1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

dự án nghiên cứu về tình hình chi tiêu mỹ phẩm hàng tháng ở phụ nữ độ tuổi từ dưới 29 tuổi và 30 tuổi trở lên

13 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dự án nghiên cứu về tình hình chi tiêu mỹ phẩm hàng tháng ở phụ nữ độ tuổi từ dưới 29 tuổi và 30 tuổi trở lên
Tác giả Phan Thị Nhân, Nguyễn Hồng Phước, Trần Thị Thuỷ Tiên, Nguyễn Thị Thanh Thảo, Vũ Thị Huyền Trang
Người hướng dẫn Tiến sĩ Nguyễn Văn Trãi
Trường học Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
Chuyên ngành Thống kê ứng dụng trong kinh doanh và kinh tế
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,39 MB

Nội dung

Để đánh giá mức độ chi tiêu cho nhómmĩ phẩm cần tìm hiểu, tiến hành nghiên cứu thực tiễn để đưa ra đánh giá một cách chi tiếtđể có một cái nhìn tổng quan nhất nên nhóm chúng tôi đã thực

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA TOÁN – THỐNG KÊ

TIỂU LUẬN

phẩm hàng tháng ở phụ nữ độ tuổi từ dưới 29 tuổi và

30 tuổi trở lên

Môn học: Thống kê ứng dụng trong kinh doanh và kinh tế Giảng viên hướng dẫn: Tiến sĩ Nguyễn Văn Trãi

Nhóm thực hiện: Nhóm 05

2 Nguyễn Hồng Phước HCMVB120194214

3 Trần Thị Thuỷ Tiên HCMVB120194215

4 Nguyễn Thị Thanh Thảo HCMVB120194249

5 Vũ Thị Huyền Trang HCMVB120203180

Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 12 năm 2022.

Trang 2

MỤC LỤC

1 Giới thiệu dự án: 5

1.1 Lí do chọn dự án 5

1.2 Mục tiêu 6

1.3 Phạm vi đối tượng, qui mô nghiên cứu 6

1.3.1 Đối tượng, quy mô nghiên cứu: 6

1.3.2 Thời gian, hình thức nghiên cứu: 6

2 Phương pháp thực hiện 7

2.1 Mục tiêu dữ liệu 7

2.2 Cách tiếp cận dữ liệu 7

2.3 Kế hoạch phân tích 8

2.3.1 Đối tượng khảo sát và cách lấy mẫu 8

2.3.2 Mô tả khảo sát 8

2.3.3 Công cụ nghiên cứu khảo sát 8

3 Kết quả và thảo luận 9

3.1 Kết quả 9

3.1.1 Đối tượng tham gia khảo sát 9

3.1.2 Thống kê mẫu theo từng yếu tố 9

3.2 Thảo luận 11

4 Hạn chế 12

5 Kết luận 13

6 Kiến nghị: 13

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, Nhóm tác giả xin gửi biết ơn sâu sắc của mình đến Tiến sĩ Nguyễn Văn Trãi Thầy đã theo sát, giúp đỡ nhiệt tình từ những ngày đầu tiên trong cả quá trình hoàn thành dự án nghiên cứu này Những ý kiến nhắc nhở của Thầy đã giúp nhóm tác giả hoàn thiện dự án và đưa ra các giải pháp tối ưu nhất cho dự án nghiên cứu này

Đồng thời cảm ơn 100 quý khách hàng đã có những đóng góp giúp cho nhóm tác giả thu thập những con số thực tế, những đánh giá trải nghiệm chân thực để nhóm hoàn thành

