Ở Việt Nam, viêm ruột thừa cấpchiếm 53,38% số ca mổ cấp cứu bụng tại Bệnh viện Việt Đức [15].Viêm ruột thừa cấp là bệnh thường gặp với những triệu chứng lâm sàngrất đa dạng, do vậy việc
1.3.1 Ưu điểm của phương pháp phẫu thuật nội soi điều trị viêm ruột thừa cấp
Vị trí đặt trocar
Sự thành công của phẫu thuật nội soi cũng có góp phần của việc chọn vị trí chuẩn xác đặt trocar và điều này còn phụ thuộc vào thói quen cũng như kinh nghiệm của phẫu thuật viên Nguyên tắc của phẫu thuật nội soi là sự hoạt động đối xứng qua một điểm đó là lỗ trocar ở thành bụng Khi đưa dụng cụ nội soi song song với kính soi thì cho hình ảnh xuôi, nếu đưa dụng cụ đối diện với ống soi thì cho hình ảnh đối gương rất khó thực hiện nếu không thông thạo Theo tác giả Agresta (2012) [56], hầu hết các bệnh nhân được đặt 3 trocar chiếm 99,1%; tỉ lệ bệnh nhân được đặt 4 trocar là 0,9% Hầu hết các bệnh nhân được đặt Trocar tại vị trí Rốn + MSP + HCT chiếm 43,5%; Hạ vị +HCT + Rốn chiếm 20,1%; Rốn + MSP + Hạ vị chiếm 17,9%; HCT + Rốn +HCP chiếm 17,3%; Thượng vị + Rốn + MSP + HCT hoặc HCP + Hạ vị +HCT + Rốn chiếm 0,4%; Rốn + HC + Hạ vị chiếm 0,2% [56].
Bơm hơi ổ bụng
Tác giả Agresta (2012) cho rằng mặc dù kĩ thuật bơm hơi phúc mạc bằng kim Veress được nhiều tác giả áp dụng nhưng có nhiều nguy cơ gây biến chứng nên tác giả đã dùng kĩ thuật đặt trocar trực tiếp sau khi đã rạch da một đường nhỏ, kết quả rất khả quan hầu như không gây tai biến [56].
Thời gian phẫu thuật nội soi
Tác giả Cueto (2006) công bố thời gian phẫu thuật nội soi viêm ruột thừa trung bình là 62 phút (32-132 phút) [54] Fukami thực hiện 34 ca phẫu thuật nội soi viêm ruột thừa ghi nhận thời gian mổ trung bình là 97,9 ± 30,6 phút [50].Tóm lại các tác giả công bố thời gian phẫu thuật nội soi cũng như mổ mở viêm ruột thừa rất khác nhau phụ thuộc vào kinh nghiệm của phẫu thuật viên,tình trạng viêm ruột thừa, cách giải quyết súc rửa ổ bụng, cắt ruột thừa,…Thời gian phẫu thuật phụ thuộc rất nhiều vào thời gian súc rửa ổ bụng mà thời gian này lại tùy thuộc vào các ếu tố khác như: tình trạng ổ bụng bẩn hay sạch, ruột chướng nhiều hay ít, có nhiều giả mạc không, bệnh nhân béo hay gầy Những ca mổ phức tạp kéo dài thường có nhiều yếu tố không thuận lợi ngay từ khi bắt đầu cuộc mổ nên cần phải dự đoán trước mổ để tránh phải chuyển mổ mở.Những trường hợp bệnh nhân đến muộn, bụng chướng căng, mất nhu động ruột thì nên cân nhắc mổ mở ngay từ đầu để tránh phải chuyển đổi từ phẫu thuật nội soi sang mổ mở.
Tai biến trong phẫu thuật
Nhiều tác giả công bố tỉ lệ tai biến trong phẫu thuật nội soi thấp hơn so với mổ mở tuy vậy các khuyến cáo gần đây chỉ ra mỗi một thao tác trong phẫu thuật nội soi đều có thể gặp phải những tai biến và biến chứng Nhiều nghiên cứu đã đưa ra kết luận phẫu thuật nội soi sẽ có thể là tiêu chuẩn vàng thay thế cho mổ mở kinh điển trong xử trí viêm ruột thừa.
Tác giả Kathouda (2005) công bố tỉ lệ biến chứng phẫu thuật nội soi viêm ruột thừa trên 247 bệnh nhân là 18,5% [54].
