Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KHOA HỌC SINH HỌC BÁO CÁO THỰC HÀNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM SINH HỌC QUY TRÌNH SẢN XUẤT NẤM ĐỐI KHÁNG Tricho
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC SINH HỌC
BÁO CÁO THỰC HÀNH
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM SINH HỌC
QUY TRÌNH SẢN XUẤT NẤM ĐỐI KHÁNG Trichoderma
TP Thủ Đức, 03/2023
Hướng dẫn khoa học
ThS TRẦN THỊ VÂN
Sinh viên thực hiện
PHẠM THỊ MỸ HẠNH MSSV: 21126054
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3
DANH SÁCH CÁC BẢNG 4
DANH SÁCH CÁC HÌNH 5
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 6
1.1 Đặt vấn đề 6
1.2 Mục tiêu môn học 6
1.3 Nội dung thực hiện 6
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 7
2.1 Tổng quan về nấm Trichoderma 7
2.1.1 Giới thiệu về Trichoderma 7
2.1.2 Đặc điểm hình thái và sinh học Trichoderma 8
2.2 Tổng quan về vi khuẩn Bacilus thuringiensis 9
2.2.1 Giới thiệu chung về Bacilus thuringiensis 9
2.2.2 Đặc điểm hình thái và sinh học của Bacilus thuringiensis 9
CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 10
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 10
3.2 Vật liệu nghiên cứu và thiết bị 10
3.2.1 Vật liệu nghiên cứu 10
3.2.2 Dụng cụ 10
3.2.3 Môi trường sử dụng 10
3.2.3.1 Ống pha loãng 10
3.2.3.2 Môi trường PCA 10
3.2.3.3 Môi trường nuôi cấy nấm Trichoderma 10
3.3 Phương pháp nghiên cứu 11
3.3.1 Nội dung 1: Quy trình sản xuất chế phẩm sinh học từ nấm đối kháng Trichoderma spp 11
3.3.1.1 Mô tả thí nghiệm 11
3.3.2 Nội dung 2: Kiểm tra mật số vi khuẩn Bacillus Thuringiensis trong chế phẩm sinh học 13
3.3.2.1 Mô tả thí nghiệm 13
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 14
Trang 34.1 Kết quả và thảo luận 14
4.1.1 Nuôi cấy nấm đối kháng Trichoderma 14
4.1.2 Kiểm tra mật số vi khuẩn trong chế phẩm sinh học 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 4DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ctv: Cộng tác viên
PCA: Plate Count Agar
Bt: Bacillus thuringiensis
Trang 5DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Môi trường nuôi cấy nấm Trichoderma 10
Bảng 4.1 Mật độ khuẩn lạc trên các đĩa ứng với các độ pha loãng -4, -5,-6 15
Trang 6DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Trichoderma quan sát dưới kính hiển vi 7
Hình 2.2 Hình thái Trichoderma trên đĩa thạch 8
Hình 2.3 Hình dạng Bt dưới kính hiển vi 9
Hình 3.1 Quá trình trộn đều môi trường 11
Hình 3.2 Quá trình chia đều môi trường, đậy kín và hấp khử trùng 12
Hình 3.3 Cấy giống vào môi trường đã chuẩn bị 12
Hình 3.4 Chuẩn bị dụng cụ và thao tác 13
Hình 4.1 Nấm Trichoderma sau 7 ngày nuôi 14
Hình 4.2 Mật độ vi khuẩn 15
Trang 7CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Nấm Trichoderma spp đã được biết đến nhờ khả năng hoạt động như tác nhân
kiểm soát sinh học chống lại mầm bệnh thực vật Những công trình nghiên cứu gần đây
chứng minh tác dụng của Trichoderma spp đối với cây trồng, bao gồm khả năng kháng bệnh toàn thân và cục bộ Đồng thời, Trichoderma spp cũng đã bắt đầu được sử dụng
với số lượng khá lớn trong nông nghiệp trồng trọt, nhằm kiểm soát dịch bệnh và tăng năng suất (Harman GE,2006)
Tại hội nghị “Phát triển sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học”, cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Huỳnh Tấn Đạt cho biết “cả nước hiện có 99 cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật đủ điều kiện sản xuất; trong đó có 85 cơ sở có sản xuất thuốc bảo
