Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KHOA HỌC SINH HỌC BÁO CÁO THỰC HÀNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM SINH HỌC QUY TRÌNH SẢN XUẤT NẤM ĂN VÀ NẤM DƯỢC L
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC SINH HỌC
BÁO CÁO THỰC HÀNH
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM SINH HỌC QUY TRÌNH SẢN XUẤT NẤM ĂN VÀ NẤM DƯỢC LIỆU
TP Thủ Đức, 03/2024
Hướng dẫn khoa học
KS NGUYỄN MINH QUANG
Sinh viên thực hiện
PHẠM THỊ MỸ HẠNH MSSV: 21126054
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3
DANH SÁCH CÁC HÌNH 4
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 6
1.1 Đặt vấn đề 6
1.2 Mục tiêu môn học 6
1.3 Nội dung thực hiện 7
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 8
2.1 Tổng quan về nấm Linh chi 8
2.1.1 Giới thiệu về nấm Linh chi 8
2.1.2 Đặc điểm hình thái và sinh học nấm Linh chi 9
2.2 Tổng quan về nấm Bào ngư 9
2.2.1 Giới thiệu về nấm Bào ngư 9
2.2.2 Đặc điểm hình thái và sinh học của nấm Bào ngư 9
CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 11
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 11
3.2 Vật liệu nghiên cứu và thiết bị 11
3.2.1 Vật liệu nghiên cứu 11
3.2.2 Dụng cụ 11
3.2.3 Môi trường sử dụng 11
3.2.3.1 Meo lúa 11
3.2.3.2 Môi trường PDA, PDAY 12
3.2.3.3 Bịch phôi 13
3.3 Phương pháp nghiên cứu 14
3.3.1 Nội dung 1: Quy trình cấy chuyền ống giống nấm Bào ngư xám 14
3.3.1.1 Mô tả thí nghiệm 14
3.3.2 Nội dung 2: Quy trình sản xuất giống nấm Bào ngư trắng cấp 2 (meo lúa) 15
3.3.2.1 Mô tả thí nghiệm 15
3.3.3 Nội dung 3: Quy trình sản xuất phôi nấm Linh chi Đài Loan 15
3.3.3.1 Mô tả thí nghiệm 15
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 17
4.1 Kết quả và thảo luận 17
Trang 32
4.1.1 Cấy truyền ống giống nấm Bào ngư xám 17
4.1.2 Sản xuất giống nấm Bào ngư trắng cấp 2 (meo lúa) 17
4.1.3 Sản xuất phôi nấm Linh chi Đài Loan 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
Trang 4DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ctv: Cộng tác viên
PDA: Potato Dextrose Agar
PDAY: Potato Dextrose Agar Yeast
Trang 54
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Nấm Linh chi (Ganoderma lucidum) 8
Hình 2.2 Nấm Bào ngư 9
Hình 3.1 Chuẩn bị meo lúa 11
Hình 3.2 Thao tác đóng bịch meo 12
Hình 3.3 Quá trình chuẩn bị môi trường PDA và PDAY 12
Hình 3.4 Nấu môi trường để chuẩn bị đổ ống 13
Hình 3.5 Đổ môi trường vào ống nghiệm 13
Hình 3.6 Chuẩn bị môi trường và đóng bịch phôi 14
Hình 3.7 Thao tác cấy truyền giống nấm Bào ngư xám 15
Hình 3.8 Thao tác cấy giống nấm cấp 2 15
Hình 3.9 Thao tác cấy phôi nấm Linh chi Đài Loan 16
Hình 4.1 Ống giống sau 7 ngày nuôi cấy 17
Hình 4.2 Meo nấm sau 7 ngày 17
Hình 4.3 Phôi nấm Linh chi sau 7 ngày nuôi cấy 18