Tác giả Katkhouda (2005) công bố tai biến tổn thương bó mạch thượng vị rất nguy hiểm phải mổ mở giải quyết tổn thương Tai biến này có thể giảm thiểu được bằng cách quan sát trực tiếp thành bụng phía ngoài động mạch thượng vị và sử dụng các loại trocar mới không quá nhọn Trước khi rút trocar cũng nên quan sát lại khoang phúc mạc để phát hiện các trường hợp chảy máu từ thành bụng Biến chứng rò qua lỗ trocar ở ngày hậu phẫu đầu tiên do tổn thương bỏng điện ở bờ tự do của đoạn cuối hồi tràng, tổn thương này không phát hiện được trong lúc mổ, bệnh nhân được mổ cắt manh tràng do đó tác giả khuyến cáo hạn chế dùng dao điện đơn cực ở những trường hợp ruột thừa khó cắt, đặc biệt ở bệnh nhân béo phì hoặc khả năng quan sát phẫu trường hạn chế.Tác giả cũng đưa ra nhận xét tổn thương mạch máu và các tạng do chọc trocar thường là những tai biến rất nặng do: 1 - Tổn thương gặp phải khi bơm hơi khoang phúc mạc không đủ căng hoặc chọc kim bơm hơi với tư thế bệnh nhân xấu; 2 - Trocar đẩy vào quá xa do phẫu thuật viên cầm không chắc hoặc rạch da quá nhỏ làm da trượt đi khi đâm, do đó nên cầm chắc trocar trong tay và một tay đẩy trocar một tay giữ thành bụng; 3 - Đặt trocar xa các sẹo mổ cũ để tránh các quai ruột dính vào vết mổ cũ [54].
Thời gian nằm viện sau mổ
Tác giả Long K H (2001) công bố thời gian bệnh nhân có nhu động ruột trở lại là 5,1 ngày; thời gian nằm viện trung bình là 6 ngày, khôi phục hoạt động bình thường là 17 ngày [60].
Tác giả Katsuno G (2008) công bố thời gian nằm viện trung bình là 8,9± 3,7 ngày [48].
Phẫu thuật nội soi là một phẫu thuật ít xâm nhập có thời gian hồi phục nhanh, các bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và làm việc bình thường Thời gian nằm viện sau mổ phẫu thuật nội soi viêm ruột thừa cũng tương đối ngắn, đây là ưu điểm nổi bật của phẫu thuật nội soi trong điều trị viêm ruột thừa. Ngoài ra phẫu thuật nội soi ít gây sang chấn và giảm nguy cơ dính ruột sau mổ so với mổ mở do hạn chế quá trình tiêu sợi huyết tại chỗ của phúc mạc giúp giảm quá trình dính sẹo mổ gây ra sau những sang chấn phẫu thuật Tuy nhiên phẫu thuật nội soi cũng có những nhược điểm nhất định là giá thành cao và cần phải có nhiều trang thiết bị phòng mổ và phẫu thuật nội soi cũng được coi là nguy hiểm với các trường hợp viêm phúc mạc do có nguy cơ cao nhiễm khuẩn huyết và tắc mạch do các mạch máu bị cương tụ do viêm phúc mạc.Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra tăng áp lực ổ bụng do bơm hơi không gây ảnh hưởng gì Bơm hơi phúc mạc không làm tăng sự phát tán nhiễm trùng với điều kiện bơm hơi với áp lực thấp và kết hợp dùng kháng sinh Đa số các nghiên cứu ghi nhận ưu điểm nổi bật của phẫu thuật nội soi về thời gian đau sau mổ,cường độ đau sau mổ, thời gian nằm viện sau mổ.
Biến chứng sau mổ
Nhiễm khuẩn lỗ trocar liên quan nhiều tới động tác lấy ruột thừa qua lỗ trocar và tình trạng tổn thương của ruột thừa Do đó với những túi đựng ruột thừa tự tạo giá cả phù hợp với điều kiện Việt Nam thì tỉ lệ nhiễm khuẩn này là chấp nhận được.
