Câu 18: Hãy chỉ ra nét đặc sắc trong đời sống cộng đồng Tây Nguyên thời cổ đại được thể hiện trong văn bản trên?. ĐỌC – HIỂU 6 điểm Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu
Trang 1ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I – LỚP 10
ĐỀ 1
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 1
-(Đề thi có 2 trang)
KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: NGỮ VĂN 10
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
Họ và
tên: Số báo danh: Mã đề
I ĐỌC – HIỂU (6 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 8
Tuổi trẻ như con tàu lần đầu lao ra biển lớn, háo hức, nhiệt huyết bao nhiêu thì cũng dễ lung lay, dễ bị quật ngã bấy nhiêu Ngồi trên con tàu đó, có người thích làm hành khách, có người muốn được chủ động lái tàu Sự lựa chọn nghe tưởng đơn giản nhưng lại quyết định tâm thế của cả hành trình.
Có những người thích cầm lái, muốn được làm chủ cuộc sống của mình… Họ ít than vãn
và đổ lỗi cho hoàn cảnh Họ đứng ra chịu trách nhiệm cho việc học, cho sự nghiệp, cho các vấn
đề của bản thân Những con người tự chủ ấy luôn tự nhìn vào trong mình để tìm kiếm động lực.
Họ không cần chờ đợi người khác đồng ý, ủng hộ hay cho phép để làm điều mình muốn.
Vì không lệ thuộc vào những yếu tố bên ngoài, vì khao khát và nội lực của họ rất mạnh
mẽ, nên dù khó khăn và thử thách đến đâu, chắc chắn họ sẽ tìm ra lối đi đến đích Và điều tuyệt vời nhất, những con người ấy luôn nhìn cuộc sống qua một lăng kính tràn đầy hy vọng vào những điều tươi sáng Những người lái tàu đặc biệt ấy luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho biết bao bạn trẻ vẫn còn trầm mình trong con tàu lần đầu lao ra biển lớn những hoang mang, lo lắng, tự ti, sợ hãi và chẳng dám tiến về phía trước
(Tìm đường tuổi 20s, Trần Thị Thùy Trang, NXB Hồng Đức, 2017)
Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2 Tác giả đã hình dung “tuổi trẻ” với hình ảnh nào?
C Mùa xuân của đời người D Người lái tàu đặc biệt
Câu 3 Theo văn bản, bạn trẻ thường có những xu hướng nhận thức và hành động như thế nào
trước cuộc sống?
A Có người thích làm hành khách, có người muốn được chủ động lái tàu
B Có người thích quay về bên trong để ôm ấp lấy mình
C Có người chọn dấn thân, chấp nhận va vấp để trải nghiệm
D Có người chọn cuộc sống nhàn hạ để bình an
Câu 4 Văn bản đã tập trung luận bàn về vấn đề gì?
A Bàn về sứ mệnh của bạn trẻ
B Hành trình tìm lại chính mình của bạn trẻ
C Người trẻ luôn nhìn cuộc sống qua lăng kính tràn đầy hy vọng
D Người trẻ với hành trình làm chủ cuộc sống của mình
Trang 2Câu 5 Thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong văn bản?
A Giải thích B Lập luận C Bác bỏ D Phân tích
Câu 6 Về cấu tạo, các từ “háo hức, lo lắng, lung lay” thuộc nhóm từ nào?
A Từ láy B Từ đơn C Từ ghép D Vừa là từ ghép, vừa là từ láy
Câu 7 Văn bản thể hiện quan điểm, thái độ gì của tác giả?
B Tin tưởng, khẳng định sứ mệnh và tiềm năng của tuổi trẻ
C. Hoài nghi, lo lắng về sứ mệnh và tiềm năng của tuổi trẻ
D Vừa tin tưởng, khẳng định vừa hoài nghi về sứ mệnh và tiềm năng của tuổi trẻ
Câu 8 Tác giả sử dụng đại từ “họ” để chỉ ai?
