1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Định Kiến Giới Trên Mạng Xã Hội Phân Tích Nội Dung Bài Viết Và Bình Luận Trên Một Số Fanpage Trên Facebook.pdf

120 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Định Kiến Giới Trên Mạng Xã Hội: Phân Tích Nội Dung Bài Viết Và Bình Luận Trên Một Số Fanpage Trên Facebook
Tác giả Mai Thị Lành
Người hướng dẫn NCS. Nguyễn Thị Lan
Trường học Học Viện Phụ Nữ Việt Nam
Chuyên ngành Khoa học xã hội
Thể loại Báo cáo Tổng Hợp Kết Quả Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Sinh Viên Cấp Học Viện
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 1,46 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do ch ọn đề tài (11)
  • 2. M ục tiêu đề tài (12)
    • 2.1. Mục tiêu chung (12)
    • 2.2. Mục tiêu cụ thể (12)
  • 3. Ti ế p c ậ n nghiên c ứu và phương pháp nghiên cứ u (13)
    • 3.1. Ti ế p c ậ n nghiên c ứ u (13)
    • 3.2. Phương pháp nghiên c ứ u (13)
      • 3.2.1. Phương pháp nghiên cứu nội dung (0)
      • 3.2.2. Phương pháp phân tích tài liệu (0)
      • 3.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu (15)
    • 4.1. Tiêu chí chọn trang (15)
    • 4.2. Khái quát đặc điểm của ba fanpage (16)
    • 4.3. Tiêu chí chọn bài viết trên fanpage mạng xã hội Facebook (17)
    • 4.4. Số lượng mẫu nghiên cứu (19)
  • 5. Đối tượ ng, ph ạ m vi và khách th ể nghiên c ứ u (20)
    • 5.1. Đối tượ ng nghiên c ứ u (20)
    • 5.2. Khách thể nghiên cứu (20)
    • 5.3. Phạm vi nghiên cứu (20)
  • 6. Câu h ỏ i và thuy ế t nghiên c ứ u (0)
    • 6.1. Câu hỏi nghiên cứu (20)
  • 7. Nh ững đóng góp mớ i c ủa đề tài (21)
    • 7.1. Ý nghĩa về mặt lý luận (22)
    • 7.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn (22)
  • 8. H ạ n ch ế c ủ a nghiên c ứ u (22)
  • 9. Khung phân tích (24)
  • 10. C ấ u trúc báo cáo (24)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LU Ậ N VÀ TH Ự C TI Ễ N C ỦA ĐỀ TÀI (25)
    • 1.1. Quan điể m, ch ủ trương, pháp luậ t c ủa Đả ng và Nhà nước trong thúc đẩ y (25)
    • 1.2. M ạ ng xã h ộ i và vai trò c ủ a m ạ ng xã h ộ i trong cu ộ c s ống cũng như thúc đẩ y bình đẳ ng gi ớ i và ti ế n b ộ xã h ộ i (27)
      • 1.2.1. Vai trò và tình hình sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam (27)
      • 1.2.2. Vai trò và tầm ảnh hưởng của mạng xã hội trong việc thực hiện truyền thông bình đẳng giới (29)
        • 1.2.2.1. Thể hiện trong sứ mệnh của mạng xã hội đối với sự tiến bộ của xã hội . 19 1.2.2.2. Thể hiện ở đặc điểm loại hình và sức ảnh hưởng của mạng xã hội (29)
    • 1.3. Khung lý thuy ết đề tài (30)
      • 1.3.1. Các khái niệm cơ bản về giới (30)
      • 1.3.2. Định kiến giới trên mạng xã hội (33)
      • 1.3.3. Khung sinh thái xã hội (34)
      • 1.3.4. Vai trò giới (35)
    • 1.4. Th ự c tr ạng đị nh ki ế n gi ớ i trên truy ền thông đạ i chúng và m ạ ng xã h ộ i (36)
    • 1.5. M ộ t s ố nguyên nhân đị nh ki ế n gi ớ i trên truy ề n thông (39)
  • CHƯƠNG 2: THỰ C TR ẠNG ĐỊ NH KI Ế N GI Ớ I TRÊN M Ạ NG XÃ H Ộ I (0)
    • 2.1. Đị nh ki ế n gi ớ i trong thông điệ p n ộ i dung bài vi ế t (0)
    • 2.2. Đị nh ki ế n gi ớ i trong mô t ả nhân v ậ t trong bài vi ế t (0)
      • 2.2.1. Định kiến giới trong mô tả đặc điểm nhân vật (45)
        • 2.2.1.1. Đặc điểm về ngoại hình (0)
        • 2.2.1.2. Đặc điểm về tính cách, phẩm chất (0)
      • 2.2.2. Định kiến giới trong mô tả vai trò, vị trí, năng lực của nam và nữ (57)
        • 2.2.2.1. Mối quan hệ của mỗi giới trong gia đình (0)
        • 2.2.2.2. Mối quan hệ của mỗi giới ngoài xã hội (0)
      • 2.2.3. Định kiến giới trong mô tả nhân vật là nạn nhân của bạo lực, phân biệt đối xử (71)
        • 2.2.3.1. Nhân vật mô tả là nạn nhân của sự việc (0)
        • 2.2.3.2. Ph ả n ứ ng c ủ a nhân v ật đố i v ớ i các s ự vi ệ c (0)
        • 2.2.3.3. Mức độ chấp nhận của xã hội đối với phản ứng của nạn nhân (76)
      • 2.3.1. Tần suất/chủ đề (77)
      • 2.3.2. Hình ảnh (79)
      • 2.3.3. Ngôn ngữ (81)
  • CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN ĐỊ NH KI Ế N GI Ớ I TRÊN M Ạ NG XÃ H Ộ I (86)
    • 3.1. Nguyên nhân t ồ n t ại đị nh ki ế n gi ớ i trên m ạ ng xã h ộ i Vi ệ t Nam (86)
      • 3.1.1. Người xây dựng nội dung: tác động đến quá trình xây dựng nội dung (87)
        • 3.1.1.1. Cá nhân người xây dựng nội dung và quản lý fanpage (87)
        • 3.1.1.2. Môi trường sống; văn hóa, chuẩn mực xã hội và luật pháp chính sách (88)
      • 3.1.2. Những người xem, bình luận dưới bài viết (90)
    • 1. K ế t lu ận (93)
    • 2. Khuy ế n ngh ị (95)
      • 2.1. Đố i v ới ngườ i xây d ự ng n ộ i dung và qu ả n lý fanpage (95)
        • 2.1.1. Đố i v ới ngườ i có chuyên môn xây d ự ng n ộ i dung và qu ả n lý fanpage (95)
        • 2.1.2. Đối với người xây dựng nội dung và bình luận là công chúng (96)
      • 2.2. Đố i v ớ i các t ổ ch ứ c xã h ộ i ho ạt động trong lĩnh vự c v ề gi ớ i (97)
        • 2.2.1. Tổ chức xã hội hoạt động trong lĩnh vực về giới đối với cơ quan truyền thông, qu ả n tr ị viên fanpage (97)
        • 2.2.2. Tổ chức xã hội hoạt động trong lĩnh vực về giới đối với công chúng (97)
      • 2.3. Khuy ế n ngh ị c ủ a sinh viên đố i v ớ i lu ậ t pháp trong xây d ự ng quy t ắ c, tiêu chí đánh giá trong nộ i dung tin bài (98)
        • 2.3.1. Luật pháp, chính sách (98)
        • 2.3.2. Xây dựng quy tắc, tiêu chí đánh giá trong nội dung tin bài (98)
    • 1. Ph ụ l ụ c 1: B ộ mã hóa định lượng “Đị nh ki ế n gi ớ i trên m ạ ng xã h ội Facebook” (103)
    • 2. Ph ụ l ụ c 2: B ộ mã hóa định định lượ ng phân tích bình lu ận dướ i bài vi ết “Đị nh (109)
    • 3. Ph ụ l ụ c 3: Câu h ỏ i ph ỏ ng v ấ n sâu (111)
      • 3.1. Câu hỏi phỏng vấn sâu dành cho giảng viên về giới, cán bộ/giảng viên truyền thông, quản lý fanpage (111)
      • 3.2. Câu hỏi phỏng vấn sâu dành cho sinh viên (112)
    • 4. Tóm t ắ t m ộ t s ố k ế t qu ả ph ỏ ng v ấ n sâu (113)

Nội dung

Lý do ch ọn đề tài

Ngày 25/9/2015, tại Hội nghị thượng đỉnh LHQ về phát triển bền vững đã khai mạc trang trọng, thông qua văn kiện “Chuyển đổi thế giới của chúng ta: Chương trình nghị sự

2030 vì sự phát triển bền vững” hơn 190 quốc gia trong đó có Việt Nam đã hưởng ứng các kế hoạch hành động vì BĐG Vai trò của BĐG được thể hiện rõ qua Mục tiêu thiên niên kỷ (MDG 3) và Mục tiêu phát triển bền vững (SGD 5) Minh chứng cho những nỗ lực đó là sự vươn lên của Việt Nam với trị trí xếp hạng 87/153 quốc gia được khảo sát trên thế giới về thu hẹp khoảng cách giới Có thể thấy rằng mọi sự nỗ lực nhằm kéo gần khoảng cách giới của BĐG sẽ không thể thực hiện bền vững nếu các thế hệ tiếp nối và xã hội vẫn luôn được giáo dục theo những khuôn mẫu, ĐKG truyền thống Một trong những biện pháp vô cùng thiết thực đó là sự tác động của truyền thông tới công chúng Truyền thông đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo lập và duy trì những khuôn mẫu, chuẩn mực, giá trị mới cũng như dẫn đầu loại bỏ những chuẩn mực, khuôn mẫu không còn phù hợp

Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng 4.0 đã đưa loài người đến với nhiều tiện ích MXH Facebook là một trong những MXH thu hút sự quan tâm của giới trẻ Việt Nam Truyền thông trên MXH trởthành môi trường xã hội hóa cá nhân MXH Facebook hình thành và thể hiện những dư luận xã hội, các chuẩn mực xã hội có thể hình thành, duy trì hoặc thay đổi Công chúng tiếp nhận những bài viết cũng là tiếp nhận những chuẩn mực chung được truyền tải bởi các nhà truyền thông Điều này cho chúng ta thấy việc đặt trọng tâm nghiên cứu trên nền tảng MXH Facebook có thể là một bước đi phù hợp, không chỉ phù hợp với thực tiễn mà còn làm rõ mức độ ảnh hưởng của MXH này Trở thành cơ sở quan trọng trong việc hỗ trợ nghiên cứu về ĐKG trong nội dung, hình thức các tin bài và bình luận dưới bài viết trên một số fanpage thịnh hành dành cho giới trẻ Việt Nam

Trên thực tế, một số trang Facebook thu hút được nhiều lượt theo dõi, tương tác, bình luận của giới trẻ như Beatvn, Nhà nhiều cột, NEU Confessions Những fanpage này là nơi cung cấp thông tin, nơi để các bạn giãi bày và chia sẻ quan điểm về những vấn đề xảy ra hàng ngày trong cuộc sống Tuy nhiên, từ góc nhìn quan sát của bản thân những bài đăng trên các trang này còn ẩn chứa ĐKG về hình ảnh, ngôn từ, nội dung cũng là nơi diễn ra hầu hết tình trạng bạo lực trên không gian mạng, miệt thị ngoại hình Điều này có thể làm củng cố thêm ĐKG đối với giới trẻ

Trong hai thập niên vừa qua các nghiên cứu đều chỉ ra rằng truyền thông hiện nay vẫn còn thiếu nhạy cảm giới, chưa phản ánh đúng hình ảnh, vị thế, vai trò và mối quan hệ của nam giới, nữ giới và cộng đồng LGBTQ+ trong các hoạt động kinh tế - xã hội Các nghiên cứu về ĐKG trên truyền thông tập trung vào nghiên cứu phân tích ĐKG trên quảng cáo, báo in, báo mạng, truyền hình… mà ít có nghiên cứu tìm hiểu về biểu hiện của ĐKG trên MXH Trong khi đó MXH hiện nay đã trở thành một phần không thể thiếu của giới trẻ

Chính vì vậy, truyền thông trên MXH đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo lập, duy trì các khuôn mẫu mới cũng như dần loại bỏ những khuôn mẫu, chuẩn mực không còn phù hợp Tại Việt Nam các nghiên cứu có hệ thống chuyên sâu về vấn đề ĐKG trên các trang MXH đặc biệt từ góc nhìn phân tích nội dung dưới lăng kính giới vẫn còn nhiều hạn chế Nghiên cứu này giúp trả lời các câu hỏi: ĐKG được biểu hiện ra sao trong nội dung, hình thức các tin bài và bình luận dưới mỗi bài viết trên một số trang Facebook? Làm thế nào để hạn chếĐKG trên các trang MXH ở Việt Nam? Để trả lời câu hỏi nghiên cứu trên một cách có hệ thống, đề tài lựa chọn nghiên cứu “Định kiến giới trên mạng xã hội Facebook:

Phân tích nội dung bài viết và bình luận trên một số fanpage trên Facebook” Nghiên cứu này tập trung, phân tích thực trạng định kiến trên một số trang Facebook Từ đó đưa ra một số khuyến nghị giải pháp góp phần thúc đẩy truyền thông có nhạy cảm giới và xây dựng môi trường MXH an toàn cho tất cả mọi người Nghiên cứu về ĐKG trên MXH rất cần thiết trong bối cảnh Việt Nam đang thúc đẩy thực hiện luật bình đẳng giới năm 2006, Chiến lược quốc gia về bình đẳng giai đoạn 2021-2030 và Mục tiêu phát triển bền vững.

M ục tiêu đề tài

Mục tiêu chung

Phân tích, đánh giá thực trạng ĐKG trên MXH thông qua nghiên cứu trường hợp phân tích nội dung tin bài và bình luận dưới bài viết trên 03 fanpage Facebook dành cho giới trẻ Việt Nam Trên cơ sởđó đưa ra một số khuyến nghị giải pháp để hạn chếĐKG, nâng cao chất lượng thông tin truyền tải trên MXH.

Mục tiêu cụ thể

1) Tìm hiểu thực trạng ĐKG trên một số fanpage Facebook dành cho giới trẻ Việt Nam 2) Phân tích một số nguyên nhân dẫn đến ĐKG trên MXH Facebook

3) Đề xuất một số khuyến nghị giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu tình trạng ĐKG trên MXH xây dựng môi trường không gian mạng an toàn cho tất cả mọi người.

Ti ế p c ậ n nghiên c ứu và phương pháp nghiên cứ u

Ti ế p c ậ n nghiên c ứ u

Đề tài sử dụng lý thuyết vai trò giới; khung sinh thái xã hội để làm rõ thực trạng và nguyên nhân dẫn đến tình trạng ĐKG, ngôn từ mang tính chất bạo lực trên MXH Để từ đó, đưa ra những khuyến nghị giải pháp phù hợp đứng trên góc độ của những nhà làm truyền thông, công chúng tiếp nhận đảm bảo sự khác biệt giới hướng đến xây dựng môi trường không gian mạng có nhạy cảm giới, an toàn cho tất cả mọi người Bên cạnh đó đề tài còn lưu tâm, chú ý đến những trải nghiệm thực tế, sự quan sát và trò chuyện qua quá trình phỏng vấn sâu các bên liên quan về vấn đề nghiên cứu.

Phương pháp nghiên c ứ u

Trong nghiên cứu này, đề tài kết hợp sử dụng các phương pháp trong đó phương pháp phân tích nội dung là phương pháp chính Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu và phương pháp nghiên cứu tài liệu

3.2.1 Phương pháp phân tích nộ i dung Đối tượng nghiên cứu: Một số bài đăng, bình luận dưới bài viết trên fanpage Facebook Beatvn, Nhà nhiều cột, NEU Confessionss

Mục đích nghiên cứu: Thu thập các thông tin định lượng và định tính liên quan đến các vấn đề ĐKG trên các tin bài và bình luận dưới bài viết trên MXH Facebook

Nội dung nghiên cứu: Các bài đăng và bình luận sẽ được phân tích bằng một bộ công cụ mã hóa phân tích nội dung thông tin về ĐKG trên MXH qua 03 fanpage (Nhà nhiều cột, NEU Confessions, Beatvn) Nội dung bộ mã hóa sẽ được thiết kế cụ thể như sau: Phần thông tin định danh (phần I), phân tích nội dung và nhân vật trong bài viết (phần II), phần cuối là phân tích nội dung bình luận (phần III được tách riêng ra một bộ mã code) (xem bảng chi tiết tại Phụ lục)

Ngoài ra, nghiên cứu cũng dùng phương pháp phân tích nội dung định tính ngôn ngữ, các quan điểm, thông điệp các bài viết và bình luận trên các trang tin tức Qua đó rút ra tổng hợp, đánh giá về các khía cạnh nội dung và bình luận, vai trò đóng góp thúc đẩy BĐG, giảm thiểu ĐKG trên không gian mạng (Facebook)

Nghiên cứu thu thập và phân tích thông tin bằng việc phân tích và xử lý 200 bài viết và 584 bình luận trên 03 trang MXH Facebook (tỷ lệ được lấy trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 11 năm 2022, đã được chọn lọc theo tiêu chuẩn là các bài gốc, không phân tích các bài chia sẻ lại)

Cấu trúc bộ mã hóa được thiết kế gồm 3 phần:

+ Phần 1 (thông tin định danh từ câu 1 đến câu 8): Phần này mô tả khái quát thông tin về fanpage phân tích và mô tả khái quát các vấn đề BBĐG của phụ nữ/nam giới và cộng đồng LGBTQ+

+ Phần 2 (phân tích nhân vật và nội dung từcâu 9 đến câu 24): Phần này mô tả thông tin của các nhân vật chính đề cập trong bài viết; vai trò/mối quan hệ người viết và nhân vật chính được miêu tả trong bài viết Mô tả ý kiến nhân vật được trích dẫn trong bài viết và tìm hiểu nội dung bài viết thể hiện qua ngôn ngữ, hình ảnh Sự quan tâm của nhân vật chính đối với người thân trong gia đình và việc chia sẻ công việc nhà của người thân sống cùng nhân vật chính Cuối cùng là miêu tả nhân vật chính là nạn nhân của những sự việc nào? Cách họ đối diện với vấn đề và thái độ của xã hội đối với cách phản ứng của nhân vật theo giới tính trong cùng một sự việc

+ Phần cuối (được tách riêng một bảng mã hóa): Nội dung chính phần này mô tả thông tin về bình luận Tìm hiểu ngôn từ/hình ảnh trong bình luận hàm chứa ĐKG, bạo lực: Xúc phạm trong các vấn đề: có gây tổn hại/tổn thương về thể chất, tinh thần Từ đó, tìm hiểu nguồn gốc bắt nguồn của bạo lực trên không gian mạng/định kiến, phân biệt đối xử

3.2.2 Phương pháp nghiên cứ u tài li ệ u

Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu thứ cấp có liên quan đến đề tài nghiên cứu, đề tài tổng hợp hệ thống lý thuyết liên quan tới thực trạng ĐKG về nội dung, thông điệp trên một trang mạng, báo điện tử, truyền thông quảng cáo… Các kết quả nghiên cứu nhằm tìm ra những nội dung, vấn đề cơ bản liên quan đến đề tài nghiên cứu và xác định những vấn đề nào được giải quyết và chưa được giải quyết Để từ đó xây dựng được mô hình, công cụ, nghiên cứu thực tiễn và đề xuất khuyến nghị giải pháp

- Tổng quan tài liệu nghiên cứu lý luận và thực tiễn ở Việt Nam và thế giới liên quan đến chủ đề ĐKG về nội dung, thông điệp trên truyền thông

- Nghiên cứu sử dụng các số liệu thống kê, thông tin thứ cấp định tính và định lượng liên quan đến đề tài Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài đã sử dụng các tài liệu gồm các công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả trong nước và quốc tế Những tài liệu này phần lớn là các nghiên cứu xã hội học giới, sự chuyển biến văn hoá và các vấn đề giới liên quan đến ĐKG giảng, bài báo khoa học, tạp chí chuyên ngành, các văn bản pháp lý về giới và bình đẳng giới, các thống kê xã hội được đăng tải trên Internet

3 2.3 Phương pháp phỏ ng v ấ n sâu

Mục đích: Nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu số 1 và 2 là thực trạng, biểu hiện nguyên nhân tình trạng ĐKG và bạo lực trên không gian mạng trên một số bài viết và bình luận Từ đó, có thể thu thập thông tin định tính, thông tin sâu về thực trạng, những quan điểm đánh giá, nhìn nhận của nam và nữ, cộng đồng LGBTQ+ đối với ĐKG trên MXH Nhằm đưa ra những đề xuất khuyến nghị giải pháp thúc đẩy những tin bài có nhạy cảm giới, xây dựng môi trường cung cấp thông tin an toàn trên không gian mạng Đối tượng nghiên cứu: Đề tài chọn 01 giảng viên khoa Giới và Phát triển, 02 giảng viên khoa Truyền thông đa phương tiện; 01 cán bộ truyền thông của tổ chức NGOs Batik; 04 bạn sinh viên khoa Giới và Phát triển, sinh viên khoa Truyền thông đa phương tiện (02 nam và 02 bạn là LGBTQ+), 02 quản trị viên fanpage NEU Confessions và Beatvn Đề tài sử dụng câu hỏi phỏng vấn sâu nhằm hướng đến trò chuyện linh hoạt để khai thác tối đa thông tin của các bên liên quan một cách cởi mở, thoải mái

Nội dung nghiên cứu: PVS tập trung làm rõ biểu hiện, thực trạng ĐKG một số bài đăng và bình luận trên MXH Facebook, sự ảnh hưởng của các bên liên quan trong mối quan hệ tương tác đa chiều Từ đó, PVS thu thập thêm các thông tin của các đề xuất, giải pháp, khuyến nghị thúc đẩy sự nhận thức, hiểu biết có nhạy cảm giới trong các tin bài góp phần thúc đẩy BĐG trên không gian mạng, giảm thiểu các hình thức bạo lực trên không gian mạng

4 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

Tiêu chí chọn trang

Đề tài lựa chọn 03 fanpage Facebook Beatvn, Nhà nhiều cột và NEU Confessions dựa trên các tiêu chí sau:

- Thứ nhất các fanpage được chọn phải là những trang được giới trẻ đón nhận, có nhiều lượt theo dõi, lượt thích, bình luận và tương tác

- Thứ hai nội dung, chủ đề bài đăng đảm bảo tính liên tục cập nhập, đa dạng, phong phú thông tin; chủ đề hấp dẫn đề cập đến các vấn đề diễn ra trong đời sống xã hội một cách chân thật và sinh động

- Thứ ba các bài đăng được chọn đáp ứng được đặc điểm riêng đảm bảo sự phong phú, đa dạng, khách quan, chân thật và chuyên sâu đối với các vấn đề cần được khảo sát: có trang chuyên về đưa thông điệp, nội dung truyền thông sau đó mọi người vào bình luận (Beatvn); có trang lại là phần tâm sự của người đọc (NEU Confessions) và trang có nhạy cảm giới (Nhà nhiều cột).

