1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện đông hưng tỉnh thái bình

70 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Kiến nghị với địa phương...52 Trang 8 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮTBCH Ban chấp hànhCNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóaGDP Gross domestic product - Tổng sản phẩm nội địaHĐND Hội đồng Nhân dân

Trang 1

-VŨ THÀNH NAM

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG HƯNG TỈNH THÁI BÌNH

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2024

Trang 2

-VŨ THÀNH NAM

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG HƯNG TỈNH THÁI BÌNH

Ngành: Quản Lý Kinh TếMã số: 8310110

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: TS DƯƠNG THỊ HỒNG NHUNG

HÀ NỘI, NĂM 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi đã học hiểu quy định về sự trung thực khách quan trong nghiên cứu họcthuật của Trường Đại học Thương mại.

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng

dẫn của cô giáo hướng dẫn TS Dương Thị Hồng Nhung Các số liệu, kết quả

nghiên cứu nêu trong đề án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng đượcai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Hà Nội, ngày tháng năm 2024

Cao học viên

Vũ Thành Nam

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Quá trình thực hiện đề án tốt nghiệp thạc sĩ là một quá trình quan trọng giúptôi kết nối những kiến thức được học trong thời gian qua cùng với những kinhnghiệm làm việc Từ đó, có được những nhận thức rõ ràng hơn về công việc thực tếvà biết cách áp dụng lý thuyết vào thực tiễn.

Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu, các Giảng viên đãnhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong quá trình tôi theo học tại trường.Cảm ơn toàn thể cán bộ, nhân viên Trường Đại học Thương mại đã tạo điều kiệnthuận lợi nhất cho em trong thời gian học tập và nghiên cứu nhằm hoàn thànhchương trình Cao học.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành, sâu sắc tới giảng viên Tiến sĩ

Dương Thị Hồng Nhung người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi hoàn thành đề án

tốt nghiệp này.

Bên cạnh đó, tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, đồng nghiệp,các cơ quan, đã tạo điều kiện để tôi theo học chương trình đào tạo thạc sĩ và hoànthành đề án thuận lợi.

Trong điều kiện thời gian thực hiện đề tài chắc chắn không thể tránh khỏinhững thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý, đánh giá của giáo viên nhằm giúp tôihoàn thiện nội dung đề án được tốt hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khíchlệ và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề án.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

HỌC VIÊN

Vũ Thành Nam

Trang 5

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ vi

TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ ÁN vii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do lựa chọn đề tài 1

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề án 2

3 Đối tượng nghiên cứu của đề án 2

4 Phạm vi nghiên cứu của đề án 2

5 Quy trình và phương pháp thực hiện đề án 2

6 Kết cấu của đề án 3

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÀQUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG 4

1.1 Một số khái niệm 4

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm làng nghề truyền thống 4

1.1.2 Khái niệm quản lý nhà nước 7

1.1.3 Khái niệm quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống 8

1.2 Sự cần thiết, đặc điểm quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống 8

1.2.1 Sự cần thiết của quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống 8

1.2.2 Đặc điểm quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống 9

1.3 Chủ thể và nội dung quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống 10

1.3.1 Chủ thể quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống 10

1.3.2 Nội dung quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống 12

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước về làng nghềtruyền thống 15

Trang 6

1.4.1 Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp

lần thứ tư 15

1.4.2 Luật pháp và cơ chế chính sách 16

1.4.3 Điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật tại làng nghề truyền thống 16

1.4.4 Năng lực và nhận thức của người dân và doanh nghiệp tại làng nghềtruyền thống 16

1.4.5 Tư duy, nhận thức về phát triển làng nghề truyền thống và quản lý nhànước đối với làng nghề truyền thống của chính quyền cấp huyện 17

1.4.6 Tổ chức bộ máy quản lý, năng lực điều hành và phân cấp quản lý 18

1.5 Kinh nghiệm quản lý làng nghề truyền thống của một số địa phương và bàihọc kinh nghiệm cho huyện Đông Hưng 20

1.5.1 Kinh nghiệm quản lý làng nghề truyền thống của một số địa phương 20

1.5.2 Bài học kinh nghiệm cho huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình 23

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LÀNG NGHỀTRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG HƯNG 25

2.1 Khái quát về làng nghề truyền thống huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình .252.1.1 Khái quát về huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình 25

2.1.2 Khái quát về thực trạng làng nghề truyền thống tại huyện Đông Hưng 28

2.1.3 Hoạt động của làng nghề truyền thống huyện Đông Hưng 32

2.2 Thực trạng quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống tại huyện ĐôngHưng 34

2.2.1 Tổ chức ban hành và thực hiện quy hoạch 34

2.2.2 Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực tại các làng nghề truyền thống 36

2.2.3 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống 37

2.2.4 Tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với làng nghề truyền thống 40

2.3 Đánh giá về hoạt động quản lý nhà nước đối với các làng nghề truyềnthống trên địa bàn huyện Đông Hưng 42

2.3.1 Những thành công trong hoạt động quản lý nhà nước về làng nghềtruyền thống 42

Trang 7

2.3.2 Những hạn chế trong hoạt động quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống

3.3.2 Kiến nghị với Bộ ngành có liên quan 51

3.3.3 Kiến nghị với địa phương 52

KẾT LUẬN 54DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

GDP Gross domestic product - Tổng sản phẩm nội địa

WTO Tổ chức thương mại thế giới

Trang 9

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ

Bảng 2.1.2: Danh sách các làng nghề truyền thống huyện Đông Hưng 28Sơ đồ 2.2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động quản lý nhà nước đối với làng nghềhuyện Đông Hưng 37Bảng 2.2.4 Số liệu về hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhànước đối với các làng nghề truyền thống huyện Đông Hưng 41

Trang 10

TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ ÁN

Hiện nay tại Việt Nam, sự thăng hoa của các làng nghề truyền thống không chỉlàm cho kinh tế nông thôn phát triển mạnh mẽ, mà còn giúp giải quyết vấn đề việclàm và tăng thu nhập cho người dân Sự kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp và cáchoạt động trong làng nghề không chỉ mang lại thu nhập cao mà còn đóng góp vàoquá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nước Hơn nữa, thông qua việcxuất khẩu, các sản phẩm từ các làng nghề còn góp phần quan trọng vào nguồn ngoạitệ của đất nước.

Ở huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, mặc dù nông nghiệp phát triển mạnh mẽnhưng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp cũng đang trỗi dậy, đặc biệt là trongviệc duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống Điều này đã làm cho diện mạonông thôn của huyện ngày càng rạng rỡ, tỷ lệ hộ nghèo giảm đi đáng kể và đời sốngcủa người dân được cải thiện Các làng nghề tại đây cũng đóng vai trò quan trọngtrong việc giảm thiểu tình trạng di cư và tăng thu nhập cho lao động, đồng thời thúcđẩy quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp.

Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự tiến bộ mạnh mẽ của khoa học,công nghệ, các làng nghề cũng đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn Nghiêncứu về việc quản lý các làng nghề truyền thống tại huyện Đông Hưng, Thái Bìnhkhông chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn mang lại giá trị thực tiễn, đề xuất các giải pháptác động tích cực để quản lý các làng nghề trở nên hiệu quả hơn, từ đó phát huy vaitrò của chúng trong quá trình hội nhập và xây dựng nông thôn mới của đất nước.

Trang 11

MỞ ĐẦU1 Lý do lựa chọn đề tài

Thái Bình tự hào là một trong những tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống,mỗi làng mang trong mình những giá trị văn hóa sâu sắc và tạo ra những sản phẩmđộc đáo được biết đến rộng rãi Sự phát triển của các làng nghề này không chỉ là kếtquả của sự cống hiến và trí tuệ của những thế hệ đi trước, mà còn được dẫn dắt bởinhững dấu ấn văn hóa - lịch sử đặc biệt trong từng sản phẩm, và sự hỗ trợ từ tựnhiên phong phú của vùng đất quê lúa Thái Bình.

Làng nghề không chỉ tạo ra cơ hội việc làm ổn định và thu nhập cho người laođộng mà còn mở ra cơ hội cho mọi tầng lớp, kể cả người già, trẻ em và ngườikhuyết tật Chính nhờ vào sự đa dạng về hình thức tổ chức và hoạt động sản xuấtkinh doanh của các làng nghề, mỗi huyện, thị xã và thành phố trong tỉnh đều có đặcsản riêng, góp phần vào sự phát triển kinh tế và xã hội.