Nhiễm khuẩn vết mổ và áp xe khoang phúc mạc là biến chứng hay gặp. Trong đó nhiễm khuẩn vết mổ ít khi gây tử vong hay biến chứng nghiêm trọng nhưng gây khó chịu cho bệnh nhân ảnh hưởng tới thời gian hồi phục, còn áp xe khoang phúc mạc là biến chứng nguy hiểm có khả năng gây tử vong.
Tác giả Katkhouda (2005) công bố có thể giảm tỉ lệ nhiễm khuẩn ở vùng tiểu khung nếu đại tràng Sigma được vén lên, bệnh nhân ở tư thếTrendelenburg, tiểu khung được súc rửa và hút cẩn thận Tỉ lệ áp xe khoang phúc mạc sau phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa tương đối cao cần phải lưu ý đặc biệt khi viêm ruột thừa Do đó một số tác giả chủ trương mổ mở trong viêm ruột thừa Rách bao đựng ruột thừa cũng là một nguyên nhân gây nhiễm trùng vết mổ [55].
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU18 2.1.Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn lựa chọn
Bao gồm những bệnh nhân được chẩn đoán viêm ruột thừa cấp, thực hiện điều trị bằng phương pháp phẫu thuật nội soi tại khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa huyện Phú Bình và đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân chuyển tuyến để điều trị.
Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu
Thời gian, địa điểm nghiên cứu
Khoa Ngoại Tổng hợp tại Bệnh viện Đa khoa huyện Phú Bình.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Cỡ mẫu cho nghiên cứu định lượng được áp dụng theo công thức ước lượng một tỉ lệ trong quần thể với một độ chính xác tuyệt đối được xác định trước: n = Trong đó: n là cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu. là hệ số giới hạn tin cậy với mức ý nghĩa α = 0,05. p là ước lượng tỉ lệ đối tượng nghiên cứu phẫu thuật nội soi điều trị viêm ruột thừa cấp không thành công chuyển sang mổ mở theo nghiên cứu tương tự của Vũ Thị Hồng Anh và cộng sự là 2,3% [20]. d = 5% là ước lượng sai lệch tuyệt đối mong muốn giữa tham số mẫu và tham số quần thể.
Thay vào công thức số (1), cỡ mẫu tính toán theo lý thuyết cho nghiên cứu là n=1,962× 34,53 35 ( người) Vậy cần điều tra tối thiểu 35 người bệnh nhân viêm ruột thừa cấp điều trị bằng phương pháp phẫu thuật nội soi.
- Mẫu thuận tiện: chọn các bệnh nhân viêm ruột thừa cấp điều trị bằng phương pháp phẫu thuật nội soi tại khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa huyện Phú Bình từ tháng 01/2023 đến tháng 12/2023.
Biến số nghiên cứu
STT TÊN BIẾN ĐỊNH NGHĨA BIẾN LOẠI
1 Tuổi Tuổi của đối tượng nghiên cứu tính theo lịch dương
2 Giới tính Giới tính của đối tượng nghiên cứu theo sinh học
3 Nghề nghiệp Nghề nghiệp hiện tại của đối tượng nghiên cứu
4 Dân tộc Dân tộc của đối tượng nghiên cứu
5 Cân nặng Số cân nặng tính theo Biến liên Hỏi, đo
STT TÊN BIẾN ĐỊNH NGHĨA BIẾN LOẠI
CÁCH THU kilogam của đối tượng nghiên cứu tục lường
6 Chiều cao Chiều cao tính theo mét của đối tượng nghiên cứu
7 Nhiệt độ cơ thể Chỉ số thân nhiệt của đối tượng nghiên cứu
