1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

nd on tap ghk2 khoi 10 canh dieu huong

9 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ôn tập giữa HK2-Ngữ Văn 10 (Cánh Diều)
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Ôn tập
Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 411,18 KB

Nội dung

Tác dụng: giúp người đọc có cái nhìn bao quát về các nhân vật… dẫn chứng + Ngôn ngữ kể chuyện giản dị, gần gũi với dời sống, đậm chất Nam Bộ.dẫn chứng + Nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế

Trang 1

ÔN TẬP GIỮA HK2-NGỮ VĂN 10 (CÁNH DIỀU) KHỐI 10

1 Đọc – hiểu văn bản

Thể loại truyện ngắn: 7 câu – 4 điểm

Bám sát các câu hỏi SGK bài 6

2 Thực hành tiếng Việt: 1 câu (a, b) – 1 điểm

Biện pháp tu từ chêm xen, liệt kê

3 Làm văn – 5 điểm

Viết bài luận phân tích, đánh giá đặc sắc 1 tp truyện ngắn Dàn bài tham khảo:

MB Giới thiệu tác giả, tác giả

(2) PT đặc

sắc nội dung - Nêu chủ đề truyện

- Phân tích chủ đề truyện

(3) PT nhân

vật chính - Lai lịch, tên tuổi, quê quán, nghề nghiệp?

- Các đặc điểm về số phận/ hoặc tính cách tiêu biểu

- Đánh giá nhân vật

(4) PT đặc

sắc nghệ thuật - Ngôn ngữ

- Tình huống truyện

- Ngôi kể, điểm nhìn (bắt buộc)

- Cách xây dựng nhân vật

*Lưu ý: HS chỉ cần pt được 2/4 ý

HS cần làm rõ thao tác phân tích, không nói sơ qua các vấn

đề

KB - Khẳng định lại nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật

- Liên hệ bản thân, nêu bài học (Thông điệp)

0.5 điểm

Đề 1

I.ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

Con bé Em cười tủm tỉm khi nghĩ tới cái áo đầm màu hồng mà má nó mới mua cho: -Tết này, mình mà mặc cái áo đó đi chơi, đẹp như tiên cho mà coi

Nó nghĩ và nó muốn chia sẻ với con Bích, bạn nó

Con Bích ở trong hẻm, nhà nó nghèo, má nó đi bán bắp nướng ngoài đầu hẻm, con bé Em thích con Bích vì nó hiền, với lại ngồi kế nhau từ lớp một tới lớp năm, làm sao mà không thân cho được Hôm hai mươi sáu, học buổi cuối năm, hai đứa nôn Tết quá quá trời nên tính trước, nếu mùng một con bé Em đi về Ngoại thì mùng Hai hai đứa đi tới nhà cô giáo Bây giờ con bé Em tính trong đầu, tới bữa đó chắc nhiều bạn nữa, cho nên nó sẽ mặc cái

áo đầm mới thắt nơ, bâu viền kim tuyến cho tụi bạn lé con mắt luôn

Con Bích đang ngồi nướng bắp thế cho má nó đi xách cặn cho heo Bé Em muốn khoe liền nhưng bày đặt nói gièm:

-Còn mấy ngày nữa Tết rồi hen, mầy có đồ mới chưa?

Trang 2

-Có, má tao đưa vải cho cô Ba thợ cắt rồi, má tao nói gần Tết đồ nhiều, dồn đống, chắc tới hai mươi tám mới lấy được

-Vậy mày được mấy bộ?

-Có một bộ hà

Con bé Em trợn mắt:

-Ít quá vậy?

-Con Út Mót với Con Út Hết được hai bộ Tao lớn rồi, nhường cho tụi nó

-Vậy à?

Bé Em mất hứng hẳn, nó lựng khựng nửa muốn khoe, nửa muốn không

Nhưng rõ ràng là con Bích không quên nó:

-Còn mày?