Từ năm 2011 đến nay, chính quyền địa phương đã nỗ lực trong việc quy hoạchvà thực hiện các chính sách hỗ trợ làng nghề, góp phần nâng cao hiệu quả quản lýnhà nước để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa và nông nghiệp nông thôn củatỉnh Thái Bình Mặc dù hoạt động quản lý nhà nước đã được tăng cường, nhưngtrong thực tế, tại các làng nghề truyền thống ở Thái Bình vẫn còn tồn tại nhiều hạnchế và khó khăn Cụ thể việc bảo tồn và phát triển một số làng nghề truyền thốngvẫn chưa đạt hiệu quả, đặt ra nguy cơ mai một

Bên cạnh đó, để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, việc triển khai toàn diện hoạt độngquản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống cũng đặt ra nhiều thách thức Điềunày bao gồm việc ban hành các văn bản pháp luật liên quan, đào tạo và nâng caotrình độ cho cán bộ quản lý, cũng như giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường và pháttriển thương hiệu để mở rộng thị trường tiêu thụ.

Từ những vẫn đề nêu trên, em chọn nội dung “Quản lý nhà nước đối với làngnghề truyền thông trên địa bàn tỉnh Thái Bình” làm đề tài nghiên cứu cho đề án

tốt nghiệp của mình Việc nghiên cứu này có ý nghĩa thiết thực cả về mặt lý luận vàthực tiễn, góp phần đề ra các giải pháp mang tính tích cực để hoạt động quản lý nhànước đối với làng nghề truyền thống ngày càng hiệu quả, phát huy vai trò của làng

Trang 12

nghề truyền thống trong tiến trình hội nhập và đặc biệt là trong tiến trình xây dựngnông thôn mới của cả nước.

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề án

- Nghiên cứu nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước đối với làng nghềtruyền thống trên địa bàn huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình trong thời gian tới.

3 Đối tượng nghiên cứu của đề án

Đối tượng nghiên cứu của đề án là hoạt động quản lý nhà nước về làng nghềtruyền thống trên địa bàn huyện Đông Hưng.

4 Phạm vi nghiên cứu của đề án

- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu các làng nghề truyền thống trên địa bànhuyện Đông Hưng.

- Phạm vi về thời gian: Từ năm 2015 đến năm 2023, định hướng các giải phápvà kiến nghị đến năm 2030.

5 Quy trình và phương pháp thực hiện đề án

5.1 Quy trình thực hiện đề án

Để đạt được mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, quy trình nghiên cứu của đề tàiđược khái quát như sau:

Trang 13

5.2 Phương pháp thực hiện đề án

5.2.1 Phương pháp luận

Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ ChíMinh về hoạt động quản lý, quản lý nhà nước cũng như những quan điểm của Đảngtrong các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam và các văn bản quảnlý nhà nước về phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống.

5.2.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như thống kê, so sánh,phân tích, tổng hợp, nghiên cứu tài liệu thứ cấp, nhằm đánh giá đúng thực trạng,từ đó có thể đề xuất các giải pháp thích hợp cho việc quản lý, phát triển các làngnghề truyền thống của tỉnh Thái Bình.

Trang 14

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÀQUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG

1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm làng nghề truyền thống

1.1.1.1 Khái niệm về làng nghề truyền thống

Làng nghề truyền thống, xuất phát từ một quá trình lịch sử dài lâu, đã từngbước phát triển và tồn tại trong thời gian, đặc trưng bởi sự hội tụ của các nghệ nhânvà các nhóm hành nghề, cùng với sự tập trung của nhiều gia đình chuyên làm nghềtruyền thống Các gia đình này không chỉ liên kết và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trìnhsản xuất và tiêu thụ sản phẩm mà còn tuân thủ các quy định xã hội và gia đình.Làng nghề truyền thống, đã từng trải qua nhiều biến cố lịch sử, vẫn duy trì và pháttriển, giữ nguyên sự kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác Trong những cộng đồngnày, có một phần lớn dân số hoạt động trong các nghề truyền thống cổ điển, và mộtsố gia đình theo đuổi truyền thống cha truyền con nối, nơi việc học nghề được thựchiện thông qua phương pháp truyền thụ từ cha mẹ sang con cháu.

Làng nghề truyền thống cần đáp ứng các tiêu chí quy định tại Thông tư số116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP, như sau:

Thứ nhất, làng nghề đã tồn tại tại địa phương trong khoảng thời gian trên 50

năm tính đến thời điểm đề xuất công nhận.

Thứ hai, sản phẩm của làng nghề phải phản ánh bản sắc văn hóa dân tộc

Thứ ba, nghề của làng nghề phải liên kết với tên tuổi của ít nhất một nghệ

nhân hoặc tên tuổi của làng.

Thứ tư, số hộ và số lao động trong làng nghề truyền thống phải chiếm từ 30%

trở lên so với tổng số lao động của làng.

Thứ năm, sản phẩm phải mang tính thẩm mỹ và phản ánh đặc trưng văn hóa

dân tộc Việt Nam.

Thứ sáu, hoạt động sản xuất kinh doanh phải ổn định trong ít nhất 2 năm tính

đến thời điểm đề xuất công nhận.

Thứ bảy, tuân thủ chính sách và pháp luật của Nhà nước là điều cần thiết.

Trang 15

1.1.1.2 Đặc điểm làng nghề truyền thống

Làng nghề truyền thống là cả một môi trường kinh tế - xã hội và văn hóa, cóvai trò vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống vật chất, văn hóa tinh thần củaNhân dân Nó bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền từ đời nay sangđời khác, hun đúc ở các thế hệ nghệ nhân tài hoa và những sản phẩm độc đáo mangbản sắc riêng.

Thứ nhất, sản xuất kinh doanh trong các làng nghề truyền thống liên quan mật

thiết đến các hộ gia đình và hoạt động nông nghiệp nông thôn.

Có thể hiểu rằng, các làng nghề truyền thống thường làm việc trong lĩnh vực thủcông, sử dụng nguyên liệu từ nông nghiệp và nông thôn Các lao động trong các làngnghề truyền thống thường là những nông dân, và sản phẩm của họ thường được tạo ratừ các nguyên liệu nông sản Các hộ gia đình thực hiện quy trình sản xuất, phân chiacông việc lao động, và sắp xếp thời gian một cách tự do để phù hợp với hoạt độngnông nghiệp và tận dụng thời gian rảnh rỗi trong mùa vụ Do tính chất vụ mùa củanông nghiệp, các hộ gia đình tiếp tục sản xuất các sản phẩm thủ công trong thời giancòn lại, ban đầu để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của chính gia đình họ Sau này, với sựtăng lên của việc trao đổi sản phẩm giữa các làng nghề, sản phẩm của họ cũng đượcbán ra ngoài để tạo ra thêm thu nhập cho gia đình Thị trường tiêu thụ chính của cácsản phẩm từ làng nghề truyền thống thường là ở các khu vực nông thôn Ngày nay,với sự đa dạng và phong phú của sản phẩm, cùng với nhu cầu không thể tránh khỏicủa nền kinh tế thị trường, các sản phẩm từ làng nghề truyền thống đã được tiêu thụvà xuất khẩu rộng rãi trên thị trường cả trong và ngoài nước.

Thứ hai, các sản phẩm từ làng nghề truyền thống thường mang trong mình bản

sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.

Các sản phẩm này được tạo ra bởi bàn tay và trí óc của các nghệ nhân vàngười lao động làm việc trong làng nghề truyền thống Ban đầu, các sản phẩm đượcsản xuất hoàn toàn bằng phương pháp thủ công truyền thống, với mục đích ban đầulà phục vụ cho cuộc sống hàng ngày Những sản phẩm này thể hiện nét văn hóa vàđộ tinh tế của người nghệ nhân tạo ra chúng, và thậm chí có thể xác định đượcnguồn gốc của sản phẩm và cả gia đình nơi sản phẩm được tạo ra.

Các sản phẩm từ làng nghề truyền thống thường gắn bó với văn hóa, tập quán

Trang 16

và phong tục của địa phương Bởi vì chúng được tạo ra từ nguyên liệu nông nghiệp,và do lao động gia đình tự tay sản xuất, các sản phẩm này mang trong mình tính chủquan và sáng tạo, hoàn toàn phụ thuộc vào bàn tay của người thợ Chất lượng và độtinh tế của sản phẩm phụ thuộc vào trình độ của người thợ, và cũng phụ thuộc vàosự lựa chọn của người tiêu dùng Do điều kiện sản xuất và kinh doanh đặc biệt, cácsản phẩm từ làng nghề truyền thống thường khó sản xuất hàng loạt, mà thường chỉsản xuất theo yêu cầu đặc biệt Điều này là một trong những nhược điểm khiến chocác sản phẩm này khó đáp ứng được nhu cầu hàng đầu và chất lượng sản phẩmkhông đồng đều.

