1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dạy học lý thuyết âm nhạc cho học sinh Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam

129 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dạy học lý thuyết âm nhạc cho học sinh Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam
Tác giả Nguyễn Dương Anh
Người hướng dẫn PGS.TS Trần Bảo Lân
Trường học Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học Âm nhạc
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 2,66 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Các khái niệm và thuật ngữ (18)
    • 1.1.1. Nghệ thuật, xiếc, tạp kỹ (18)
    • 1.1.2. Dạy học, lý thuyết âm nhạc, dạy học lý thuyết âm nhạc, cảm thụ âm nhạc 16 1.1.3. Phương pháp, biện pháp dạy học Lý thuyết âm nhạc (23)
  • 1.2. Quan niệm về lý thuyết âm nhạc trong đào tạo học sinh trung cấp Xiếc và Tạp kỹ (35)
    • 1.2.1. Quan niệm từ phía lãnh đạo nhà trường (35)
    • 1.2.2. Quan niệm từ phía học sinh (36)
  • 1.3. Vai trò của Lý thuyết âm nhạc với học sinh trung cấp Xiếc, Tạp kỹ (39)
    • 1.3.1. Cung cấp kiến thức cơ bản về lý thuyết âm nhạc (39)
    • 1.3.2. Giúp học sinh cảm thụ tác phẩm âm nhạc (41)
  • 1.4. Những lưu ý về phương pháp dạy học lý thuyết âm nhạc (43)
  • Chương 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC LÝ THUYẾT ÂM NHẠC (18)
    • 2.1. Khái quát về Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam (47)
      • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển (47)
      • 2.1.2. Cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh (51)
    • 2.2. Thực trạng dạy học Lý thuyết âm nhạc cho học sinh Xiếc và Tạp kỹ (59)
      • 2.2.1. Chương trình, tài liệu học tập môn Lý thuyết âm nhạc (60)
      • 2.2.2. Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh (63)
    • 2.3. Đánh giá chung (69)
      • 2.3.1. Những điểm mạnh (69)
      • 2.3.2. Những điểm yếu (70)
    • 3.1. Điều chỉnh nội dung chương trình môn Lý thuyết âm nhạc (73)
      • 3.1.1. Các căn cứ đề xuất biện pháp điều chỉnh (73)
      • 3.1.2. Tiêu chí điều chỉnh (77)
      • 3.1.3. Các vấn đề cần điều chỉnh (79)
    • 3.2. Biện pháp dạy học Lý thuyết âm nhạc theo cảm thụ âm nhạc (82)
      • 3.2.1. Chuẩn bị kế hoạch bài giảng theo cảm thụ âm nhạc và sử dụng đồ dùng dạy học (82)
      • 3.2.2. Những gợi ý cho học sinh về cách tự làm bài tập cảm thụ âm nhạc (85)
      • 3.2.3. Đổi mới phương pháp dạy học theo cảm thụ âm nhạc (87)
      • 3.2.4. Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá (94)
    • 3.3. Thực nghiệm sư phạm (99)
      • 3.3.1. Mục đích, đối tượng và hình thức thực nghiệm (99)
      • 3.3.2. Nội dung, thời gian và địa điểm thực nghiệm (99)
      • 3.3.3. Chuẩn bị và tiến hành thực nghiệm (100)
      • 3.3.4. Kết quả và đánh giá thực nghiệm (101)
  • KẾT LUẬN (105)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (108)
  • PHỤ LỤC (114)

Nội dung

Dạy học lý thuyết âm nhạc cho học sinh Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt NamDạy học lý thuyết âm nhạc cho học sinh Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt NamDạy học lý thuyết âm nhạc cho học sinh Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt NamDạy học lý thuyết âm nhạc cho học sinh Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt NamDạy học lý thuyết âm nhạc cho học sinh Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam

Các khái niệm và thuật ngữ

Nghệ thuật, xiếc, tạp kỹ

Trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày, hai từ nghệ thuật được sử dụng với nhiều nghĩa khác nhau Trong khoa học cũng vậy, tùy theo cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu, mà khái niệm nghệ thuật cũng có những cách giải thích khác nhau Chẳng hạn,theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì: “Nghệ thuật là một loạt những hoạt động khác nhau, mang tính đặc biệt của con người và những sản phẩm do những hoạt động đó tạo ra” [55] Có thể thấy, cách giải thích này nghệ thuật chỉ thuộc về con người, thông qua các hoạt động và những sản phẩm mang tính đặc biệt do con người làm ra Giải thích như vậy, tuy có tính khái quát, nhưng nội hàm chưa được làm rõ: Vậy thì: một loạt hoạt động khác nhau là gì? Tất cả sản phẩm mang tính khác lạ của con người tạo ra liệu có phải là nghệ thuật không?

Trong cuốn Mỹ học - khoa học về các mối quan hệ thẩm mỹ của tác giả Đỗ Huy có giải thích và bàn đến khái niệm về nghệ thuật như sau:

Từ thời cổ xưa đến hiện đại, nghĩa thứ nhất của nghệ thuật là sự khéo léo… Sự khéo léo này được biểu hiện ở mọi lĩnh vực của cuộc sống, và được hiểu là nghệ thuật (…) Nghĩa thứ hai là phương tiện dùng những cách thức nhất định để biểu đạt lưu giữ tình cảm của con người (…) Nghĩa thứ ba bao trùm nhất và hay dùng nhất là ý nghĩa nhận thức (…) Khoa học nhận thức bằng khái niệm, tôn giáo nhận thức thế giới bằng biểu tượng, nghệ thuật nhận thức thế giới như nó đang tồn tại với những màu sắc, đường nét và âm thanh của cuộc sống [18, tr.132 -133]

Với đoạn trích như trên, có thể thấy cách giải thích khái niệm về nghệ thuật của tác giả Đỗ Huy vừa tính khái quát, vừa có tính cụ thể Qua cách giải thích này có thể hiểu, nghĩa thứ nhất các công việc: viết văn, nấu ăn, giao tiếp, chơi nhạc, đánh máy… nếu đạt tới sự khéo léo thì đều được hiểu là nghệ thuật; nghĩa thứ hai, dùng phương tiện để biểu đạt tình cảm của con người, tức là tác giả đề cập tới các loại hình nghệ thuật (văn học, âm nhạc, múa, điện ảnh…); nghĩa thứ ba là nhận thức, có thể hiểu chỉ có nhận thức, đặc biệt là nhận thức về giá trị và nhận thức về thẩm mỹ thì mới đánh giá được những sản phẩm do con người làm ra có giá trị nghệ thuật

Có lẽ còn nhiều cách giải thích về khái niệm nghệ thuật, nhưng về cơ bản chúng tôi tương đối đồng thuận với hai trích dẫn trên và dựa vào đó để đưa ra ý kiến của mình như sau:

Nghệ thuật là những hoạt động có tính sáng tạo, bởi sự khéo léo thông qua trình độ tài năng, kỹ thuật, kỹ xảo vượt lên mức thông thường của con người Các hoạt động đó được thể hiện qua những sản phẩm văn hóa hữu hình hoặc vô hình (vật thể hoặc phi vật thể) chứa đựng những giá trị to lớn về phương diện tư tưởng, thẩm mỹ làm cho người thưởng thức phải rung động, thán phục và ngưỡng mộ

Theo Wikipedia tiếng Việt giải thích: “Xiếc (bắt nguồn từ tiếng Pháp "cirque"), còn gọi là tạp kỹ, là nghệ thuật biểu diễn các động tác (leo trèo, nhảy, nhào lộn, uốn dẻo ) một cách đặc biệt tài tình, khéo léo của người, thú Thông thường, để tăng phần hấp dẫn cho chương trình, xiếc được biểu diễn kết hợp với ảo thuật [56] Ở vtudien.com cũng giải thích: “Xiếc là nghệ thuật sân khấu biểu diễn những động tác leo, nhảy, nhào lộn… đặc biệt tài tình và khéo léo của người và thú” [56] Để thuyết phục hơn, cách giải thích này còn đi vào một số chi tiết cụ thể của nghệ thuật xiếc:

Nghệ thuật xiếc đươc chia ra nhiều môn loại, mỗi môn loại lại chia ra thành bốn thể loại chính: 1) Nhào lộn, có hai dạng chính: nhào lộn động (…); nhào lộn tĩnh (…) 2) Thăng bằng, gồm hai dạng chính: thăng bằng trên một vật (…); và để một vật thăng bằng trên người 3) Tung hứng gồm: tung hứng trên sàn, tung hứng thể lực, tung hứng thăng bằng, tung hứng trên lưng động vật, tung hứng - múa… [56]

Tác giả Hoàng Minh Khánh, trong cuốn Đại cương nghệ thuật xiếc

- Giáo trình dành cho các trường đào tạo diễn viên xiếc và tạp kỹ chuyên nghiệp, có viết:

Thuật ngữ xiếc bắt nguồn từ tiến La Tinh Cirus (tiếng Nga ц upk, tiếng Pháp: Cirque, tiếng Anh: Circus) có nghĩa là tròn - vòng tròn, đường tròn, sân tròn… Ban đầu các “sân tròn” ở các nước Hy Lạp,

La Mã có hình bầu dục và mang tính chất “diễn trường”, chức năng chủ yếu là huấn luyện ngựa, tổ chức cuộc đua cho các kỵ sĩ chuyên nghiệp, thi đấu thể thao… Dần dần trong các chương trình thi đấu và biểu diễn đã xuất hiện đan xen nghệ sĩ biểu diễn các trò nhào lộn, trò diễn tung hứng và hài hước [22, tr.15]

Có thể thấy, theo Wikipedia tiếng Việt giải thích về xiếc có hai vấn đề đó là: nguồn gốc của từ xiếc và nội hàm của xiếc là tạp kỹ, là nghệ thuật biểu diễn các động tác tài tình, khéo léo của người và thú Cách giải thích trong vtudien.com dẫu có cụ thể hơn về các môn loại/ thể loại/tiết mục, nhưng tựu trung xiếc được hiểu là nghệ thuật biểu diễn khéo léo những động tác của người và thú Còn cách giải thích của Hoàng Minh Khánh lại thiên về nguồn gốc của từ xiếc, và nguồn gốc ra đời của nghệ thuật xiếc

Các cách giải thích như dẫn ở trên, nó chỉ có tính hợp lý khi được đặt vào trong từng trường hợp nghiên cứu cụ thể Do đó có sự nhầm lẫn giữa xiếc và tạp kỹ (theo quan niệm hiện nay), sự phân chia giữa các môn loại hay nguồn gốc của từ xiếc, hoặc nguồn gốc ra đời của nghệ thuật xiếc là điều đương nhiên Tuy nhiên, chúng tôi tiếp thu những vấn đề có tính hợp lý từ các cách lý giải như trên, để đưa ra khái niệm về xiếc: Xiếc là một thể loại nghệ thuật thuộc lĩnh vực sân khấu, thể hiện những động tác khéo léo của con người thông qua các tiết mục, chương trình biểu diễn Đây cũng là khái niệm, mà chúng tôi sẽ sử dụng trong luận văn này

Hiện nay, nhiều người đang nhầm lẫn giữa xiếc và tạp kỹ, cho dù thực tế hai thể loại này thường xuyên diễn chung một sân khấu Xiếc đã được giải thích ở trên, vậy tạp kỹ là gì? Để làm rõ vấn đề, chúng tôi căn cứ vào một số tư liệu giải thích về tạp kỹ như sau:

Theo thethaovanhoa.vn thì: “tạp kỹ là tên gọi một chương trình có tổng hợp mọi loại hình biểu diễn trong cùng một show” [58] Trong Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) cũng có cách giải thích tương tự: “thuật ngữ tạp kỹ được hiểu là danh từ dùng để chỉ loại hình sân khấu gồm nhiều loại nghệ thuật như hát, múa, ảo thuật, xiếc… biểu diễn đan xen nhau” [35, tr.1105]

Hai cách giải thích trên, thiên về các biểu mục trong chương trình biểu diễn Hiểu cách khác là, nhiều tiết mục ở nhiều thể loại thuộc các loại hình nghệ thuật khác nhau biểu diễn đan xen trên một sân khấu được gọi là tạp kỹ Cách giải thích như vậy, chưa có tính thuyết phục cao, bởi sân khấu tạp kỹ và tạp kỹ là hai khái niệm, thuật ngữ hoàn toàn khác nhau Bàn về thuật ngữ tạp kỹ, tác giả Hoàng Minh Khánh trong cuốn Đại cương Nghệ thuật Xiếc - giáo trình dành cho các trường đào tạo diễn viên xiếc và tạp kỹ, viết:

Dạy học, lý thuyết âm nhạc, dạy học lý thuyết âm nhạc, cảm thụ âm nhạc 16 1.1.3 Phương pháp, biện pháp dạy học Lý thuyết âm nhạc