-Bốn bộ Má tao mua cho đủ mặc từ mùng Một tới mùng Bốn, bữa nào cũng mặc đồ mới hết trơn Trong đó có

bộ đầm hồng nổi lắm, hết sẩy luôn

-Mày sướng rồi

Con Bích nói xong vẫn cười nhưng mắt nó xịu xuống, buồn hẳn Nhà nó nghèo, sao bì được với nhà con bé Em Hồi nhỏ nó chuyên mặc áo con trai của anh Hai nó để lại Áo nó thì chuyền cho mấy đứa em, tới con Út Hết là

đồ đã cũ mèm, mỏng tang, kéo nhẹ cũng rách Được cái mấy chị em nó biết thân, lo học chớ không so đo chuyện

cũ mới Má nó nói hoài: “Nhà mình nghèo quá hà, ráng vài năm nữa, khá giả rồi má sắm cho” Con bé Em nhìn con Bích lom lom rồi cúi xuống, trở trở trái bắp nướng:

-Bộ đồ mày may chắc đẹp lắm, bữa mùng Hai mày mặc bộ đó đi nhà cô hen?

Rồi tới mùng một, mùng hai, bé Em lại rủ con Bích đi chơi Hai đứa mặc đồ hơi giống nhau, chỉ khác là con Bích mặc áo trắng bâu sen, con bé Em thì mặc áo thun có in hình mèo bự Cô giáo tụi nó khen:

-Coi hai đứa lớn hết trơn rồi, cao nhòng

Hai đứa cười Lúc đó con bé Em nghĩ thầm, mình mà mặc bộ đầm hồng, thế nào cũng mất vui Bạn bè phải vậy chớ Đứa mặc áo đẹp, đứa mặc áo xấu coi gì được, vậy sao coi là bạn thân Nhưng Bích lại nghĩ khác, bé Em thương bạn như vậy, tốt như vậy, có mặc áo gì bích vẫn quý bé em thiệt đó

(Truyện ngắn Áo tết của Nguyễn Ngọc Tư)

Câu 1: Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của văn bản trên

Câu 2: Nhân vật chính trong văn bản là ai?

Câu 3: Xác định ngôi kể chuyện của văn bản?

Câu 4: Nêu các sự kiện chính của văn bản?

Câu 5: Nêu tình huống của truyện?

Câu 6: Chủ để của văn bản là gì?

Câu 7: Qua cách ứng xử của bé Em với Bích cho ta thấy bé Em là cô bé như thế nào?

Câu 8 :Tình bạn giữa bé Em và Bích cho em hiểu gì về tâm hồn trẻ thơ?

Câu 9): Anh/chị hiểu như thế nào về câu văn: “có mặc áo gì bích vẫn quý bé em thiệt đó” ?

Câu 10: tìm và nêu tác dụng của 1 biện pháp tu từ trong câu sau:

a Hôm hai mươi sáu, học buổi cuối năm, hai đứa nôn Tết quá quá trời nên tính trước, nếu mùng một con

bé Em đi về Ngoại thì mùng Hai hai đứa đi tới nhà cô giáo

b Áo nó thì chuyền cho mấy đứa em, tới con Út Hết là đồ đã cũ mèm, mỏng tang, kéo nhẹ cũng rách

………

……….…

……….……

……….………

……….…………

……….………

……….………

Trang 3

……….………

……….………

……….………

……….………

……….………

……….………

……….………

……….………

……….………

……….………

……….………

……….………

……….………

……….………

……….………

………

II VIẾT (4.0 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nét đặc sắc về chủ đề và nghệ thuật trong truyện ngắn Áo tết của Nguyễn Ngọc Tư

Hướng dẫn

II VIẾT

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nét đặc sắc về chủ đề và nhân vật trong truyện

ngắn Áo tết của Nguyễn Ngọc Tư

4,0

1,5

1 Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm

Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn mang nét mộc mạc và bình dị của con người miền đất Nam

Bộ Văn phong của cô có nét đặc trưng riêng và sức sống sáng tác mạnh mẽ - điều mà ít nhà

văn làm được tại thời điểm đó Một trong những truyện ngắn thể hiện rõ nét văn phong cùng

khuynh hướng nghệ thuật riêng của nữ sĩ là truyện ngắn Áo tết

2 Thân bài

(1) * Tóm tắt các sự kiện chính của truyện

Áo tết kể về tình bạn đẹp giữa bé Em và bé Bích Bé Em được sinh ra trong một gia đình khá giả, có điều kiện, sống trong cuộc sống an nhàn, hạnh phúc Còn bé Bình không được may

mắn như vậy, gia đình bé khó khăn, không được giàu có và con bé khá vất vả Bé Em và bé Bích