A Tất cả mọi người trong xã hội C Những bạn trẻ không làm chủ cuộc sống của mình
B Những bạn trẻ thích làm chủ cuộc sống của mình D Những bạn trẻ ngại tiến về phía trước
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu từ câu 9 đến câu 18
Đăm Săn - Hỡi bà con dân làng, hỡi các em, các cháu! Hội hè đã vãn, bây giờ chúng ta phải lo
việc làm ăn, sửa sang ruộng rẫy, kẻo hụt muối, thiếu thuốc, đến quả kênh, củ ráy cũng không có
mà ăn (nói với tôi tớ) Bớ các con, chúng ta hãy đi phát rẫy, dọn ruộng, hãy đi rừng săn thú nào.
Thế là họ ra đi tìm rừng làm một cái rẫy bảy vạt núi Họ đã phát xong cỏ, đốn xong cây Ít lâu sau đó họ đốt, rồi ai làm cỏ cứ làm, ai cào cứ cào.
Tôi tớ - Ái chà! thế mà chúng ta đã làm cỏ xong, cũng đã cào dọn xong rồi đó Mưa rào rồi, bớ
anh em, ta đi trỉa nào.
Đăm Săn - Khoan, khoan, ơ các con Hãy chờ ta lên ông Trời xin giống về đã.
Nói rồi Đăm Săn ra đi
Đăm Săn - Ông ơi! ới ông ơi! Thả thang xuống cho cháu.
Ông Trời thả xuống một cái thang vàng, Đăm Săn leo lên.
Ông Trời - Cháu lên có việc gì đó? Gấp lắm hả?
Đăm Săn - Không có chuyện gì gấp đâu ông ơi Cháu chỉ lên xin ông lúa giống thôi.
Ông Trời lấy lúa giống cho Đăm Săn Ông cho đủ thứ, mỗi thứ một hạt.
Đăm Săn - Ông ơi, từng này sao đủ trỉa?
Ông Trời - Sao lại không đủ? Cháu cứ trỉa mỗi góc một thứ, mỗi góc một hạt là đủ đấy cháu ạ.
Đăm Săn tụt xuống đất đi về Về đến nơi chàng ra lệnh
Đăm Săn - Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói Ơ tất cả tôi tớ của ta, các người hãy một trăm
người vạch luống, một nghìn người chọc lỗ trỉa đi.
Trang 3Thế là đoàn người nườm nượp ríu rít gieo trỉa Người kín đen như một đêm không trăng, như một mớ tơ đen vừa nhuộm, ùn ùn như kiến, như mối.
Tôi tớ - Chu cha! Thế mà trỉa xong rồi đó ông ạ.
Đăm Săn - Bây giờ chúng ta làm chòi giữ rẫy đi.
Chòi rẫy làm xong, Đăm Săn ngủ lại để canh thú rừng đến phá rẫy, đuổi lũ két, lũ vẹt, trông chừng bầy hươu nai, lợn rừng, gà rừng, chim sẻ, chim ngói Còn Hơ Nhị, Hơ Bhị người thì ngồi may áo ở chòi phía đông, người thì ngồi dưới gầm nhà dệt vải
(Nguyễn Hữu Thấu sưu tầm, biên dịch, chỉnh lí, Sử thi Ê-đê, Khan Đăm Săn và Khan Đăm Kteh
Milan, tập II, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003)
Câu 9 Văn bản trên thuộc thể loại nào?
A Thần thoại B Sử thi C Truyền thuyết D Cổ tích
Câu 10 Xác định ngôi kể của văn bản?
A Ngôi thứ nhất B Ngôi thứ hai
C Ngôi thứ ba D Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
Câu 11 Khi hội hè đã vãn, Đăm Săn kêu gọi và động viên dân làng điều gì?
A Bây giờ chúng ta phải lo việc làm ăn, sửa sang ruộng rẫy
B Bây giờ chúng ta khoan lo việc làm ăn, khoan sửa sang ruộng rẫy
C Bây giờ chúng ta đi gặp ông Trời và xin hạt lúa
D Bây giờ chúng ta đi bắt trâu và nấu rượu
Câu 12 Nhân vật nào không xuất hiện trong đoạn trích trên?