Hiện tại ở nước ta, lý thuyết âm có một số tên gọi: Nhạc lý, Nhạc lý cơ bản, Lý thuyết âm nhạc cơ bản Cho dù có tên gọi khác nhau, nhưng nội dung vẫn là dạy những vấn đề cơ bản nhất về lý thuyết âm nhạc phương Tây

Lý thuyết âm nhạc là một môn học nằm trong chương trình đào tạo của nhiều trường nghệ thuật nói chung, Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam nói riêng Muốn hiểu được dạy học lý thuyết âm nhạc như thế nào, có lẽ nên bắt đầu từ việc giải thích khái niệm về: dạy học, lý thuyết âm nhạc và dạy học lý thuyết âm nhạc

Về dạy học, có hai cách hiểu cơ bản: nếu là danh từ thì nó gắn với nghề nghiệp (nghề dạy học); nếu là động từ thì gắn với công việc, cụ thể là hoạt động dạy học Trong nghiên cứu khoa học, dạy học thường được nhìn nhận là một khái niệm dưới góc động từ, do đó có nhiều cách giải thích khác nhau Chẳng hạn, trong Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), có viết

‘‘dạy là truyền lại tri thức hoặc kỹ năng một cách ít nhiều có hệ thống, có phương pháp” [35, tr.236]; “học là thu nhận kiến thức, luyện tập kỹ năng do người khác truyền lại” [35, tr.437] Giải thích như vậy, có thể thấy: dạy thuộc về hoạt động của người thày; học để tiếp thu, lĩnh hội kiến thức thuộc về hoạt động của người học Quan điểm của giáo dục trước đây, cách giải thích này hoàn toàn có tính thuyết phục, nhưng ngày nay, các nhà giáo dục học đã có cách tiếp cận mới, nên đặt dạy - học nằm trong một quá trình/ là một quá trình hoạt động của hai chủ thể là thày (người dạy) và trò (người học)

Trong cuốn Giáo dục học do Nxb Đại học Sư phạm xuất bản, tác giả Phạm Viết Vượng có viết: “Dạy học là quá trình hoạt động của hai chủ thể, trong đó dưới sự tổ chức, hướng dẫn và điều khiển của GV, HS nhận thức lại nền văn minh nhân loại và rèn luyện hình thành kỹ năng hoạt động, tạo lập thái độ sống tốt đẹp” [53, tr.58] Trong cuốn Tâm lý dạy học xuất bản năm 1983 của tác giả Hồ Ngọc Đại, tuy câu chữ có khác nhau, nhưng về nội hàm của khái niệm thì cơ bản có phần giống với cách giải thích của tác giả Phạm Viết Vượng Tác giả Hồ Ngọc Đại cho rằng:

Dạy học là một quá trình gồm toàn bộ các thao tác có tổ chức và có định hướng, giúp người học từng bước có năng lực tư duy và năng lực hành động với mục đích chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các kỹ năng, các giá trị văn hóa mà nhân loại đã đạt được để trên cơ sở đó có khả năng giải quyết được các bài toán thực tế đặt ra trong toàn bộ cuộc sống của mỗi người học [10, tr.239]

Tác giả Đặng Thành Hưng trong cuốn Dạy học hiện đại - lý luận - biện pháp - kỹ thuật, xuất bản năm 2002, cũng thống nhất: dạy học là một quá trình, nhưng ông lại nhìn nhận vấn đề thông qua bản chất của sự việc:

“dạy học chính là gây ảnh hưởng có chủ định đến hành vi học tập và quá trình học tập của người khác, tạo ra môi trường và những điều kiện để người học duy trì việc học, cải thiện hiệu quả, chất lượng học tập, kiểm soát quá trình học tập của mình” [20, tr.35]

Thực tế trong công trình nghiên cứu của các tác giả như Thái Duy Tuyên, Nguyễn Văn Cường, Trịnh Thúy Giang, Nguyễn Thị Tuyết, Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà, Đặng Thành Hưng… đều có liên quan tới việc giải thích khái niệm dạy học Tuy mỗi tác giả có cách giải thích khác nhau, nhưng do quan điểm và cách tiếp cận mới về dạy học giống nhau, nên nội dung có những điểm thống nhất: dạy học là một quá trình hoạt động gắn bó khăng khít của hai chủ thể thày và trò Thày tổ chức thực hiện hoạt động truyền dạy kiến thức tạo điều kiện cho trò tiếp thu kiến thức, phát triển năng lực bản thân; trò chủ động tiếp thu kiến thức để tự hoàn thiện mình Với cách tiếp cận mới như vậy, nên vai trò của người học luôn được đề cao, nó hoàn toàn khác với quan niệm dạy học trước đây là: lấy thầy làm trung tâm

Như vậy, về cơ bản chúng tôi đồng tình với cách giải thích của một số tác giả đã trích dẫn ở trên Tuy nhiên, xin được bổ sung thêm: Dạy học một quá trình có sự phối hợp thống nhất giữa hoạt động dạy của người dạy và hoạt động học của người học Quá trình này được đặt trong chu trình, có mục đích, có kế hoạch, tổ chức và định hướng của người dạy Thông qua đó, giúp người học từng bước hình thành năng lực tư duy và năng lực hành động với mục đích chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, tri thức và các kỹ năng… mà nhân loại đã đạt được Trong luận văn Dạy học Lý thuyết âm nhạc cho học sinh Trường

Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam, khái niệm về dạy học, cơ bản được hiểu như vậy

Mặc dù có khá nhiều sách viết về lý thuyết âm nhạc, nhưng thực tế lại ít thấy bóng dáng về khái niệm lý thuyết âm nhạc Tuy nhiên, trong quá trình kiếm tìm khái niệm, để có cơ sở góp phần làm phong phú thêm phần lý luận, chúng tôi thấy có một số tài liệu đề cập tới lý thuyết âm nhạc như sau:

Lý thuyết âm nhạc (tức nhạc lý) là ngành nghiên cứu các cách thức thực hành âm nhạc thực tế Nói chung, nó bắt nguồn từ sự quan sát làm cách nào mà nhạc công và nhà soạn nhạc có thể tạo ra âm nhạc Người ta dùng thuật ngữ để miêu tả môn học thuật về phân tích các yếu tố căn bản của âm nhạc như cao độ, nhịp độ, nhịp điệu, hòa âm và thể thức Do khái niệm về những thứ hợp thành âm nhạc càng ngày càng mở rộng, nên lý thuyết âm nhạc còn được hiểu là sự xem xét tất cả các hiện tượng âm thanh có liên quan đến âm nhạc [60] Cách giải thích trên, cho dù chưa sát với nội hàm của khái niệm, nhưng cơ bản có thể hiểu hai vấn đề chính: thứ nhất, lý thuyết âm nhạc là một ngành nghiên cứu liên quan đến các cách thức thực hành âm nhạc; thứ hai, do âm nhạc có nhiều thay đổi, nên ngành nghiên cứu này cũng phải thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế Theo chúng tôi: vấn đề thứ nhất trong cách giải thích của khái niệm này rất lủng củng và khó hiểu; vấn đề thứ hai có thể tạm chất nhận được, bởi thực tế của đời sống âm nhạc luôn thay đổi, nên lý thuyết cũng phải thay đổi, đó là điều đương nhiên

Có một giải thích khác trên vietthuong.edu.vn như sau:

Lý thuyết âm nhạc chính là những gì căn bản và cốt lõi nhất của âm nhạc Nó giúp mọi người hiểu và giao tiếp với âm nhạc một cách dễ dàng hơn Lý thuyết âm nhạc sẽ bao gồm nhiều kiến thức và thông tin khác nhau Mục đích chính vẫn là giúp mọi người giao tiếp và hiểu hơn về âm nhạc Đây được xem là bước khởi đầu của con đường âm nhạc, cho những ai muốn theo đuổi nó lâu dài [61] Với nội dung như dẫn ở trên, nếu gạt bỏ những điều không hợp lý trong cách trình bày, thì vẫn có thể thấy hai vấn đề cần lưu ý: lý thuyết âm nhạc được coi là nền tảng căn bản của âm nhạc bao gồm nhiều thông tin khác nhau; và mục đích là giúp cho con người hiểu biết hơn về âm nhạc

V.A Vakhrameev - nhà nghiên cứu âm nhạc người Nga - viết cuốn sách giáo khoa Lý thuyết âm nhạc cơ bản xuất bản lần đầu vào năm 1950; tái bản lần thứ hai, năm 1958 (cuốn sách này nhiều năm qua được dùng trong các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp ở nước ta) Mặc dù với nhiều nội dung được đề cập tới, nhưng không thấy giải thích lý thuyết âm nhạc cơ bản là gì Duy ở Phần dẫn luận, có thấy một sự thoáng qua về vai trò của lý thuyết âm nhạc cơ bản:

Lý thuyết âm nhạc cơ bản là học thuyết về các nhân tố âm nhạc và những mối tương quan của chúng được giới thiệu trong môn Lý thuyết âm nhạc cơ bản Cơ sở của các môn học này là môn lý thuyết âm nhạc cơ bản Giáo trình Lý thuyết âm nhạc cơ bản phục vụ cho việc nghiên cứu các nhân tố của âm nhạc nói chung và của giai điệu nói riêng [49, tr.5]

Quan niệm về lý thuyết âm nhạc trong đào tạo học sinh trung cấp Xiếc và Tạp kỹ

Quan niệm từ phía lãnh đạo nhà trường

Nhiều năm trở lại đây, Lý thuyết âm nhạc là môn học không thể thiếu, có trong chương trình đào tạo chuyên ngành Xiếc và Tạp kỹ Gần đây nhất, dựa trên Quyết định số 3473/QĐ-BVHTTDL, căn cứ Thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH, Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH, vào ngày 16 tháng 4 năm 2020, Hiệu trưởng Ngô Lê Thắng đã ký Quyết định số 51/QĐ - TKVN ban hành Chương trình đào tạo nghệ thuật biểu diễn Xiếc và Tạp kỹ Nội dung chương trình đào tạo là do Phòng Đào tạo, Quản lý Khoa học và Hợp tác Quốc tế xây dựng được thông qua Hội đồng khoa học của nhà trường, trong đó Lý thuyết âm nhạc (trước đây là môn Âm nhạc) là 1 trong

12 môn bắt buộc mà HS phải học Điều đó cho thấy, Ban Giám hiệu và GV nhà trường đã có quan điểm đúng và có sự thống nhất cao trong việc xác định được tầm quan trọng của môn học trong chương trình đào tạo

Học Lý thuyết âm nhạc, là để trang bị cho HS những hiểu biết cơ bản về các thành tố cấu trúc nên tác phẩm âm nhạc Chúng tôi có lần trao đổi với ông Hiệu trưởng * về vai trò âm nhạc trong xiếc, ông cho biết: “Âm nhạc là bộ phận không thể thiếu trong nghệ thuật xiếc, nó không phải để giữ nhịp phụ họa, mà nó là thành tố gắn bó không thể tách rời các chương trình, tiết

* Trao đổi ngày 15 tháng 10 năm 2022, tại Trường Trung cấp NTX&TKVN mục xiếc” Ông cho biết thêm: “Ở các nước có nghệ thuật xiếc phát triển như Pháp, Đan Mạch, Thụy Điển, Trung Quốc…, người ta dạy học âm nhạc cho

HS theo hướng cảm thụ và thực hành ứng dụng ngay để phát huy tính sáng tạo của HS” Với nội dung trao đổi dù ngắn gọn, nhưng qua đó có thể thấy được quan điểm của người đứng đầu nhà trường là rõ ràng và mang tính kỳ vọng về một sự đột phá trong việc dạy học môn Lý thuyết âm nhạc cho HS Nếu HS học lý thuyết âm nhạc tốt, sẽ hiểu và cảm thụ được tác phẩm âm nhạc, từ đó các em sẽ đồng điệu cảm xúc trong quá trình luyện tâp, biểu diễn các tiết mục Âm nhạc trong có vai trò vô cùng quan trọng, thậm chí quyết định đến sự thành công, thất bại trong chương trình biểu diễn xiếc và tạp kỹ Về vấn đề này, ông Hoàng Minh Khánh - Nguyên Hiệu trưởng Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam - cho rằng âm nhạc có chức năng: “định hình thể loại tiết mục và phong cách biểu diễn cho diễn viên tạo không khí và nâng cảm xúc cho khán giả , mô tả, minh họa và thể hiện cao trào cho các động tác kỹ thuật, các trò diễn, đặc biệt là các động tác kỹ thuật nhằm kết thúc một trò diễn hay kết thúc tiết mục diễn” [22, tr.54]

Thông qua chương trình đào tạo của nhà trường, cũng như cuộc trao đổi với Hiệu trưởng đương niệm và nhận định của nguyên Hiệu trưởng, tuy chưa phải là tất cả, nhưng phần nào cho thấy một quan điểm rõ ràng: Lý thuyết âm nhạc là môn học cần thiết, không thể thiếu trong chương trình đào tạo HS trung cấp xiếc và tạp kỹ của Nhà trường.