Theo sự phát triển của nền kinh tế và mở rộng của quan hệ thương mại, sảnxuất và kinh doanh của các làng nghề truyền thống đã nhận được sự hỗ trợ từ côngnghệ Các sản phẩm được sản xuất theo cách đồng nhất hơn, với số lượng lớn hơnđể đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng Tuy nhiên, tùy thuộc vào loại sảnphẩm cụ thể, có những loại sản phẩm vẫn cần duy trì quy trình sản xuất theophương pháp truyền thống Nhờ vào điều này, các sản phẩm vẫn giữ được tínhtruyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc và sự sáng tạo không ngừng của nghệ nhânlàng nghề.

Thứ ba, tổ chức sản xuất và kinh doanh trong các làng nghề truyền thống

thường nhỏ và không được hưởng ứng mạnh mẽ.

Ngay từ khi bắt đầu, quy mô sản xuất trong các làng nghề thường là các hộ giađình gắn với các cộng đồng nghề, hội nghề Trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung,các làng nghề truyền thống được tổ chức thành các đội ngành nghề dưới sự quản lýcủa Hợp tác xã, nhưng thường với quy mô nhỏ và hiệu suất thấp.

Ngày nay, dưới tác động của cơ chế thị trường, hoạt động sản xuất và kinhdoanh trong các làng nghề truyền thống thường trở về với mô hình truyền thống làcác hộ gia đình, cùng với sự xuất hiện của các doanh nghiệp tư nhân và công ty cổphần kinh doanh sản phẩm làng nghề truyền thống Các doanh nghiệp này thườngtìm kiếm khách hàng có nhu cầu cho sản phẩm làng nghề, thông qua các cơ sở đặthàng trong khu vực dân cư, và sau đó chuyển đến các xưởng để gia công và hoànthiện sản phẩm Mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với trước, nhưngvẫn còn tồn tại những khó khăn như quy mô sản xuất không mở rộng, và khó khăn

Trang 17

trong việc tìm kiếm thị trường cho sản phẩm Do đó, so với các lĩnh vực kinh tếkhác, sản xuất và kinh doanh trong các làng nghề truyền thống vẫn còn nhỏ vàmanh mún.

Thứ tư, đặc điểm kỹ thuật của sản xuất thường mang tính thủ công và truyền

đời qua các thế hệ.

Kỹ thuật sản xuất đặc trưng trong làng nghề truyền thống thường là công cụthủ công, phương pháp và công nghệ truyền thống được truyền đời từ thế hệ nàysang thế hệ khác Kỹ thuật đặc biệt nhất của làng nghề truyền thống là đôi bàn taycủa nghệ nhân, mang tính cách mạng từ nhiều thế hệ, đóng góp vào chất lượng củasản phẩm Điều này quyết định chất lượng của sản phẩm, và không có máy móc nàocó thể thay thế được Đây là yếu tố quyết định sự độc đáo và đặc sắc của sản phẩm,làm cho mỗi sản phẩm là một tác phẩm nghệ thuật riêng biệt, mang trong mình sựsáng tạo của con người.

1.1.2 Khái niệm quản lý nhà nước

Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước, được thực hiệnbởi cơ quan nhà nước để duy trì, xác lập trật tự xã hội ổn định từ đó phát triển xãhội theo mục tiêu đã đề ra.

Quản lý nhà nước là quản lý xã hội dựa trên quyền lực nhà nước nhằm điềuchỉnh quan hệ trong xã hội Các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện quản lýnhà nước nhằm thực hiện chức năng đối, đối ngoại và được đảm bảo bằng quyềnlực cưỡng chế của Nhà nước [20]

Theo nghĩa khái quát, quản lý nhà nước là hoạt động duy trì sự vận hành dướimột thực thể thống nhất cho tất cả các hoạt động của bộ máy nhà nước về toàn bộba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Theo nghĩa cụ thể, quản lý nhà nước, trong nghĩa hẹp, bao gồm việc hưởngdẫn pháp lý, điều hành và quản lý hành chính được thực hiện bởi các cơ quan hànhpháp, bằng cách sử dụng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước.

Quá trình quản lý nhà nước bắt đầu bằng việc xác định mục tiêu cho đến khinhận lại kết quả thực tế, gói gọn thành một chu kỳ quản lý có tính liên tục và tiếptuyến Quản lý nhà nước xuất hiện trong mọi tổ chức, tập thể của nhà nước.

Chủ thể quản lý nhà nước là cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền trong bộ máy

Trang 18

của nhà nước Cả nhân hoặc cơ quan này có quyền được nhân danh quyền lực nhànước để thực hiện quản lý và sử dụng pháp luật như một công cụ để quản lý nhà nước

1.1.3 Khái niệm quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống

Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống là việc triển khai các biệnpháp quản lý bằng cách sử dụng các công cụ như pháp luật, chính sách, quy hoạchvà kế hoạch để ảnh hưởng đến quá trình phát triển của các làng nghề truyền thốngtại địa phương Mục tiêu của quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống làthúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và quốc gia, đồng thời đảm bảosự phát triển bền vững của các làng nghề Do đó, để thực hiện quản lý làng nghề,nhà nước áp dụng các công cụ như pháp luật và chính sách.

Thông qua hệ thống pháp luật, nhà nước xác định các quyền và nghĩa vụ củacác bên tham gia hoạt động trong làng nghề truyền thống, đặc biệt là các chính sáchvà quy định của các cơ quan quản lý nhà nước đối với làng nghề Nếu hệ thốngpháp luật được cải tiến và điều chỉnh phù hợp, điều này sẽ khuyến khích sự pháttriển của làng nghề Ngược lại, nếu hệ thống pháp luật bị kém hiệu quả và lạc hậu,điều này có thể gây cản trở đối với sự phát triển của làng nghề truyền thống.

Quản lý nhà nước không chỉ nhằm mục đích kiểm soát các hoạt động tronglàng nghề truyền thống mà còn quan trọng hơn là định hướng cho sự phát triển củachúng Trong quá trình quản lý, nhà nước cần phát triển các chiến lược và quyhoạch để định hình hướng phát triển của các làng nghề một cách bền vững Bằngcách này, việc quy hoạch sẽ giúp nhà nước kiểm soát và điều chỉnh sự phát triển củalàng nghề truyền thống, từ đó tạo ra các chính sách điều chỉnh phù hợp với hoàncảnh cụ thể.

1.2 Sự cần thiết, đặc điểm quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống

1.2.1 Sự cần thiết của quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống

Sự cần thiết quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống được thể hiện như sau:

Thứ nhất, vai trò của quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống là giám

sát và đảm bảo phát hiện kịp thời các hành vi sai trái trong quá trình sản xuất vàkinh doanh của làng nghề, nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa của nó Thông qua hoạtđộng kiểm tra và giám sát, các cơ quan quản lý nhà nước hướng dẫn các cơ sở sảnxuất và kinh doanh tuân thủ luật pháp, đảm bảo sử dụng đất theo quy hoạch và

Trang 19

nguồn nguyên liệu sản xuất có đảm bảo Đồng thời, nếu phát hiện vi phạm, sẽ cóbiện pháp xử lý kịp thời nhằm đảm bảo môi trường phát triển bền vững.

Hai là, quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống đóng vai trò quan trọng

trong việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của làng nghề, nâng cao nhậnthức của người tiêu dùng và tăng cường sức cạnh tranh của sản phẩm làng nghề.Điều này giúp thúc đẩy tiềm năng phát triển của các nguồn lực địa phương và nângcao đời sống cộng đồng, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn và miền núi trong bốicảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Ba là, quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống là yêu cầu cấp thiết nhằm

tăng cường hiệu quả sản xuất, kinh doanh và phát triển hàng hóa của các làng nghềtruyền thống, đồng thời thúc đẩy cuộc chiến chống lại lạm dụng và gian lận thươngmại Hoạt động quản lý nhà nước sẽ định hướng cho các cơ sở sản xuất và kinhdoanh sản phẩm làng nghề phát triển theo đúng mục tiêu của địa phương, tạo điềukiện thuận lợi cho các làng nghề tiếp cận với tài nguyên và nguồn nhân lực, cũngnhư thông tin thị trường.

Bốn là, quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống nhằm kiểm soát và đưa ra

các giải pháp để giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường tại các làng nghề.

