1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quá trình vận động thành lập đảng cộng sản việt nam 1920 1930 và ý nghĩa ra đời của đảng

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦUSự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam ngày 03/02/1930 là một tất yếukhách quan, bắt nguồn từ thực tiễn cuộc đấu tranh của nhân dân chống sự nô dịchđế quốc, được soi rọi dưới ánh

Trang 1

Chủ đề 1: Quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sảnViệt Nam (1920-1930) và ý nghĩa ra đời của Đảng.

KHOA: TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

1 Quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1920-1930) 2

1.1 Bối cảnh ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam 2

1.2 Quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 4

2 Ý nghĩa của sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng 7

KẾT LUẬN 9

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 9

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam (ngày 03/02/1930) là một tất yếukhách quan, bắt nguồn từ thực tiễn cuộc đấu tranh của nhân dân chống sự nô dịchđế quốc, được soi rọi dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, phù hợp với quyluật vận động của cách mạng thế giới và sự nghiệp cách mạng nước ta Đảng ra đờiđã đáp ứng những yêu cầu khách quan, thiết yếu và cấp bách của dân tộc là độc lập,tự do và phát triển Đảng thành lập là kết quả của nhiều yếu tố, trong đó có vai tròto lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người thực hiện sứ mệnh lịch sử sáng lập chínhđảng vô sản ở Việt Nam, với những sáng tạo lý luận xuất sắc Từ đây, cách mạngViệt Nam có một đảng cách mạng chân chính dẫn đường cho toàn dân đứng lênđánh đổ ách áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến đem lại độc lập cho dân tộc,ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân.

Chính vì vậy, em chọn đề tài “Chủ trương lớn của đảng và kết quả xây dựngnền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong những năm (2011- 2021)”làm chủ đề tiểu luận tìm hiểu của mình.

Trang 4

Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, chủ nghĩa Mác Lênin từ lý luận đã trở thành hiện thực, mở ra một thời đại mới - thời đại cáchmạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc Cách mạng Tháng Mười Nga đãnêu tấm gương sáng trong việc giải phóng các dân tộc bị áp bức.

-Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) vào tháng 3/1919 đã thúc đẩysự phát triển mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế Đối với ViệtNam, Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác -Lênin và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tại Việt Nam, năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược và từngbước thiết lập bộ máy thống trị ở Việt Nam, biến một quốc gia phong kiến thànhthuộc địa nửa phong kiến.

Về chính trị, thực dân Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyềnlực đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn; chia Việt Namthành ba xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trịriêng Thực dân Pháp câu kết với giai cấp địa chủ để bóc lột kinh tế và áp bứcchính trị đối với nhân dân Việt Nam.

Về kinh tế, thực dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột, cướp đoạt ruộng đấtđể lập đồn điền; đầu tư khai thác tài nguyên; xây dựng một số cơ sở công nghiệp,

Trang 5

hệ thống đường giao thông, bến cảng phục vụ chính sách khai thác thuộc địa.Về văn hoá, thực dân Pháp thi hành triệt để chính sách văn hóa nô dịch, gâytâm lý tự ti, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan Mọi hoạt động yêu nướccủa nhân dân ta đều bị cấm đoán Chúng tìm mọi cách bưng bít và ngăn chặn ảnhhưởng của nền văn hóa tiến bộ trên thế giới vào Việt Nam và thi hành chính sáchngu dân để dễ bề cai trị.

Dưới tác động của chính sách cai trị và chính sách kinh tế, văn hoá, giáo dụcthực dân, xã hội Việt Nam đã diễn ra quá trình phân hoá sâu sắc Giai cấp địa chủcâu kết với thực dân Pháp tăng cường bóc lột, áp bức nông dân Tuy nhiên, trongnội bộ địa chủ Việt Nam lúc này có sự phân hoá Một bộ phận địa chủ có lòng yêunước, căm ghét chế độ thực dân đã tham gia đấu tranh chống Pháp dưới các hìnhthức và mức độ khác nhau.

Giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội Việt Nam, bị thựcdân và phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề Tình cảnh bần cùng khốn khổ của giaicấp nông dân Việt Nam đã làm tăng thêm lòng căm thù đế quốc và phong kiến taysai, tăng thêm ý chí cách mạng của họ trong cuộc đấu tranh giành lại ruộng đất vàquyền sống tự do.

Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhấtcủa thực dân Pháp, đa số xuất thân từ giai cấp nông dân, có quan hệ trực tiếp vàchặt chẽ với giai cấp nông dân, bị đế quốc, phong kiến áp bức bóc lột.

Giai cấp tư sản Việt Nam bị tư sản Pháp và tư sản người Hoa cạnh tranhchèn ép, do đó thế lực kinh tế và địa vị chính trị nhỏ bé và yếu ớt, có tinh thần dântộc và yêu nước ở mức độ nhất định Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam bao gồm họcsinh, trí thức, những người làm nghề tự do… đời sống bấp bênh, dễ bị phá sản trởthành người vô sản, có lòng yêu nước, căm thù đế quốc, thực dân, có khả năng tiếpthu những tư tưởng tiến bộ từ bên ngoài truyền vào.

Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam lúc này đều mang thân phậnngười dân mất nước và ở những mức độ khác nhau, đều bị thực dân áp bức, bóc lột.

Trang 6

Vì vậy, trong xã hội Việt Nam, ngoài mâu thuẫn cơ bản giữa nhân dân, chủ yếu lànông dân với giai cấp địa chủ và phong kiến, đã nảy sinh mâu thuẫn vừa cơ bảnvừa chủ yếu và ngày càng gay gắt trong đời sống dân tộc, đó là mâu thuẫn giữatoàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược Tính chất của xã hội ViệtNam là xã hội thuộc địa nửa phong kiến đang đặt ra hai yêu cầu: Một là, phải đánhđuổi thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân; Hailà, xoá bỏ chế độ phong kiến, giành quyền dân chủ cho nhân dân, chủ yếu là ruộngđất cho nông dân Trong đó, chống đế quốc, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàngđầu.

Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, các phong trào yêu nước của nhândân ta chống thực dân Pháp diễn ra liên tục và sôi nổi nhưng đều không mang lạikết quả Phong trào Cần Vương - phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến,do giai cấp phong kiến lãnh đạo đã chấm dứt ở cuối thế kỷ XIX với cuộc khởinghĩa của Phan Đình Phùng (năm 1896) Sang đầu thế kỷ XX, khuynh hướng nàykhông còn là khuynh hướng tiêu biểu nữa Phong trào nông dân, tiêu biểu là cuộckhởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám kéo dài mấy chục năm cũng thất bại vàonăm 1913 Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các cụ PhanBội Châu, Phan Chu Trinh lãnh đạo cũng rơi vào bế tắc Cuộc khởi nghĩa Yên Báido Nguyễn Thái Học lãnh đạo cũng bị thất bại

Các phong trào yêu nước từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là sự tiếp nốitruyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta được hun đúc qua hàng ngàn nămlịch sử Nhưng do thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiếtnên các phong trào đó đã lần lượt thất bại Cách mạng Việt Nam chìm trong cuộckhủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước

1.2 Quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là một quá trìnhchuẩn bị lâu dài của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và những người yêu nước, Cáchmạng Việt Nam từ những năm 20 của thế kỷ 20

Trang 7

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (03/2/1930) là sản phẩm của sự kết hợp giữachủ nghĩa Mác lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.Vì thế khi phong trào công nhânvà phong trào yêu nước Việt Nam phát triển mạnh,có ý thức chính trị rõ rệt đòi hỏi phái có một tổ chức cách mạng tiên phong để lãnhđạo phong trào.