Khái quát đặc điểm của ba fanpage

Trên cơ sở tiêu chí chọn trang, đề tài khái quát về 03 trang phân tích bao gồm: Số lượt người tương tác, theo dõi; vai trò của các trang và sự quan tâm, tầm ảnh hưởng từ các bài đăng đến công chúng đặc biệt là các bạn trẻ Ngoài ra, sơ lược về nhân vật chính được mô tả trong các tin bài

Link fanpage: https://www.facebook.com/beatvn.network

Là một trang tập trung lượng lớn người dùng với 2,1 triệu lượt thích và 3,1 triệu người theo dõi Trong suốt nhiều năm gắn bó, fanpage trở thành một nơi để các bạn trẻ đặc biệt là nam giới chia sẻ các câu chuyện diễn ra trong cuộc sống hằng ngày thu hút được nhiều lượt chia sẻ và tương tác bình luận

Link fanpage: https://www.facebook.com/NhaNhieuCot

Là một trang nằm trong chiến dịch truyền thông xã hội vì mục tiêu bình đẳng giới, hướng đến xây dựng một môi trường phát triển tự do, bình đẳng và lành mạnh Hiện nay, trang đang có hơn 41 nghìn lượt thích và hơn 44 nghìn lượt theo dõi của các đối tượng là các bạn trẻ, những người quan tâm đến bình đẳng giới

Link fanpage: https://www.facebook.com/neuconfessions

NEU Confessions tiền thân là một fanpage của sinh viên NEU nhưng với sự phát triển mạnh mẽ nên không còn giới hạn ở NEU nữa mà sinh viên, học sinh, những người đã ra trường đi làm trên cả nước! Fanpage thu hút 3.055.509 người thích trang này và 3.264.449 người theo dõi Mọi điều, mọi lúc, mọi nơi NEU luôn lắng nghe Các NEUers, cựu NEUers nói riêng hay tất cả các bạn trên mọi miền Tổ Quốc nói chung sẽ cùng được chia sẻ nhưng đảm bảo không ai biết bạn là ai khi muốn chia sẻ xung quanh cuộc sống, bạn bè, thầy cô, công việc Điểm chung của ba trang này đều là các fanpage đảm bảo các yêu cầu trong tiêu chí chọn mẫu, uy tín, thu hút được nhiều lượt thích, tương tác, theo dõi của giới trẻ với nhiều nội dung phong phú, đa dạng; đáp ứng các vấn đề đời sống xã hội đảm bảo sự đa dạng, khách quan Việc đặt trọng tâm nghiên cứu trên nền tảng MXH Facebook cụ thể là 03 fanpage (Beatvn, Nhà nhiều cột và NEU Confessions) có thể là một bước đi phù hợp khi phân tích đề tài trong mối tương tác hai chiều vừa về đưa thông điệp truyền thông sau đó mọi người vào bình luận (Beatvn); vừa là phần tâm sự của người đọc (NEU Confessions) và có trang nhạy cảm giới (Nhà nhiều cột) Điều này giúp phần nghiên cứu thực trạng ĐKG về ngôn ngữ, hình ảnh, thông điệp trên một số fanpage Facebook dành cho giới trẻ Việt Nam trở nên bao quát và đứng trên hai phương diện là nguồn phát và độc giả.

Tiêu chí chọn bài viết trên fanpage mạng xã hội Facebook

Trong quá trình đọc hiểu các tài liệu nghiên cứu nhận thấy phương pháp phân tích nội dung trên truyền thông chủ yếu lựa chọn phân tích theo chủ đề và từ khóa Tuy nhiên phương pháp này chỉ hữu ích trong việc nghiên cứu cụ thể nội dung truyền thông còn đối với nội dung bài viết nào có tính bao quát chứa nhiều nội dung thì phương pháp này lại chưa thuyết phục và hiệu quả Chính vì vậy, trong nghiên cứu này đề tài ưu tiên lựa chọn phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên từng tuần (Constructed weeks)

B ả ng 1: K ế t qu ả ch ọ n m ẫu theo phương pháp ngẫ u nhiên t ừ ng tu ầ n theo t ừ ng trang NEU Confessions - Năm 2022 ( tháng 5 đế n tháng 11)

Th ứ Th ứ 2 Th ứ 3 Th ứ 4 Th ứ 5 Th ứ 6 Th ứ 7 Ch ủ nh ậ t

Beatvn - Năm 2022 (tháng 5 đế n tháng 11) Th ứ Th ứ 2 Th ứ 3 Th ứ 4 Th ứ 5 Th ứ 6 Th ứ 7 Ch ủ nh ậ t

Nhà nhi ề u c ộ t - Năm 2022 (tháng 5 đế n tháng 11)

Th ứ Th ứ 2 Th ứ 3 Th ứ 4 Th ứ 5 Th ứ 6 Th ứ 7 Ch ủ nh ậ t

Nguồn: Sinh viên tổng hợp từ kết quả khảo sát

Trên cơ sở các mẫu đã được lựa chọn dựa vào phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo phương pháp constructed weeks như trên, đề tài đã tiến hành sử dụng công cụ tìm kiếm trên 03 trang với số lượng thu về là 200 bài viết và 584 bình luận với số lượng này đủ để đảm bảo độ lớn của mẫu nghiên cứu

Trong 200 bài phân tích, fanpage Nhà nhiều cột là ít bài nhất (27/200 bài chiếm 13.5%), hai fanpage còn lại là Beatvn (86/200 bài chiếm 43%) và NEU Confessionslà (87/200 bài chiếm 43.5%)

Bi ểu đồ 1: T ỷ l ệ phân tích (%)

Nguồn: Sinh viên tổng hợp từ kết quả khảo sát

Có sự chênh lệch trên về số lượng mẫu giữa các tin bài trong Biểu đồ 1 cũng chính là một nhược điểm của phương pháp chọn mẫu constructed weeks đối với dữ liệu bài viết và cũng là hạn chế của nghiên cứu khi chưa đảm bảo được đầy đủ và cân đối giữa các mẫu Thời điểm đề tài lấy mẫu, khá nhiều dữ liệu được tìm kiếm theo ngày trên fanpage Nhà nhiều cột qua bộ lọc thời gian không đủ do lượng bài đăng trên trang quá ít và phụ thuộc nhiều vào người đăng Chính vì vậy, số lượng tin bài trên trang Nhà nhiều cột ít hơn nhiều so với hai fanpage còn lại Việc phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống lưu trữ, số lượng người đăng và tương tác của fanpage là một trong những thách thức lớn đối với các đề tài nghiên cứu khi chọn đối tượng là các bài đăng Tuy nhiên, xét trên tổng thể thì dữ liệu với 200 bài và 584 bình luận trên ba trang fanpage đề tài cho rằng đã đảm bảo độ lớn của mẫu nghiên cứu.

Số lượng mẫu nghiên cứu

Chọn ngẫu nhiên tất cả các bài viết trong một tuần từ thứ hai đến chủ nhật của 01 tuần tại những thời điểm khác nhau trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 11/2022

Số mẫu trên trang phụ thuộc vào số lượng bài đăng trên trang đó

✔ Nên số mẫu định lượng trong nghiên cứu :

Tổng số mẫu = Số bài viết + 3 bình luận bất kỳ trong mỗi bài viết trong 1 tuần *

NEU Confesstions Nhà nhiều cột Beatvn

✔ Mẫu định tính của nghiên cứu được thiết kếnhư sau

B ả ng 2: T ổ ng h ợ p m ẫu đị nh tính trong nghiên c ứ u

STT Đối tượng Số lượng Ghi chú

1 Giảng viên 03 01 giảng viên khoa Giới

02 giảng viên khoa Truyền thông đa phương tiện

2 Cán bộ 01 01 cán bộ truyền thông Batik;

3 Sinh viên 04 02 Sinh viên ngành Giới và Phát triển

02 Sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện

4 Quản trị viên Fanpage 02 01 Quản trị viên fanpage NEU

01 Quản trị viên fanpage Beatvn

Đối tượ ng, ph ạ m vi và khách th ể nghiên c ứ u

Đối tượ ng nghiên c ứ u

ĐKG trên MXH Facebook ở Việt Nam.

Khách thể nghiên cứu

- Các bài viết, các bình luận dưới mỗi bài viết;

- Giảng viên/cán bộ khoa Giới và Phát triển; cán bộ/giảng viên khoa Truyền thông đa phương tiện, sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam, quản trị viên fanpage.

Câu h ỏ i và thuy ế t nghiên c ứ u

Câu hỏi nghiên cứu

1) ĐKG được biểu hiện ra sao trong nội dung, hình thức các tin bài và bình luận

2) Nguyên nhân nào dẫn đến ĐKG trên MXH?

3) Cần phải làm gì để giảm thiểu ĐKG, đáp ứng giới thúc đẩy truyền thông có nhạy cảm giới trên MXH?

Giả thuyết thứ nhất: Những biểu hiện của ĐKG trên các bài đăng và các bình luận dưới bài viết:

+ Về mặt nội dung: các tin bài viết trên các fanpage trên Facebook, thể hiện ĐKG trong mô tả đặc điểm (ngoại hình, tính cách, phẩm chất), vị trí, vai trò, năng lực của nam giới và nữ giới, LGBTQ+ theo những khuôn mẫu, ĐKG truyền thống Khuôn mẫu, định kiến này làm hạn chế sự phát triển và thụ hưởng thành quả của mỗi giới, làm cản trở BĐG và phát triển bền vững

+ Về mặt hình thức: thể hiện qua chủ đề, hình ảnh, ngôn ngữ, hàm chứa biểu hiện ĐKG + Hiệu ứng đám đông, xu hướng hùa theo các bình luận bài viết chứa ĐKG và phê phán, bạo lực trên mạng với những ai đi lệch khuôn mẫu giới truyền thống

Giả thuyết thứ hai: Trên MXH Facebook đã xuất hiện những bài đăng, những bình luận có nhạy cảm giới

+ Về mặt nội dung: Hình ảnh giới miêu tả các đặc điểm (ngoại hình, tính cách, phẩm chất), vị trí vai trò, năng lực đã có sự đáp ứng giới, thiên hướng về sự đồng tình, tôn trọng mỗi cá nhân

+ Về mặt hình thức: ĐKG trên MXH Facebook về tần suất xuất hiện, mức độ quan tâm tới các bài viết trong các vấn đề giới liên quan đến hình ảnh, ngôn từ đã giảm, thậm chí nhiều độc giả có những phản ứng gay gắt đối với chủ bài đăng có sự phân biệt đối xử về giới

Giả thuyết thứ ba: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ĐKG trên MXH và một trong những nguyên nhân cơ bản, quan trọng dẫn đến sự tồn tại lâu dài của ĐKG trên MXH là do văn hóa sử dụng MXH của mỗi cá nhân, giáo dục, vai trò giới, gia đình và bạn bè, môi trường xã hội…

Nh ững đóng góp mớ i c ủa đề tài

Ý nghĩa về mặt lý luận

Đề tài nghiên cứu khoa học góp phần chỉ rõ những biểu hiện của ĐKG trên MXH Facebook trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay Kết quả của đề tài bước đầu thể hiện sự cần thiết trong việc phát triển truyền thông về giới trên nền tảng MXH Cơ sở lý luận về các vấn đề giới (ví dụ vấn đề vai trò giới, khuôn mẫu giới) trong đời sống thể hiện trên MXH mang nhiều định kiến Do giới hạn về nguồn lực và các yếu tố khác đề tài bước đầu phát triển cơ sở lý luận về ĐKG trên không gian mạng qua việc tổng quan tài liệu về ĐKG trên truyền thông đại chúng cũng như dựa vào sự phân tích nội dung và bình luận dưới bài viết cùng với sự trải nghiệm của cá nhân và thu thập thông tin trong quá trình phỏng vấn sâu Đề tài nhận thấy việc phát triển lý luận về các vấn đề giới trong truyền thông đại chúng nói chung và trên MXH nói riêng vẫn còn rất ít và vô cùng cấp thiết vì hiện nay các chương trình, chính sách về BĐG, chỉ số nhạy cảm giới trên truyền thông chưa hoàn toàn đáp ứng và mang lại hiệu quả tối đa.

Ý nghĩa về mặt thực tiễn

Đề tài góp phần nhìn nhận, phát hiện và đánh giá thực trạng ĐKG trên MXH Facebook Nghiên cứu này cũng là những phát hiện của sinh viên trong quá trình phân tích, phát triển thêm các nghiên cứu mang tính thực tiễn nhằm chỉ ra biểu hiện ĐKG và giải quyết ĐKG trên truyền thông đại chúng nói chung và trên MXH nói riêng Qua đó, đề tài thấy được việc triển khai, thực hiện, giám sát luật pháp, chính sách BĐG trong truyền thông trên MXH vẫn còn nhiều hạn chế, chưa được quan tâm sát sao Đề tài tin rằng, phân tích ĐKG trên MXH trong thời gian này sẽ cho được những kết quả tương đối khách quan, khoa học và đầy thú vị.

H ạ n ch ế c ủ a nghiên c ứ u

Nghiên cứu đã có một quá trình trải nghiệm vô cùng đa dạng và đặc biệt thú vị trong suốt quá trình phân tích, thảo luận, trao đổi và lắng nghe tiếng nói đại diện của các bên liên quan Hạn chế của nghiên cứu nằm ở nguồn lực và số lượng mẫu của nghiên cứu chưa đủ lớn để có thể bao quát hết được các nội dung liên quan và tạo ra vòng lặp lớn các sự việc, chủđề… Việc xác định giới tính nhân vật gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là với giới tính của cộng đồng LGBTQ+ nên nội dung phân tích chưa phản ánh đầy đủ và rõ nét đối tượng này

Tuy nhiên, nghiên cứu đã nỗ lực, cố gắng trong quá trình phân tích giới nội dung việc phỏng vấn đối tượng, tiếp nhận kết quả phỏng vấn các bên liên quan; lồng ghép giới trong khuyến nghị giải pháp phù hợp với từng đối tượng Mặc dù, kết quả của đề tài phân tích trên số lượng mẫu không lớn nhưng đã phát hiện những vấn đề giới khá rõ ràng trong các bài đăng trên MXH Facebook thể hiện tầm quan trọng của việc thúc đẩy truyền thông có đáp ứng giới, xây dựng những chính sách, luật pháp về giới phù hợp hơn với các bên liên quan.

C ấ u trúc báo cáo

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị Đề tài được cấu trúc 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

Chương 2: Thực trạng định kiến giới trên một số fanpage Facebook ở Việt Nam Chương 3: Nguyên nhân định kiến giới trên mạng xã hội Facebook ở Việt Nam -Người viết bài

Chính sách của Đảng và Nhà nước, luật pháp về BBĐG ĐKG trong nộ i dung bài viết:

+ ĐKG v ề đặ c điểm, tính cách, ph ẩ m ch ấ t c ủ a nam và nữ

+ ĐKG về vị trí, vai trò trong mối quan hệ gia đình, xã hội của mỗi giới

- ĐKG trong hình thức bài viết và bình luận trên MXH Facebook:

+ Ngôn từ. ĐKG trên MXH Facebook (Nhà nhiều cột, NEU Confessions, Beatvn)

Khuyến nghị giải pháp hạn chế ĐKG trên MXH Facebook Ảnh hưởng từ văn hóa; giáo dục; gia đình và bạn bè; môi trường xã hội….

CƠ SỞ LÝ LU Ậ N VÀ TH Ự C TI Ễ N C ỦA ĐỀ TÀI

Quan điể m, ch ủ trương, pháp luậ t c ủa Đả ng và Nhà nước trong thúc đẩ y

Đầu tiên, chúng ta phải khẳng định rằng: Tôn trọng phụ nữ là một truyền thống tốt đẹp của của dân tộc ta Với các phong tục như thờ Mẫu, thờ các vị nữ tướng, nữ anh hùng có công với nước như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Bà chúa Liễu Hạnh… Rồi những câu ca dao, tục ngữ phản ánh, đề cao phái nữ: “Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn” hay “Lệnh ông không bằng cồng bà”… Hay các nữ tác giả trong lĩnh vực văn học nghệ thuật như Hồ Xuân Hương, Đoàn ThịĐiểm… đến các anh hùng lưu danh sử sách trong các phong trào cách mạng bảo vệ đất nước như chị Võ Thị Sáu, chị Út Tịch… Ngày nay, khi đất nước hòa bình thống nhất, phụ nữ cũng tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong xây dựng và phát triển đất nước Đó chính là tất cả bằng chứng lịch sử, niềm tự hào truyền thống văn hóa lâu đời được minh chứng trong hàng nghìn năm lịch sử đất nước

Trong những năm đầu của thế kỷ XX, học thuyết Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh đã luôn đề cao tư tưởng giải phóng phụ nữ, nam - nữ bình quyền vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng: “Giải phóng phụ nữ là một cuộc cách mạng to và khó Nếu như chúng ta không thể giải phóng phụ nữ thì không thể giải phóng được một nửa loài người”

So với nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam là một trong những quốc gia có hệ thống luật pháp, chính sách về bình đẳng giới tương đối đầy đủ và tiến bộ Việt Nam đã phê chuẩn hầu hết các Công ước quốc tế liên quan đến BĐG và quyền của phụ nữ trong đó quan trọng nhất là Cương lĩnh hành động Bắc Kinh năm 1995 trong 12 lĩnh vực trọng tâm ưu tiên thì có lĩnh vực số 10 là Phụ nữ và Truyền thông nhấn mạnh “Ở bất cứđâu trên thế giới, truyền thông đều có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ Phụ nữ có thể được trao quyền thông qua việc được cung cấp các kỹ năng, kiến thức và được tiếp cận với công nghệ thông tin Song, ở hầu hết các nước truyền thông thường xuyên đưa ra hình ảnh tiêu cực, hạ thấp giá trị của người phụ nữ và không phản ánh được cuộc sống cùng những đóng góp đa dạng của họ đối với xã hội”

Tại Việt Nam Hiến pháp (năm 1946, 1959, 1980, 1992, 2013) được xây dựng và thi hành luôn coi trọng quyền bình đẳng nam - nữ là một nguyên tắc Hiến định, khẳng định

“phụ nữ Việt Nam là công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có quyền bình đẳng với nam giới về mọi mặt sinh hoạt, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình” Năm 2006, Luật BĐG đã được Quốc hội thông qua và triển khai trong thực tế, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong nỗ lực phấn đấu vì BĐG của Việt Nam; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2022; Luật Lao động năm 2013 chỉnh sửa bổ sung năm 2019; Luật hôn nhân và gia đình năm 2014; Quyết định số 938/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 Đề án “Truyền thông giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017 - 2027; Quyết định số 939/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án

“Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025”… Trong các quyết định, văn bản luật nêu trên đã thúc đẩy tuyên truyền, truyền thông BĐG Cũng cho chúng ta thấy truyền thông có vai trò vô cùng quan trọng trong mục tiêu nâng cao nhận thức về BĐG, kéo gần khoảng cách giới

Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 tại khoản 1 Điều 26: “Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt Nhà nước có các chính sách đảm bảo quyền và cơ hội bình đẳng Nhà nước, xã hội và gia đình tạo mọi điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội Nghiêm cấm các hành vi phân biệt đối xử giới” Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới 2015 - 2020 (Mục tiêu số 5) và 2021 - 2030 (Mục tiêu số 6 - Lĩnh vực thông tin, truyền thông) đã quy định các chỉ tiêu đặc biệt là chỉ tiêu số 3 “Từ năm 2025 trở đi 100% xã, phường, thị trấn mỗi quý có ít nhất 04 tin, bài về bình đẳng giới trên hệ thống thông tin cơ sở” và chỉ tiêu số 4 “Duy trì đạt 100% đài phát thanh và đài truyền hình Trung ương và địa phương có các chuyên mục, chuyên đề nâng cao nhận thức về bình đẳng giới” Số 125/2021/NĐ - CP Nghị định quy định xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới (28/12/2021) Như vậy, hệ thống luật pháp đều đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề bình đẳng giới, tạo điều kiện cho cả phụ nữ và nam giới cùng phát triển.