chơi thân với nhau từ nhỏ, ngồi cùng bàn học từ lớp một đến hết lớp năm, lúc nào cũng tíu tít

như đôi chim sẻ, đi đâu cũng có nhau Đến ngày tết, bé Em được mẹ mua cho một chiếc váy

hồng nơ hoa rất xinh trong số bốn bộ váy mới cô được mẹ mua để mặc tết Do gia đình không

có điều kiện, lại có nhiều em nên bé Bích nhường quần áo mới cho các em vì vậy bé chỉ có duy

nhất một bộ quần áo mới để mặc tết Từ nhỏ bé Bích đã luôn phải chịu thiệt thòi, mặc lại quần

áo cũ của anh trai, ít khi được mặc một bộ quần áo mới dành cho riêng mình Bé Em nhìn thấy

Trang 4

được điều đó nhưng cũng không thể giúp gì được bé Bình Đến ngày tết đi thăm cô, bé Em mặc

bộ đồ gần giống bé Bích chứ không phải bộ váy lộng lẫy được mẹ mua tặng mặc tết Hai đứa cùng nhau chơi đùa vui vẻ Trong lòng bé Em không muốn để cho bé Em phải tủi thân, còn bé Bích thì có thể nhận ra được tình cảm mà bé em dành cho mình, dù bé Em có ăn mặc gì nào đi chăng nữa thì tình bạn này vẫn mãi đẹp

(2) Khái quát chủ đề của truyện:

Truyện viết về chủ đề tình cảm bạn bè

+ Tác phẩm ca ngợi tình bạn đẹp giữa những đứa trẻ và tâm hôn trong sáng, thánh thiện nhân ái hiểu chuyện của bé Em và Bích

+ Qua câu chuyện của bé Em và Bích, nhà văn ca ngợi tâm hồn trẻ thơ thánh thiện, nhân ái, biết quan tâm chia

sẻ thấu hiểu hoàn cảnh của nhau Đó là những đứa trẻ ngoan, hiểu chuyện

(3) Phân tích từng nhân vật tiêu biểu và mối quan hệ giữa các nhân vật

- Nhân vật bé Em: Mở đầu tác phẩm là hình ảnh bé Em được ba mẹ mua cho 4 bộ quần áo để

đi chơi Tết, dự định sẽ mỗi ngày diện một bộ Bé rất vui, muốn đi khoe với người bạn thân nhất của mình Bé Em hiện ra trước mắt khán giả là con của một gia đình khá giả, được bố mẹ chiều chuộng Tuy được chiều chuộng, nhưng bé Em là một cô bé có mắt nhìn và vô cùng tinh tế Cô

bé hiểu được rằng, nếu mình khoe ra những chiếc váy sẽ khiến bạn thân của mình bị tổn thương Vậy nên, em nén lại niềm yêu thích không mặc những bộ váy xinh xắn của mình, mặc một chiếc

áo giống bạn Bé hiểu được phải làm thế nào để bạn mình bớt tủi thân và tình bạn được bền lâu hơn Bé cũng có suy nghĩ: “mình mà mặc bộ đầm hồng, thế nào cũng mất vui Bạn bè phải vậy chớ Đứa mặc áo đẹp, đứa mặc áo xấu coi gì được, vậy sao coi là bạn thân.” Đối với sự hiểu chuyện đó, bạn thân cũng hiểu và luôn yêu quý cô bé Tuy còn nhỏ, nhưng tính cách của cả hai đứa bé đều khiến người lớn khâm phục Nhất là bé Em, sống trong gia đình và được chiều chuộng nhưng lại chẳng có chút tính cách tiểu thư hay kiêu căng gì cả Cô bé tinh tế, yêu mến bạn bè, là một người bạn tốt

- Nhân vật Bích: Nếu như bé Em xuất thân trong một gia đình khá giả thì Bích lại có hoàn cảnh gia dình khó khăn, nhà đông anh em Vì khó khăn nên Bích là đứa bé sớm hiểu chuyện Sau khi tan học Bích phụ giúp gia đình nướng bắp cho má kiếm thêm thu nhập Nhà đông anh em dù phải mặc lại quần áo của anh hai, hay ngay cả khi các em được may hai bộ áo tết còn mình chỉ

có một bộ nhưng Bích không bao giờ phân bì tị nạnh Bé Em khoe với bạn dược mua bốn bộ quàn áo, Bích vui cho bạn nhưng trong lòng có chút buồn và xót xa cho hoàn cảnh của mình Tuy nhiên không vì điều đó mà Bích đố kị với bạn Ngày tết bé Em và Bích cùng đi đến nhà cô chơi khi thấy bạn không mặc bộ đầm đẹp, cô bé đã hiểu được tấm lòng cùng sự tế nhị của bé

