GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN- Tên dự án : Dự án đầu tư xây dựng chuỗi trà take away - Tên quán : Forget the tea- Địa điểm : Hà Đông – Hà Nội- Hình thức đầu tư : Bán trà uống liền theo
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀI DỰ ÁN
Đề tài: Dự án xây dựng và phát triển chuỗi trà mang đi
NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN
Giảng viên hướng dẫn: Phạm Xuân Bách
Hà Nội, 20 tháng 10 năm 2023
1 1574010246 Phạm Như Quỳnh QTKD 15-06
2 1574010311 Trần Quang Trưởng QTKD 15-06
3 1574010070 Nguyễn Thế Đắc QTKD 15-06
4 1574010162 Nguyễn Hải Long QTKD 15-06
5 1574010106 Lê Thanh Hoa QTKD 15-06
Trang 2Mục lục
I GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN 1
II PHÂN TÁCH CÔNG VIỆC 1
III PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ 2
3.1 Thị trường trà ở VN 2
3.2 Phong cách mua trà mang đi 3
3.3 Nhu cầu thưởng thức trà của người Việt 3
3.4 Phân tích đối thủ cạnh tranh 4
IV KẾ HOẠCH NGÂN SÁCH CHI PHÍ 5
4.1 Dự đoán chi phí: 5
4.2 Chi phí mở quán cà phê take away nhượng quyền 9
V TIẾN ĐỘ DỰ ÁN 10
VI QUẢN TRỊ RỦI RO 11
VII ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ TRIỂN VỌNG ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN 12
Trang 3Dự án
Xây dựng và phát triển chuỗi trà mang đi
3
Trang 4I GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN
- Tên dự án : Dự án đầu tư xây dựng chuỗi trà take away
- Tên quán : Forget the tea
- Địa điểm : Hà Đông – Hà Nội
- Hình thức đầu tư : Bán trà uống liền theo mô hình các loại trà mang đi
- Mô tả sơ bộ dự án:
Bên cạnh những quán cà phê hay quán trà đa dạng về chủng loại và phong phú về phong cách, nhận định hiện nay cũng có nhiều quán cà phê bán mang đi tiện lợi nhưng các quán trà thì hầu hết chưa có hoặc chưa đa dạng, ít có thương hiệu có tiếng vang và mô hình cũng chưa phổ biến công ty chúng tôi đã cung cấp một cách thưởng thức trà mới phù hợp với nhịp sống sôi động của người dân thành phố, đó là phong cách cà phê mang theo –
“take away” Thời kỳ mới mọi người đa số thích những thức uống như trà nhưng giá thành lại quá đắt đỏ khi chúng xuất hiện trong các quán cà phê hay trà sữa Sau này khi xuất hiện những quán trà “mini” xinh xắn bán trà mang đi chắc chắn sẽ có rất nhiều người ưa chuộng Do đó, với mong muốn đáp ứng những yêu cầu ngày càng khắt khe của thực khách về chất lượng sản phẩm cũng như sự nhanh gọn về thời gian chúng tôi có thể khẳng định chuỗi trà take away ra đời là điều cần thiết trong giai đoạn hiện nay
II PHÂN TÁCH CÔNG VIỆC
1.Phân tích thị trường
Đặt tên quán
Xác định địa điểm của quán ( thu hút khách hàng, nơi đông người như trường học, công ty,…)
2.Xác định chủ đầu tư, số vốn đầu tư
3.Khảo sát thị trường
Khảo sát các loại trà khách hàng yêu thích nhất trong tầm 40 loại trà, thức uống từ trà
Thói quen sử dụng
Yêu cầu từ khách hàng
4.Mục tiêu dự án
Xác định mục tiêu
1
Trang 5 Ngắn hạn
Xác định được chi phí, doanh thu, giá vốn trên 1 cốc, tính tỷ suất lợi nhuận
Xác định được khách hàng thân thiết, khách hàng quen
Dài hạn
Xây dựng được chuỗi, thương hiệu trong lòng khách hàng sau 5 năm
Nâng cao chất lượng, menu đồ uống
5.Danh sách sản phẩm
Quen thuộc, ngon, phù hợp với nhiều khách hàng