M ạ ng xã h ộ i và vai trò c ủ a m ạ ng xã h ộ i trong cu ộ c s ống cũng như thúc đẩ y bình đẳ ng gi ớ i và ti ế n b ộ xã h ộ i

Ngày nay, sự bùng nổ và phát triển của công nghệ truyền thông đặc biệt là MXH lại càng củng cố vai trò thống lĩnh trong việc truyền tải và tăng sức ảnh hưởng đối với công chúng đặc biệt là giới trẻ Có thể coi vai trò của truyền thông và bình đẳng giới là mối quan hệ hai chiều Mục đích cuối cùng của truyền thông truyền tải thông điệp, thay đổi nhận thức và hành vi của con người BĐG lại tác động trở lại thúc đẩy sự phát triển của ngành truyền thông như bình đẳng trong sự tham gia tiếng nói của các giới, các thành phần trong xã hội; tôn trọng quyền con người cũng như lắng nghe, quan sát thêm một khách hàng (nữ giới) là tiềm năng của truyền thông

1.2.1 Vai trò và tình hình s ử d ụ ng m ạ ng xã h ộ i ở Vi ệ t Nam

Social Media (MXH) là một trong những phương tiện truyền thông đại chúng được sử dụng nhiều nhất trong thời điểm hiện tại Chúng giúp con người tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng Hiện nay có rất nhiều ứng dụng MXH như: Instagram, Facebook, Twitter, TikTok… là một trong những nền tảng sở hữu lượng lớn người sử dụng Chính vì vậy, việc truyền tải thông tin trên các nền tảng trên sẽ rất thuận lợi và hiệu quả

MXH Facebook là một trang mạng được sáng lập bởi một sinh viên Mark Zuckerberg khoa máy tính đại học Harvard Facebook sở hữu các tính năng kết nối, tìm kiếm, trao đổi thông tin… Ngày 01/01/2019 Luật An Ninh Mạng Việt Nam chính thức có hiệu lực và được áp dụng trên các nền tảng Internet đặc biệt là MXH Facebook, dùng để giới hạn những nội dung không phù hợp và có các hình thức xử phạt đối với người đăng tải những nội dung vi phạm điều luật Hiện nay, MXH Facebook là một MXH lớn và phát triển ở Việt Nam, thu hút một lượng lớn người sử dụng là thanh niên Theo báo cáo Digital 2022 do We Are Social thực hiện về hành vi của người dùng Internet, MXH Facebook tại Việt Nam trong nửa đầu năm 2022 đã đưa ra kết quả trên tổng số dân 98,56 triệu dân Việt Nam có tỷ lệ đăng nhập là 73,2% trong đó có 78,95 triệu tài khoản và cũng theo báo cáo này thì trung bình người Việt dành 2 giờ 28 phút để truy cập với tỷ lệ người dùng là 93,8%

Vậy MXH có vai trò như thế nào mà lại thu hút lượng lớn người dùng như vậy? Cũng theo kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Trần Thị Minh Đức và Bùi Thị Hồng Thái (2014) với chủ đề “Sử dụng MXH trong sinh viên” Nghiên cứu sử dụng bảng hỏi cho trên 4.247 từ sinh viên năm nhất đến sinh viên năm tư với độ tuổi trung bình là 20,42 (nam là 1.791 chiếm 43,2%, nữ 2.359 chiếm 56,8%) ở 6 thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Huế, Đà Nẵng và T.P Hồ Chí Minh thì MXH có vai trò rất lớn từ các hoạt động kinh doanh: tỷ lệ người trẻ tham gia vào các nhóm buôn bán, kinh doanh tăng dần theo số năm tham gia MXH, các nhóm này thu hút mức độ truy cập hàng ngày cao gấp 2 lần so với nhóm chỉ sử dụng với tần suất 1-2 lần/tuần Cụ thể giới thiệu việc làm (20,9%); kết nối mạng lưới làm ăn (10,3%); giúp đỡ phương tiện để làm việc (4,7%); giúp đỡ về vật chất (2,4%); cho tặng tiền (1,8%) Về đời sống tinh thần giúp các bạn trẻ mở rộng không gian kết nối, giao tiếp 32,4% là cảm giác bình thường, 9,3% phấn khích, 41,5% vui vẻ, 1,2% cảm thấy buồn chán Số lượt biểu cảm, chia sẻ, bình luận có ảnh hưởng đến tâm trạng giới trẻ chiếm 65,5% giới trẻ đã từng cảm thấy bức xúc khi nhận được các bình luận không như ý, có 2,5% thường xuyên cảm thấy bức xúc, 34,3% thỉnh thoảng và 28,7% hiếm khi cảm thấy bức xúc

MXH có vai trò quan trọng trong việc định hướng, dẫn dắt dư luận đồng thời cũng chi phối dư luận xã hội đóng góp một phần không nhỏ giúp nâng cao ý thức, nhận thức kéo gần khoảng cách giới, giảm thiểu ĐKG Một số trang tiêu biểu, chuyên sâu về giới, có nhạy cảm giới như fanpage Nhà nhiều cột, Genderation Vietnam…đã thu hút lượng lớn người theo dõi giúp công chúng và khán giả có cái nhìn, suy nghĩ đánh giá đa chiều, nghĩ bình đẳng và sống bình đẳng Song hành với những nỗ lực không ngừng đó ĐKG vẫn luôn tồn tại, tiếp tục củng cố dưới nhiều hình thức trong đó có nội dung, bình luận, thông điệp và hình ảnh

Như vậy, MXH trực tuyến trong đó có Facebook ra đời tạo nên một bước ngoặc lớn trong giao tiếp gián tiếp Với sự hấp dẫn, cuốn hút của mình MXH ngày càng trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người đặc biệt là giới trẻ Cuộc sống của cộng đồng MXH chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi những tiện ích do nó mang lại Trong bối cảnh phát triển của khoa học và công nghệ cùng với những tiện ích không thể phủ nhận, việc MXH phát triển là một quy luật tất yếu việc của chúng ta là làm sao để hạn chếđược tiêu cực và phát huy được những tích cực mà MXH mang đến Một trong số đó là việc chúng ta thúc đẩy bình đẳng giới trên không gian mạng, giảm thiểu ĐKG, xây dựng môi trường không gian mạng an toàn cho tất cả mọi người

1.2.2 Vai trò và t ầ m ảnh hưở ng c ủ a m ạ ng xã h ộ i trong vi ệ c th ự c hi ệ n truy ề n thông bình đẳ ng gi ớ i

Chúng ta phải thừa nhận rằng, con đường đấu tranh đi đến BĐG là một hành trình dài và vô cùng khó khăn Tuy nhiên bằng sự đấu tranh hòa bình đẩy mạnh các nghiên cứu khoa học, chỉnh sửa bổ sung hoặc thay đổi các chính sách của Nhà nước, truyền thông thay đổi nhận thức, hành vi của công chúng được coi là một trong những phương pháp căn cơ và hữu hiệu nhất Trong những biện pháp nỗ lực không ngừng xóa bỏ ĐKG, truyền thông trên MXH đã luôn thể hiện những ưu thế của mình qua hàng loạt các nội dung sau:

1.2.2.1 Thể hiện trong sứ mệnh của mạng xã hội đối với sự tiến bộ của xã hội

MXH truyền thông về BĐG thể hiện sứ mệnh lồng ghép các vấn đề giới Nhờ sự tác động, truyền tải của MXH mà hình ảnh phụ nữ sẽ có những thay đổi tích cực và đó cũng chính là chất liệu tạo ra những thông tin sinh động, sáng tạo Các bài đăng viết về phụ nữ đã và đang dần thoát khỏi các khuôn mẫu truyền thống với các hình ảnh rập khuôn với các công việc nội trợ, chăm sóc các thành viên trong gia đình, lam lũ, tất bật… Thay vào đó hàng loạt các hình ảnh có sự chia sẻ của nam giới trong việc lên tiếng nói, đồng cảm, đồng hành cùng các thành viên gia đình trong các hoạt động và công việc thường ngày Hàng loạt hình ảnh phụ nữ tham gia các hoạt động xã hội như thiện nguyện, lãnh đạo, nữ doanh nhân… cũng để lại những ấn tượng tốt trong mắt công chúng và điều quan trọng hơn là phần lớn công chúng đều đón nhận và lan rộng tích cực MXH đã và đang góp phần khẳng định, tôn vinh những giá trị tốt đẹp, ghi nhận sự đóng góp của mỗi giới trong việc thực hiện sứ mệnh của một môi trường giao tiếp nhân văn vì sự tiến bộ của xã hội

1.2.2.2 Thể hiện ở đặc điểm loại hình và sức ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook

Thứ nhất, MXH đang thể hiện tính ưu việt của mình qua hàng loạt tính năng kết hợp sống động của văn bản, hình ảnh, video, âm thanh, tính năng tương tác… mà không một loại hình giao tiếp truyền thống nào làm được Sự đa dạng đó làm phong phú, hiệu quả cách truyền tải, làm tăng sự chú ý, quan tâm, thuyết phục công chúng Các bài đăng có chứa thông điệp BĐG trên MXH Facebook tác động đến công chúng một cách đa chiều bởi chính công chúng sẽ đóng vai trò là người theo dõi, phản ánh, giám sát và phản biện và đôi khi còn là chủ nhân, tác giả của các tin bài Điều này sẽ làm tăng tính khách quan, thuyết phục và độ tin cậy cao

Thứ hai, các bài viết trên Facebook được cập nhập liên tục, phong phú về mặt nội dung với những sự kiện, tin tức, quan điểm xoay quanh các lĩnh vực trong cuộc sống đời thường mà không bị giới hạn bởi không gian và thời gian Từ đó, giúp công chúng có cơ hội được sống cùng các sự kiện, trải nghiệm những cảm xúc, hoàn cảnh của các nhân vật trong bài viết từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá, rút ra bài học của riêng mình Thứ ba, MXH thu hút một lượng lớn người dùng là các bạn trẻ Thế hệ trẻ được coi là tác nhân của sự thay đổi là giải pháp căn cơ và bền vững Điều này chứng tỏ thế mạnh của mình trong việc truyền thông về giới

Tóm lại với ưu thế nổi bật về các khía cạnh nêu trên, MXH Facebook trở thành một phương tiện truyền thông đóng vai trò tiên phong trong việc truyền tải thông tin về các vấn đề giới giúp khán giả có một cái nhìn gợi mở, nhận thức, hiểu biết về vai trò của mục đích truyền thông mang thông điệp BĐG Tuy nhiên, nếu như chúng ta không phát huy vai trò của MXH thì nó sẽ trở thành “con dao hai lưỡi” gây cản trở con đường đi đến BĐG và tiếp tục củng cố, cổ xúy ĐKG, tiếp tục làm trầm trọng hơn bạo lực trên không gian mạng.

Khung lý thuy ết đề tài

Trong nội dung này, đề tài tập trung làm rõ các khái niệm và lý thuyết đề tài sử dụng Trong thao tác hóa khái niệm, nghiên cứu làm rõ bốn khái niệm xuyên suốt trong quá trình làm đề tài: khái niệm ĐKG, vai trò giới, nhạy cảm giới và khuôn mẫu giới Trong nội dung lý thuyết nghiên cứu, có rất nhiều lý thuyết về giới đã ra đời cùng với sự phát triển của phong trào nữ quyền và được áp dụng trong các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau từ chính trị, văn hóa đến ngôn ngữ, văn học, xã hội học… Liên quan đến vấn đề này, đề tài sử dụng lý thuyết vai trò giới và khung sinh thái xã hội

1.3.1 Các khái ni ệm cơ bả n v ề gi ớ i Đị nh ki ế n gi ớ i Định kiến có rất nhiều quan điểm, khái niệm xoay quanh:

Theo tác giả Nguyễn Khắc Việt (1995) đã đưa ra định nghĩa “định kiến là thái độ đánh giá tiêu cực, cách nhìn nhận không thiện cảm dựa trên cơ sở của yếu tố cảm xúc” Tổng hợp của tác giả Trần Minh Đức (2008) lại đưa ra khái niệm “định kiến là có thể là tích cực hoặc tiêu cực, nhưng đa phần đều bị cảm xúc chi phối theo hướng tiêu cực mang tính khái quát một nhóm đối tượng cụ thể thường được mô tả một cách phiến diện, không chính xác, cứng nhắc” Qua đó, tác giả đã đưa ra sơ đồ khái quát khái niệm định kiến ĐKG là những nhận thức đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ (khoản 4, điều 5, Luật Bình Đẳng giới 2006) ĐKG bắt nguồn từ những khuôn mẫu giới hay còn được gọi là định khuôn giới, nó đã tồn tại trong lối suy nghĩ, nhận thức của cộng đồng xã hội một cách bền vững và lâu dài, có khi còn mang tính lịch sử, văn hóa vì thế nó có thể trở thành thái độ và hành vi kỳ thị một cách rất tự nhiên và khó khăn trong nhận nhận biết Nếu không dần được xem xét, loại bỏĐKG sẽăn sâu vào trong tiềm thức, đời sống của con người Nhờ quá trình xã hội hóa, trong đó có môi trường học tập, gia đình, môi trường trường sống và các tác động khác sẽ làm cho truyền thông trở thành rào cản của bình đẳng giới, kìm hãm sự tiến bộ xã hội (Trần Minh Đức 2008)

Tóm gọn lại, trong phạm vi phân tích đề tài, đề tài tán thành trong việc xem xét ĐKG trên hai góc độ là nhận thức và thái độ Có thể nhấn mạnh rằng “ĐKG là những nhận thức, thái độ, mang hàm ý sắc thái tiêu cực trong đánh giá vịtrí, vai trò và năng lực của mỗi giới mang tính phiến diện làm cản trở sự phát triển và cơ hội của mỗi giới trong mọi lĩnh vực đời sống”

Khuôn mẫu giới được hiểu là một dạng nhận thức thiếu chính xác và không đầy đủ của xã hội hay nhóm người về nam giới và nữ giới, xuất phát từ những mong đợi của xã hội đối với hình ảnh được cho là lý tưởng (Khoa Giới và Phát triển, 2016)

Nghiên cứu của nhà xã hội học Trần Minh Đức (2008) lại chỉ ra rằng “Khuôn mẫu giới là những hình ảnh lý tưởng khi nói về hai giới dùng để đánh giá một người dựa trên sự tổng hợp giản đơn, phiến diện về các thuộc tính của nhóm, của giới mà người đó quy thuộc” Định kiến

Khuôn mẫu giới là một trong những yếu tố để duy trì định kiến và phân biệt đối xử theo giới Tuy nhiên thì khuôn mẫu giới không phải là ĐKG Trong một số trường hợp nếu thiên về đánh giá tiêu cực dựa trên việc đánh giá cá nhân cụ thể lại được khái quát để nhận xét cả nhóm xã hội thì khuôn mẫu này lại trở thành định kiến

Nhạy cảm giới là nhận thức được nhu cầu, vai trò, trách nhiệm mang tính xã hội của phụ nữ và nam giới và các giới khác phát sinh từ những đặc điểm sinh học vốn có Ngoài ra, hiểu được điều này dẫn đến khác biệt giới và khả năng tiếp cận, kiểm soát nguồn lực và mức độ tham gia hưởng lợi trong quá trình phát triển của nam, nữ và các giới khác (Khoa Giới và Phát triển, 2016)

Tiêu chí về nhạy cảm giới trong truyền thông đã được CSAGA và Oxfam (2012) xây dựng trong Truyền thông có nhạy cảm giới qua các tiêu chí sau:

- Thể hiện được các quan điểm bình đẳng giới dựa trên quyền con người

- Loại bỏ mọi hình thức, nội dung tuyên truyền mang ĐKG hoặc củng cốĐKG Thiên hướng tới sự thay đổi vai trò giới truyền thống, khẳng định tính tích cực của nam và nữ trong các vị trí, vai trò mới

- Khuyến khích sựnăng động, tự tin, sáng tạo của mỗi giới đặc biệt là nữ giới

- Thúc đẩy sự thay đổi về nhận thức và hành động của xã hội về bình đẳng giới

- Cân bằng trong việc khắc họa và đảm bảo sự xuất hiện mang tính đại diện cho hình ảnh của hai giới

- Không sử dụng các tài liệu mang tính không phù hợp về các vấn đề nhạy cảm, xúc phạm về giới như: Đổ lỗi cho phụ nữ trong các vụ bạo lực tình dục hoặc kì thị, lên án phụ nữ bị HIV/AIDS…

- Cần lồng ghép, truyền tải các thông điệp truyền thông về giới và bình đẳng giới trong các bài viết truyền thông

Khoa Giới và Phát triển (2016) định nghĩa vai trò giới là: vai trò và trách nhiệm mà phụ nữ và nam giới thực hiện trong cuộc sống Nói cách khác, vai trò giới là những công việc, hoạt động khác nhau mà hai giới phải đảm nhận trong thực tế

Vai trò giới ở một xã hội, mỗi địa phương, vào mỗi thời điểm… không giống nhau về những công việc mà người phụ nữ và người nam giới có thể hoặc cần phải làm Vai trò giới được phân thành 3 loại: vai trò sản xuất, vai trò tái sản xuất và vai trò cộng đồng (Khoa Giới và Phát triển, 2016)

1.3.2 Đị nh ki ế n gi ớ i trên m ạ ng xã h ộ i

Dựa vào lý thuyết khái niệm cơ bản của định kiến, ĐKG và thông tin các bài viết trên MXH Facebook, đề tài đưa ra một số nhận định “Định kiến giới trên mạng xã hội

Facebook” như sau: ĐKG trên MXH Facebook được xét trên hai phương diện bài viết và bình luận dưới bài viết có chứa hoặc tiềm ẩn cách nhìn nhận, đánh giá mang tính chủ quan, phiến diện, tiêu cực về vị trí, đặc điểm, vai trò, năng lực, tính cách… của mỗi giới, làm ảnh hưởng đến cơ hội tiếp cận, khả năng phát huy năng lực của cá nhân cũng như sự bình đẳng trong hưởng thụ thành quả của sự phát triển đó Tương tự như vậy, những tin bài và bình luận chứa ĐKG sẽ làm củng cố sâu khuôn mẫu giới, trở thành rào cản trong việc kéo gần khoảng cách giới, duy trì bất bình đẳng Đặc điể m c ủ a đị nh ki ế n gi ớ i trên m ạ ng xã h ộ i Facebook:

+ ĐKG trên MXH Facebook tồn tại khuôn mẫu khi miêu tả hình ảnh các giới trong nội dung tin bài và bình luận Các vấn đề trên thường được mô tả một cách rập khuôn, theo mô típ truyền thống cũ trở thành một áp lực không nhỏ cản trở đến cơ hội phát triển của mỗi giới đặc biệt là phái nữ Điển hình như là việc đề cao ngoại hình của nữ giới mà phủ nhận tất cả sự nỗ lực, năng lực của họ thậm trí còn lợi dụng, lạm dụng nhằm mục đích bất chính như lấy đó làm một công cụ tăng lượt tương tác, dẫn dắt dư luận xã hội sang một cách nhìn nhận, đánh giá gu thẩm mỹ sai lệch