Quan niệm từ phía học sinh

Lý thuyết âm nhạc đã trở thành môn học bắt buộc ở một số cơ sở đào tạo nghệ thuật chuyên nghiêp như các Học viện, Nhạc viện, Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, Học viện Múa Việt Nam, Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam… Ngoài Học viện, Nhạc viện và một số cơ sở đào chuyên về âm nhạc, môn Lý thuyết âm nhạc luôn được HS, SV chú tâm coi trọng, còn lại các trường đào tạo về nghệ thuật, HS, SV chưa dành nhiều sự quan tâm đến môn học này Là GV trực tiếp giảng dạy môn

Lý thuyết âm nhạc tại Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam, và có tham khảo thêm tình hình ở Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh

Hà Nội, Học viện Múa Việt Nam kề bên, chúng tôi tạm đưa ra một số nhận xét như trên

Tuy nhiên, để có cơ sở về mặt thực tiễn và khoa học, đối với HS Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam, chúng tôi thực hiện câu hỏi khảo sát đối với HS thuộc hai năm học (năm 2020 - 2021: 133 HS, vào ngày 16 tháng 4 năm 2021; năm 2022 - 2023: 129 HS, vào 20 tháng 4 năm 2023) Khảo sát này được thực hiện sau khi HS đã học và thi hết môn

Lý thuyết âm nhạc Nội dung mỗi câu hỏi thể hiện ở ba cấp độ khác nhau, cụ thể các câu hỏi như sau:

Câu 1: Theo em, môn Lý thuyết âm nhạc có cần thiết không? (Hãy tích dấu X vào một trong các ô mà em thấy phù hợp)

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

Câu 2: Em có thích học môn Lý thuyết âm nhạc không? (Hãy tích dấu

X vào một trong các ô mà em thấy phù hợp)

Rất thích Thích Không thích

Câu hỏi 1, kết quả thu được như sau:

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

Câu hỏi 2, kết quả sau khảo sát là:

Rất thích học Thích học Không thích học

Kết quả của hai bảng khảo sát trên, phần nào cho thấy một số vấn đề: Đối với HS năm học 2020 - 2021, khảo sát về học Lý thuyết âm nhạc, các em cho là không cần thiết chiếm số lượng quá nửa: 71/133 chiếm 53,38%; cần thiết: 57/133 chiếm 42,85%; không cần thiết 5/133 chiếm 3,750% Đây có lẽ là tình trạng chung của HS, sinh viên ở các trường nghệ thuật như Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, Học viện Múa Việt Nam, chứ không riêng gì tại Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam Đi sâu vào phỏng vấn trực tiếp, một số HS cho rằng khi tập các tiết mục, chỉ cần nghe thấy âm nhạc thông qua tiếng xập xình (tiết điệu) là thực hiện theo Chính cách suy nghĩ đó, nên tỷ lệ không thích học môn Lý thuyết âm nhạc còn khá cao Đến năm học 2002 - 2003, tình hình nhận thức của HS đã khác Môn học Lý thuyết âm nhạc được nhiều HS nhận thức theo hướng tích cực hơn Các em đã thấy sự cần thiết của môn học, theo đó mức độ thích học đã tăng lên đáng kể Tỷ lệ về mức độ không cần thiết và không thích học đã giảm xuống (xem kết quả khảo sát câu hỏi 1, trang 29) Mức độ rất thích học và thích học cũng tăng lên (xem kết quả khảo sát câu hỏi 2, trang 29), đây là tín hiệu đáng mừng Điều này còn được thể hiện rõ - qua quan sát của chúng tôi thì thấy - trong tiết học, đến phần thực hành, đa phần HS đều say mê thể hiện các động tác qua việc cảm thụ âm nhạc

Sự khác biệt giữa hai lớp, có lẽ do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn: đối tượng học tập, phương thức tổ chức lớp học (năm 2020 -2021 học online), tài liệu học tập, quan niệm coi nhẹ môn học… đặc biệt là phương pháp dạy của GV Năm học 2022 - 2023, môn học Lý thuyết âm nhạc, nhà trường đã ký với GV học chuyên ngành Âm nhạc học tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam về giảng dạy Do GV có trách nhiệm và luôn cập nhật phương pháp dạy mới, nên tinh thần học tập, chất lượng của HS đã phần nào được cải thiện.

Vai trò của Lý thuyết âm nhạc với học sinh trung cấp Xiếc, Tạp kỹ

Cung cấp kiến thức cơ bản về lý thuyết âm nhạc

Phải khẳng định lại một lần nữa, Lý thuyết âm nhạc là một môn học (hay thuộc bộ phận của môn học), rất cần thiết, không thể thiếu trong chương trình đào tạo của các trường thuộc khối nghệ thuật chuyên và không chuyên

Với Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam, việc đưa nội dung Lý thuyết âm nhạc vào dạy cho HS là điều cần thiết, đáp ứng được nhu cầu đào tạo trong bối cảnh giao lưu có tính toàn cầu như hiện nay

Học kiến thức về lý thuyết âm nhạc, đầu tiên sẽ giúp HS nhận biết được những vấn đề cơ bản nhất, cần thiết nhất để xây dựng nên một tác phẩm âm nhạc, đó là: trường độ, cao độ, tiết tấu giai điệu, hòa thanh, hình thức, cấu trúc tác phẩm… Tâm thế của nghệ sĩ xiếc và tạp kỹ ngày nay đã khác xưa không chỉ ở kỹ thuật biểu diễn, mà còn ở cách thức nhìn nhận các thành tố cấu thành tiết mục, chương trình Nếu như xưa âm nhạc trong xiếc và tạp kỹ chỉ có vai trò như yếu tố phụ trợ cho tiết mục, thì ngày nay quan niệm đó đã thay đổi hoàn toàn Âm nhạc được nhìn nhận là thành tố không thể tách rời trong tiết mục, chương trình biểu diễn xiếc, tạp kỹ Vì thế trong đào tạo

HS ở môi trường chính quy, để sau này các em trở thành nghệ sĩ toàn năng, thì việc học kiến thức lý thuyết âm nhạc không thể coi nhẹ Học để nhận biết được các vấn đề cơ bản của lý thuyết âm nhạc, giúp HS hiểu được hình thức, cấu trúc và những yêu cầu mà tác phẩm âm nhạc đặt ra như độ nhanh chậm, sự to nhỏ, cách vận hành giai điệu, tính chất âm nhạc… Từ đó các em sẽ hiểu, rồi dần cảm thụ được nội dung tác phẩm, thông qua đó sẽ hình dung và có những ý đồ để vận dụng vào trong từng tiết mục cho phù hợp, ngay trong lúc học lý thuyết

Chẳng hạn, giai điệu bài Làng tôi của nhạc sĩ Văn cao vang lên, khi đã được trang bị kiến thức cơ bản về lý thuyết âm nhạc, các em có thể nhận biết được: bài viết ở giọng đụ trưởng, nhịp ắ theo điệu valse, tốc độ vừa phải, giai điệu uyển chuyển, tính chất âm nhạc tha thiết Hoặc, khi nghe tác phẩm Turkish March (Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ) của Wolfgang Amadeus

Mozart, mức độ đơn giản, HS có thể nhận biết được tác phẩm viết ở nhịp 2/4, tính chất âm nhạc vui vẻ Cao hơn một chút, các em có thể nhận biết: tác phẩm viết ở hình thức ba đoạn đơn (a - b - a’), có sự tương phản nhất định về màu sắc giữa đoạn a và b…

Nhận biết được những vấn đề cơ bản trong tác phẩm, HS sẽ phân biệt được sự khác nhau về trường độ, cao độ, tiết tấu, nhịp điệu, tính chất âm nhạc giữa tác phẩm này với tác phẩm khác Nhận biết đó, dù đơn giản, nhưng là những phản ứng, tương tác ban đầu của HS với âm nhạc Đây là điều khá quan trọng, bởi theo thời gian, sự nhận biết sẽ chuyển hóa dần sang hiểu biết và cảm nhận được tác phẩm Khi âm nhạc được nhìn nhận một cách tích cực hơn, được thể hiện trong các chương trình, tiết mục, khi đó sẽ là minh chứng rõ nhất để khẳng định vai trò của việc trang bị kiến thức Lý thuyết âm nhạc cơ bản cho HS.

Giúp học sinh cảm thụ tác phẩm âm nhạc

Muốn thực hiện những động tác với khả năng biểu cảm tốt, thì việc cảm thụ được tác phẩm âm nhạc có vai trò vô cùng quan trọng Ở đây cần trả lời hai câu hỏi: Cảm thụ tác phẩm âm nhạc là gì? và lý thuyết âm nhạc có vai trò như thế nào trong việc cảm thụ âm nhạc?

Cảm thụ âm nhạc là quá trình nhập thân của người nghe vào tác phẩm để cảm nhận cái hay cái đẹp, những điều tế nhị, sâu sắc mà tác phẩm mang lại Trong Giáo trình Âm nhạc trong biểu diễn Xiếc (cảm thụ âm nhạc) trình độ trung cấp do Ngô Lê Thắng chủ biên, có viết: “Cảm thụ âm nhạc là hoạt động trí tuệ của con người, gồm hai giai đoạn cảm và thụ Hai giai đoạn này nằm trong một quá trình tác động qua lại, bó bện với nhau không thể tách rời khi thưởng thức âm nhạc” [37, tr.109]

Theo như cách hiểu trên, thì cảm là giai đoạn đầu của quá trình nhận thức, đó là quá trình thu nhận thông tin mà tác phẩm âm nhạc mạng lại Trong triết học Duy vật biện chứng, thì giai đoạn này được gọi là trực quan sinh động Nhận là giai đoạn thứ hai của quá trình nhận thức (tư duy trừu tượng), đây là lúc người nghe sẽ thụ hưởng những cái hay, cái đẹp mà tác phẩm âm nhạc mang lại Thụ, là hoạt động mang tính trí tuệ chủ yếu thuộc về con người Tuy nhiên, không nên đánh đồng mà cho rằng, khả năng cảm thụ âm nhạc của mọi người như nhau Cũng không nên hiểu đơn thuần là khi đã có cảm là có thụ, nếu như vậy thì không thấy sự khác biệt nhiều giữa con người với các động vật khác

Phải khẳng định lại rằng: cảm thụ là hoạt động tự nhiên mang tính trí tuệ chỉ con người mới có Tuy nhiên, để cảm thụ được tác phẩm: một điều không kém phần quan trọng, đó là người cảm thụ âm nhạc phải được trang bị những kiến thức cơ bản về âm nhạc như trường độ, cao độ, giai điệu, tiết tấu, hòa thanh, hình thức Nếu không có kiến thức về âm nhạc, dễ rơi vào tình trạng “đàn gảy tai trâu”, và như thế chẳng giúp ích gì cho nghề nghiệp của học sinh mà các em đã lựa chọn [37, tr.115]

Như vậy có thể thấy, khi cung cấp kiến thức lý thuyết âm nhạc, HS lĩnh hội được sẽ là nền tảng cơ bản, là chìa khóa để các em mở cánh cửa bước vào miền cảm xúc, mà tác phẩm âm nhạc mang lại Bằng sự luận suy nối tiếp, có thể thấy khi HS đã có khả năng nhất định về cảm thụ âm nhạc, điều đó sẽ giúp các em biết rung động trước những giá trị, vẻ đẹp mà tác phẩm âm nhạc mang lại “Khi trái tim rung động, mỗi học sinh có thể bắt gặp: những tâm trạng, số phận con người; những ước vọng, khát vọng; trạng thái, tình huống trong và ngoài tác phẩm âm nhạc ” [37, tr.116] Đó là những cảm xúc thẩm mỹ đầu tiên, cảm xúc này sẽ tạo dựng trong trái tim của

HS tình cảm với nhiều cung bậc khác nhau như yêu thương, căm ghét, hồi hộp, lo âu, hy vọng

Khi âm nhạc vang lên, trái tim rung cảm, chính lúc đó hình tượng trong tác phẩm âm nhạc trở nên óng ánh, lung linh và đa dạng hơn Tùy theo khả năng và mức độ cảm thụ của HS, tuy cùng một tác phẩm, nhưng mỗi em lại tưởng tượng ra một hình tượng âm nhạc không giống nhau Chẳng hạn khi cho các em nghe tác phẩm Sonata số 14 cho piano của Luduwig van

Beethoven (nhà phê bình âm nhạc Luduwig Rellstab, đặt tên cho tác phẩm là sonata Ánh trăng),có em tưởng tượng ra những hạt mưa rơi tý tách trong chiều thu huyền ảo; có em lại tưởng tượng ra những ánh trăng mơ màng, sóng sánh trên mặt nước sông quê… Sự tưởng tượng đó, sẽ tạo điều kiện cho

HS bước vào trạng thái thăng hoa, trên cơ sở đó sẽ phát huy được năng lực cảm thụ âm nhạc để vận dụng tốt vào việc thực hành các động tác một cách thuần thục có cảm xúc, hoặc cũng có thể sáng tạo những động tác, tiết mục xiếc, tạp kỹ

Như vậy có thể thấy rằng, dạy học Lý thuyết âm nhạc cho HS có vai trò vô cùng quan trọng, ngoài việc giúp nhận biết được các thành tố cơ bản trong âm nhạc, nó còn là cơ sở tạo điều kiện để các em cảm nhận được nội dung, sắc thái biểu cảm của tác phẩm Đặc biệt, Lý thuyết âm nhạc còn giúp các em có khả năng cảm thụ tác phẩm, tạo ra hình tượng âm nhạc phong phú, mở mang khối óc, nuôi dưỡng và chắp cánh cho tâm hồn nghệ sĩ của HS ngay khi còn học trong nhà trường.

