1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bút Pháp Nghệ Thuật Trong Hồng Lâu Mộng.pdf

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bút Pháp Nghệ Thuật Trong Hồng Lâu Mộng
Tác giả Lê Thanh Minh Châu, Rmah H’ Phach, Nguyễn Lê Bảo Khanh, Dương Ngọc Ánh, Nguyễn Thị Hà Phương, Nguyễn Phùng Hoài Thương, Võ Ly Na
Người hướng dẫn ThS. Trần Ái Vân
Trường học Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Văn học châu Á
Thể loại Học phần
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 252,11 KB

Nội dung

Nếu trước đây đề tài lịch sửchính là mục đích phản ánh chủ yếu của tiểu thuyết, chẳng hạn như Tam Quốc diễnnghĩa của La Quán Trung hay Thủy hử của Thi Nại Am thì Tào Tuyết Cần đã cóbước

Trang 1

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA NGỮ VĂN

NHÓM 5

BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG HỒNG LÂU MỘNG

Giảng viên hướng dẫn: ThS Trần Ái Vân

Học phần: Văn học châu Á

Lớp học phần: 22-0102

Trang 2

BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM 5 – LỚP 22SNV2

LỚP HỌC PHẦN 22-0102

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1 3

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT VÀ TỔNG QUAN TÁC PHẨM HỒNG LÂU MỘNG CỦA TÀO TUYẾT CẦN 3

1.1 Cơ sở lí luận của bút pháp nghệ thuật 3

1.1.1 Khái niệm bút pháp nghệ thuật 3

1.1.2 Mục đích việc nghiên cứu bút pháp nghệ thuật 3

1.2 Khái quát chung về tác phẩm Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần 4

1.2.1 Tác giả Tào Tuyết Cần 4

1.2.2 Cao Ngạc 5

1.2.3 Tác phẩm Hồng Lâu Mộng 6

CHƯƠNG 2 8

MỘT SỐ BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT GÓP PHẦN THÀNH CÔNG VÀO KIỆT TÁC HỒNG LÂU MỘNG CỦA TÀO TUYẾT CẦN 8

2.1 Bút pháp tả thực 8

2.1.1 Bức tranh suy tàn của xã hội phong kiến lúc bấy giờ 8

2.1.2 Bức tranh về con người 9

2.2 Bút pháp nghệ thuật “song quản tề hạ” 11

2.2.1 Trong xây dựng kết cấu, tình tiết 11

2.2.2 Trong xây dựng nhân vật 12

2.3 Bút pháp nghệ thuật “đa quản tề hạ” 15

2.3.1 Mối liên kết từ “song quản tề hạ” đến “đa quản tề hạ” 16

2.3.2 Phản ánh nhân vật đa chiều 17

KẾT LUẬN 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 5

MỞ ĐẦU

Khi nói đến những thành tựu to lớn của Trung Quốc, không thể không nghĩngay đến nền văn học đồ sộ của đất nước này Trong đó, tiểu thuyết Minh Thanh làmột trong những thành tựu chói lóa nhất trên bức tranh văn học cổ điển Trung Quốcnói riêng và góp phần quan trọng trong quá trình phát triển thể loại tiểu thuyết trênthế giới nói chung Giáo sư Lương Duy Thứ từng khẳng định rằng: “ Tiểu thuyết cổđiển của Trung Quốc là những viên ngọc quý của kho tàng văn học phương Đông,

có một sức sống kì diệu, chấp nhận sự thử thách của thời gian và có khả năng vượtbiên giới một nước đi sâu vào đời sống tinh thần nhiều dân tộc” [13]