+ ĐKG trên MXH Facebook mang cái nhìn phiến diện, chủ quan tiêu cực, bất hợp lý khi miêu tả hình ảnh, vị trí, vai trò, năng lực, tính cách… của nữ giới trong mối quan hệ với nam giới cổ xúy cho các vai trò giới truyền thống và không khuyến khích, phản ứng thái quá về sựthay đổi các vai trò đó (phụ nữ thường gắn với các công việc gia đình, nội trợ, chăm sóc con cái và các thành viên trong gia đình, trái ngược hoàn toàn với nam giới trong những bộ trang phục lịch sự xã giao, gánh vác kinh tế gia đình và trở về nhà trong sự phục vụ của người vợ…)

Các bi ể u hi ệ n đị nh ki ế n gi ớ i trên m ạ ng xã h ộ i Facebook còn đượ c th ể hi ệ n trong hình th ứ c th ể hi ệ n bài vi ế t:

Th ự c tr ạng đị nh ki ế n gi ớ i trên truy ền thông đạ i chúng và m ạ ng xã h ộ i

Ở trên th ế gi ớ i , có rất nhiều công trình nghiên cứu về giới và truyền thông theo phương pháp phân tích nội dung Thể hiện không đúng mực đối với phụ nữ và sự xuyên tạc về nữ tính và nam tính trên các phương tiện truyền thông chính thống ĐKG trên truyền thông được thể hiện qua các khía cạnh sau: Đầu tiên, về chân dung của các nhóm xã hội trên các phương tiện truyền thông chính thống thường tập trung vào hai vấn đề: công nhận và tôn trọng Sự công nhận đề cập đến số lượng đại diện về mặt giới tính thường tập trung vào sự thiếu đại diện của trẻ em gái và phụ nữ Người ta lập luận rằng việc thiếu sự công nhận báo hiệu rằng phụ nữ bị mất giá trị trong xã hội (Ruble et al, 2006) Các phân tích về các loại chương trình truyền hình đa dạng hướng đến giới trẻ luôn cho thấy nam giới xuất hiện nhiều hơn nữ giới thường bao gồm khoảng 60% nhân vật trở lên (Sink & Mastro, 2017)

Thứ hai là việc mô tả ngoại hình/tình dục hoá Các phân tích thường chỉ ra rằng các thành viên của mỗi giới tính đặc biệt là phụ nữ được thể hiện một cách rập khuôn, thường được xác định chỉ dựa trên ngoại hình hoặc hành vi của họ trong các mối quan hệ cũng như với những đặc điểm và vai trò hạn chế về tính cách Khuôn mẫu đề cao vẻ đẹp, vóc dáng mảnh mai, ngoại hình và sức hấp dẫn giới tính là trung tâm đối với giá trị của phụ nữ và trẻ em gái Nhiều phân tích về các chương trình truyền hình cho thấy các cô gái thường bị tập trung nhiều hơn vào ngoại hình và bị đánh giá nhiều hơn nam giới (McDade - Montez E et al, 2017) Ví dụ, trong một nghiên cứu về các chương trình dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên trên Disney Channel, Nickelodeon và Cartoon Network, các nhân vật nữ hấp dẫn hơn, quan tâm nhiều hơn đến ngoại hình của họ và có nhiều khả năng nhận được bình luận về ngoại hình hơn các nhân vật nam (Gerding & Signorielli, 2014) Kịch bản này mong muốn nam giới tích cực theo đuổi các mối quan hệ tình dục, coi thường phụ nữ và ưu tiên tình dục hơn tình cảm Ngược lại, phụ nữ được cho là thụđộng về tình dục, sử dụng ngoại hình và cơ thể của mình đểthu hút đàn ông,đặt ra các giới hạn về tình dục và ưu tiên cảm xúc hơn tình dục (Kim et al, 2007) Nhóm định kiến thứ ba tập trung vào các thuộc tính tính cách của mỗi giới Các phân tích về các thể loại đa dạng của chương trình dành cho trẻ em chỉ ra rằng các nhân với các nhân vật nữ và ít có khả năng sợ hãi, yếu đuối hoặc lãng mạn hơn và ngược lại đối với nữ giới (Aubrey & Harrison, 2004)

Nhóm định kiến thứ tư đề cập đến các vai trò và nghề nghiệp Các phân tích chỉ ra rằng nam giới thường được đặt trong thế giới công việc và phụ nữ ở nhà, khi phụ nữ xuất hiện tại nơi làm việc, nghề nghiệp của họ có xu hướng phù hợp với định kiến giới (Gilpatric, 2010) Ví dụ, trong phân tích về những bộ phim hàng đầu được phát hành từ năm 2010 đến 2013 đã báo cáo tỷ lệ 7,6 nam giới làm việc trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học thì mới có 1 nữ giới trong lĩnh vực này Trong một nghiên cứu về các quảng cáo truyền hình vào khung giờ vàng đề cập đến công việc nội trợ, thường là chăm sóc trẻ em và nấu ăn, nam giới được miêu tả là kém thành công hơn trong công việc nội trợ so với phụ nữ, thể hiện qua việc họ nhận được nhiều phản hồi tiêu cực hơn từ người khác, ít thành công hơn và không hài lòng hơn (Scharrer el al, 2006) Những sự phân biệt vai trò này mở rộng đến việc thể hiện các hoạt động hàng ngày của trẻ em Ví dụ: các phân tích chỉ ra rằng quảng cáo đồ chơi rất rập khuôn, với 58% quảng cáo búp bê và 83% quảng cáo đồ chơi động vật chỉ có bé gái và 87% quảng cáo cho đồ chơi vận chuyển/xây dựng và 63% quảng cáo đồ chơi thể thao chỉ có bé trai (Kahlenberg & Hein, 2010) Ở trong nướ c , hình ảnh truyền thông được các tác giả Trần Thị Vân Anh và Nguyễn Hữu Minh (2017) phân tích các vấn đề giới và truyền thông trên hai khía cạnh chính đó là: đối tượng - khán giả xem truyền hình (phụ nữ hay nam giới) và các sản phẩm truyền thông cụ thể là sự xuất hiện của phụ nữ và nam giới qua quan sát của khán giả xem truyền hình Kết quả đã cho thấy: “Hình ảnh phái nữ gắn liền với vai trò chăm sóc gia đình và công việc chăm sóc không lương Hình ảnh phái nam cũng được khắc họa tuyệt đối như người ra quyết định trong xã hội với việc dự họp và lãnh đạo… Trong khi đó, hình ảnh phụ nữ là dự họp, lãnh đạo, tham gia các hoạt động thể thao và ngược lại cũng như nam giới làm công việc nhà, công việc chăm sóc gia đình mặc dù có xuất hiện nhưng xuất hiện với tần suất thấp và rất thấp” Nghiên cứu cũng khẳng định: “Hình ảnh mất cân bằng về giới trên truyền thông đại chúng có thểtác động tiêu cực đến việc hình thành lối suy nghĩ, duy trì nhận thức về ĐKG ở khán giả Định kiến về vai trò và trách nhiệm của hai giới trong gia đình còn khá đậm nét trong suy nghĩ của mọi người” Hình ảnh giới, nội dung và thông điệp được xây dựng mang đậm, gắn liền với khuôn mẫu giới trong các vai trò và vị trí, vị thế phân công lao động Mục tiêu truyền thông về giới chưa được quan tâm và chú trọng Hình ảnh nữ giới được củng cố trong khuôn mẫu đã gây áp lực giới và mối quan hệ giữa hai giới được phản ánh thiếu sự công bằng (Trần Thị Yến Minh, 2015)… Tác giả cũng đã chỉ ra rằng những tác phẩm truyền thông vẫn thể hiện khuôn mẫu giới về vai trò truyền thống của phụ nữ như “chu đáo, dịu dàng, đảm đang, giỏi việc nước, đảm việc nhà” vẫn phổ biến, được xem như là nét tính cách điển hình, đáng trân trọng, đáng quý của người phụ nữ Ngay cả khi phác họa hay khai thác hình ảnh người phụ nữ tham chính những nhà làm báo cũng hướng ngòi bút của mình theo những khuôn mẫu kép gắn với chân dung nữ chính trị gia vừa quyết đoán, lý trí trong công việc vừa đảm đang, chu toàn trong chăm sóc gia đình Điều này ít khi gặp ở nhân vật nam có vị trí công việc tương tự

Ngoài ra, chúng ta đã có thể thấy phần lớn những biểu hiện của sự kỳ thị về giới trong ngôn ngữ được thể hiện bằng cách thức sử dụng ngôn từ trên các bài viết ở MXH

Ví dụ như: có những từ, cụm từ mang đặc trưng tính so sánh, ẩn dụ được dùng để ca ngợi giới nữnhưng lại chứa ẩn, mang hàm ý định kiến một cách khó nhận biết như: Nữ hoàng trong gian bếp, nội tướng, người giữ lửa, người xây tổ ấm Những cách diễn đạt này được truyền thông đặc biệt là truyền thông quảng cáo sử dụng với một tần suất cao đã vô hình tạo hiệu ứng ngược “trói chặt” người phụ nữ vào bổn phận chăm sóc gia đình.

Sự xuất hiện hình ảnh, nội dung về cộng đồng LGBTQ+ những bài viết có tiêu đề “giật gân” như con giáp thứ 13, phụ nữ chạy xe ngoài đường… trở thành một trong những khía cạnh thu hút sự quan tâm, đánh giá từ độc giả tạo hiệu ứng truyền thông trong các nội dung của các bài đăng Trong nghiên cứu thông điệp truyền thông liên quan đến cộng đồng LGBTQ+ của tác giả Trần Đoàn Lâm (2018) cho thấy “Khi đề cập đến việc cá nhân nào đó là người đồng tính có nghĩa là đang đề cập đến xu hướng tình dục và bản dạng tình dục của họ Xu hướng tình dục và bản dạng tình dục không phải lúc nào cũng được thể hiện qua hành vi tình dục… và khi họ lộ diện thì vấp phải rất nhiều sự phản đối, kỳ thị của gia đình, xã hội” Báo cáo này chỉ ra có tới 80% số bài viết về cộng đồng LGBTQ+ là ở tuổi thanh niên, khi bài viết khai thác các chủ đề chính này thì đồng tính trở thành chủ đề phụ và trong nhiều trường hợp dường như đóng vai trò một chi tiết “hot”, “mốt”, thậm chí là chi tiết giật gân, sử dụng cộng đồng LGBTQ+ như một chi tiết gây sự chú ý của người đọc theo hướng bất lợi cho người cộng đồng này

Tổng hợp của tác giả Phạm Hương Trà (2009) cho thấy trong những năm gần đây, việc đưa các thông điệp về giới trên truyền thông, tuy nhiên, vẫn tồn tại rất nhiều các biểu hiện vấn đề về bất bình đẳng giới trong tư duy, nhận thức, đặc biệt là đánh giá về vai trò của nữ giới trong mối tương quan với nam giới Chính vì vậy mà trên thực tế, đã có rất nhiều bài đăng, những bình luận mang tính nhạy cảm giới đã xuất hiện tương đối như hướng tới sự thay đổi trong vai trò giới truyền thống, khuyến khích sự tự tin năng động, sáng tạo của nữ giới; cân bằng khắc họa hình ảnh của phụ nữ và nam giới… Qua việc tổng quan tài liệu thế giới và trong nước việc phân tích thực trạng ĐKG trên truyền thông nói chung và MXH nói riêng, ta có thể thấy: Thực trạng các nghiên cứu trên thế giới và ở trên thế giới về ĐKG trên MXH bao gồm cả hình ảnh tích cực và tiêu cực về bình đẳng giới Trong đó có: Mối quan hệ giữa MXH và ngoài đời: Ranh giới giữa MXH và ngoài đời rất mờ, những gì thể hiện ngoài đời cũng là một phần MXH

MXH góp phần thúc đẩy bình đẳng giới và thách thức khuôn mẫu giới: là nơi cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức về giới, bình đẳng giới; là nơi trao quyền nhiều khi có thể kiếm thu nhập; được đưa ra tiếng nói trên MXH: đặc biệt cộng đồng LGBTQ+ và nhóm yếu thế phụ nữ và trẻ em gái; là nơi vận động xã hội thay đổi chính sách nâng cao nhận thức cộng đồng về bình đẳng giới, quyền LGBTQ+ Tuy nhiên trên thế giới và ở Việt Nam rất ít nghiên cứu về mô tả thực trạng, nguyên nhân hay bằng chứng vềĐKG trên MXH mà chỉ tập trung trong các lĩnh vực truyền thông báo điện tử, quảng cáo Chính vì vậy, nghiên cứu được kỳ vọng sẽ mô tả thực trạng ĐKG trên MXH qua 03 fanpage phổ biến cho giới trẻ, từ đó đưa ra một số giải pháp để thúc đẩy bình đẳng giới và an toàn trên MXH.

M ộ t s ố nguyên nhân đị nh ki ế n gi ớ i trên truy ề n thông

Qua tổng kết, nghiên cứu có thể rút ra những nguyên nhân dẫn đến định kiến về nữ giới vẫn tồn tại là do:

Nghiên cứu nhận thấy rằng giáo dục là một trong những nguyên nhân dẫn đến ĐKG trong truyền thông Trong Hội thảo Lồng ghép giới trong chương trình giáo dục sách giáo khoa phổ thông do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức vào ngày 14/9/2018 đã cho thấy nhiều biểu hiện bất bình đẳng cụ thể phân tích từ 76 cuốn sách giáo khoa của 6 môn học từ lớp 1 đến lớp 12 thì tỷ lệ xuất hiện trong sách giáo khoa tiểu học 49% dành cho nữ, dành cho nam chiếm 51%; sách giáo khoa ở cấp Trung học cơ sở tỷ lệ nữ: 33%, tỷ lệ nam 67%; sách giáo khoa ở cấp Trung học phổ thông tỷ lệ nữ: 19%, nam: 81% Đặc biệt là những nhân vật quan trọng, nổi tiếng lại chủ yếu là nam giới chiếm tỷ lệ 95% Những tài liệu trên đã khắc sâu ĐKG trong nhận thức mỗi đứa trẻ Từ môi trường nuôi dưỡng, giáo dục đã ảnh hưởng đến tư duy của những người làm công tác truyền thông và công chúng tiếp nhận

Ngoài nguyên nhân do giáo dục thì trong khung sinh thái xã hội đã đưa ra rất nhiều các bên liên quan, các yếu tố ảnh hưởng trở thành nguyên nhân dẫn đến ĐKG trên không gian mạng như cá nhân (kiến thức, kỹ năng, niềm tin, giá trị, cảm xúc); gia đình và bạn bè (ảnh hưởng của bạn bè, ảnh hưởng của gia đình, xã hội); cộng đồng (lãnh đạo, tiếp cận thông tin, vốn xã hội); dịch vụ (tiếp cận, chất lượng, thỏa mãn cảm xúc người dùng); môi trường xã hội (lãnh đạo cam kết; luật pháp chính sách; truyền thông, công nghệ, bình đẳng thu nhập)…

Thứ hai, thông điệp sai lầm từ khuôn mẫu giới Truyền thông đại chúng đã luôn đi theo mô típ truyền thống với bối cảnh, nhân vật, hình ảnh… để tạo sự an toàn Tuy nhiên chính điều này đã làm cho ĐKG trên truyền thông trở nên nghiêm trọng hơn, khắc sâu vào tư duy của không chỉ khán giả mà còn cả với những người làm truyền thông Khuôn mẫu giới được tạo ra như một cơ chế để cổ vũ cho sự khác biệt vai trò giới, phụ nữ được quan niệm là gắn liền với vai trò của người mẹ, người vợ, người nội trợ là người phụ thuộc không quan tâm đến việc họ có thu nhập cao hay thấp; nam giới trở thành trụ cột về kinh tế, là tấm gương đạo đức, chỗ dựa về tinh thần của phụ nữ và trẻ em, người chủ gia đình, đại diện cho gia đình trong các quan hệ xã hội và cộng đồng

Như vậy, BBĐ trong truyền thông trên MXH thì sao? Bản chất của truyền thông là bắt nguồn từ hiện thực xã hội, là tấm gương phản chiếu hiện thực Tuy nhiên, truyền thông đại chúng hiện nay trong đó có MXH chủ yếu mục đích hướng tới là lợi nhuận Việc đi theo mô típ truyền thống chính là một giải pháp an toàn cho nhà sản xuất, nhưng lại không tạo ra sự đột phá mà đôi khi còn được coi là lỗi thời, lạc hậu và chưa hướng đến những giá trị cộng đồng Dưới sự tác động mạnh mẽ của Facebook, nghiên cứu sẽ phân tích nguyên nhân ĐKG trên MXH và những phản ánh của độc giả để từ đó xây dựng giải pháp, khuyến nghị phù hợp thúc đẩy truyền thông có nhạy cảm giới và xây dựng môi trường MXH an toàn cho tất cả mọi người MXH củng cố khuôn mẫu giới, ĐKG và bạo lực giới: khi nó thúc đẩy vai trò giới truyền thống khuôn mẫu giới về vị trí, vai trò nam giới, nữ giới trong gia đình, nơi làm việc và ngoài xã hội; mô tả ngoại hình, tính cách nam giới không phản ánh hết số đông/sự đa dạng của cuộc sống; tình trạng bạo lực trên MXH xuất hiện: những ngôn từ mang tính xúc phạm, kỳ thị, quấy rối tình dục, tính bảo mật đặc biệt với cộng đồng thiểu số LGBTQ+

Tóm lại, MXH Facebook là một kênh truyền thông kết hợp giữa công nghệ Internet và ưu thế của các nền tảng MXH khác Với tính năng ưu thế riêng biệt của mình, Facebook đã trở thành một kênh truyền thông thu hút lượng lớn công chúng BBĐG trên truyền thông không còn là một nghiên cứu mới đối với các nhà khoa học, đặc biệt là từ góc độ chuyên ngành xã hội, tâm lý, khoa học về giới Nhưng khía cạnh ĐKG trên MXH thì lại khá mới mẻ, hấp dẫn và chưa có công trình nào nghiên cứu chi tiết, chuyên sâu Các công trình nghiên cứu khoa học phần lớn đều theo hướng phân tích nội dung các tin bài báo chí, quảng cáo, truyền hình… Còn đối với kênh truyền thông MXH, đặc biệt là Facebook chiếm tỉ lệ rất nhỏ, đa phần còn rời rạc, phiến diện Sự phát triển bùng nổ của công nghệ và Internet đã cho ta thấy, MXH Facebook là một trong những kênh truyền thông có một phạm vi tương tác vô cùng lớn Do vậy, việc các thông tin mang nội dung, hình ảnh, thông điệp cần được xem xét một cách cẩn trọng, kỹlưỡng nhằm định hướng dư luận góp phần hạn chế các hành vi lệch chuẩn xã hội Để đạt được điều này, đề tài nghiên cứu nội dung và bình luận trên MXH nói chung và MXH Facebook nói riêng là hết sức cần thiết Việc đi theo hướng tiếp cận phân tích nội dung tạo điều kiện làm tiền đề trả lời các giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu: ĐKG được thể hiện như thế nào trên MXH? Nguyên nhân của tình trạng trên? Giải pháp nào cho việc nâng cao chất lượng bài viết, thông điệp thúc đẩy BĐG trên không gian mạng hiện nay?