vệ thực vật sinh học” Tính đến năm 2021, 21 sản phẩm có chứa các chủng Trichoderma
spp nằm trong danh mục thuốc Bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam
1.2 Mục tiêu môn học
Môn học hướng đến tìm hiểu quy trình tạo chế phẩm sinh học từ nấm đối kháng
Trichoderma spp và kiểm tra mật số vi khuẩn/ nấm trong chế phẩm sinh học
1.3 Nội dung thực hiện
Nội dung 1: Quy trình sản xuất chế phẩm sinh học từ nấm đối kháng Trichoderma
spp
Nội dung 2: Kiểm tra mật số vi khuẩn Bacillus thuringiensis trong chế phẩm sinh
học
Trang 8CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về nấm Trichoderma
2.1.1 Giới thiệu về Trichoderma
Trichoderma được mô tả đầu tiên vào năm 1794 (Persoon, 1794) Tính đến năm
2006, chi nấm này đã có hơn 100 loại được xác định về mặt phát sinh loài (Druzhinina
và ctv, 2006)
Giới (regnum): Fungi
Ngành (phylum): Ascomycota
Lớp (class): Sordariomycetes
Bộ (order): Hypocreales
Họ (family): Hypocreaceae
Chi (genus): Trichoderma Hình 2.1 Trichoderma quan sát dưới kính hiển vi
(Gohel và ctv, 2022)
Trichoderma là một loại nấm thuộc họ Hypocreaceae được tìm thấy trong tất cả
các loại đất (Chen và ctv, 2021) Phần lớn các loài Trichoderma được nghiên cứu cư trú
trên bề mặt rễ hoặc sống dưới dạng nội sinh trong mô rễ; tuy nhiên, một số loài có thể được phân lập từ các bộ phận trên không của thực vật (Ruano-Rosa và ctv, 2016;
Samolski và ctv, 2012; Tseng và ctv, 2020) Các chủng Trichoderma ban đầu có màu
trắng và bông, sau đó phát triển thành các chùm nhỏ gọn màu xanh lục vàng đến xanh đậm, đặc biệt ở trung tâm điểm phát triển
Các loài Trichoderma có thể thúc đẩy sự phát triển của vật chủ đồng thời bảo vệ
chúng khỏi các cuộc tấn công của mầm bệnh (Tseng và ctv, 2020) Ngoài ra, các loài Trichoderma khác nhau có thể cải thiện sự tăng trưởng và phát triển của rễ, mang lại khả năng chống chịu stress phi sinh học, đồng thời cải thiện hiệu quả sử dụng và hấp thu các chất dinh dưỡng vi lượng và đa lượng, dẫn đến tăng năng suất cây trồng (Mehetre
và Mukherjee, 2015) 2019) Do đó, những loài này có thể tạo ra mối quan hệ nội sinh tương hỗ với một số loài thực vật
Trang 9
2.1.2 Đặc điểm hình thái và sinh học Trichoderma
Đặc điểm hình thái chung của nấm Trichoderma là sợi nấm không màu, có vách
ngăn, có khả năng phân nhánh nhiều, cành bào tử không màu, bào tử rất nhiều, đính ở
đỉnh của cành bào tử Bào tử định của Trichoderma là một khối tròn mọc lên ở đầu cuối
của cuống sinh bào tử (phân nhiều nhánh), mang các bào tử trần bên trong không có vách ngăn, không màu, liên kết nhau thành chùm nhỏ nhờ chất nhầy Bào tử thường có màu xanh, đơn bào, hình trứng, tròn, elip, hoặc oval tùy theo từng loài Cuống bào tử là một nhóm sợi nấm bện vào nhau, có kích thước từ 1 – 7µm, có hình đệm rất rắn chắc (Trinh, 2014)
Trên cùng một môi trường nuôi cấy, mỗi loài Trichoderma có hình dạng khuẩn lạc
khác nhau Đây là một trong những đặc điểm để nhận dạng và phân biệt Khuẩn lạc
Trichoderma phát triển rất nhanh và thành thục trong vòng 5 – 7 ngày Trên môi trường
PDA khi ủ ở nhiệt độ ở 25oC, khuẩn lạc nắm Trichoderma lúc đầu có màu trắng, sau
chuyển sang màu xanh đậm hoặc xanh vàng khi có bảo từ xuất hiện Đặc điểm nổi bật