dự án nghiên cứu này

TP HCM, ngày 29 tháng 12 năm 2022

Nhóm tác giả

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

Nhà tâm lý học Abraham Maslow, cha đẻ hệ thống năm nhu cầu năm 1954 đã chứng minh rằng sau khi đạt được các nguyện vọng về thể lý, an toàn, quan hệ xã hội tốt đẹp con người sẽ bắt đầu thể hiện mong muốn được tôn trọng Đó là nguyên nhân vì sao ở thời điểm hiện tại các nhu cầu về thời trang mỹ phẩm ở Việt Nam ngày càng tăng cao và phổ biến Sự phát triển giao thông, kinh tế và kết nối toàn cầu cộng thêm nhu cầu và khả năng chi trả của người tiêu dùng Việt dành cho mỹ phẩm gia tăng không chỉ nữ giới mà còn nam giới Theo nghiên cứu từ công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu, Mintel, thị trường mỹ phẩm nước ta rất sôi động và có tiềm năng phát triển đơn cử như tổng doanh thu mỹ phẩm tại thị trường Việt Nam năm 2021 lên đến 51.000 tỷ đồng Theo báo cáo xu hướng năm 2021 của Asia Plus, mỗi ngày có hơn 60% người trẻ sử dụng mỹ phẩm hàng ngày và doanh thu mỹ phẩm kênh trực tuyến chiếm lên đến 73% doanh thu tổng Phát triển vượt trội của ngành công nghiệp mỹ phẩm trong thời gian gần đây đã tạo hiệu ứng truyền thông nhờ các kênh mạng xã hội như Tiktok, Youtube, Facebook, chỉ qua một cái nhấp chuột Sự trải nghiệm, ảnh hưởng từ những người nổi tiếng đã nhanh chóng đưa doanh thu ngành, khẳng định vị thế ngành trong sự lựa chọn của người dùng

Nhận thấy, thị trường hấp dẫn nhưng các ngành mỹ phẩm nhập khẩu từ nước ngoài lại chiếm thị phần cao ngất ngưởng trong nước Để đánh giá mức độ chi tiêu cho nhóm

mĩ phẩm cần tìm hiểu, tiến hành nghiên cứu thực tiễn để đưa ra đánh giá một cách chi tiết

để có một cái nhìn tổng quan nhất nên nhóm chúng tôi đã thực hiện bài khảo sát “Dự án

thực hiện khảo sát về tình hình chi tiêu mĩ phẩm hàng tháng ở phụ nữ độ tuổi từ dưới

29 tuổi và 30 tuổi trở lên” với hi vọng đây là những nghiên cứu cơ bản được khảo sát

thực tế từ 100 khách hàng Việt và là tiền đề của những nghiên cứu sau này

Bài dự án này gồm có 05 phần

Phần 1: Giới thiệu dự án

Phần 2: Phương pháp thực hiện

Phần 3: Kết quả

Phần 4: Hạn chế

Phần 5: Kết luận và kiến nghị

Nhóm đã thực hiện khảo sát trực tiếp từ những khách hàng nữ đang sinh sống và làm việc tại Hồ Chí Minh và tham khảo nhiều nguồn thông tin khác nhau Tuy nhiên, do thời gian có hạn nguồn kiến thức còn hạn chế nên bài viết còn nhiều sai sót, kính mong nhận được sự đóng góp của Thầy để giúp bài viết được hoàn thiện hơn

Nhóm xin chân thành cảm ơn Thầy !

Trang 5

1 Giới thiệu dự án:

1.1 Lí do chọn dự án

Sự phát triển của công nghệ hiện đại và tính phổ biến từ các phần mềm, ứng dụng bán hàng trực tuyến, trực tiếp đã khiến hành vi, nhu cầu và thái độ mua hàng của người Việt nói riêng và thế giới nói chung thay đổi đáng kể Điều đó ảnh hưởng đến tất cả ngành nghề sản xuất, dịch vụ trong đó có mỹ phẩm Không chỉ các của hàng bán lẻ phân phối như Hasaki, Innisfree, Beauty Garden, mà còn các doanh nghiệp, tổ chức như Anessa, Neogen, Focallure đã thực hiện mở các cửa hàng chính hãng trên kênh thương mại điện tử tại Việt Nam đã chứng minh tiềm năng rõ ràng của thị trường mỹ phẩm Việt

Mỹ phẩm Việt đa số được nhập từ các quốc gia phát triển như Châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc, , ngành mỹ phẩm Việt đã có những doanh nghiệp nội địa như Cocoon, M.O.I, Cỏ mềm, nhưng chưa có một thương hiệu Việt đủ tiêu chuẩn chất lượng đáp ứng thị trường tiềm năng trong nước

Hình 1.1 Biểu đồ thể hiện tần suất mua mĩ phẩm theo độ tuổi.