Hồng lâu Mộng của Tào Tuyết Cần chính là bước chuyển lớn đánh dấuhướng đi của thể loại tiểu thuyết Trung Quốc sau này Nếu trước đây đề tài lịch sửchính là mục đích phản ánh chủ yếu của tiểu thuyết, chẳng hạn như Tam Quốc diễnnghĩa của La Quán Trung hay Thủy hử của Thi Nại Am thì Tào Tuyết Cần đã cóbước đột phá bất ngờ khi ông chọn đề tài cuộc sống hằng ngày để nhận thức sâu sắchiện thực trong tác phẩm của mình Hồng lâu Mộng khi ra mắt người đọc đã làmkinh động xã hội đương thời lúc ấy, bởi sức mạnh tư tưởng của hiện thực khiếnngười đọc cảm nhận sự gần gũi và chân thực của nó Vì vậy, người ta thường nhắccâu: “Khai đàm bất thuyết Hồng lâu Mộng, độc tận thi thư diệc uổng nhiên”(chuyện trò mà không nói đến Hồng lâu Mộng, đọc lắm sách xưa cũng uổng công)

Hồng lâu Mộng của Tào Tuyết Cần đồng thời cũng là một tiểu thuyết thuộc

“tứ đại danh tác” của nền văn học Trung Quốc, có một vị trí vô cùng quan trọngtrong lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc, góp phần sự thành công của tác phẩm chính là

sự khai thác tài tình đề tài hiện thực cuộc sống, độc đáo phá vỡ kết cấu đơn tuyếntruyền thống, sự tinh tế của ngôn từ, xây dựng nhân vật đặc sắc và không thểkhông kể đến sự cách tân trong bút pháp nghệ thuật Trong thế giới của Hồng lâuMộng thì những bút pháp nghệ thuật đó điểm tô và kết hợp với nhau tạo nên mộtthể thống nhất, phản ánh khái niệm và tư tưởng trong đó Một thế giới sống động,trường tồn nhờ sự thống nhất trong đa dạng và tự thân nó chuyển hóa không ngừng

Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài Bút pháp nghệ thuật của Hồng lâu mộng nhằmgiúp người đọc có thể chiêm nghiệm trọn vẹn hơn về tác phẩm, hiểu biết sâu sắc

Trang 6

hơn về những bút pháp nghệ thuật tài tình mà tác giả đã dụng tâm sử dụng để viếtnên tác phẩm có giá trị Đồng thời, đưa đến cho độc giả một góc nhìn đánh giá mới

mẻ hơn so với những tiểu thuyết Minh Thanh đã tìm hiểu trước đó

Trang 7

NỘI DUNG CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT VÀ TỔNG QUAN

TÁC PHẨM HỒNG LÂU MỘNG CỦA TÀO TUYẾT CẦN

1.1 Cơ sở lí luận của bút pháp nghệ thuật

1.1.1 Khái niệm bút pháp nghệ thuật

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, bút pháp là “ cách thức hành văn, dùng chữ,

bố cục, cách sử dụng các phương tiện biểu hiện để tạo thành một hình thức nghệthuật nào đó bút pháp cũng tức là cách viết, lối viết” [12, tr.24]

Nghệ thuật là quá trình sáng tạo của tác giả văn học thể hiện nội dung, tưtưởng và tình cảm của họ nhằm tạo nên sản phẩm để phản ánh điều đó, góp phầntạo nên giá trị đưa đến độc giả

Vậy nên, bút pháp nghệ thuật là khái niệm cơ bản trong việc sáng tạo vàthưởng thức nghệ thuật ngôn từ, có thể hiểu bút pháp nghệ thuật là cách thức tác giả

sử dụng các phương tiện để biểu hiện tư tưởng, tình cảm và quan điểm của mìnhtrong tác phẩm đó

1.1.2 Mục đích việc nghiên cứu bút pháp nghệ thuật

Bút pháp nghệ thuật là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên giá trịnghệ thuật của tác phẩm, tìm hiểu bút pháp nghệ thuật để người đọc hiểu rõ hơn vềcách thức mà tác giả xây dựng và thể hiện nội dung tác phẩm Từ đó, có sự đánh giákhách quan và chiêm nghiệm giá trị nghệ thuật của tác phẩm hiệu quả cao

Nghiên cứu bút pháp nghệ thuật góp phần nâng cao kiến thức lí luận văn học,nhận thức về vai trò của bút pháp nghệ thuật trong sáng tác và thưởng thức nghệthuật

Bút pháp nghệ thuật góp phần đánh giá tài năng và sáng tạo của tác giả, tạonên sự so sánh và đối chiếu với những tác phẩm khác để làm nổi bật đặc điểm riêngcủa tác phẩm Đồng thời, khẳng định rõ hơn về vị trí và giá trị của tác phẩm trongvăn học

Trang 8

Tìm hiểu và học hỏi bút pháp nghệ thuật cụ thể hỗ trợ người đọc học hỏicách sáng tạo và sử dụng các phương tiện nghệ thuật có sự hiệu quả và tính áp dụngphù hợp nhất.