Biến liên tục Đo lường 8
Số nhịp đập của động mạch đối tượng nghiên cứu trong
Biến rời rạc Đo lường
9 Nhịp thở Số nhịp thở của đối tượng nghiên cứu trong 1 phút
10 Huyết áp Áp lực máu tác động lên thành động mạch, đo ở cánh tay
Biến rời rạc Đo lường
11 Môi khô Tình trạng môi khô ráp, bong tróc
Biến nhị phân Quan sát
12 Lưỡi bẩn Tình trạng lưỡi có lớp màng màu trắng
Biến nhị phân Quan sát
13 Hơi thở hôi Tình trạng hơi thở có mùi bất thường
Biến nhị phân Ngửi, hỏi
Thời gian tính từ lúc bắt đầu cơn đau đến lúc nhập viện
STT TÊN BIẾN ĐỊNH NGHĨA BIẾN LOẠI
15 Vị trí đau Vị trí đau trên cơ thể đối tượng nghiên cứu
16 Tính chất đau Đặc trưng cơn đau trên đối tượng
17 Mức độ đau Đánh giá về mức độ đau của đối tượng nghiên cứu
18 Buồn nôn Cảm giác không thoải mái ở bụng, dạ dày và họng
Tình trạng thức ăn và dịch thoát ra ngoài qua đường miệng
20 Điểm đau Mac burney Điểm một phần ba ngoài của đường nối gai chậu trước trên và rốn
Phản ứng thành bụng hố chậu phải
Thành bụng co cứng lại khi lấy tay ấn vào hố chậu phải
22 Bạch cầu (G/L) Số lượng bạch cầu trong máu
23 Bạch cầu đa nhân trung tính(%)
Số lượng bạch cầu đa nhân trung tính trong máu
24 Định lượng Nồng độ CRP trong máu Biến liên Xét
STT TÊN BIẾN ĐỊNH NGHĨA BIẾN LOẠI
Kích thước đường kính ruột thừa trên siêu âm ổ bụng
Biến liên tục Siêu âm
26 Độ dày thành ruột thừa
Kích thước độ dày thành ruột thừa trên siêu âm ổ bụng
Biến liên tục Siêu âm
27 Dấu hiệu đè ném ruột
Hình ảnh các quai ruột bị đè ném do các tổ chức khác trên siêu âm ổ bụng
Biến nhị phân Siêu âm
Hình ảnh bia đạn với các vòng tròn đồng tâm trên siêu âm ổ bụng
Biến nhị phân Siêu âm
Hình ảnh cấu trúc ống với
1 đầu tịt trên mặt cắt trục dọc trên siêu âm ổ bụng
Biến nhị phân Siêu âm
Hình ảnh dịch khu trú quanh ruột thừa trên siêu âm ổ bụng
31 Dịch hố chậu phải Hình ảnh dịch khu trú trên siêu âm
Hình ảnh dịch ở túi cùng Douglas trên siêu âm ổ bụng
STT TÊN BIẾN ĐỊNH NGHĨA BIẾN LOẠI
Thâm nhiễm mỡ xung quanh ruột thừa
Hình ảnh thâm nhiễm mỡ xung quanh ruột thừa trên siêu âm ổ bụng
Vị trí đặt Troca: rốn, mạng sườn phải, hố chậu trái, hố chậu phải, thượng vị, hạ vị
35 Mạch nhanh Số nhịp đạp của động mạch trên 90 l/ph
36 Vỡ ruột thừa Tình trạng ruột thừa bị căng vỡ trước phẫu thuật
37 Tai biến trong phẫu thuật
Tình trạng chảy máu do sự va chạm của các dụng cụ phẫu thuật vào mạch máu lân cận
Biến nhị phân Quan sát
Tình trạng tê liệt tạm thời 1 phần của ruột sau phẫu thuật
39 Áp xe khoang phúc mạc
Tổ chức viêm khu trú thành 1 khối mềm bên trong chứa mủ tại khoang phúc mạc
40 Dò vị trí phẫu thuật
Tình trạng miệng vết cắt ruột thừa dò rỉ dịch tiêu hóa, phân
STT TÊN BIẾN ĐỊNH NGHĨA BIẾN LOẠI
Tình trạng vết mổ có biểu hiện viêm (sưng nóng đỏ đau) sau phẫu thuật
42 Vận động sau phẫu thuật
Tình trạng đối tượng nghiên cứu có thể thực hiện được các hoạt động
43 Trung tiện sau phẫu thuật
Tình trạng đối tượng nghiên cứu có thể trung tiện được sau phẫu thuật