Trang 6CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Nấm là thực phẩm chức năng được nhiều người biết đến do chứa một lượng lớn các thành phần dinh dưỡng Chúng được công nhận rộng rãi về tầm quan trọng dinh dưỡng của chúng như hàm lượng protein cao, chất béo thấp và năng lượng thấp Chúng rất giàu khoáng chất như sắt, phốt pho, cũng như các vitamin như riboflavin, thiamine, ergosterol, niacin và axit ascorbic Chúng cũng chứa các thành phần có hoạt tính sinh học như chất chuyển hóa thứ cấp (terpenoid, axit, alkaloid, sesquiterpenes, hợp chất polyphenolic, lactones, sterol, chất tương tự nucleotide,
vitamin và chất chelat kim loại) và polysaccharides chủ yếu là β -glucans và
glycoprotein Do sự xuất hiện của các hoạt chất sinh học, nấm có thể đóng vai trò là chất bảo vệ gan, tăng cường miễn dịch, chống ung thư, chống vi rút và hạ đường huyết Chúng có tiềm năng lớn để ngăn ngừa các bệnh tim mạch do hàm lượng chất béo thấp và chất xơ cao, đồng thời là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tự nhiên quan trọng nhất, hữu ích trong việc giảm thiệt hại do oxy hóa
Có khoảng 1600 loài nấm, tuy nhiên chỉ có 100 loài được công nhận là được sử dụng cho mục đích ăn được Khoảng 33 loài nấm ăn được đang được trồng trên khắp
thế giới, nhưng chỉ có ba loài được trồng phổ biến là nấm nút trắng ( Agaricus
bisporus L.), nấm sò ( Pleurotus ostreatus L.) và nấm rơm ( Volvariella volvacea L.)
(Kumar và ctv, 2021)
Nước ta có tiềm năng lớn về sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu do có nguồn nguyên liệu trồng nấm phong phú, nguồn lao động nông thôn dồi dào, điều kiện thời tiết thuận lợi cho phát triển nhiều chủng loại nấm và có thể trồng nấm quanh năm Chúng ta đã cơ bản làm chủ được công nghệ nhân giống và sản xuất nấm đối với các loại nấm chủ lực, thị trường tiêu thụ nấm ngày càng rộng mở Chính vì vậy, ngày 16/ 4/ 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 439/QĐ- TTg , đưa nấm ăn, nấm dược liệu vào Danh mục sản phẩm quốc gia được ưu tiên đầu tư phát triển
1.2 Mục tiêu môn học
Môn học hướng đến tìm hiểu quy trình nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu từ
các nguyên liệu có sẵn
Trang 77
1.3 Nội dung thực hiện
Nội dung 1: Quy trình cấy chuyền ống giống nấm Bào ngư xám
Nội dung 2: Quy trình sản xuất giống nấm Bào ngư trắng cấp 2 (meo lúa) Nội dung 3: Quy trình sản xuất phôi nấm Linh chi Đài Loan
Trang 8CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về nấm Linh chi
2.1.1 Giới thiệu về nấm Linh chi
Nấm Linh chi được xếp vào “Thượng Dược“, trong sách “Thần nông bản thảo“ cách đây khoảng 2000 năm thời nhà Châu và sau đó được nhà dược học nổi tiếng Trung Quốc Lý Thời Trân phân ra thành “Lục Bảo Linh Chi“ thời nhà Minh với các khái quát công dụng dược lý khác nhau, ứng theo từng màu (Lý Thời Trân, 1590)
Theo Lý Thời Trân thì nấm Linh chi có 6 màu khác nhau:
- Xích chi (Linh chi đỏ còn gọi Hồng chi)
- Hắc chi (Linh chi đen còn gọi Huyền chi)
- Thanh chi (Linh chi xanh còn gọi Long chi)
- Bạch chi (Linh chi trắng còn gọi Ngọc chi)
- Hoàng chi (Linh chi vàng còn gọi Kim chi)
- Tử chi (Linh chi tím)