Trong chương này đã trình bày cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của đề tài Cơ sở lý luận đi sâu tìm hiểu các khái niệm liên quan trong đó tập trung phân tích khái niệm khuôn mẫu giới, định kiến giới, vai trò giới và nhạy cảm giới cũng như cách sử dụng khái niệm này trong đề tài, từ đó có những tiêu chí cơ bản trong việc nhận diện các vấn đề có chứa ĐKG trong nội dung, bình luận và hình thức bài viết

Bên cạnh đó là hệ thống lý thuyết sử dụng xuyên suốt đề tài như khung sinh thái xã hội để làm rõ nguyên nhân ĐKG trên truyền thông MXH; lý thuyết vai trò giới để làm rõ thực trạng biểu hiện của ĐKG trong các tin bài và bình luận

Ngoài ra, chương 1 còn xem xét vấn đề trên tôn chỉ mục đích, chủ trương, chính sách, luật pháp của Đảng và Nhà nước trong việc thúc đẩy truyền thông BĐG và vai trò của MXH trong việc thúc đẩy BĐG Mô tả sơ lược về thực trạng BĐG trên truyền thông nói chung và MXH Facebook nói riêng Nghiên cứu vấn đề ĐKG qua lăng kính MXH được triển khai qua nghiên cứu khoa học là một việc hết sức có ý nghĩa góp phần làm sáng rõ quan niệm, tầm ảnh hưởng của MXH đối với công cuộc BĐG, chỉ rõ vai trò vị trí của MXH trong sự định hướng và dẫn dắt dư luận xã hội Bên cạnh đó còn chỉ ra những vấn đềvướng mắc cần tháo gỡ của MXH trong việc truyền thông về giới

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀĐẶT RA TỪ THỰC TRẠNG ĐỊNH

KIẾN GIỚI TRÊN MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK Ở VIỆT NAM

(Khảo sát trường hợp 03 trang Beatvn, Nhà nhiều cột và NEU Confessions từ tháng

MXH Facebook trở thành một môi trường kết nối đa chiều, tuy nhiên trên không gian mở đó thì trách nhiệm của các bên tham gia, tương tác vẫn còn nhiều điểm mang tính chất hai chiều có cả tích cực và tiêu cực Một trong số đó là vấn đề liên quan đến BĐG và ý thức trách nhiệm của người tham gia Kết quả khảo sát và phân tích của đề tài cho thấy, ĐKG mặc dù vẫn còn tồn tại trong nội dung các tin bài và bình luận, tuy nhiên cũng có nhiều sự thay đổi mang chiều hướng tích cực qua việc phân tích định lượng và định tính

2.1 Định kiến giới thể hiện trong thông điệp nội dung bài viết

Theo số liệu phân tích 200 bài viết cho thấy khi đề cập đến vấn đề “Bài viết có nhấn mạnh BBĐ giữa nam giới, phụ nữ và LGBTQ+ hay không?” Thì nghiên cứu thu được kết quả như sau:

B ả ng 2.1: Bài vi ế t có hay không nh ấ n m ạ nh v ấn đề b ất bình đẳ ng gi ớ i dung Nội

Nữ Nam LGBTQ+ bài Số % Số bài % Số bài % Số bài %

Nguồn: Sinh viên tổng hợp từ kết quả khảo sát

Kết quả phân tích cho thấy có nhiều điểm tích cực khi xuất hiện tần suất bài đăng không nhấn mạnh BBĐG với giới tính nam là 74/200 bài, chiếm 37% để thấy rằng nam giới nhìn nhận vấn đề một cách giản đơn, đánh giá các sự việc một cách tự nhiên và coi đó là điều bình thường Với một tỷ lệ tương đối lớn thứ hai là nữ giới với quan điểm không đồng ý có tới 56/200 bài chiếm 28% và thấp nhất là LGBTQ+ là 5 bài, chiếm 2.5% Để thấy rằng, các bài đăng trên MXH đã có nhiều sựthay đổi lớn khi xuất hiện các bài đăng mang nhiều điểm tích cực hàm chứa thách thức giới Đây cũng được coi như là một minh chứng quan trọng, phát hiện mang tính chất đột phá khi có được sự công nhận của nữ giới và cộng đồng LGBTQ+ là những đối tượng chịu nhiều định kiến về giới cho rằng nội dung không nhấn mạnh hay đề cập đến BBĐG

Bên cạnh sự thay đổi tích cực thì đâu đó ĐKG vẫn còn xuất hiện trong các tin bài với đối tượng nữ giới được đề cập lớn nhất là nhấn mạnh BBĐG với 43 bài chiếm 21.5%, cộng đồng LGBTQ+ chiếm 0.5% với 1 bài Điều này cũng cho thấy nữ giới là đối tượng chịu nhiều ĐKG và tương đối nhạy cảm Phải chăng đó cũng là một điều may mắn khi nữ giới nhìn nhận, phát hiện được những định kiến cho rằng nó đang làm họ tổn thương, làm hạn chế, cản trở họ trong nhiều cơ hội và hưởng thụ thành quả Số liệu trên trở thành một căn cứ quan trọng để có những giải pháp quan trọng xuất phát từ chính bản thân đối tượng chịu định kiến Ngoài ra, nam giới cũng là đối tượng chịu nhiều ĐKG với 21 bài đăng chiếm 10.5% Kết quả cho thấy ĐKG không chỉ có riêng ở nữ giới thôi mà nam giới cũng là đối tượng chịu nhiều định kiến Nam giới cho rằng định kiến làm cho họ có những cảm xúc tiêu cực, sự phát triển của xã hội đặt ra những yêu cầu khiến cho họ cảm thấy vô cùng áp lực “Trong cuộc sống đời thường bản thân tôi cũng chịu nhiều sự chỉ trích Tại sao mày là nam mà lại vào bếp? Tại sao tầm tuổi này rồi mà mày vẫn chưa có xe?” (PVS, nam 21 tuổi, sinh viên HVPNVN) Vậy nên ĐKG không phải là câu chuyện riêng của một giới mà là câu chuyện mang tính bao trùm, đảm bảo chúng ta không nên bỏ qua bất cứ một đối tượng nào trong mọi hoàn cảnh Số liệu trên trở thành một căn cứ quan trọng để ta xác định đối tượng và có những can thiệp căn cơ, hiệu quả Ở một chiều cạnh khác thì nội dung khái quát của bài viết cũng phản ánh rất nhiều điều (xem chi tiết Biểu đồ 2.1)

Bi ểu đồ 2.1: M ức độ nh ạ y c ả m gi ớ i trong thông điệ p bài vi ế t (bài)

Kết quả phân tích cho thấy có sự chênh lệch lớn nhất giữa các giới trong nội dung đề cập đến hàm chứa ĐKG Trùng hợp với nội dung nhấn mạnh ĐKG trong đề tài phân tích thì ở nội dung này tỷ lệ chênh lệch của nam giới 25 bài chiếm 12.5% , nữ giới là 35 bài chiếm 17.5% và có khoảng cách rất lớn với cộng đồng LGBTQ+ là 3 bài chiếm 1.5% Lượt kết quả cao thứ hai không mô tả đa dạng quan điểm/trải nghiệm của phụ nữ và nhóm thiểu số/nhóm đặc thù với kết quả là 16 bài chiếm 8% là nữ và nam giới là 7% với 14 bài, LGBTQ+ chiếm 0.5% Việc mô tả không đa dạng quan điểm của hai giới và nhóm đặc thù được coi là một trong những nguyên nhân, biểu hiện của ĐKG “Mạng xã hội lớn như vậy, nhưng cộng đồng LGBTQ+ chúng tôi lại rất khó để nhận diện Vì xã hội thực tế còn nhiều những chỉ trích nên chúng tôi thu mình trong không gian ảo với sựẩn mình trong các tên nick theo ý mình hay các bạn thường gọi là nick ảo Chính vì lẽđó, mà mặc dù chúng tôi đi xem và bình luận bài viết một cách tựdo nhưng lại không thể trực tiếp lên đó kể khổ, chia sẻ những khó khăn, cảm xúc của mình” (PVS, LGBTQ+

23 tuổi, sinh viên HVPNVN) Cuối cùng là các bài đăng củng cố khuôn mẫu giới không có sự chênh lệch quá nhiều giữa nam và nữ Ở chiều cạnh khác, có rất nhiều bài viết với những nội dung mang tính tích cực

Kết quả lớn nhất là các bài đăng có chứa thách thức khuôn mẫu giới với tỷ lệ là 44 bài chiếm 22% của nữ, 41 bài chiếm 20.5% là nam và 1.5% của cộng đồng LGBTQ+ Số liệu kết quả trên là một tín hiệu đáng mừng trong nhận thức và mong muốn được chia sẻ công việc của các giới cũng thể hiện sự hoán đổi vị trí, vai trò cho nhau đang dần được xã hội chấp nhận và cũng là mong muốn, nguyện vọng của mỗi giới Theo sau đó là các nội dung nhằm góp phần nâng cao hiểu biết về nguyên nhân của bình đẳng/bất bình đẳng giới có 31 bài của nam chiếm 15.5% và nữ giới là 27 chiếm 13.5%; đảm bảo tính đại diện - cân bằng về giới là 34 bài của nam và nữ là 27 bài Đó là một trong những nội dung quan trọng thúc đẩy các bài đăng có nhạy cảm giới, thúc đẩy BĐG trên không gian mạng

2.2 Định kiến giới trong việc mô tả nhân vật trong bài viết

2.2.1 Đị nh ki ế n gi ớ i trong mô t ả đặc điể m nhân v ậ t

Kết quả phân tích bài đăng đã đưa ra một số kết quả khi mô tả đặc điểm chứa ĐKG

B ả ng 2.2: Mô t ả đặc điể m gi ớ i có hay không ch ứ a đị nh ki ế n gi ớ i

Nội dung chứa định kiến giới

Số bài % Số bài % Số bài % Số bài %

Nguồn: Sinh viên tổng hợp từ kết quả khảo sát

THỰ C TR ẠNG ĐỊ NH KI Ế N GI Ớ I TRÊN M Ạ NG XÃ H Ộ I

Đị nh ki ế n gi ớ i trong mô t ả nhân v ậ t trong bài vi ế t

đề cập đến hàm chứa ĐKG Trùng hợp với nội dung nhấn mạnh ĐKG trong đề tài phân tích thì ở nội dung này tỷ lệ chênh lệch của nam giới 25 bài chiếm 12.5% , nữ giới là 35 bài chiếm 17.5% và có khoảng cách rất lớn với cộng đồng LGBTQ+ là 3 bài chiếm 1.5% Lượt kết quả cao thứ hai không mô tả đa dạng quan điểm/trải nghiệm của phụ nữ và nhóm thiểu số/nhóm đặc thù với kết quả là 16 bài chiếm 8% là nữ và nam giới là 7% với 14 bài, LGBTQ+ chiếm 0.5% Việc mô tả không đa dạng quan điểm của hai giới và nhóm đặc thù được coi là một trong những nguyên nhân, biểu hiện của ĐKG “Mạng xã hội lớn như vậy, nhưng cộng đồng LGBTQ+ chúng tôi lại rất khó để nhận diện Vì xã hội thực tế còn nhiều những chỉ trích nên chúng tôi thu mình trong không gian ảo với sựẩn mình trong các tên nick theo ý mình hay các bạn thường gọi là nick ảo Chính vì lẽđó, mà mặc dù chúng tôi đi xem và bình luận bài viết một cách tựdo nhưng lại không thể trực tiếp lên đó kể khổ, chia sẻ những khó khăn, cảm xúc của mình” (PVS, LGBTQ+

23 tuổi, sinh viên HVPNVN) Cuối cùng là các bài đăng củng cố khuôn mẫu giới không có sự chênh lệch quá nhiều giữa nam và nữ Ở chiều cạnh khác, có rất nhiều bài viết với những nội dung mang tính tích cực

Kết quả lớn nhất là các bài đăng có chứa thách thức khuôn mẫu giới với tỷ lệ là 44 bài chiếm 22% của nữ, 41 bài chiếm 20.5% là nam và 1.5% của cộng đồng LGBTQ+ Số liệu kết quả trên là một tín hiệu đáng mừng trong nhận thức và mong muốn được chia sẻ công việc của các giới cũng thể hiện sự hoán đổi vị trí, vai trò cho nhau đang dần được xã hội chấp nhận và cũng là mong muốn, nguyện vọng của mỗi giới Theo sau đó là các nội dung nhằm góp phần nâng cao hiểu biết về nguyên nhân của bình đẳng/bất bình đẳng giới có 31 bài của nam chiếm 15.5% và nữ giới là 27 chiếm 13.5%; đảm bảo tính đại diện - cân bằng về giới là 34 bài của nam và nữ là 27 bài Đó là một trong những nội dung quan trọng thúc đẩy các bài đăng có nhạy cảm giới, thúc đẩy BĐG trên không gian mạng

2.2 Định kiến giới trong việc mô tả nhân vật trong bài viết

2.2.1 Đị nh ki ế n gi ớ i trong mô t ả đặc điể m nhân v ậ t

Kết quả phân tích bài đăng đã đưa ra một số kết quả khi mô tả đặc điểm chứa ĐKG

B ả ng 2.2: Mô t ả đặc điể m gi ớ i có hay không ch ứ a đị nh ki ế n gi ớ i

Nội dung chứa định kiến giới

Số bài % Số bài % Số bài % Số bài %

Nguồn: Sinh viên tổng hợp từ kết quả khảo sát

Trong kết quả này đề tài thu được có nhiều điểm sáng khi nam giới cho rằng không có ĐKG trong mô tảđặc điểm giới với 56/200 bài, nữ giới với 50/200 bài và cộng đồng LGBTQ+ là 2 bài Điều này cho thấy đã có sự thay đổi tích cực trong các bài viết Tuy nhiên thì nữ giới lại là đối tượng chịu nhiều ĐKG khi miêu tả đặc điểm với 49/200 bài đăng, nam giới 39/200 bài, LGBTQ+ là 4 bài Kết quả cho thấy, mặc dù nữ giới là đối tượng chịu nhiều ĐKG trong mô tả đặc điểm nhưng nam giới cũng là đối tượng chịu khá nhiều tổn thương Kết quả phân tích nhận thấy rằng, chúng ta không nên bỏ qua bất cứ một giới nào trong quá trình tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân để đưa ra những giải pháp kịp thời, hiệu quả Những biểu hiện của ĐKG thể hiện trong nội dung các bài viết được nghiên cứu dựa vào khái niệm ĐKG và triển khai theo 02 khía cạnh cơ bản là: ĐKG trong việc miêu tả về đặc điểm (tính cách, ngoại hình và phẩm chất) và ĐKG trong miêu tả vị trí, vai trò, năng lực của mỗi giới

B ả ng 2.3: Mô t ả v ề đặc điể m nam tính/n ữ tính c ủ a nhân v ậ t có ch ứ a đị nh ki ế n gi ớ i dung Nội

Số bài % Số bài % Số bài % Số bài %

Không rõ/không đề cập 35 17.5% 44 22% 2 1% 81 40.5%

Nguồn: Sinh viên tổng hợp từ kết quả khảo sát

Kết quả phân tích thể hiện ĐKG trong mô tả nhân vật đáng mừng khi kết quả không rõ/không đề cập chiếm một tỷ lệ tương đối lớn và có ít sự chênh lệch của nam với 44/81 bài chiếm 22%, của nữ giới là 35/81 bài chiếm tỷ lệ 17.5% Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều định kiến và được thể hiện chi tiết qua những nội dung cụ thể như sau:

2.2.1.1 Đặc điểm ngoại hình của nhân vật

“Trong các nội dung tin bài, chúng ta không khó để nhìn thấy sự khác biệt, chênh lệch trong mô tả ngoại hình của nam và nữ Cũng luôn nhìn thấy nữ giới là đối tượng luôn được chú ý đến ngoại hình nhiều hơn nam giới Nữ giới cũng là nhân vật được mang ra để làm

“chiêu trò” thu hút “câu like, câu view và tương tác”, đôi khi họ còn kiếm tiền trên ngoại hình của phụ nữ” (PVS, Nữ 28 tuổi, cán bộ truyền thông NGOs Batik) Qua số liệu khảo sát mà nghiên cứu thu được có tới 87/200 bài chiếm 43.5% có nhân vật xuất hiện trong các tin bài với chủđềlàm đẹp; mô tả vềđặc điểm nam tính/nữ tính của nhân vật có đề cập ngoại hình hoặc nhắc đến ngoại hình trong các lĩnh vực thể thao, các công việc đề cao ngoại hình như người mẫu, diễn viên, nữ lãnh đạo… và tầm quan trọng của ngoại hình trong các mối quan hệ Điều này đã vô hình chung làm củng cố các quan niệm giới truyền thống: đặt nặng phụ nữ với nhan sắc, nam giới gắn với năng lực: “Gái ham tài, trai ham sắc” ĐKG khi mô tả nữ giới thể hiện trong truyền thông nói chung và MXH nói riêng vẫn thường xem xét từ vẻ đẹp ngoại hình Điều này được thể hiện qua giới tính nhân vật trong những bài viết có liên quan đến sắc đẹp, ngoại hình (xem chi tiết Biểu đồ 2.2)

Bi ểu đồ 2.2: Gi ớ i tính nhân v ậ t trong bài vi ết liên quan đế n s ắc đẹ p, ngo ạ i hình (%)

Nguồn: Sinh viên tổng hợp từ kết quả khảo sát

Kết quả khảo sát nhận thấy, định kiến với nữ giới còn được mô tả qua việc thể hiện các giá trị của nữ giới thông qua xem xét từ vẻ đẹp hình thể Đây cũng là đối tượng được đề cập đến nhiều nhất với tỷ lệ là 55% và nam chiếm 40%, cộng đồng LGBTQ+ là 5% Trong quan niệm truyền thống, ngoại hình luôn được đặt nặng với phụ nữ đó không phải là một quan niệm sai trái cũng như việc quan niệm nam giới quan trọng là tiền tài là một lối suy nghĩ dễ dàng được xã hội chấp nhận theo số đông Tuy nhiên, trên khía cạnh khác quan niệm này lại có những biểu hiện cực đoan gây ra những áp lực cho cả hai giới

Ví dụ như với những người nữ mà không may họ có đôi chút khiếm khuyết về ngoại hình hay ngoại hình không xinh đẹp họ luôn tự ti và thậm chí đôi khi còn bị đánh mất đi những cơ hội của bản thân, họ tìm cách để che đi các khuyết điểm ấy trong việc ngụy trang dưới lớp mặt nạ trang điểm bằng mỹ phẩm hay tìm kiếm các cơ sở thẩm mỹ không an toàn… Những giải pháp nhất thời trên đã khiến cho nữ giới vô cùng tốn kém về thời gian, tài chính và thậm phải trả giá bằng sức khỏe, mạng sống của chính mình

Hình 2.1: Bài đăng biế n ch ứ ng c ủ a th ẩ m m ỹ “Hãy cẩ n th ận khi làm đẹp”

Nguồn: Ảnh chụp màn hình fanpage Beatvn Ở một khía cạnh khác, với những người phụ nữ đẹp cũng bị “gán” cho những mác

5% rằng họ dùng ngoại hình làm công cụ để tiến thân, mua vui… còn với khán giả là nam giới lại coi đó là sự “tinh tế” của người quay Đáng buồn hơn khi một số người làm truyền thông dùng nó là “vũ khí” tăng sự chú ý, kéo tương tác cho bài viết, thậm trí là dùng thân thể của người phụ nữ để kiếm tiền, tăng lợi nhuận

Hình 2.2 : Bài đăng “Nóng cùng World Cup năm 2022”

Nguồn: Ảnh chụp màn hình fanpage Nhà nhiều cột

“Trong bài viết miêu tả về vẻđẹp hình thể của các nhân vật thường có các từ khóa được dành riêng cho nam giới và phụ nữ khi miêu tả các vẻđẹp lý tưởng” (PVS, nữ 47 tuổi, giảng viên HVPNVN) Nam giới được mô tả với vẻ đẹp: sáu múi, da trắng, ngón tay thon, miệng rộng, cao ráo… (chiếm 17/87 bài với 19.5%) còn nữ giới thì da trắng, dáng người thon hoặc cân đối, nụ cười rạng rỡ, mắt to, mũi cao, ngực lớn… (có 37/87 bài, chiếm 42.5%) Tương tự như vậy, các tin bài mô tả khuyết điểm ngoại hình của mỗi giới thì lại gắn nhiều với nữ giới thường bị nhìn nhận, đánh giá với thái độ miệt thị, đả kích, bình xét… gây ra vấn nạn miệt thị ngoại hình như “màn hình phẳng, ngực lép, não ngắn, béo như con lợn…” chiếm 28/87 bài tương đương 32% Trong tổng số (5/87 bài, chiếm 5.8%) có một số từnhư “đồđàn bà”, “xăng pha nhớt”, “bê đê”… dành cho nam giới hoặc cộng đồng LGBTQ+ Việc miêu tả ngoại hình dựa theo chuẩn mực cũ sẽ làm mất đi sự sáng tạo của ngôn ngữ cũng như nội dung bài đăng hạn chế và không chấp nhận sự khác biệt, khiếm khuyết của mỗi giới

Bên cạnh những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt luôn coi trọng sự đoan trang, kín đáo… thì hiện nay: “Một hình thức khác của ngoại hình còn được coi là

“tấm vé thông hành” của nữ giới trong các lĩnh vực được nam giới chiếm lĩnh” (PVS, nam 21 tuổi, sinh viên HVPNVN) Không ít những tin bài đăng mô tả người phụ nữ với những đặc điểm ngoại hình hấp dẫn, quyến rũ, gợi cảm… Có thể coi đây là một mối tác phóng khoáng, tự do và tự tin thể hiện vẻ đẹp hình thể còn mặt tiêu cực chính là sự chỉ trích, miệt thị, thậm chí là bị lợi dụng để miêu tả một cách vô cùng phản cảm, để lại những bình luận vô cùng thiếu lịch sự, thiếu tôn trọng khi nói, bàn về thân thể người phụ nữ… Ví dụ như bình luận viên bóng đá với tiêu đề “Nóng cùng World Cup năm