Phẫu thuật nội soi thành công, chuyển mổ mở hoặc thất bại (người bệnh tử vong)
Biến danh mục Quan sát
45 Thời gian phẫu thuật nội soi
Thời gian tính từ lúc bắt đầu rạch da đến khi đóng mũi chỉ cuối cùng
Biến liên tục Quan sát
Thời gian nằm viện sau phẫu thuật
Thời gian từ lúc kết thúc phẫu thuật đến khi đối tượng nghiên cứu được ra viện
Biến liên tục Quan sát
Tiêu chuẩn đánh giá biến số nghiên cứu
- Cân nặng, chiều cao dựa vào bảng đánh giá chỉ số BMI của cơ thể WHO:
BMI Bảng 2.1 Bảng đánh giá chỉ số BMI của cơ thể
Phân loại Tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới
- Phân loại huyết áp dựa vào Hội nghị Y học dự phòng, nghiên cứu và đánh giá cao huyết áp ở người trưởng thành năm 2017 của Đại học Tim mạch
Mỹ và Tổ chức Tim mạch Mỹ:
Bảng 2.2 Bảng phân loại huyết áp
Hạ huyết áp Huyết áp tâm thu < 90 mmHg HOẶC Huyết áp tâm trương < 60 mmHg Huyết áp bình thường 90 mmHg ≤ Huyết áp tâm thu < 140 mmHg HOẶC
60 mmHg ≤ Huyết áp tâm trương < 90 mmHg Tăng huyết áp độ 1 Huyết áp tâm thu 140 - 149 mmHg
HOẶC Huyết áp tâm trương 90-99 mmHg Tăng huyết áp độ 2 Huyết áp tâm thu ≥ 150mmHg
HOẶC Huyết áp tâm trương ≥ 100mmHg
- Hướng dẫn chẩn đoán viêm ruột thừa theo Bộ Y tế
- Nhiệt độ bình thường của cơ thể: 36,1 0 C − 37,2 0 C.
- Giá trị mạch bình thường của cơ thể:
- Giá trị nhịp thở bình thường của cơ thể dựa vào giá trị nhịp thở bình thường của Bộ Y tế ban hành:
+ Trẻ sơ sinh: 30 - 50 lần/phút.
+ Trẻ 2 - 11 tháng tuổi: 25 - 40 lần/phút.
+ Người lớn và trẻ từ 15 tuổi trở lên: 16 - 20 lần/phút.
- Chỉ số bất thường của bạch cầu đa nhân trung tính: > 80%
- Chỉ số bất thường của đường kính ruột thừa: > 6 mm
- Chỉ số bất thường của độ dày thành ruột thừa: > 3 mm
- Chỉ số CRP bình thường: < 0,5 mg/100 ml huyết thanh.
- Nhiễm trùng vết mổ: sốt, sưng nề vết mổ, đau, có dịch thấm băng.
- Liệt ruột: không trung tiện được.
- Áp xe khoang phúc mạc: khó chịu, sốt, buồn nôn và sút cân.
Phương pháp thu thập số liệu
2.6.1 Kỹ thuật thu thập số liệu
- Thu thập thông tin có sẵn từ kho dữ liệu Khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa huyện Phú Bình:
+ Đối tượng nghiên cứu: khai thác hành chính, tiền sử, lý do vào viện, bệnh sử.
+ Người nhà đối tượng nghiên cứu: khai thác dịch tễ, yếu tố liên quan. + Khai thác kết quả lâm sàng, cận lâm sàng từ hồ sơ bệnh án.
+ Khai thác phương pháp và quá trình điều trị từ hồ sơ bệnh án.
2.6.2 Công cụ thu thập số liệu
- Các công cụ cần thiết : bút, laptop, điện thoại,
Xử lý số liệu
- Số liệu được làm sạch trước khi nhập và xử lý.
- Số liệu được nhập bằng phần mềm EPIDATA 3.1
- Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 25.0
Đạo đức nghiên cứu
- Nghiên cứu được sự đồng ý của ban Lãnh đạo khoa, Bệnh viện.
- Nghiên cứu được sự đồng ý của hội đồng đạo đức Bệnh viện Đa khoa huyện Phú Bình
- Đảm bảo bí mật các thông tin mà đối tượng tham gia nghiên cứu cung cấp.