Để có những nhận định chính xác, thực tế hơn về tiềm năng phát triển ngành công nghiệp mỹ phẩm đối với tâm lý và hành vi đối tượng mua hàng, nhóm đã thực hiện bài nghiên cứu này Do thời gian, không gian và kiến thức có hạn, nhóm không thực hiện đầy

đủ và đa dạng các nguồn dữ liệu để có những phân tích sâu sắc và độ chính xác cao nhưng hi vọng bài nghiên cứu này sẽ là tiền đề cho các nghiên cứu chuyên sâu về sau về nhân tố quyết định hành vi mua mỹ phẩm

1.2 Mục tiêu

Trong phạm vi đề tài, nhóm nghiên cứu lựa chọn nghiên cứu nhằm mục tiêu sau:

Trang 6

 Sử dụng phương pháp tổng hợp để so sánh, phân tích thực trạng và đánh giá nhu cầu chi tiêu cho mĩ phẩm ở nữ giới độ tuổi dưới 29 và trên 30 tuổi khu vực thành phố Hồ Chí Minh

 Phân tích hành vi và nhân tố quyết định mua hàng của người tiêu dùng cho mĩ phẩm từ đó xác định được những vấn đề, khó khăn

 Đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện và phát triển cho các tổ chức, doanh nghiệp đang, đã và sẽ hoạt động ngành công nghiệp mỹ phẩm nước ta

1.3 Phạm vi đối tượng, qui mô nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng, quy mô nghiên cứu:

Bài khảo sát dựa trên 100 khách hàng nữ đang sinh sống và làm việc tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh

1.3.2 Thời gian, hình thức nghiên cứu:

Thời gian từ ngày 10/12/2022 đến ngày 29/12/2022 Nhóm tác giả đã tiến hành thu thập các bài khảo sát thực tế dựa trên các bảng câu hỏi trực tiếp về độ tuổi, nghề nghiệp, giới tính, thu nhập và số tiền mà người tiêu dùng bỏ ra để mua sắm các sản phẩm mĩ phẩm hàng tháng của họ Từ đó đưa ra các đánh giá chi tiết về hành vi mua sắm và mức độ chi tiêu cho mĩ phẩm

2 Phương pháp thực hiện

2.1 Mục tiêu dữ liệu

Để phân tích hiệu quả đề tài nghiên cứu, nhóm 5 đã tiến hành một cuộc khảo sát gồm 5 câu hỏi liên quan nhằm xem xét mức chi tiêu cho mỹ phẩm của những người phụ nữ tham gia khảo sát Trong đó có các câu hỏi với nhiều lựa chọn liên quan đến mục tiêu nghiên cứu trong dự án lần này Cụ thể, các câu hỏi lần lượt theo thứ tự như sau: Độ tuổi của người được khảo sát? Giới tính của họ? Nghề nghiệp hiện tại của họ là gì? Mức thu nhập hàng tháng khoảng bao nhiêu? Và cuối cùng là mức chi tiêu cho mỹ phẩm hàng tháng của họ

2.2 Cách tiếp cận dữ liệu

 Cơ sở dữ liệu

Dữ liệu sơ cấp: Nhóm 5 đã tiến hành khảo sát bằng hình thức điền form khảo sát

bằng giấy và bằng hình ảnh với bộ câu hỏi 5 câu trên 100 cỡ mẫu gồm có người thân, bạn

bè, đồng nghiệp của các thành viên nhóm 5 Ngoài ra đối tượng được khảo sát còn là