A Đăm Săn B Dân làng C Ông Trời D Nữ Thần Mặt Trời
Câu 13 Lời Đăm săn kêu gọi dân làng: “Bớ các con, chúng ta hãy đi phát rẫy, dọn ruộng, hãy
đi rừng săn thú nào” thể hiện thái độ, suy nghĩ gì của vị tù trưởng?
A Chàng sợ rằng người dân của mình sẽ lười biếng
B Chàng mong muốn dân làng đồng lòng xây dựng cuộc sống ấm no, giàu đủ
C Chàng sợ rằng kẻ thù sẽ tranh thủ cơ hội mà đánh chiếm buôn làng của mình
D Chàng mong muốn người dân lao động để mình có cuộc sống ấm no, giàu đủ
Câu 14 Đăm Săn lên gặp ông Trời để làm gì?
A Chàng xin mùa màng bội thu B Chàng xin giống lúa tốt để về trỉa
C Chàng xin cuộc sống sung túc cho dân làng D Chàng xin giống ngô tốt về gieo trồng
Câu 15 Đoạn trích trên phản ánh vấn đề gì trong đời sống cộng đồng Tây Nguyên?
A Hôn nhân và cuộc sống hạnh phúc, thịnh vượng B Chiến tranh và mở rộng bờ cõi
Trang 4C Chinh phục và khám phá thiên nhiên D Lao động, xây dựng cuộc sống ấm no
Câu 16: Hình tượng trung tâm trong đoạn trích là ai?
A Dân làng B Đăm săn C Ông Trời D Hơ Nhị và Hơ Bhị
Câu hỏi tự luận (học sinh trình bày khoảng 5 – 7 dòng) :
Câu 17: Qua đọạn trích, bạn có cảm nhận gì về nhân vật Đăm săn?
Câu 18: Hãy chỉ ra nét đặc sắc trong đời sống cộng đồng Tây Nguyên thời cổ đại được thể hiện
trong văn bản trên
Phần II VIẾT (4.0 điểm)
Lấy lí do “con mệt”, “con bận học”…, để trốn tránh làm việc nhà không phải là chuyện
xa lạ ở một bộ phận giới trẻ hiện nay Bạn hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 đến 1000 chữ) thuyết phục họ từ bỏ thói quen đó
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 1
-(Đề thi có 2 trang)
KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: NGỮ VĂN 10
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
Họ và
tên: Số báo danh: Mã đề
I ĐỌC – HIỂU (6 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 8
Khi tặng quà cho một người nào đó, ta hay nghĩ rằng mình là ân nhân của họ Vì món quà ấy dù mang giá trị vật chất hay tinh thần cũng đều góp phần làm cho họ được an vui và hạnh phúc hơn Nói chung, ta nghĩ họ đã nợ ta một cảm xúc tốt Nhưng nếu ta thật lòng muốn tặng mà họ lại khước từ vì họ đã đầy đủ, hoặc vì không muốn mắc nợ ta, hay vì họ không còn có mặt ở đây để đón nhận, thì ý niệm hiến tặng sẽ không thể nào thực hiện được Vậy nên người cho cũng cần người nhận chứ không chỉ người nhận mới cần người cho Và như thế, không chỉ người nhận phải cảm ơn người cho, mà người cho cũng phải cảm ơn người nhận Bởi cả hai đều
là điều kiện cần thiết cho nhau Điều này nghe rất lạ, nhưng đó là sự thật hiển nhiên để tạo sự cân đối giữa các mối liên hệ trong vũ trụ.
Khi ta hiến tặng những món quà mà mình rất yêu quý, hoặc đã từng bỏ ra rất nhiều công sức để làm nên và món quà ấy thật sự có giá trị hữu dụng cho người kia, thì không những ta giúp họ được an vui hơn và hạnh phúc hơn, mà chính ta cũng nhận được một nguồn năng lượng
bù đắp từ vũ trụ Dù ta chỉ một lòng muốn giúp đỡ chứ không có ý gì khác, nhưng năng lượng được phóng thích từ tâm ý cộng với trị giá món quà sẽ kết nối với những nguồn năng lượng có cùng tần số trong vũ trụ, để phản hồi lại ta một hiệu ứng tốt đẹp…
Trang 5(Theo Minh Niệm, Hiểu về trái tim, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2017)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2 Theo tác giả, khi tặng quà cho một người nào đó, ta hay có suy nghĩ như thế nào?