THỰC TRẠNG DẠY HỌC LÝ THUYẾT ÂM NHẠC

Khái quát về Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Theo cuốn Kỷ yếu 55 năm hình thành và phát triển Trường Trung cấp

Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam [7], xin được tóm tắt những vấn đề chính như sau:

Ngày 21 tháng 5 năm 1961, Bộ trưởng Bộ Văn hóa đã ký quyết định cho phép mở Lớp Xiếc I chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của Liên đoàn Xiếc Việt Nam (xưa là có tên là Đoàn Xiếc Nhân dân Trung ương) Lớp Xiếc

I chính là tiền thân của Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam hiện nay Bước vào thời kỳ đổi mới, nước ta hội nhập với các nước trên thế giới ở nhiều phương diện, đời sống vật chất của con người ngày càng được cải thiện theo chiều hướng tốt lên, theo đó nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của công chúng nước nhà cũng có nhiều thay đổi Để đáp nhu cầu của thời đại mới, nên ngày 22 tháng 5 năm 1986, Bộ trưởng Bộ Văn hóa đã ký Quyết định số 129/QĐ-BVH cho phép nâng cấp quy mô lớp Lớp Xiếc I thành

Trường Nghệ thuật Xiếc Việt Nam, trực thuộc Cục Nghệ thuật Sân khấu của

Bộ Văn hóa Quyết định này, thực sự mang lại ý nghĩa khá quan trọng cả về phương diện chính trị và chuyên môn Bởi từ đây, nghệ thuật xiếc chính thức được nâng lên tầm chính quy và có một trường đạo riêng, tạo được sự chú ý của bạn bè quốc tế

Ngày 04 tháng 5 năm 1998, Bộ trưởng Bộ VHTT ký Quyết định số 797/QĐ-BVHTT về việc đổi tên Trường Nghệ thuật Xiếc Việt Nam thành Trường Trung học Xiếc Việt Nam Quyết định này là cơ sở có tính pháp lý về công nhận đào tạo chuyên ngành xiếc ở trình độ trung cấp Đến ngày 15 tháng 11 năm 2006, Bộ trưởng Bộ VHTT ký Quyết định số 5176/QĐ- BVHTT về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc Việt Nam

Ngày 06 tháng 6 năm 2008, Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL ký Quyết định số 2573/QĐ-BVHTTDL, quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường Trung học Xiếc Việt Nam sau khi sáp nhập 03 Bộ và cơ quan ngang Bộ, đó là Bộ Văn hóa, Ủy ban Thể dục Thể thao và Tổng cục Du lịch thành Bộ VH,TT&DL

Ngày 17 tháng 4 năm 2009, Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL ký Quyết định số 1468/QĐ- BVHTTDL về việc đổi tên Trường Trung học Xiếc Việt Nam thành Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam Ngày 04 tháng 3 năm 2014, Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL ký Quyết định số 511/QĐ- BVHTTDL quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam

Với lịch sử hơn sáu thập kỷ hình thành và phát triển, hiện tại Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam là trung tâm sáng tác, thí nghiệm và dàn dựng các thể loại tiết mục xiếc mới, hiện đại Bên cạnh đó, Nhà trường cũng có thêm nhiệm vụ bảo tồn, khôi phục và dàn dựng lại các thể loại tiết mục xiếc truyền thống Hiện nay, Trường Trung cấp Nghệ thuật

Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam là cơ sở đào tạo diễn viên xiếc, tạp kỹ chuyên nghiệp duy nhất của Việt Nam và trong khu vực Đông Nam Á

Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam đã đào tạo nhiều lớp diễn viên cho ngành Xiếc Việt Nam, đóng góp cho sự ổn định và phát triển của ngành Xiếc và Tạp kỹ nước nhà Hiện này, nhiều cán bộ, GV và HS cũ của Trường có học vị tiến sĩ, thạc sĩ, với trình độ chuyên môn vững vàng Nhiều GV đã được Đảng, Nhà nước phong tặng các danh hiệu cao quý như NSND, NSƯT và giữ những vị trí quản lý, lãnh đạo cao của ngành Xiếc Việt Nam Trường góp phần sáng lập nhiều đoàn xiếc ở trong nước và nước ngoài như: Đoàn Xiếc Nhân dân Long An, Đoàn Xiếc Gia Lai - Kontum, Nhóm Xiếc tỉnh đoàn Tây Ninh, Đoàn Xiếc Quốc gia Lào và Đoàn Xiếc Quốc gia Campuchia

Với nhiệm vụ hợp tác quốc tế, Trường đã đào tạo được nhiều khóa chính quy dài hạn, các khóa tập huấn ngắn hạn, nâng cao trình độ kỹ năng, kỹ xảo, nghiệp vụ giảng dạy và đào tạo xiếc cho nước Cộng hòa Dân chủ

Nhân dân Lào và Cộng hòa Nhân dân Campuchia Hoạt động đào tạo của Trường đã góp phần tăng cường gắn kết, tình thân ái, hữu nghị giữa Việt Nam - Lào - Campuchia

Trong thời kỳ hội nhập văn hóa quốc tế, Nhà trường chủ động tích cực giao lưu, trao đổi và hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước Ngoài việc giữ vững mối quan hệ hợp tác đào tạo và biểu diễn với Lào và Campuchia, Nhà trường đã và đang phát triển các quan hệ hợp tác đào tạo, biểu diễn với nhiều quốc gia có nền nghệ thuật xiếc phát triển như Cộng hòa Liên bang

Nga, Cộng hòa Liên bang Đức, Ý, Trung Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ, Triều Tiên, Cuba, Australia…

Chất lượng đào tạo của Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam ngày càng được nâng cao Chất lượng đào tạo một phần được khẳng định thông qua những giải thưởng mà HS, GV của Trường đạt được tại các cuộc thi, liên hoan xiếc chuyên nghiệp quốc tế tổ chức ở trong và ngoài nước Chỉ tính riêng từ năm 2009 đến nay, HS và GV của Trường đã đạt được 43 giải thưởng Vàng, Bạc, Đồng tại các cuộc thi và liên hoan, trong đó có những cuộc liên hoan uy tín vào bậc nhất thê giới như: Giải Vàng tại Liên hoan Xiếc Quốc tế Cuba 2017, tổ chức tại Havana, Cuba; Giải Đồng tại Liên hoan Xiếc Quốc tế Vũ Hán, Trung Quốc tổ chức tại thành phố Vũ Hán,

Trung Quốc Có 9 giải Vàng, 12 giải Bạc và nhiều giải Đồng cùng các giải toàn đoàn, giải Đạo diễn xuất sắc nhất, giải Tài năng Xiếc trẻ dành cho các

Trong những năm gần đây, 100% HS của Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam, sau khi tốt nghiệp đều được các đơn vị nghệ thuật công lập đón nhận về làm việc, không có tình trạng HS tốt nghiệp không có việc làm

Ghi nhận công lao đóng góp và thành tích đã đạt được trong những năm qua, Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân chương, Huy chương; Cờ Thi đua xuất sắc của Chính phủ và Cờ Thi đua xuất sắc của Bộ VH,TT&DL; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL; Bằng khen của Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố Nhà trường được nhận Huân chương và Bằng khen của Chủ tịch nước, Bộ trưởng Bộ Thông tin, Văn hóa và

Thực trạng dạy học Lý thuyết âm nhạc cho học sinh Xiếc và Tạp kỹ

Trước khi đánh giá về thực trạng dạy học Lý thuyết âm nhạc, chúng tôi khái quát qua về nội dung chương trình đào tạo hệ trung cấp chuyên ngành Xiết và Tạp kỹ như sau:

- Các môn học chung gồm: Giáo dục quốc phòng, Giáo dục chính trị, Tiếng Anh, Pháp luật, tin học

- Các môn học chuyên môn: 1 Các môn cơ sở ngành: Múa Cổ điển châu Âu, Múa dân gian, Lý thuyết âm nhạc, Kỹ thuật biểu diễn, Lịch sử sân khấu, Hóa trang 2 Các môn chuyên ngành: Xây dựng tác phẩm trình diễn (Chuyên ngành Xiếc: đu dây, sức mạnh đôi tay, tung hứng… Chuyên ngành Tạp kỹ: ảo thuật, hài hước, dạy thú biểu diễn múa rối…) [8, tr.2-3]

Như vậy có thể thấy hai vấn đề: Thứ nhất, các môn chung, các môn học chuyên môn, cả hai chuyên ngành đều học giống nhau; Thứ hai, các môn

* Theo thông Báo tuyển sinh do Phòng Đào tạo, Quản lý khoa học và Hợp tác Quốc tế cung cấp ngày 20 - 9 - 2023. học cơ sở ngành có: Múa cổ điển châu Âu, mùa dân gian và các môn chuyên ngành đều có liên quan đến Lý thuyết âm nhạc

Lý thuyết âm nhạc thuộc môn cơ sở ngành trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp của Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam Tính chất của môn học là trang bị cho HS những kiến thức cơ bản của

“hệ thống âm nhạc, làm quen nốt nhạc, ký hiệu biểu diễn, phương pháp đọc và ghi chép nhạc Phân biệt hình thức với thể loại âm nhạc; các yếu tố diễn tả âm nhạc và các thành phần cấu trúc của hình thức âm nhạc; sự hình thành và phát triển âm nhạc theo vùng miền ở Việt Nam” [8, tr.18] Vị trí và tính chất của Lý thuyết âm nhạc đã được xác định, tuy nhiên để đánh giá được phần nào chất lượng đào tạo trong một số năm gần đây, chúng tôi sẽ đi vào các nội dung sau

2.2.1 Chương trình, tài liệu học tập môn Lý thuyết âm nhạc

Theo Chương trình đào tạo nghệ thuật biểu diễn Xiếc và tạp kỹ hệ trung cấp [8, tr.18,19] thì Lý thuyết âm nhạc có mã số môn học là 8 Lý thuyết âm nhạc được học 136 tiết, trong đó: lý thuyết 90 tiết, thực hành 40 tiết, kiểm tra 6 tiết Mục tiêu của môn học được xác định rõ:

Về kiến thức: “Lý thuyết âm nhạc cơ bản: cao độ, trường độ của âm thanh, các ký hiệu âm nhạc, đảo phách, nghịch phách Ký, xướng âm điệu thức trưởng”; Về kỹ năng: “kỹ năng vận dụng các kiến thức lý thuyết âm nhạc vào các bài luyện tập thực hành xướng âm Có khả năng cảm thụ kết nối một cách hài hòa các động tác biểu diễn với tiết tấu của âm nhạc trong một tiết mục nghệ thuật”; Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: “thực hiện đúng giờ lên lớp theo quy định các số tiết quy định cho lý thuyết, thực hành, làm việc theo từng cá nhân, theo nhóm, hoàn thành các bài tập, bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra giữa kỳ…; Giáo dục học sinh vai trò của âm nhạc trong biểu diễn nghệ thuật” [8, tr.18]

Nội dung chung của môn học gồm ba phần, 5 chương: Phần 1 Nhạc lý cơ bản (gồm 3 chương); Phần 2 Ký xướng âm (1 chương); Phần ba Thanh nhạc (1 chương) Mỗi phần có các nội dung cụ thể như sau:

Phần 1, Nhạc lý cơ bản, gồm 3 chương Chương 1, Cao độ của âm thanh có 5 nội dung: Khái niệm về âm thanh và âm nhạc; Hệ thống âm thanh trong âm nhạc; Các ký hiệu; Dấu hóa; Hệ thống bình quân nguyên cung và nửa cung Chương 2, Trường độ của âm thanh, có ba nội dung: Ký hiệu trường độ; Tiết tấu, đảo phách và nghịch phách; Các dấu nhắc lại Chương

3, Điệu thức - giọng, cách xác định giọng, gồm 3 nội dung: Điệu thức và giọng: Cách xác định giọng; Một số ký hiệu sắc thái biểu hiện [8, tr.19]

Phần 2, Ký xướng âm chỉ có một chương Chương 4, Ký xướng âm, có 4 nội dung: Cao độ; Tiết tấu - nhịp; Một số sắc thái biểu hiện; Bài tập thực hành ký xướng âm [8, tr.19]