Trang 7

khách hàng tại cửa hàng mỹ phẩm AB Beauty World – nơi mà 1 thành viên trong nhóm đang làm việc Điều này càng giúp cho kết quả khảo sát có độ chính xác cao và thực tế hơn Bộ câu hỏi gồm các khoảng số liệu cụ thể về độ tuổi, mức lương và mức chi tiêu cho

mỹ phẫm của các đối tượng được khảo sát Form khảo sát được thực hiên từ ngày 09/12/2022 đến ngày 16/12/2022 sau khi đã mở form khảo sát thử, chỉnh sửa form khảo sát và kiểm định thang đo đều thỏa mãn Form khảo sát chính thức được gửi đến cho các đối tượng được khảo sát như đã đề cập ở trên Cỡ mẫu khảo sát đủ lớn để đảm bảo độ tin cậy của dự án Dữ liệu sau khi được thu thập và xử lý trên phần mềm Excel thì thu được một số kết quả sau đây:

STT KHẢO SÁT CÂU HỎI THANG ĐO KẾT QUẢ TỶ TRỌNG NGUỒN LẤY BIẾN

1 Độ tuổi của đối tượngđược khảo sát Dưới 30 tuổi 55 55% Khảo sát

Từ 30 tuối trở lên 45 45% Khảo sát

2 Giới tính của đối tượngđược khảo sát Nam 0 0% Khảo sát

3 Nghệ nghiệp của đốitượng được khảo sát Ngẫu nhiên - - Khảo sát

4

Thu nhập hàng tháng

của đối tượng được

khảo sát

5

Mức chi tiêu cho mỹ

phẩm hàng tháng của

đối tượng được khảo

sát

Từ 1 triệu đến 3

2.3 Kế hoạch phân tích

2.3.1 Đối tượng khảo sát và cách lấy mẫu

Nhóm 5 đã lựa chọn 100 đối tượng là phụ nữ có độ tuổi phù hợp và thường chi tiêu cho mỹ phẩm hàng tháng Các đối tượng là người thân, bạn bè, đồng nghiệp của các thành viên nhóm 5 Và một phần khảo sát là nguồn khách hàng tại cửa hàng mỹ phẩm AB Beauty World tại thành phố Hồ Chí Minh

Trang 8

Nhóm sử dụng form bằng hình ảnh gửi online cho các đối tượng không thể điền form giấy (VD: Bạn bè, người thân ở xa,…) và khảo sát bằng giấy đối với các khách hàng mua sắm tại cửa hàng mỹ phẩm AB Beauty World

2.3.2 Mô tả khảo sát

Cuộc khảo sát diễn ra từ ngày 09/12/2022 đến ngày 16/12/2022 bằng hình thức gửi form câu hỏi bằng giấy hoặc bằng hình ảnh đến 100 đối tượng nêu trên Mục tiêu của cuộc khảo sát cũng đã thể hiện rõ thông qua mô tả trong bảng câu hỏi mà nhóm đưa ra Mỗi người tham gia khảo sát sẽ được cung cấp bảng câu hỏi gồm 05 câu hỏi để hoàn thành và sẽ gửi kết quả lại cho nhóm phân tích Việc hoàn thành form khảo sát là hoàn toàn tự nguyện và họ cần khoản 3 đến 5 phút để có thể hoàn thành 5 câu khảo sát

2.3.3 Công cụ nghiên cứu khảo sát

Công cụ thu thập (bản câu hỏi) bao gồm: thông tin cá nhân của người tham gia khảo sát như mức lương, nghề nghiệp, độ tuổi,

Công cụ hỗ trợ nghiên cứu khảo sát: Google Form, Excel và các phần mềm khác

3 Kết quả và thảo luận

3.1 Kết quả

3.1.1 Đối tượng tham gia khảo sát

Mẫu khảo sát bao gồm 100 đối tượng (n=100) với ngành nghề khác nhau có độ tuổi

trên dưới 30 tuổi

3.1.2 Thống kê mẫu theo từng yếu tố

Theo độ tuổi

Bảng 3.1 Thống kê mẫu theo độ tuổi của người tham gia khảo sát

(%)

