1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bảo tồn bản sắc văn hóa của người thái gắn với phát triển du lịch cộng đồng tại huyện như xuân tỉnh thanh hóa thực trạng và giải pháp

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo Tồn Bản Sắc Văn Hóa Của Người Thái Gắn Với Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Tại Huyện Như Xuân, Tỉnh Thanh Hóa: Thực Trạng Và Giải Pháp
Tác giả Hoàng Trọng Đan, Nguyễn Thắng, Đỗ Khánh Vinh, Đoàn Khánh Huế
Người hướng dẫn Bùi Văn Niên
Trường học Trường Đại Học Đại Nam
Chuyên ngành Quản Trị Dịch Vụ Du Lịch Và Lữ Hành
Thể loại Nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 2,42 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAMKHO QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH.--ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌCBẢO TỒN BẢN SẮC VĂN HÓA CỦA NGƯỜI THÁI GẮN VỚIPHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN NHƯ XUÂN,TỈ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM KHO QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH.



ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

BẢO TỒN BẢN SẮC VĂN HÓA CỦA NGƯỜI THÁI GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN NHƯ XUÂN, TỈNH THANH HÓA: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Giáo viên hướng dẫn: Bùi Văn Niên

Sinh viên thực hiện Mã sinh viên

Hoàng Trọng Đan 1576020020

Trang 2

Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2023

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, Nhóm em xin gửi lời cảm ơn Thầy Bùi Văn Niên - Giảng viênhướng dẫn trực tiếp về bài Nghiên cứu khoa học lần này đồng thời cảm ơncác Thầy,Cô trong khoa đã giúp đỡ và cung cấp các kiến thức và thông tincần thiết qua các học phần trên giảng đường để Nhóm có thể hoàn thiện bàiNghiên cứu khoa học

Sự tiếp thu kiến thức và bản thân của mỗi người và mỗi nhóm là khônggiống nhau và còn hạn chế, có một câu nói điển hình hình để chứng minhcho điều này là “ Kiến thức của con người chỉ là một hạt cát giữa Đại dươngbao la” - quả thật điều này rất đúng với thực tại nên là trong quá trình hoànthành bài Nghiên cứu khoa học khó có thể tránh khỏi những sai sót Chính

vì vậy mà Nhóm Em mong nhận được ý kiến từ các Thầy, Cô để Nhóm cóthể rút kinh nghiệm và các bài học cho các đề tài Nghiên cứu tiếp theo

Nhóm Em xin trân thành cảm ơn!

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

A PHẦN MỞ ĐẦU 3

1 GIỚI THIỆU Ý TƯỞNG NGHIÊN CỨU 3

2 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 3

B TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 5

3 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 5

4 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5

4.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 5

4.2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

C PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 7

I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI THÁI ĐEN LÀNG KẺ MẠCH 1 - XÃ THANH SƠN - HUYỆN NHƯ XUÂN - TỈNH THANH HÓA 7

1 Các khái niệm liên quan đến đề tài Nghiên cứu 7

1.1 Khái niệm văn hóa 7

1.2 Khái niệm nghiên cứu văn hóa 7

1.3 Khái niệm Du lịch văn hoá là gì? 7

1.3.1 Khái niệm du lịch văn hóa 7

1.3.2 Tài nguyên du lịch văn hóa 9

2 Lịch sử nghiên cứu về Người Thái Đen ở các vùng 9

2.1 Các sách và giáo trình 10

2.2 Các luận văn/luận án 11

2.3 Các bài viết tạp chí/ bài viết trên Website các Trường Đại Học 12

II THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 15

III NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG 16

IV DỰ ĐOÁN TÌNH HÌNH, MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT VÀ Ý KIẾN VỚI CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 17

4.1 Dự đoán tình hình 17

4.2 Giải pháp 18

4.3 Ý kiến với Chính Quyền địa phương 19

KẾT LUẬN 20

Trang 5

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 GIỚI THIỆU Ý TƯỞNG NGHIÊN CỨU