Phần 3, Thanh nhạc, có một chương Chương 5, Cơ quan phát âm -

Hơi thở trong thanh nhạc, gồm 3 nội dung: Cơ quan phát âm; Hơi thở trong thanh nhạc; Những bài tập kỹ thuật luyện thanh [8, tr.19] Ngoài nội dung như vừa nêu, thì chương trình còn có yêu cầu cụ thể đối với GV, HS về phương pháp dạy và học như sau: Đối với GV, khi giảng dạy nên thị phạm, kết hợp với việc sử dụng đàn organ để mô tả một cách tỷ mỷ, chính xác các âm vực, nhịp độ, cao độ, trường độ của âm thanh… Đối với HS, phải chủ động, sáng tạo trong học tập, thường xuyên thực hành các bài tập dưới sự hướng dẫn của giáo GV Những trọng tâm cần chú ý: Khi hướng dẫn thực hành, GV quan sát hỗ trợ HS [8, tr.20,21]

Nhìn vào chương trình có thể thấy, Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam đã xác định được tính chất và vai trò của môn học Tuy nhiên, trong chương trình có một số vấn đề cần quan tâm, đó là: Nội dung của môn học quá đơn giản so với số lượng tiết học Cách đặt tên chương không phù hợp, không bao chứa được các vấn đề về nội dung trong chương Còn nhầm lẫn giữa nội hàm của môn Ký, Xướng âm với môn Lý thuyết âm nhạc cơ bản Đặc biệt, đối với HS Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam, thì việc đề cập vấn đề về thanh nhạc, nhất là trong nội dung đi sâu vào cơ quan phát âm và hơi thở cũng như các bài tập kỹ thuật luyện thanh, như chương 5 đề cập là không hợp lý

2.2.1.2 Tài liệu phục vụ dạy và học

Với chương trình được thiết kế như đề cập ở trên, trong quá trình dạy học, GV chủ yếu sử dụng ba cuốn sách của các tác giả đã xuất bản để làm tài liệu, cụ thể là: “1 ThS Trịnh Tuyết Mai (2011), Nhạc lý cơ bản, Trường Đại học Nghệ thuật Quân đội, Nxb Quân đội Nhân dân; 2 ThS Nguyễn Thanh Trà (2011), Ký xướng âm, Trường Nghệ thuật Quân đội, Nxb Quân đội Nhân dân; 3 PGS Nguyễn Trung Kiên, Phương pháp sự phạm thanh nhạc, Bộ Văn hóa Thông tin - Nhạc viện Hà Nội - Viện Âm nhạc” [8, tr.21]

Do chương trình của môn học gồm ba phần chính là: Nhạc lý cơ bản,

Ký xướng âm và Thanh nhạc, nên về logic đó là sự hợp lý cần thiết giữa tài liệu học tập và nội dung môn học Tuy nhiên, do sự bất hợp lý về nội dung, chương trình trong quá trình thực hiện dạy học (hầu như GV không dạy về nội dung phần thanh nhạc và ký âm), dẫn đến sự chưa hợp lý về việc sử dụng tài liệu trong dạy học Không bàn đến cuốn Ký xướng âm của Nguyễn Thanh Trà, và cuốn Phương pháp sự phạm thanh nhạc của Nguyễn Trung Kiên, thì cuốn Nhạc lý cơ bản của Trịnh Tuyết Mai (thực chất đây là sách biên soạn), chủ yếu dùng để dạy cho HS từ 18 tuổi trở lên tại Trường Văn hóa Nghệ thuật Quân đội - là đối tượng sau này sẽ hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiêp Cuốn sách này thực chất là dựa trên cuốn Lý thuyết âm nhạc cơ bản của V.A Vakhrameev, có thêm vào một số ví dụ cho phù hợp với đối tượng học Như vậy có thể khẳng định, tài liệu phục vụ cho quá trình dạy học Lý thuyết âm nhạc, không phong phú và thật sự chưa phù hợp với đối tượng HS trung cấp Xiếc, Tạp kỹ của trường Trung cấp Nghệ Thuật Xiếc Và Tạp kỹ Việt Nam

2.2.2 Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh

Đánh giá chung

Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam có bề dày với lịch sử trên 60 năm, là cơ sở đào tạo có uy tín trong nước và quốc tế Nhiều năm qua, Nhà trường luôn kiên định với mục tiêu là: “Xây dựng Nhà trường trở thành nơi để học sinh phát triển toàn diện về tài năng, đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản; Phát triển năng lực cá nhân, tính năng động, sáng tạo; bồi dưỡng nhân cách để học sinh trở thành những nghệ sĩ có đức, có tài” [64] Để đáp ứng được mục tiêu đề ra, Nhà trường luôn quan tâm đến nhiều vấn đề liên quan, đó là:

Nhà trường vẫn nối tiếp và phát huy được truyền thống, những thành quả đã đạt được hơn của 60 năm qua, thông qua việc củng cố, bổ sung và nâng tầm trách nhiệm của các phòng ban, đơn vị trực thuộc để phù hợp với yêu cầu của đào tạo Xiếc và Tạp kỹ trong thời kỳ hội nhập văn hóa nghệ thuật với thế giới

Về cơ sở vật chất, những năm gần đây được sửa chữa xây mới, khang trang Các phòng học và phòng luyện tập chuyên ngành được trang bị cơ sở vật chất khá đầy đủ và hiện đại, đáp ứng tốt cho việc đào tạo chuyên sâu, chất lượng cao Đội ngũ GV luôn được Nhà trường quan tâm Nhiều GV được lãnh đạo Nhà trường tạo điều kiện cho đi học ở bậc cao hơn để đảm bảo độ chuẩn về bằng cấp Về chuyên môn, không ít GV đã đạt được giải cao trong các cuộc thi, hội diễn trong nước và quốc tế Nhiều GV được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSƯT Giáo viên là người có nghề, nhiệt tình khi lên lớp Trong quá trình giảng dạy chuyên môn, GV phần nào đã kết hợp những kiến thức của bài học để đưa vào các tiết mục cụ thể Những tiết mục này, vừa sử dụng làm bài thi hết kỳ, hết năm học, vừa để tham gia trong các chương trình biểu diễn kỷ niệm các ngày lễ lớn, hoặc tham gia các kỳ, cuộc liên hoan nghệ thuật Xiếc ở trong nước hay quốc tế

HS của Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam là những em có năng khiếu, sức khỏe tốt, thể hình đẹp, được tuyển từ các tỉnh thành trong cả nước, một số em từ Lào, Campuchia gửi sang học tập Đa phần HS yêu nghề, chăm chỉ học tập chuyên môn

Tuy cơ sở vật chất của Trường ngày càng được nâng cấp, nhưng chủ yếu chỉ đáp ứng cho việc dạy học chuyên môn sâu là chính Với môn Lý thuyết âm nhạc, chưa có phòng học riêng, mà học chung phòng với các môn văn hóa Cơ sở vật chất phục vụ cho môn học chưa đảm bảo, cụ thể: bảng đen không có dòng kẻ nhạc; hệ thống máy nghe nhạc và nhạc cụ phục vụ riêng cho môn học chưa có

GV dạy môn Lý thuyết âm nhạc không ổn định, vì do tính chất hợp đồng theo thời vụ, nên mỗi năm hoặc một vài năm lại có sự thay thế bằng người khác Đây là một trong những vấn đề ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng Lý thuyết âm nhạc tại Trường

GV ít, thậm chí chưa quan tâm đến việc chuẩn bị kế hoạch bài giảng trước khi lên lớp và không có những gợi ý, hướng dẫn cần thiết cho HS cách làm bài tập theo cảm thụ âm nhạc Trong quá trình giảng dạy, GV chưa khai thác những mặt mạnh và ít sinh động hóa phương pháp dạy học truyền thống; còn ngại đưa phương pháp dạy học hiện đại vào dạy học Phương pháp kiểm tra đánh giá chưa được thống nhất vẫn còn mang nặng tính chủ quan của GV Những vấn đề đó, phần nào đã ảnh hưởng đến chất lượng dạy học môn Lý thuyết âm nhạc Đối với HS, đa phần các em thường thụ động trong quá trình học tập môn Lý thuyết âm nhạc, ít dành thời gian để ôn bài và chuẩn bị bài mới HS không có tài liệu để phục vụ cho quá trình học tập…

Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam, cho đến thời điểm hiện tại, về cơ cấu tổ chức đã tương đối hoàn thiện và có khả năng vận hành tốt phục vụ cho công tác đào tạo Bên cạnh cơ sở vật chất hiện đại, phòng học khang trang, thoáng rộng, đáp ứng tốt cho việc đào tạo chuyên ngành, thì Nhà trường còn có một đội ngũ GV lành nghề và nhiệt tình trong công việc huấn luyện, đào tạo Nhiều thành tích mà GV và HS Nhà trường đã đạt được trong các cuộc thi, liên hoan xiếc trong nước và ngoài nước, cũng như nhiều buổi biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị, đã cho thấy uy tín, vị thế của Nhà trường đối với khu vực và quốc tế

Tuy nhiên, để đáp ứng được mục tiêu đào tạo của Nhà trường trong thời hội nhập, ngoài vấn đề thuận lợi thì vẫn còn những khó khăn nhất định Riêng với môn Lý thuyết âm nhạc, những khó khăn như chưa có biên chế cho GV, chưa được trang bị cơ sở vật chất, thiết bị cần thiết để phục vụ tốt cho môn học… Khó khăn đó do khách quan mang lại, tháo gỡ khó khăn này thuộc về nhiệm vụ của Ban Giám hiệu Nhà trường Qua qua trình phỏng vấn, khảo sát giờ dạy Lý thuyết âm nhạc của GV, có thể thấy một thực trạng chủ yếu như sau:

Chương trình còn đơn giản, tên chương và nội dung trong chương chưa có sự phù hợp Số tiết học được phân chia cho từng phần nội dung chưa hợp lý Có nội dung gần như không liên quan được đưa vào môn Lý thuyết âm nhạc, là không cần thiết

Về hoạt động dạy học, hầu như GV không chuẩn bị, hoặc chuẩn bị chưa chu đáo kế hoạch bài giảng trước khi lên lớp Trong quá trình dạy học,

GV chưa khai thác và sinh động hóa phương pháp dạy học truyền thống; chưa sử dụng phương pháp dạy học hiện đại; chưa quan tâm tới việc dạy học phát huy năng lực cảm thụ âm nhạc cho HS Để đáp ứng cho việc dạy học Lý thuyết âm nhạc đạt được hiệu quả, những vấn đề thực trang về việc: biên chế GS, quản lý HS, cơ sở vật chất (phòng học, bảng đen, máy nghe nhạc…) như trình bày ở trên là thuộc về kế hoạch của Nhà trường Về thực trạng nội dung chương trình và hoạt động dạy của GV, được xác định là nội dung chính, đó là vấn đề được chúng tôi quan tâm và tiếp tục giải quyết ở chương 3 của luận văn

Chương 3 BIỆN PHÁP DẠY HỌC LÝ THUYẾT ÂM NHẠC

Điều chỉnh nội dung chương trình môn Lý thuyết âm nhạc

Khi chỉ ra được một số nội dung chưa phù hợp ở phần đánh giá thực trạng, để đáp ứng cho việc nâng cao chất lượng dạy học và phát huy năng lực cảm thụ âm nhạc cho HS, thì việc điều chỉnh nội dung chương trình môn

Lý thuyết âm nhạc cũng là vấn đề cần quan tâm đầu tiên Tất nhiên, việc điều chỉnh không thể mang tính ngẫu hứng, tùy thân, mà phải có cơ sở khoa học thông qua các căn cứ điều chỉnh, với tiêu chí rõ ràng để xác định được nội dung đưa vào dạy học

3.1.1 Các căn cứ đề xuất biện pháp điều chỉnh

3.1.1.1 Căn cứ vào xu thế của thời đại

Nhân loại đang sống trong một thế giới phẳng, sự giao lưu văn hóa mang tính toàn cầu là một tất yếu của lịch sử Ở các nước phát triển, và ngay ở nước ta, quan niệm về công dân toàn cầu không còn là vấn đề xa lạ Tuy nhiên, để đạt tới danh hiệu và được công nhận công dân toàn cầu, không phải là chuyện dễ dàng, mà mỗi người cần phải có: ngoại ngữ, tri thức, trí thức, bên cạnh đó là bản sắc văn hóa dân tộc

Với các ngành nghệ thuật nói chung và nghệ thuật xiếc, tạp kỹ nói riêng, cơ hội giao lưu, tiếp xúc với các nước trên thế giới có phần thuận lợi hơn các ngành nghề khác Tuy nhiên, cái tư duy: “Nhất mẹ, nhì con”, hay “Ta về ta tắm ao ta/ Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn” (Tục ngữ Việt Nam) trong trường hợp với các môn nghệ thuật, nó không còn phù hợp với xu thế của thời đại chúng ta đang sống