Hiện nay, hầu hết các cơ sở sản xuất tại các làng nghề đều có quy mô nhỏ,nằm trong khu dân cư, mặt bằng sản xuất chật hẹp nên rất khó xây dựng hệ thốngxử lý môi trường, các hộ sản xuất chưa đầu tư các biện pháp nhằm giảm thải ônhiễm môi trường không khí, bụi, chất thải rắn; nước thải sản xuất chưa qua xử lýcùng với nước thải sinh hoạt được xả vào hệ thống thoát nước mặt, đồng thời, ýthức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao… là những nguyên nhân gây ônhiễm môi trường tại các làng nghề Thông qua hoạt động quản lý nhà nước sẽ giúpngười dân hiểu rõ hơn vấn đề đảm bảo môi trường làng nghề, hỗ trợ các giải phápđể xử lý môi trường Ví dụ như nhà nước sẽ tăng cường tuyên truyền, tập huấn chongười dân về vấn đề đảm bảo môi trường làng nghề, hỗ trợ xây dựng các hệ thốngthu gom, xử lý nước thải, rác thải… tại các làng nghề truyền thống.

1.2.2 Đặc điểm quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống

Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống là một quá trình liên tục vàcó tổ chức, mà nhà nước tác động đến các hoạt động sản xuất và kinh doanh tại các

Trang 20

làng nghề truyền thống, nhằm duy trì và phát triển bền vững các giá trị truyền thốngdựa trên các mục tiêu mà nhà nước đã đề ra Cách quản lý nhà nước này được thểhiện qua những đặc điểm sau:

Thứ nhất, các văn bản pháp luật của nhà nước đề ra để quản lý làng nghề

truyền thống chủ yếu mang tính quyền lực và tổ chức, thể hiện sự mệnh lệnh mộtchiều của nhà nước đối với làng nghề Điều này bao gồm việc bảo vệ môi trườngxung quanh làng nghề, công nhận các nghệ nhân và di sản phi vật thể, cũng nhưviệc thành lập các hiệp hội làng nghề truyền thống.

Thứ hai, quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống nhằm mục tiêu duy

trì, mở rộng và phát triển nghề truyền thống một cách bền vững, nhằm bảo tồn vàtôn vinh các giá trị văn hóa có trong nghề truyền thống đó Điều này cũng tạo điềukiện cho sự kiện toàn, củng cố và phát triển các khía cạnh mỹ thuật, văn hóa, nguồnlực, đào tạo, lao động và môi trường của làng nghề.

Thứ ba, quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống cũng phải có tính

chủ động, sáng tạo và linh hoạt Bởi làng nghề có nhiều mối quan hệ phức tạp trongcác lĩnh vực văn hóa, kinh tế, lao động và môi trường, và sự phát triển của làngnghề kết hợp với du lịch đang ngày càng phổ biến, nên quản lý nhà nước cần phảilinh hoạt, nhanh nhạy và sáng tạo trong việc áp dụng pháp luật phù hợp, giải quyếtcác tình huống phát sinh một cách hiệu quả

Thứ tư, quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống không chỉ mang tính

kinh tế mà còn mang tính chính trị Về mặt kinh tế, các hoạt động này nhằm thúcđẩy phát triển của làng nghề, tăng thu nhập cho các cá nhân và hộ gia đình, mở rộngthị trường tiêu thụ và đóng góp vào ngân sách Về mặt chính trị, làng nghề truyềnthống được xem như là di sản cần phải được bảo tồn và phát huy, góp phần vào xâydựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

Thứ năm, quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống không chỉ mang

tính vụ lợi mà còn phục vụ lợi ích của làng nghề và cộng đồng, nên hoàn toànmang tính công bằng, trong sạch và vô tư, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sự pháttriển của làng nghề.

1.3 Chủ thể và nội dung quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống

1.3.1 Chủ thể quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống

Ở cấp Trung ương, các Bộ quản lý được Chính phủ thống nhất quản lý và giaoquyền như sau:

Trang 21

- Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn có trách nhiệm lãnh đạo và phốihợp với các bộ, ngành liên quan, cũng như với Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh để tổ chứcchỉ đạo việc thực thi quản lý nhà nước đối với làng nghề và ngành nghề nông thôn.Nhiệm vụ của họ bao gồm xây dựng và ban hành các chính sách khích lệ phát triểnngành nghề nông thôn và bảo tồn, phát triển làng nghề.

Mỗi năm, Bộ phải lập kế hoạch và dự toán kinh phí phát triển ngành nghềnông thôn để gửi cho cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp và phân bổ ngân sáchtheo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, cùng với đó phải thực hiện cáchoạt động thanh tra, kiểm tra, và đánh giá định kỳ hoặc đột xuất về việc thực thichính sách, pháp luật và hiệu quả hoạt động của các làng nghề.

- Bộ Tài Nguyên và Môi Trường có trách nhiệm xây dựng và ban hành cácvăn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, kế hoạch bảo vệ môi trường vàcác quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến môi trường trong làng nghề truyền thống.Nhiệm vụ của họ cũng bao gồm nghiên cứu, ứng dụng và phổ biến các công nghệxử lý môi trường phù hợp với làng nghề, nhằm khuyến khích sử dụng công nghệthân thiện với môi trường và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Bộ Công Thương có trách nhiệm quản lý doanh nghiệp tại nông thôn và triểnkhai các chính sách khích lệ và xúc tiến thương mại trong các khu, cụm côngnghiệp làng nghề Họ cũng phải hướng dẫn các cơ quan liên quan trong việc bảo vệmôi trường và di dời các cơ sở sản xuất trong làng nghề.

- Bộ Khoa Học và Công Nghệ chỉ đạo việc bố trí kinh phí hỗ trợ cho việc ứngdụng công nghệ trong phát triển ngành nghề nông thôn Họ cũng phải quản lý côngnghệ sản xuất để đảm bảo không đưa vào sử dụng các công nghệ lạc hậu gây ônhiễm môi trường.

- Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch chỉ đạo phát triển du lịch kết hợp vớilàng nghề, cũng như hỗ trợ phát triển hạ tầng du lịch và khuyến khích phát triển sảnphẩm du lịch liên quan đến làng nghề.

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thựchiện các chính sách hỗ trợ về đào tạo nghề, giải quyết việc làm và đảm bảo an toànvệ sinh lao động cho việc phát triển làng nghề.

- Bộ Tài chính hướng dẫn, cân đối và bố trí nguồn vốn để hỗ trợ cho hoạt động

Trang 22

phát triển của làng nghề nông thôn trong kế hoạch hàng năm

Ở cấp địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm quản lý nhà nước vềlàng nghề và ngành nghề nông thôn Họ cũng phải rà soát và ban hành các văn bảnquy định phù hợp với quy định tại cấp trên, xây dựng các chính sách và bố trí nguồnvốn từ ngân sách địa phương để hỗ trợ phát triển làng nghề Các Ủy ban nhân dâncấp huyện và xã cũng có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc thực thicác chính sách về làng nghề tại địa phương.

Đối tượng chịu sự quản lý đối với làng nghề truyền thống là các cơ sở sảnxuất, kinh doanh tại các làng nghề truyền thống.

1.3.2 Nội dung quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống

a, Xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển làng nghề truyền thống

Thứ nhất, về xây dựng quy hoạch Quy hoạch phát triển là sự sắp xếp cân nhắc

tỉnh toán nhằm tìm ra giải pháp tối ưu để nhằm đạt được kết quả cao (mục đích đãđặt ra) hay chính là một hệ thống các biện pháp về tổ chức, biện pháp về kinh tế, kỹthuật, các chính sách pháp luật, nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao mức sống vềvật chất và tinh thần.

Như vậy, xây dựng quy hoạch phát triển làng nghề truyền thống ở địa bàn tỉnhlà việc tổ chức không gian của địa phương; tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹthuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường thích hợp cho người dân; sắp xếp, cânnhắc, tính toán việc sử dụng, bố trí các nguồn lực của địa phương nhằm tìm ra giảipháp tối ưu nhất, thúc đẩy, mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các làngnghề, trong đó thể hiện những tầm nhìn, bố trí chiến lược về thời gian và khônggian phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh.

Thứ hai, tổ chức thực hiện quy hoạch chính là quá trình biến các quy hoạch

tổng thể và chi tiết thành kết quả trên thực tế thông qua các hoạt động có tổ chứctrong bộ máy nhà nước, nhằm thực hiện những mục tiêu của quy hoạch đã đề ra.

b, Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tại làng nghềtruyền thống

Nhân lực đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý của nhànước đối với các làng nghề truyền thống, vì chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến sựphát triển và sự bền vững của khu vực này

Trang 23

Đội ngũ cán bộ cần phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đủ cao để đảm bảorằng công việc quản lý nhà nước được thực hiện một cách hiệu quả Điều này làquan trọng để đảm bảo rằng các nhiệm vụ thực thi công vụ được thực hiện một cáchchính xác và hiệu quả.