Sau đó đi vào thực hiện dự án
Họp bàn toàn bộ và lên kế hoạch trương, chương trình, quảng cáo…Ngày hoạt động, cách thức, khai Thiết kế xe Hình thức, cách vận hành Thống nhất sản phẩm loại trà gì, size cốc…Thống nhất menu, thống nhất nhập Chuẩn bị nguyên vật liệu Mua cốc trà, dụng cụ pha chế Đặt làm và mua xe trà tiết, tiết kiệm…Nguyên vật liệu bền, thích ứng thời
III PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ
3.1 Thị trường trà ở VN
Việt Nam là nước có lợi thế sản xuất trà Đây cũng là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta Hiện, ngành trà không chỉ sản xuất ở trong nước
mà còn vươn tầm ra thế giới Trong những năm qua, ngành trà đã đem lại giá trị kinh tế lớn cho xã hội, tạo ra nhiều cơ hội việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống người dân, góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển Nước ta có 34 tỉnh, thành phố trồng chè với tổng diện tích ổn định ở mức 130 nghìn ha, năng suất bình quân đạt mức khoảng 8,0 tấn/ha, sản lượng trà khô đạt khoảng 192 nghìn tấn
Trà của Việt Nam được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường trong nước và xuất khẩu Với thị trường trong nước thì nhu cầu tiêu thụ trà của người dân Việt luôn cao, đặc biệt vào các dịp lễ Tết hay các sự kiện quan trọng Đặc biệt, chè không đơn thuần chỉ dùng uống
2
Trang 6hằng ngày, mà còn được dùng làm quà biếu người thân thay lời chúc mừng, lời chào đón…Chính vì thế, tình hình tiêu thụ chè trong nước luôn ở mức ổn định Trong những năm gần đây, ngoài người trung niên và lớn tuổi, sản lượng tiêu thụ chè của giới trẻ cũng đang có xu hướng tăng Cùng với đó, họ có sự đòi hỏi cao hơn về tính tiện lợi, nhanh chóng và đẹp mắt Những thị hiếu này đã tạo nên chỗ đứng cho loại chè hòa tan, chè túi nhúng
Theo số liệu của ngành chè năm 2020 ước đạt 134.964 tấn, trị giá 217,7 triệu USD, giá 1.613 USD/tấn, giảm 1,8% về lượng, giảm 7,8% về kim ngạch và giảm 6,2%
về giá so với năm 2019 Cơ cấu xuất khẩu các sản phẩm chè chủ yếu gồm: chè đen chiếm 51%; chè xanh chiếm 48% (gồm cả chè ướp hương, chè Ô long); còn lại là các loại chè khác Giá bình quân chè đen là 1.350 USD/tấn; chè xanh là 1.880 USD/tấn Sản phẩm chè của Việt Nam hiện được xuất sang 74 quốc gia và vùng lãnh thổ Trong đó, Pakistan, Đài Loan, Nga, Indonesia, Trung Quốc tiếp tục là 5 thị trường trọng điểm của chè Việt, chiếm gần 70% về lượng và hơn 70% về trị giá xuất khẩu
Pakistan là thị trường tiêu thụ chè lớn nhất của Việt Nam trong năm 2020 đạt 43.357 tấn, tương đương 82,59 triệu USD, giá trung bình 1.905 USD/tấn, giảm 11,2% về lượng, giảm 14,4% về kim ngạch và giảm 3,5% về giá so với năm 2019; chiếm 32% trong tổng khối lượng và chiếm 37,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước Thị trường lớn thứ 2 là Đài Loan, đạt 17.290 tấn, tương đương 26,68 triệu USD, chiếm gần 13% trong tổng khối lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước, giảm trên 9,5% về lượng và giảm 10,5% về kim ngạch Tiếp đến thị trường Nga đạt 14.071 tấn, tương đương 21,52 triệu USD, chiếm trên 10% trong tổng khối lượng và tổng kim ngạch, giảm 7,1% về lượng và giảm 3,9% kim ngạc