Trang 9

Theo bảng 3.1, trong 100 người tham gia khảo sát, độ tuổi <30 tuổi có 55 người chiếm tỷ lệ 55% Còn độ tuôi >=30 tuổi có 45 người chiếm tỷ lệ 45%

 Theo mức thu nhập hàng tháng

Bảng 3.2 Thống kê mẫu theo mức thu nhập hàng tháng của người tham gia khảo sát

Qua bảng 3.2 nhận thấy, trong tổng số 100 người tham gia khảo sát, có tới 44 phụ nữ

có mức lương từ 5 đến 10 triệu chiếm tỷ lệ 44%, và chỉ 17 phụ nữ có mức lương dưới 5 triệu chiếm tỷ lệ 17%

Đồ thị biểu diễn:

D ướ i 5 tri u ệ T 5 đếến 10 tri u ừ ệ Trến 10 tri u ệ

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

50

17

44

39

Tầần sốế

Mức thu nhập hàng

Tần suất phần trăm (%)

Trang 10

Biểu đồ 1: Biểu đồ histogram thể hiện mức thu nhập hàng tháng của người tham gia khảo

sát

- Nhận xét: biểu đồ 1 thuộc dạng hơi lệch trái.

 Theo mức chi tiêu cho mỹ phẩm hàng tháng:

Bảng 3.3 Thống kê mẫu theo mức chi tiêu cho mỹ phẩm hàng tháng của người tham gia

khảo sát

Từ bảng 3.3 ta thấy, phần lớn phụ nữ cụ thể là 55(55%) chi dưới 1 triệu cho mỹ phẩm hàng tháng, trong khi đó chỉ có 9(9%) phụ nữ chi trên 3 triệu cho mỹ phẩm hàng tháng

Biểu đồ biểu diễn:

D ướ i 1 tri u; ệ 55.00%

T 1 đếến 3 tri u; ừ ệ 36.00%

Trến 3 tri u; 9.00% ệ Tầần sốế

Mức chi tiêu hàng

tháng cho mỹ phẩm Tần số Tần suất

Tần suất phần trăm (%)

Trang 11

Biểu đồ 2: Biểu đồ tròn thể hiện mức chi tiêu cho mỹ phẩm hàng tháng của người tham

gia khảo sát

3.2 Thảo luận

- Khảo sát mà chúng tôi thực hiện muốn trình bày một kiểm định về giả thuyết thống kê Xác định xem có đúng là phần lớn phụ nữ chi tiêu cho mỹ phẩm hàng tháng dưới 1 triệu hay không Biết rằng n=100

Kiểm định một phía cho trung bình tổng thể với chưa biết bằng phương pháp giá trị tới hạn

Gọi µ là mức chi tiêu trung bình (triệu đồng) của người tham gia khảo sát

- Cặp giả thuyết:

H0: μ ≤ 1

Ha: μ > 1

- Nguyên tắc chấp nhận giả thuyết:

H0: bác bỏ H0 nếu t ≤ -tα

- Mức ý nghĩa α = 0,05

- Tính giá trị thống kê kiểm định:

= =-3,252

- Với a = 0,05 và df = 100 – 1 = 99, 10.05 = 1,669 Bởi vì -3,252 ≤ -1,669 nên bác bỏ Ho Chúng ta tự tin ít nhất 90% phụ nữ chỉ ≤ 1 triệu cho mỹ phẩm hàng tháng

4 Hạn chế

Trong thời đại phát triển như hiện nay, khi mà vẻ bề ngoài ngày cảng được coi trọng thì việc làm đẹp của phụ nữ được các chị em quan tâm sôi động nhất Vì thể mà mỹ phẩm

là một thứ không thể thiếu trong tủ của mọi cô gái Có thể chỉ là một thỏi son, một hộp phấn, nước hoa hay là dầu gội chăm sóc tóc Chúng ta không thể phủ nhận sức thần kỳ, lợi ích mà nó đem lại Nhưng cũng không thể phủ nhận những tác hại mà nó gây ra Hiện nay, ngoài thị trưởng tràn lan mỹ phẩm giả, nhái, nhập lậu không rõ nguồn gốc, hay những hộ kinh doanh tự gia công mỹ phẩm không đạt yêu cầu vệ sinh