1.2 Khái quát chung về tác phẩm Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần

1.2.1 Tác giả Tào Tuyết Cần

Tào Tuyết Cần (1716 – 1763) tên thật là Tào Triêm, hiệu là Mộng Nguyễn.Ông là người gốc Hà Bắc, xuất thân quý tộc và là người Hán nhập tịch Mãn Châu

Có cha là Tào Ngung và mẹ là người họ Mã Cha mất khi ông còn trong bụng mẹ vàđược người chú Tào Phủ nhận con nuôi, thuở nhỏ Tào Tuyết Cần được ăn ngon mặcđẹp bởi Tào Phủ được vua Khang Hi vô cùng trọng dụng Sau này, vua Khang Himất và Ung Chính lên làm vua, vì nghi kị nên quyết định diệt trừ Tào Phủ, gia tộc

họ Tào rơi vào cảnh khốn đốn Hoàn cảnh từ trên cao rớt xuống vực, sự đau thương

và bi phẫn của ông tích tụ ngày càng nhiều, trở thành một trong những nguyên nhân

Tào Tuyết Cần viết nên tác phẩm Thạch đầu ký (Hồng lâu mộng) Ngoài ra, gia tộc

học Tào có truyền thống văn học lâu đời truyền lại, cho nên từ nhỏ ông đã đượcsống trong bầu không khí văn học sâu đậm

Trong bối cảnh văn học thời đại mà Tào Tuyết Cần sinh sống và sáng tạo làmột trong những thời kỳ hưng thịnh của nền văn học tiểu thuyết Trung Quốc Đây

là thời kỳ mà các tác giả viết tiểu thuyết đã đạt đến trình độ nghệ thuật cao, tạo nênnhiều tác phẩm có giá trị lớn về mặt nội dung và nghệ thuật Và trong bối cảnh vănhọc tiểu thuyết đương thời, ông đã có đóng góp đáng kể cho sự phát triển của thể

loại tiểu thuyết của đất nước này với kiệt tác Hồng lâu mộng (Thạch đầu ký)

Tào Tuyết Cần đã phải trải qua những thăng trầm của cuộc sống, từ sungsướng đến nghèo khổ, từ vinh hoa đến bần hàn Những kinh nghiệm sống này đã

ảnh hưởng sâu sắc đến tác phẩm của ông Với Hồng lâu mộng một tiểu thuyết dài,

phức tạp và nhiều lớp thì Tào Tuyết Cần đã thành công phá vỡ những khuôn mẫutruyền thống của tiểu thuyết Trung Quốc và tạo ra một tác phẩm mới mẻ, độc đáo

và đầy sức sống Hồng lâu mộng được đánh giá là một trong những tiểu thuyết hay

nhất mọi thời đại Nó đã được dịch sang nhiều thứ tiếng và được hàng triệu ngườitrên thế giới yêu thích Tào Tuyết Cần là một nhà văn có tầm ảnh hưởng lớn đến

Trang 9

văn học Trung Quốc và thế giới Ông đã tạo ra một tác phẩm kinh điển của văn học

và để lại một di sản đồ sộ cho các thế hệ sau

Trong sáng tác, Tào Tuyết Cần là một tác giả có phong cách văn học độcđáo với bút lực điêu luyện, dòng văn tinh tế và truyền cảm Tào Tuyết Cần với đềtài tính hiện thực sâu sắc, phản ánh những vấn đề xã hội đương thời đã thành côngtạo nên sự chân thực và gần gũi cho tác phẩm của ông

tác giả 40 hồi cuối là Cao Ngạc Ngoài ra, Cao Ngạc còn là tác giả của Lại trị tập

yếu, Lan thự văn tồn và Lan thự thập nghệ.