Trước nhu cầu thưởng thức nghệ thuật ngày càng cao của công chúng hiện nay, nghệ thuật xiếc không thể dậm chân tại chỗ, mà cần phải có sự đổi mới nâng cao trên các phương diện: kỹ thuật, tiết mục, chương trình… Muốn có được điều đó, tất yếu phải giao lưu học hỏi từ các nước có nền nghệ thuật xiếc phát triển Vấn đề này phải có nhận thức đúng đắn và được thực hiện, triển khai ngay trong quá trình HS đang học tại Nhà trường Ngoài kiến thức chuyên môn sâu, thì việc trang bị kiến thức về âm nhạc theo hướng cảm thụ cũng là một trong những cơ sở để góp phần và giúp HS có thể hòa nhập với nghệ thuật xiếc thế giới

Trong lần tiếp xúc, trò chuyện với Hiệu trưởng Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam * - ông cho biết: “Ở các nước châu Âu có nền nghệ thuật xiếc phát triển, họ cho HS tự do thể hiện các động tác kỹ thuật thông qua sự cảm thụ một tiểu phẩm hay một tác phẩm âm nhạc nào đó” Để đạt được mức độ như vậy, rõ ràng không đơn giản, mà phải có một quá trình thu lượm kiến, tích lũy và chuyển hóa kiến thức theo hướng cảm thụ âm nhạc từ mức độ đơn giản đến nâng cao

Xu thế của thời đại hiện nay, đó là sự giao lưu hội nhập văn hóa, nghệ thuật với các nước trên thế giới Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam, đang đi trên con đường đó Học hỏi kinh nghiệm để đào tạo ra những nghệ sĩ xiếc toàn cầu, cũng là một trong những mục đích, hướng đi của Nhà trường hiện nay Tuy nhiên, để HS Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam có khả năng và trình độ thực hiện các động tác kỹ thuật ngẫu hứng trên nền nhạc như HS ở một số nước trên thế giới, thì các em phải được trang bị một nền tảng vững chắc về văn hóa, âm nhạc và kỹ thuật chuyên ngành Nhìn nhận như vậy, để có thể thấy Lý thuyết âm nhạc là một trong những môn học có vai trò khá quan trọng đối với quá trình học tập của HS Nói cách khác, Lý thuyết âm nhạc góp phần tạo dựng nền tảng chung cho HS Xiếc và Tạp kỹ, tạo điều kiện cho các em trong quá trình học tập cũng như sau này trở thành nghệ sĩ có thể hòa nhập dễ dàng với nghệ thuật xiếc thế giới

* Cuộc nói chuyện vào ngày 28-10-2022, tại Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam

3.1.1.2 Căn cứ vào mục tiêu đào tạo của Nhà trường

Mục tiêu của Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam là xây dựng Nhà trường trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về nghệ thuật xiếc, tạp kỹ, ngang tầm với các cơ sở đào tạo của những nước trên thế giới có nghệ thuật xiếc phát triển Nhà trường là cơ sở đào tạo và ứng dụng nghệ thuật xiếc có uy tín của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế Trong mục tiêu đó, thì việc đào tạo về con người để sau này các em trở thanh những nghệ sĩ có phẩm chất đạo đức, có năng lực chuyên môn, luôn dành được sự quan tâm của lãnh đạo Nhà trường Điều này được Hiệu tường Nhà trường khẳng định: “Trường cũng luôn đặt ra mục tiêu hàng đầu là phải dạy học sinh thành “người”, hình thành nhân cách, hình thành nền tảng về kiến thức, về văn hóa nói chung trước, sau đó mới dạy về các kỹ thuật chuyên ngành Xiếc hoặc Tạp kỹ” [66] Đào tạo con người trước khi trở thành nghệ sĩ, đó là mục tiêu hoàn toàn đúng đắn và có tính định hướng phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại ngày nay Thông qua đó cũng cho thấy, vai trò của các môn học được thiết kế trong chương trình dạy học của Nhà trường cho HS trung cấp Xiếc và Tạp kỹ là vô cùng quan trọng Môn Lý thuyết âm nhạc, cũng góp phần không nhỏ vào việc việc giáo dục nhân cách và nghề nghiệp cho HS Đầu tiên là nhận biết: nhận biết những vấn đề cơ bản nhất về âm nhạc như nốt nhạc, giai điệu, tiết tấu, nhịp điệu, hòa thanh, hình thức, cấu trúc tác phẩm, các thủ pháp biểu diễn… Sau đó, trên cơ sở nhận biết ấy, HS mới có thể hiểu được nội dung tác phẩm âm nhạc muốn diễn đạt điều gì Bước cuối cùng, các em sẽ thăng hoa cùng tác phẩm và có thể vận dụng một cách linh hoạt các động tác kỹ thuật theo sắc thái, tình cảm của tác phẩm âm nhạc

Suy cho cùng, dạy học Lý thuyết âm nhạc cho HS, không thể đi chệch hướng với mục tiêu đào tạo chung của Nhà trường Đây là một trong những căn cứ quan trọng, giúp chúng tôi có những điều chỉnh nội dung cho hợp lý

3.1.1.3 Căn cứ vào yêu cầu của các tiết mục biểu diễn

Ngày nay khái niệm về xiếc gánh, xiếc chợ đã dần lùi vào dĩ vãng, mà thay vào đó là các tiết mục, chương trình biểu diễn xiếc với quy mô sân khấu hoành tráng và có tính học thuật, nghệ thuật cao Với nghệ thuật xiếc, dù là xiếc cổ điển hay xiếc đương đại, thì âm nhạc vẫn có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo nên sự thành công của tiết mục, chương trình biểu diễn Âm nhạc trong xiếc cổ điển chỉ được nhìn nhận như những yếu tố phụ trợ, hay dùng để làm nền cho các tiết mục Chẳng hạn, để tạo không khí cho buổi diễn ở: màn chào đầu, chào cuối thường sử dụng những bản nhạc có tính chất trầm hùng, rộn ràng Các thể loại tiết mục nhào lộn, xiếc thú, lắc vòng thường dùng những bản nhạc có giai điệu nhanh, tiết tấu sôi động Các thể loại tiết mục tạo hình, dây thép trên cao, đu vòng, dải lụa thường dùng những bản nhạc có tốc độ chậm, giai điệu du dương [22, tr.100]

Với xiếc hiện đại và xiếc đương đại, âm nhạc không còn là yếu tố phụ trợ để lấp chỗ trống giữa các tiết mục, mà được nhìn nhận một cách công bằng hơn, được coi là một thành tố, một bộ phận không thể tách rời trong các tiết mục xiếc Âm nhạc đã khai thác triệt để từ các yếu tố, giai điệu, tiết tấu, âm thanh, tiếng động, tiếng nói, khoảng lặng… một cách hiệu quả nhất để chuyển tải đến khán giả ý tưởng mà các tiết mục xiếc không thể biểu hiện hết Âm nhạc đã thâm nhập đi vào các tiết mục nghệ thuật xiếc, thậm chí còn có vai trò dẫn dắt để tạo ra một không gian thứ hai, không gian của sự liên tưởng, tưởng tượng Không gian đó vừa thực, vừa ảo; vừa có cái của quá khứ, hiện tại, vừa có cái của tương lai, tạo điều kiện cho nghệ sĩ đồng điệu và thăng hoa hơn sự biểu cảm trong những động tác kỹ thuật; khán giả thăng hoa trong miền cảm xúc của tiết mục mang lại, và mở rộng sự liên tưởng trong miền cảm xúc ấy

Như vậy có thể thấy rằng, dù là xiếc cổ điển hay xiếc hiện đại, đương đại, thì đòi hỏi diễn viên phải có nền tảng kiến thức cơ bản về âm nhạc Vì vậy để đáp ứng yêu cầu của các tiết mục biểu diễn, thì ngay từ lúc còn học trong nhà trường, môn Lý thuyết âm nhạc phải cần được chú trọng

3.1.2.1 Phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh

Như đã trình bày trong nhánh tiểu mục 2.1.2.4 (tr.48 - 50) về đặc điểm của HS Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam: các em có độ tuổi từ 11 đến 18 Trước khi trúng tuyển, các em ít nhiều đã học âm nhạc ở bậc tiểu học, hoặc bậc trung học phổ thông; hoặc được tiếp xúc với âm nhạc trong cộng đồng, hay từ các phương tiện truyền thông Tuy nhiên, những kiến thức đó mới chỉ ở mức độ sơ lược đối với HS ở các thị trấn, thành phố lớn Còn với HS ở vùng sâu, vùng xa hẻo lánh, hoặc từ các nước bạn như Lào, Campuchia cử sang học tập, thì có lẽ kiến thức cơ bản về âm nhạc mà các em lĩnh hội được cũng không nhiều

Mặc dù đang học tập tại Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ việt Nam - một môi trường chuyện nghiệp, nhưng cũng giống như HS ở trường phổ thông, các em đang trong giai đoạn chuyển đổi và phát triển về thể chất, tâm lý Vì thế, khả năng tiếp thu kiến thức về lý thuyết âm nhạc của các em, không thể như HS, sinh viên ở các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp, mà còn nhiều hạn chế nhất định Đây là vấn đề mà GV dạy Lý thuyết âm nhạc cần lưu ý, để tránh sự đánh đồng đối tượng học với các cơ sở đào tạo khác Điều chỉnh nội dung chương trình phù hợp với khả năng nhận thức của HS, có nghĩa là: không phải bài nào, mục nào có trong sách, giáo trình cũng đưa vào dạy học Quá trình điều chỉnh phải tính đến yếu tố tâm lý và khả năng nhận thức của HS Nếu bài khó quá, dễ gây nên sự chán nản, hoặc ngược lại, bài dễ quá sẽ tạo cho các em sự chủ quan trong quá trình học tập

Do đó, việc điều chỉnh phải bắt đầu từ bài dễ đến khó, các vấn đề đi từ đơn giản đến phức tạp, nhưng phải thực hiện theo nguyên tắc có chọn lọc, ngắn gọn, dễ hiểu

Biện pháp dạy học Lý thuyết âm nhạc theo cảm thụ âm nhạc

Xin được nhạc lại và nhấn mạnh thêm, luận văn này thuộc về lĩnh vực nghiên cứu Lý luận và phương pháp dạy học âm nhạc, do đó những biện pháp được trình bày không thể đi vào liệt kê biện pháp cho từng bài cụ thể, mà chỉ mang tính khái quát chung Tuy nhiên, trong sự khái quát đó, vẫn có những ví dụ cụ thể để minh chứng cho một số nội dung khi thấy cần thiết

Không nên hiểu đơn thuần là các biện pháp dạy học chỉ được thể hiện qua các thao tác dạy ở trên lớp, mà còn có sự hỗ trợ mang tính nền tảng đó là việc chuẩn bị kế hoạch bài giảng (trước đây gọi là soạn giáo án) và những vấn đề phụ trợ khác liên quan Do đó, trong phần nội dung này, chúng tôi sẽ đề xuất một số biện pháp dạy học Lý thuyết âm nhạc cho HS Xiếc và Tạp kỹ dưới đây

3.2.1 Chuẩn bị kế hoạch bài giảng theo cảm thụ âm nhạc và sử dụng đồ dùng dạy học

3.2.1.1 Chuẩn bị kế hoạch bài giảng theo cảm thụ âm nhạc

Chuẩn bị kế hoạch bài giảng cũng là một trong những biện pháp hỗ trợ đắc lực cho việc dạy học của GV Đây có thể coi là một lộ trình được đưa ra về những việc mà GV cần dạy và HS cần học, để cốt sao thực hiện giờ học có kết quả tốt Khi lộ trình kế hoạch đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, căn cứ vào đó GV có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, đồng thời thiết kế được các hoạt động học tập của HS một cách phù hợp, tạo điều kiện cho giờ dạy trôi chảy và đạt được hiệu quả tốt nhất (xem thêm PL1, tr.108) Một kế hoạch bài giảng cần có ba yếu tố chính:

Thứ nhất, Xác định được các mục tiêu học tập:

Muốn xác định được mục tiêu học tập, GV phải tư duy và trả lời một số vấn đề: tên bài học; dạy gì cho HS; HS phải hiểu được những nội dung nào trong tiết học và sẽ làm gì sau khi kết thúc tiết học; cái cốt lõi mà HS cần đạt được của tiết học là gì? Trên cơ sở trả lời được những câu hỏi đó,

GV sẽ xác định được các mục tiêu về: kiến thức, kỹ năng và thái độ học tập của HS