- Thông tin thu thập chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thông tin cơ bản của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1 Bảng thông tin đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.2 Bảng mô tả chỉ số BMI của đối tượng nghiên cứu
Chỉ số BMI Số lượng Tỷ lệ
Bảng 3.3 Bảng mô tả triệu chứng toàn thân ở đối tượng nghiên cứu
Triệu chứng Số lượng Tỷ lệ
Bảng 3.4 Bảng mô tả triệu chứng khác ở đối tượng nghiên cứu
Triệu chứng Số lượng Tỷ lệ
Bảng 3.5 Bảng mô tả triệu chứng cơ năng ở đối tượng nghiên cứu
Triệu chứng Số lượng Tỷ lệ
Hạ sườn trái Mạn sườn phải Mạn sườn trái Quanh rốn
Tính chất đau Đau từng cơn Đau liên tục Đau dữ dội Đau âm ỉ
Không đau Đau nhẹ Đau vừa Rất đau
Bảng 3.6 Bảng mô tả triệu chứng thực thể ở đối tượng nghiên cứu
Triệu chứng Số lượng Tỷ lệ Điểm đau Mc Burney Âm tính Dương tính
Phản ứng thành bụng hố chậu phải Âm tính
3.3.2 Đặc điểm cận lâm sàng ở đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.7 Kết quả xét nghiệm huyết học
Bạch cầu đa nhân trung tính (%) CRP (C - Reactive protein)
Bảng 3.8 Bảng mô tả kết quả siêu âm ổ bụng của đối tượng nghiên cứu
Hình ảnh siêu âm ổ bụng Tần số Tỷ lệ (%)
Dấu hiệu đè nén ruột thừa
Có Không Dấu hiệu hình bia
Thâm nhiễm mỡ xung quanh ruột thừa
Phản ứng hạch mạc treo
Kết quả phẫu thuật nội soi điều trị viêm ruột thừa cấp
Bảng 3.9 Bảng mô tả vị trí đặt trocar trong phẫu thuật nội soi điều trị viêm ruột thừa cấp
Vị trí Tần số Tỷ lệ (%)
Thượng vị + Rốn + MSP + HCT
HCP + Hạ vị HCT + Rốn
Bảng 3.10 Bảng dấu hiệu biến chứng sau phẫu thuật
Dấu hiệu Tần số Tỷ lệ (%)
Có Không Áp xe khoang phúc mạc
Dò vị trí phẫu thuật
Bảng 3.11 Các vấn đề liên quan sau phẫu thuật
Các vấn đề sau mổ Tần số (Tỷ lệ)
Vận động sau phẫu thuật
≥ 6h từ sau khi mổ Trung tiện sau phẫu thuật
Bảng 3.12 Bảng mô tả thời gian phẫu thuật nội soi và thời gian nằm viện sau phẫu thuật
Thời gian phẫu thuật nội soi
Thời gian nằm viện sau phẫu thuật
Bảng 3.13 Bảng mô tả kết quả sau phẫu thuật
Kết quả sau mổ Tần số (Tỷ lệ)
Thành công Chuyển mổ mở Thất bại (Người bệnh tử vong)
DỰ KIẾN KẾT LUẬN
Dự kiến kết luận và bàn luận theo kết quả nghiên cứu:
Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh viêm ruột thừa cấp tại Bệnh viện Đa khoa huyện Phú Bình năm 2023. Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị viêm ruột thừa cấp tại Bệnh viện Đa khoa huyện Phú Bình năm 2023
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1 Ban hành tài liệu cập nhật" Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Viêm ruột thừa" tại Bệnh viện Đa (bvdktinhbacgiang.vn)
2 Viêm ruột thừa cấp (benhviennhidongnai.org.vn)
3 Văn Linh Huỳnh, Dương Chí Thiện Đoàn,Văn Trầm Tạ (2022),"Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng viêm ruột thừa cấp tại bệnh viện trường đại học trà vinh năm 2019-2022",tạp chí y học Việt Nam
4 Tiền Nguyễn Hải Quyên (2022), “Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân viêm ruột thừa cấp tại Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ”, Tạp chí Y dược học Cần Thơ
5 Trần Mạnh Hùng (2022), " Kết quả phẫu thuật nội soi điều trị biến chứng viêm ruột thừa tại Bệnh viện Bạch Mai (2022)", Tạp chí Y học Việt Nam
6 Lê Văn Thêm 2021, Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân VRT cấp điều trị tại bệnh viện đa khoa xanh pôn Quý I năm 2021,tạp trí y học Việt Nam
7 Nguyễn Kỳ Minh, Trần Hiếu Nhân, Nguyễn Văn Tống, Phạm Văn Năng(2021),"Kết quả điều trị viêm ruột thừa cấp bằng phẫu thuật nội soi một trocar tại bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ",Tạp trí y dược học Cần Thơ
8 Trần Đức Quý, Vũ Thị Hồng Anh, Hà Văn Rã (2020), “Kết quả phẫu thuật nội soi điều trị viêm ruột thừa cấp tại Trung tâm Y tế huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên.