Sau chiến tranh thế giới I dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địalần 2 giai cấp Công nhân Việt Nam đã tăng nhanh về số lượng từ 10 vạn trướcchiến tranh đến 22 vạn (1929) Do bị áp bức bóc lột nặng nề công nhân đã khôngngừng đấu tranh Từ 1919 - 1923 công nhân bãi công để đưa những quyền lợi củamình, nhưng phong trào công nhân thời ký này diễn ra còn rời rạc, chưa có sự liênkết chặt chẽ với nhau và còn nặng về mục đích kinh tế Từ 1926 trở đi phong tràocông nhân nước ta đã có những bước phát triển mới do hoàn cảnh thế giới có nhiềutác động thuận lợi đến cách mạng nước ta, đó là ảnh hưởng ngày càng sâu sắc củacách mạng tháng 10 Tiếp đó tháng 3/1919 Quốc tế Cộng sản ra đời và hàng loạtcác tổ chức quần chúng quốc tế đã thành lập: Quốc tế nông dân, phụ nữ, thanhniên… Những hoạt động đó có ảnh hưởng to lớn đến cách mạng thế giới và cáchmạng Việt nam Bên cạnh đó sự ra đời của Đảng Cộng Sản Pháp (tháng 12/1920)và sự ra đời của đảng Cộng Sản trung quốc (tháng 7/1921) đã có những ảnh hưởngto lớn tác động đến cách mạng nước ta Nhưng đặc biệt là những hoạt động củalãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ 1920 - 1930 Sau 1 thời gian hoạt động bôn ba nướcngoài T7/1920 Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác lê nin, người đã tìmthấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, đó là độc lập DT gắn liền với chủnghĩa xã hội, giải phóng dân tộc đồng thời với giải phóng giai cấp, con đường màcác vị tiền bối đi trước chưa tìm thấy Kể từ đó người đã tích cực hoạt động truyềnbà chủ nghĩa mác lê nin về trong nước, trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổchức cho sự thành lập 1 chính đảng Người đã lập 1 số tổ chức: Hội liên hiệp cácdân tộc thuộc địa (1921), người có viết bài cho các sách báo tiến bộ: Người cùngkhổ, nhân đạo… và đào tạo cán bộ đưa về nước hoạt động Những hoạt động đó đã

Trang 8

tạo điều kiện gián tiếp và trực tiếp truyền bà chủ nghĩa mác lê nin ngày càng sâurộng vào phong trào Công nhânvà phong trào yêu nước Việt Nam Phong trào cáchmạng do tiếp thu ảnh hưởng của chủ nghĩa mác lê nin đã có sự chuyển biến về chấttừ 1926 - 1929 các cuộc bãi công của Công nhân nổ ra liên tục vượt khỏi phạm vimột xưởng, một địa phương và có sự liên kết với nhau thành phong trào chung.

Dưới sự lãnh đạo của tổ chức Công hội đỏ Khẩu hiệu đấu tranh được nângdần lên 1 bước không đơn thuần là đấu tranh đòi quyền lợi Kinh tế Cùng với sựphát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân, yêu nước của các tầng lớp nhân dâncũng đã diễn ra sôi nổi, đó là phong trào đấu tranh của TTS…Qua đó chủ nghĩaMác Lenin ngày càng được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam, phong trào côngnhân đủ sức tiếp thu sâu sắc lí luận của chủ nghĩa Mác Lenin làm cho ý thức củacông nhân-nông dân nâng lên rõ rệt Đầu 1929 cuộc đấu tranh của Công nhânnổ ramạnh mẽ suốt từ Bắc chí Nam cùng với phong trào yêu nước cũng đang phát triểnmạnh mẽ kết thành 1 làn sóng dân tộc dân chủ rộng lớn Từ tình hình đó khiến chokhông còn đủ sức lãnh đạo phong trào, yêu cầu cấp thiết đặt ra phải có 1 chínhđảng T3 - 1929 với sự nhạy cảm chính trị một số đội viên tiên tiến ở Bắc kỳ đãthành lập chi bộ cộng sản đầu tiên (tại số nhà 5D - đường Hàm Long - HN).

Không đầy 4 tháng cuối 1929 ở nước ta đã lần luợt 3 tổ chức Cộng sản:Đông Dương Cộng sản Đảng (6/ 1929), An Nam Cộng sản Đảng (1929), và ĐôngDương Cộng sản liên Đoàn (9/1929) Sự ra đời của 3 tổ chức Đảng chứng tỏ 3 nhântố: Chủ nghiã Mác - Lê nin, Ptrào Công nhân và ptrào yêu nước đã kết hợp nhuầnnhuyễn với nhau điều kiện thành lập Đảng Cộng sản đã chín muồi.