Chẳng hạn khi dạy bài với các nội dung: Nốt nhạc, khuông nhạc và trường độ của nốt nhạc, thì mục tiêu cần xác định: Về kiến thức phải nắm vững hình dạng, trường độ, vị trí nốt nhạc trên khuông nhạc; Về kỹ năng phải nhận diện thành thục được các nốt nhạc, ghi được các nốt nhạc trên khuông nhạc khóa sol và khoá fa, tính được giá trị trường độ cơ bản của các nốt nhạc, phối hợp các kỹ năng làm việc nhóm, vận dụng ở mức độ đơn giản ghi được các nốt nhac trên khuông nhạc; Về thái độ: học tập nghiêm túc, ghi chép và làm bài tập đầy đủ Đối với dạy học Lý thuyết âm nhạc theo cảm thụ âm nhạc, khi chuẩn bị kế hoạch bài giảng, GV cần chú ý về nội dung của mỗi bài được dạy, có thể khai thác những phần kiến thức nào để giúp HS phát triển cảm thụ âm nhạc Thực tế có những phần kiến thức chỉ mang ý nghĩa về trang bị kiến thức cơ bản là chính (chẳng hạn: nốt nhạc, hình dạng, vị trí nốt nhạc trên khuông nhạc, các loại khóa nhạc…); ngược lại có những nội dung vừa trang bị kiến thức cơ bản cho HS, vừa giúp các em cảm thụ được âm nhạc (chẳng hạn: giai điệu, hợp âm, nốt hoa hoa mỹ) Dẫu bài dạy ở dạng nào, nội dung nào, thì GV cần chú ý tới một nguyên tắc chung trong việc chuẩn bị kế hoạch bài giảng theo hướng cảm thụ âm nhạc là: thu hẹp và đơn giản hóa lý thuyết và bài tập lý thuyết, để tăng cường các bài tập thực hành; bổ sung thêm các bài ứng dụng về cảm thụ (nghe ca khúc, hay tiểu phẩm hoặc một phần của tác phẩm khí nhạc…)

Thứ hai, Các hoạt động dạy học:

Từ nội dung cũng như mục tiêu của bài học, sẽ xác định được các hoạt động dạy học và ngược lại Hoạt động dạy học gồm cả hoạt động của GV và

HS Vì thế, khi chuẩn bị kế hoạch bài giảng, ở mỗi tiết học, cần phải trả lời câu hỏi: GV, HS cần phải thực hiện các hoạt động nào, và các hoạt động đó thực hiện như thế nào? Ví dụ bài học Nốt nhạc, khuông nhạc và trường độ của nốt nhạc như trên, cần gạch mấy đầu dòng về các hoạt động của GV trong tiến trình dạy học như: khởi động, giới thiệu bài học, truyền đạt kiến thức của bài học và đánh giá kết quả học tập Về hoạt động của HS gồm: lắng nghe, ghi chép, trao đổi và vận dụng thực hành theo hình thức cảm thụ âm nhạc ở mức độ đơn giản

Thứ ba, Hình thức đánh giá kiểm tra kết quả học tập:

Căn cứ vào yêu cầu, nội dung của bài học, mà GV sẽ có hình thức đánh giá cho phù hợp Cũng bài học như ví dụ trên, GV có thể đưa ra một số cách đánh giá theo bộ phận hay tổng thể thông qua câu hỏi hoặc thực hành bằng hình thức cá nhân, nhóm hay cả lớp Hình thức đánh giá, kiểm tra nên linh hoạt; trước khi sang nội dung tiếp theo, có thể hỏi HS về một vấn đề của nội dung trước đó, ví dụ: Khuông nhạc là gỉ? Nốt nhạc là gì? Nốt có những hình dạng gì? Cũng có thể kiểm tra theo hình thức nhóm dưới dạng thực hành, chẳng hạn đọc tên một số nốt, để HS tự xác định và ghi vào vở chép nhạc Cách kiểm tra đánh giá của tiết học, không nên cho điểm, mà chỉ nhận xét nhẹ nhàng, mục đích là để HS nhận biết mức độ tiếp thu bài, từ đó tạo động lực cho các em học ở những tiết tiếp theo

3.2.1.2 Sử dụng đồ dùng dạy học

Trong dạy học hiện nay, sử dụng đồ dùng dạy học là một yếu tố không thể thiếu, nó góp phần vào việc nâng cao hiệu quả của giờ học Không riêng với HS phổ thông, ngay cả HS trung cấp Xiếc và Tạp kỹ, khi dạy học môn

Lý thuyết âm nhạc vẫn cần sử sụng đồ dùng dạy học Đồ dùng dạy học, góp phần tăng cường tính trực quan, kích thích sự hứng thú và tạo ra động cơ học tập tích cực, giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức phát triển kỹ năng thực hành

Khi lên lớp, nếu chủ động chuẩn bị đủ đồ dùng học tập từ trước, thì

GV sẽ tự tin hơn trong việc truyền tải các kiến thức đến với HS Tuy nhiên, phải nhận thức rằng, không phải tiết học nào, bài học nào cũng sử dụng các đồ dùng, phương tiện như nhau Mặt khác, không nên quá phụ thuộc hoặc ỷ lại vào đồ dùng học tập, mà quên đi nhiệm vụ chính của GV trong việc truyền tải kiến thức Đồ dùng học tập dù quan trọng, nhưng chỉ được coi là yếu tố, phương tiện hỗ trợ cho việc dạy - học của GV và HS Đồ dùng dạy học sử dụng để dạy học cho môn Lý thuyết âm nhạc như: màn hình, máy chiếu projector, máy nghe nhạc, phấn, bảng đen có dòng kẻ nhạc, vở chép nhạc, thanh phách, song loan, trống nhỏ, triangle (tam giác chuông), đàn piano hoặc đàn phím điện tử… Đồ dùng dạy học là để phục vụ cho quá trình dạy học, tuy nhiên mỗi loại sẽ có nhiệm vụ khác nhau Tất nhiên, không phải nội dung bài học nào cũng sử dụng đồ dùng dạy học giống nhau Chẳng hạn: màn hình, máy chiếu dùng để chiếu bài giảng; thanh phách, song loan dùng để gõ tiết tấu thay cho việc vỗ tay; máy nghe nhạc dùng để cho HS nghe tiểu phẩm hoặc tác phẩm âm nhạc; đàn piano hay đàn phím điện tử dùng để chơi giai điệu, hoặc giới thiệu các dạng hợp âm; bảng đen có dòng nhạc để minh chứng các ví dụ âm nhạc; vở chép nhạc để HS chép nhạc hoặc làm bài tập… Khi lên lớp, với các đồ dùng dạy học đã được chuẩn bị chu đáo, thì sẽ tạo ra sự chú ý, hứng thú, hấp dẫn nhất định đối với cả GV và HS

3.2.2 Những gợi ý cho học sinh về cách tự làm bài tập cảm thụ âm nhạc

Muốn đạt được mục tiêu dạy học, không chỉ quan tâm đến vấn đề dạy của GV mà việc tự làm bài tập của HS cũng là vấn đề khá quan trọng Bởi vậy, trong nội dung chuẩn bị kế hoạch bài giảng, GV cần chú ý hướng dẫn cho HS cách làm bài tập phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc Ngoài giờ lên lớp, HS có thể tự rèn luyện ở bất kỳ không gian, thời gian nào nếu thấy hợp lý Ngồi trên xe ô tô, hay ở quán giải khát, hoặc ở nhà, HS vẫn có thể rèn luyện được kỹ năng làm bài tập cảm thụ âm nhạc GV có thể gợi ý cho HS tự rèn luyện kỹ năng ở những cấp độ sau, chẳng hạn:

Cấp độ đơn giản (cấp độ 1), khi nghe ca khúc nào đó, các em có thể: ngân nga hát theo giai điệu của bài để tạo ra những cảm xúc ban đầu; tay gõ nhịp theo giai điệu; sau đó liên tưởng tới những dạng tiết tấu, hướng chuyển động của giai điệu và các kiến thức đã được học, rồi tự đưa ra cảm nhận ban đầu về tính chất âm nhạc của ca khúc Ở cấp độ cao hơn (cấp độ 2), đấy là khi HS ôn tập tại nhà Lúc này các em có đủ thời gian và không gian cũng như cơ sở vất chất tối thiểu, cần thiết, để tự thực hiện luyện tập kiến thức, rèn luyện kỹ năng cảm thụ âm nhạc Dựa vào sự gợi ý của GV về những tiểu phẩm, tác phẩm thanh nhạc, khí nhạc,

HS tự tìm kiếm trên mạng rồi nghe và thực hiện luyện tập Khi tiếp xúc với tác phẩm, yêu cầu HS phải thực hiện theo ba cấp độ: Cấp độ đơn giản (như trình bày ở trên); Cấp độ 2, yêu cầu HS nghe nhiều lần tiểu phẩm, tác phẩm âm nhạc để tạo cảm xúc ban đầu cho bản thân Khi đã có cảm xúc, nghĩa là đã cảm thụ được tiểu phẩm, tác phẩm âm nhạc Trên cơ sở của sự thăng hoa đó, HS sẽ kết hợp biểu đạt những động tác kỹ thuật của chuyên ngành xiếc, hoặc tạp kỹ, thậm chí các em có thể tự sáng tạo ra những động tác kỹ thuật mới, để phù hợp với giai điệu, tiết tấu, tính chất mà tiểu phẩm, tác phẩm âm nhạc mang lại

Cấp độ 3, khi đã hiểu, thẩm thấu và cảm thụ tốt về tác phẩm âm nhạc,

HS có thể nghĩ đến sự phù hợp của việc đưa tác phẩm này vào các tiểu phẩm, tiết mục xiếc, tạp kỹ, hoặc ngược lại Ở cấp độ này, chỉ mang tính khuyến khích cho những HS có khả năng tư duy về dàn dựng

Thực nghiệm sư phạm

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm, dựa trên những dung và được trình bày dưới đây

3.3.1 Mục đích, đối tượng và hình thức thực nghiệm

Trên cơ sở các biện pháp đã trình bày ở mục 3.2, chúng tôi tiến hành thực nghiệm mục đích là để đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp đưa ra về dạy học Lý thuyết âm nhạc cho HS trung cấp Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam

3.3.1.2 Đối tượng thực nghiệm và hình thức thực nghiệm

- Đối tượng thực nghiệm là: HS trung cấp năm thứ 2 chuyên ngành Xiếc và Tạp kỹ

- Hình thức thực nghiệm: lớp học môn Lý thuyết âm nhạc năm thứ 2 gồm 26 HS, được chúng tôi chia thành 2 nhóm có số lượng, năng khiếu ngang nhau và được thực hiện theo hình thức đối chứng

Nhóm đối chứng gồm 13 HS [PL2, tr.102] do GV N.T.T (đây là GV chúng tôi mời) giảng dạy

Nhóm thực nghiệm gồm 13 HS [PL2, tr.102] do GV Nguyễn Dương Anh thực hiện giảng dạy

3.3.2 Nội dung, thời gian và địa điểm thực nghiệm

Cả nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm đều học một nội dung bài

Nhóm đối chứng được dạy theo phương pháp cũ

Nhóm thực nghiệm sẽ vận dụng những quan điểm dạy học mới và áp dụng các biện pháp dạy học tích cực vào giảng dạy (nội dung và tiến trình dạy học đã được chúng tôi xây dựng cụ thể) [PL1, tr.99]

3.3.2.2 Thời gian và địa điểm thực nghiệm

Nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm đều được tiến hành dạy trong

1 tiết học vào sáng ngày 16 tháng 5 năm 2023

Nhóm đối chứng thực hiện từ 9 đến 10 giờ; nhóm thực nghiệm từ 10 giờ đến 11giờ Địa điểm thực nghiệm tại phòng học số 3A, Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam

3.3.3 Chuẩn bị và tiến hành thực nghiệm

3.3.3.1 Chuẩn bị thực nghiệm Để đảm bảo tốt cho việc tiến hành thực nghiệm, trong khâu chuẩn bị, chúng tôi thực hiện một số việc sau đây:

Xây dựng nội kế hoạch tổng thể cho việc thực nghiệm xây dựng kế hoạch bài giảng về nội dung Giai điệu âm nhạc theo đúng quy trình và ý tưởng đã đề cập ở mục 3.2 Sau đó, trình kế hoạch bài giảng lên Phòng Đào tạo, Quản lý Khoa học và Hợp tác Quốc tế để xin ý kiến của lãnh đạo về kế hoạch tổ chức và thực thi thực nghiệm Kiến nghị với Hiệu trưởng để cử 02 cán bộ thuộc Phòng Đào tạo, Quản lý Khoa học và Hợp tác Quốc tế và 02

GV thuộc tổ văn hóa đến dự, để đảm bảo tính khách quan và cho ý kiến nhận xét đánh giá sau giờ thực nghiệm

Bên cạnh đó, chúng tôi nhắc nhở HS phải chuẩn bị trước bài ở nhà (đây là công việc của HS như học các tiết bình thường khác) Phải chuẩn bị tinh thần tốt, có thái độ nghiêm túc trong giờ học

Ngoài ra, chúng tôi kiểm tra trước: phòng học, và các trang thiết bị cần thiết, đảm bảo cho việc dạy học thực nghiệm

3.3.3.2 Tiến hành giờ dạy thực nghiệm

Khi tiến hành dạy thực nghiệm, chúng tôi sẽ thực hiện theo đúng nội dung, chương trình được xây dựng qua kế hoạch bài giảng Tiến hành thực nghiệm được tiến hành theo 4 bước, với thời gian được quy định cụ thể như sau:

Bước 1: Khởi động, giới thiệu bài Giai điệu âm nhạc (3 phút)

Bước 2: Dạy bài Giai điệu âm nhạc (25 phút)

Bước 3: Cảm thụ âm nhạc vận dụng vào tiết mục xiếc (12 phút)

Bước 3: Củng cố, đánh giá và giao bài tập về nhà (5 phút)

3.3.4 Kết quả và đánh giá thực nghiệm

Sau khi mỗi tiết học kết thúc, để các kết quả cũng như đánh giá có tính khách quan cho tiết thực nghiệm, chúng tôi thực hiện trưng cầu ý kiến thông qua phiếu hỏi đối với HS cả hai lớp và GV đến dự [PL3, tr.114] Số liệu về các nội dung trong câu hỏi được thể hiện qua các bảng (Bảng 3.1: HS tự đánh giá; Bảng 3.2, 3.3, 3.4 GV đánh giá) dưới đây:

Bảng 3.1: Kết quả một số câu hỏi với HS

Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ

Câu 1: Em có thích giờ học Lý thuyết âm nhạc không?