Đối với việc Cao Ngạc viết tiếp 40 hồi sau cũng có những thuyết khác nhau.Thuyết đầu tiên cho rằng Cao Ngạc căn cứ vào sự yêu thích của bản thân mà viết ra

40 hồi sau, tự mình tiêu khiển Còn một thuyết khác lại cho rằng Cao Ngạc theo yêucầu của triều đình nhà Thanh đã sửa chữa và viết tiếp cho nên về tư tưởng đươngnhiên chịu sự trói buộc Cao Ngạc đã dựa vào di thảo của Tào Tuyết Cần để hoàn

thành nốt bằng việc viết tiếp 40 hồi Đồng thời, đổi tên Thạch đầu ký thành Hồng

lâu mộng để phù hợp với nội dung tác phẩm

Điểm giống nhau giữa Tào Tuyết Cần và Cao Ngạc đều là người Hán nhậptịch Mãn Châu nhưng Tào Tuyết Cần sống nghèo túng bần cùng còn Cao Ngạc thì

đỗ đạt làm quan, công danh rộng mở Hoàn cảnh khác nhau đã làm nên sự khác biệt

về tư tưởng khi Cao Ngạc để cho nhân vật Bảo Ngọc cưới vợ, đi thi đỗ đạt rồi mới

bỏ đi tu biệt tích, tương lai nhà họ Giả vẫn còn đứa bé trong bụng của Tiết BảoThoa Trong khi đó, dự thảo mà Tào Tuyết Cần để lại, Giả Bảo Ngọc bỏ đi sau khiLâm Đại Ngọc chết Ngoài ra, Cao Ngạc còn thêm thắt tình tiết Giả phủ được minhoan, phục chức nhằm mục đích đẩy lùi bi kịch ám ảnh của chế độ phong kiến

Trang 10

1.2.3 Tác phẩm Hồng Lâu Mộng

Thạch đầu ký (Hồng lâu mộng) được Tào Tuyết Cần sáng tác vào khoảnggiữa thế kỉ XVIII, khi tác giả đang viết dở dang 80 hồi thì không may lâm bệnh quađời vào năm 1763 Mãi đến năm 1793, Cao Ngạc viết thêm 40 hồi sau cho căn cứ

trên nền tảng ý tưởng và văn phong của Tào Tuyết Cần, đổi tên thành Hồng lâu

mộng (giấc mộng lầu hồng) Tiểu thuyết này thuộc loại tác phẩm chương hồi, là một

bộ trường thiên tiểu thuyết, tổng cộng 120 hồi

Hồng lâu mộng là một trong những tác phẩm tiểu thuyết nổi tiếng nhất của

văn học cổ điển Trung Quốc, đó là sự thể hiện những tư tưởng của thời đại là tinhthần dân chủ, tinh thần phê phán đời sống xã hội mục nát, phê phán những giáo điều

cổ hủ đã ăn sâu bén rễ hàng ngàn năm Khi đọc cuốn tiểu thuyết ta thấy được tiếngnói đòi tự do yêu đương và mưu cầu hạnh phúc, giải phóng cá tính, khao khát mộtcuộc sống tự do bình đẳng, chân lý, lý tưởng cho cuộc sống Thấy rằng, cuộc sốngcủa con người trong xã hội cũ cụ thể là xã hội phong kiến, đòi hỏi sự công bằng vàchân lý sống Con người cũng có những nhu cầu riêng của bản thân và nhu cầu thiếtyếu chính là cuộc sống tinh thần Phải được sống một cuộc sống bình đẳng, tự do thì