2022” (Nhà nhiều cột, 23/11/2022), Nguyễn Thục Anh - một trong những người đẹp tham dự casting "Nóng cùng World Cup 2022" (Beatvn, 11/11/2022),“Bánh bèo trong Sao nhập ngũ” (Beatvn, 14/08/2022), “Xoài non mà không hề "non", loạt ảnh siêu xinh, sống tiết kiệm, dè sẻn!”(NEU Confessions, 23/05/2022)…, “Nữ hoàng nội y nổi tiếng với ba vòng phồn thực” (NEU Confessions, 28/8/2022)… Hay Nữ luật sư xinh đẹp trong phim hành trình công lý (Beatvn, 15/11/2022) viết: “Chắc tổ nghềđộ chị! Hành Trình Công Lý là bộ phim giờ vàng ăn khách, thếnhưng dạo gần đây, khán giảvà đặc biệt là giới luật sư phải khóc thét khi phát hiện ra những hạt sạn to đùng trong phim Nhiều người cho rằng không biết sự có mặt của luật sư để làm gì trong khi nhân chứng gánh còng lưng Giới luật sư ngoài việc khóc thét ra thì hiện đang truyền tai nhau nghỉ xem phim này vì sợ sẽ phải nhặt sạn đến tận cuối phim, nhưng thôi chịđẹp nên em bỏqua” Chắc chắn với cách viết trên đã mang lại cho người đọc có cảm giác các cô gái không thật sự có năng lực mà do vẻđẹp của ngoại hình chi phối

Một số bài đăng đã có những sự “chuyển mình” trong việc khai thác ngoại hình phụ nữ trong các lĩnh vực vốn được coi là nam giới “chiếm lĩnh”, khuyến khích phụ nữ được sống là chính mình, kể cả việc làm cho mình đẹp hơn để có thể giúp bản thân tự tin, yêu đời, đóng góp nhiều giá trị cho cộng đồng:

Hình 2.3: Bài vi ết “Văn Thị Thanh Qu ả bóng vàng 2003 v ẻ đẹ p c ủ a trí tu ệ và chuyên môn r ấ t cu ốn hút” (Beatvn, 25/11/2022)

Nguồn: Ảnh chụp màn hình fanpage Beatvn

NGUYÊN NHÂN ĐỊ NH KI Ế N GI Ớ I TRÊN M Ạ NG XÃ H Ộ I

Nguyên nhân t ồ n t ại đị nh ki ế n gi ớ i trên m ạ ng xã h ộ i Vi ệ t Nam

Dựa vào mô hình khung sinh thái xã hội, có rất nhiều yếu tố ở các cấp độ khác nhau bao gồm cấp độ cá nhân, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, cộng động, xã hội, văn hoá, luật pháp, chính sách … ảnh hưởng đến hành vi của con người Để tìm hiểu nguyên nhân các yếu tố ảnh hưởng đến định kiến giới trên mạng xã hội, chúng ta có thể thấy, hầu hết các bài viết trên mạng xã hội được tạo ra bởi những người xây dựng nội dung và quản lý fanpage Sau khi nội dung được sản xuất xong một số trang có người bình duyệt Ngoài ra những bình luận bởi khán giả chứa định kiến cũng bởi những khán giả vẫn còn chứa định kiến giới Bên cạnh đó còn bịảnh hưởng một số yếu tốliên quan đến văn hoá sử dụng mạng thúc đẩy các định kiến giới và bạo lực trên không gian mạng

Hình 2.12: Mô hình sinh thái – các y ế u t ố tác độ ng

Nguồn sinh viên tổng hợp từ kết quả khảo sát

Chính vì lẽ đó nghiên cứu đặt vấn đề và đối tượng trong mối tương tác qua lại với

Văn hoá và văn hoá mạng

Người quản lý trang mạng xã hội và cộng đồng Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp

Cấp độ cá nhân (Người biên tập nội dung/khán giả/người bình duyệt)

• Chuẩn mực, định kiến giới tồn tại ngoài đời và được chuyển giao lên mạng xã họi (Technofeminism)

• Ảnh hưởng của nho giáo, đạo khổng, trọng nam khinh nữ trong văn hoá việt

• Dễ dàng thể hiện sự kỳ thị, định kiến trên mạng xã hội do tính ẩn danh của nó

• Chưa có luật pháp, chính sách giải quyết vấn đề này: Vai trò của luật an ninh mạng, bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội

• Luật pháp, chính sách thực thi kém hiệu quả

• Không có cơ chế, giám sát, xử lý nghiêm

• Chưa có các công cụ, ché tài để quyét các ngôn ngữ, hình ảnh chứa định kiến giới

• Vi phạm quyền riêng tư

• Thúc đẩy bởi lợi nhuận, marketing, câu view tăng lợi nhuận

• Bất bình đẳng giới trong gia đình và bạn bè, đồng nghiệp

• cơ quan chưa có cơ chế thúc đẩy nhạy cảm giới trên truyền thông

• Định kiến trong nhận nhận thức, hành vi

• Chưa được tập huấn về nhạy cảm giới trên truyền thông

• Bị ảnh hưởng bởi văn hoá câu view, câu like theo lợi nhuận sinh thái xã hội Từ đó phân tích các lớp nguyên nhân dẫn đến những ĐKG xuất hiện trong các tin bài và bình luận qua 02 nội dung chính: (1) người xây dựng nội dung trên các trang này còn chứa ĐKG; (2) những người xem/người đọc còn chứa ĐKG và còn bạo lực trên không gian mạng

3.1.1 Ngườ i xây d ự ng n ội dung: tác động đế n quá trình xây d ự ng n ộ i dung

3.1.1.1 Cá nhân người xây dựng nội dung và quản lý fanpage

Thứ nhất, bản thân chính những người viết bài cũng đang là một phần của xã hội, họ cũng đã và đang tồn tại ĐKG trong suy nghĩ, hành động, coi đó là lẽ thường thuận theo tự nhiên Kết quả này không quá bất ngờ khi đại đa số công chúng chưa biết đến các khái niệm về giới, coi việc BĐG là sự vô lý, làm quá vấn đề của nữ Đa số công chúng không nhận ra sự bất thường trong các khuôn mẫu và vai trò, họ coi đó là điều hiển nhiên khi cả xã hội đều đang làm như vậy Mặc dù công chúng nhận ra rằng sự công nhận các giá trị cần được tôn trọng, đối xử bình đẳng trong các mối quan hệ xã hội và gia đình nhưng trên thực tế ĐKG vẫn đang chi phối cách viết của công chúng Việc phân công lao động theo vai trò giới đã trở nên bình thường, củng cố các ĐKG, khiến cho các vấn đề giới trên MXH trở thành hiện tượng “trần kính giới”

Thứ hai, quản trị viên fanpage vẫn chưa có điều kiện và cũng chưa có nhu cầu cập nhập các kiến thức, kỹ năng về giới Trong quá trình kiểm duyệt các bài đăng hay viết bài, các khuôn mẫu trong các vai trò giới mang ĐKG vẫn luôn tồn tại trong tư duy của họ Công chúng viết bài theo cảm nhận của cá nhân nhìn nhận sự việc qua các vai trò giới bằng “lăng kính” cá nhân Các đơn vị truyền thông, quản lý fanpage thì “bình thường hóa” các vấn đề giới Chính vì lẽ đó mà dẫn đến sản xuất ra những nội dung chứa ĐKG hoàn toàn vô thức làm cho các tin bài xuất hiện một cách tự nhiên trở thành những vòng lặp và rất khó để nhận biết

Trong bối cảnh xã hội đang có nhiều sự chuyển biến văn minh, tiến bộ, coi trọng quyền con người, coi con người là mục tiêu, là trung tâm của sự phát triển thì việc đào tạo cung cấp kỹ năng cho các đơn vị truyền thông, quản lý fanpage, công chúng… được coi là một trong những giải pháp hữu hiệu Nhưng vấn đề trên lại không được triển khai thường xuyên, bài bản có hệ thống Phần lớn các cơ quan chuyên trách về giới sẽ đảm nhận việc lồng ghép giới trong truyền thông trên MXH như trang Nhà nhiều cột và tổ chức NGOs Batik (trong diện khảo sát của đề tài) đang thể hiện sứ mệnh, trách nhiệm của mình trong lĩnh vực truyền thông về giới

3.1.1.2 Môi trường sống; văn hóa, chuẩn mực xã hội và luật pháp chính sách

Thứ nhất, các yếu tố môi trường giáo dục của gia đình, nhà trường ảnh hưởng lớn đến ĐKG của công chúng Nhận thức của mỗi người đều là sản phẩm của quá trình xã hội hóa ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức, cách đánh giá viết bài được thể hiện qua khâu kiểm duyệt tin bài Bên cạnh đó, cách thức viết bài cũng bị ảnh hưởng, chi phối rất lớn bởi các yếu tố liên quan đến văn hóa đặc biệt là tư tưởng phụ quyền Các khuôn mẫu vai trò thể hiện sự mong đợi, kỳ vọng của xã hội vào mỗi giới nên đã ăn sâu vào trong nếp sinh hoạt, nếp nghĩ mang tính nội tại tự nhiên và có thể mất rất nhiều thời gian thì mới có thể thay đổi được

Thứ hai, “môi trường làm việc thì có những yêu cầu như: thông tin phải hot, thu hút độc giả, khán giả, tương tác nguồn tin, yêu cầu câu view, câu like… Đã tác động trực tiếp đến người quản lý các trang, người đóng vai trò kiểm duyệt nội dung, lợi nhuận bởi vì đó là những tiêu chí quyết định giá trị kinh tế, sử dụng để tăng lợi nhuận.” (PVS, nữ 47 tuổi, giảng viên HVPNVN) Hơn thế, các đơn vị truyền thông, quản lý fanpage vẫn chưa coi trọng truyền thông các vấn đề liên quan đến giới Hiện nay, mặc dù đã có

Bộ chỉ số truyền thông về giới, tuy nhiên trên MXH vẫn chưa có những quy định và kiểm soát về vấn đề này Bên cạnh đó, quản lý các fanpage vẫn chưa có những quy định chặt chẽ về các vấn đề giới trong đăng tải tin bài Thậm chí phần nhiều người quản lý fanpage vẫn không biết các khái niệm cơ bản về giới và không có người chuyên trách và lưu tâm đến vấn đề này Nội dung các bài viết phụ thuộc hoàn toàn vào nhận thức, cách đánh giá của công chúng Các thông tin đăng tải không qua bất cứ một khâu kiểm duyệt nào về giới mà đã đăng tải trong thời gian ngắn để trở thành tin nóng Đây cũng chính là một trong những lý do làm cho các bài đăng trên MXH thiếu nhạy cảm giới cũng như đang vô tình cổ xúy ĐKG

Thứ ba, môi trường văn hóa và chuẩn mực xã hội: “ĐKG thuộc về phạm trù thuộc lĩnh vực văn hóa mà những gì thuộc lĩnh vực văn hóa thì sẽ rất khó thay đổi Nhưng nó lại đồng hành trong quá trình trưởng thành của công chúng và người xây dựng nội dung làm cho cách nhìn nhận xã hội và ứng xử trên MXH mang góc nhìn cá nhân.” (PVS, nữ

47 tuổi, giảng viên HVPNVN) MXH được coi như là “tấm gương” phản chiếu hiện thực nên thực tế cho thấy đời sống vẫn còn nhiều định kiến Việt Nam trong những năm gần đây được đánh giá là một trong những quốc gia đáng sống Một trong những lý do tế ghi nhận Việt Nam là một trong những điểm sáng thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ và trách nhiệm trong việc đảm bảo, thực thi các công ước quốc tế

Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn luôn phải đối mặt với nhiều thách thức để đạt được BĐG do phải chịu một nền văn hóa lâu đời của Nho giáo, tư tưởng phụ quyềnvà những yếu tố văn hóa Việt Nam tồn tại từ lâu đời như: văn hóa làng xã - tính tập thể cộng đồng cao, nó ảnh hưởng đến văn hóa đám đông “hít drama” trên mạng, miệt thị bởi đám đông với những người có quan điểm khác hoặc đi lệch chuẩn xã hội “Tôi nghĩ rằng nếu như chúng ta chịu ảnh hưởng 1000 nămvăn hóa Nho giáo thì sẽ phải mất gấp đôi thời gian hoặc lâu hơn để khắc phục những hậu quả, hệ lụy của nó Tuy nhiên việc mà chúng ta bịkìm nén quá lâu, nên khi chúng ta “bung mình” không có kiểm soát kịp thời thì BĐG cũng tiếp tục để lại những thách thức mà xã hội đang phải đối mặt đó là kết hôn muộn hoặc không thể kết hôn, phá thai do mang thai ngoài ý muốn…” (PVS, nữ 38 tuổi, giảng viên HVPNVN) ĐKG vốn mang đến nhiều áp lực, tổn thương cho mỗi giới, tuy nhiên phụ nữ do bị ảnh hưởng, chi phối bởi các đặc điểm tự nhiên như mang thai, sinh đẻ, thể chất nên dễ trở thành đối tượng chịu nhiều định kiến hơn nam giới Hơn thế, do bị ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc trong tư tưởng của Khổng Tử“trọng nam khinh nữ” mà khi chúng ta nhắc đến ĐKG là ta lại nghĩ ngay đến nữ giới “Phụ nữ nhìn vào xã hội đểđịnh nghĩa, điều chỉnh hành vi cho phù hợp và từđó làm cho bản thân mình trở nên im lặng Các khuôn mẫu bắt đầu từ tuổi thơ lớn lên theo hành trình trưởng thành và tiếp tục lặp lại trong suốt vòng đời, cho luôn cả thế hệ tiếp theo” (PVS, nữ 47 tuổi, giảng viên HVPNVN) Chính vì lẽ đó mà phụ nữ trở nên sợ hãi: sợ không được quan tâm, sợ lựa chọn sai lầm, sợ gây chú ý không tốt, sợ thất bại Như vậy, “sợ hãi” là nguồn cơ cản trở người phụ nữ thoát khỏi mối quan hệ gia đình và xã hội - mối quan hệ công và tư Các vai trò giới truyền thống về năng lực, vị trí của mỗi giới phần đông được xã hội chấp nhận và duy trì được thể hiện một cách hoàn toàn tự nhiên trên MXH Đáng buồn hơn là phản ứng của xã hội đối với hành vi của các nhân vật phần lớn là những người cùng giới đặc biệt là phụ nữluôn “hùa theo đám đông, đổ lỗi cho nạn nhân”.

Thực tế đời sống là nguồn tư liệu ảnh hưởng trực tiếp đến thế giới quan của công chúng Công chúng được ví như là “thư ký của cuộc sống” với nhiệm vụ là bám sát vào thực tế, chia sẻ tâm tư tình cảm, băn khoăn của mình hay lớn lao hơn là cung cấp thông tin cho người khác Chính vì lẽ đó mà vấn đề BĐG vẫn luôn được phản ánh trong mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội Thực tế cho ta thấy rằng, đã có rất nhiều sự nỗ lực và chúng ta đã gặt hái được rất nhiều thành tựu đáng tự hào Tuy nhiên, con đường đến được với BĐG thực chất vẫn là một chặng đường dài, khó khăn với nhiều thử thách và một trong những nỗ lực không ngừng đó là việc thay đổi nhận thức và tư duy của mỗi người dân trong việc thay đổi khuôn mẫu chứa định kiến Ranh giới giữa mạng và ngoài đời trở nên vô cùng mong manh

Thứ tư vai trò luật bình đẳng giới, luật an ninh mạng Việt Nam là một quốc gia có hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ và tiến bộ Luật Bình đẳng giới (BĐG) ra đời vào ngày 29/11/2006 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI thông qua và có hiệu lực thi hành từ 01/7/2007 Trong bộ luật đã nêu rõ biện pháp thúc đẩy BĐG là đối xử đặc biệt với phụ nữ Bên cạnh đó, các chương trình, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng đã và đang gián tiếp thể hiện vai trò của truyền thông trong việc thúc đẩy BĐG Cùng với đó là việc ký và phê chuẩn hàng loạt các công ước quốc tế CEDAW; Cương lĩnh hành động Bắc Kinh; Mục tiêu thiên niên kỷ… đã trở thành cam kết của Đảng và Nhà nước ta với cộng đồng quốc tế trong việc thực hiện lồng ghép giới trong mọi lĩnh vực trong đó có truyền thông để kéo gần khoảng cách giới tiến gần hơn với BĐG Bên cạnh đó, liên quan đến MXH ta có Luật an ninh mạng ban hành vào năm 2018 quy định về việc đảm bảo các hoạt động phát hiện, ngăn ngừa, xử lý các hành vi phát hành thông tin sai sự thật, làm tổn hại đến danh dự nhân phẩm người khác trên không gian mạng

3.1.2 Nh ững ngườ i xem, bình lu ận dướ i bài vi ế t

Thứ nhất, đối với cá nhân (xem lại Biểu đồ 2.17 trang 74) ta có thể thấy nam giới có xu hướng ĐKG/bạo lực trên mạng nhiều hơn so với nữ giới Nguồn gốc bắt nguồn chủ yếu từ phân biệt đối xử vê giới; xu hướng tính dục; dân tộc, vùng miền; phân biệt giàu nghèo, tầng lớp trong xã hội…Đại đa sốcá nhân đều chưa có khái niệm và hiểu biết về giới nên sự thiếu và nhận thức chưa đầy đủ được thể hiện qua quan điểm của họ về bình đẳng giới/những ĐKG trong cuộc đời thực được đưa lên mạng Nhận thức của công chúng - những người đang sử dụng MXH có những nhận thức chưa đúng hoặc chưa đủ, mang theo những thói quen, suy nghĩ hàngngày tương tác với các bài đăng trên fanpage, đôi khi chính họcũng không nhận ra các vấn đề giới, nhận ra mình đang là nạn nhân của ĐKG và cũng không nhận ra mình đang làm tổn thương người khác” (PVS, nữ 25 tuổi, quản trị viên

Thứ hai đối với cộng đồng, không gian mạng là nơi dễ dàng chia sẻ, tâm lý đám đông, dễ dàng công kích người khác có quan điểm trái chiều cũng có thể tìm được người có cùng ý kiến với mình… “MXH là một không gian giao tiếp ảo rất khó để xác định được các danh tính thông tin người viết bài, “lợi dụng” những khoảng trống đó mà không ít công chúng không có trách nhiệm với lời nói của mình và sẵn sàng làm tổn thương người khác” (PVS, LGBTQ+ 23 tuổi, sinh viên HVPNVN)

K ế t lu ận

“ĐKG là những nhận thức, thái độ, mang hàm ý sắc thái tiêu cực trong đánh giá vị trí, vai trò và năng lực của mỗi giới mang tính phiến diện làm cản trở sự phát triển và cơ hội của nam và nữ trong mọi lĩnh vực đời sống” ĐKG bắt nguồn từ những khuôn mẫu giới hay còn được gọi là định khuôn giới, nó đã tồn tại trong lối suy nghĩ, nhận thức của cộng đồng xã hội một cách bền vững và lâu dài, có khi còn mang tính lịch sử, văn hóa vì thế nó có thể trở thành thái độ và hành vi kỳ thị một cách rất tự nhiên và khó khăn trong nhận nhận biết Nếu không dần được xem xét loại bỏ, ĐKG sẽ ăn sâu vào trong tiềm thức, đời sống của con người Nhờ quá trình xã hội hóa, trong đó có môi trường học tập, gia đình, môi trường trường sống và các tác động khác sẽ làm cho truyền thông trở thành rào cản của bình đẳng giới, kìm hãm sự tiến bộ xã hội ĐKG trên MXH Facebook được xét trên một số phương diện bài viết, bình luận có chứa hoặc tiềm ẩn “sự nhìn nhận, đánh giá mang tính chủ quan, phiến diện, tiêu cực về vị trí, đặc điểm, vai trò, năng lực, tính cách… của mỗi giới, làm ảnh hưởng đến cơ hội tiếp cận, khả năng phát huy năng lực của bản thân cũng như sự bình đẳng trong hưởng thụ thành quả của sự phát triển đó” Tương tự như vậy, những tin bài và bình luận chứa ĐKG sẽ làm củng cố sâu khuôn mẫu giới, trở thành rào cản trong việc kéo gần khoảng cách giới, duy trì BBĐ

Dựa trên kết quả kết quả phân tích nội dung định lượng và định tính với 200 bài và 584 bình luận, đề tài đã có những kết luận sau:

+ Trong nội dung: Qua rà soát cho thấy nhiều bài viết thúc đẩy bình đẳng giới, đưa cái nhìn tiến bộ về bình đẳng giới, thách thức các khuôn mẫu giới Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bài viết lại củng cố khuôn mẫu giới về mô tả đặc điểm, ngoại hình, tính cách, đặc điểm nam tính, nữ tính, vai trò giới trong các mối quan hệ giới Nhiều bài viết ngôn từ, hình ảnh chứa định kiến, kỳ thị, bạo lực về ngôn từ, tạo một môi trường mạng không an toàn với những ai có sự khác biệt hoặc không đi theo các chuẩn mực của xã hội Những bài viết mô tả về LGBTQ+ còn thì còn mang tính kỳ thị, chưa thể hiện hết bức tranh đa dạng cuộc sống của họ Trong các bình luận có nhiều tranh cãi, chứa nhiều định kiến, kỳ thị không chỉ về giới mà còn kỳ thị vùng miền, dân tộc, giai cấp địa vị Được thể hiện rõ trong các hành vi bạo lực trên không gian mạng