A Họ là ân nhân của mình B Mình là ân nhân của họ
C Họ và mình đều là ân nhân D Họ và mình sẽ là ân nhân của nhau
Câu 3 Theo văn bản, ý niệm hiến tặng sẽ không thể nào thực hiện được khi nào?
A Người ta muốn tặng quà đã đầy đủ, hoặc vì muốn mắc nợ ta, hay vì họ không còn có mặt ở đây để đón nhận
B Người ta muốn tặng quà đã đầy đủ, hoặc vì không muốn mắc nợ ta, hay vì họ không còn có mặt ở đây để đón nhận
C Người ta muốn tặng quà đã đầy đủ, hoặc vì không muốn mắc nợ ta, hay vì họ còn có mặt ở đây để đón nhận
D Người ta muốn tặng quà còn thiếu thốn, hoặc vì không muốn mắc nợ ta, hay vì họ không còn
có mặt ở đây để đón nhận
Câu 4 Văn bản tập trung luận bàn về vấn đề gì?
A Điều kì diệu khi con người cho và nhận những quà tặng cuộc sống
B Nguồn năng lượng an lành của yêu thương
C Nguồn gốc của sự an vui hơn và hạnh phúc
D Người cho cũng nhận được một nguồn năng lượng tinh thần ý nghĩa
Câu 5 Thao tác lập luận cơ bản được sử dụng trong đoạn trích ?
A Giải thích B Lập luận C Bác bỏ D Phân tích
Câu 6 Về cấu tạo, các từ “hiến tặng, an vui, giúp đỡ” thuộc nhóm từ nào?
A Từ láy B Từ đơn C Từ ghép D Vừa là từ ghép, vừa là từ láy
Câu 7 Văn bản thể hiện quan điểm, thái độ gì của tác giả?
B Trân quý ý nghĩa, giá trị của sự trao tặng xuất phát từ trái tim chân thành
C. Hoài nghi, lo lắng về mặt trái của cho và nhận trong cuộc sống
D Vừa trân quý vừa hoài nghi về ý nghĩa của sự trao tặng xuất phát từ trái tim
Câu 8 Tác giả sử dụng đại từ “ta” để chỉ ai?
A Tất cả mọi người trong xã hội
C Những người không muốn mắc nợ vì nhận quà
D Những người không còn có mặt ở đây để đón nhận quà tặng
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu từ câu 9 đến câu 18
Đăm Săn nghỉ một ngày, ngơi một đêm, ở không thêm một chiều một sáng
Đăm Săn - Ơ Y Blim làng Blô, ơ Y blô làng Blang, ơ làng Kang, làng Ana, nơi chôn nhau của
những cô gái đẹp Ơ làng Hoh, làng Hun, nơi cắt rốn của những chàng trai xinh Các người đi bắt voi về cho ta.
Y Blim, Y Blô - Thưa ông, ông cần voi làm gì ạ?
Trang 6Đăm Săn - Ta muốn cùng các ngươi chiều đi câu, sáng đi bắt cá Ăn mãi trâu bò ngán rồi Bây
giờ ta muốn ăn con tôm con cua.
Y Blim, Y Blô đi bắt voi.
Y Blim, Y Blô - Ơ Dul, ơ Dul, mày ăn cây le Ơ Đê, ơ Đê , mày ăn cây lồ ô Chủ chúng mày, ông
Đăm Săn nay muốn chúng mày đưa ông đi bắt cá (hỏi Đăm Săn) ơ ông, ơ ông, ông cho đóng bành nào?
Đăm Săn - Voi đực đóng bành mây, voi cái đóng bành guột.
Voi đóng bành rồi Đăm Săn leo lên ra đi Người đi theo đông như bày cà tong , đặc như bày thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối Đoàn người đến một con suối.
Đăm Săn - Ơ các con, ơ các con, tháo bành voi, chúng ta xuống nước nào.