Nấm Linh chi (Ganoderma lucidum) có nhiều tên gọi khác nhau như Bất lão
thảo, Vạn niên thảo, Thần tiên thảo, Chi linh, Đoạn thảo, Nấm lim,…Mỗi tên gọi của Linh chi gắn liền với một giá trị dược liệu của nó Tên gọi Linh chi bắt nguồn từ Trung Quốc, hay theo tiếng Nhật gọi là Reishi hoặc Mannentake
Ở các nước Châu Á, đặc biệt Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…, việc nghiên cứu phát triển và sử dụng Linh chi đang được công nghiệp hóa với quy mô lớn về phân loại, nuôi trồng chủ động, chế biến và bào chế dược phẩm Đồng thời nghiên cứu hóa dược các hoạt chất có tác dụng dược lý và phương pháp điều trị lâm sàng
Hình 2.1 Nấm Linh chi (Ganoderma
lucidum)
Trang 99
2.1.2 Đặc điểm hình thái và sinh học nấm Linh chi
Nấm Linh chi là một loại nấm hóa gỗ, quả thể cây nấm gồm 2 phần: cuống nấm
và mũ nấm
Cuống nấm dài khoảng 4 -12 cm, đính bên, có hình trụ, đường kính 0,5 - 3cm - Cuống nấm lệch về một bên mũ thường có hình trụ tròn hoặc hơi dẹt Cuống nấm ít phân nhánh, đôi khi có uốn khúc cong queo Lớp vỏ cuống màu đỏ, nâu đỏ, nâu đen, bóng, không có lông, phủ suốt lên mặt tán nấm
Mũ nấm khi non có hình trứng, lớn dần có hình quạt, hình thận hoặc hình tròn hơi dẹt Trên mặt mũ có vân gạch đồng tâm màu sắc từ vàng chanh vàng nghệ - vàng nâu - vàng cam - đỏ nâu - nâu tím nhẵn bóng Mũ nấm có đường kính 2 - 15cm, dày 0,8 - 1,2cm, phần đính cuống thường gồ lên hoặc hơi lõm
Khi nấm đến tuổi trưởng thành thì phát tán bào tử từ phiến có màu nâu sẫm Nhìn toàn thể, nấm Linh chi phơi khô có màu đỏ nâu hay đỏ cam và hơi cứng
2.2 Tổng quan về nấm Bào ngư
2.2.1 Giới thiệu về nấm Bào ngư
Lớp : Basidiomycetes (Đảm khuẩn)
Bộ : Agaricales
Họ : Pleurotaceae
Giống : Pleurotus
Các loài nấm hiện nay đang được trồng: Pleurotus ostreatus (xám đen), Pl
florida (trắng chịu nhiệt: 30oC), Pl pulmonarius (nâu), Pl cornucopiae (vàng chanh),
Pl eryngii (trắng ngà), Pl sajor caju (nâu), Pl flabellatus (trắng), Pl abaloma (vàng
nâu)
2.2.2 Đặc điểm hình thái và sinh học của nấm Bào ngư
Chu trình sinh sản của nấm Bào ngư điển hình cho các nấm đảm (Basidomycetes) Mỗi đảm bào tử nẩy mầm và cho một sợi tơ sơ cấp đơn bội (n nhiễm sắc thể), nó có thể sinh sản vô hạn bằng cách kéo dài ở đầu, tạo nhánh Những sợi tơ
sơ cấp này sẽ bất thụ tức không tạo ra quả thể nếu nó không được kết hợp với một sợi
Hình 2.2 Nấm Bào ngư
Trang 10tơ sơ cấp có giới tính khác Nghĩa là phải có sự kết hợp giữa sợi tơ "đực" với sợi tơ sơ cấp "cái" thì mới tạo ra quả thể (tai nấm) được
Một số loài nấm Bào ngư có thể tạo hậu bào tử màu đen trên hệ sợi tơ nấm Cơ chất dùng để trồng nấm Bào ngư rất đa dạng Nấm Bào ngư được trồng trên các loại cây gỗ, sau đó là cùi, thân bẹ bắp, rơm rạ lúa mì, lúa mạch, lúa nước, nhiều loại mùn cưa, thân vỏ cây đậu…và cho năng suất cao hơn các loại nấm khác