Với chức trách là phái viên Quốc Tế Cộng Sản, Nguyễn ái Quốc đã triệu tậpvà chủ trì hội nghị hợp nhất 3 tổ chức Cộng Sản (3/2/1930) tại Hương Cảng –Trung Quốc thành 1 chính Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam Hộinghị đã thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt do NguyễnAí Quốc soạn thảo Chính cương, sách lược vắn tắt đã vạch ra đường lối chiến lượcsách lược cơ bản của cách mạng Việt Nam và được coi là cương lĩnh đầu tiên của

Trang 9

Đảng ta Hội nghị cũng định ra một kế hoạch thống nhất các tổ chức CS trong nướcvà cử một ban chấp hành Trung Ương lâm thời của Đảng Với nội dung trên Hộinghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản ngày 3/2/ 1930 mang tầm vóc như một đại hội.

2 Ý nghĩa của sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

Hội nghị hợp nhất các tổ chức đảng cộng sản ở Việt Nam thành một ĐảngCộng sản duy nhất - Đảng Cộng sản Việt Nam - theo một đường lối chính trị đúngđắn, tạo nên sự thống nhất về tư tưởng, chính trị và hành động của phong trào cáchmạng cả nước, hướng tới mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộcvà đấu tranh giai cấp, là sự khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân ViệtNam và hệ tư tưởng Mác-Lênin đối với cách mạng Việt Nam Sự kiện Đảng Cộngsản Việt Nam ra đời là sự kiện lịch sử cực kỳ trọng đại, một bước ngoặt vô cùngquan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam, đánh dấu một mốc son chói lọi trêncon đường phát triển của dân tộc ta.

Sự ra đời của Đảng là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin vớiphong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam, là sự kiệngắn liền với tên tuổi của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.

Sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và việc ngay từ khi ra đời, Đảngđã có Cương lĩnh chính trị xác định đúng đắn con đường cách mạng là giải phóngdân tộc theo phương hướng cách mạng vô sản, chính là cơ sở để Đảng Cộng sảnViệt Nam vừa ra đời đã nắm được ngọn cờ lãnh đạo phong trào cách mạng ViệtNam; giải quyết được tình trạng khủng hoảng về đường lối cách mạng, về giai cấplãnh đạo cách mạng diễn ra đầu thế kỷ XX, mở ra con đường và phương hướngphát triển mới cho đất nước Việt Nam Chính đường lối này là cơ sở đảm bảo chosự tập hợp lực lượng và sự đoàn kết, thống nhất của toàn dân tộc cùng chung tưtưởng và hành động để tiến hành cuộc cách mạng vĩ đại giành những thắng lợi to

Trang 10

lớn sau này Đây cũng là điều kiện cơ bản quyết định phương hướng phát triển,bước đi của cách mạng Việt Nam trong suốt 86 năm qua.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và việc Đảng chủ trương cách mạng ViệtNam là một bộ phận của phong trào cách mạng thế giới, đã tranh thủ được sự ủnghộ to lớn của cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thờiđại làm nên những thắng lợi vẻ vang Đồng thời cách mạng Việt Nam cũng gópphần tích cực vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độclập dân tộc và tiến bộ xã hội.

Trang 11

KẾT LUẬN

Tóm lại, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và việc Đảng chủ trương cáchmạng Việt Nam là một bộ phận của phong trào cách mạng thế giới, đã tranh thủđược sự ủng hộ to lớn của cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sứcmạnh của thời đại làm nên những thắng lợi vẻ vang Đồng thời cách mạng ViệtNam cũng góp phần tích cực vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giớivì hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội

Bài tiểu luận của em còn nhiều hạn chế và thiếu sót mong thầy có thể góp ývà sửa đổi bài làm của em được hoàn thiện hơn ạ!

Trang 12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Giáo trình lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam trường đại học Kinh Doanh và CôngNghệ Hà Nội

2 Bài giảng trên LMS

Ngày đăng: 17/07/2024, 18:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w