Đoàn người xuống nước Tức thì cua chết đầy bờ, tôm chết đặc suối, cá sấu trong hang, rắn hổ rắn mai đều kéo nhau nằm dài trên mặt đất…
(Nguyễn Hữu Thấu sưu tầm, biên dịch, chỉnh lí, Sử thi Ê-đê, Khan Đăm Săn và Khan Đăm Kteh
Milan, tập II, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003)
Câu 9 Văn bản trên thuộc thể loại nào?
A Thần thoại B Sử thi C Truyền thuyết D Cổ tích
Câu 10 Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy?
A Ngôi thứ nhất B Ngôi thứ hai
C Ngôi thứ ba D Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
Câu 11 Trong đoạn trích, dân làng nghe lời Đăm Săn kêu gọi và đã làm những việc gì?
A Đi phát rẫy, dọn ruộng, vạch luống và trỉa hạt lúa
B Đi làm nương, đi gặp ông Trời xin giống lúa tốt
C Đi xuống nước bắt con cua, con cá
D Đi lên rừng bắt con cua, con cá
Câu 12: Ai là người đóng bành cho Đăm săn cưỡi voi ra đi?
A Đăm Săn B Nữ Thần Mặt Trời C Y Blim, Y Blô D Hơ Nhị và Hơ
Bhị
Câu 13: Hình ảnh dân làng đông đúc, nhiệt tình cùng Đăm Săn tham gia lao động thể hiện thái
độ, tình cảm gì của họ đối với chàng?
A Kính trọng, tin tưởng và mến yêu vị tù trưởng hùng mạnh
B Hoài nghi, lo lắng cho sự mạo hiểm của tù trưởng
Trang 7C Đề cao con người cá nhân của vị tù trưởng hùng mạnh.
D Bất mãn, bực bội vì tù trưởng là người quá mạo hiểm
Câu 14 Hình ảnh dân làng không được gợi tả qua chi tiết nào dưới đây ?
C ùn ùn như kiến như mối D Người lên như nước vỡ bờ
Câu 15 Đoạn trích trên phản ánh vấn đề gì trong đời sống cộng đồng Tây Nguyên?
A Hôn nhân và cuộc sống hạnh phúc, thịnh vượng B Chiến tranh và mở rộng bờ cõi
C Lao động, xây dựng cuộc sống ấm no D Lễ hội cồng chiêng
Câu 16: Hình tượng trung tâm trong đoạn trích là ai?
A Dân làng B Đăm Săn C Ông Trời D Y Blim, Y Blô
Câu hỏi tự luận (học sinh trinh bày khoảng 5 -7 dòng) :
Câu 17: Qua đọạn trích, bạn có cảm nhận gì về nhân vật Đăm Săn?
Câu 18: Hãy chỉ ra nét đặc sắc trong đời sống cộng đồng Tây Nguyên thời cổ đại được thể hiện
trong văn bản trên
Phần II VIẾT (4.0 điểm)
Một số bạn trẻ thường tự hào về “đam mê tốc độ”, dàn hàng đua xe, rú ga ầm ĩ, xem như
là một cách thể hiện đẳng cấp thời thượng Bạn hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 đến
1000 chữ) thuyết phục họ từ bỏ thói quen đó
ĐỀ GỐC 1
17 Câu 17: Qua đọạn trích, bạn có cảm nhận gì về nhân vật Đăm
Săn?
- Đăm Săn là một tù trưởng hùng mạnh, dẫn dắt buôn làng gây dựng và phát triển cuộc sống ấm no
- Chàng có uy lực mạnh mẽ, được mọi người tin yêu, ủng hộ
- Chàng có khả năng siêu nhiên: có thể lên Trời, trò chuyện với Trời, được Trời cho hạt lúa giống….
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời tương đương như đáp án hoặc đảm bảo từ 2 ý trở
1.0
Trang 8lên: 1.0 điểm.
- Trả lời đảm bảo được một nửa số ý: 0,5 điểm.
- Trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.
* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết
phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.