Đa số mỹ phẩm lưu thông trên thị trưởng hiện nay đều có chứa hóa chất độc hại và nếu dùng dài kỳ, lạm dụng có thể gia tăng bệnh ung thư, nhất là ung thư vú, ung thư da

và ung thư máu Ví dụ, trong nước hoa có chứa phthalates, dầu gội, thuốc xịt khử mùi tổng hợp, sơn móng tay đều có chứa benzen, thủ phạm làm gia tăng bệnh ung thư Đôi

Trang 12

mác nên người tiêu dùng không biết độc tính, vô tư sử dụng, khi phát hiện ra thì đã quá muộn Theo khuyến cáo, khi mua mĩ phẩm, nước hoa hay bất kỳ sản phẩm làm đẹp nào nên tránh các thành phần như Butylene Glycol (có trong thuốc xịt và thuốc nước), Zirconium (sơn móng tay), Tartrazine, Nickel Sulphate (thuốc nhuộm tóc và chất làm se da), Potassium Bromatee (nước súc miệng và kem đánh răng) và Resorcinol (son môi và thuốc nhuộm tóc)

Ngoài ra, sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng có thể gây ra rối loạn hô hấp do alicylat

và chỉ có trong son môi, làm tổn thương hệ thống sinh sản do paraben, hoặc làm gián đoạn tuyến giáp, gia tăng bệnh trầm cảm; dị ứng; biển màu da

Bên cạnh đó, về phần dự án thống kê có một số những hạn chế sau:

+ Chưa phân tích được sự tác động của biến mức độ hải lòng của 100 khách hàng khi

sử dụng mỹ phẩm; mức độ sử dụng mỹ phẩm của 100 khách hàng có thưởng xuyên hay không

+ Do nhóm chưa có nhiều kinh nghiệm về làm dự án nên sẽ không thể không tránh khỏi các vấn đề sai sót cần phải khắc phục

Các dữ liệu khảo sát không được chính xác hoàn toàn do có thể đối tượng khảo sát không trả lời thực sự chính xác hoặc do không đọc kĩ câu hỏi khảo sát

Đề tài chỉ trong phạm vi thành phố HCM nên thường có sai số Do nhóm chỉ thu nhập dữ liệu từ 100 khách hàng rồi từ đó suy ra đặc trưng của tổng thể, nhất là trong việc điều tra chọn mẫu cho nên có thể khắc phục được bằng cách tăng quy mô mẫu lớn hơn Chính vì có sai số như vậy, cho nên mang tính đại diện thấp, sẽ làm giảm giá trị của kết quả điều tra đồng thời gây ảnh hưởng đến chất lượng của quá trình nghiên cứu thống

5 Kết luận

Qua đề tài “ Dự án nghiên cứu về tình hình chi tiêu mỹ phẩm hàng tháng của phụ nữ

độ tuổi từ dưới 29 tuổi và 30 tuổi trở lên” có thể nói rằng nhu cầu sử dụng sản phẩm hàng tháng của phụ nữ đang được sử dụng phổ biến, đặc biệt là đối với phụ nữ có độ tuổi từ dưới 29 tuổi Từ kết quả kiểm định cho thấy nghiên cứu này đem lại ý nghĩa thiết thực cho ngành công nghệ mỹ phẩm Giúp các tổ chức, doanh nghiệp đã, đang và sẽ hoạt động ngành công nghiệp nước ta hiểu được tâm lý của khách hàng, nâng cao được chất lượng dịch vụ, tạo được lợi thế cạnh tranh vượt trội, gia tăng số lượng khách hàng một cách hiệu quả và phát triển ngành một cách bền vững

Cùng với đó, những biện pháp mang lại cho người tiêu dùng sự tin tưởng Tất cả những điều này sẽ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và lợi nhuận cho các tổ chức, doanh nghiệp ngành mỹ phẩm

Ngày đăng: 18/07/2024, 16:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w