số phận con người mới không rơi vào hoàn cảnh lầm lũi

Hồng lâu mộng là tác phẩm văn học theo khuynh hướng chủ nghĩa hiện thực,

phê phán mạnh mẽ hệ thống xã hội phong kiến đang lúc suy tàn Hồng Lâu Mộngchủ yếu miêu tả bi kịch tình yêu hôn nhân giữa ba nhân vật là Lâm Đại Ngọc, GiảBảo Ngọc và Tiết Bảo Thoa, để phản ánh sự hưng vong của giai cấp phong kiếnđương thời Hồng lâu Mộng, phản ánh toàn diện và sâu sắc xã hội, con người TrungHoa giai đoạn mạt Thanh khi đứng bên bờ vực suy vong, sụp đổ Cái vẻ ngoài tônnghiêm, nề nếp không che được thực chất mục ruỗng của giới thượng lưu trong Giảphủ Cuộc sống xa hoa, dâm ô của giai cấp bóc lột với những mối quan hệ tàn nhẫngiữa người với người đã khiến Giả phủ tựa con thuyền đắm, không cứu vãn được

Đó cũng là hình ảnh thu nhỏ của xã hội Trung Quốc thời mạt Thanh

Tiểu thuyết này cũng từng vấp phải sự tẩy chay, phỉ báng và chống đối củacác thế lực bảo thủ nhân danh bảo vệ đạo đức của xã hội phong kiến Vu khống choHồng lâu mộng là tiểu thuyết xúi giục dâm ô, nguyền rủa tác giả và hậu duệ củaông Tuy nhiên, không gì ngăn cản được sức ảnh hưởng mạnh mẽ của tác phẩm, nó

Trang 11

vẫn tồn tại mãnh liệt trong lòng xã hội Trung Hoa, mãi đến năm 1793 thời vua CànLong thì được truyền sang Nhật bản và một số nước Đông Nam Á Cuối cùng đượcvươn xa thế giới cho đến ngày nay.

Trang 12

CHƯƠNG 2 MỘT SỐ BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT GÓP PHẦN THÀNH CÔNG

VÀO KIỆT TÁC HỒNG LÂU MỘNG CỦA TÀO TUYẾT CẦN

2.1 Bút pháp tả thực

Bút pháp tả thực là sự phản ánh một cách chân thực những đặc điểm của sựvật hiện tượng, thể hiện một cách trung thành hiện thực và hiện thực trong tác phẩm

có cấu trúc đồng đẳng với hiện thực vốn có ngoài đời Chất liệu hiện thực trong

Hồng lâu mộng được lấy ngay từ hiện thực của gia đình, dòng họ Tào Tuyết Cần

trước đây Mục đích lớn nhất của tác phẩm nhằm giải tỏa cho niềm bi phẫn trướchoàn cảnh của cuộc đời, của một dòng họ lớn bị sa cơ lỡ vận Mỗi cuộc đời trongtác phẩm, đều đại diện cho những con người trong thời đại đó, phản ánh xã hộiphong kiến đương thời

2.1.1 Bức tranh suy tàn của xã hội phong kiến lúc bấy giờ

Đặc điểm của hiện thực trong tác phẩm này là sự chân thật đến từng chi tiết,bám sát đời sống hằng ngày và không cường điệu tô vẽ chi tiết quá nhiều Sức hấp

dẫn của Hồng lâu mộng là những điều bình dị nhất chứ không phải những chi tiết về

sự to lớn hay những nhân vật phi thường như những tiểu thuyết trước kia Chính vì

vậy, Hồng lâu mộng trở thành một tiểu thuyết hiện thực

Cái đầu tiên chúng ta thấy trong bức tranh là cuộc sống xã hội thượng lưuđang mục ruỗng của Trung Quốc Nó được tập trung thể hiện qua cuộc sống củamột gia đình quý tộc họ Giả đời Thanh Tào Tuyết Cần không quá tay, không phóngđại bất kì điều gì trong gia đình ấy Từng dòng bút cứ từ từ kể một cách điềm tĩnhnhưng lại dần hé mở cho người đọc thấy một cuộc sống xa hoa, hoang đường đếnkinh ngạc Bên cạnh đó là sự dâm ô, tàn nhẫn giữa họ với nhau Trông thì mọi thứ

có vẻ đầy nề nếp song thực tế tất cả chỉ là cái mặt nạ che đậy sự mọt ruồng, giả dốibên trong Vì lẽ đó, nếu không có họa giáng xuống từ triều đình thì bản thân Giảphủ cũng dần đi vào con đường tàn tạ không cứu vãn được