Được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất của những bản làng dân tộc Thái cùngvới quá trình học tập theo chuyên ngành Du Lịch tại trường, sự đam mê vềvăn hóa đã thôi thúc chúng em trở về với nguồn cội của mình, mang trongmình rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề rằng quê hương mình có rất nhiềunhững yếu tố có thể phát triển về kinh tế, đặc biệt là phát triển du lịch màđịa phương, nhà nước chưa thực sự tận dụng được lợi thế nơi này Bởi vậynền kinh tế của người dân tại đây còn nghèo khó, hầu hết người trẻ phải xaquê để lập nghiệp Xã hội phát triển, vô hình chung dần làm mất đi những

vẻ đẹp đặc trưng tại nơi đây, những ngôi nhà sàn dần bị thay thế bởi nhữngngôi nhà hiện đại ,những phong tục lễ hội đẹp đẽ như ( hát khắp thái, nhàsàn cổ, trò chơi dân gian như ném còn…, tín ngưỡng thờ cúng, dụng cụ sinhhoạt như nỏ…, không còn được xuất hiện trong đời sống thường nhật tạiđây Điều đó cũng như đang đánh mất đi một cơ hội lớn có thể phát triểnkinh tế nơi đây cũng như giữ gìn và bảo tồn được những bản sắc dân tộc lâudài Qua những vấn đề trên em cùng nhóm đã hình thành ý tưởng nghiêncứu nhằm mục đích làm sáng tỏ những thắc mắc về vấn đề này và có thểđưa ra những giải pháp bảo tồn văn hóa, phát triển tiềm năng Du lịch nơinày góp phần phát triển kinh tế cho người dân địa phương

2 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trang 6

“Toàn cầu hoá” có lẽ là cụm từ phù hợp nhất để thể hiện rõ được tốc độ pháttriển nhanh chóng của thế giới cũng như nền văn minh nhân loại Giờ đâytất cả mọi thứ trên thế giới đều phát triển theo xu hướng hiện đại và đi songsong với đó các giá trị văn hoá, lịch sử cũng dần bị thay thế, hay có thể gọi

đó là quy luật đào thải Đào thải ở đây không chỉ mỗi con người mà còn cảnhững nét sinh hoạt thường ngày, những phong tục tập quán cộng đồng,những giá trị trị truyền thống đã có từ thời hàng nghìn năm trước đang dầnbiến mất …mà yếu tố trực tiếp làm lu mờ đi những nét văn hoá ấy là sự pháttriển của xã hội ngày càng trở nên hiện đại, các giá trị văn hóa mang nétnguyên bản, truyền thống đó dần bị thay thế bằng những giá trị vắn hóa mớihiện đại hơn, mới mẻ hơn, thích hợp hơn và quan trọng nhất là phù hợp vớicuộc sống hiện tại

Nghiêm trọng hơn chính là những con người thuộc thế hệ trẻ của các dântộc, họ là những người mang trong mình tương lại của cả dân tộc nhưng lạiđang dần lãng quên đi cội nguồn (bản sắc văn hoá ) của mình và đó quả làmột điều đáng lo ngại nếu vẫn còn tiếp diễn trải dài qua những thế hệ sau

Cụ thể ở đây chính là cộng đồng người thái đang cư trú trên địa bàn tỉnhThanh Hoá, đây là nơi còn lưu giữ được những giá trị nguyên bản của cộngđồng người Thái qua nhiều thế hệ Tuy nhiên những giá trị ấy đang đứngtrước nguy cơ sẽ biến mất mãi mãi và bị thay thế bởi nền văn hoá hiện đại Nhận thức được điều đó, chúng em mong muốn được nghiên cứu vàtìm hiểu sâu hơn vào những bản làng người dân tộc Thái tại tỉnh Thang Hoá

để hiểu hơn về văn hoá sinh hoạt của họ cũng như nêu lên tầm quan trọngcuả việc khôi phục và bảo tồn những giá trị văn hoá tại địa phương, bởi đó

là nguồn tài nguyên, nguồn tư liệu góp phần làm nên sự độc đáo, đa sắc màucủa nền văn hoá các dân tộc tại Việt Nam

Với mục tiêu là nêu lên thực trang đang diễn ra bạn địa phương và đưa

ra một số giải phát nhằm mang lại những giá trị tích cực, góp phần vào việc

Trang 7

bảo tồn được các giá trị tại địa phương, và đó cũng chính là nội dung nhómchúng em xin được trình bày trong bài nghiên cứu khoá học của mình về

chủ đề: “Bảo tồn bản sắc văn hoá của người thái gắn với phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá: Thực trạng và giải pháp”

B TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

3 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

Hy vọng với đề tài nghiên cứu này của chúng em sẽ có thể bảo tồn, khôiphục, phát triển và lưu giữ những giá trị văn hóa hóa, lễ hội, các nét kiếntrúc của những ngôi nhà sàn cổ mang đậm nét truyền thống của đồng bàodân tộc Thái Xã Kẻ Mạch 1, từ những điều đó có thể phục vụ phát triển kinh

tế địa phương, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương nơi đây, thuhút các nhà đầu tư về xây dựng các cơ sở vật chất kĩ thuật, trùng tu đường

xá để các phương tiện giao thông có thể di chuyển đến đây một cách dễdàng, đây cũng là một yếu tố thuận lợi cho phát triển Du lịch ở nơi đây

4 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Cộng đồng và người dân địa phương: Một số giá trị văn hóa: nhà sàn, lễhội, trò chơi dân gian của cộng đồng địa phương làng Kẻ Mạch 1

- Các yếu tố tài nguyên thiên nhiên: Phong cảnh thiên nhiên: các cánh đồng,các mảnh đất phủ thảm cỏ xanh, các khu rừng hai bên đường, các dòng suối

- Chính quyền địa phương, cụ thể là làng Kẻ Mạch 1

4.2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Trang 8

- Làng Kẻ Mạch 1, xã Thanh Sơn, Huyện Như Xuân, Tỉnh Thanh Hóa.Trong khoảng thời gian này, các giá trị văn hóa ở đây thể hiện rõ nhất thựctrạng ở đây.

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để bài nghiên cứu thêm phần chân thực và có thể chứng minh rõ ràng cácnội dung và luận điểm đưa ra thì Nhóm em sẽ sử dụng một số phương phápnghiên cứu có liên quan góp phần chứng minh và đưa ra bằng chứng để gópphần làm cho bài nghiên cứu thêm thuyết phục hơn:

Đầu tiên là phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết Với phương phápnày, Nhóm sẽ phân chia các thông tin thu thập được thành các phần nộidung riêng biệt từ những tài liệu được tìm hiểu và thu thập Từ đó, phát hiện

ra những xu hướng hay đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Cụ thểvới đề tài Nghiên cứu khoa học này, Nhóm sẽ thu thập và tìm kiếm tất cảcác nội dung, thông tin liên quan đến văn hóa của người Thái đen tại Làng

Kẻ Mạch 1 qua các trang web, các phương tiện truyền thông như Youtube,Facebook, Tiktok

+ Phương pháp mô tả: nhằm xác định rõ bản chất các sự vật và hiện tượngtrong những điều kiện đặc thù về không gian cũng như thời gian Nghiêncứu mô tả bao gồm việc thu thập và trình bày có hệ thống các số liệu nhằmcung cấp một bức tranh về một tình huống cụ thể Với phương pháp này,Nhóm sẽ thu thập đầy đủ tất cả các thông tin giúp cho việc hình dung ra vấn

đề nghiên cứu một cách trực quan và tổng thể nhất

+ Phỏng vấn điều tra: là phương pháp người nghiên cứu đưa ra một loạt cáccâu hỏi để người được phỏng vấn trả lời Phương pháp này có nghĩa làngười nghiên cứu sẽ hỏi các câu hỏi xác định, cụ thể, rõ ràng để có thể thu

Trang 9

thập được thông tin, phục vụ cho mục đích nghiên cứu Với phương phápnày, Nhóm sẽ soạn và đưa ra những câu hỏi liên quan đến đề tài Nghien cứu

để hỏi, ghi nhận và tiếp thu những ý kiến của người dân về thực trạng củavấn đề mà Nhóm đang nghiên cứu

+ Phương pháp khảo sát: là một phương pháp định lượng để thu thập thôngtin từ một nhóm người tham gia bằng cách đặt nhiều câu hỏi khảosát Nhóm sẽ đi khảo sát thực địa tại Làng Kẻ Mạch 1, nơi mà Nhóm chọnlàm địa điểm về đề tài Nghiên cứu khoa học Nhóm sẽ đi xem là hiện trạng

về văn hóa, công trình kiến trúc, nét sinh hoạt hàng ngày tại điểm đến xem

nó xảy ra như thế nào và qua đó nó sẽ góp phần làm cho các tài liệu thu thậptrở nên chính xác và phản ảnh đúng hiện trạng

C PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Trong bài nghiên cứu này, nhóm em sẽ chia làm 5 nội dung để nghiên cứu:

I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI THÁIĐEN LÀNG KẺ MẠCH 1 - XÃ THANH SƠN - HUYỆN NHƯXUÂN - TỈNH THANH HÓA

1 Các khái niệm liên quan đến đề tài Nghiên cứu

1.1 Khái niệm văn hóa

Văn hoá là gì? Theo UNESCO, văn hóa là tổng thể sống động các hoạtđộng và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại Qua các thế kỷ, hoạt độngsáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống vàthị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc

1.2 Khái niệm nghiên cứu văn hóa

Nghiên cứu văn hoá là gì? Nghiên cứu văn hóa là một lĩnh vực liên ngànhxem xét các động lực chính trị của văn hóa đương đại và các cơ sở lịch sử

Trang 10

của nó Các nhà nghiên cứu văn hóa học thường nghiên cứu cách thức thựchành văn hóa liên quan đến các hệ thống quyền lực rộng lớn hơn gắn liềnvới hoặc vận hành thông qua các hiện tượng xã hội.

Nghiên cứu khoa học là gì? Nghiên cứu khoa học là hoạt động khám phá,phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội

và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn

1.3 Khái niệm Du lịch văn hoá là gì?

1.3.1 Khái niệm du lịch văn hóa

Với sự phát triển phong phú của đời sống, nhu cầu của con ngườicũng phát triển đa dạng hơn Người ta đi du lịch không chỉ với mục đíchnghỉ dưỡng, nâng cao thể chất đơn thuần Ngày càng cho thấy nhu cầu giaolưu, khám phá thế giới của con người là vô cùng lớn, trong đó có khám pháthiên nhiên, con người, văn hóa và chính bản thân họ Nếu như du lịch sinhthái là một loại hình du lịch ở đó con người được thỏa mãn nhu cầu khámphá tự nhiên đồng thời với việc được hòa mình vào tự nhiên thì du lịch vănhóa cho người ta những hiểu biết về con người và những nền văn hóa đikèm theo, để từ đó con người xích lại gần nhau hơn, có cái nhìn về cuộc đờinhân văn hơn và thế giới vì thế sẽ trở thành nhỏ bé hơn, thân ái hơn.Trongquá trình đi du lịch nghỉ dưỡng hay chữa bệnh, hành hương đi chăng nữangười ta vẫn cần được đáp ứng về nhu cầu khám phá văn hóa, đó là lý docho loại hình du lịch văn hóa có cơ sở phát triển, lồng ghép hầu hết vào cácloại hình du lịch khác Khi nói đến du lịch văn hóa tức tiếp cận văn hóa từ

du lịch, thông qua du lịch, thực chất là việc khai thác và biến sản phẩm vănhóa thành sản phẩm du lịch, thuộc sản phẩm du lịch Là một sản phẩm kinhdoanh nên đó là sản phẩm hàng hóa hay gọi đúng hơn là sản phẩm hàng hóavăn hóa, một loại sản phẩm hàng hóa đặc biệt, qua tiêu thụ không hề mất đi

Trang 11

như những sản phẩm hàng hóa thông thường khác mà còn được nhân lên vềmặt giá trị tinh thần và hiệu quả xã hội.

Theo Luật Du lịch: “Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bảnsắc văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và pháthuy các giá trị văn hoá truyền thống”

Theo Tổ chức du lịch thế giới (tên tiếng Anh là World TourismOrganization - UNWTO, tên tiếng Pháp là Organization Mondiale duTourisme - OMT) “Du lịch văn hóa bao gồm hoạt động của những ngườivới động cơ chủ yếu là nghiên cứu, khám phá về văn hóa như các chươngtrình nghiên cứu, tìm hiểu về nghệ thuật biểu diễn, về các lễ hội và các sựkiện văn hóa khác nhau, thăm các di tích và đến đài, du lịch ngiên cứu thiênnhiên, văn hóa hoặc nghệ thuật dân gian và hành hương”

Theo Hội đồng Quốc tế các di chỉ và di tích (International Coucil OnMonuments & Sites – ICOMOS) “Du lịch văn hóa là loại hình du lịch màmục tiêu là khám phá những di tích và di chỉ Nó mang lại những ảnh hưởngtích cực bằng việc đóng góp vào việc duy tu, bảo tồn Loại hình này trênthực tế đã minh chứng cho những nỗ lực bảo tồn và tôn tạo, đáp ứng nhucầu của cộng đồng vì những lợi ích văn hóa – kinh tế - xã hội” Khái niệmtrên được đưa ra theo khía cạnh nghiên cứu chỉ về di chỉ và di tích.1.3.2 Tài nguyên du lịch văn hóa

