đến xây dựng bản sắc đô thị, bảo vệ môi trường, đặc biệt tại không gian công cộng
đô thị
Thứ tư, quan ly, phát triển không gian ngầm, công trình ngầm đô thị
Tốc độ đô thị hóa nhanh chóng cùng sự gia tăng dân số mạnh mẽ trong khi nguồn lực đất đai phát triên đô thị có hạn chế đã và đang dẫn đến sự gia tăng nhu cầu về sử dụng không gian ngâm đô thị để xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật hoặc sử dụng cho các nhu cầu về thương mại, dịch vụ, đặc biệt là việc sử dụng không gian ngầm để xây dựng hệ
thong duong sắt đô thị cùng với sự phát triển đô thị tại các khu vực nhà ga, đường sắt đô thị hiện đang được triển khai tại Hà Nội và TP.HCM
Tuy nhiên, thực tế phát triên không gian ngầm tại đô thị Việt Nam trong thời gian qua còn khá hạn chế Đối với các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, hệ thông các công trình xây dựng ngầm, đặc biệt là các tuyến đường sắt đô thị ngâm, nhà ga tàu điện ngâm, ham giao thong đường bộ, hầm cho người đi bộ, bãi đỗ xe ngâm, tầng ngâm của nhà cao tầng mới chí được chú ý phát triển trong những năm gần đây, quy mô và số lượng còn hạn chế và chưa được quản lý, khai thác hiệu quả
Thứ năm công tác quản lý phát trién đô thị tại địa phương
Trong thời gian qua, công tác quản lý phát triển đô thị ở các địa phương đã không ngừng được cải thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, tuy nhiên, thực tế quản lý phát triển đô thị vẫn còn nhiều thách thức, đánh giá tông thê chung về năng lực quản lý và quản trị đô thị
còn yếu, chậm được đổi mới
Việc nâng cao năng lực của chính quyền địa phương chưa được chú ý, đặc biệt về SỐ lượng và chất lượng nguồn nhân lực đề thực hiện các chức năng quản lý phát triển đô thị Công tác đào tạo, nâng cao tính chuyên nghiệp chưa được chú trọng: phân công trách nhiệm quản lý phát triển cũng chưa đồng bộ, thông nhất giữa các địa phương