Em Với Bích dù bé Em có mặc áo gì đi chăng nữa cô bé vẫn luôn quý bé Em

- Tình bạn đẹp giữa bé Bích và bé Em: Trong lòng bé Em không muốn để cho Bích phải tủi thân, còn bé Bích thì nhận ra và trân quý tình cảm mà bé em dành cho mình, dù bé Em có ăn mặc gì nào đi chăng nữa thì tình bạn này vẫn mãi đẹp

(4) Đánh giá Đặc sắc về nghệ thuật:

+ Sử dụng ngôi kể thứ ba, người kể chuyện toàn tri Tác dụng: giúp người đọc có cái nhìn bao quát về các nhân vật… (dẫn chứng)

+ Ngôn ngữ kể chuyện giản dị, gần gũi với dời sống, đậm chất Nam Bộ.(dẫn chứng)

+ Nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế khi nhà văn hóa thân và đi sâu vào tâm trạng của hai cô bé

để khám phá nét đẹp trong trẻo của tâm hồn thánh thiện (dẫn chứng)

0,2

5

0,5

0,5

Trang 5

+ xây dựng tình huống truyện đặc sắc (dẫn chứng)

-(5) Thông điệp:

+ Rút ra ý nghĩa cuộc sống: Trong cuộc sống không phải ai cũng may mắn có điều kiện thuận lợi được chăm chút

về vật chất và tinh thần Vì vậy chúng ta không được coi thường, chê bai bạn của mình mà phải biết quan tâm chia

sẻ và động viên bạn Để có tình bạn đẹp điều quan trọng phải hiểu, thương nhau, biết quan tâm chia sẻ đến cảm

xúc của nhau không vì rào cản về vật chất mà đánh mất tình cảm cao quý đó

0.2

5

ĐỀ 2:

I ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

Bà nội tôi là kho chuyện đời xưa, mỗi đêm một chuyện cho đàn cháu nội, cháu ngoại, lũ nhỏ vây quanh

bà trên bộ ván ngựa gỗ giữa nhà trong ánh sáng tù mù của ngọn đèn dầu

Chuyện này không phải là chuyện đời xưa Chuyện của nhà mình nhưng lúc đó bà còn trẻ, tụi con chưa

có, vậy cũng là chuyện đời xưa phải không? Đêm ấy, bà kể:

Ông tôi có nuôi một con nhồng Con nhồng đẹp lạ lắm Nó như một cô công chúa khoác chiếc áo choàng đen, ấy là bộ lông mượt mà của nó, từ mí mắt kéo đến cổ nó là một đường vàng hình lưỡi câu Viền quanh cổ là một đường mầu trắng, như công chúa quấn qua cổ chiếc khăn bằng lông cừu, mỏ vàng và đôi chân cũng vàng Ông tôi vốn là một thợ mộc, cho nên cái lồng của nó như một cái lâu đài Con nhồng lúc nào cũng vui tươi, nhảy nhót trong chiếc lồng lộng lẫy treo trước hiên nhà Vừa đẹp, lại vừa biết nói, nó là niềm vui của cả xóm, không chỉ cho trẻ con mà cho cả người lớn Thấy có người thoáng qua, nó cất tiếng: "Chào khách" Khi người dừng lại trước mặt nó, nó hỏi: "Khỏe không" Ai hỏi gì thì nó dạ Nó bắt chước giọng ông, nó gọi bà: "Em ơi, em" Nó bắt chước giọng bà, nó gọi ông: "Anh ơi, anh" Trong nhà đang nói chuyện, bỗng chợt nghe tiếng cười, nó cười:

"Khậc khậc" y như giọng cười của ông Thỉnh thoảng nó lại cất tiếng: "Thôi, thôi thôi" nghe như lời can gián thiết tha của một cô gái