Có thể coi văn hóa đã sinh ra du lịch, nuôi sống du lịch, và ngành dulịch đang thụ hưởng những giá trị văn hóa Tài nguyên du lịch văn hóa làmột dạng đặc sắc của tài nguyên du lịch nói chung Tài nguyên du lịch vănhóa chia làm hai loại là “tài nguyên văn hóa phi vật thể” và “tài nguyên vănhóa vật thể”

Trang 12

Nhắc đến việc phân loại tài nguyên du lịch, hiện nay hầu hết các tàiliệu đều phân chia rõ hai loại chính là tài nguyên tự nhiên và tài nguyênnhân văn Trong Luật du lịch Việt Nam định nghĩa như sau: “Tài nguyên dulịch tự nhiên bao gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷvăn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mụcđích du lịch” và “Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa,các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ,kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản vănhoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”

2 Lịch sử nghiên cứu về Người Thái Đen ở các vùng

“Dường như tín ngưỡng đã chi phối mọi khía cạnh trong đời sống tinh thầncủa dân tộc Thái Dù trải qua bao biến đổi, thăng trầm của lịch sử, ngườiThái đen Điện Biên vẫn bảo tồn được nền nghệ thuật âm nhạc truyền thốngmang dấu ấn bản địa rất riêng của mình trong nghi lễ có sự góp mặt diễnxướng của mo (những bài ca lễ), là những thể loại ca hát dân gian liên quan

Trang 13

đến nghi lễ Nội dung sách xoay quanh việc giới thiệu những nghi lễ củangười Thái đen Điện Biên trong lời cúng khi ốm yếu, vào năm mới, khi cưới

và lời cúng lên nhà mới Có thể nói, thông qua tìm hiểu bài ca/thơ nghi lễ,chúng ta hiểu thêm được phần nào thế giới quan của người Thái đen ĐiệnBiên”.Cũng theo nhà nghiên cứu Lò Duy Hiếm, thì vùng Tây Bắc Tổ quốccũng là một trong những “cái nôi” văn hóa văn nghệ thuật rất đặc sắc củaViệt Nam Qua thời gian, cũng có nhiều giá trị văn hóa bị mai một và vớitrách nhiệm của người cầm bút người dân tộc Thái, ông đã chắp bút viết nêncông trình này để thế hệ người Thái đen hôm nay và mai sau mãi khắc ghi,

tự hào về giá trị văn hóa của dân tộc mình

Tác giả Tòng Văn Hân với các cuốn sách năm 2012, anh đã xuất bản côngtrình “Quả còn của người Thái đen ở Mường Thanh” Với vốn kiến thứcphong phú về văn hóa dân tộc Thái đen đã tích lũy qua nhiều năm, anh Hânkhiến nhiều người bất ngờ về ý nghĩa của quả còn, một vật được dùng phổbiến trong trò chơi “tung còn” truyền thống của đồng bào Thái Tây Bắc mỗidịp bản làng tổ chức lễ hội, du xuân Qua nghiên cứu của anh, quả còn cũng

có quá trình hình thành, phát triển, mang tâm hồn, tính cách và chứa đựngthông điệp tự sự, tình cảm của chủ thể cầm nắm nó trong mùa lễ hội Đặcbiệt, quả còn còn là “bảo chứng tình yêu” trong đám cưới, là “vật thiêng”trong trong lễ tục vòng đời của người Thái đen Tiếp nối thành công, anhHân cho “ra lò” hai công trình sưu tầm, nghiên cứu gồm “Văn hóa ẩm thựccủa người Thái đen ở Điện Biên” (xuất bản năm 2012), “Văn hóa Chéo củangười Thái đen ở Mường Thanh" (xuất bản năm 2014) Nhiều gia đình làm

du lịch cộng đồng ở các bản văn hóa trên địa bàn tỉnh đã "săn tìm" hai côngtrình này để làm cẩm nang chế biến những món ăn dân tộc thu hút khách dulịch

“Văn Hoá Thái ở Việt Nam” (1995), Cầm Trọng – Phan Hữu Dật, NxbVHDT Hà Nội Đây là một tác phẩm có giá trị lớn, trong đó tập hợp đầy đủ

Ngày đăng: 18/07/2024, 16:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w