của nấm Trichoderma là bào tử có màu xanh đặc trưng, một số ít có màu trắng , vàng hay xanh xám Ở một số loài Trichoderma còn có khả năng tiết ra một số chất làm thạch (môi trường PDA) có màu vàng Một số loài Trichoderma còn tạo mùi đặc trưng như
Trichoderma viride tạo mùi dừa (Trinh, 2014)
Hầu hết các loài Trichoderma không có giai đoạn sinh sản hữu tính Phương thức
sinh sản vô tính được di truyền cho thế hệ sau bằng nhiều cách như: sự tiếp hợp, đột biến, hay sự sai biệt trong quá trình phân chia tế bào (Trinh, 2014)
Hình 2.2 Hình thái Trichoderma trên đĩa thạch
(Gohel và ctv, 2022)
Trang 102.2 Tổng quan về vi khuẩn Bacilus thuringiensis
2.2.1 Giới thiệu chung về Bacilus thuringiensis
Bacilus thuringiensis được biết đến lần đầu tiên với tên Bacillus sotto vào năm
1901 với một nhà khoa học người Nhật Bản tên là Shigetane Ishiawata Sau đó vào năm
1911, nhà khoa học người Đức Ernst Berliner đã đặt tên cho chủng vi khuẩn này là
Bacilus thuringiensis
2.2.2 Đặc điểm hình thái và sinh học của Bacilus thuringiensis
Bt là vi khuẩn đất, tế bào có dạng que, kích thước 3-6 µm, có thể đứng riêng rẽ hoặc tạo thành chuỗi Bt hô hấp hiếu khí không bắt buộc, bắt màu Gram dương, có khả năng di động nhờ tiêm mao mọc trên bề mặt tế bào Khuẩn lạc của Bt có màu trắng sữa, hình tròn, bề mặt xù xì, viền khuẩn lạc nhăn, đường kính có thể đạt tới 8-10 µm
Vòng đời của Bt được đặc trưng bởi hai giai đoạn bao gồm sự phân chia tế bào sinh dưỡng và phát triển bào tử, còn được gọi là chu kỳ bào tử Tế bào sinh dưỡng có hình que (dài 2–5 µm và rộng khoảng 1,0 µm) và phân chia thành hai tế bào con giống hệt nhau bằng cách hình thành một vách ngăn phân chia bắt đầu ở giữa dọc theo màng sinh chất Mặt khác, quá trình sinh bào tử bao gồm sự phân chia tế bào không đối xứng và được đặc trưng bởi bảy giai đoạn, bao gồm (giai đoạn I) hình thành sợi trục, (giai đoạn II) hình thành vách ngăn tiền bào tử, (giai đoạn III) nhấn chìm, xuất hiện lần đầu tiên các tinh thể ký sinh và hình thành bào tử bào tử trước, (giai đoạn IV đến VI) hình thành exosporium, thành tế bào nguyên thủy, vỏ và vỏ bào tử kèm theo sự biến đổi của nucleoid bào tử và sự trưởng thành bào tử (giai đoạn VII) và sự ly giải bào tử ( Ibrahim
và ctv, 2010)
Giới (regnum):Eubacteria
Ngành (phylum):Firmicutes
Lớp (class):Bacilli
Bộ (ordo):Bacillales
Họ (familia):Bacillaceae
Chi (genus):Bacillus
Loài (species): B thuringiensis
Hình 2.3 Hình dạng Bt dưới kính hiển vi
Trang 11CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu từ 23/03/2024 đến 01/04/2024
Địa điểm nghiên cứu: Xưởng thực nghiệm vi sinh A2, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
3.2 Vật liệu nghiên cứu và thiết bị
3.2.1 Vật liệu nghiên cứu
Giống nấm đối kháng Trichoderma và chế phẩm sinh học Bacillus thuringiensis
được cung cấp bởi Xưởng thực nghiệm vi sinh , Viện nghiên cứu Công nghệ Sinh học
và Môi trường, trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
3.2.2 Dụng cụ
Nồi hấp, tủ cấy, cân, que cấy, máy lắc, dụng cụ tiêu hao
3.2.3 Môi trường sử dụng
3.2.3.1 Ống pha loãng
Ống pha loãng bao gồm 6 ống với thể tích 9ml mỗi ống
3.2.3.2 Môi trường PCA
Thành phần 1 lít môi truờng PCA (Cat#5996-10-1, Xilong) 20 g,
3.2.3.3 Môi trường nuôi cấy nấm Trichoderma
Bảng 3.1 Môi trường nuôi cấy nấm Trichoderma
Trang 12Trấu 150g
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Nội dung 1: Quy trình sản xuất chế phẩm sinh học từ nấm đối kháng
Trichoderma spp
3.3.1.1 Mô tả thí nghiệm