9 Lê Văn Thêm (2018),” Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân viêm ruột thừa cấp điều trị tại bệnh viện đa khoa Hải Dương năm 2018”, Tạp trí y học Việt Nam
10.Phạm Minh Đức(2017),"Đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật nội soi một cổng trong điều trị viêm ruột thừa cấp",Tạp trí Dược học- Trường Đại học y dược Huế
11.Nguyễn Quốc Huy, Nguyễn Vũ Phương, Nguyễn Công Bình, Mạc Xuân Huy (2017),"Đánh giá kết quả điều trị viêm ruột thừa cấp ở trẻ em bằng phấu thuật nội soi tại bệnh viện trường đại học y khoa Thái Nguyên",Tạp chí khoa học và công nghệ đại học Thái Nguyên.
12.Nguyễn Đăng Duy (2017), nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi ổ bụng trong điều trị VRT cấp tại bv đa khoa tỉnh Cao Bằng
13 Nguyễn Văn Hưng (2014), “Viêm ruột thừa cấp”, Thực tập giải phẫu bệnh, Trường Đại học Y Hà Nội, tr 6-7.
14 Trần Công Hoan (2013), “Siêu âm chẩn đoán viêm ruột thừa cấp tại bệnh viện Việt Đức”, Tạp chí Y học thực hành, 874(6), tr 29-31.
15.Doãn Văn Ngọc (2012), “Nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán viêm ruột thừa cấp ”, Tạp chí Điện quang và Y học hạt nhân Việt Nam
16.Kim Văn Vụ (2013) ,"Đặc điểm lâm sàng , cận lâm sàng viêm ruột thừa sau manh tràng điều trị tại bệnh viện y Hà Nội",Tạp chí nghiên cứu khoa học 17.Bộ môn Ngoại, Đại học Y Dược Hà Nội (2013), “ Bài giảng bệnh học ngoại khoa (dùng cho sinh viên Đại học Y năm 4) ”, Nhà xuất bản Y Hà Nội
18.Lữ Văn Trọng (2011), Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật viêm ruột thừa tại BVĐK khu vực tỉnh An Giang, Bệnh viện Đa Khoa trung tâm An Giang, An Giang
19.Phùng Đức Toàn (2010), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sang và kết quả điều trị phẫu thuật nội soi viêm phúc mạc ruột thừa ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương, luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội 20.Huỳnh Quang Huy, Hoàng Minh Lợi (2010), Nghiên cứu giá trị của siêu âm doppler màu trong chẩn đoán viêm ruột thừa cấp, Tạp chí Y học thực hành, 708(3), tr 54-58.
21.Doãn Văn Ngọc (2010), Nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán viêm ruột thừa cấp, Luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y
22.Trần Hiếu Học và cs (2009), “Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi trong điều trị viêm ruột thừa cấp tại khoa ngoại bệnh viện Bạch Mai năm 2007”, Tạp chí Y học thực hành, 662(5), tr 47-49.
23.Võ Tấn Long, Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Tấn Cường, Nguyễn Tuấn (2008), “Kết quả bước đầu sử dụng Chụp cắt lớp điện toán trong chẩn đoán Tắc mạch Mạc treo cấp”, Tạp chí Y Học TP Hồ Chí Minh, 12(2), tr 70-75. 24.Nguyễn Văn Liễu (2008), “Nghiên cứu ứng dụng điều trị ruột thừa viêm bằng phương pháp phẫu thuật nội soi tại bệnh viện trường Đại học Y dược Huế”, Tạp chi Y Học TP Hồ Chí Minh, 12(4), tr 34-38.
25.Hoàng Mạnh An (2007), “Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến chẩn đoán và biến chứng viêm ruột thừa cấp tại bệnh viện 103”, Tạp chí Y học thực hành, (8), tr 58-60.
26.Trịnh Văn Minh và cs (2005), “Manh tràng và trùng tràng”, giải phẫu người tập 2, nhà xuất bản Y học, tr 400-408.
27.Nguyễn Văn Khoa (2005), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm ruột thừa cấp ở người cao tuổi”, Tạp chí Y Dược học quân sự, 30(5), tr 94-102.