- Khách! - Ngồi trong nhà nghe nó nói, biết là có khách sắp vào nhà

Người lớn hay trẻ nhỏ hàng xóm, mỗi lần đến chơi với nó cũng cho nó một trái ớt Thò mỏ gắp trái ớt, nó mừng nó nhảy

Trong nhà ai cũng dạy nó tiếng nói lịch sự, lễ phép Nhưng hình như bấy nhiêu tiếng đó, nghe hoài cũng nhàm, bớt vui Chẳng biết đứa nhỏ nào cắc cớ dạy thêm cho nó vài tiếng chửi cục cằn: "Đồ đểu, cút, cút đi"

Ngày đầu, nghe những tiếng lạ lùng đó, bọn nhỏ vỗ tay và nó được nhiều ớt hơn mọi ngày Nhỏ vui đã đành, người lớn cũng vui nghe nó chửi "đồ đểu" người nghe không nghĩ là mình đểu nên chẳng ai giận, nghe

nó bảo "cút, cút" người ta không cút mà cười và lại thưởng cho nó ớt ngon hơn, nhiều hơn Nó nói riết thành quen không ai để ý nó quên tiếng hót từ lúc nào

Bỗng một hôm có một chiếc xe hơi đậu lại trước nhà Quan huyện từ trong xe bước ra Một người to lớn

bệ vệ trong bộ đồ tây trắng, cà vạt đỏ, giày đen Quan huyện đến để đặt ông đóng nhái bộ salon thời Louis Đã là quan thì phải oai quyền, trước mặt ai không chào không hỏi

Quan huyện vào tới cửa thì con nhồng cất tiếng:

- Đồ đểu!

Quan huyện giật mình:

- Đồ đểu! Đồ đểu!

Thấy quan huyện không thưởng cho nó trái ớt, nó lại cất tiếng:

Trang 6

- Đồ đểu! Đồ đểu!

Quan huyện trợn tròn hai con mắt Ông tôi thấy vậy sợ điếng, vội cúi rạp mình rước quan vào Ông liếc nhìn bà Hiểu ý ông, bà rối rít mời quan ngồi, rót nước mời quan uống

Đang chào đang hỏi khách, bà bỗng nghe bên ngoài có tiếng đánh "bốp" một cái Bà bước ra, bà thấy con chim bị ông đập vào cây cột, nát đầu Trên thân cột còn một đốm máu bê bết, còn con nhồng thì nằm dưới đất như một miếng giẻ rách đen Chẳng biết ông sợ hay ông giận, bà chỉ nghe ông lẩm bẩm:

- Không! Nó bảo "cút đi" thì nhà này chỉ có chết

Thương con nhồng, bà tôi quỳ xuống trước cái xác của nó Chẳng biết lúc ấy bà tôi đau đớn thế nào, bây giờ trong ánh đèn dầu, tôi thấy hai giọt nước mắt của bà Và sau câu chuyện bao giờ bà cũng rút lời răn dạy:

- Cho nên, biết thì nói, không biết thì đừng nói theo lời người khác, chết oan đó, các con!

https://isach.info/story.php?story=con_chim_quen_tieng_hot nguyen_quang_sang)

Câu 1: xác định nhân vật chính trong văn bản?

Câu 2: Xác định người kể chuyện của văn bản?

Câu 3: Tìm các chi tiết miêu tả vẻ vẻ đẹp ngoại hình của con nhồng?

Câu 4: Lí do nào khiến con nhồng quên tiếng hót?

Câu 5: Vì sao người ông đánh chết con nhồng?

Câu 6: Nêu nội dung chủ đề của truyện?

Câu 7: Hãy ghi lại câu văn thể hiện rõ nhất thông điệp của câu chuyện?

Câu 8: Theo em, có nên lược bỏ chi tiết: Chẳng biết đứa nhỏ nào cắc cớ dạy thêm cho nó vài tiếng chửi cục cằn: "Đồ đểu, cút, cút đi" không? Vì sao?

Câu 9: Em có đồng tình với câu nói của người bà: “Cho nên, biết thì nói, không biết thì đừng nói theo lời người khác, chết oan đó, các con.” không? Vì sao?