18 Câu 18: Hãy chỉ ra nét đặc sắc trong đời sống cộng đồng Tây
Nguyên thời cổ đại được thể hiện trong văn bản trên
- Cộng đồng Tây Nguyên có cuộc sống giản dị, chan hoà với
thiên thiên, thuận theo tự nhiên: kết thúc lễ hội là bắt tay vào
cuộc nương, trồng lúa…
- Cộng đồng Tây Nguyên có vị tù trưởng đứng đầu, quán
xuyến mọi hoạt động của buôn làng
- Họ sống và sinh hoạt theo hình thức cộng đồng: cùng nhau làm việc, cùng nhau thực hiện mệnh lệnhcủa tù trưởng
Hướng dẫn chấm:
-Trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm.
- Trả lời đúng 1 ý: 0,5 điểm.
-Trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm.
- Trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.
* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết
phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.
1.0
II VIẾT (4.0 điểm): Lấy lí do “con mệt”, “con bận
học”…, để trốn tránh làm việc nhà không phải là chuyện xa lạ
ở một bộ phận giới trẻ hiện nay Bạn hãy viết một bài văn
nghị luận (khoảng 500 đến 1000 chữ) thuyết phục họ từ bỏ
thói quen đó.
4,0
a Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề
0,25
b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: thuyết phục từ bỏ thói
quen trốn tránh làm việc nhà.
Hướng dẫn chấm:
0,25
Trang 9- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm.
- Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.
c Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:
2.5
Nêu vấn đề và bày tỏ quan điểm: trốn tránh làm việc nhà là thói quen cần từ bỏ.
Nêu ra các biểu hiện, nguyên nhân của thói quen trốn tránh làm việc nhà
Chỉ ra những tác động không mong muốn của thói quen trốn tránh làm việc nhà đối với cá nhân và cộng đồng
Đề xuất giải pháp, lời kêu gọi để một số bạn trẻ khắc phục, từ bỏ thói quen chưa tốt, thay đổi bản thân, đồng cảm và chia sẻ nhiều hơn với gia đình
Hướng dẫn chấm:
- Dẫn giải đầy đủ, sâu sắc, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục: 2,5 điểm.
- Phân tích vấn đề chưa đầy đủ, tính thuyết phục chưa cao :1,0 điểm – 2,25điểm.
- Bài viết còn chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm.
.
d Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều
lỗi chính tả, ngữ pháp.
0,5
e Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có
ĐỀ GỐC 2
17 Câu 17: Qua đọạn trích, bạn có cảm nhận gì về nhân vật Đăm
Săn?
1.0
Trang 10- Đăm Săn là một tù trưởng có uy lực, có ý thức đồng hành với buôn làng gây dựng và phát triển cuộc sống
ấm no
- Chàng tin yêu, quý trọng buôn làng và cũng được mọi người tin yêu, ủng hộ
- Chàng có khả năng lao động thành thục và giỏi giang….
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời tương đương như đáp án hoặc đảm bảo từ 2 ý trở lên: 1.0 điểm.
- Trả lời đảm bảo được một nửa số ý: 0,5 điểm.
- Trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.
* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết
phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.
18 Câu 18: Hãy chỉ ra nét đặc sắc trong đời sống cộng đồng Tây
Nguyên thời cổ đại được thể hiện trong văn bản trên
- Cộng đồng Tây Nguyên có cuộc sống giản dị, chan hoà với thiên thiên, tự cung tự cấp ( bắt con tôm con cá để ăn…)
- Cộng đồng Tây Nguyên có vị tù trưởng đứng đầu, quán
xuyến mọi hoạt động của buôn làng
- Họ cùng nhau làm việc, cùng nhau thực hiện mệnh lệnh của
tù trưởng
Hướng dẫn chấm:
-Trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm.
- Trả lời đúng 1 ý: 0,5 điểm.
-Trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm.
- Trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.
* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết
phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.
1.0
II VIẾT (4.0 điểm): Một số bạn trẻ thường tự hào về “đam mê
tốc độ”, dàn hàng đua xe, rú ga ầm ĩ, xem như là một cách thể hiện đẳng
4,0