Nhà nước cần phải quản lý một cách chặt chẽ các hoạt động liên quan đếnđào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực tại làng nghề truyền thống mộtcách phù hợp Bởi lẽ, để duy trì sự phát triển của các làng nghề truyền thống, cầnphải có một đội ngũ lao động có tay nghề, đặc biệt là những nghệ nhân có kinhnghiệm lâu năm trong ngành.

Để tăng cường hiệu quả của quá trình đào tạo, việc nắm bắt đúng nhu cầu đàotạo là rất quan trọng Điều này cung cấp cơ sở cho việc xây dựng các mục tiêu vàchương trình đào tạo có ý nghĩa, đồng thời định rõ nội dung và phương pháp đàotạo Nếu quá trình đào tạo không đáp ứng được nhu cầu thực tế, sẽ không thể đápứng được yêu cầu của công việc tại địa phương.

Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp cần có các cơ chế khuyếnkhích, tạo động lực phù hợp, cả về mặt vật chất và tinh thần, để tăng cường và thúcđẩy các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và phát triển lao động có trình độ chuyênmôn và kĩ năng tương thích với các nghề truyền thống đó.

c, Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước trong hoạt động quản lý nhà nước vềlàng nghề truyền thống

Nhà nước có quy định cụ thể về bộ máy tổ chức quản lý nhà nước tại địaphương về các lĩnh vực khác nhau trong đó có lĩnh vực làng nghề, làng nghề truyềnthống Bộ máy này được quản lý từ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, giao quyền quản lýcho các sở, ban ngành cấp tỉnh khác tới các phòng chuyên môn cấp huyện và chịusự quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân cấp huyện Cơ quan chuyên môn cấphuyện chịu sự chỉ đạo quản lý về tổ chức, biên chế, công tác của Ủy ban nhân dânhuyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ của sở, ban,ngành cấp tỉnh và dưới cùng là Ủy ban nhân dân cấp xã Bên cạnh đó, còn có mộtsố cơ quan liên quan tham gia phối hợp trong hoạt động quản lý nhà nước đối vớilàng nghề truyền thống tại địa phương từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã.

Việc xây dựng, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống

Trang 24

tại địa phương sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giám sát, quản lý và phát triển củalàng nghề truyền thống, đồng thời góp phần giải quyết các vấn đề phát sinh trongsản xuất và kinh doanh của các làng nghề truyền thống.

d, Tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với các làng nghề truyền thống

Trong hoạt động quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống, hoạt động thanhtra và kiểm tra có ý nghĩa quan trọng để thúc đẩy các làng nghề phát triển.

Việc kiểm tra, giám sát các hoạt động của các làng nghề truyền thống cần đượcthực hiện liên tục và thường xuyên nhằm phát hiện những sai sót và kịp thời xử lýnhững vi phạm tại các cơ sở sản xuất kinh doanh Hoạt động kiểm tra, giám sát có thểdiễn ra định kỳ hoặc đột xuất tùy thuộc vào đối tượng và nội dung kiểm tra; tronghoạt động kiểm tra, giám sát cần có sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành có liênquan.

Trong thực tế, ý nghĩa và vai trò của hoạt động kiểm tra không được quan tâmbằng các hoạt động khác của quản lý nhà nước, như: xây dựng thể chế, tổ chức,nhân sự… Không có khâu nào là quan trọng nhất, do đó các hoạt động kiểm traphải được triển khai đồng bộ, hiệu quả Kiểm tra được coi là khâu cuối cùng tiệmcận kết quả của mọi hoạt động, mọi hình thái tổ chức Từ đó mới đảm bảo chấtlượng, hiệu quả xuyên suốt của công tác triển khai, quản lý nhà nước.

Hoạt động quản lý nhà nước đối với các làng nghề truyền thống thường đượcthực hiện thông qua các biện pháp thanh tra và kiểm tra Cụ thể, các cơ quan nhànước tổ chức các hoạt động thanh tra và kiểm tra đối với các làng nghề truyền thốngnhằm đảm bảo tuân thủ các quy định của nhà nước về quy hoạch sản xuất, vệ sinhan toàn thực phẩm và môi trường trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Việc thanh tra và kiểm tra các hoạt động của các làng nghề truyền thống đóngvai trò quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và bền vững của ngànhcông nghiệp này Do đó, việc thực hiện thanh tra và kiểm tra định kỳ hoặc đột xuấtlà rất cần thiết, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm tại các cơ sở sản xuấtkinh doanh nếu có Điều này giúp đảm bảo rằng các hoạt động của các làng nghềtruyền thống được thực hiện đúng quy trình và tuân thủ các quy định pháp luật, từđó tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp này.

Trang 25

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước về làng nghềtruyền thống

1.4.1 Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệplần thứ tư

Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang từng bước xóa bỏ ràocản địa lý giữa các quốc gia, mở ra trận đấu cạnh tranh khốc liệt giữa hàng nội địavà hàng nhập khẩu Mức thuế suất trung bình dành cho hàng nhập khẩu duy trì ởmức 0 - 5%, tạo ra một sân chơi cân bằng giữa hàng sản xuất trong nước và hàngnhập khẩu Điều này đặt ra nhiều thách thức cho các làng nghề, với việc cạnh tranhdựa trên giá cả không còn là một lợi thế như trước đây đối với các doanh nghiệpViệt Nam Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế cũng đặt ra những thách thức mới chocác cơ quan quản lý nhà nước, trong đó việc thích nghi với các cam kết về thươngmại, đầu tư và hợp tác quốc tế là một trong những điểm khó khăn nhất Để bảo vệkinh tế địa phương và thúc đẩy sự phát triển công bằng, bền vững, các cơ quan quảnlý nhà nước cấp tỉnh cần liên tục cập nhật và áp dụng các thực tiễn quản lý mới chonền kinh tế nói chung, cũng như cho các làng nghề truyền thống nói riêng.

Ngoài ra, cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang có ảnh hưởng mạnh mẽ vàtoàn diện tới đời sống quốc gia, con người, nhà nước và pháp luật theo nhiều hướng.Chính quyền các tỉnh cũng cần điều chỉnh để phù hợp với tình hình mới, khi màdoanh nghiệp 4.0 ngày càng trở nên phổ biến Sự áp dụng công nghệ thông tin, côngnghệ số và internet vào hoạt động sản xuất và kinh doanh đã làm cũng như hìnhthành mô hình quản lý cũ trở nên lạc hậu Điều này đặt ra yêu cầu về sự thay đổinhận thức, phương thức quản lý và điều hành trong lĩnh vực làng nghề Trong đó,việc triển khai chính phủ điện tử và cải cách hành chính là những yêu cầu hàng đầu.

Vai trò của chính quyền các tỉnh trong thời đại công nghệ 4.0 không chỉ làquản lý và điều hành, mà còn là kiến tạo và thúc đẩy sự phát triển của xã hội số vànền kinh tế số Quản lý và điều hành các làng nghề không chỉ đơn giản là thực hiệncác nhiệm vụ truyền thống, mà còn là tạo điều kiện cho sự phát triển của các làngnghề, thông qua việc ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suấtlao động và tạo ra giá trị gia tăng cao cho sản phẩm nghề, phát triển thương mạiđiện tử.

Trang 26

1.4.2 Luật pháp và cơ chế chính sách

Hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách đóng vai trò quan trọng trong việc điềuchỉnh các hoạt động của các làng nghề Nó bao gồm các văn bản quy phạm pháp luậtvà các văn bản áp dụng quy phạm pháp luật, trong đó có những văn bản có tính chấtgần với pháp quy nhưng lại mang tính chất cá nhân, chưa chứa đựng những quytắc xử sự cụ thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành Khung thể chế củanhà nước đối với làng nghề có ảnh hưởng sâu rộng đến quản lý của chính quyềnđịa phương đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong các làng nghềtruyền thống.

Trong bối cảnh của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để quản lý các hoạtđộng của làng nghề một cách bền vững trong điều kiện mới, hệ thống pháp luật cầnphải đảm bảo tính ổn định lâu dài và cũng phải được cập nhật thường xuyên, điềuchỉnh để bao quát đầy đủ các vấn đề phát sinh trong quản lý của các làng nghềtruyền thống.