+ Trong hình thức: Kết quả phân tích định lượng và định tính với những minh chứng cụ thể qua cách xây dựng và phản ánh nội dung và bình luận qua các yếu tố ngôn ngữ, hình ảnh, chủ đề Đã cung cấp những thông tin về thực trạng ĐKG trên MXH

Như vậy, kết luận 1, 2 và 3 đã trả lời cho câu hỏi: ĐKG được biểu hiện ra sao trong nội dung, hình thức các bài viết và bình luận dưới mỗi bài viết trên một số fanpage Facebook Và cũng đã lý giải Giả thuyết thứ nhất: Những biểu hiện của ĐKG trên các bài đăng và các bình luận dưới bài viết Những tin bài và bình luận chứa ĐKG trên MXH trở thành lối mòn trong cách nhìn nhận, đánh giá, làm củng cố sâu thêm ĐKG và duy trì BBĐG

MXH trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực lý giải cho Giả thuyết thứ hai: Trên MXH Facebook đã xuất hiện những bài đăng, những bình luận có nhạy cảm giới Điều đó được thể hiện qua sự chuyển biến các vai trò như nam giới chia sẻ công việc nhà với vợ; nữ giới tham gia nhiều vào các công việc xã hội, có nhiều đóng góp cho kinh tếgia đình, có vị thế trong xã hội, hình ảnh cộng đồng LGBTQ+ với những khó khăn mà họ phải đối mặt cũng được công chúng đón nhận tích cực Bên cạnh đó, còn có những bài đăng cung cấp thông tin về BĐG như ĐKG có thể làm áp lực cho nam giới hay nam giới cũng có thể là nạn nhân của quấy rối tình dục… Tất cả, đã cung cấp thông tin cho người đọc một cách đa chiều, để có những tiếp cận phù hợp mà không bỏ sót đối tượng

Có rất nhiều nguyên nhân tác động đến ĐKG trên MXH như các đơn vị truyền thông, quản lý fanpage vẫn chưa coi trọng truyền thông các vấn đề liên quan đến giới, vẫn chưa có điều kiện và cũng chưa có nhu cầu cập nhập các kiến thức, kỹ năng về giới; các yếu tố môi trường giáo dục của gia đình, nhà trường cũng ảnh hưởng lớn đến ĐKG tới công chúng viết bài là nguyên nhân tác động đến người xây dựng nội dung trên các trang này Ngoài ra, các nguyên nhân còn đến từ phía những người xem/bình luận còn chứa ĐKG và còn bạo lực trên không gian mạng như: MXH được coi như là “tấm gương” phản chiếu hiện thực nên thực tế cho thấy đời sống vẫn còn tồn tại nhiều định kiến; bản thân phụ nữ mang nhiều ĐKG; nguồn gốc bắt nguồn chủ yếu từ phân biệt đối xử về giới, xu hướng tính dục, dân tộc, vùng miền, phân biệt giàu nghèo, tầng lớp trong xã hội… MXH cũng là nơi dễ dàng chia sẻ thông tin, hiệu ứng tâm lý đám đông làm cho công chúng dễ dàng công kích người khác hoặc bị công kích; cấp thiết là vậy nhưng hiện nay ta ngoài Luật An ninh mạng ta vẫn chưa trên MXH đã ăn sâu vào trong nội dung và bình luận tin bài một cách tự nhiên đến khó nhận biết Quá trình phân tích, làm rõ nội dung trên đã trả lời cho câu hỏi thứ 2 “Nguyên nhân dẫn đến ĐKG trên MXH” và Giả thuyết thứ 3 “Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ĐKG trên MXH và một trong những nguyên nhân cơ bản, quan trọng dẫn đến sự tồn tại lâu dài của ĐKG trên MXH là do văn hóa sử dụng MXH của mỗi cá nhân, giáo dục, gia đình và bạn bè, môi trường xã hội,…” Đề tài nghiên cứu “Định kiến giới trên mạng xã hội Facebook Việt Nam” đã ghi nhận những kết quả ban đầu tương đối hữu ích Với thời gian và nguồn lực hạn chế đề tài chưa khai thác được nhiều thông tin do số lượng mẫu ít và vòng lặp chưa lớn Chính vì vậy, đề tài hy vọng sẽ tiếp tục được nghiên cứu sâu hơn và phát triển ở các đề tài khác trên nhiều góc độ với các cách tiếp cận khác nhau như các tiếp cận phương pháp truyền thông mà đề tài chưa làm được.

Khuy ế n ngh ị

2.1 Đối với người xây dựng nội dung và quản lý fanpage

Trong cuộc PVS cán bộ truyền thông Batik đã chia sẻ “Thật sự rất khó khăn khi chúng ta kiểm soát ĐKG trên không gian mạng Mặc dù đã có Luật an ninh mạng tuy nhiên các vấn đề xử lý vẫn chỉ dừng lại ở việc làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự, xúc phạm đến danh dự của người khác Thật khó để chúng ta có thể kiểm soát ĐKG trên

MXH nếu như thực tế chưa BĐG Trong những năm gần đây, truyền thông nói chung và MXH nói riêng đã có được nhiều sự chuyển biến tích cực về giới nhưng vẫn chỉ là

“được chăng hay chớ” chỉ phản ánh cuộc sống mà chưa có định hướng lâu dài” (PVS, nữ 28 tuổi, cán bộ truyền thông Batik) Như vậy, trước khi chúng đợi những quy định được hiện thực hóa trong luật thì khía cạnh đầu tiên ta có thể tác động đó là người có chuyên môn viết bài, quản lý các fanpage bởi vì đây là một trong những khâu kiểm duyệt thông tin bài đăng

2.1.1 Đố i v ớ i ngườ i có chuyên môn xây d ự ng n ộ i dung và qu ả n lý fanpage Đầu tiên, là các cơ quan truyền thông - người quản lý fanpage, người có chuyên môn viết bài cần nắm vững các quy định, đường lối, chủtrương của Đảng và Nhà nước về BĐG Mỗi cá nhân cần hiểu rõ được thực trạng ĐKG trên thực tế và những biểu hiện trên MXH để xây dựng các quy định kiểm duyệt nội dung bài đăng cho phù hợp

Thứ hai, trong quá trình viết bài, chia sẻ nội dung thì cần phải có những quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong thực hiện truyền thông về BĐG Thúc đẩy sự sáng tạo của mỗi cá nhân trong sản xuất nội dung, hình ảnh tin bài

Thứ ba, với vai trò là “người gác cổng” - người quản lý fanpage trong kiểm duyệt và sản xuất tin bài - người có chuyên môn viết bài là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên sự gắn bó, liên hệ giữa thực tế và tin bài trong cơ chế tác động đối với dư luận xã hội “Cần chú trọng nâng cao trình độ sử dụng ngôn ngữ, trình độ nghiệp vụ chuyên môn nhằm tránh sử dụng những từ, cụm từ, hình ảnh để câu view (đặc biệt là cách giật tít bài), vô tình lại mắc lỗi ĐKG” (PVS, nữ 28 tuổi, cán bộ truyền thông Batik) Chính vì vậy đây là đối tượng cần phải nâng cao sự hiểu biết, vốn sống, đảm bảo một số đạo đức nghề nghiệp như sau đó là lòng trắc ẩn, tôn trọng sự thật và luôn đặt mình vào vị trí của nhân vật

Cuối cùng đó là sự phối hợp chặt chẽ, làm việc thường xuyên với các tổ chức xã hội hoạt động trong lĩnh vực giới để có thể xây dựng các chương trình, tổ chức các khóa đào tạo kiến thức và kỹ năng về giới Hướng tới thay đổi nhận thức của các bên liên quan đặc biệt là quản lý fanpage, người có chuyên môn viết bài trong đời sống xã hội và trong xây dựng nội dung bài viết dưới góc nhìn có nhạy cảm giới

2.1.2 Đố i v ới ngườ i xây d ự ng n ộ i dung và bình lu ậ n là công chúng

Công chúng MXH không chỉ là đối tượng tiếp nhận mà còn là nguồn phát và phản hồi thông tin Bản thân MXH Facebook không thể khơi nguồn, định hướng hay dẫn dắt dư luận mà những chuyển biến trong nhận thức, thái độ của công chúng sẽ định hướng mục đích của MXH Nhờ công chúng mà các thông tin, thông điệp bài đăng có cơ hội để hoàn thành sứ mệnh của mình Chính vì lẽ đó mà công chúng phải không ngừng nâng cao trình độ, vốn hiểu biết, văn hóa đọc để làm tốt vai trò thẩm định tin bài (bình luận), sáng tạo nội dung (viết bài)

“Công chúng viết bài cần tự trau dồi, nâng cao kiến thức về xã hội hiện đại, nâng cao phông nền văn hóa để nhìn cuộc sống nhân văn hơn, hướng tới những giá trị tốt đẹp, phù hợp với sự tiến bộ của xã hội” (PVS, nữ 28 tuổi, cán bộ truyền thông Batik) Ngoài ra, công chúng sử dụng MXH cần chủ động, tích cực tìm hiểu các thông tin về quy định, luật, chủ trương chính sách pháp luật liên quan đến các vấn đề về giới cũng như những quy định về quy tắc ứng xử trên MXH Những góc nhìn đa dạng, kiến thức phản biện các sự việc trong bài viết thuận theo “lẽ thường”; tích cực lan tỏa những thông tin hữu ích về BĐG, lồng ghép giới trong các tin bài và bình luận Thể hiện tốt vai trò tiếp nhận thông tin, thông điệp và “đồng tác giả” có trách nhiệm với tin bài và bình luận mình đăng tải Đây là một trong những phương pháp hiệu quả để công chúng có thể làm tốt vai trò chủ thể của truyền thông, nâng cao chất lượng nguồn tin trên MXH

2.2 Đối với các tổ chức xã hội hoạt động trong lĩnh vực về giới

2.2.1 T ổ ch ứ c xã h ộ i ho ạt động trong lĩnh vự c v ề gi ới đố i v ới cơ quan truyề n thông, qu ả n tr ị viên fanpage

Các tổ chức xã hội hoạt động trong lĩnh vực về giới có vai trò vô cùng quan trọng trong thể hiện trách nhiệm, vai trò của mình trong việc cải thiện chất lượng tin bài và thông điệp truyền thông

Các tổ chức nêu trên có vai trò quan trọng trong việc phối hợp hợp tác, đào tạo bồi dưỡng và giám sát đối thoại với các bên liên quan đặc biệt là người quản lý fanpage, người có chuyên môn viết bài và xây dựng nội dung Là đơn vị trung gian cầu nối giữa cơ quan truyền thông, người làm truyền thông, quản trị viên fanpage trong các hoạt động nhằm hạn chế, xóa bỏ ĐKG trong đời sống thực tế và trên không gian mạng

Cần có sự phối hợp toàn diện và chặt chẽ với các bên liên quan để có những chương trình, buổi tập huấn về các vấn đề giới, nhạy cảm giới, lồng ghép giới, “nhặt sạn giới” trên MXH… nhằm từng bước cải thiện chất lượng tin bài và thay đổi nhận thức của công chúng về BĐG “Giữa các đơn vị truyền thông đặc biệt là MXH và các tổ chức xã hội vì sự phát triển phụ nữ cần xây dựng các kế hoạch hành động, tổ chức các hoạt động về BĐG để cảcơ quan truyền thông và công chúng đều có thể tiếp cận, rèn luyện khảnăng phân tích, chắt lọc, phản biện thông tin chứa ĐKG” (PVS, nữ 38 tuổi, giảng viên

2.2.2 T ổ ch ứ c xã h ộ i ho ạt động trong lĩnh vự c v ề gi ới đố i v ớ i công chúng

Hành trình tiến đến BĐG là một hành trình vô cùng khó khăn Các vấn đề giới thuộc phạm trù lĩnh vực văn hóa, mà những vấn đề thuộc về văn hóa thì rất khó để thay đổi và thay đổi rất chậm Để đến gần hơn với BĐG, kéo gần khoảng cách giới thì việc thay đổi nhận thức trên nền tảng giáo dục trở thành một biện pháp căn cơ và hữu hiệu nhất Các biện pháp giáo dục ở đây có thể là truyền thông trực tiếp như truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình; xâm hại tình dục trẻ vị thành niên… truyền thông gián tiếp qua các phương tiện truyền thông đại chúng như quảng cáo, MXH… Lồng ghép giới trong các chương trình giáo dục ở bậc đại học qua học phần, ngành đào tạo, các cấp học qua tiết học ngoại khóa, các lớp tập huấn lồng ghép các kiến thức về giới… Các biện pháp nâng cao nhận thức qua giáo dục giúp công chúng có sự nhìn nhận, đánh giá vấn đề giới một cách cởi mở, thấu đáo hơn Phát huy tốt đa trách nhiệm, ưu thế của mình trong việc thẩm định và phản hồi lại qua tính năng bình luận

2.3 Khuyến nghị của sinh viên đối với luật pháp trong xây dựng quy tắc, tiêu chí đánh giá trong nội dung tin bài

“ Tôi cho rằng chúng ta nên xây dựng tiêu chí nhạy cảm giới cho bài viết và bình luận Nhưng điều này là bất khả thi vì chả ai bắt được người khác phải làm theo suy nghĩ của mình trong khi MXH là nơi ai cũng có thể nói lên suy nghĩ của họ Ngay cả việc quản lý thông tin trên MXH cũng đang là vấn đề lớn với cơ quan quản lý Nhà nước.” (PVS, nữ 47 tuổi, giảng viên HVPNVN) Chính vì luật pháp, quy định vẫn còn hạn chế nhiều khoảng trống đề tài xin đưa ra những khuyến nghị dưới góc nhìn, phân tích của sinh viên như sau:

Cơ quan nhà nước cần đưa lồng ghép giới trên không gian mạng vào luật cụ thể là

Luật An ninh mạng Việc đưa vấn đề giới vào trong luật tạo điều kiện đểthúc đẩy BĐG thực chất, đảm bảo cho các chương trình, chính sách, thể chế đáp ứng nhu cầu của mỗi giới, làm giảm tính mức độ gây tổn thương và tạo điều kiện để mỗi giới có cơ hội phát triển bản thân và hưởng thụ mọi thành quả của sự phát triển đó

Trước hết, đề tài cho rằng ta cần phải sửa đổi, hoàn thiện Luật Bình đẳng giới năm

Ph ụ l ụ c 1: B ộ mã hóa định lượng “Đị nh ki ế n gi ớ i trên m ạ ng xã h ội Facebook”

PHẦN 1 PHÂN TÍCH NỘI DUNG BÀI VIẾT

Câu 2: Tên bài vi ế t (nếu có)

Câu 3: Ngày đăng tả i (ngày, tháng, năm)

Câu 4: Ch ủ đề bài vi ế t

Câu 5: Đường link đế n bài vi ế t:

Câu 6: Bài vi ế t có nh ấ n m ạ nh v ấn đề b ất bình đẳ ng gi ớ i c ủ a ph ụ n ữ /nam gi ớ i và LGBTQ+ không?

Câu 6.1: Bài vi ế t nh ấ n m ạ nh v ấn đề gì b ất bình đẳ ng gi ớ i c ủ a ph ụ n ữ /nam gi ớ i và LGBTQ+? (Nếu có)

Câu 7: Bài vi ế t có nh ữ ng n ội dung nào dưới đây? (Có thể chọn nhiều đáp án)

1 Củng cố khuôn mẫu giới

3 Góp phần nâng cao hiểu biết về nguyên nhân của bình đẳng/bất bình đẳng giới

4 Đảm bảo tính đại diện - cân bằng về giới

5 Thách thức khuôn mẫu giới

6 Không rõ/không đề cập

Câu 8: Ngôn ng ữ th ể hi ệ n n ội dung như trên (câu 7):

PHẦN 2: NHÂN VẬT TRONG BÀI VIẾT

Câu 9: Gi ớ i tính nhân v ậ t chính trong bài vi ế t

Câu 11: Nhân v ậ t s ố ng ở khu v ự c nào?

4 Không rõ/không đề cập

Câu 13: Vai trò/m ố i quan h ệ ngườ i vi ế t và nhân v ật chính đượ c miêu t ả trong bài vi ế t?

1 Là nhân vật chính: Là nhân vật chính của bài viết, bài viết viết về những việc họ làm

2 Là người phát ngôn: Người đại diện lên tiếng cho người khác hoặc một nhóm/ một tổ chức khác

3 Là chuyên gia/người bình luận chính: Người cung cấp thông tin, cho ý kiến, bình luận về vấn đề dựa trên kiến thức và chuyên môn của họ

4 Người chứng kiến: Là người chứng kiến sự việc, nhân chứng, hoặc đưa ra các bình luận dựa trên việc chứng kiến hoặc quan sát trực tiếp vụ việc

5 Công chúng: Ý kiến của cá nhân đại diện như công chúng, ý kiến đại diện cho sốđông

6 Không rõ/không đề cập

Câu 14: Ả nh c ủ a nhân v ật có được đưa ra trong bài vi ế t?

Câu 15 : Điể m n ổ i b ậ t c ủ a hình ả nh xu ấ t hi ệ n trong bài vi ế t :

1 Hình ảnh trong bài viết có đảm bảo tính đại diện cho quan điểm của cả hai giới và mọi tầng lớp xã hội

3 Hình ảnh có thách thức giới

5 Không rõ/không đề cập

Câu 16 : (Vai trò trong gia đình) Nhân vật có đượ c mô t ả là ngườ i quan tâm, chăm lo gia đình, con cái không?

3 Không rõ/không đề cập

Câu 17: (Vai trò gia đình) Nhân vật đó có chia sẻ vi ệ c nhà v ới ngườ i s ố ng cùng h ọ không?

3 Không rõ/không đề cập

Câu 17.1 Nhân v ật đó đượ c chia s ẻ vi ệ c nhà v ới ngườ i s ố ng cùng h ọ như thế nào? (Nếu có)

1 Đã có sự phân chia việc nhà từ trước

2 Làm những việc nhà mình thích

3 Trách nhiệm nên chia sẻ

4 Không rõ/không đề cập

Câu 17.2 Nhân v ật đó không được ngườ i s ố ng cùng h ọ chia s ẻ vi ệ c nhà vì nh ữ ng lý do nào? (Nếu không)

2 Làm chưa đúng ý, phải làm lại

3 Mặc định những công việc nhà là của phụ nữ

4 Thành viên trong gia đình đi làm xa

5 Không rõ/không đề cập

Câu 18: Nhân v ật có là ngườ i có vai trò gia quy ết đị nh các công vi ệ c liên quan đến gia đình, công việ c không?

3 Không rõ/không đề cập

Câu 18.1 Nhân v ật có là ngườ i có vai trò gia quy ết đị nh các công vi ệ c liên quan đến gia đình, công việ c nào? (Nếu có)

Câu 19: Nhân v ật có là ngườ i có vai trò gia quy ết đị nh các công vi ệ c liên quan đến gia đình, công việ c nào? (Nếu có)

Câu 20: Nhân v ậ t có quy ề n ki ể m soát các tài s ả n/ngu ồ n l ự c c ầ n thi ế t cho cu ộ c s ố ng c ủ a h ọ không?

3 Không rõ/không đề cập

Câu 20.1 Nhân v ậ t có quy ề n ki ể m soát các tài s ả n/ngu ồ n l ự c c ầ n thi ế t cho cu ộ c s ố ng c ủ a h ọ ở nh ữ ng n ộ i dung nào?

Câu 21: Mô t ả v ề đặc điể m nam tính/n ữ tính c ủ a nhân v ậ t có ch ứ a đị nh ki ế n gi ớ i không?

3 Không rõ/không đề cập

Câu 21.1 Mô t ả v ề đặc điể m nam tính/n ữ tính c ủ a nhân v ậ t có ch ứ a v ề nh ữ ng đặc điể m nào?

5 Không rõ/không đề cập

21.1.1 T ừ ng ữ miêu t ả đặc điể m nam tính/n ữ tính c ủ a nhân v ậ t có ch ứ a đị nh ki ế n gi ớ i?

Câu 22: Nhân v ật đượ c mô t ả là n ạ n nhân c ủ a nh ữ ng n ội dung nào dưới đây: (Có thể chọn nhiều đáp án)

2 Phân biệt đối xử giới (hoặc các đặc điểm khác như giai cấp, tuổi tác, xu hướng tính dục )

3 Các hành vi bạo lực trên cơ sở giới: miệt thị ngoại hình, xâm hại tình dục

4 Bạo lực với trẻ em

5 Tai nạn, thiên tai, nghèo đói, bệnh

6 Không rõ/không đề cập

Câu 23: Nhân v ật làm gì để ph ả n kháng l ạ i hành vi ở trên? (Có thể chọn nhiều đáp án)

1 Chấp nhận coi đó là bình thường

5 Trau dồi, phát triển bản thân

6 Không rõ/không đề cập

Câu 24: Xã h ộ i ch ấ p nh ận hành vi đó như thế nào?