Hiện tại ngành chè Việt đã có những bước tiến tích cực Năng suất và sản lượng chè liên tục tăng nhờ sự chuyển biến tích cực về giống, kỹ thuật canh tác và tổ chức sản xuất Trong hoạt động chế biến chè, đã có nhiều dây chuyền công nghệ chế biến chè với mức độ cơ giới hoá cao được bổ sung thay thế tại nhiều doanh nghiệp Đặc biệt, ngành chè đã thực hiện đa dạng hóa sản phẩm và từng bước nâng cao giá trị gia tăng, đã sản xuất và làm chủ được công nghệ trồng, canh tác, chế biến chè matcha, chè uống liền từ nguyên liệu chè trong nước Sản phẩm mới đang được thị trường đón nhận giúp nâng cao giá trị sản phẩm chè và tạo việc làm cho hàng ngàn lao động Các doanh nghiệp sản xuất
3
Trang 7chè Shan rừng đã có nhiều thay đổi, nghiên cứu cho ra nhiều sản phẩm mới, phát huy được lợi thế của trà cổ thụ Việt Nam
3.2 Phong cách mua trà mang đi
Trà du nhập vào Việt Nam từ rất lâu đời và là thức uống quen thuộc đối với mỗi người dân Dù gia đình giàu hay nghèo, dù hàng quán ở chợ hay nhà hàng cao cấp, … đều có thể tự do nhâm nhi tách trà nóng Đă –c biê –t, trà còn được sử dụng trong tất cả những ngày lễ lớn như cưới hỏi, ma chay, cúng giỗ hay đơn giản là mô –t ngày thường cũng có thể thưởng thức nó
Phong cách mang đi bắt nguồn từ các nước phương Tây, nơi có nhịp sống công nghiệp khiến con người ta lúc nào cũng vội vã Với hình thức này thì sẽ phục vụ khách hàng có nhu cầu mua mang theo do không có thời gian ngồi tại quán nhâm nhi, thưởng thức Hiện nay có rất nhiều quán bán mang đi ở lề đường nhưng thiếu đi một số tiêu chí như hợp vệ sinh, hình thức bắt mắt, thực đơn phong phú…
3.3 Nhu cầu thưởng thức trà của người Việt
Việt Nam cũng là quốc gia tiêu thụ trà lớn Mỗi người Việt sử dụng trung bình 0,47 kg trà/năm, tương đương 45.000 tấn, đạt giá trị doanh thu nội tiêu 7.245 tỉ đồng (315 triệu USD) Trong khi đó, mức xuất khẩu là 185.000 tấn, nhưng chỉ đạt 225 triệu USD (thống kê năm 2020, Hiệp hội Chè Việt Nam) Trà được xem là nét văn hoá vì nó phổ biến rộng rãi, thể hiện được phong tục và tính cách của người Việt, cũng như tạo nên văn hoá vừa thưởng thức những chén trà ngon, vừa chuyện trò, giãi bày tâm sự Chính vì lẽ
đó, có thể thấy ngày nay trà xuất hiện trong đời sống hằng ngày của mỗi gia đình; khách đến nhà thường được mời trà, đây cũng là cách gia chủ thể hiện sự niềm nở, đón tiếp nồng nhiệt và tình cảm đối với khách Mời trà còn để thể hiện sự tôn kính đối với bề trên, vậy nên hình ảnh mời trà thường được thấy trong những dịp Lễ - Tết, gia đình sum vầy; hay trong những dịp cưới hỏi, đám giỗ cũng không thể thiếu những chén trà Nhiều người thích trà, uống trà thường xuyên nhưng không cần phải tự pha; việc gặp gỡ bạn bè cũng không nhất thiết phải đến nhà mà đơn giản là những quán cà phê quen thuộc Do đó, trà cũng được thấy nhiều ở những quán cà phê, quán nước dù là vỉa hè, trong không gian gần gũi, hay cả sang trọng
4
Trang 83.4 Phân tích đối thủ cạnh tranh
Hiện nay ở Hà Nội có thương hiệu trà nổi tiếng như Mixue được nhiều người sử dụng Mixue là một thương hiệu có nguồn gốc từ Trung Quốc Mixue bắt đầu xâm nhập thị trường Việt Nam vào năm 2018 và liên tục phát triển mạnh mẽ Đến nay, thương hiệu này đã có mặt tại 43 tỉnh thành, với hơn 600 cửa hàng Trong đó tính riêng tại Hà Nội, Mixue đã có tới 137 cửa hàng
Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Mixue là kem, trà sữa, trà hoa quả do đó khách hàng mục tiêu của thương hiệu này khá rộng Khách hàng mục tiêu của Mixue chủ yếu những đối tượng có sở thích các món ngọt như phụ nữ và thanh thiếu niên và trẻ em Đối thủ cạnh tranh của Mixue chủ yếu là các cửa hàng trà sữa, quán cafe Nhưng các cửa hàng trà sữa, quán cafe cao cấp không phải đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Mixue Vì thương hiệu này nhắm vào thị trường bình dân với các sản phẩm có giá thành dưới 30.000 Do đó, tại Việt Nam đối thủ chính của Mixue là các thương hiệu trà sữa giá rẻ như Toco Toco, The Coffee House, Laika…
Menu của Mixue lên tới hơn 30 sản phẩm Về hương vị, sản phẩm của Mixue không thua kém các thương hiệu đắt tiền Thương hiệu cũng khá đầu tư vào bao bì với thiết kế bắt mắt, in đậm dấu ấn của thương hiệu Dù có giá thành rẻ, nhưng tất cả nguyên liệu đều được sản xuất bởi nhà máy của Mixue nên có thể đảm bảo về chất lượng và vệ sinh Giá thành thấp giúp Mixue tiếp cận được đông đảo các bộ phận khách hàng Dù có giá vậy Mixue vẫn thu lợi nhuận tốt nhờ khả năng tối ưu chi phí
Không chỉ cung cấp sản phẩm với giá thành rẻ, chi phí nhượng quyền của Mixue cũng được đánh giá là khá ưu đãi Theo thông tin từ đại diện thương hiệu ở thị trường Việt Nam, phía Mixue sẽ không trích phần trăm từ doanh thu Toàn bộ số tiền thu được
từ việc kinh doanh sẽ thuộc về chủ sở hữu Với điểm mạnh giá thấp, Mixue đáp ứng sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng của người dân trong bối cảnh hiện nay
Một điểm khác biệt đáng chú ý trong chiến lược marketing của Mixue là cách lựa chọn địa điểm Thay vì ưu tiên các mặt bằng lớn ở vị trí đắc địa hoặc trong trung tâm thương mại Mixue thường lựa chọn các mặt bằng nhỏ hơn, có giá thành rẻ, tập trung phục vụ mang đi Tuy nhiên Mixue đẩy mạnh bán nhượng quyền thương hiệu đã gây loãng hệ thống do có quá nhiều cửa hàng trong cùng một khu vực Các cửa hàng Mixue
5
Trang 9“mọc như nấm” khắp các dãy phố vô tình thành đối thủ cạnh tranh của nhau dù cùng kinh doanh một mặt hàng của một thương hiệu, gây ra hiện tượng bão hòa
IV KẾ HOẠCH NGÂN SÁCH CHI PHÍ
4.1 Dự đoán chi phí:
- Chi phí trang bị xe trà take away
Thực tế, trên thị trường có nhiều mẫu xe cafe take away với giá thành khác nhau Đối với các xe take away bằng gỗ với các bánh xe nhỏ, phạm vi di chuyển ngắn, bạn chỉ cần bỏ ra
số tiền chỉ từ 5 -7 triệu đồng
Chi phí trang bị xe take away là khoản đầu tiên cần tính đến
Mẫu xe đạp có khả năng di chuyển xa và tiện lợi hơn, mức giá từ 7 – 9 triệu Riêng các dòng xe cải tiến từ ô tô cũ, có ghế ngồi bên trong, không gian rộng hơn, cộng với khả năng di chuyển trên khắp mọi nẻo đường, kéo theo chi phí cũng cao hơn, trên chục triệu đồng hoặc vài chục triệu, tùy mẫu cụ thể
- Chi phí dụng cụ
Dụng cụ, máy móc cho quán cafe gồm nhiều loại, cụ thể sẽ được chia thành các nhóm Nhóm dụng cụ pha chế
Máy xay sinh tố
Bình lắc pha chế
Bình xịt kem
Máy đánh sữa tạo bọt…
Vợt lọc trà
Ấm đun nước
Muỗng xúc đá
Bạn cũng cần tính các khoản chi phí mua dụng cụ, thiết bị
Nhóm dụng cụ phục vụ
Ly (Cốc)
Giá treo ly
Nhóm vật dụng nội thất
Tủ trưng bày
6
Trang 10 Tủ lạnh