Phần lớn các cơ chất đều chứa nguồn carbon là cellulose Tuy nhiên, ở đa số lượng cellulose ít hơn 50%, phần còn lại là lignin, hemicellulose và tro (các chất khoáng) Một số cơ chất còn có một lượng đáng kể tinh bột, protein và các phân tử nhỏ Các phân tử nhỏ dễ làm thức ăn cho các vi sinh vật Một mặt nấm Bào ngư sử dụng được các chất trên, mặt khác các phân tử nhỏ dễ gây nhiễm bởi các vi sinh vật Nấm Bào ngư sử dụng chủ yếu là lignin Khi nấm Bào ngư mọc trên gỗ, gỗ trở nên trắng
Trang 1111
CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu từ 23/03/2024 đến 01/04/2024
Địa điểm nghiên cứu: Phòng thí nghiệm nấm ăn và nấm dược liệu A2, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
3.2 Vật liệu nghiên cứu và thiết bị
3.2.1 Vật liệu nghiên cứu
Giống nấm ăn (nấm Bào ngư) và nấm dược liệu (nấm Linh chi Đài Loan) được cung cấp bởi Phòng thí nghiệm nấm ăn và nấm dược liệu A2, Viện nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường, trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
3.2.2 Dụng cụ
Nồi hấp, tủ cấy, cân, que cấy, dụng cụ tiêu hao, bông không thấm nước, ống nghiệm
3.2.3 Môi trường sử dụng
3.2.3.1 Meo lúa
Lúa được rửa sạch, ngâm và loại bỏ các hạt rỗng, lép nổi trên mặt nước Tiến hành luộc lúa cho đến khi hạt lúa nứt để lộ ra hạt hạo bên trong, để ráo và trộn đều với cám bắp
Hình 3.1 Chuẩn bị meo lúa
Cho hỗn hợp vào các bịch đã chuẩn bị sẵn, bịt chặt bằng nút bông và giấy báo, hấp khử trùng bịch ở 121oC
Trang 12Hình 3.2 Thao tác đóng bịch meo
Lúa được chọn là loại lúa được thu hoạch không quá 3 tháng, lúa mẩy và chắc hạt
3.2.3.2 Môi trường PDA, PDAY
Thành phần 500 mL môi truờng PDA: D-Glucose (Cat#, Xilong) 10 g, khoai tây
100 g, agar 10 g
Thành phần 500 mL môi trường PDAY: tương tự như thành phần môi trường PDA và có bổ sung thêm 1g cao nấm men Yeast
Hình 3.3 Chuẩn bị hóa chất môi trường PDA, PDAY
Khoai tây gọt sạch vỏ, rửa sạch, thái mỏng, đun sôi với 1 lít nước cất Sau đó lọc lấy nước và định mức lên 1L Đun từng thành phần môi trường đã chuẩn bị với 500ml dịch khoai tây
Trang 1313
Hình 3.4 Nấu môi trường để chuẩn bị đổ ống
Chia đều môi trường vào các ống nghiệm, dùng ống hút để đẩy phần thạch bám trên thành ống Sau đó, bịt chặt miệng ống nghiệm bằng nút bông không thấm nước và tiến hành hấp khử trùng ở 121oC
Hình 3.5 Đổ môi trường vào ống nghiệm
3.2.3.3 Bịch phôi
Mùn cưa được trộn với nước vôi 1% ( tỉ lệ 100L nước/1kg vôi) Đậy bạt để ủ trong 7 ngày Trong quá trình ủ phải thường xuyên kiểm tra, nếu độ ẩm không đủ phải
bổ sung thêm nước vào mùn cưa ủ
Với 100kg nguyên liệu phối trộn 3kg cám ngô, sau đó tiến hành đóng bịch phôi Mỗi bịch phôi có khối lượng 1,2kg ± 0,1 Khi đóng bịch phôi phải đảm bảo bịch phôi không quá chặt cũng không quá lỏng để tránh tình trạng tơ nấm không lan ra được hoặc quả thể phát triển ngay phía trong bịch phôi
Bịch phôi sau khi đóng sẽ được hấp khử trùng 6h trong nồi hấp
Trang 14Hình 3.6 Chuẩn bị môi trường và đóng bịch phôi
A Bổ sung cám bắp vào mùn cưa đã ủ, B Chia môi trường vào các bịch, C Cân để kiểm soát khối lượng bịch phôi, D Bịch phôi sau khi được nén và cột cổ phôi, E Số lượng phôi thu được sau khi đóng bịch, F Xếp phôi vào nồi để chuẩn bị hấp