1.4.3 Điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật tại làng nghề truyền thống

Cơ sở vật chất và kỹ thuật là yếu tố không thể phủ nhận trong việc hỗ trợ hoạtđộng quản lý nhà nước đối với các khu làng nghề Điều này bao gồm hệ thống cơ sởvật chất, trang thiết bị văn phòng, và mạng lưới thông tin liên lạc dành cho các cơquan hành chính sự nghiệp công lập Các phương tiện vật chất tham gia vào việcban hành và thực thi chính sách phát triển làng nghề cũng đóng vai trò không thểthiếu Sự hiện diện của những yếu tố này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng,triển khai và thực thi các chính sách phát triển liên quan đến làng nghề Sự thiếu hụtcác yếu tố này có thể gây khó khăn cho quá trình đưa chính sách vào cuộc sống vàthực hiện chức năng quản lý của chính quyền địa phương Ngoài ra, các điều kiệnvật chất và kỹ thuật cũng chịu ảnh hưởng lớn từ tình hình kinh tế - xã hội và chiếnlược phát triển làng nghề của từng tỉnh, vì chúng ảnh hưởng đến nguồn lực tài chínhcần thiết cho các hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực này

1.4.4 Năng lực và nhận thức của người dân và doanh nghiệp tại làng nghềtruyền thống

Năng lực và nhận thức của người dân và doanh nghiệp tại làng nghề truyềnthống đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển các nghề thủ công

Trang 27

truyền thống Với người dân, năng lực bao gồm trình độ chuyên môn, kỹ năng thựchành và kiến thức về phương pháp truyền thống Sự am hiểu sâu sắc về lịch sử vàgiá trị văn hóa của làng nghề cũng giúp họ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việcduy trì và phát triển các nghề thủ công truyền thống Đồng thời, sự sáng tạo và linhhoạt trong sản xuất cũng là yếu tố quan trọng, giúp người dân tạo ra các sản phẩmmang tính độc đáo và cạnh tranh trên thị trường.

Đối với doanh nghiệp, năng lực thường bao gồm sự quản lý hiệu quả, khảnăng tiếp cận thị trường và tài chính, cùng với kỹ năng tiếp thị và phát triển sảnphẩm Sự tự tin trong việc tiếp cận và tận dụng các cơ hội kinh doanh cũng là mộtyếu tố quan trọng, giúp doanh nghiệp làng nghề truyền thống mở rộng quy mô hoạtđộng và phát triển thị trường.

Tuy nhiên, ngoài năng lực, nhận thức cũng đóng vai trò quan trọng Sự nhậnthức về giá trị văn hóa và lịch sử của làng nghề không chỉ là nguồn cảm hứng choviệc sản xuất mà còn giúp tạo ra sự tự hào và cam kết với việc bảo tồn và phát triểncác nghề thủ công truyền thống Nhận thức về tầm quan trọng của việc duy trì vàphát triển làng nghề cũng thúc đẩy doanh nghiệp và người dân hành động để bảo vệvà phát triển di sản văn hóa này.

Suy đến cùng, cộng đồng dân cư và doanh nghiệp trở thành những thực thểchính trong phạm vi quản lý của nhà nước đối với các làng nghề truyền thống Sựthành công của mọi hoạt động quản lý nhà nước liên quan đến làng nghề truyềnthống phụ thuộc chủ yếu vào năng lực và nhận thức của những đối tượng này Nếusức mạnh và nhận thức về làng nghề từ phía cộng đồng dân cư và doanh nghiệp làcao, thì việc lập kế hoạch, thực thi chính sách và tiến hành giám sát đối với các hoạtđộng làng nghề sẽ diễn ra một cách hiệu quả Ngược lại, nếu nhận thức và sức mạnhnày không được tăng cường, thì việc thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước liênquan đến làng nghề sẽ gặp khó khăn.

1.4.5 Tư duy, nhận thức về phát triển làng nghề truyền thống và quản lý nhànước đối với làng nghề truyền thống của chính quyền cấp huyện.

Tư duy và nhận thức về phát triển làng nghề truyền thống đóng vai trò thenchốt trong quá trình quản lý của chính quyền cấp tỉnh đối với các làng nghề Chínhquyền cấp tỉnh cần có một tư duy linh hoạt và sáng tạo để hiểu rõ những đặc điểm

Trang 28

cụ thể của từng làng nghề, từ đó xây dựng các chính sách và chiến lược phát triểnphù hợp.

Việc nhận thức về tầm quan trọng của phát triển làng nghề truyền thống khôngchỉ là một vấn đề kinh tế mà còn liên quan mật thiết đến bảo tồn và phát triển di sảnvăn hóa Chính quyền cấp tỉnh cần nhận biết rằng việc bảo vệ và phát triển các làngnghề không chỉ góp phần vào sự phát triển kinh tế địa phương mà còn giữ gìn vàthúc đẩy các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng.

Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống cũng đòi hỏi sự linh hoạt vàhiệu quả Chính quyền cấp tỉnh cần thiết lập các cơ chế quản lý phù hợp, từ việc xâydựng và thúc đẩy các chính sách hỗ trợ, đến việc quản lý tài nguyên và môitrường sinh thái Đồng thời, việc tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp vàngười dân tham gia vào quá trình phát triển làng nghề cũng là một phần quantrọng của quản lý nhà nước.

1.4.6 Tổ chức bộ máy quản lý, năng lực điều hành và phân cấp quản lý

Tổ chức bộ máy quản lý là yếu tố quan trọng đến sự phát triển của làng nghề.

Trên địa bàn, vai trò của cơ quan QLNN cấp tỉnh là rất quan trọng, ảnh hưởng quyếtđịnh tới hiệu quả thực thi chính sách làng nghề cũng như khả năng đạt được cácmục tiêu của các chính sách đó.

Tại địa phương (cấp tỉnh), UBND tỉnh cùng các cơ quan giúp việc là chủ thểtrực tiếp triển khai chính sách phát triển làng nghề bằng nhiều biện pháp khác nhauphù hợp với điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật của địa phương; đồng thời nắm bắtkịp thời các vấn đề phát sinh tử việc triển khai chính sách, thu thập phản hồi và đềnghị phương án điều chỉnh chính sách nếu cần thiết Đặc biệt, những tham vấn củachính quyền cấp tỉnh về các điều kiện cụ thể của địa phương sẽ giúp chính sách đisâu vào cuộc sống, việc điều chỉnh chính sách sẽ sát hơn với tỉnh hình địa phương,từ đó nâng cao hiệu quả, hiệu lực của chính sách trên thực tế.

Năng lực quản lý, điều hành của chính quyền cấp tỉnh trong quản lý nhà nước

đối với làng nghề truyền thống ở địa phương thể hiện ở 3 giai đoạn cơ bản là: xâydựng và ban hành văn bản chỉ đạo thực thi chính sách làng nghề truyền thống trênđịa bản; tổ chức thực hiện và sơ kết, tổng kết thực hiện chương trình, dự án thực thichính sách làng nghề ở địa phương.

Trang 29

Trong quản lý thực thi chính sách phát triển làng nghề truyền thống được thểhiện ở các năng lực như lập kế hoạch, tổ chức, ủy quyền, điều phối, kiểm soát, đề racác mục tiêu thực thi chính sách làng nghề truyền thống, thiết lập các hệ thống, thựchiện các quy chế, quy định, và vận hành các quy trình thủ tục liên quan tới thực thichính sách phát triển làng nghề truyền thống Trong điều hành, năng lực đó tậptrung vào việc tìm kiếm những người thực thi các chính sách thích hợp, tạo độnglực cho mọi người, truyền cảm hứng để đạt mục tiêu của chính sách, gây ảnh hưởngđế người khác, đấu tranh ủng hộ sự thay đổi, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nhànước về làng nghề truyền thống.