Câu 10:

a Tìm và phân tích tác dụng của phép tu từ chêm xen trong câu sau:

Nó như một cô công chúa khoác chiếc áo choàng đen, ấy là bộ lông mượt mà của nó, từ mí mắt kéo đến cổ nó là một đường vàng hình lưỡi câu

b Tìm và phân tích tác dụng của phép tu từ liệt kê trong đoạn văn sau:

Thấy có người thoáng qua, nó cất tiếng: "Chào khách" Khi người dừng lại trước mặt nó, nó hỏi: "Khỏe không"

Ai hỏi gì thì nó dạ Nó bắt chước giọng ông, nó gọi bà: "Em ơi, em" Nó bắt chước giọng bà, nó gọi ông: "Anh

ơi, anh"

………

……….…

……….……

……….………

……….…………

……….………

……….………

……….………

……….………

……….………

……….………

……….………

Trang 7

……….………

……….………

……….………

……….………

……….………

……….………

……….………

……….………

……….………

……….………

………

II LÀM VĂN (4,0 điểm) Anh/chị hãy viết bài văn phân tích, đánh giá nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm trên Hướng dẫn II VIẾT Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nét đặc sắc về chủ đề và nhân vật trong truyện ngắn Con chim quên tiếng hót 4,0 3.0 1,5 1 Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm: - Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Quang Sáng, tác phẩm Con chim quên tiếng hót - Nêu yếu tố nổi bật sẽ phân tích, đánh giá: cốt truyện đơn giản, hấp dẫn, mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc 2 Thân bài (1) * Tóm tắt các sự kiện chính của truyện Với cách kể truyện lồng trong truyện, “Con chim quên tiếng hót” xoay quanh câu chuyện người bà kể cho các cháu nghe về con nhồng - con vật vốn được cả nhà yêu quý vì tiếng hót hay và giỏi nhại tiếng người, nhưng sau đó, con nhồng phải chết uổng vì nói điều không nên nói Câu chuyện kết thúc với cái chết của con nhồng nhưng mở ra bao ý nghĩa sâu sắc về lẽ sống, về cách ứng xử nên có và không nên có của con người (2) Khái quát chủ đề của truyện: - Cốt truyện đơn giản: người bà kể cho các cháu nghe về con nhồng - con vật vốn được cả nhà yêu quý vì tiếng hót hay và giỏi nhại tiếng người, nhưng sau đó, con nhồng phải chết uổng vì nói điều không nên nói Câu chuyện giản đơn mà sâu sắc đã tạo sức sống lâu bền cho tác phẩm, giúp tác phẩm trở nên hấp dẫn, không chỉ với lứa tuổi thiếu nhi mà còn có ý nghĩa với cả người lớn - Truyện để lại bài học sâu sắc đối với con người: không nên đánh mất mình, không nói lại theo lời người khác khi không hiểu biết gì về điều mình nói, không cổ xúy cho cái xấu, khiến cái xấu lấn lướt cái đẹp

Trang 8

(3) Phân tích từng nhân vật tiêu biểu và mối quan hệ giữa các nhân vật

+ Phần đầu truyện, người bà kể về con nhồng biết hót, biết nói tiếng người, lại nói toàn những điều lịch sự khiến từ trẻ con đến người lớn, từ người nhà đến người ngoài ai nấy đều yêu mến con vật này Người kể chuyện không chỉ tạo được cảm tình của người đọc đối với con nhồng thông minh, ngoan ngoãn mà qua những lời nhại lại của con nhồng (Chào khách! Khỏe không?

Em ơi, em! Anh ơi, anh! Khậc khậc ) người đọc còn nhận ra điều thú vị: thì ra những người trong gia đình cũng quen nói với nhau những lời lịch sự, yêu thương, vui vẻ nên con nhồng mới thuộc đến thế Viết về con vật mà nét đẹp trong cách ứng xử của con người theo đó cũng lộ ra + Phần sau câu chuyện, người bà kể lại sự việc đau lòng đến với con vật quý Nó học được cách nói cục cằn từ lũ trẻ mà quên mất tiếng hót và những lời lịch sự Chưa dừng lại ở đó, tác giả đã tạo nên tình huống bất ngờ: Quan huyện ghé thăm Tình huống này dễ khiến người đọc hình dung con vật sẽ nói gì Và đúng như dự đoán, nó không nói những lời lịch sự chào khách như trước mà lại nói những lời không nên nói: “Đồ đểu!”