Câu 2: Sau khi học bài Giai điệu âm nhạc em có tự tin để vận dụng vào các động tác không?

Bảng 3.2 Đánh giá về mức độ tiếp thu và hứng thú của HS

Khả năng tiếp thu Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm

Về mức độ tiếp thu

Về mức độ hứng thú

Bảng 3.3 Về năng lực vận dụng sáng tạo vào động tác của HS

Khả năng vận dụng vào tiết mục

Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm

Về mức độ tiếp thu

Vận dụng được nhưng chưa tốt

Chưa biết vận dụng 1 7.69% 1 7.69% Bảng 3.4: Đánh giá về phương pháp dạy của giáo viên

PP dạy học Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm

Về mức độ thực hiện thời gian và

PP DH Đúng thời gian 0 % 5 100%

Do đặc điểm của chuyên ngành đào tạo, số lượng HS không nhiều, nhưng chúng tôi đã kiến nghị, được sự đồng ý cho phép thực hiện tiết dạy đối chứng và thực nghiệm Qua con số của 4 bảng điều tra, có thể đi đến một số nhận xét sau:

Số HS ở mức độ rất thích 69.23%, thích 30.76%, trong khi đó ở lớp đối chứng là 15.38% và 61.53% Sau khi học xong tiết học ở lớp thực nghiệm, không còn HS nào không thích học môn Lý thuyết âm nhạc; lớp đối chứng còn 3 HS Từ việc thích thú với môn học như trên, thì độ tự tin của

HS lớp thực nghiệm cũng cao hơn lớp đối chứng Cụ thể độ tự tin của lớp thực nghiệm 76.92% và lớp đối chứng là 23.07%

Từ trạng thái thích học, đến tự tin để học, có tác động không nhỏ đến khả năng tiếp thu của HS Vấn đề này, con số thống kê cho thấy có sự vượt trội về mức độ tiếp thu nội dung bài học của HS lớp thực nghiệm so với HS lớp đối chứng Cụ thể, lớp thực nghiệm mức độ tiếp thu tốt là 53.84%, trong khi đó lớp đối chứng là 30.76% Ở mức độ vận dụng kiến thức vào động tác biểu diễn tiết mục xiếc, cũng thấy được sự vượt trội giữa HS của lớp thực nghiệm (vận dụng tốt: 69.23%; vận dụng được nhưng chưa tốt: 23.07%;) so với lớp đối chứng (vận dụng tốt: 30.76%; vận dụng được nhưng chưa tốt:

Với kết quả đạt được như trên, có thể thấy rằng phương pháp dạy của

GV hoàn toàn phù hợp với nội dung bài học, điều này cũng trùng với đánh giá của GV tham dự tiết học (Bảng 3.4) Như vậy, từ các dữ kiện đã được trình bày, đến đây có thể khẳng định: các biện pháp được chúng tôi đưa ra trong luận văn là có tính khả thi

Trong quá trình dạy học Lý thuyết âm nhạc, khi nội dung chương trình chưa có sự phù hợp về thời gian cũng như khả năng tiếp thu của HS, muốn đảm bảo được chất lượng đào tạo, điều tất yếu phải có những điều chỉnh nhất định Việc điều điều chỉnh các nội dung trong chương trình, phải dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn cụ thể, đó là: nhu cầu thời đại, mục tiêuđào tạo của Nhà trường và nhu cầu của HS muốn cảm thụ được âm nhạc để thể hiện các động tác, tiết mục tiết mục xiếc, tạp kỹ ngay trong quá trình học tập Mặt khác, điều chỉnh nội dung chương trình, cũng không phải việc làm tùy thích, mà cần xác định những tiêu chí rõ ràng: có sự phù hợp với khả năng tiếp thu của HS và phù hợp chương trình đào tạo

Sau những vấn đề ít nhiều mang tính lý luận và thực tiễn, chúng tôi tiếp tục xác định lại nội hàm chính của môn học và những vấn đề thuộc về nội dung cần điều chỉnh Đó là xướng âm và học các kỹ thuật thanh nhạc không thuộc về môn Lý thuyết âm nhạc Như vậy, vấn đề cần làm mang tính mấu chốt trong việc điều chỉnh nội dung chương trình là bổ sung thêm một số kiến thức vào môn Lý thuyết âm nhạc, đặt lại tên chương bài cũng như phân lại bổ thời gian từng vấn đề cho hợp lý Điều chỉnh nội dung chương trình và phân bổ thời gian cho hợp lý, đó mới chỉ là điều kiện ban đầu để giúp cho việc dạy Lý thuyết âm nhạc Vấn đề quan trọng là, muốn cho HS trung cấp Xiếc và Tạp kỹ có hứng thú học tập và nắm được những nội dung cơ bản để có thể áp dụng tốt vào nghề nghiệp sau này, thì không thể bỏ qua các biện pháp thông qua từng phương pháp dạy học Để phục vụ tốt cho việc dạy học, biện pháp đầu tiên là đổi mới cách thức chuẩn bị kế hoạch bài giảng Trong nội dung của kế hoạch này, đã đề ra các biện pháp dạy học Các biện pháp đó, được chúng tôi thực thi trên lớp bằng cách sinh động hóa phương pháp dạy học truyền thống, sử dụng một số phương pháp dạy học hiện đại (dạy học giải quyết vấn đề, dạy học theo nhóm) và đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá (bài học, giữa môn, hết môn học) Những nội dung về đổi mới phương pháp dạy học, đều có luận điểm, luận cứ rõ ràng và coi đó như một mô hình có thể áp dụng vào dạy học

Lý thuyết âm nhạc cho HS trung cấp Xiếc và Tạp kỹ Các biện pháp đưa ra, ở phương diện nào đó cũng chỉ là lý thuyết Để kiểm chứng lại tính khả thi các biện pháp được đề xuất, chúng tôi đã tiến hành giờ dạy thực nghiệm Kết quả qua giờ thực nghiệm, thông qua các số liệu cho thấy, các biện pháp đưa ra trong luận văn là có tính khả thi Như vậy có thể khẳng định rằng: luận văn nghiên cứu về dạy học Lý thuyết âm nhạc cho HS trung cấp Xiếc, Tạp kỹ đã đáp ứng được tính cấp thiết, tính thời sự, tính khoa học và có giá trị về phương diện thực tiễn.

Ngày đăng: 16/07/2024, 16:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. A. Xookhor (Vũ Tự Lân dịch, 1976), Vai trò giáo dục của Âm nhạc, Nxb Văn hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò giáo dục của Âm nhạc
Nhà XB: Nxb Văn hóa
3. Dương Viết Á (1996), Theo dòng âm thanh cái đẹp sải cánh, Nhạc viện Hà Nội - Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, Hà Nội, xuất bản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Theo dòng âm thanh cái đẹp sải cánh
Tác giả: Dương Viết Á
Năm: 1996
4. Nguyễn Trọng Ánh (1997), “Hệ thống bình quân luật - cái mốc trong lịch sử nghệ thuật”, Tạp chí Văn hóa Nghệ Thuật số (153,154), năm 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống bình quân luật - cái mốc trong lịch sử nghệ thuật”, Tạp chí "Văn hóa Nghệ Thuật số
Tác giả: Nguyễn Trọng Ánh
Năm: 1997
5. Bộ Giáo dục Đào tạo (2000), Âm nhạc và Phương pháp dạy học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Âm nhạc và Phương pháp dạy học
Tác giả: Bộ Giáo dục Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Phương pháp dạy học Âm nhạc, Nxb Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Âm nhạc
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2001
7. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam (2016), Kỷ yếu 55 năm (1961- 2016) hình thành và phát triển Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam, tập bản thảo lưu hành nội bộ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu 55 năm (1961- 2016) hình thành và phát triển Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam
Tác giả: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam
Năm: 2016
9. Nguyễn Văn Cường và Bernd Meier (2012), Lý luận dạy học hiện đại, một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận dạy học hiện đại, một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học
Tác giả: Nguyễn Văn Cường và Bernd Meier
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2012
10. Hồ Ngọc Đại (2000), Tâm lý học dạy học (Tài liệu tham khảo cho sinh viên các trường đại học sư phạm và giáo viên các cấp), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học dạy học
Tác giả: Hồ Ngọc Đại
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2000
11. Nguyễn Hạnh (2000), Nhạc lý căn bản, Nxb Thanh Niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhạc lý căn bản
Tác giả: Nguyễn Hạnh
Nhà XB: Nxb Thanh Niên
Năm: 2000
12. Nguyễn Kế Hào (2009), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm
Tác giả: Nguyễn Kế Hào
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2009
13. Tạ Ngọc Hoa (2016), Dạy môn Lý thuyết âm nhạc tại Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đắc Lắc, Luận văn thạc sĩ Lý luận và Phương pháp dạy học Âm nhạc, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy môn Lý thuyết âm nhạc tại Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đắc Lắc
Tác giả: Tạ Ngọc Hoa
Năm: 2016
14. Phạm Phương Hoa, Trương Ngọc Bích, Cù Minh Nhật (2012), Tự học nhạc lý cơ bản, Nxb Âm nhạc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự học nhạc lý cơ bản
Tác giả: Phạm Phương Hoa, Trương Ngọc Bích, Cù Minh Nhật
Nhà XB: Nxb Âm nhạc
Năm: 2012
15. Phạm Lê Hòa (2012), Giáo trình phân tích tác phẩm âm nhạc, Nxb Âm Nhạc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phân tích tác phẩm âm nhạc
Tác giả: Phạm Lê Hòa
Nhà XB: Nxb Âm Nhạc
Năm: 2012
16. Trần Bá Hoành (2010), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa
Tác giả: Trần Bá Hoành
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2010
17. Đặng Vũ Hoạt (chủ biên) - Hà Thị Đức (2004), Lý luận dạy đại học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận dạy đại học
Tác giả: Đặng Vũ Hoạt (chủ biên) - Hà Thị Đức
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2004
18. Đỗ Huy (2001), Mỹ học - khoa học về các vấn đề quan hệ thẩm mỹ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mỹ học - khoa học về các vấn đề quan hệ thẩm mỹ
Tác giả: Đỗ Huy
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2001
19. Nguyễn Sinh Huy - Nguyễn Văn Lê (1997), Giáo dục học đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học đại cương
Tác giả: Nguyễn Sinh Huy - Nguyễn Văn Lê
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
20. Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại - lý luận - biện pháp - kỹ thuật, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học hiện đại - lý luận - biện pháp - kỹ thuật
Tác giả: Đặng Thành Hưng
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2002
21. Phạm Tú Hương (2001), Lý thuyết âm nhạc cơ bản (Giáo trình đào tạo giáo viên Trung học cơ sở hệ Cao đẳng sư phạm, tái bản lần thứ 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết âm nhạc cơ bản
Tác giả: Phạm Tú Hương
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
22. Hoàng Minh Khánh, Đại cương nghệ thuật xiếc (Giáo trình dành cho các trường đào tạo diễn viên xiếc và tạp kỹ chuyên nghiệp - 2010), Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, tr.54 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương nghệ thuật xiếc
Nhà XB: Nxb Văn hóa - Thông tin

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1: Kết quả một số câu hỏi với HS - Dạy học lý thuyết âm nhạc cho học sinh Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam
Bảng 3.1 Kết quả một số câu hỏi với HS (Trang 101)
Bảng 3.2. Đánh giá về mức độ tiếp thu và hứng thú của HS - Dạy học lý thuyết âm nhạc cho học sinh Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam
Bảng 3.2. Đánh giá về mức độ tiếp thu và hứng thú của HS (Trang 101)
4.3. Hình ảnh tiết dạy thực nghiệm - Dạy học lý thuyết âm nhạc cho học sinh Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam
4.3. Hình ảnh tiết dạy thực nghiệm (Trang 128)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w