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Nội dung 1: Quy trình cấy chuyền ống giống nấm Bào ngư xám
3.3.1.1 Mô tả thí nghiệm
Sử dụng que cấy đã được hơ nóng tiến hành cắt 1 khoanh nấm từ ống giống và chuyển sang ống thạch nghiêng đã chuẩn bị trước đó Khoanh nấm phải tiếp xúc với
bề mặt thạch
Khi cấy phải đợi que cấy nguội, quá trình cắt khoanh nấm phải dứt khoát để tránh tình trạng tơ nấm bị hư, dập
Chọn mẫu thạch có nhiều tơ nấm, tơ chạy dày, không lấy tơ ở đầu ống nghiệm (tơ non) và tơ gần mảnh thạch cấy chuyền cũ (tơ già)
F E
D
C
Trang 1515
Hình 3.7 Thao tác cấy truyền giống nấm Bào ngư xám
3.3.2 Nội dung 2: Quy trình sản xuất giống nấm Bào ngư trắng cấp 2 (meo lúa) 3.3.2.1 Mô tả thí nghiệm
Sử dụng que cấy đã được hơ nóng tiến hành cắt 1 khoanh nấm từ ống giống và chuyển khoanh nấm sang môi trường meo lúa đã chuẩn bị trước đó
Hình 3.8 Thao tác cấy giống nấm cấp 2
A Meo sau khi cấy, B Thao tác cấy trong tủ
3.3.3 Nội dung 3: Quy trình sản xuất phôi nấm Linh chi Đài Loan
3.3.3.1 Mô tả thí nghiệm
Vỗ bịch phôi để các mùn cưa dư thừa rơi ra khỏi cổ phôi Hơ cổ bịch phôi và meo
Sử dụng thìa đã được hơ nóng tiến hành múc lúa từ meo lúa và chuyển sang bịch phôi mùn cưa rồi đậy kín bằng giấy báo
C
A Môi trường thạch trước khi cấy, B Môi trường thạch sau khi cấy, C Thao tác hơ nóng que cấy trước khi cấy
Trang 16Hình 3.9 Thao tác cấy phôi nấm Linh chi Đài Loan
Trang 1717
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả và thảo luận
4.1.1 Cấy truyền ống giống nấm Bào ngư xám
Sau 7 ngày, 2/2 ống giống bị nhiễm khuẩn có đặc điểm nhận dạng: khuẩn lạc có dạng hình tròn hoặc cầu và nhầy
Hình 4.1 Ống giống sau 7 ngày nuôi cấy
Bước đầu nhận định: Trong quá trình cấy chuyền chưa đảm bảo vô trùng,
4.1.2 Sản xuất giống nấm Bào ngư trắng cấp 2 (meo lúa)
Sau 7 ngày, đã có xuất hiện tơ nấm lan ra xung quanh nhưng còn khá ít cho thấy thời gian còn ngắn không đủ để tơ nấm có thể phát triển Kiến nghị nuôi meo với thời gian dài hơn
Hình 4.2 Meo lúa sau 7 ngày
4.1.3 Sản xuất phôi nấm Linh chi Đài Loan
Sau 7 ngày, phần đầu bịch phôi đã có xuất hiện tơ nấm lan ra xung quanh nhưng còn khá ít cho thấy thời gian còn ngắn không đủ để tơ nấm có thể phát triển Kiến nghị gia tăng thời gian nuôi để phôi phát triển toàn diện
Trang 18Hình 4.3 Phôi nấm Linh chi sau 7 ngày nuôi cấy
Trang 1919
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt
Thi Phuong Thao, Vu & Tươi, Bùi & Hưng, Phạm & Gấm, Nguyễn (2016) NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NUÔI TRỒNG NẤM LINH CHI ĐỎ (Ganoderma lucidum) TRÊN THÂN CÂY GỖ
Tiếng nước ngoài
Kumar, K., Mehra, R., Guiné, R P F., Lima, M J., Kumar, N., Kaushik, R., Ahmed, N., Yadav, A N., & Kumar, H (2021) Edible Mushrooms: A Comprehensive Review
on Bioactive Compounds with Health Benefits and Processing Aspects Foods (Basel,
Switzerland), 10(12), 2996