Việc thực hiện phân cấp QLNN đổi với làng nghề truyền thống cho các địa

phương phải đảm bảo được những nguyên tắc cơ bản, gồm: Tất cả quyền lực nhànước thuộc về nhân dân; Đảm bảo sự lãnh đạo duy nhất của Đảng, Nhà nước trongQLNN đối với làng nghề truyền thống; Đảm báo nguyên tắc tập trung - dân chủtrong phân cấp QLNN đối với làng nghề truyền thống; Đảm bảo hoạt động phân cấptuân thủ pháp chế; Đảm bảo tỉnh thống nhất của quyền lực nhà nước trong QLNNđối với làng nghề truyền thống: Đảm bảo tính hiệu quả của quá trình phân cấp (khảnăng đạt được mục tiêu, chất lượng và yêu cầu quản lý với chi phí thấp nhất và thờigian ngắn nhất); Đảm bảo tỉnh phù hợp trong phân cấp QLNN đối với làng nghề -nghĩa là phù hợp giữa nhiệm vụ QLNN đối với làng nghề đối với trình độ phát triểnkinh tế - xã hội của địa phương trong từng giai đoạn; phù hợp với đặc thủ QLNNtrong lĩnh vực phát triển làng nghề truyền thống; phù hợp với đặc điểm của đơn vị

hành chính - lãnh thổ ở tỉnh

Năng lực và nhận thức của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước bao

gồm năng lực lập kế hoạch, tổ chức, điều phối, kiểm soát, đề ra các mục tiêu, thiếtlập và thực hiện các quy chế, quy định; vận hành các quy trình thủ tục về quản lýnhà nước đối với làng nghề truyền thống Công chức, viên chức quản lý nhà nướcđối với làng nghề truyền thống của các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện có liên quan,tùy vào chức vụ, vị trí khác nhau, đều thực hiện những chức năng nêu trên.

Trang 30

1.5 Kinh nghiệm quản lý làng nghề truyền thống của một số địa phương và bàihọc kinh nghiệm cho huyện Đông Hưng.

1.5.1 Kinh nghiệm quản lý làng nghề truyền thống của một số địa phương

Việc chọn kinh nghiệm quản lý từ Thành phố Huế và thành phố Hà Giang làmột sự kết hợp có cơ sở và chiến lược đáng chú ý Thành phố Huế, với di sản vănhóa lâu đời và phong phú, đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà quản lý và nhànghiên cứu trong việc bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống Kinhnghiệm quản lý từ Thành phố Huế có thể cung cấp các phương pháp và chiến lượchiệu quả trong việc thúc đẩy sự sáng tạo và bảo tồn di sản văn hóa.

Trong khi đó, thành phố Hà Giang ở vùng cao núi phía Bắc của Việt Namcũng có những làng nghề truyền thống đặc biệt, phản ánh nền văn hóa đa dạng vàđộc đáo của dân tộc thiểu số Kinh nghiệm quản lý từ thành phố Hà Giang có thểmang lại cái nhìn mới mẻ và đa dạng về cách tiếp cận các làng nghề truyền thốngtrong môi trường địa lý và văn hóa đặc biệt của vùng này.

a, Kinh nghiệm của thành phố Huế

Vùng đất Thừa Thiên Huế có một di sản văn hóa vô cùng phong phú và đadạng, được thể hiện qua hơn 200 làng nghề thủ công truyền thống Tuy nhiên, sốlượng này đã giảm xuống còn 58 làng nghề đang hoạt động, trong đó có 69 nghềtruyền thống Các nghề truyền thống như mộc gia dụng, mộc mỹ nghệ, đúc đồng,mây tre đan, thêu, nón là, may áo dài, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sảnvà thực phẩm truyền thống vẫn là những ngành nghề chủ đạo.

Không chỉ giữ vững và phát triển các nghề truyền thống, Thừa Thiên Huế cònđón nhận và phát triển các nghề mới như đan sợi nhựa, sợi mây xuất khẩu, thêuhàng, mây tre xiên, thêu mộc, đồ gỗ mỹ nghệ, chế biến cau khô xuất khẩu Sự pháttriển này không chỉ đem lại thu nhập cho dân cư nông thôn, mà còn tạo điều kiện thuậnlợi cho du lịch, đóng góp vào tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) của tỉnh.

Thông qua các chương trình khuyến công, nhiều nghề và làng nghề truyềnthống ở Huế được đầu tư khôi phục và phát triển, như nghề may áo dài truyền thốngHuế, nghề làm nón là, và sản xuất kẹo mè xăng.

Sự phát triển của các làng nghề này không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà còngóp phần bảo tồn và phát triển văn hóa, mang lại cho Thừa Thiên Huế một danh

Trang 31

tiếng trong ngành du lịch và thương mại Các chính sách và chương trình khuyếncông đã chơi một vai trò quan trọng trong việc khôi phục và phát triển các làngnghề truyền thống ở Thừa Thiên Huế Nhờ vào những nỗ lực này, các nghề truyềnthống không chỉ được duy trì mà còn phát triển mạnh mẽ, đáp ứng được nhu cầucủa thị trường nội địa và quốc tế.

Việc tập trung vào chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu cũng là mộtyếu tố quan trọng trong sự phát triển của các làng nghề Điều này không chỉ giúptăng cường khả năng cạnh tranh mà còn thúc đẩy người tiêu dùng địa phương và dukhách quốc tế quan tâm đến các sản phẩm được làm thủ công, mang đậm bản sắcvăn hóa địa phương.

Bên cạnh đó, việc đầu tư vào các cụm làng nghề tập trung cũng đã tạo điều kiệnthuận lợi cho việc liên kết, hợp tác và tăng cường năng lực sản xuất Sự hợp tác giữacác cơ sở sản xuất trong cùng một cụm làng nghề không chỉ giúp tiết kiệm chi phí màcòn tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, thu hút được sự quan tâm của thị trường.

Nhìn chung, sự phát triển của các làng nghề truyền thống ở Thừa Thiên Huếkhông chỉ là nguồn thu nhập quan trọng cho người dân mà còn là điểm nhấn vănhóa và du lịch của vùng đất này Qua đó, Thừa Thiên Huế đã khẳng định được vịthế và tiềm năng của mình trong ngành công nghiệp sáng tạo và du lịch.

b, Kinh nghiệm của huyện Hải Hậu, Nam Định

“Xây dựng, phát triển các làng nghề truyền thống" là một trong 6 đề án pháttriển kinh tế - xã hội đã được BCH Đảng bộ huyện Hải Hậu nhiệm kỳ 2015-2020ban hành, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhằm thúc đẩy kinh tế nông thônphát triển, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, hướng tới mục tiêuxây dựng Hải Hậu trở thành huyện nông thôn mới Mục tiêu là duy trì, mở rộngsản xuất tại các làng nghề hiện có và xây dựng, phát triển thêm các làng nghề mới.Phấn đấu đến năm 2020 mỗi xã, thị trấn trong huyện có ít nhất một làng nghề truyềnthống, mỗi làng nghề có một loại sản phẩm đặc trưng, phát triển ngành nghề theothể mạnh của địa phương Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện đề án, từ chỗ toànhuyện chỉ có 5 làng nghề, đến nay toàn huyện Hải Hậu đã xây dựng và phát triểnđược thêm 35 làng nghề mới với đa dạng các ngành nghề như: sản xuất côngnghiệp, tiểu thủ công nghiệp (mộc, dệt chiếu, kéo sợi PE, chế biến lương thực, thực

Trang 32

phẩm), sinh vật cảnh (trồng cây cảnh, trồng hoa), trồng cây dược liệu và nuôi thủysản Nhiều làng nghề được duy trì, phát triển ổn định, có số lao động và doanh thulàm nghề chính tăng dần theo các năm như: nhóm nghề mộc mỹ nghệ tại các xã:Hải Minh, Hải Đường, Hải Trung, Hải Vân; nghề cán kéo sợi PE ở Thị trấn ThịnhLong, nghề chế biến lương thực, thực phẩm (sản xuất bánh kẹo) ở Thị trấn YênĐịnh Những làng nghề này có số lao động làm nghề chiếm từ 80-90% số lao độngcủa làng, doanh thu các năm đều đạt từ 15-20 tỷ đồng/năm; chiếm trên 80% doanhthu của làng Trên địa bàn huyện đã xây dựng thành công 2 làng nghề nuôi trồngthủy sản tại các xã: Hải Chính, Hải Châu mới được công nhận trong năm 2013 có sốlao động và doanh thu đều đạt từ 85-90% tổng số lao động, doanh thu của làng.Nhóm 20 làng nghề sinh vật cảnh tuy còn gặp khó khăn ở khâu tiêu thụ sản phẩmnhưng nhìn chung vẫn có sự tăng trưởng, là động lực quan trọng góp phần đẩynhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của nhiều địa phương.Tổng diện tích đất dành cho phát triển kinh tế sinh vật cảnh toàn huyện đã tăng từ374ha (năm 2015) lên trên 600ha (năm 2023), doanh thu trên một đơn vị diện tíchđạt trên 370 triệu đồng/ha/năm Các làng nghề mới được nhân cấy, xây dựng thànhcông trong giai đoạn 2015-2020 không chỉ tạo việc làm, thu nhập ổn định cho trên9.000 lao động nông thôn mà còn là động lực quan trọng thúc đẩy nhanh quá trìnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của nhiều địa phương, là “củ hích" đềhuyện Hải Hậu thực hiện và hoàn thành thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hộiĐảng bộ huyện khóa XXV Đến nay, toàn huyện Hải Hậu có 40 làng nghề truyềnthống ở 30 xã, thị trấn; trong đó có 20 làng nghề sinh vật cảnh, 12 làng nghề sảnxuất CN-TTCN, 3 làng nghề nuôi trồng thủy sản, 3 làng nghề trồng cây dược liệuvà 2 làng nghề xây dựng Trong đó có 1 xã có 5 làng nghề, 6 xã có 2 làng nghề cònlại mỗi xã có 1 làng nghề Số nghệ nhân được UBND huyện công nhận là 24 nghệnhân, trong đó có 6 nghệ nhân nghề mộc mỹ nghệ, 18 nghệ nhân nghề sinh vậtcảnh Các làng nghề của huyện Hải Hậu thu hút trên 10 nghìn lao động, đem lại việclàm và nguồn thu nhập ổn định cho lao động tại địa phương Dự kiến hết năm 2015,bình quân thu nhập đầu người của huyện đạt trên 30,1 triệu đồng/người/năm; tăngtrên 12,1 triệu đồng/người/năm so với năm 2011 Toàn huyện có 30% hộ dân đạtmức thu nhập trên 50 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo (tiêu chí mới) giảm từ 11,2%