Chi phí dành cho việc mua dụng cụ, thiết bị máy móc dao động trong khoảng 20 triệu đồng
- Chi phí nguyên vật liệu
Mua sắm nguyên liệu để pha chế đồ uống thường tiêu tốn ngân sách thấp nhất trong tổng chi phí mở quán trà take away, trung bình chỉ từ 1– 2 triệu
Nhìn chung, với số tiền ban đầu dự trù khoảng 25 – 30 triệu (chưa gồm phí phát sinh) là bạn đã có thể bắt đầu kinh doanh khởi nghiệp với mô hình kinh doanh trà take away với 1
xe đầu tiên
Liên hệ nhà cung cấp nguyên liệu tốt để có thông tin về chi phí
Ưu điểm của hình thức trà take away đường phố đó chính là mô hình nhỏ gọn, linh hoạt, chi phí thấp, tiết kiệm đáng kể tiền mua sắm nội thất Nó sẽ vô cùng phù hợp hoạt động ở các khu phố đi bộ, hội chợ, đường phố, vỉa hè, ngõ ngách có nhiều người qua lại
- Chi phí mở quán trà take away
Mô hình thứ hai là mở quán take away, đòi hỏi sự tính toán, nghiên cứu kỹ lưỡng, số vốn
bỏ ra cũng nhiều hơn
Chi phí mặt bằng:
Một số địa điểm thuận lợi để thuê mặt bằng mở quán như vị trí gần trường học, khu công
sở, văn phòng, công ty có nhiều nhân viên, người nước ngoài sinh sống và làm việc Mang lại một lượng khách hàng tiềm năng lớn
Diện tích cho một quán trà take away tối thiểu 12-16m2, nó có thể không cần rộng rãi, nhưng bắt buộc phải có chỗ để xe cho khách dừng chân Giá thuê mặt bằng thường nằm trong mức 10-40 triệu, cụ thể còn tùy thuộc vào từng khu vực, tỉnh thành khác nhau Một điểm quan trọng cần lưu ý đó là định mức thuê mặt bằng chỉ nên chiếm 20-25% tổng chi phí mở quán cafe take away Nếu vượt con số trên, cần suy xét thật kỹ trước khi quyết định có nên thuê hay không
- Chi phí trang thiết bị
Mở quán trà take away cần bao nhiêu vốn chắc chắn sẽ không thể không kể đến danh
mục mua sắm trang thiết bị
7
Trang 11 Bình xịt kem topping cho các món đá xay
Jigger: ly đong
Bình lắc (shaker)
Máy xay sinh tố
Muỗng
Dụng cụ gắp đá
Lập danh sách dụng cụ thiết bị và lên chi phí hợp lý
Ngoài ra là một số dụng cụ khác, tùy vào menu đồ uống của quán gồm những gì Về cơ bản, mức đầu tư tầm khoảng 25 – 30 triệu đồng
- Nguyên liệu
Cần kiểm tra cẩn thận nguyên liệu đầu vào, bởi nó quyết định đến chất lượng, đồ uống,
về lâu dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh, tên tuổi của quán Lựa chọn trà sạch, tốt, có thương hiệu uy tín, từ những nhà sản xuất hàng đầu
Có nhiều loại trà được phát triển từ hai loại trà gốc
Cần lên chi phí cho nguồn nguyên liệu như trà, sữa…
Bên cạnh đó là nguyên liệu sữa đặc, sữa tươi, trà đen, trà ô long, trà xanh… chi phí nguyên liệu pha chế vào khoảng 7 – 10 triệu đồng
- Chi phí setup quán
Mở quán cafe take away không đòi hỏi sự chau chuốt, đầu tư nội thất, trang trí không gian nhiều Yếu tố quan trọng hàng đầu đó là bảng hiệu, menu đồ uống và quầy bar
Ở nước ngoài, khách hàng thường đến đây mua đồ uống và mang đi Ở Việt Nam, có thể
kê thêm một vài bộ bàn ghế để một số khách có thể nghỉ chân, hay nán lại nếu muốn Mức tiền setup rơi vào khoảng 20 – 25 triệu đồng
Chi phí trang trí cũng là khoản chi phí không nhỏ khi mở quán trà take away
- Phí thuê đào tạo nhân viên
Thuê sinh viên part time theo giờ Hiện nay, mặt bằng chung về giá thuê 15.000-20.000/ giờ Bạn có thể thuê 1-2 nhân viên pha chế, phục vụ, chi phí mỗi tháng từ 4 -8 triệu đồng/tháng
8