Kịch tính tiếp tục được đẩy lên khi con vẹt đã nói tiếng người mà không được thưởng ớt như mọi lần nên nó nhắc lại thêm ba lần nữa: “Đồ đểu” Viên quan ngạc nhiên, sững sờ Người ông, người bà thì hoảng sợ Người đọc có lẽ chờ câu nói cuối cùng của con nhồng thốt lên “Cút đi”

và dự đoán tai họa sẽ ập đến cả nhà Nhưng không, con nhồng không kịp nói lên mấy tiếng đó

đã bị người ông đánh chết, vì giận, hay vì sợ tai họa ập đến? Có lẽ cả hai Cái chết của con nhồng

là việc ngoài ý muốn, ngay cả người ông cũng không muốn như vậy, nhưng đó là cái chết “tất yếu”, khó có thể khác trong hoàn cảnh cấp bách này

(4) Đánh giá Đặc sắc về nghệ thuật:

+ Bài học sâu sắc từ câu chuyện được kể bằng ngôi kể thứ ba, lời kể tự nhiên, gần gũi;

+ cách kể chuyện vừa hiện đại, vừa mang sắc thái truyện ngụ ngôn, cổ tích; sự việc không quá nhiều, kịch tính cũng không quá gay gắt, chi tiết không quá bất ngờ tất cả cứ nhẹ nhàng, nhưng lại thấm thía, sâu sắc

+ Nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế (dẫn chứng)

+ xây dựng tình huống truyện đặc sắc (dẫn chứng)

-(5) Thông điệp:

Câu chuyện kết thúc bằng lời dạy các cháu của người bà: Cho nên, biết thì nói, không biết thì đừng nói theo lời người khác, chết oan đó, các con!” Đó cũng là bài học cho mỗi chúng ta: Nếu chúng ta không hiểu chuyện mà nói theo lời người khác, sẽ để lại hậu quả khôn lường: từ đẹp

đẽ trở nên xấu xí và phải chịu hậu quả (như con vẹt trong câu chuyện kia); nói theo lời người khác, trở thành kẻ nhiều chuyện, rắc rối; không những vậy còn gây phiền phức cho những người xung quanh Không dừng lại ở lời nói, sâu xa hơn, câu chuyện còn khuyên mỗi người cần gìn giữ những giá trị của chính mình, đừng để cái xấu xí làm tha hóa, đánh mất giá trị đẹp đẽ vốn

Bài học nhân văn từ câu chuyện đã thực hiện được sứ mệnh của văn chương: văn học là nhân học, văn học góp phần định hướng nhân cách, hình thành những phẩm chất, lối sống tốt đẹp cho con người

0,2

5

0,5

0,5

0.2

5

3 Kết bài:

- Khái quát về giá trị của các yếu tố đã phân tích đối với tác phẩm

- Nêu ấn tượng và cảm xúc của người viết về các yếu tố đã phân tích

Trang 9

Bài viết tham khảo:

Điều gì tạo nên sức sống lâu bền của một tác phẩm văn học? Điều gì khiến người đọc cảm thấy ấn tượng với tác phẩm ngay từ lần đọc đầu tiên? Đó chẳng phải là sự “sáng tạo” về nội dung và sự “hoàn thiện” về hình thức nghệ thuật hay sao? Với cốt truyện đơn giản mà hấp dẫn, truyện “Con chim quên tiếng hót” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã để lại nhiều ấn tượng và suy ngẫm bởi ý nghĩa răn dạy sâu sắc mà câu chuyện gợi ra

Với cách kể truyện lồng trong truyện, “Con chim quên tiếng hót” xoay quanh câu chuyện người bà kể cho các cháu nghe về con nhồng - con vật vốn được cả nhà yêu quý vì tiếng hót hay và giỏi nhại tiếng người, nhưng sau đó, con nhồng phải chết uổng vì nói điều không nên nói Câu chuyện kết thúc với cái chết của con nhồng nhưng mở ra bao ý nghĩa sâu sắc về lẽ sống, về cách ứng xử nên có và không nên có của con người