1 Coi đó là điều hiển nhiên, bình thường

3 Hùa theo hiệu ứng “đám đông”

4 Đổ lỗi cho nạn nhân

6 Lên tiếng thay/đồng hành cùng với nạn nhân

7 Nhân rộng hành động đẹp, việc làm ý nghĩa

8 Không rõ/không đề cập

Ph ụ l ụ c 2: B ộ mã hóa định định lượ ng phân tích bình lu ận dướ i bài vi ết “Đị nh

kiến giới trên mạng xã hội Facebook”

Câu 2: Bài vi ế t (link bài viết)

Câu 3: Ngày đăng tả i (ngày, tháng, năm)

Câu 4: N ộ i dung bình lu ậ n (chụp ảnh minh chứng)

Câu 5: Gi ớ i tính nhân v ậ t chính trong bình lu ậ n

Câu 6: Bình lu ậ n ủ ng h ộ hay ph ản đố i bài vi ế t?

3 Không rõ/không đề cập

Câu 7: Bình lu ậ n có ch ứ a ĐKG không?

3 Không rõ/không đề cập

Câu 8: Bình lu ậ n không ch ứ a đị nh ki ế n gi ớ i đượ c th ể hi ện như thế nào? (Nếu không)

Câu 9: Bình lu ậ n ch ứ a đị nh ki ế n gi ớ i đượ c th ể hi ện như thế nào? (Nếu có)

Câu 10: Ngôn t ừ /hình ả nh trong bình lu ậ n hàm ch ứ a đị nh ki ế n gi ớ i, b ạ o l ự c Xúc ph ạ m trong các v ấn đề : có gây t ổ n h ạ i/t ổn thương về th ể ch ấ t, tinh th ầ n v ớ i m ột nhóm người nào đó hay không? (Bạo lực trên không gian mạng)

3 Không rõ/không đề cập

Câu 11: B ạ o l ự c trên không gian m ạng đó thự c ch ấ t b ắ t ngu ồ n t ừ đị nh ki ế n/phân bi ệt đố i x ử nào?

5 Phân biệt giàu nghèo/tầng lớp trong xã hội

7 Không rõ/không đề cập

Ph ụ l ụ c 3: Câu h ỏ i ph ỏ ng v ấ n sâu

3.1 Câu hỏi phỏng vấn sâu dành cho giảng viên về giới, cán bộ/giảng viên truyền thông, quản lý fanpage

CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU ĐỊNH KIẾN GIỚI TRÊN MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK

(Dành cho giảng viên về giới, cán bộ/giảng viên truyền thông, quản lý fanpage) Để tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về vấn đề ĐKG trên các trang MXH Facebook dành cho giới trẻ Việt Nam Nghiên cứu rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của ông/bà trong những nội dung câu hỏi dưới đây

Cơ quan công tác: Chức danh/Chức vụ: Ngày thực hiện phỏng vấn: Địa điểm thực hiện phỏng vấn:

II Nội dung phỏng vấn

1 Ông/ bà có thường xuyên sử dụng MXH Facebook không? Mục đích sử dụng?

2 Ông/bà có thể giải thích và cho một ví dụ về ĐKG trên các bài đăng và bình luận

3 Theo ông/bà yếu tố nào làm gia tăng ĐKG trên các bài viết/bình luận trên MXH như Facebook?

4 Ông/bà có nghĩ rằng sự ĐKG trên không gian mạng trong giới trẻ là một vấn đề nghiêm trọng của thời đại 4.0 hiện nay không ?

5 Với kinh nghiệm là một giảng viên/cán bộ của mình, ông/bà có thể đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng ĐKG trong tin bài trên MXH Facebook ở Việt Nam hiện nay?

Xin trân trọng cảm ơn!

3.2 Câu hỏi phỏng vấn sâu dành cho sinh viên

CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU ĐỊNH KIẾN GIỚI TRÊN MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK

(Dành cho sinh viên) Để tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về vấn đề ĐKG trên các trang MXH Facebook dành cho giới trẻ Việt Nam Nghiên cứu rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của anh/chị theo những nội dung câu hỏi dưới đây

Cơ quan công tác: Chức danh/Chức vụ: Ngày thực hiện phỏng vấn: Địa điểm thực hiện phỏng vấn:

II Nội dung phỏng vấn

1 Anh/chị có thường xuyên sử dụng MXH Facebook không? Mục đích sử dụng?

2 Anh/chị có thể giải thích và cho một ví dụ về ĐKG trên các bài đăng và bình luận

3 Theo anh/ chị yếu tốnào làm gia tăng ĐKG trên các bài viết/bình luận trên MXH như Facebook?

4 Anh/chị có nghĩ rằng sự ĐKG trên không gian mạng trong giới trẻ là một vấn đề nghiêm trọng của thời đại 4.0 hiện nay không ?

5 Là đối tượng thường xuyên sử dụng MXH anh/chị có thể đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng ĐKG trong tin bài trên MXH Facebook ở Việt Nam hiện nay?

Xin trân trọng cảm ơn!

Tóm t ắ t m ộ t s ố k ế t qu ả ph ỏ ng v ấ n sâu

Phiếu PVS số 01: Giảng viên truyền thông

CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU ĐỊNH KIẾN GIỚI TRÊN MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK

(Dành cho các cán bộ/giảng viên về giới, cán bộ/giảng viên truyền thông) Để tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về vấn đề ĐKG trên các fanpage MXH Facebook dành cho giới trẻ Việt Nam Nghiên cứu rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của ông/bà theo những nội dung câu hỏi dưới đây

Cơ quan công tác: Học viện Phụ nữ Việt Nam

Chức danh/Chức vụ: Phó trưởng khoa

Ngày thực hiện phỏng vấn: 20/2/2023 Địa điểm thực hiện phỏng vấn: Khoa TTĐPT

II Nội dung phỏng vấn

1 Ông/ bà có thường xuyên sử dụng MXH Facebook không?

2 Ông/bà có thể giải thích và cho một ví dụ về ĐKG trên các bài đăng và bình luận

Trả lời: Một số bài đăng và bình luận trên mạng facebook thể hiện ĐKG, thể hiện thái độ phân biệt đối xử trong nam khinh nữ khá rõ VD: bán xăng cho đàn bà là một tội ác…

3 Theo anh/ chị yếu tố nào làm gia tăng ĐKG trên các bài viết/bình luận trên MXH như Facebook?

- ĐKG thuộc về phạm trù thuộc lĩnh vực văn hóa mà những gì thuộc lĩnh vực văn hóa thì sẽ rất khó thay đổi Nhưng nó lại đồng hành trong quá trình trưởng thành của công chúng và người xây dựng nội dung làm cho cách nhìn nhận xã hội và ứng xử trên MXH mang góc nhìn cá nhân

- Phụ nữ nhìn vào xã hội để định nghĩa, điều chỉnh hành vi cho phù hợp và từđó làm cho bản thân mình trở nên im lặng Các khuôn mẫu bắt đầu từ tuổi thơ lớn lên theo hành trình trưởng thành và tiếp tục lặp lại trong suốt vòng đời cho luôn cả thế hệ tiếp theo

- Môi trường làm việc thì có những yêu cầu như: thông tin phải hot, thu hút độc giả, khán giả, tương tác nguồn tin, yêu cầu câu view, câu like… Đã tác động trực tiếp đến người quản lý các trang này, người đóng vai trò kiểm duyệt nội dung, lợi nhuận bởi vì đó là những tiêu chí quyết định giá trị kinh tế, sử dụng để tăng lợi nhuận

4 Ông/bà có nghĩ rằng sự ĐKG trên không gian mạng trong giới trẻ là một vấn đề nghiêm trọng của thời đại 4.0 hiện nay không?

Trả lời: Đương nhiên đây sẽ là vấn đề nghiêm trọng với thế hệ trẻ

5 Với kinh nghiệm là một giảng viên/cán bộ của mình, ông/bà có thể đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng ĐKG trong tin bài trên MXH Facebook ở Việt Nam hiện nay?

- Tôi cho rằng chúng ta nên xây dựng tiêu chí nhạy cảm giới cho bài viết và bình luận Nhưng điều này là bất khả thi vì chả ai bắt được người khác phải làm theo suy nghĩ của mình trong khi MXH là nơi ai cũng có thể nói lên suy nghĩ của họ Ngay cả việc quản lý thông tin trên MXH đang là vấn đề lớn với cơ quan quản lý Nhà nước

- Nên tuyên truyền cho người sử dụng MXH nhận thức được vấn đềĐKG từđó sẽ giảm thiểu các content thể hiện ĐKG Có thể tuyên truyền qua MXH, qua các nhóm cộng đồng, qua các mạng lưới/hội nhóm…

Xin trân tr ọ ng c ảm ơn !

Phiếu phỏng vấn 02: Giảng viên khoa Giới và Phát triển

CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU ĐỊNH KIẾN GIỚI TRÊN MXH

(Dành cho các cán bộ/giảng viên về giới, cán bộ/giảng viên truyền thông) Để tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về vấn đề ĐKG trên các trang MXH Facebook dành cho giới trẻ Việt Nam Nghiên cứu rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của ông/bà theo những nội dung câu hỏi dưới đây

Cơ quan công tác: Học viện Phụ nữ Việt Nam - Khoa Giới và Phát triển

Chức danh/Chức vụ: Giảng viên khoa Giới và Phát triển

Ngày thực hiện phỏng vấn: 19/02/2023 Địa điểm thực hiện phỏng vấn: Khoa Giới và Phát triển

II Nội dung phỏng vấn

1 Ông/ bà có thường xuyên sử dụng MXH Facebook không? Mục đích sử dụng?

Trả lời: Có thường xuyên sử dụng Dùng để giao tiếp, cập nhập thông tin; tương tác với sinh viên và đồng nghiệp

2 Ông/bà có thể cho một ví dụ về ĐKG trên các bài đăng và bình luận

Trả lời: Hiện nay, xã hội nhìn nhận tích cực hơn về đặc điểm Vị trí, vai trò và năng lực của nam và nữ trong gia đình, xã hội, không còn quá nặng ĐKG Tuy nhiên, những đánh giá thiên lệch, tiêu cực vẫn còn tồn tại trong cả đời sống thực và MXH Quan niệm nội trợ là việc của phụ nữ, không phải là việc của nam giới còn khá phổ biến; nam giới bị đặt gánh nặng là trụ cột kiếm tiền chính cho gia đình; Quan niệm phải sinh con trai để nối dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên dẫn đến thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh gây hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến ổn định xã hội và phát triển bền vững

3 Theo ông/bà yếu tố nào làm gia tăng ĐKG trên các bài viết/bình luận trên MXH như Facebook?

- Cơ quan quản lý MXH Facebook và luật pháp chưa thực sự quan tâm đến công tác BĐG trên không gian mạng Luật An ninh mạng ra đời mới chỉ dừng lại ở việc sử phạt hành vi phát tán, lan truyền thông tin không đúng sự thật làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của người khác; có hành vi làm mất an toàn, trật tự xã hội… Còn các hành vi, nội dung, thông điệp chứa ĐKG thì chưa có cơ chế xử phạt

- Tôi nghĩ rằng nếu như chúng ta chịu ảnh hưởng 1000 năm ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo thì sẽ phải mất gấp đôi thời gian hoặc lâu hơn để khắc phục những hậu quả, hệ lụy của nó Tuy nhiên việc mà chúng ta bị kìm nén quá lâu, nên khi chúng ta “bung mình” không có kiểm soát kịp thời thì BĐG cũng tiếp tục để lại những thách thức mà xã hội đang phải đối mặt đó là kết hôn muộn thể không thể kết hôn hoặc không thể kết hôn, phá thai do mang thai ngoài ý muốn…

4 Ông/bà có nghĩ rằng sự ĐKG trên không gian mạng trong giới trẻ là một vấn đề nghiêm trọng của thời đại 4.0 hiện nay không ?

Trả lời: Là một vấn đề mà thế hệ trẻ cần quan tâm và phải lên tiếng hành động hạn chế, xóa bỏ ĐKG trên không gian mạng

5 Với kinh nghiệm là một giảng viên/cán bộ của mình, ông/bà có thể đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng ĐKG trong tin bài trên MXH Facebook ở Việt Nam hiện nay?

Trả lời:Giữa các đơn vị truyền thông đặc biệt là MXH và các tổ chức xã hội vì sự phát triển phụ nữ cần xây dựng các kế hoạch hành động, tổ chức các hoạt động vềBĐG để cả cơ quan truyền thông và công chúng đều có thể tiếp cận, rèn luyện khả năng phân tích, chắt lọc, phản biện thông tin chứa ĐKG

Xin trân trọng cảm ơn!

Phiếu PVS 03: Cán bộ truyền thông Batik

CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU ĐỊNH KIẾN GIỚI TRÊN MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK

(Dành cho giảng viên về giới, cán bộ/giảng viên truyền thông, quản lý fanpage) Để tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về vấn đề ĐKG trên các trang MXH Facebook dành cho giới trẻ Việt Nam Nghiên cứu rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của ông/bà trong những nội dung câu hỏi dưới đây

Cơ quan công tác: Tổ chức NGOs Batik

Chức danh/Chức vụ: Cán bộ dự án - truyền thông

Ngày thực hiện phỏng vấn: 18/02/2023 Địa điểm thực hiện phỏng vấn: Online qua Zoom

II Nội dung phỏng vấn

1 Ông/ bà có thường xuyên sử dụng MXH Facebook không? Mục đích sử dụng?

Trả lời: Có thường xuyên sử dụng Dùng để giao tiếp

2 Ông/bà có thể cho một ví dụ vềĐKG trên các bài đăng và bình luận

Ngày đăng: 16/07/2024, 16:38

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Kết quả chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên từng tuần - Định Kiến Giới Trên Mạng Xã Hội Phân Tích Nội Dung Bài Viết Và Bình Luận Trên Một Số Fanpage Trên Facebook.pdf
Bảng 1 Kết quả chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên từng tuần (Trang 17)
Hình 1.1: Mô hình khung sinh thái xã h ộ i (USAID,2016) - Định Kiến Giới Trên Mạng Xã Hội Phân Tích Nội Dung Bài Viết Và Bình Luận Trên Một Số Fanpage Trên Facebook.pdf
Hình 1.1 Mô hình khung sinh thái xã h ộ i (USAID,2016) (Trang 34)
Bảng 2.2: Mô tả đặc điểm giới có hay không chứa định kiến giới - Định Kiến Giới Trên Mạng Xã Hội Phân Tích Nội Dung Bài Viết Và Bình Luận Trên Một Số Fanpage Trên Facebook.pdf
Bảng 2.2 Mô tả đặc điểm giới có hay không chứa định kiến giới (Trang 46)
Hình 2.1:  Bài đăng biế n ch ứ ng c ủ a th ẩ m m ỹ “Hãy cẩ n th ận khi làm đẹp” - Định Kiến Giới Trên Mạng Xã Hội Phân Tích Nội Dung Bài Viết Và Bình Luận Trên Một Số Fanpage Trên Facebook.pdf
Hình 2.1 Bài đăng biế n ch ứ ng c ủ a th ẩ m m ỹ “Hãy cẩ n th ận khi làm đẹp” (Trang 48)
Hình 2.2 : Bài đăng “Nóng cùng World Cup năm 2022” - Định Kiến Giới Trên Mạng Xã Hội Phân Tích Nội Dung Bài Viết Và Bình Luận Trên Một Số Fanpage Trên Facebook.pdf
Hình 2.2 Bài đăng “Nóng cùng World Cup năm 2022” (Trang 49)
Hình 2.4. Bài vi ết “Ngọ c Trinh khoe ba vòng v ớ i váy h ở lườn” (Beatvn, 08/5/2022) - Định Kiến Giới Trên Mạng Xã Hội Phân Tích Nội Dung Bài Viết Và Bình Luận Trên Một Số Fanpage Trên Facebook.pdf
Hình 2.4. Bài vi ết “Ngọ c Trinh khoe ba vòng v ớ i váy h ở lườn” (Beatvn, 08/5/2022) (Trang 51)
Hình 2.5: Hình  ảnh đầ u tiên c ủ a 3 nhóc t ỳ  nhà M ạnh Trườ ng - Định Kiến Giới Trên Mạng Xã Hội Phân Tích Nội Dung Bài Viết Và Bình Luận Trên Một Số Fanpage Trên Facebook.pdf
Hình 2.5 Hình ảnh đầ u tiên c ủ a 3 nhóc t ỳ nhà M ạnh Trườ ng (Trang 59)
Hình 2.6: Chia s ẻ  câu chuy ệ n  “C huy ệ n gì s ẽ  x ả y ra n ế u v ợ  có s ự  nghi ệ p thành công - Định Kiến Giới Trên Mạng Xã Hội Phân Tích Nội Dung Bài Viết Và Bình Luận Trên Một Số Fanpage Trên Facebook.pdf
Hình 2.6 Chia s ẻ câu chuy ệ n “C huy ệ n gì s ẽ x ả y ra n ế u v ợ có s ự nghi ệ p thành công (Trang 64)
Hình 2.7: Nội dung bình luận tin bài: “Chia sẻ câu chuyện chuyện gì sẽ xảy ra nếu - Định Kiến Giới Trên Mạng Xã Hội Phân Tích Nội Dung Bài Viết Và Bình Luận Trên Một Số Fanpage Trên Facebook.pdf
Hình 2.7 Nội dung bình luận tin bài: “Chia sẻ câu chuyện chuyện gì sẽ xảy ra nếu (Trang 65)
Hình 2.8: Bài vi ế t chia s ẻ  c ủ a  “Đạ i tá - AHLLVTND Nguy ễ n Th ị  Minh Hi ề n ” - Định Kiến Giới Trên Mạng Xã Hội Phân Tích Nội Dung Bài Viết Và Bình Luận Trên Một Số Fanpage Trên Facebook.pdf
Hình 2.8 Bài vi ế t chia s ẻ c ủ a “Đạ i tá - AHLLVTND Nguy ễ n Th ị Minh Hi ề n ” (Trang 69)
Hình 2.9: Bài vi ết “ Khi nam gi ới cũng là nạ n nhân c ủ a qu ấ y r ố i tình d ụ c ” (Nhà - Định Kiến Giới Trên Mạng Xã Hội Phân Tích Nội Dung Bài Viết Và Bình Luận Trên Một Số Fanpage Trên Facebook.pdf
Hình 2.9 Bài vi ết “ Khi nam gi ới cũng là nạ n nhân c ủ a qu ấ y r ố i tình d ụ c ” (Nhà (Trang 73)
Hình 2.11: Bình luận dưới bài đăng “Con gái lớn không lấy chồng có phải là bất - Định Kiến Giới Trên Mạng Xã Hội Phân Tích Nội Dung Bài Viết Và Bình Luận Trên Một Số Fanpage Trên Facebook.pdf
Hình 2.11 Bình luận dưới bài đăng “Con gái lớn không lấy chồng có phải là bất (Trang 76)
Hình thức của một bài đăng trên MXH bao gồm các yếu tố cơ bản như: kết cấu,  thể loại, ngôn ngữ… Dựa trên hình thức đăng tải và phạm vi của đề tài, nghiên cứu lựa  chọn các yếu tố hình thức sau đây: Tần suất/chủ đề, ngôn ngữ và hình ảnh - Định Kiến Giới Trên Mạng Xã Hội Phân Tích Nội Dung Bài Viết Và Bình Luận Trên Một Số Fanpage Trên Facebook.pdf
Hình th ức của một bài đăng trên MXH bao gồm các yếu tố cơ bản như: kết cấu, thể loại, ngôn ngữ… Dựa trên hình thức đăng tải và phạm vi của đề tài, nghiên cứu lựa chọn các yếu tố hình thức sau đây: Tần suất/chủ đề, ngôn ngữ và hình ảnh (Trang 77)
2.3.2. Hình ảnh - Định Kiến Giới Trên Mạng Xã Hội Phân Tích Nội Dung Bài Viết Và Bình Luận Trên Một Số Fanpage Trên Facebook.pdf
2.3.2. Hình ảnh (Trang 79)
Hình 2.12: Mô hình sinh thái  –  các y ế u t ố tác độ ng - Định Kiến Giới Trên Mạng Xã Hội Phân Tích Nội Dung Bài Viết Và Bình Luận Trên Một Số Fanpage Trên Facebook.pdf
Hình 2.12 Mô hình sinh thái – các y ế u t ố tác độ ng (Trang 86)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w