Chuẩn bị môi trường nuôi cấy nấm: Hòa tan 100g Nitơ vào trong 1L nước, trộn đều hỗn hợp với 8kg tấm và 150g trấu
Hình 3.1 Quá trình trộn đều môi trường
Chia đều 400g hỗn hợp vào các túi nhựa, xếp miệng nhỏ miệng túi và đậy chặt bằng các nút bông và mang đi hấp khử trùng
Trang 13Hình 3.2 Quá trình chia đều môi trường, đậy kín và hấp khử trùng
Tiến hành đổ 25 ml giống vào bịch môi trường đã được làm nguội Đảo trộn và nuôi cấy ở nơi khô ráo, nhiệt độ phòng
Hình 3.3 Cấy giống vào môi trường đã chuẩn bị
Trang 143.3.2 Nội dung 2: Kiểm tra mật số vi khuẩn Bacillus Thuringiensis trong chế phẩm
sinh học
3.3.2.1 Mô tả thí nghiệm
Đổ 9 ml nước cất đã tiệt trùng vào 6 ống thủy tinh đã chuẩn bị
Đồng nhất 10 ml mẫu với 90 ml nước cất đã hấp tiệt trùng, lắc 15p
Lấy 1ml hỗn hợp mẫu đã được đồng nhất vào ống pha loãng -1, hút 1ml từ ống pha loãng -1 vào ống pha loãng -2 Tiếp tục lặp lại cho tới hết
Hút 0,1ml dung dịch pha loãng ở các nồng độ -4, -5, -6 vào đĩa môi trường đã chuẩn bị và trang đến khi khô hoàn toàn Lặp lại 2 lần ở mỗi nồng độ pha loãng
Hình 3.4 Chuẩn bị dụng cụ và thao tác
A Ống pha loãng, B Chế phẩm cần kiểm tra, C 90ml nước cất để đồng nhất mẫu, D
Thao tác trang dung dịch
Trang 15CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả và thảo luận
4.1.1 Nuôi cấy nấm đối kháng Trichoderma
Kết quả thu được sau 7 ngày nuôi cấy trong điều kiện nhiệt độ phòng:
Hình 4.1 Nấm Trichoderma sau 7 ngày nuôi
Sau 7 ngày kiểm tra thấy số lượng bịch phôi nấm phát triển khá tốt Tuy nhiên, có xuất hiện 1 số bịch nấm không phát triển hoặc phát triển rất kém
Một số nguyên nhân gây nên hiện tượng này: chưa đảm bảo môi trường đủ nguội khi cấy nấm, thao tác cấy sai lầm khiến bịch phôi bị nhiễm, môi trường được trộn chưa đều dẫn đến một số bịch phôi thiếu chất dinh dưỡng cần thiết để nấm phát triển, môi trường nuôi nấm không đáp ứng đủ các yêu cầu khi nuôi nấm
4.1.2 Kiểm tra mật số vi khuẩn trong chế phẩm sinh học
Kết quả thu được sau 24h:
Trang 16Hình 4.2 Mật độ vi khuẩn
Bảng 4.1.Mật độ khuẩn lạc trên các đĩa ứng với các độ pha loãng -4, -5,-6
𝑛 1 𝑉𝑓 1 +⋯+𝑛 𝑖 𝑉𝑓 𝑖
Trong đó:
A: tổng số tế bào trong 1 ml mẫu ( CFU/ml)
N: tổng số tế bào đếm được trên các đĩa đã chọn
ni: số lượng đĩa pha loãng thứ i
1×0,1×106+2×0,1×105= 2,59 × 10−3(CFU/ml)
Mật độ vi khuẩn kiểm tra được trong chế phẩm sinh học là 2,59x10-3 CFU/ml
Trang 17Các đĩa trang vi khuẩn có số lượng khác biệt lớn trong cùng một nồng độ pha loãng Nguyên nhân có để do: dịch pha loãng không có sự đồng nhất khi hút, khi cấy que cấy chưa đủ nguội
Trang 18TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt
Võ Thị Tuyết Trinh (2014) Ảnh hưởng của nấm Trichoderma và xạ khuẩn
Streptomyces đến sinh trưởng phát triển và bệnh thán thư, héo xanh vi khuẩn hại ớt tại
Quảng Trị Khóa luận tốt nghiệp Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
Tiếng nước ngoài
Gohel, N.M., Raghunandan, B.L., Patel, N.B., Parmar, H.V., Raval, D.B (2022) Role
of Fungal Biocontrol Agents for Sustainable Agriculture In: Rajpal, V.R., Singh, I.,
Navi, S.S (eds) Fungal diversity, ecology and control management Fungal Biology
Springer, Singapore
Harman GE (2006) Overview of Mechanisms and Uses of Trichoderma spp
Phytopathology 96(2): 190-4
Ibrahim, M A., Griko, N., Junker, M., & Bulla, L A (2010) Bacillus thuringiensis: a
genomics and proteomics perspective Bioengineered bugs, 1(1), 31–50