Bài luận xoay quanh vấn đề từ bỏ thói quen đi muộn hay chậm trễ. Kết hợp giữa các phương pháp lâp luận, đưa ra dẫn chứng, đồ họa minh họa.
Trang 1Bài luận thuyết phục người khác
từ bỏ thói quen hay một quan
niệm
Trang 2Thói quen chậm
trễ
Trang 3Thời gian là vàng là bạc Chính vì vậy làm thế nào để quản lý và sử dụng thời gian một cách đúng
đắn không gây lãng phí chính là điều rất quan trọng Tuy nhiên
trong cuộc sống không phải ai
cũng biết cách sử dụng thời gian của mình sao cho hợp lí tạo nên những thói quen khó bỏ Chậm
trễ là một trong những thói quen đáng lên án và cần khắc phục.
Trang 4Chậm trễ là sự chần
chừ, trì hoãn trong giải
quyết công việc dẫn
đến mất rất nhiều thời
gian để có thể hoàn
thành mục tiêu đặt ra
ban đầu.
Chậm trễ là gì?
Trang 5Sự chậm trễ ấy sẽ không đáng để lên án nếu như đó là những tình huống bất khả kháng
hoặc không may xuất hiện một vài lần ít ỏi
Tuy nhiên nếu nó trở thành một thói quen
thường xuyên mắc phải thì chúng ta nên
xem lại bản thân
Trang 6Có rất nhiều nguyên nhân để biện minh cho thói quen khó bỏ này Phần lớn là do ý thức chưa tốt của mọi người, chưa chủ động trong cuộc sống của mình và không tôn trọng những giá trị của thời gian
Nguyên nhân
Trang 7Hay vì
Có người thâu đêm lướt mạng xã hội hay mải mê cày phim để rồi vẫn
say ngủ khi chuông báo thức vang lên Dẫn tới việc đi học, đi làm muộn
vì ngủ quên, tắc đường, xe hỏng…
Trang 8Nhưng dù có bất cứ lí do nào thì
chậm trễ vẫn là một thói quen xấu
gây nên những hậu quả không
đáng có Nếu nghĩ rằng việc đi
muộn của một người chỉ gây hậu
quả cho riêng người đó thì bạn đã
lầm.
Điều đó dẫn tới sự trì hoãn, ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập và làm việc của cả một tập thể Không chỉ vậy, chậm trễ còn khiến ta mất đi
uy tín, đánh mất cơ hội và mất cả sự
tin tưởng từ mọi người.
Hậu quả
Trang 9Bác hồ và bài học về sự chậm trễ
Chắc hẳn chúng ta ai cũng biết tới mẩu chuyện ngắn về Bác Hồ “ Thời gian quý báu lắm” : Một lần, Bác và đồng bào đã phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp Đồng chí đó nhận mình đến muộn 10 phút nhưng Bác đã nói: "Chú
tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây"
Trang 10
Qua đó ta thấy rằng việc chậm trễ đem
đến những tác hại vô cùng lớn
Nếu mỗi người trong xã hội đều không coi trọng việc đúng giờ thì xã hội ấy cũng “ chậm trễ ” và
“ trì hoãn” theo.
Trang 11Để khắc phục thói quen xấu này ta
cần
Tôn trọng thời gian của bản thân cũng như của mọi người bởi lẽ
“ Ngày đi, tháng chạy, năm bay
Thời gian nước chảy chẳng quay được về “ (Ngạn ngữ Nga)
Tự nhận
thức Tôn trọng Chủ động
tự nhận thức sự chậm trễ
của bản thân để rồi biết
xây dựng một kế hoạch
hay thời gian biểu khoa
học
Bên cạnh đó cần phải chủ động, dự trù thời gian để có thể hoàn thành công việc và những việc có khả năng phát sinh thêm, tránh để quỹ thời gian của bạn bị quá tải, trôi
đi một cách lãng phí.
Trang 12Benjamin Franklin từng cho rằng
“ Mỗi năm vứt bỏ một thói quen xấu, rồi sẽ đến lúc khiến ngay cả người tồi tệ nhất cũng trở nên
tốt đẹp ” Dẫu biết việc thay đổi
là vô cùng khó khăn nhưng không có nghĩa là bất khả thi
Vậy nên việc biến quen thường xuyên chậm trễ thành một người đúng giờ sẽ giúp ta tiến bộ qua từng ngày, trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân
Đã đến lúc chúng ta cần phải thay đổi