Trong bức tranh mục ruỗng ấy, tiêu biểu là hình ảnh vườn ở phủ Đông tronghội Phương Viên Đó là nơi bẩn thỉu, là nơi để các lão thiếu gia rượu chè hành lạc.Chỉ cần xem cảnh tổ chức đánh bạc, uống rượu và dâm ô với hầu trai của bọn Giả

Trang 13

Trân là đủ biết Đây cũng là nơi sinh ra những chuyện bất chính giữa Tần KhảKhanh và Thuỵ Châu, giữa Hy Phượng và Giả Thụy

Để làm rõ bức tranh hiện thực suy tàn ấy, tác giả đã tập trung khắc họa lốisống với những giáo điều có hủ Vì vậy, tác phẩm bên cạnh sự phê phán đời sống xãhội phong kiến mục nát, nó còn thể hiện ước nguyện đòi tự do yêu đương và mưucầu hạnh phúc, giải phóng cả tỉnh, khao khát tự do bình đẳng

Như vậy, tác phẩm đã đề cập đến vẫn đề hết sức trọng đại, đó là sự hungvong của một gia tộc điển hình cho sự hưng vong của một giai cấp

2.1.2 Bức tranh về con người

Xuất hiện như là nạn nhân của xã hội, các nhân vật hiện lên làm rõ thêm sốphận con người trong xã hội phong lưu rơi vào mạt vận

Giả Bảo Ngọc là nhân vật xuyên suốt cuốn tiểu thuyết Xuất thân từ một giađình quý tộc, Giả Bảo Ngọc cũng sống cuộc đời sung túc tuy nhiên trong nội tâmcủa nhân vật này luôn muốn thoát ra khỏi hàng rào sắt của cuộc sống quý tộc và sựbao bọc Cuộc sống ấy như cái lồng nhốt Giả Bảo Ngọc cả ngày trong nhả, khôngđược một chút tự chủ Vì vậy, để phản kháng lại cuộc sống tù túng Bảo Ngọc đãchống lại khoa cử, không muốn đi con đường thi cử làm quan theo lối sống phongkiến Vì vậy, thường xuyên trốn học, không ngoan ngoãn tiếp thu nền giáo dụcphong kiến nghiêm khắc

Ngay từ nhỏ, đã bị mâu thuẫn giữa khát vọng tự do và sự ràng buộc nặng nềcủa gia đình và xã hội phong kiến Đến khi nảy sinh tình yêu với Lâm Đại Ngọc thìmâu thuẫn ấy còn rõ hơn Giả Bảo Ngọc đã không vượt qua được rào cản của giađình cũng chính là rào cản của xã hội phong kiến đề bảo vệ tình yêu của mình Saucái chết của Lâm Đại Ngọc lại vấp phải những mâu thuẫn nghiệt ngã của thời đại,Bảo Ngọc sinh ra mắc chứng “ngây", cứ cười hì hì suốt ngày Cuối cùng giải pháp

đi tu đã được Giả Bảo Ngọc chọn lựa Tóm lại, Bảo Ngọc là điển hình của nhân vật

là nạn nhân của xã hội cũ, mang bi kịch tư tưởng và số phận của con người giaothời