Trang 33

(năm 2011) xuống còn dưới 3% năm 2015 Nhờ đó, cơ cấu kinh tế của huyện đã cósự dịch chuyển tích cực, tỷ trọng ngành sản xuất CN-TTCN, dịch vụ được nâng lên40,4%; tỷ trọng ngành sản xuất nông nghiệp - thủy sản giảm xuống còn 28,6%.

1.5.2 Bài học kinh nghiệm cho huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình

Từ những kinh nghiệm trong hoạt động quản lý làng nghề truyền thống nêutrên, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho hoạt động quản lý nhà nước đối với làngnghề truyền thống trên địa bàn huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình như sau:

Thứ nhất, quan tâm tới công tác quy hoạch phát triển làng nghề truyền thống

và đề ra các chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề truyền thống.

Việc phát triển làng nghề cần phải thực hiện theo quy hoạch, theo hướng tăngdần tính tự chủ cho các địa phương, cho từng đơn vị sản xuất, kinh doanh của làngnghề truyền thống, từ đó thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các đơn vị sản xuất trongcác làng nghề truyền thống Chính sách hỗ trợ các đơn vị làng nghề truyền thốngcủa chính quyền địa phương, của Nhà nước nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực cạnhtranh của cơ sở sản xuất, kinh doanh thông qua hoạt động đào tạo, cung cấp vốn đổimới công nghệ, hỗ trợ xúc tiến thương mại.

Thứ hai, cần thành lập các quỹ hỗ trợ làng nghề truyền thống.

Cung cấp nguồn tài chính rẻ, dài hạn cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh đểđào tạo nhân lực, đầu tư công nghệ, khuyến khích tính sáng tạo của người thợ/nghệnhân và hỗ trợ áp dụng công nghệ vào sản xuất, nhằm nâng cao năng suất lao động,chất lượng sản phẩm…

Thứ ba, Chính quyền tỉnh cần quan tâm đến công tác đào tạo nghề truyền

thống, truyền nghề, nhân cấy nghề.

Đào tạo nghề, truyền nghề, nhân cấy nghề truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầulao động có tay nghề cho các cơ sở công nghiệp nông thông Hoạt động đào tạonghề, truyền nghề chủ yếu bằng hình thức đào tạo tại chỗ, ngắn hạn (tối đa 3 tháng)gắn với cơ sở công nghiệp nông thôn Mục tiêu đào tạo là trang bị cho lao động cáckỹ năng, kỹ thuật phù hợp với thực tế đầu tư trang thiết bị, công nghệ của cơ sởcông nghiệp nông thôn, đảm bảo lao động sau đào tạo có tay nghề, kỹ thuật, có khảnăng vào làm việc ngay được trên dây truyền sản xuất của doanh nghiệp.

Thứ tư, có chính sách hỗ trợ các làng nghề truyền thống xây dựng và phát triển

Trang 34

thương hiệu.

Hầu hết sản phẩm làng nghề truyền thống của huyện vẫn đang vấp phải nhiềukhó khăn khi tìm cho mình một chỗ đứng trên thị trường Trong khi đó, theo đánhgiá chất lượng của sản phẩm làng nghề truyền thống còn chưa đồng đều Các làngnghề truyền thống còn lúng túng trong việc quảng bá thương hiệu sản phẩm củamình Tâm lý sản phẩm đã có truyền thống lâu đời thì ắt sẽ được mọi người ghinhận nên chưa quan tâm đến việc đăng ký thương hiệu Xây dựng thương hiệu chosản phẩm làng nghề truyền thống cũng là việc khó khăn, do vậy chính quyền cần cócái nhìn toàn diện và quan tâm đúng mức tới vấn đề này Việc xây dựng thươnghiệu cho làng nghề truyền thống đang là vấn đề đặt ra cho các cấp các ngành củahuyện và cần có sự quan tâm hơn nữa cho cơ sở để các làng nghề truyền thống cóthể phát triển bền vững, khẳng định chỗ đứng với người tiêu dùng trong nước cũngnhư quốc tế.

Trang 35

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LÀNG NGHỀTRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG HƯNG

TỈNH THÁI BÌNH

2.1 Khái quát về làng nghề truyền thống huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình

2.1.1 Khái quát về huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình*Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Huyện Đông Hưng – tỉnh Thái Bình là huyện thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ,nằm giữa trung tâm tỉnh và cách Thành phố Thái Bình khoảng 12 km về phía Bắc,diện tích 198,4 km2, dân số là 233,2 ngàn người (tính đến hết năm 2015), mật độdân số trên 1175 người/km2, đơn vị hành chính cấp xã gồm 43 xã và 01 thị trấn với227 thôn làng, 10 tổ dân phố Phía Bắc giáp huyện Quỳnh Phụ - tỉnh Thái Bình -Phía Nam giáp huyện Vũ Thư và thành phố Thái Bình - Phía Đông giáp huyện TháiThụy Phía Tây giáp huyện Hưng Hà.

Huyện Đông Hưng có hệ thống giao thông thủy bộ thuận lợi, có Quốc lộ 39 vàQuốc lộ 10 chạy qua, đây là tuyến giao thông quan trọng nối địa bàn huyện với Thủđô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, cảng Hải Phòng, thuận tiện cho việc giaolưu kinh tế, văn hóa, xã hội trong vùng Với vị trí địa lý như vậy, huyện Đông Hưngcó điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đạihóa nông nghiệp nông thôn, tập trung vào sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp và dịch vụ hàng hóa, đặc biệt là nông sản chất lượng cao.

Đông Hưng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có bốn mùaxuân, hạ, thu, đông rõ rệt Mùa hè nóng, ẩm, mưa nhiều, mùa đông lạnh, khô hanhdo tác động của gió mùa Đông Bắc Theo thống kê của trạm khí tượng thủy vănThái Bình, nhiệt độ trung bình của huyện hàng năm từ 23 – 24 độ C Mùa đôngnhiệt độ trung bình là 18,90 độ C, tháng lạnh nhất là tháng 1 và tháng 2 Mùa hạnhiệt độ trung bình là 270 độ C, tháng nóng nhất là tháng 7 và tháng 8 Tổng tích ônnhiệt từ 8.5500 độ C - 86500 độ C/năm.

Trung bình năm từ 1.700 mm-1.800 mm phân bổ đều trên toàn lãnh thổ huyệnnhưng phân bổ không đều trong năm Mưa tập trung nhiều nhất từ tháng 5 đếntháng 10, lượng mưa chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm - Độ ẩm: Độ ẩm không

Ngày đăng: 14/07/2024, 17:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Danh sách các làng nghề truyền thống huyện Đông Hưng - quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện đông hưng tỉnh thái bình
Bảng 2.1 Danh sách các làng nghề truyền thống huyện Đông Hưng (Trang 38)
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động quản lý nhà nước đối với làng nghề huyện Đông Hưng - quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện đông hưng tỉnh thái bình
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động quản lý nhà nước đối với làng nghề huyện Đông Hưng (Trang 48)
Bảng 2.2. Số liệu về hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước đối với các làng nghề truyền thống huyện Đông Hưng - quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện đông hưng tỉnh thái bình
Bảng 2.2. Số liệu về hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước đối với các làng nghề truyền thống huyện Đông Hưng (Trang 51)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w