Phần đầu truyện, người bà kể về con nhồng biết hót, biết nói tiếng người, lại nói toàn những điều lịch sự khiến từ trẻ con đến người lớn, từ người nhà đến người ngoài ai nấy đều yêu mến con vật này Người kể chuyện không chỉ tạo được cảm tình của người đọc đối với con nhồng thông minh, ngoan ngoãn mà qua những lời nhại lại của con nhồng (Chào khách! Khỏe không? Em ơi, em! Anh ơi, anh! Khậc khậc ) người đọc còn nhận ra điều thú vị: thì ra những người trong gia đình cũng quen nói với nhau những lời lịch sự, yêu thương, vui vẻ nên con nhồng mới thuộc đến thế Viết về con vật mà nét đẹp trong cách ứng xử của con người theo đó cũng lộ ra Phần sau câu chuyện, người bà kể lại sự việc đau lòng đến với con vật quý Nó học được cách nói cục cằn từ lũ trẻ mà quên mất tiếng hót và những lời lịch sự Chưa dừng lại ở đó, tác giả đã tạo nên tình huống bất ngờ: Quan huyện ghé thăm Tình huống này dễ khiến người đọc hình dung con vật sẽ nói gì Và đúng như dự đoán, nó không nói những lời lịch sự chào khách như trước mà lại nói những lời không nên nói: “Đồ đểu!”

Kịch tính tiếp tục được đẩy lên khi con vẹt đã nói tiếng người mà không được thưởng ớt như mọi lần nên

nó nhắc lại thêm ba lần nữa: “Đồ đểu” Viên quan ngạc nhiên, sững sờ Người ông, người bà thì hoảng sợ Người đọc có lẽ chờ câu nói cuối cùng của con nhồng thốt lên “Cút đi” và dự đoán tai họa sẽ ập đến cả nhà Nhưng không, con nhồng không kịp nói lên mấy tiếng đó đã bị người ông đánh chết, vì giận, hay vì sợ tai họa ập đến?

Có lẽ cả hai Cái chết của con nhồng là việc ngoài ý muốn, ngay cả người ông cũng không muốn như vậy, nhưng

đó là cái chết “tất yếu”, khó có thể khác trong hoàn cảnh cấp bách này

Câu chuyện kết thúc bằng lời dạy các cháu của người bà: Cho nên, biết thì nói, không biết thì đừng nói theo lời người khác, chết oan đó, các con!” Đó cũng là bài học cho mỗi chúng ta: Nếu chúng ta không hiểu chuyện

mà nói theo lời người khác, sẽ để lại hậu quả khôn lường: từ đẹp đẽ trở nên xấu xí và phải chịu hậu quả (như con vẹt trong câu chuyện kia); nói theo lời người khác, trở thành kẻ nhiều chuyện, rắc rối; không những vậy còn gây phiền phức cho những người xung quanh Không dừng lại ở lời nói, sâu xa hơn, câu chuyện còn khuyên mỗi người cần gìn giữ những giá trị của chính mình, đừng để cái xấu xí làm tha hóa, đánh mất giá trị đẹp đẽ vốn có

Bài học sâu sắc từ câu chuyện được kể bằng ngôi kể thứ ba, lời kể tự nhiên, gần gũi; cách kể chuyện vừa hiện đại, vừa mang sắc thái truyện ngụ ngôn, cổ tích; sự việc không quá nhiều, kịch tính cũng không quá gay gắt, chi tiết không quá bất ngờ tất cả cứ nhẹ nhàng, nhưng lại thấm thía, khiến người đọc không khỏi suy ngẫm

Câu chuyện giản đơn mà sâu sắc đã tạo sức sống lâu bền cho tác phẩm, giúp tác phẩm trở nên hấp dẫn, không chỉ với lứa tuổi thiếu nhi mà còn có ý nghĩa với cả người lớn Bài học nhân văn từ câu chuyện đã thực hiện được sứ mệnh của văn chương: văn học là nhân học, văn học góp phần định hướng nhân cách, hình thành những phẩm chất, lối sống tốt đẹp cho con người

“Con chim quên tiếng hót” mang cái tình thương mến của nhà văn đến với bao bạn đọc nhỏ tuổi, thể hiện tiếng lòng thiết tha với việc nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách con người Truyện đã góp tiếng nói nhẹ nhàng, sâu lắng vào dòng chảy văn chương, góp phần khẳng định tài năng của Nguyễn Quang Sáng trong nghệ thuật kể chuyện

Ngày đăng: 18/07/2024, 15:29

w