Bên cạnh Giả Bảo Ngọc thì Lâm Đại Ngọc cũng là nhân vật chính và là nhân

Ngày đăng: 16/07/2024, 16:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Đặng Thị An (2016), “Bút pháp song quản tề hạ trong Hồng lâu mộng”, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bút pháp song quản tề hạ trong Hồng lâu mộng”,"Khóa luận tốt nghiệp đại học
Tác giả: Đặng Thị An
Năm: 2016
[2]. Nguyễn Hoàn Anh (2003), “Nghệ thuật miêu tả xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ tài hoa trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng”, nguồn:https://nguvandhag.wordpress.com/, ngày truy cập: 07/03/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật miêu tả xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ tài hoa trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng
Tác giả: Nguyễn Hoàn Anh
Năm: 2003
[3]. Phạm Vũ Lan Anh (2008), “Mộng – một thủ pháp nghệ thuật độc đáo của Hồng lâu mộng”, Tạp chí khoa học Đại học sư phạm, TP Hồ Chí Minh, số 13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mộng – một thủ pháp nghệ thuật độc đáo của Hồng lâu mộng”, "Tạp chí khoa học Đại học sư phạm
Tác giả: Phạm Vũ Lan Anh
Năm: 2008
[4]. Tào Tuyết Cần (1989), Hồng lâu mộng tập 1, NXB Văn Nghệ, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồng lâu mộng tập 1
Tác giả: Tào Tuyết Cần
Nhà XB: NXB Văn Nghệ
Năm: 1989
[5]. Tào Tuyết Cần (1989), Hồng lâu mộng tập 2, NXB Văn Nghệ, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồng lâu mộng tập 2
Tác giả: Tào Tuyết Cần
Nhà XB: NXB Văn Nghệ
Năm: 1989
[6]. Tào Tuyết Cần (1989), Hồng lâu mộng tập 3, NXB Văn Nghệ, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồng lâu mộng tập 3
Tác giả: Tào Tuyết Cần
Nhà XB: NXB Văn Nghệ
Năm: 1989
[7]. Tào Tuyết Cần (1989), Hồng lâu mộng tập 4, NXB Văn Nghệ, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồng lâu mộng tập 4
Tác giả: Tào Tuyết Cần
Nhà XB: NXB Văn Nghệ
Năm: 1989
[8]. Tào Tuyết Cần (1989), Hồng lâu mộng tập 5, NXB Văn Nghệ, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồng lâu mộng tập 5
Tác giả: Tào Tuyết Cần
Nhà XB: NXB Văn Nghệ
Năm: 1989
[9]. Tào Tuyết Cần (1989), Hồng lâu mộng tập 6, NXB Văn Nghệ, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồng lâu mộng tập 6
Tác giả: Tào Tuyết Cần
Nhà XB: NXB Văn Nghệ
Năm: 1989
[10]. Nguyễn Thị Hoa (2010), “Giá trị hiện thực và nghệ thuật của Hồng lâu mộng”, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị hiện thực và nghệ thuật của Hồng lâu mộng”, "Khóa luận tốt nghiệp đại học
Tác giả: Nguyễn Thị Hoa
Năm: 2010
[11]. Quách Nhược Hư (1963), Đồ họa kiến văn chí, Nhân dân mỹ thuật xuất bản xã Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đồ họa kiến văn chí
Tác giả: Quách Nhược Hư
Năm: 1963
[12]. Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật"ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1992
[14]. Lương Duy Thứ (1995), Bài giảng văn học Trung Quốc, Đại học Tổng hợp, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng văn học Trung Quốc
Tác giả: Lương Duy Thứ
Năm: 1995
[15]. Đinh Phan Cẩm Vân (2014), “Chân và giả trong Hồng lâu mộng”, Tạp chí khoa học Đại học sư phạm, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chân và giả trong Hồng lâu mộng”, "Tạp"chí khoa học Đại học sư phạm
Tác giả: Đinh Phan Cẩm Vân
Năm: 2014
[16]. Đinh Phan Cẩm Vân (2014), Tìm hiểu Hồng lâu mộng, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu Hồng lâu mộng
Tác giả: Đinh Phan Cẩm Vân
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2014
[17]. Phan Thu Vân (2018), “Từ “song quản tề hạ” đến “đa quản tề hạ” trong Hồng lâu mộng”, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG, TP Hồ Chí Minh. Nguồn: http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/, ngày truy cập:09/03/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ “song quản tề hạ” đến “đa quản tề hạ” trong Hồng lâu mộng
Tác giả: Phan Thu Vân
Năm: 2018

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w